Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:06:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc ( phần II )  (Đọc 366435 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 05:01:08 am »

...  tôi tranh thủ chào anh và anh đưa tôi trở ngược ra đường lớn để đón xe bus về lại Thái Nguyên, kết thúc chuyến về nguồn ngắn ngủi nhưng lại chất đầy những kỷ niệm mới.

Đọc xong mấy bài viết của thanh63 tôi thích nhất câu viết màu đỏ trên.
Đơn độc về nguồn mang đến cho mọi người những bài viết và hình ảnh thật ý nghỉa.
Cám ơn thanh 63 rất nhiều...!

Cám ơn bác đã "đồng hành" cùng em, thật ra em không hề "độc hành" về lại nơi đóng quân năm xưa, em có các bác cựu trên VMH đang đồng hành cùng em mà  Wink, cũng may gần 4 năm trời em chỉ đóng quân ở 1 vị trí, nên tình cảm quân dân rất khăng khít, nếu không về lại nơi ấy quả thật là có tôi, nên cho dù xa mấy cũng phải về  Wink. Tụi em chỉ có 1 vài nơi để đi, còn các bác cựu K trong những năm tháng đó rày đây mai đó rong ruổi trên khắp các chiến trường nên những kỷ niệm như chúng em các bác có mà hằng hà xa số  Grin,
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2012, 08:49:03 am »

Thanhhai thân mến
Kỉ niệm thì không có kỉ niệm to hay bé , kỉ niệm quan trọng hay không quan trong phải không chú ? Chú làm được như thế ,những người lính đi trước tụi anh thấy khâm phục và cũng an ủi bọn anh phần nào rồi . Không thể đi về được nơi ngày xưa đóng quân là nỗi niềm canh cánh của người lính . Khi sư đoàn 320A thời chống Mĩ đóng ở Hà tĩnh . Tình quân dân sâu nặng yêu thương mà chiến tranh cứ kéo người lính đi biền biệt . Hứa hẹn rồi chẳng bao giờ trở về lại . Người dân thì ngóng chờ , tuổi trẻ qua đi rồi mà họ vẫn nhớ vẫn chờ vẫn đợi ... anh đã viết bài hát ĐÈO NGANG TÍM là vì vậy  . cám ơn TH.Hai nhé
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #72 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2012, 06:13:38 am »

Thanhhai thân mến
Kỉ niệm thì không có kỉ niệm to hay bé , kỉ niệm quan trọng hay không quan trong phải không chú ? Chú làm được như thế ,những người lính đi trước tụi anh thấy khâm phục và cũng an ủi bọn anh phần nào rồi . Không thể đi về được nơi ngày xưa đóng quân là nỗi niềm canh cánh của người lính . Khi sư đoàn 320A thời chống Mĩ đóng ở Hà tĩnh . Tình quân dân sâu nặng yêu thương mà chiến tranh cứ kéo người lính đi biền biệt . Hứa hẹn rồi chẳng bao giờ trở về lại . Người dân thì ngóng chờ , tuổi trẻ qua đi rồi mà họ vẫn nhớ vẫn chờ vẫn đợi ... anh đã viết bài hát ĐÈO NGANG TÍM là vì vậy  . cám ơn TH.Hai nhé

Vâng thưa bác, kỷ niệm không đo bằng khối lượng hay mức độ quan trọng nhưng có thể cân đong nhiều ít bác nhỉ, ví như ký ức của các bác em có thể đọc miệt mài hoài mà không hết. Còn việc trở lại nơi đóng quân xưa cũng chỉ là bản năng sống với hồi ức mà thôi, mà đã là bản năng thì không làm lúc này cũng sẽ làm vào lúc khác không tránh được phải không bác, em biết trong lòng các bác cũng đau đáu những nỗi niềm khi " chiến tranh cứ kéo người lính đi biền biệt ", rày đây mai đó, biết ngả nơi mô ... Nay tuổi xế bóng, thời gian dư giả nhưng lại đang cạn dần... thì mới có điều kiện tìm về những miền ký ức, thật là trái khoáy phải không bác, nhưng đó là quy luật tự nhiên không thể cưỡng lại. Chúc các bác sẽ có thật nhiều khoảng thời gian sống lại với ký ức oanh liệt một thời.    
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #73 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 07:18:36 am »

Sáng nay nhận được 1 PM của bạn ag1, PM cho mình những gửi toàn thể các bạn lính Tiền Giang nhập ngũ cùng đợt với lính An Giang ( ag1: cũng là cựu binh Nam bộ trên đất bắc giai đoạn 79 - 83 tại Bắc Thái ), mình xin phép up cái PM của ag1 lên đây để cho nó đúng tình chất và thêm xôm, hy vọng ag1 sẽ tiếp tục hành trình cùng đồng đội  Grin

" Chào các bạn Tiền Giang, các bạn thật hay! Chúng tôi thành viên Tiểu đoàn An Giang 1, khen là vì chúng tôi chỉ ghi chép như nhật ký riêng của mỗi người(có người còn giữ được nguyên vẹn những lá thư gia đình, bạn bè... gửi và gia đình nhiều người vẫn còn giữ những lá thư mà mỗi khi chuyển đơn vị, chuyển địa chỉ.. khi vui, khi buồn gửi về gia đình..). Trước đây khi họp mặt có người cũng đề nghị viết quyển sách  về Tiểu đoàn AG1- cũng có người cho là hay, nên viết nhưng cũng có người nói lính tráng gì- chỉ được cái “ăn mặn đái khai”. Quê!!!
   Hồi còn trong lính, mỗi khi đi vào nhà dân ăn đám hoặc bất kỳ chỗ nào thì thường dùng từ đi “bấu” thay vì nói ăn chực, ăn ké.. Nay thấy các bạn bày mâm sẵn thấy ngon, cũng thèm ....vô “bấu”.
        Cũng như các bạn,Tiểu đoàn An Giang 1 tập trung vào ngày 28/04/1979,  tuy nhiên kéo dài qua tháng 05/1979 bổ xung thêm một số  của Tiểu đoàn AG 2, chúng tôi thường chọn ngày 28/4 hàng năm họp mặt ngày đó quân số của tiểu đoàn tập trung trên 500 người, khi trở về còn  hơn 50 người- chơi thế mới chơi !!!
   Tiểu đoàn AG1 khi đó có nam có nữ , cũng nhiều thành phần: Học sinh; các anh, chị  đang công tác tại các cơ quan, ban ngành; công tác tại địa phương, dân thường....tình nguyện đăng ký- có nhiều gia đình có 2 anh em, cá biệt có gia đình có 3 anh em cùng tình nguyện-  có người chưa tới tuổi  trốn nhà đăng ký tình nguyện, cũng có cả cắt tay lấy máu viết ‘Huyết tâm thư”- thế mới ghê!!!
   Động cơ tình nguyện(sau này mới nói thật)  số học sinh gác bút nghiêm bởi vì: ‘Chàng trai trẻ vốn dòng hào kiệt- Xếp bút nghiêm theo nghiệp binh đao”; có người ám ảnh bởi những vần thơ của một tiền bối: “Vó ngựa trập trùng lên ải bắc- Gió sương lạnh lẽo giá râu mày- Gươm thiêng lấp lánh bên lưng nhẹ- Ngựa hí vang lừng trận gió mây”- mơ trở thành chinh nhân; có người được hứa hẹn “Ra miền Bắc XHCN học tập, rèn luyện mai này trở về làm nòng cốt cho quê hương..”; có người đi để gia đình đỡ bị mấy ông địa phương...; có người đơn giản chỉ là một chuyến đi không tốn tiền......;
   Cũng như các bạn chuyện vui, chuyện buồn đều có nhưng giờ nhớ:
            + Ngày cán bộ khung Tiểu đoàn AG1 sau khi bàn giao tại Nghệ Tĩnh, một tối nào đó các anh đi mà không giã từ, sau này trong một lần gặp mặt kỷ niệm ngày nhập ngũ có bạn cắc cớ hỏi ...có anh(cán bộ chỉ huy tiểu đoàn khi ấy) nay trả lời ngày ấy các anh trở về gấp vì có nhiệm vụ mới- có người biết chuyện thì nói các anh sẵn dịp đi thăm quan cho biết miền Bắc- cười trừ!!!;
            + Lúc đó hăng lắm ai cũng muốn: “là người lính cuối cùng, trong một trận chiến cuối cùng, bị viên đạn cuối cùng... tôi sẽ là người lính đó..” Các anh ngày xưa thay mặt anh em phát biểu, hứa hẹn quyết tâm nhiều, hay nhất mấy anh đó tự hoàn thành nhiệm vụ sớm, tự trở về quê hương trước-  nhất!!!;
           +  Mấy năm trước khi ở TPHCM, một lần đi Taxi của Hãng Mai Linh qua nói chuyện được biết tài xế quê Thái Nguyên, có nói đã từng ở Bắc Thái; tài xế à,  lúc đó cháu còn nhỏ, sau này nghe bố kể lại hồi đó mấy bác đem tệ nạn ra đây- đắng!!!;
           Thời gian qua mau, nhiều người nay đã thành ông nội, ông ngoại, có người thành đạt, nhiều người “ông không ra ông thằng không ra thằng”, thằng làm bảo vệ, có thằng chạy xe ôm, ”năm ba đứa bạt phương trời, “có người về đất buông xuôi"...Âu cũng là số mệnh, không vậy sao cụ Tố Như viết” Bắt phong trần phải phong trần- Cho thanh cao mới được phần thanh cao”;
Đôi dòng góp vui, xin chào các bạn. Ngày nào đó có dịp mình tổ chức giao lưu.

TB: Về mấy cái tên anh Hùng F10 (nếu đúng anh ở trung đoàn 28, sư 10) nhắc tới, hiện tại đang ở TP. Long Xuyên."   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #74 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 08:56:38 am »

thanhh63 à , cái anh ag1 ấy viết thật , viết hay , viết của kẻ có học đó . Không phải dễ mà có bài viết đó đâu . Lính thế chứ , mới là lính
Logged
NVLAC
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 395


người khoác chiếc chiến y, thì nào ước mơ gì ...


« Trả lời #75 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:03:35 am »

thanhh63 à , cái anh ag1 ấy viết thật , viết hay , viết của kẻ có học đó . Không phải dễ mà có bài viết đó đâu . Lính thế chứ , mới là lính

 Tôi rất đồng ý với anh Luân về lá thư của AG1. Anh viết rất "hóm", thật và không kém vị cay đắng. Ước gì AG1 viết bài cho anh em đọc với.
Logged

BÁCH NIÊN CHI KẾ MẠC NHƯ THỤ NHÂN
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #76 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2012, 10:44:45 am »

thanhh63 à , cái anh ag1 ấy viết thật , viết hay , viết của kẻ có học đó . Không phải dễ mà có bài viết đó đâu . Lính thế chứ , mới là lính

 Tôi rất đồng ý với anh Luân về lá thư của AG1. Anh viết rất "hóm", thật và không kém vị cay đắng. Ước gì AG1 viết bài cho anh em đọc với.

Vâng thưa 2 bác, em đã PM cho ag1 và cũng hy vọng bác ấy sẽ góp gạch cho ngôi nhà chung này trong nay mai.

Riêng về bài viết của ag1, em cũng nhất trí cao với bác Luân và bác Lạc. Ag1 qua cách viết của mình đã cho thấy cái hóm hỉnh của anh có học, hài nhưng tinh tế, đắng nhưng rất thật. Ngày ấy tụi em cũng như anh em An Giang, ngoài đám học trò tụi em với những "bồng bột" của kẻ "đang" lớn, còn có những thâm sâu của các bác đã "lăn lộn" ngoài đời, lý do tình nguyện theo lệnh tổng động viên được viết ra trên lá đơn tình nguyện ( có nhiều đơn viết = máu ) là lên biên giới chống quân bành chướng, còn lý do trong sâu thẳn tâm hồn của mỗi người thì người nào biết của người nấy, cũng có những giây phút bộc bạch ( vô tình hay hữu ý ) anh em mới biết lý do thật của nhau. Lý do thật của em ngoài chuyện sôi máu như nhiều anh chị em khác, còn có lý do nữa là nhà 3 anh em trai, mình phải đi là đúng rồi,... Bên cạnh nhiều anh chị em tình nguyện một cách tự nguyện, còn có những anh chị em đi vì bị "ép tình nguyện"...tình nguyện theo phong trào, đoàn trường phát động đoàn viên phải tình nguyện, có anh chị em "tình nguyện" một cách thiếu tự nguyện, có người vì lý do là đoàn viên, là bí thư chi đoàn... phải tình nguyện, có nhiều anh được rỉ tai: cứ tình nguyện đi nhưng sẽ không trúng tuyển đâu... nhưng rồi ai dè "trúng tuyển" vậy là phải ngậm bồ hòn làm ngọt..., có anh là cựu lính VNCH nay vì o ép ở địa phương cũng tình nguyện nhập ngũ, có bác là cán bộ xã phương, nguồn phát triển sau này vì tương lai, điền đồ... tình nguyện ... nhiều lý do lắm lắm. Cũng chính vì vậy như bạn ag1 nói hoàn toàn chính xác, không chỉ ở D An Giang mà lính Tiền Giang cũng vậy, tiểu đoàn ra bắc gần 500 quân, nhưng đâu đó hơn trăm là hoàn thành "muộn" nhiệm vụ và về nam năm 83.    
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #77 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2012, 06:35:34 am »

... Còn chuyện "ông không ra ông, thằng không ra thằng" thì nhiều lắm. Tất nhiên bên cạnh nhiều đồng đội tôi cũng lên được "ông: ông tướng, ông giám đốc, ông chủ...", nhiều người thì dừng ở dạng "ông không ra ông, thằng không ra thằng - trong đó có tôi  Grin" thì đa phần đều rất chật vật trong mưu sinh từ lúc ra quân đến tận bây giờ.

Khi ra đi, đám học trò chúng tôi chỉ có 1 cái đích duy nhất là BGPB, còn các anh em ra đi từ các cơ quan ban nghành chắc cũng như tiểu đoàn AG đã từng được hứa hẹn không ít từ những lời động viên lên đường đại loại như nguồn, như đội ngũ kế cận.... Hơn 4 năm sau, mong muốn của đa phần lũ học trò chúng tôi là tiếp tục được đi học, và chúng tôi đều được tạo điều kiện để tiếp tục theo học tại trường bổ túc văn hóa tỉnh. Từ môi trường này, có đứa tiếp tục con đường đại học, rồi du học như tôi, nhưng cũng nhiều bạn chỉ dừng lại việc trượt đại học và chuyển qua làm công tác khác ở tỉnh. Tuy mong muốn được tiếp tục đi học là chủ yếu, nhưng vì cơm áo gạo tiền, mưu sinh nuôi sống bản thân và gia đình, rất nhiều bạn bè tôi không thể đến trường tiếp tục đi học dù rất muốn...

Sau này, trong những lần gặp mặt kỷ niệm ngày nhập ngũ, chúng tôi có dịp gặp nhau, nhiều ông bạn tôi "phởn phơ béo trắng - trong đó có mình " thì nhiều bạn bè tôi thật sự là lão nông chi điền, cuộc sống mưu sinh vần bạn tôi đến độ khó mà nhận ra nhau. Tuy vậy, trong đám cựu lính ngày ấy, chúng tôi cũng cố gắng bằng nhiều cách để giúp nhau, mong sao cuộc đời của bạn bè mình sẽ bớt đi những cơ cực...   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #78 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 10:19:11 am »

...tiếp tục bàn về "thân phận" những anh em tôi khi rời quân ngũ. Chuyện lắm ông không ra ông, thằng không ra thằng cũng là rất bình thường, đơn giản nếu đúng như lời "hứa" này nọ rằng anh em sẽ là nguồn này, nguồn nọ trong tương lai của các tỉnh miền Tây thì e rằng cán bộ lại vốn đang nhan nhản nay sẽ thành ... Shocked vì cả 11 tiểu đoàn ra bắc mà  Grin, . Mặt khác thành phần xuất thân của anh em mình cũng có rất nhiều điểm khác nhau, bên cạnh cánh ra đi từ các cơ quan, trường học trong tỉnh, là một lượng lớn hơn rất nhiều anh em ra đi từ những vùng quê nghèo, chân chất và thuần nông. Trình độ văn hóa cũng có cái phải bàn, do tổng động viên nên hầu hết nếu ai đủ tiêu chuẩn sức khỏe là ok liền, không xét đến trình độ văn hóa, hay lý lịch lý lẽo gì hết. Mình nhớ mãi "đại tá" Phe cùng trung đội nuôi quân D với mình năm 80, gọi là "đại tá" vì cái bụng phệ của anh Phe, và anh cũng cảm thấy vui vì mọi người cứ gọi mình như vậy. Nhưng điều tôi cũng nhớ về anh ấy là trình độ văn hóa rất thấp, thấp đến nỗi anh rất ngại phải viết lách, hay đại loại những gì liên quan đến tự khai, làm lý lịch quân nhân... Với anh ấy và nhiều bạn bè tôi nữa thì khi giã từ đời lính lại lấy đít trâu làm đích ngắm ... chứ khó có thể đổi đời. Tôi không biết mình nhận định như vậy có chủ quan hay không, nhưng sau này, những lần tham gia gặp mặt truyền thống, khi hỏi thăm nhau thì phần nhiều anh em ở các huyện tiếp tục theo nghề nông truyền thống. Nói như vậy không có nghĩa là nghề nông không thể phất lên, bạn bè tôi cũng nhiều ông trở thành chủ này, chủ nọ ngay trên mảnh đất cha ông của họ.

Còn đám học trò chúng tôi, bây giờ gặp lại, nhiều người thành đạt, nhưng cũng không ít người còn khó khăn. Điểm lại các anh tài thì các chú lính ra quân trụ lại Mỹ Tho cũng nhiều chú khá ra phết  Grin, cũng chức sắc này, chức sắc khác... nhưng cái quí giữa chúng tôi cũng là cái tình đồng ngũ. Tôi biết trong giao tiếp xã hội khối kẻ khúm núm xum xoe với đám bạn lính thành đạt của tôi, nhưng giữa chúng tôi với nhau không tồn tại khoảng cách của địa vị xã hội, đơn giản cũng giống như biết bao cựu binh khác trên khắp đất nước, chúng tôi giữ được và đối xử với nhau = cái tình đồng đội, ngoài ra không có cái tình gì khác ( à quên, có vài ông về lấy em gái bạn nên ngoài tình động đội thì vẫn còn phải lễ phép với những ông bạn - anh vợ  Grin)         
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #79 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 02:58:04 pm »

Lại có cả bạn anh vợ nữa à? ai vậy ta?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM