Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 23 Tháng Tư, 2024, 02:04:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc ( phần II )  (Đọc 366460 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamhai_tientien
Thành viên
*
Bài viết: 62


« Trả lời #440 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 10:19:16 am »

xem được rồi ! ngày xưa hồ khe lang không có bờ kè và mặt đập chỉ toàn là đá đỏ!
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #441 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 10:29:07 am »

       Nhìn hình, khung cảnh QuangNinh chụp nhớ hồi đó có một ông phó nháy cũng hay tới chụp hình, lính mới nên cũng siêng chụp, hình kích cỡ chỉ 3x4 nhỏ quá nên tới giờ kiếm lại cũng không thấy.
       Lại nhớ những ngày ấy, “Ngày xưa, ngày xửa mùa tao loạn
                                    Sông tiễn người đi, người tiễn nhau..”

       Những ngày mà ai cũng coi trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc không phải đặc quyền của ai, mọi người đều được bình đẳng trong nghĩa vụ thiêng liêng đó. Ấy vậy mà hồi đó, muốn đi cũng phải xét….đủ điều kiện mới cho đi. Ngày 28/4/1979,  rất nhiều trường hợp tình nguyện nhập ngũ nhưng không cho phụ huynh biết, rồi không được sư đồng ý của phụ huynh.....Có ông biết chắc gia đình không cho đi, nên tối đến gói đồ đoàn lại, cột dây thòng ra ngoài cửa sổ sáng dậy sách cặp đi học bình thường phụ huynh đâu nghi ngờ sai đó lén ôm bọc đồ tập trung cùng trường lên Châu Đốc.
Có ông như chơi trò cút bắt với phụ  huynh, thấy bạn bè, anh em ngày 28/4 đi, y cũng đòi đi nhưng bị ông, bà nhốt lại, kiên quyết không cho đi, y rình trốn ra được, bị cha mẹ đi kiếm, y vào văn phòng Tỉnh ủy trốn, sáng 30/4/1979 theo xe của  Tỉnh ủy lên làm lễ, thành lập đoàn An Giang 1, ngày nhập ngũ  y  ra đi mình không.
       Ngày ấy thật vô tư, chưa biết yêu, chưa biết nhớ, chua vấn vương bụi đời, bụi đường,  không sợ hiểm nguy, chấp nhận ra đi:                           
                 “...Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
                       ....Tây Tiến người đi không hẹn ước
                 Đường lên thăm thẳm một chia phôi..”

        Ngày ra đi, khi tin chiến trường  trên đài, báo nhân dân.. giặc tràn lên bằng biển người, nòng súng nóng đỏ không bắn được nữa....Vẫn đi, không hẹn ngày trở về.

   
                 “..Mai mốt em về trăng thức mãi
               Trải vàng sông cũ nước vừa lên
                Ðất trời lồng lộng thơm da thịt
               Trăng lại cùng em tắm nửa đêm..”

Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #442 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2012, 12:31:53 pm »

Chúc mừng các bác cựu có dịp cùng nhau quay lại quân trường Khe lang qua phóng sự ảnh của bác quangninh.
Cái gì thuộc về ngày đầu đều in đậm trong tâm trí , phải không các bác.
Nhưng bác quangninh ơi! Cảnh đấy nhưng NGƯỜI đâu?

@ AG1 : Tâm trạng của người tân binh ag1 phảng phất chất kiêu bạc, chấp nhận nhỉ! Còn tuanb5 tôi có phần yếu đuối hơn nhiều. Nơi tôi huấn luyện rừng núi bạt ngàn, cỏ lau phơ phất trong gió lạnh đầu mùa. Nhớ nhà, nhớ kỷ niệm mới gần đây thôi mà nay đã xa ngái... Vậy nên trong đầu luôn thấp thoáng bài thơ buồn của thi sĩ Nguyễn Bính:
Tôi đi mãi mãi vào sơn cước
Em vuốt tua rèm cửa vọng lâu
Lá úa Kinh thành rơi ngập đất
Lòng vàng hỏi có nhớ thương nhau?
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2012, 12:58:36 pm gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #443 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 09:37:29 am »

tâm sự của Ag1 cũng chính là tâm trạng của anh em mình ngày đó...lúc đó thật ngây thơ, hồn nhiên và thật yêu đời, nghĩ cuộc đời thật đơn giản
Thôi thì đủ thứ chuyện  gian lận để đăng ký tình nguyện: khai thêm tuổi (mà cũng ngộ, lúc đó cứ khai là được chấp nhận, không cần xác minh...) khi cân không đủ cân thì cho thêm đá vào túi, rồi thì khi không đăng ký kịp thì lấy tên của người đã đăng ký (nhưng trốn mất) để tình nguyện.......vui là thế nhưng khi chính thức nhập ngũ thì cũng ...mất tăm một số không nhỏ, trường hợp này Thanhh 63 có đề cập trước đây....
Mình lúc đứng trên con đập Khe Lang, tâm trạng không sao tả được, nó bần thần, không biết làm gì, đứng một hồi lâu, chợt tỉnh là mình đang đứng trên con đập ngày xưa...lúc đó mới chụp ít tấm hình, nhưng thật tình cũng không bình tĩnh để tính xem phải chụp những chỗ nào...cuối cùng khi về rồi lại thấy tiếc, sao không chụp thêm chỗ này..chỗ kia.....sao không lôi xuống con suối, sao không lội xuống hồ...Mình có lấy được 2 viên đá tại hồ...vậy thôi
Sau đây là một trong những khu vực huấn luyện của D6 năm xưa, gần D Đồng Tháp
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #444 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 02:37:55 pm »

tâm sự của Ag1 cũng chính là tâm trạng của anh em mình ngày đó...lúc đó thật ngây thơ, hồn nhiên và thật yêu đời, nghĩ cuộc đời thật đơn giản
Thôi thì đủ thứ chuyện  gian lận để đăng ký tình nguyện: khai thêm tuổi (mà cũng ngộ, lúc đó cứ khai là được chấp nhận, không cần xác minh...) khi cân không đủ cân thì cho thêm đá vào túi, rồi thì khi không đăng ký kịp thì lấy tên của người đã đăng ký (nhưng trốn mất) để tình nguyện.......vui là thế nhưng khi chính thức nhập ngũ thì cũng ...mất tăm một số không nhỏ, trường hợp này Thanhh 63 có đề cập trước đây....
Mình lúc đứng trên con đập Khe Lang, tâm trạng không sao tả được, nó bần thần, không biết làm gì, đứng một hồi lâu, chợt tỉnh là mình đang đứng trên con đập ngày xưa...lúc đó mới chụp ít tấm hình, nhưng thật tình cũng không bình tĩnh để tính xem phải chụp những chỗ nào...cuối cùng khi về rồi lại thấy tiếc, sao không chụp thêm chỗ này..chỗ kia.....sao không lôi xuống con suối, sao không lội xuống hồ...Mình có lấy được 2 viên đá tại hồ...vậy thôi
Sau đây là một trong những khu vực huấn luyện của D6 năm xưa, gần D Đồng Tháp



Mình nhớ quả đồi này mà, đây là nơi anh em mình dùng cuốc chim để đào hầm hào, công sự theo giáo án huấn luyện, đồi này toàn đá sỏi, đá ong, ... nên để hoàn thiện hệ thống hầm hào công sự cũng tốn khá nhiều cán cuốc  Grin,

Còn dòng đo đỏ: thông tin mới toanh nhe quangninh  Grin, hôm qua ngồi nhắc lại chuyện xưa với đứa em con ông chú từ HN vào thăm mình, ba mình có nhắc đến chi tiết năm 79 khi anh em mình đi, trước khi ra bắc, phụ huynh mình nhận được yêu cầu xác nhận từ phụ huynh đồng ý để con em (anh em chưa đủ tuổi (đặc biệt là "lũ 16") tình nguyện nhập ngũ ra biên giới phía Bắc, không biết mọi người ra sao nhưng ông bô mình nói ngày ấy ông trả lời nó đã quyết, gia đình không cản! Như vậy là các vị ở trên đều biết anh em mình "khai man tuổi" nhưng vì có sự chấp thuận của gia đình, công thêm lũ không biết trời cao đất dày cứ nằng nặc quyết đi ... nên các phụ huynh đành phó cho ... trời đất  Grin      
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #445 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 03:39:19 pm »

     Cũng không biết là ‘ tâm trạng’ gì nữa bác Tuanb5, có khi tại chưa biết ‘trời cao đất dày’ là gì, có khi cũng chỉ là ham vui, ..........., có khi chỉ là ảo vọng về ánh hào quang:

       “..Thăng Long đất lớn chí tung hoành                                                                                             
            Bàng bạc gương hồ ánh mắt xanh                                                                                             
            Một lứa chung tình từ tứ chiếng                                                                                           
            Hội nhau vầy một tiệc quần anh.”

      Có thể vì lý tưởng chăng. Người xưa nói: “Người ta ai cũng có một lần chết, có cái chết nặng như Thái Sơn, có cái chết nhẹ như lông hồng”,  Không biết có đúng không, bởi những người chuyển qua bên kia, không thấy ai quay lại để hỏi cái cảm giác khi đó!  Thôi thì cứ coi như vậy đi.

      Những năm ở Định Hóa có mấy chuyến đi chơi xa, lần đầu là:
      Năm 1981, có lần xin phép đi Hà Nội với Lễ, Tùng, Minh ghé nhà dì của Lễ, ngơ ngáo như khỉ trong rừng ra thành phố. Lúc này, do vẫn còn ngày tết nên vẫn còn nhiều lễ hội, bốn thằng lang thang thăm thú nhiều nơi, ghé nhà anh Thắng cùng trung đội của Lễ nhà ở phố Hàng Than, cũng lai rai tới trưa mới tiếp tục lang thang. Nhưng đáng nhớ nhất là lần đi chơi ghé vườn Bách thảo và vô nhà cười( nhà gương dị dạng) lúc đó là lạ, mới nhất-  bữa đó cười…. cười thật đã.
      Ở chơi mấy ngày, bốn thằng rời thành phố mua vé xe về Thái Nguyên, tại đây không mua được vé xe. Hồi đó ngày có một chuyến xe về Định Hóa, phải xếp hàng, có giấy tờ và phải chờ chực mới mua được vé. Đang loanh quanh  tại bến xe Thái Nguyên thì ông Minh gặp được ông bác người miền Nam, đúng là  ý trời giống như “buồn ngủ mà gặp chiếu manh”, mừng quá xá mừng:   
            “ Cá kèo mà gặp mắm tươi,
    Như nơi đất khách gặp người cố tri”
      Ông bác tên Ng.., bạn chiến đấu với ông già bác Minh. Năm 1954 tập kết ra Bắc cưới vợ, về Thái Nguyên sinh sống và sau năm 1975 không về quê, nhà ông bác này  bán quán phở ở phía sau bến xe Thái Nguyên, may quá bà vợ bác Ng… đi về quê, vốn nhẹ dạ, dễ tính thấy mời “ nhiệt tình”, hay tại thấy mồi phong phú quá….., ở đó chơi mấy ngày (Hình như tới bữa vợ ông bác Ng.. về) mấy thằng mới lên đường về đơn vị, mà cũng không mua được vé xe, bốn thằng lội bộ, có sao đâu- Đã đi từ Nam ra Bắc thì từ Thái Nguyên về Định Hóa có là gì!!!.
       Trên đường về, buổi trưa gặp mấy cô gái đi làm nương về, đi cùng nói chuyện chơi mấy cô rủ ghé nhà chơi- Vì nhẹ dạ,  mấy thằng cũng ghé vào chơi uống nước trà, ăn sắn-  sau đó tạm biệt người mới quen tiếp tục hành quân. Tới chợ Đu, nhằm khi trời cũng gần tối,  ghé E4 bấu chỗ bác Huân, anh Tiến, Hùng… .
        Sáng hôm sau đi nhờ xe chở vât liệu xây dựng, về tới cây số 31 thì xe đi về Bắc Cạn mấy thằng tiếp tục lội bộ về Quán Vuông. Đi chơi Hà Nội mầy ngày, nhưng không thấy ai bàn lên tàu về Nam.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #446 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2012, 10:38:20 pm »


Bác ag1 hồi trẻ có "Thiên hướng" trở thành kẻ lãng du trong cõi trần nhỉ! Tuy chuyến đi HN này chỉ là "Giang hồ vặt" thôi. Nhưng ở 1 hoàn cảnh khác, bác dễ trở thành đệ tử của trường phái cụ Nguyễn Tuân lắm. Để rồi 1 ngày kia trên bước đường lưu lạc:
Rũ áo phong sương bên gác trọ,
Lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang.
Không biết bây giờ bác còn có thú "Xê dịch" nữa không?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #447 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 11:03:30 am »

Ở Long Xuyên có một quán nhậu, chủ quán trang trí trên tường nhà, trần nhà các câu thơ, ca dao... Trong đó có một câu đại khái:
“Giang hồ, ta chỉ giang hồ lẻ,
 Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà”.

Chiều thứ bảy vừa rồi, tổ chức gặp mặt, giao lưu tại nhà bác Huân có ông bạn người Cần Thơ đi lính chung đợt 79- 83, cưới vợ và thành danh ở An Giang. Lại nhắc tới cái làng Tổ ở Định Hóa, nơi đây có mấy gia đình quen biết, thường vô đây tổ chức ăn uống. Bác Thủy nhắc lại ngày đó, bữa nào rảnh hai thằng lội vô làng nhờ nấu nước bồ kết gội đầu. Ngày đó không nhiều loại xà bông gội đầu như bây giờ, chỉ có mùi hương bồ kết, mùi lá sả, lá bưởi ..thương thương lắm, cứ quất quýt tới tận bây giờ.
 Sau này, khi quay về Nam, năm 1984 lên Sài Gòn. Miền Nam thì chỉ hai mùa mưa nắng, mà Sài Gòn thì mưa rồi chợt nắng, những ngày mưa đó có người đi học bị mắc mưa, có hai người trú mưa chung và mùi hương bồ kết trên tóc người, làm một người phải vấn vương, phải nhớ nhung...Khi đó có một bài thơ có tựa:“ Hương bồ kết”, nhưng không nhớ tên tác giả vì đã đọc lâu rồi, câu chữ không biết có sai không:

                        “ Em ngồi hong tóc trong chiều
                                    Hương bồ kết gợí ít nhiều thương yêu”
   
      “Em đi học nhớ mang theo chiếc nón
Trời mùa thu chiều vẫn cứ mưa luôn
Nếu bất chợt chiều nay anh đến đón
Thấy em không mang nón chắc anh buồn
     
      Trời đang nắng bỗng mưa nào ai biết
Mưa ướt rồi mái tóc sẽ phai hương
Anh thương lắm mùi thơm hương bồ kết
Em đi qua thơm suốt cả con đường

      Hương bồ kết chính là hương của mẹ
Em giữ giùm trên mái tóc đông phương
  Trên tóc mẹ em nghe từ thuở bé
Cái mùi thơm kỳ diệu của quê hương
 
        Rồi anh lớn xa dần vòng tay mẹ
Hương tóc người tan lắng tận trong anh
Chiều hôm đó theo em về bước nhẹ
Nghe hương xưa từ đó chẳng xa đành
   
       Em nhớ nhé chiều nay em đi học
Tóc xoã dài để gió đến đưa hương
Trong trí nhớ anh sẽ dành một góc
Để tóc em bay cùng với ngàn hương.”

Như là lời tri ân, ngày phụ nữ việt nam 20-10.
Logged
tuan_qd3
Thành viên
*
Bài viết: 242


« Trả lời #448 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 07:39:47 pm »

Chiều thứ bảy vừa rồi, tổ chức gặp mặt, giao lưu tại nhà bác Huân có ông bạn người Cần Thơ đi lính chung đợt 79- 83, cưới vợ và thành danh ở An Giang. Lại nhắc tới cái làng Tổ ở Định Hóa, nơi đây có mấy gia đình quen biết, thường vô đây tổ chức ăn uống. Bác Thủy nhắc lại ngày đó, bữa nào rảnh hai thằng lội vô làng nhờ nấu nước bồ kết gội đầu. Ngày đó không nhiều loại xà bông gội đầu như bây giờ, chỉ có mùi hương bồ kết, mùi lá sả, lá bưởi ..thương thương lắm, cứ quất quýt tới tận bây giờ.
 Sau này, khi quay về Nam, năm 1984 lên Sài Gòn. Miền Nam thì chỉ hai mùa mưa nắng, mà Sài Gòn thì mưa rồi chợt nắng, những ngày mưa đó có người đi học bị mắc mưa, có hai người trú mưa chung và mùi hương bồ kết trên tóc người, làm một người phải vấn vương, phải nhớ nhung...Khi đó có một bài thơ có tựa:“ Hương bồ kết”, nhưng không nhớ tên tác giả vì đã đọc lâu rồi, câu chữ không biết có sai không:

Lính thời đó toàn gặt quần áo, gội đầu bằng xà phòng 72, nhiều khi lấy nước từ một quả chanh hoặc khế để gội đầu, mấy cô DT ở Bắc Thái còn chỉ cho tụi em dùng nước bồ kết để giặt áo len và áo mút, phải công nhận áo rất sạch, thơm mà không bị dãn.

Bài thơ "Hương bồ kết " sau được phổ nhạc là bài hát "Tóc em vẫn là hương của mẹ" đấy bác ạ ! http://www.art2all.net/tho/hanguyendung/huongboket.html
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười, 2012, 07:52:34 pm gửi bởi tuan_qd3 » Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #449 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2012, 03:02:26 pm »

...
Bác Thủy nhắc lại ngày đó, bữa nào rảnh hai thằng lội vô làng nhờ nấu nước bồ kết gội đầu. Ngày đó không nhiều loại xà bông gội đầu như bây giờ, chỉ có mùi hương bồ kết, mùi lá sả, lá bưởi ..thương thương lắm, cứ quất quýt tới tận bây giờ.
...

Lính thời đó toàn gặt quần áo, gội đầu bằng xà phòng 72, nhiều khi lấy nước từ một quả chanh hoặc khế để gội đầu, mấy cô DT ở Bắc Thái còn chỉ cho tụi em dùng nước bồ kết để giặt áo len và áo mút, phải công nhận áo rất sạch, thơm mà không bị dãn.
...

Trời! AG1 và bác thuyE24 cũng điệu đàng ghê, mà nói thật, không chỉ khi còn trong quân ngũ, mà ngay cả thời trước 79 khi còn ở nhà giỏi lắm gội đầu bằng xà bông tắm là dữ lắm rồi, nhìn các chị, các mẹ gội đầu = bồ kết tóc cứ mướt rượt nhưng lúc đó chỉ nghĩ bồ kết dành cho chị em, chứ anh em mình có xà bông tắm là tốt rồi, mà nếu có Lux, Cammy ... bển gửi về thì tắm gội in ít thôi, chủ yếu là qua nước, chứ không dám xài lâu, sợ ... hết ( hồi đó mấy cục xà bông tắm này mắc ve kêu  Grin)...

Còn trong lính thì ... chay hết, xà bông phát đâu đủ dùng, tắm, giặt, gội đầu bằng ... tay không, chủ yếu có cảm giác "sạch" là được. Ngày ấy nhìn bộ đồ lính giặt chay ngoài suối lúc khô loang loang lổ lổ vì những vệt bẩn giặt không đi, nhưng biết làm sao, đã cố hết sức rồi, dùng cả đá cuội để chải, để đập mà các vết bẩn cứ trơ trơ, ngày ấy mấy ông tide, OMO mà có thì tha hồ mà quảng cáo đối chứng!  Grin   
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM