Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:49:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc ( phần II )  (Đọc 366395 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #540 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2012, 07:00:07 pm »

Vâng thật cám ơn các bác "vẫn" "ghé nhà" khi em vắng, rất mong các bác coi đây là ngôi nhà chung của anh em mình nhen các bác, em thật sự mong muốn như vậy. Mấy hôm rồi, em có việc phải hộ tống ông cụ về thăm lại "chiến trường xưa" tại Cà Mau, chuyến đi thành công mỹ mãn với ông cụ nhưng với em thì chỉ một nửa, khi đi em cũng nung nấu mong muốn gặp được ai đó trong D Minh Hải những năm 79 - 83, nhưng thật tiếc chưa tìm được ai cả  Sad. Hình như anh em Minh Hải được bổ sung về E 977 F31 thì phải  Huh 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #541 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 10:31:06 am »

  Giai đoạn  các bác Thnh63,tuan@v,. đang ở đơn vị là thời mà kỷ luật quân đội phức tạp nhất , .Lính hay vi phạm là tự do bỏ ngũ về nhà vài ngày hoặc kéo hội đánh nhau . ăn cắp vặt
  Thường lính bỏ ngũ thì tôi  vẫn nhận lại ( Có nhiều  đơn vị họ  đuổi hẳn )  Ngoài việc xét kỷ luật theo quy định còn có hình phạt thêm là   khi đơn vị nghỉ chủ nhật thì  bắt lấy củi bù vào ngày bỏ ngũ . Có thời gian lính ta không được nghỉ chủ nhật thì bắt đào hào xung quanh doanh trại ban đêm . Khốn nỗi nó đào hào thì mình đâu có yên phải đi ra đi vào kiểm tra ,có lúc lại ngồi cầm đuốc  cho nó đào và tán phét cùng
   Tôi nhớ có anh tên là Việt người Nam định ( quên ngày nhập ngũ ) con một bác chính trị viên  phó thành đội Nam định bỏ ngũ nhiều lần bị ghi lý lịch cảnh cáo , sau về xin việc không được phải nhờ bác Hòe  nguyên f tr F 10 sau lên cục phó cục tác chiến nhân tiện đi kiểm tra đơn vị xin làm lý lich lại cho sạch hơn ,tôi không chịu và  báo cáo rất đầy đủ với bác Hòe , bác ta không nói gì nhưng E tr ép tôi làm lại. Đắn đo bực mình vì hắn cậy con cha cháu ông nhưng nghĩ lại giúp 1 người cũng chẳng sao thế là làm lại hồ sơ quân nhân cho Việt
   Có lần thằng Quang  người Vạn Phúc Hà đông đánh nhau tôi gọi cả 2 người bắt đứng  úp mặt ôm nhau thắm thiết giữa sân đúng 1 tiếng , làm lính cả D được 1 phen cừoi nghiêng ngả . Một thời gian sau tôi lấy Quang lên làm liên lạc đến năm 83 hắn  ra quân , hỏi hắn nhớ nhất điều gì hắn nói nhớ nhất là đánh nhau bị bắt ôm đối thủ giữa sân .
     Tôi lại nhớ có Đinh Viết Hòe lính 8/78 người Tuyên hóa Quảng bình , to khỏe  xạ thủ B41 ,giữ chốt ở Cầu 15 bị thương khắp người vẫn không rời trận địa nhưng ra Bác Thái quậy phải biết , đanh nhau, ăn cắp , thậm chí bị nghi dính vào vụ giết người cướp của . vi phạm kỷ luật nhiều lần Hòe bị E cùm chân nhốt trong nhà kỷ luật 1 tuần , hắn viết lên vách phòng giam : " Đời cách mạng từ đây tôi đã hiểu
                                                                       dấn thân vô là phải chịu tù đày
 2 câu thơ của Tố hữu vì thế được nỏi tiếng toàn trung đoàn  
 
    
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #542 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 11:17:23 am »

    Chào các anh, các chị.
  Đúng 8h sáng ngày 18/11 chúng tôi lên đường sau khi ăn sáng mà không kịp cả uống nước. Mọi người đều mong đi sớm để có nhiều thời gian, chúng tôi đi về  xã Lâu thượng , huyện Võ nhai, tỉnh Bắc thái. Trên đường đi chúng tôi ôn đủ mọi chuyện. Tới cổng nông trường chè Sông cầu, nơi này có lần toàn D xuống lao động chúng tôi ngồi nghỉ. Cái đợt đi lao động ấy tôi ở lại doanh trại và chứng kiến cảnh 2 bác Hải phòng bị kỷ luật do đảo ngũ. Nông trường này ngày ấy có trên 2000 công nhân nữ, trong đó rất nhiều chị dã lỡ thì. Bây giờ quang cảnh đổi khác nhiều. Nhà cửa san sát khang trang chứ không cô quạnh như ngày ấy. Chúng tôi ngồi mãi mà chẳng thấy đứa bé nào chạy ra cả. Biết đâu có đứa nào đi qua mà lại hao hao giống một ai đó ngồi đây để ông cháu nó nhận nhau thì sao nhỉ?......






 
 Chúng tôi đi 4 người và một bà vợ, chị muốn đến nơi mà chồng chị đã có thời gian dừng chân  trong đời quân ngũ. Đang ngồi thì có một xe chở linh cữu một liệt sĩ chạy qua.  Chúng tôi không kịp đứng dậy chào, mọi người trầm ngâm không nói. Tôi lại nhớ tới những đồng đội đã hy sinh năm xưa. Cầu mong cho linh hồn các anh được siêu thoát.
    Chúng tôi lại lên đường, nơi đóng quân của sư bộ F31 gần dãy núi đất năm xưa vẫn vắng lặng yên bình như ngày trước.
 

   Chúng tôi đi đến Nà mạ, đứng trước đường vào doanh trại được xây dựng lần thứ 2 mà cách doanh trại đầu tiên khoảng hơn 10km. Chúng tôi không vào đó, nơi đây chúng tôi, lính Bến tre, Hải phòng đều nhớ rõ. Xung quanh bao bọc bởi núi đá cao từng đàn khỉ đông đúc đứng trên núi đá nhìn xuống doanh trại và chí chóe ầm ĩ. Cũng vùng đất này, D tôi không nuôi được cả gà, chúng không sống sót được ở đó, toàn lăn ra chết. Sau vụ nổ của Z115 làm ung chuyển Thái nguyên. Z115 phải chuyển vào đây nhưng ở phía ngoài, chúng tôi ở tít bên trong


    ( còn tiếp)
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #543 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 12:27:23 pm »

Chúc mừng bác hong c9d3 cùng các bác cựu E866 đã thực hiện được chuyến hành hương đầy ý nghĩa, hy vọng các bác sẽ tìm thấy nhiều hồi ức quý giá cũng như tìm lại được nhiều niềm vui trên mảnh đất Võ Nhai. Hy vọng bác tai_lienson, bác tuan_qd3 ( dạo này lặn sâu không sủi tăm ) và các bác Bến Tre sẽ tìm thấy "hình bóng của mình" theo bước chân và hình ảnh ký sự của bác hong c9d3 và các đồng đội, chú ý thật kỹ, phóng thật to hình của các cháu nếu chúng vô tình lọt vào khung hình của bác hong c9d3 ... biết đâu lại có thêm điều kỳ diệu  Grin

Bác hong c9d3 không có cho phu nhân tháp tùng sao? nếu vậy với 3 bác còn lại không "dám" cho phu nhân theo cùng thì khả năng có đứa trẻ nào đó chạy ùa ra gọi = ông là khá cao, nhất là nơi bác đóng quân lại có cả 1 nông trường chè với hơn 2000 thím  Shocked bác hong c9d3 nhểy  Grin, ... Tụi em rất mong chờ những dòng "phòng sự" những tấm hình "nóng" của các bác sẽ dồn dập bay về, thành thật cám ơn bác hong c9d3 cùng các bác  Wink

P/s: mà bác hong c9d3 có thể chú thích tên các bác cựu F31 trong đoàn không ? biết đâu nhờ tên mà nhớ thêm mặt  Grin  
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #544 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 07:22:52 am »

 Giai đoạn  các bác Thnh63,tuan@v,. đang ở đơn vị là thời mà kỷ luật quân đội phức tạp nhất , .Lính hay vi phạm là tự do bỏ ngũ về nhà vài ngày hoặc kéo hội đánh nhau . ăn cắp vặt
  Thường lính bỏ ngũ thì tôi  vẫn nhận lại ( Có nhiều  đơn vị họ  đuổi hẳn )  Ngoài việc xét kỷ luật theo quy định còn có hình phạt thêm là   khi đơn vị nghỉ chủ nhật thì  bắt lấy củi bù vào ngày bỏ ngũ . Có thời gian lính ta không được nghỉ chủ nhật thì bắt đào hào xung quanh doanh trại ban đêm . Khốn nỗi nó đào hào thì mình đâu có yên phải đi ra đi vào kiểm tra ,có lúc lại ngồi cầm đuốc  cho nó đào và tán phét cùng
   Tôi nhớ có anh tên là Việt người Nam định ( quên ngày nhập ngũ ) con một bác chính trị viên  phó thành đội Nam định bỏ ngũ nhiều lần bị ghi lý lịch cảnh cáo , sau về xin việc không được phải nhờ bác Hòe  nguyên f tr F 10 sau lên cục phó cục tác chiến nhân tiện đi kiểm tra đơn vị xin làm lý lich lại cho sạch hơn ,tôi không chịu và  báo cáo rất đầy đủ với bác Hòe , bác ta không nói gì nhưng E tr ép tôi làm lại. Đắn đo bực mình vì hắn cậy con cha cháu ông nhưng nghĩ lại giúp 1 người cũng chẳng sao thế là làm lại hồ sơ quân nhân cho Việt
   Có lần thằng Quang  người Vạn Phúc Hà đông đánh nhau tôi gọi cả 2 người bắt đứng  úp mặt ôm nhau thắm thiết giữa sân đúng 1 tiếng , làm lính cả D được 1 phen cừoi nghiêng ngả . Một thời gian sau tôi lấy Quang lên làm liên lạc đến năm 83 hắn  ra quân , hỏi hắn nhớ nhất điều gì hắn nói nhớ nhất là đánh nhau bị bắt ôm đối thủ giữa sân .
     Tôi lại nhớ có Đinh Viết Hòe lính 8/78 người Tuyên hóa Quảng bình , to khỏe  xạ thủ B41 ,giữ chốt ở Cầu 15 bị thương khắp người vẫn không rời trận địa nhưng ra Bác Thái quậy phải biết , đanh nhau, ăn cắp , thậm chí bị nghi dính vào vụ giết người cướp của . vi phạm kỷ luật nhiều lần Hòe bị E cùm chân nhốt trong nhà kỷ luật 1 tuần , hắn viết lên vách phòng giam : " Đời cách mạng từ đây tôi đã hiểu
                                                                       dấn thân vô là phải chịu tù đày
 2 câu thơ của Tố hữu vì thế được nỏi tiếng toàn trung đoàn  

Nói về thời kỳ đầu khi QĐ 3 đóng quân ở Bắc Thái em công nhận với bác tai_lienson: đây là thời kỳ phức tạp, lính hay vi phạm kỷ luật và nằm đầy trong "trại giam E", nhưng không chỉ có lính thôi đâu bác, nhiều SQ lục quân trở thành SQ không quân lên nằm "nhà khách" E. Hỏi lý do tại sao? lính chiến K trở về "một bộ phận không nhỏ" bê nguyên "chất lính chiến": ngang tàng, tự do, không khuôn phép, thậm chí không cả cấp trên, cấp dưới ... nói vui như một cán bộ E thời đó: đội quân vô chính phủ ... áp dụng vào trạng thái xây dựng, huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu. SQ thì có bác chán mùi binh đao sớm quá bắt đầu chầy bửa, không nhận nhiệm vụ, có nhiều bác HSQ đảm nhiệm công việc của SQ thì mừng hơn vì ... may mà chưa phải là SQ nên nhất quyết không đi bổ túc quân chính, hay học lục quân để ... chờ cơ hội ra quân. Trong chiến đấu, giữa cái sống và cái chết, giữa làn đạn quân thù thì oai hùng là vậy, nhưng khi tạm thời xa trận mạc bắt đầu nảy sinh tư tưởng "trở về với mẹ  Grin", đấy là em chưa đề cập đến bệnh công thần trong lính cựu K, với các bác thương binh chuẩn bị về theo chính sách thì không nói làm gì, các bác chưa đủ % thương tật để thành thương binh cũng thường lôi vết thương để mặc cả ... thật buồn khi phải chứng kiến những cảnh như vậy ở một quân đoàn lẫy lừng, đám lính Nam tụi em ngày đó cũng hẫng hụt lắm dù đối xử giữa anh em vẫn ngon lành  Sad      
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2012, 07:34:39 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #545 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:12:52 am »

  Tôi nói chuyện lính là nói chung . chuyện sỹ quan bầy hầy để ra quân cũng  có nhiều . Hồi đó có anh ở E 4 pháo binh F cù nhầy không nhận quân hàm nên đeo chuẩn úy đến gần chục năm
   Cá nhân tôi cũng là một điển hình về chuyện muốn ra quân . Tôi không" bầy hầy" vì lòng tự trọng không cho phép mình làm những điều tiêu cực dẫn đến bị kỷ luật . Năm 79 khi ra Bắc Thái tôi mới 20 tuổi đeo hàm thiếu úy chính trị viên C  nhưng mỗi quý tôi có 1 lá đơn xin phục viên ,đầu năm 80 cho đi học Chính trị ở Bắc Ninh tôi xin không đi và cứ thế khi các đồng đội được thăng quân hàm thì tôi không có mặc dù hàng năm bình xét vẫn được thưởng  bằng khen hoặc chiến sỹ thi đua
   Năm 1982 bị bắt học bổ trúc C, d tôi không đi bị E dọa cho ra khỏi Đảng thế là đi , ra đến trường tôi và 2 anh nữa đập bệnh nằm nhằm mục đích họ cho về đơn vị và khi không đào tạo được thì sẽ cho phục viên  . Nằm 1 tuần đau lưng tôi bò dậy đi học  còn 2 anh kia được cho về đơn  vị ( trong đó có anh Thân C tr của hongc9 @ ). Có mấy anh ở F khác không nằm nhưng gây sự đánh nhau với cán bộ khung để bị đuổi nhưng nhà trường biết không mắc " Bẫy " của họ , và thi hành kỷ luật cảnh cáo , giữ lại học tiếp
     Hồi đó bọn tôi ở trong Trại Cờ ngay liền giảng đường , có nhiều anh tuy vẫn muốn phục vụ quân đội nhưng có những hành động không hay như  ăn cắp bàn ghế phá làm củi , dỡ cả trần nhà để nấu , thậm chí là cán  bộ  nhưng ăn cắp vặt , đánh nhau v..v. Khi vừa hết khóa thì bàn ghế , trần nhà của nhà trường
cũng hết sạch .mà không chỉ riêng học viên mà  cả cán bộ khung cũng phá .... Giai đoạn đó nó như vậy
    Học xong tôi lại về đơn vị  lại tiếp tục viết đơn xin phục viên . Trong thời gian chờ đợi tôi vẫn thực hiện tốt chức trách của mình vẫn được là chiến sỹ thi đua nhưng quân hàm đến niên hạn vẫn không được phong vì tư tưởng , tôi cũng không lấy thế làm buồn .,... Nhưng số phận tôi nó gán liền với nghiệp nhà binh vì đến năm 1985 cha tôi nhờ bạn là một Bác to thứ nhì Quân đội  can thiệp để phục viên nhưng rồi đơn vị đi chiến đấu ,  Bác ấy lên Võ Nhai động viên cán bộ chiến sỹ sư đoàn 31, gặp tôi Bác nói rõ : Đơn vị đang đi chiến đấu nếu cháu phục viên thì ảnh hưởng đến tư tưởng bộ đội nên trước mắt cháu cứ đi chiến đấu rồi bác giải quyết sau ..... và là người lính tôi vui vẻ lên Vị Xuyên
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #546 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 09:21:19 am »

    Nhân ngày nhà giáo Việt nam, xin chúc các thầy cô với lời chúc tốt đẹp nhất, chúc các thầy, cô có nhiều trò giỏi, con ngoan.
   Trở lại chuyến đi, cô Lan  giáo viên trường chuyên huyện Thuận thành, Bắc ninh có mặt trong chuyến đi. Nhiệm vụ ban đầu của cô là đưa chồng tới điểm tập kết, sau đó về để chăm sóc các con. Biết vậy chúng tôi mời cô tham gia chuyến đi. Chẳng biết do “tài” thuyết phục của chúng tôi hay lý do nào khác cô đồng ý tham gia với tâm trạng phấn kích như chúng tôi. Sau hơn 30 năm chúng tôi mới gặp lại chồng cô. Cũng vì mải mê hàn huyên lên chúng tôi xuất phát muộn hơn dự kiến. Cả chuyến đi cô không nói nhiều chỉ lắng nghe những tâm tâm sự của chúng tôi. Có lẽ cô cũng lột xác như chúng tôi, cởi bỏ bộ dạng của những anh nông dân, những lão công chức tuổi xế chiều để chở thành những anh lính trẻ chung tinh nghịch năm xưa. Cô phải mượn dép của các cô trong bản để cùng chúng tôi lội ruộng, trèo núi tới tận nơi chúng tôi muốn tới. Suôt chuyến đi dài phải cố gắng lắm cô mới theo kịp chúng tôi. Tôi biết cô rất mệt, nhưng cuối chuyến đi cô có nói với chúng tôi cảm nghĩ của cô : Bao nhiêu năm sống với chồng cũng nghe anh ấy kể, nhưng em không cảm nhận hết được, hôm nay thông qua các anh em mới  thấy rõ hơn cuộc sống của các anh thời ấy, các anh đã  qua một quãng đời gian nan, vất vả nhưng đầy tính nhân văn,..... Cô tiếc văn học Việt nam không thấy nói gì về thời chúng tôi.
   Tôi cám ơn cô vì đã theo chúng tôi đi và cũng động viên cô rằng :
      Chuyến đi cô đã thu thập được khối tư liệu để có thể đưa vào bài giảng thêm sinh động. Nhưng đừng phổ biến kinh nghiệm muốn ăn thịt lợn của đơn vị thì làm như thế nào đó là bí mật nhà binh....
    Tôi mong chuyến đi của chúng tôi là món quà sớm nhân ngày 20/11 tặng cô.  
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2012, 10:36:55 am gửi bởi hong c9d3e866 » Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #547 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 10:32:26 am »

   Dừng lại trước đường vào doanh trại. Các anh có thể nhận ra bằng tấm biển chỉ dẫn đường vào XN Z115. Lòng tôi chợt buồn, định không viết lý do lỗi buồn đó, nhưng hôm nay đọc lời tâm sự của các anh Tai_Lienson, AG1, Tuan@, Thanh63...trong đó có tôi về vấn đề xử lý kỷ luật của các đơn vị thời đó. Ngay từ đầu, tôi đồng ý với việc phải duy trì kỷ luật thép trong quân đội, tuy nhiên các biện pháp xử lý người vi phạm cần công minh, có tính răn đe, giáo dục. Tôi đã kể 1 câu chuyện nhỏ và đồng ý với việc mấy ông bị kỷ luật phải chạy vòng quanh sân.Biện pháp kỷ luật không thể tùy tiện và bừa bãi được. Cũng chính vì vi phạm kỷ luật của cá nhân, vì áp dụng quyền hạn quá mức, nơi đây chúng tôi đau xót để lại 1 sĩ quan tác chiến. Anh vĩnh viễn ra đi, tới tận bây giờ chúng tôi cũng không biết anh đã được đưa về quê cho người thân bạn bè tiện chăm sóc  hay chưa?..Để lại cho tôi lỗi buồn, chua xót, khó nói ra. Vụ này chắc bác Tai_Lienson nắm quá rõ.
   Chúng tôi đi tiếp tới khu vực E bộ đóng, nơi đây được xây dựng lại khang trang để làm trụ sở UBND xã Lâu thượng. Bên phía đối diện, sát núi đất nơi trạm quân y E không có gì thay đổi.
   Đây là nơi E bộ đóng quân

   Định bụng dừng lại loanh quanh thì bộ phận tiền trạm ơi,ới dục phải gấm rút thực hiện hành trình càng sớm càng tốt.
   Chúng tôi lại tiếp tục hướng về điểm mà ngày 15/07/1979 hơn 40 anh em chúng tôi đã dừng lại sau gần 1 tháng hành quân từ K ra. Nơi chúng tôi được sống với đồng bào mình, sau một thời gian xa Tổ quốc.
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #548 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 02:32:09 pm »

Thấy anh Hong c9d3e866, trở lại Bắc Thái để tìm lại dấu xưa, hay là còn tìm những gì..gì nữa không biết!
Chớt nhớ, trong Thần diêu đại hiệp. Cô Long, khi bị nội thương và mất tích ở Đoạn Trường Nhai chỉ có dòng chữ hẹn 16 năm sau tái hợp. Đến kì hạn 16 năm, Dương Quá trở về Đoạn Trường Nhai chờ cô Long, nhưng không gặp. Buồn tình nhảy xuống Tuyệt tình cốc, may mà gặp Cô Long.
Anh Hong c9d3e866, phải để tới hơn 30 năm, quá lâu mới trở lại. Nếu có, nếu còn cô Long, bây giờ điện, nước chắc tắt hết rồi còn gì nữa, hay là:
“Ngày mai rượu hết nghiêng hồ rỗng
Vét chút hương còn ép sát môi.” Miễm là còn chúc gì đó.

Nhớ những năm ấy, có mấy anh bộ đội ngày xuất ngũ, thường hứa hẹn về quê thăm gia đình rồi trở lên.....nhưng rồi có mấy anh thực hiện như lời hẹn, có anh đi mãi về phương Nam xa xôi. Chớt nhớ những vần thơ của Nguyễn Bính:
“Nhưng rồi người khách tình xuân ấy,
Đi biệt không về với bến sông.
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông.

Bỏ thuyền, bỏ lái bỏ dòng sông,
Cô lái đò kia đi lấy chồng.
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông.”

   Ông Nguyễn Bính, để cô lái đò, bỏ bến sông đi lấy chồng đó là kết thúc có hậu, lỡ cô lái đò phải mòn mỏi chờ đợi như người thiếu phụ trong ‘Chinh phụ ngâm’, hay như nàng Tô Thị ôm con chờ chồng (Mà thực sự cũng đã có và cũng đã được gặp...) thì....
     Không biết anh Hong c9d3e866, có gặp được cô Long không, để chờ xem!
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #549 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2012, 05:19:07 pm »

    Chào các anh, các chị.
  Tới cổng nông trường chè Sông cầu


 
 
    Chúng tôi lại lên đường, nơi đóng quân của sư bộ F31 gần dãy núi đất năm xưa vẫn vắng lặng yên bình như ngày trước.
 

   Chúng tôi không vào đó, nơi đây chúng tôi, lính Bến tre, Hải phòng đều nhớ rõ. Xung quanh bao bọc bởi núi đá cao từng đàn khỉ đông đúc đứng trên núi đá nhìn xuống doanh trại và chí chóe ầm ĩ. Cũng vùng đất này, D tôi không nuôi được cả gà, chúng không sống sót được ở đó, toàn lăn ra chết. Sau vụ nổ của Z115 làm ung chuyển Thái nguyên. Z115 phải chuyển vào đây nhưng ở phía ngoài, chúng tôi ở tít bên trong


    ( còn tiếp)
Nông trường sông Cầu thời đói kém  mới từ chiến trường ra bộ đội đã phải tự túc mỗi năm 3 tháng lương thực , lính ta đi làm Kinh tế bằng cách đào rãnh chè thuê cho nông trường để lấy tiền mua gạo .
   Ở đó có nhiều thiên tình sử , đêm đêm vệ binh E đi lùng trên các đồi chè thơ mộng , nhiều đôi bỏ của chạy lấy người . D3 của Hongc9 @nổi lên có Tống Sơn , bây giờ hắn ở trong Nam
   Đường vào khu đóng quân lần thứ 2 là thung lũng Lân Cả , cả E đóng gọn trong đó . Sau này E vào Tràng xá thế chỗ lữ 7 , E pháo binh 4 thế chỗ . Nhưng tại sao tôi không biết Z115 nhỉ . Nhìn ảnh chụp hình thế cũng khác. Hong@ có nhầm chăng
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM