Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:40:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc ( phần II )  (Đọc 366422 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #570 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 11:54:32 am »

Em xin chào các bác ạ ! lâu quá rùi ..
 Ối trời ơi ! nhà bác thanhh63 dạo này đông vui thế cơ chứ ?
Các bác  nhắc tới giày cosigin làm em nhớ lại ngày mới là tân binh tại E 54-F320, 2/ Sơn Btrg có đôi giày đinh bóng .. lộn, mỗi lần báo động chiến đấu vận động ra đồng .. mả ( nghĩa trang) hắn thường đứng trên ngôi mộ cao nhất rối bắt CS chạy vòng quanh, thỉnh thoảng ra tình huống “ địch bắn bên … v.v..” tụi em bị hắn hành cho ra bã, tức quá tối đó một thằng đi “ bỏ cái cũ “ vào trong hai chiếc giày của hắn, thế rồi chuyện mà lính mới khi đó không thể ngờ là :“ trung đội bị báo động nhiều hơn .. tiểu đội gác đêm đó tiếp tục canh gác cho tới khi nào tìm ra kẻ đã vừa tiểu lại vừa .. đại .. không đúng chỗ. May là chỉ hơn tuần sau em về trường HSQ rồi qua F 31 chứ không thì có mà bị gác suốt.
@bác hong c9d3e866: Nhìn lại con đường, những hình ảnh bác post lên làm em nhớ .. nhà thế, tiếc là bác không tới TT Đình Cả, ở đó có bác Ngữ 4/ D2 về Dtrg D3 cuối 86 + Thịnh 2/ + Cành H2 + Vở H2 y tá D3, thường xuyên có mặt hàng ngày tại TT.
 
  Bác Tuan_QD3 lặn đi đâu kĩ thế không biết. Trước khi về quê .... của bác, em đã thông báo và hỏi mượn nhà của Bác Thanh63 một tuần. Hú hét ầm ĩ chẳng thấy bác đâu để chia sẻ. Em vốn tham lam và đa mang lên lên cứ tiếc ...hùi hụi...biết thế, biết thế, lần sau rút kinh nghiệm vẫn.....thế. Về đến nhà ai trong chúng tôi vẫn tiếc là chưa đi được tới ....đây,..tới đây...Thôi để vào dịp khác.

Các bác cứ yên tâm đi, càng ngày anh em càng tề tựu đông vui, em mừng quá trời  Grin, để các bác không có cảm giác mượn nhà, khi phần II đủ 60 trang em sẽ xin phép cơi nới nhà mới có tên: " Cựu binh quân đoàn 3 trên đất Bắc từ 1979 - 198 ... (phần III ) " Bác nào có thông tin năm nào chính xác quân đoàn về Tây Nguyên thì điền dùm em cho chính xác, vậy là tất cả các bác cựu từ Nam chí Bắc thỏa nguyện có nhà của mình, khỏi lo cảm giác mượn heng  Grin Grin Grin, một lần nữa mong các bác tự nhiên vì đang ở "nhà mình"  Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #571 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 12:30:14 pm »

    Thưa bác thanh63,tôi vẫn thường xuyên ghé thăm ngôi nhà của bác.Ôi ! vui quá khi những người lính gắn kết lại với nhau trên diễn đàn ,dù có người ngoài đời thực cũng chưa một lần gặp gỡ.Xin được chia sẻ niềm vui này với các bác...
    Chủ đề:Cựu binh nam bộ trên đất bắc... sắp sang trang mới,và biết bác cũng muốn cơi nới để ngôi nhà thêm rộng rãi ra ,thì bản thân tôi cũng mong muốn được là  như vậy.Rất hoan nghêng bác,đã vì a/e...
    Tôi vốn ngược lại với các bác bởi là hoàn cảnh  :Cựu binh miền bắc,trên đất nam bộ,mà số a/e thời tôi cũng đã mai một nhiều rồi, phần còn lại cũng vì hoàn cảnh mà không tham gia diễn đàn được.Nhưng ở đó (Nam bộ)vẫn là nỗi canh cánh nhớ mong,một ngày nào đó sẽ trở lại.Còn nay vì chưa thể ,thì mong giao lưu với các bác để phần nào khuây khỏa nỗi lòng...
    Xin chúc các bác ,đều tay phím để nhanh tới cuối trang của phần 2
    Chào thân ái !
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #572 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 12:47:37 pm »

    Thưa bác thanh63,tôi vẫn thường xuyên ghé thăm ngôi nhà của bác.Ôi ! vui quá khi những người lính gắn kết lại với nhau trên diễn đàn ,dù có người ngoài đời thực cũng chưa một lần gặp gỡ.Xin được chia sẻ niềm vui này với các bác...
    Chủ đề:Cựu binh nam bộ trên đất bắc... sắp sang trang mới,và biết bác cũng muốn cơi nới để ngôi nhà thêm rộng rãi ra ,thì bản thân tôi cũng mong muốn được là  như vậy.Rất hoan nghêng bác,đã vì a/e...
    Tôi vốn ngược lại với các bác bởi là hoàn cảnh  :Cựu binh miền bắc,trên đất nam bộ,mà số a/e thời tôi cũng đã mai một nhiều rồi, phần còn lại cũng vì hoàn cảnh mà không tham gia diễn đàn được.Nhưng ở đó (Nam bộ)vẫn là nỗi canh cánh nhớ mong,một ngày nào đó sẽ trở lại.Còn nay vì chưa thể ,thì mong giao lưu với các bác để phần nào khuây khỏa nỗi lòng...
    Xin chúc các bác ,đều tay phím để nhanh tới cuối trang của phần 2
    Chào thân ái !

Rất, rất cám ơn bác VT738, đàn anh KCCM của quân đoàn đã chia sẻ với lớp hậu bối tụi em, em cũng rất hiểu tâm trạng của các bác về những hồi ức gắn liền với những bước quân hành các bác đã qua từ Bắc chí Nam, tụi em chỉ có ra Bắc, gằn kết với nó hơn 4 năm trời rồi trở lại về Nam, còn như bác, em vẫn theo dõi các bài của bác trên Hà Giang, nhưng thật tiếc ( không biết tiếc hay mừng ) vì ngày ấy em không có "diễm phúc" nếm trải những trải nghiệm của các bác trên vùng biên Vị Xuyên như các bác, nên chỉ biết lẳng lặng theo dõi và trải nghiệm về cuộc chiến Hà Giang oai hùng sau các bài viết của các bác ..., Hy vọng sẽ có một ngày rất gần bác có thể thăm lại các chiến trường xưa trên đất Nam bộ mà bác đã trải qua thời KCCM  Wink, chúc bác luôn khỏe để chân vẫn cứng và nhanh đến ngày "hành quân đi B" đó. Kính bác!
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #573 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2012, 02:20:40 pm »

Các bác cứ yên tâm đi, càng ngày anh em càng tề tựu đông vui, em mừng quá trời  Grin, để các bác không có cảm giác mượn nhà, khi phần II đủ 60 trang em sẽ xin phép cơi nới nhà mới có tên: " Cựu binh quân đoàn 3 trên đất Bắc từ 1979 - 198 ... (phần III ) " Bác nào có thông tin năm nào chính xác quân đoàn về Tây Nguyên thì điền dùm em cho chính xác, vậy là tất cả các bác cựu từ Nam chí Bắc thỏa nguyện có nhà của mình, khỏi lo cảm giác mượn heng  Grin Grin Grin, một lần nữa mong các bác tự nhiên vì đang ở "nhà mình"  Grin 
    Cám ơn bác Thanh63 nhiều, đúng là bác đi Cosogin trong bụng tôi. Nhà quá trật hẹp, bao chuyện để kể nể, hàn huyên. Cứ lo lo các mod đóng cửa ngồi đâu mà rượu, thuốc. Yên tâm zùi, mong thật đông anh em cùng vui vẻ. Quái lạ, chẳng thấy bác "lào" quê đồng khởi ghé thăm vậy ta?
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #574 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 03:18:51 pm »

Hôm nay về dự ngày họp mặt cựu học sinh bổ túc công nông, tình cờ gặp người Thầy, người anh đồng ngũ, cùng nhập ngũ một ngày, nhưng khác mình ở chỗ anh chưa bao giờ làm lính QĐ 3, sau khi đưa quân ra Khe Lang, Nghệ Tĩnh, anh cùng đoàn CB khung Ấp Bắc 2 trở về Tiền Giang, và điểm khác nữa là mình chỉ can đảm leo lên lon 1/ SQDB, còn anh đi hết đời lính, nghỉ hưu với lon đầy sao: 4// ... nhưng dù gì sau ngần ấy năm gặp lại vẫn là anh em  Grin

Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #575 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 06:18:29 pm »

Những ngày đầu tiên của cuộc đời quân ngũ’, vậy là đã thực sự chia tay mái trường, quên màu hoa phượng đỏ học trò, quên đi những thú vui trẻ thơ để ra đi, cứ đi nào biết được bao giờ mới tới ngày chiến thắng trở về, nhưng cũng mơ tới ngày mai ngày mốt yên bình, trở về mái trường xưa với khói súng với gió bụi sa trường vương trên vai áo lính:
              “..Mai mốt em về chim sẻ gọi
                Mái hiên trường cũ bỗng xôn xao
                Những bông hoa phượng đua nhau nở
               Hoa cũng hờn ghen áo lụa đào..”

 Không riêng gì chú Lễ mà đa số anh em cùng trường còn rất khờ khạo, thường bị mấy ông lính cựu, mấy ông lém lỉnh khác xí gạt. Tới bây giờ, có thể nói là đã qua thời nhẹ dạ cả tin, đã có danh phận, đã đi dạy học trò nhưng “Y” vẫn thường bị gạt như thường, tới nỗi “Y” than: Sợ anh em nhà Thủy “tề” muốn chết mà cứ gặp hoài, bị gạt hoài… 

                                            “ Nhạc Bolero và đời lính.  ……………………             
………………………………………
Ngày tập trung, người ta phát cho chúng tôi 2 miếng giấy nhỏ, bằng hai ngón tay, một miếng viết: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, miếng kia viết: “Ra đi giữ vẹn lời thề, nếu chưa hết giặc chưa về quê hương”, để dán lên nón cối.
(Như trước đã viết, lúc đi hơn 500 quân, ngày về còn 54. Cũng tại bởi mấy ông đưa khẩu hiệu dán trên mũ “..nếu chưa hết giặc chưa về quê hương”, khí ấy hết giặc rồi thì phải thực hiện theo đúng khẩu hiệu đã giao kèo- về thôi, không về thì mắc tội lật kèo).
 Nhớ lại, lúc đó ở đâu thì tôi không biết, nhưng ở trường tôi có anh rủ tôi viết thư tình nguyện nhập ngũ bằng máu, gọi là “huyết thư”, nhưng tôi đã từ chối, vì rằng cực chẳng đã lúc đánh nhau thì đổ máu, chứ tự nhiên, lấy dao cắt tay chân khơi khơi để chảy máu thì tôi xin kiếu.......
   Bắt đầu, cuộc đời quân ngũ, học chính trị, học quân sự tại sân bay Châu Đốc. Loại sân bay dã chiến của quân đội cũ, chắc chỉ để đáp máy bay trực thăng loại nhỏ, hai dãy nhà đối diện nhau, đầu ngoài là tiểu đoàn bộ. Nhớ hồi đó, xung quanh sân bay còn Đìa, Bàu do lấy đất đắp sân bay. Lần đầu tiên, tôi mới biết đến sự trù phú của đông bằng Nam bộ, với lại ở đây là khu quân sự nên không ai dám lại gần bắt cá. Năm đó, khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch, nước chưa lên, chúng tôi tắm cũng mò được cá, lấy cái mùng đi kéo một một hơi cũng được 1- 2 ký cá, toàn lá cá ngon như cá mè dinh cỡ bàn tay, cá lóc....ăn không hết muối làm khô, đem phơi trên mái tol trại lính. Nước dùng trong sinh hoạt ở trại lính rất hạn chế, mỗi ngày xe kéo Rơ - móc vào để nấu ăn, chúng tôi thường phải dùng nước dưới đìa để tắm giặt, đánh răng...Ngặt nỗi, thấp thoáng ở đìa kia là mấy cái cầu tõm. Trưa tắm, và vẫn tính trẻ con, lặn móc sình chọi với nhau, có khi lặn hết hơi nổi lên lại thấy trước mũi “một cục vàng” trôi lều bều.
Lúc này, chúng tôi còn ít tiền và một hoặc hai tuần “vọt” về nhà mấy ngày nên vấn đề cơm lính vẫn chưa có gì ảnh hưởng đến chúng tôi. Thực đơn ở Sân bay, chủ yếu là cá linh kho và dưa mắm, thỉnh thoảng cũng có thịt.
Đến đợt hành quân dã ngoại, lối độ tháng 5/1979, chúng tôi hành quân từ Sân bay Châu Đốc đến Nhà Bàn(cua 13), khoảng 30 km. Khi đơn vị trang bị súng, cũng vì khoái  súng nên tôi năn nỉ ông H.  trung đội phó(hiện giờ anh làm bảo vệ cho một ngân hàng ở Long Xuyên) cho cây súng bự, sợ không được tôi bám theo ông năn nỉ riết. Hóa ra là ai cũng ngán súng to, do nặng mà mình lại xung phong nhận lấy, cầu vượt cung!  Ông phát cho cây RPD mới cáu cạnh, phủ đầy mỡ bò phải nấu nước sôi rửa cả tuần mới hết.
Tuổi trẻ thường ôm đồm đủ thứ, muốn súng lẫn sách học (tính là văn, võ song toàn) mà thật ra là đem theo cho rậm đám chứ có ông nào đọc sách đâu, cái bòng nặng trĩu, cũng may là người ta không phát đạn cho chúng tôi. Nhớ nhất là hành quân qua đường từ Châu Đốc vào núi Sam, vùng mới trải qua chiến tranh, nhân dân hai bên đường chạy theo, đưa cho bô đội từng chai nước, thật tình những hình ảnh đó theo tôi suốt cuộc đời binh nghiệp, dù rằng chẳng suôn sẻ gì trong gần 5 năm. Đơn vị không phát đạn, nhưng mới chiến tranh biên giới xong, đạn AK thiếu gì.
 Buổi chiều hôm đó, khoảng 3 giờ chúng tôi tới cua 13, Nhà Bàn và gần đây có dịp ghé lại, tôi không tài nào nhận ra được nơi trước đây tôi từng đóng quân là đâu. Nghỉ ngơi, dựng lều, dù chỉ được học sơ sơ về súng AK, nhưng tranh thủ không ai để ý, chúng tôi lén lấy súng đi săn, thật ra là đi thử nghiệp tài bắn súng, chủ yếu là là bắn xoài và dừa của dân, bắn dừa bị người dân cự nự, chính tôi là đứa nói: Em tưởng chim ăn rồi rớt dừa mọc lên, chứ không phải dừa trồng! Quay về chỗ đóng quân, lãnh cơm, tuổi 16 – 17, ăn Sắt cũng tiêu, cơm sống, cháy, nín gì gì cũng lua vô hết, bụng có lình xình  thì đã sẵn có Xuyên tâm liên trị bá bệnh của ý tá đại đội.
Ở cua 13, lần đầu tiên chúng tôi phải gác đêm, lúc ấy cùng biên giới vừa trải qua chiến tranh, khi đào công sự, chúng tôi còn gặp xương và rất nhiêu quân trang bị chôn vùi, lần đầu tiên biết đến mật khẩu, ví dụ như: gặp thì hô Hồng Hà, bên kia đáp là Cửu Long là OK, muốn ăn chắc nữa là tính tổng số, ví dụ: nói 3, bên kia trả lời là 4, cộng lại bằng 7 là phe mình. Cảnh rừng về đêm lạnh và âm u, chúng tôi hăng hái gác đêm với tinh thần cảnh giác cao như thật. Nhìn bóng núi Giài, in vào bóng đêm, dưới ánh chớp giật của mưa rừng hồi đó nghĩ cũng ớn. Đồng hồ thì mượn của ai đó trong tiểu đội, khổ chủ thường thấy đồng hồ mình chạy sớm hơn khoảng 1- 2 giờ, mỗi khi đồng hồ cho mượn để gác đêm, lý do là các bác buồn ngủ quá vặn đại lên. Anh gác ca sau cùng lãnh đủ, gác hoài mà trời không sáng. ……………………
………………………………………                     .Lễ Ag1.”
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #576 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 10:07:57 am »

Đúng là AG gạo trắng nước trong, ngay cả trong khu quân sự cá ăn cũng thoải mái,  Grin mà ngày đó D AG1 có vẻ lính ghê rồi đó, cũng gác, cũng mật khẩu gác chả giống anh em TG chút nào, anh em chúng tôi bên này khi tập trung tại Đồng Sơn - Gò Công Tây thì hơi căng vì vùng này những năm đó thiếu nước ngọt do nằm trong vùng nhiễm mặn (đất bị phèn) ăn uống thì quá tệ, may mà còn viện trợ từ gia đình  Grin, Khi chuyển về Huỳnh Phi Công - Cai Lậy thì "gạo trắng nước trong hơn" nên lính tráng cũng đỡ, mặt khác gần Mỹ Tho hơn nên cảnh thăm viếng liên tục, tiếp tế liên tục cũng đỡ, 1 thằng được tiếp tế nuôi vài thằng, cứ thế mà xoay vần. Anh em mình bên này chỉ ăn và chờ ngày lên tàu ra Bắc  Grin Mà công nhận tay Lễ này nhớ chi tiết ghê ... cám ơn nhiều  Wink
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #577 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 03:57:42 pm »

Hồi đó tính là “chơi thật” mà Thanhh63, tính là  ra biên giới ăn thua đủ liền, thành thử từ tập trung tới ngày ra Bắc khoảng 2 tháng, nhưng cũng bắt tập tành dự lắm. 
Cũng như bên Tiền Giang viết đơn bằng máu, bên này khi có lệnh tổng động viên, trên Đài truyền thanh của tỉnh, thị xã đều có thông tin những lá đơn tình nguyện được viết băng máu ở nơi này nơi kia.
Tôi được chứng kiến tận mắt, việc cắt tay lấy máu viết đơn. Số là ngày 28/4, TX. Long Xuyên và vài huyện khác nhận quyết định nhập ngũ, sau đó tập trung lên sân bay Châu Đốc, tới ngày 30/4/1979 mới làm lễ thành lập tiểu đoàn đi ra Bắc, trong số bạn học chung trường có ba cô nữ: đó là cô Nga, cô Mai và Minh cô này nhỏ nhất. Từ ngày 28 đến 30/4, số học sinh chung trường, cán bộ khung  vẫn sắp mấy cô ở chung doanh trại, chỗ ba cô gái tiếp tới là tôi rồi tới giường mấy ông khác, lý do lúc đó nói tôi nhỏ chưa biết yêu, chưa biết gì, nên không gây nguy hiểm, sắp làm trái độn, làm ranh giới cho mấy cô.
 Sáng ngày 30/4, sau khi làm lễ có tin không cho nữ đi ra Bắc, ba cô xúm lại cắt tay lấy máu viết đơn xin đi ra Bắc. Thấy thật tình, thề không gian dối!
Ngày hôm sau mới chuyển các cô qua doanh trại chung với các chị nuôi, cũng đợt này “em” Nguyễn Xuân Thủy cũng được đưa về chung nhà với các chị nuôi, ôm bòng xô cửa vào, gặp khi các chị em đang làm việc riêng... “Y” bị đuổi trở lại doanh trại nam.
Logged
tuan_qd3
Thành viên
*
Bài viết: 242


« Trả lời #578 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 07:29:46 pm »

Hồi đó tính là “chơi thật” mà Thanhh63, tính là  ra biên giới ăn thua đủ liền, thành thử từ tập trung tới ngày ra Bắc khoảng 2 tháng, nhưng cũng bắt tập tành dự lắm. 
Cũng như bên Tiền Giang viết đơn bằng máu, bên này khi có lệnh tổng động viên, trên Đài truyền thanh của tỉnh, thị xã đều có thông tin những lá đơn tình nguyện được viết băng máu ở nơi này nơi kia.

Lệnh: “ Tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của bọn bành trướng và bá quyền Trung Quốc.” Năm 79 thanh niên cả nước ( đa số) tình nguyện lên đường nhập ngũ,trong đó có các bác ..
Rồi tới năm 84 quân Trung Quốc lại tiếp tục đánh Hà Tuyên. Dù đang là CN Quốc Phòng được miễn NVQS , song em cũng viết đơn bằng .. máu .. rất nhiều lần mới được đi bộ đội.Vừa bước vào ngưỡng cửa của lính thôi đã thấy không ở đâu bằng (sướng,khổ ..v.v) cái gì cũng nhất và rồi sau hơn ba năm trong môi trường lính, khi trở về với cuộc sống đời thường, với bao vất vả. lo toan, con người đã thấy rắn giỏi, cứng cáp hơn và không bao giờ quên, luôn luôn tự hào rằng “ mình từng là Bộ Đội “.
Mời các bác ôn lại khí thế hào hung của quân và dân ta qua bài “ Tiếng sung đã vang trên bầu trời biên giới “ nhé :<a href="http://www.youtube.com/watch?v=FyHefCJxhV4" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=FyHefCJxhV4</a>


http://baicadicungnamthang.net/tu-lieu/chien-dau-vi-doc-lap-tu-do
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #579 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2012, 03:45:17 pm »

          Mấy hôm nay miền bắc dở trời, người chẳng ra người. Sáng qua bò mãi mới dậy được, mở mắt ra coi cái TV. VTV1 đưa hình ảnh các con trẻ Tây nguyên vượt sông Ba đi học, sóng nước vùi dập, thân hình bé nhỏ chơi vơi, lòng mình hiu hắt, chẳng biết làm sao?....buồn quá. Hôm nay vào nhà, thèm được gặp bạn bè như bác Thanh63, thèm cả chút khô cá linh của bác AG1. Khí thế hào hùng của hơn 30 năm trước còn vọng mãi không thôi, lòng ấm lại.
    Chào mọi người
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM