Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:54:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc ( phần II )  (Đọc 366416 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #360 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 11:33:56 am »

Năm 1979 , quân đoàn 3 nằm trải dài  trên 2 tỉnh Bắc thái và Hà tuyên.
Miền núi phía Bắc bao giờ cũng làm cho người đồng bằng có dịp đặt chân tới đó 1 cảm giác lạ lẫm xen chút tò mò.
Đồi núi điệp trùng, tưởng chừng kéo dài vô tận. Đồi chè tròn như bát úp. Đồi cọ lấp lóa mỗi hoàng hôn. Mấy ngôi nhà sàn thấp thoáng lơ mơ nghủ...
Những đoạn đường đèo heo hút. Mõ trâu khua lốc cốc sau vạt rừng thưa...
Và chiều rơi rất nhanh, thoáng chốc bóng tối đã tràn từ khe núi xuống, trườn từ con suối cạn lên. Lập lòe đom đóm bay.
Thời kỳ đầu, chúng tôi thích thú những phiên chợ với những sản vật vùng rừng.Cách 5 ngày chợ lại họp 1 phiên, từ mờ sáng bà con các dân tộc ở các bản làng xa xôi từng tốp đổ về chợ. Thấy góc chợ xúm đông người tôi đến xem. Một cảnh tượng tôi chưa từng thấy ở các phiên chợ dưới xuôi: 1con trăn cỡ chừng chục ký được buộc dọc chắc chắn vào cái thang, 1 đầu thang đặt ghếch lên thân cây đa, nơi phần đầu con trăn vẫn đang ngọ nguậy vô vọng. Phần đuôi gần chấm đất bị cắt đang rỏ tiết vào can rượu to. Cứ 2 hào 1 ly, ai có nhu cầu thêm tiết thì tự hứng từ cái đuôi con trăn. Nghe chuyện của người từng ra nước ngoài về kể, ở xứ bọn tư bản giãy chết có những cửa hàng bán bia hơi, uống bao nhiêu tùy ý vặn vòi hệt như ta vặn nước máy. Đã tưởng là ghê, nhưng so với phiên chợ Quán Vuông nọ thì làm sao hoành tráng bằng.Trai làng, gái bản, bộ đội rất đông vui. Sau này, vệ binh trung đoàn hạn chế cho bộ đội vào chợ.
Về ẩm thực, Định hóa là vùng đất đa sắc tộc nên văn hóa phong phú, dĩ nhiên mặt ẩm thực cũng vậy. Có lẽ khi rảnh phải ghi lại kẻo lâu ngày quên mất. Người Tày có món bánh trứng kiến ( trứng của con kiến rừng ),người Hoa lại đặc sắc với món khâu nhục ăn với xôi nếp trắng. Tôi đã xem người Hoa làm món ăn này. Rất kỳ công.
Thanh 63 và các bác Nam bộ hẳn đã có lần ăn bánh chưng Bờ Đậu rồi phải không ? ( lính f 10 và f 320 hẳn không ai lạ, nếu có dịp về Thái  nguyên đều phải đi qua ngã 3 Bờ Đậu ). Bánh chưng khá ngon và rẻ. Hôm vừa rồi qua chợ mua chút thức ăn, chợ ngay gần nhà. Chợt thấy 1 hàng treo biển bánh chưng Bờ Đậu tôi ngạc nhiên quá, hỏi cô bán hàng và được giải thích, cửa hàng cô bán bánh chưng Bờ Đậu Thái nguyên " xịn trăm phần trăm". Thế mới hay giờ đây nó đã có thương hiệu đàng hoàng rồi. Mua 1 cặp về ăn .Chà, ngon thật , chứ không phải do " Thiên vị " gì đâu nhé.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #361 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2012, 03:57:59 pm »

Có người hỏi: Thời gian ở lính sao không thấy học hành, tập tành gì?...
Đúng ra là thời gian ở lính, cũng có nhiều lần đơn vị tổ chức các đợt  huấn luyện, tập chiến thuật hợp đồng chiến đấu các cấp, như chiến dịch K82 hợp đồng chiến đấu cấp Sư đoàn …vv. Hỏi sao không thấy nhắc tới: Đó là công việc, bổn phận…. của người lính, chuyện nghiêm túc.., để người khác nhớ- mình thì nhắc, nhớ chuyện ăn chơi… linh tinh thôi cho nó  phẻ cái đầu!
Sống mà được thong thả như ông Tú Xương: “Cao lâu thường ăn quỵt/ Thổ đ... lại chơi lường”.  Nhưng muốn sống được như ông thì  đâu phải cứ muốn là được.

Lần trước có hỏi: Không biết hiện giờ anh Tuanb5 đang ở tỉnh nào vậy?. Thấy anh biết, nhờ về Phượng Tiến nhiều quá, tôi nhớ hồi ở K4, có biết anh Tuấn quân lực C3, hình như là người Hải Hưng. Ở Thái Nguyên cũng có anh Tuấn đợt đi hồ núi Cốc năm 1981 có ghé nhà chơi.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #362 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 09:14:44 am »

Năm 1979 , quân đoàn 3 nằm trải dài  trên 2 tỉnh Bắc thái và Hà tuyên.
Miền núi phía Bắc bao giờ cũng làm cho người đồng bằng có dịp đặt chân tới đó 1 cảm giác lạ lẫm xen chút tò mò.
Đồi núi điệp trùng, tưởng chừng kéo dài vô tận. Đồi chè tròn như bát úp. Đồi cọ lấp lóa mỗi hoàng hôn. Mấy ngôi nhà sàn thấp thoáng lơ mơ nghủ...
Những đoạn đường đèo heo hút. Mõ trâu khua lốc cốc sau vạt rừng thưa...
Và chiều rơi rất nhanh, thoáng chốc bóng tối đã tràn từ khe núi xuống, trườn từ con suối cạn lên. Lập lòe đom đóm bay.
Thời kỳ đầu, chúng tôi thích thú những phiên chợ với những sản vật vùng rừng.Cách 5 ngày chợ lại họp 1 phiên, từ mờ sáng bà con các dân tộc ở các bản làng xa xôi từng tốp đổ về chợ. Thấy góc chợ xúm đông người tôi đến xem. Một cảnh tượng tôi chưa từng thấy ở các phiên chợ dưới xuôi: 1con trăn cỡ chừng chục ký được buộc dọc chắc chắn vào cái thang, 1 đầu thang đặt ghếch lên thân cây đa, nơi phần đầu con trăn vẫn đang ngọ nguậy vô vọng. Phần đuôi gần chấm đất bị cắt đang rỏ tiết vào can rượu to. Cứ 2 hào 1 ly, ai có nhu cầu thêm tiết thì tự hứng từ cái đuôi con trăn. Nghe chuyện của người từng ra nước ngoài về kể, ở xứ bọn tư bản giãy chết có những cửa hàng bán bia hơi, uống bao nhiêu tùy ý vặn vòi hệt như ta vặn nước máy. Đã tưởng là ghê, nhưng so với phiên chợ Quán Vuông nọ thì làm sao hoành tráng bằng.Trai làng, gái bản, bộ đội rất đông vui. Sau này, vệ binh trung đoàn hạn chế cho bộ đội vào chợ.
Về ẩm thực, Định hóa là vùng đất đa sắc tộc nên văn hóa phong phú, dĩ nhiên mặt ẩm thực cũng vậy. Có lẽ khi rảnh phải ghi lại kẻo lâu ngày quên mất. Người Tày có món bánh trứng kiến ( trứng của con kiến rừng ),người Hoa lại đặc sắc với món khâu nhục ăn với xôi nếp trắng. Tôi đã xem người Hoa làm món ăn này. Rất kỳ công.
Thanh 63 và các bác Nam bộ hẳn đã có lần ăn bánh chưng Bờ Đậu rồi phải không ? ( lính f 10 và f 320 hẳn không ai lạ, nếu có dịp về Thái  nguyên đều phải đi qua ngã 3 Bờ Đậu ). Bánh chưng khá ngon và rẻ. Hôm vừa rồi qua chợ mua chút thức ăn, chợ ngay gần nhà. Chợt thấy 1 hàng treo biển bánh chưng Bờ Đậu tôi ngạc nhiên quá, hỏi cô bán hàng và được giải thích, cửa hàng cô bán bánh chưng Bờ Đậu Thái nguyên " xịn trăm phần trăm". Thế mới hay giờ đây nó đã có thương hiệu đàng hoàng rồi. Mua 1 cặp về ăn .Chà, ngon thật , chứ không phải do " Thiên vị " gì đâu nhé.

Em không biết có đơn vị nào của QĐ 3 nằm bên kia đèo Khế hay không, nhưng nằm bên này đèo là E 52 của F 320, và một thông tin em cũng mới biết qua thằng bạn lính Hậu Giang của E 977, F31, trong những năm tháng đó lại đóng ở Bắc Sơn ( Lạng Sơn ) còn các E còn lại vẫn đóng ở Võ Nhai (Bắc Thái).

Bên Đại Từ những năm đó chợ cũng họp mùng 3, mùng 8 hàng tháng, đám lính cũng khoái ra chợ lắm vì chợ vùng cao cũng giống như ngày hội vậy, nam thanh nữ tú đủ các sắc tộc trong huyện mặc những trang phục truyền thống của họ đổ về chợ thị trấn ( ngày đó cả huyện Đại Từ hình như chỉ có duy nhất 1 chợ ở thị trấn Đại Từ ) và các chú lính ta thoải mái mà ngắm. Nói ra chợ là nói đi chơi, chứ có tiền đâu mà mua với sắm, nếu có tiền thì cũng chỉ mua nổi mấy bó rau xà lách, mấy quả cà chua, lọn hành lá, cục mỡ nhỏ cột toòng teng trong cái dây lạt ... để về "cải thiện ăn tươi" món rau xà lách chấm với nước chấm cà chua nổi lều phều mấy miếng tép mỡ ... Nhưng cái mong muốn nhỏ nhoi đi dạo chợ cũng bị cấm tiệt, vệ binh F có trạm ngay ngã ba bưu điện thị trấn Đại Từ, và thường xuyên "lùng xục" trong chợ. Ngoại trừ lính tiếp phẩm được phép vào chợ, anh em nảy ra sáng kiến làm lính gánh rau cho tiếp phẩm, vậy là cũng thoát. Sau này khi trạm vệ binh có ông S. trưởng trạm lính Tiền Giang, anh em miền Nam cũng thoải mái hơn khi dạo chợ.  Grin
 
Còn bánh chưng Bờ Đậu, hôm rồi về Đại Từ, em cũng nghe quảng cáo nhiều và cứ ngây người chả nhớ gì về "thương hiệu" này, nhiều người bảo mang tiếng lính đóng quân ở Bắc Thái mà không biết bánh chưng Bờ Đậu ngon như thế nào, em chịu không nhớ nổi. Có lẽ những ngày đó thương hiệu nổi tiếng của Bắc Thái nhắc đến nhớ ngay và đi đâu cũng cố có 1 ít làm quà, đó là chè Thái, nên những thứ khác ( như bánh chưng Bờ Đậu chẳng hạn ) bị luốt mất bởi thương hiệu nổi tiếng này. Vả lại ngày đó bánh chưng là thứ xa xỉ, gạo ăn còn không có lấy đâu nếp mà gói bánh bán, có thể "thương hiệu" bánh chưng Bờ Đậu sau này mới nổi lên và thu hút sự chú ý, chứ ngày đó tụi em chỉ ăn thứ bánh được gọi là bánh tẻ được bán nhiều trong các quán nước ven đường mỗi khi lãnh phụ cấp.

Còn tại ngã ba Bờ Đậu, ấn tượng nhất khi đi qua đây là trạm kiểm soát liên ngành ( CA, bộ đội, thuế vụ), mỗi lần gần đến ngả ba, bác tài lại nhắc ai có hàng cấm ( chè ... ) làm ơn xuống xe đi bộ tắt vào làng rồi vòng ra đường cái, xe sẽ chờ ..., mỗi khi đến trạm, bộ 3 ấy lại lên lùng xục, nghĩ lại thấy vẫn rờn rợn  Shocked
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #363 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 09:54:28 am »

Có người hỏi: Thời gian ở lính sao không thấy học hành, tập tành gì?...
Đúng ra là thời gian ở lính, cũng có nhiều lần đơn vị tổ chức các đợt  huấn luyện, tập chiến thuật hợp đồng chiến đấu các cấp, như chiến dịch K82 hợp đồng chiến đấu cấp Sư đoàn …vv. Hỏi sao không thấy nhắc tới: Đó là công việc, bổn phận…. của người lính, chuyện nghiêm túc.., để người khác nhớ- mình thì nhắc, nhớ chuyện ăn chơi… linh tinh thôi cho nó  phẻ cái đầu!
Sống mà được thong thả như ông Tú Xương: “Cao lâu thường ăn quỵt/ Thổ đ... lại chơi lường”.  Nhưng muốn sống được như ông thì  đâu phải cứ muốn là được.

Lần trước có hỏi: Không biết hiện giờ anh Tuanb5 đang ở tỉnh nào vậy?. Thấy anh biết, nhờ về Phượng Tiến nhiều quá, tôi nhớ hồi ở K4, có biết anh Tuấn quân lực C3, hình như là người Hải Hưng. Ở Thái Nguyên cũng có anh Tuấn đợt đi hồ núi Cốc năm 1981 có ghé nhà chơi.


Hầy, bác tuanb5 có vẻ "bí mật" nhềy  Grin, hai bác cùng D, E cùng F này "bí mật" ghê, chả bù cho anh em chúng em trong "quân khu bể" chả cần cùng đơn vị, cùng quê, cùng đợt nhập ngũ, chỉ cần ... cùng lính là "chơi" tới bến  Grin. Mạng là ảo, nhưng anh em lính mình cái tình là thật, cái đó mới quý phải không các bác, hôm qua anh em khu bể chúng em thôi thì đủ "sắc lính" đủ thế hệ, đủ màu ... tóc ... cùng họp nhau lại hò hét đón tiếp 3 ông từ QKTĐ và khu eo "di lý" vào .... giờ giọng vẫn khàn đặc, lính mà ... có gì ngăn cách nổi ta đến với nhau phải không các bác  Grin 
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #364 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 10:21:44 am »

Nghe amh Tuanb5,  nói  về bánh trứng kiến mới nhớ lại  thời gian ở Định Hóa tuy đi ăn chực rất nhiều nhưng có hai món không thể nào quên,  đó là lần ăn thịt gà trống thiến như đã kể lần trước, hai là ăn bánh trứng kiến tại nhà bá Hạnh ở làng Tràng, xã Tân Dương.

Tiếc là không nhớ, làm bánh trứng kiến là dịp ngày lễ hay ngày Rằm(không biết anh Tuanb5 nhớ không),  nhà Bá Hạnh (người chồng đã mất) có ông cụ và 4 người con, người con trai đầu nhỏ hơn tôi khoảng 2 tuổi và ba cô con gái. Đây là gia đình mà tôi có thời gian sống lâu nhất, nhiều kỷ niệm nhất, có thế nói gia đình bá Hạnh coi như con,  tết đến là nhắn phải vào ở chơi mấy ngày Tết. Mới đây nhờ có chị L.  ở xã Phượng Tiến mà tôi đã nối liên lạc được với gia đình bá Hạnh.
Chiều hôm đó, tôi và Năm vào nhà bá Hạnh chắc là dịp lễ gì đó nên có thịt, rượu.. bánh trứng kiến, lần đầu tiên ăn loại bánh này có thể nói là lạ miệng, ngon khó tả. Chỉ nhớ là rất ngon nên khi tối về, bá Hạnh có gói thêm cho mấy cái bánh đem về đơn vị, tuy đã ăn uống no say rồi nhưng đi dọc đường hai thằng mầm hết luôn mấy cái bánh, tới giờ mỗi khi có dịp gặp nhau là hai thằng nhắc tới món bánh trứng kiến nhà bá Hạnh-, như ông bà có nói: “..Miếng ngon nhớ lâu”

Và cũng tiếc là  không biết cách thức làm bánh ra sao.
Logged
tuan_qd3
Thành viên
*
Bài viết: 242


« Trả lời #365 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 10:42:33 am »

Nghe amh Tuanb5,  nói  về bánh trứng kiến mới nhớ lại  thời gian ở Định Hóa tuy đi ăn chực rất nhiều nhưng có hai món không thể nào quên,  đó là lần ăn thịt gà trống thiến như đã kể lần trước, hai là ăn bánh trứng kiến tại nhà bá Hạnh ở làng Tràng, xã Tân Dương.

Tiếc là không nhớ, làm bánh trứng kiến là dịp ngày lễ hay ngày Rằm(không biết anh Tuanb5 nhớ không),  nhà Bá Hạnh (người chồng đã mất) có ông cụ và 4 người con, người con trai đầu nhỏ hơn tôi khoảng 2 tuổi và ba cô con gái. Đây là gia đình mà tôi có thời gian sống lâu nhất, nhiều kỷ niệm nhất, có thế nói gia đình bá Hạnh coi như con,  tết đến là nhắn phải vào ở chơi mấy ngày Tết. Mới đây nhờ có chị L.  ở xã Phượng Tiến mà tôi đã nối liên lạc được với gia đình bá Hạnh.
Chiều hôm đó, tôi và Năm vào nhà bá Hạnh chắc là dịp lễ gì đó nên có thịt, rượu.. bánh trứng kiến, lần đầu tiên ăn loại bánh này có thể nói là lạ miệng, ngon khó tả. Chỉ nhớ là rất ngon nên khi tối về, bá Hạnh có gói thêm cho mấy cái bánh đem về đơn vị, tuy đã ăn uống no say rồi nhưng đi dọc đường hai thằng mầm hết luôn mấy cái bánh, tới giờ mỗi khi có dịp gặp nhau là hai thằng nhắc tới món bánh trứng kiến nhà bá Hạnh-, như ông bà có nói: “..Miếng ngon nhớ lâu”

Và cũng tiếc là  không biết cách thức làm bánh ra sao.


Phải cái món này không các bác :

Bánh trứng kiến
 
Là loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày ở Cao Bằng thường có vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm. Đây là thời gian sinh trưởng mạnh của loại kiến đen trong rừng. Trong chuyến đi rừng, người Tày thường tìm loại trứng này về để làm món bánh trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày).
Lấy được loại trứng này cũng là một kỳ công và phải là người có hiểu biết và kinh nghiệm, nếu không sẽ lấy nhầm loại kiến độc gây nguy hiểm khi làm bánh. Mỗi tổ kiến đen chỉ cho chừng 2 đến 3 chén trứng kiến. Vì thế để làm món bánh này, người Tày phải mất cả ngày đi tìm thứ "đặc sản" lạ lùng của núi rừng nơi đây. Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao..
Thành phần của bánh gồm bộp nếp nương, trứng kiến và lá non của cây vả.  Chọn lá làm bánh phải chọn loại lá bánh tẻ, không quá non và không quá già. Vì nếu lá non quá, lá dày khi hấp lên bánh chín thì lá nát không cầm được bánh, còn nếu lá già quá thì bánh ăn dai không còn vị thơm của lá.
Gạo nếp có pha một ít gạo tẻ để bột đỡ dẻo. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải. Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải, chú ý không trải ra hết mép lá để khi hấp chỗ lá đó xoăn lại thành mép bột không tràn ra ngoài.
Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi chiến lá lại kế đó đem vào khay hấp. Khi bánh chín đem ra để nguội rồi dùng kéo cắt ra từng miếng vuông vừa phải. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.

Và đây nữa ạ
Đây là món ăn độc đáo của người Tày ở Cao Bằng. Bánh được làm từ bột gạo nếp, trứng kiến, lá vả. Bột nếp tốt được chế biến từ giống nếp "Vì pất" (Mỡ vịt-tiếng Tày). Khi đồ xôi hay nấu cơm hoặc làm bánh thì loại nếp này thơm đặc biệt, dẻo và ngọt.
Trứng kiến không phải ở đâu cũng có và không phải loại kiến nào cũng cho trứng để làm bánh. Người Tày Cao Bằng khai thác trứng từ loài kiến lành, làm tổ ở cành cây có gai như cây găng trên đồi núi.
Bột nếp có thể làm từ bột khô hoặc bột ướt. Những người có kinh nghiệm khi làm bánh trứng kiến thường pha một tỷ lệ nhất định bột gạo tẻ, chất lượng bánh sẽ ngon hơn. Chẳng khác gì làm bánh giậm ở xuôi. Bột gạo được dát mỏng vừa phải, dày cỡ nửa phân rồi áp vào lá vả non. Tiếp đến là cho trứng kiến đã xào, rang rải đều trên mặt miếng bột, rồi cho tiếp lá vả áp trên mặt nhân trứng kiến. Để miếng bánh đẹp, thường người ta cắt miếng bánh vuông vức. Bánh được hấp cách thủy cho tới chín. Khi ăn cũng đừng tìm cách bóc tách lá vả đi, mà có muốn bóc cũng rất khó bởi lá sau khi được hấp chín đã dính chặt vào bánh. Ăn miếng bánh trứng kiến có đủ hương vị của rừng, đồng quê, đậm đà của muối biển.
(Theo Văn hoá nghệ thuật Ăn uống)

Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #366 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 05:59:11 pm »

 
Đóng quân nơi đâu, ngoài chức trách quân nhân tôi thích thú tìm hiểu 2 thứ, đó là lịch sử vùng đất và văn hóa ẩm thực. Định hóa - Bắc thái là vùng đất tôi gắn bó khá lâu, quá nửa đời lính, nên những góp nhặt nho nhỏ đó, tôi lấy làm " chất liệu" viết bài trò chuyện cùng anh em QĐ3 nói chung và các bác cựu binh Nam bộ nói riêng. Bởi chúng ta có 1 điểm chung ở cái thời trai trẻ ...
Nhưng , thú thực với các bác. Để chiều theo 2 cái sở thích riêng ấy, tôi bị bọn bạn lính kê kích nhiều lắm. Có 1 lần ở thị trấn Chợ Chu, thằng Huy cằn nhằn tôi rằng " Ăn uống còn có lý, chứ lịch sử phỏng có ích lợi gì! ". Rồi nhất quyết ngồi hàng nước với cô chủ quán xinh đẹp, bỏ mặc tôi lọ mọ trèo lên cái nhà tù lừng danh mà thực dân Pháp xây dựng hàng trăm năm trước. À, không biết bác ag1 và các bác đã lần nào trèo lên đó chưa? Nó chỉ cách tiệm ảnh ông Sĩ mà bác ag1 kỷ niệm " lính sữa " chưa đầy 1 km. Cái nhà tù đó khuất  sau triền đồi nên nếu không để ý sẽ không nhìn thấy được.
 Đóng quân ở Định hóa mà chưa 1lần đến thăm nhà tù Chợ Chu , theo tôi, là đáng tiếc.
Còn về bánh trứng kiến, đúng là quá ngon phải không bác ag1. Về đại thể, nó như bài báo mà bác tuan_qđ3 đã trích dẫn. Ở đây ,  tôi chỉ xin bổ sung 2 điều bác quan tâm.
Thứ nhất, bánh trứng kiến được bà con dân tộc Tày làm vào dịp tháng 3 âm lịch. Về mặt tâm linh, bà con rất coi trọng ngày thanh minh " Thanh minh trong tiết tháng ba "-KIỀU - không khác biệt với người Kinh. Có điều lúc dọn mộ, họ không đắp thêm mà xẽ phạt sạch cỏ toàn bộ ngôi mộ, cuối cùng thì khoanh 1 đám cỏ mới đặt lên trên. Dịp này họ làm cỗ rất to để cúng ông bà. Về mặt sinh vật học, đây là mùa kiến đẻ trứng.
Thứ hai, cách làm bánh trứng kiến không khó lắm ( hỏi thêm kinh nghiệm của anh nuôi thanh63 ). Sau khi vào rừng chặt cành cây mà kiến làm tổ về nhả rồi. Quan trọng là ...đuổi cho hết kiến đi mà chúng không ôm theo trứng ( Kiểu như tập kích vào doanh trại, không cho kịp mang ba lô báo động di chuyển  Grin Grin Grin )
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #367 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 07:02:11 pm »


Đóng quân nơi đâu, ngoài chức trách quân nhân tôi thích thú tìm hiểu 2 thứ, đó là lịch sử vùng đất và văn hóa ẩm thực. Định hóa - Bắc thái là vùng đất tôi gắn bó khá lâu, quá nửa đời lính, nên những góp nhặt nho nhỏ đó, tôi lấy làm " chất liệu" viết bài trò chuyện cùng anh em QĐ3 nói chung và các bác cựu binh Nam bộ nói riêng. Bởi chúng ta có 1 điểm chung ở cái thời trai trẻ ...
Nhưng , thú thực với các bác. Để chiều theo 2 cái sở thích riêng ấy, tôi bị bọn bạn lính kê kích nhiều lắm. Có 1 lần ở thị trấn Chợ Chu, thằng Huy cằn nhằn tôi rằng " Ăn uống còn có lý, chứ lịch sử phỏng có ích lợi gì! ". Rồi nhất quyết ngồi hàng nước với cô chủ quán xinh đẹp, bỏ mặc tôi lọ mọ trèo lên cái nhà tù lừng danh mà thực dân Pháp xây dựng hàng trăm năm trước. À, không biết bác ag1 và các bác đã lần nào trèo lên đó chưa? Nó chỉ cách tiệm ảnh ông Sĩ mà bác ag1 kỷ niệm " lính sữa " chưa đầy 1 km. Cái nhà tù đó khuất  sau triền đồi nên nếu không để ý sẽ không nhìn thấy được.
 Đóng quân ở Định hóa mà chưa 1lần đến thăm nhà tù Chợ Chu , theo tôi, là đáng tiếc.
Còn về bánh trứng kiến, đúng là quá ngon phải không bác ag1. Về đại thể, nó như bài báo mà bác tuan_qđ3 đã trích dẫn. Ở đây ,  tôi chỉ xin bổ sung 2 điều bác quan tâm.
Thứ nhất, bánh trứng kiến được bà con dân tộc Tày làm vào dịp tháng 3 âm lịch. Về mặt tâm linh, bà con rất coi trọng ngày thanh minh " Thanh minh trong tiết tháng ba "-KIỀU - không khác biệt với người Kinh. Có điều lúc dọn mộ, họ không đắp thêm mà xẽ phạt sạch cỏ toàn bộ ngôi mộ, cuối cùng thì khoanh 1 đám cỏ mới đặt lên trên. Dịp này họ làm cỗ rất to để cúng ông bà. Về mặt sinh vật học, đây là mùa kiến đẻ trứng.
Thứ hai, cách làm bánh trứng kiến không khó lắm ( hỏi thêm kinh nghiệm của anh nuôi thanh63 ). Sau khi vào rừng chặt cành cây mà kiến làm tổ về nhả rồi. Quan trọng là ...đuổi cho hết kiến đi mà chúng không ôm theo trứng ( Kiểu như tập kích vào doanh trại, không cho kịp mang ba lô báo động di chuyển  Grin Grin Grin )

Di tích CM: Nhà tù Chợ Chu ( bác tuanb5 xem có phải nơi bác từng khám phá không ? )


Và hình Định Hóa ở nguồn này http://www.panoramio.com/photo/73370296 bác tuanb5 có thể xem thoải mái  Grin

Còn vụ làm bánh trứng kiến thì em chịu, 1 năm anh nuôi dạy cho em biết mỗi làm "nắp hầm hấp" không phải luộc như bên bác, còn sau về lại C thì chữ thầy trả hết cho thầy  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #368 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2012, 10:38:25 pm »

Chính xác luôn, bác thanh 63 !
Nhưng... sao thế nhỉ. Quen quen, lạ lạ. Thôi đúng rồi. Chị Hai quan họ đi thẩm mỹ viện để đi thi next top model đây mà. Có lẽ nơi đây trở thành điểm du lịch chăng? Ngày trước chỗ này cây cối rậm rạp lắm. Nay bê tông, tay vịn, biển chỉ dẫn... Cũng mừng cho địa phương Định hóa. Song, cầu trời họ đừng phá phách những gì từ xưa để lại, những dấu tích từ trăm năm trước ở phía bên trên (trong ảnh là lối lên, nhà tù còn trên cao nữa, sau khi đã qua 1 lối nhỏ độc đạo ).Bởi chính nó mới là di tích, mới là lịch sử đem lại giá trị .Chứ còn... .Tôi rất ớn mấy kiểu tôn tạo. phục dựng của các cha văn hóa xứ ta lắm, các bác có thấy vậy không?
Hồi còn ở Đại từ, chỗ tôi đóng quân có con suối to. Dịp này hằng năm nước rất lón nhất là khi có lũ. Con suối hôm qua còn dịu dàng là thế, buổi trưa bọn tôi hay đi bắn những con tôm càng đem nướng ăn. Ấy vậy chỉ qua 1 đêm nó bỗng đỏi tính , hung dữ vô cùng . Mùa này năm xưa, bác ag1 muốn vào Phượng Tiến ắt phải lột quần dài khi lội qua suối là cái chắc Grin . Còn vào Tân Dương cầu treo lắt lẻo đung đưa. Ngoài nhà Bá Hạnh bác ấy còn" động lực thúc đẩy" nào nữa mà vào tận làng Tràng. THua bác luôn.   Huh                     
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2012, 12:14:26 am gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #369 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2012, 11:22:39 am »

Chính xác luôn, bác thanh 63 !
Nhưng... sao thế nhỉ. Quen quen, lạ lạ. Thôi đúng rồi. Chị Hai quan họ đi thẩm mỹ viện để đi thi next top model đây mà. Có lẽ nơi đây trở thành điểm du lịch chăng? Ngày trước chỗ này cây cối rậm rạp lắm. Nay bê tông, tay vịn, biển chỉ dẫn... Cũng mừng cho địa phương Định hóa. Song, cầu trời họ đừng phá phách những gì từ xưa để lại, những dấu tích từ trăm năm trước ở phía bên trên (trong ảnh là lối lên, nhà tù còn trên cao nữa, sau khi đã qua 1 lối nhỏ độc đạo ).Bởi chính nó mới là di tích, mới là lịch sử đem lại giá trị .Chứ còn... .Tôi rất ớn mấy kiểu tôn tạo. phục dựng của các cha văn hóa xứ ta lắm, các bác có thấy vậy không?
Hồi còn ở Đại từ, chỗ tôi đóng quân có con suối to. Dịp này hằng năm nước rất lón nhất là khi có lũ. Con suối hôm qua còn dịu dàng là thế, buổi trưa bọn tôi hay đi bắn những con tôm càng đem nướng ăn. Ấy vậy chỉ qua 1 đêm nó bỗng đỏi tính , hung dữ vô cùng . Mùa này năm xưa, bác ag1 muốn vào Phượng Tiến ắt phải lột quần dài khi lội qua suối là cái chắc Grin . Còn vào Tân Dương cầu treo lắt lẻo đung đưa. Ngoài nhà Bá Hạnh bác ấy còn" động lực thúc đẩy" nào nữa mà vào tận làng Tràng. THua bác luôn.   Huh                      

Tất nhiên là phải là lạ rồi, bác vẫn còn tìm được nét quen là may lắm đó, tốc độ phát triển của VN vào hàng top, nên " tôn tạo kiểu xây mới" di tích  cũng tiến hơn vũ bão  Grin... mà người ta cũng đang "hầu thượng" đế để người móc hầu bao mà, các bác bây giờ cũng ngoại ngũ tuần rồi, cầu thang, lan can sợ cũng chẳng còn sức mà bám, mà bước ... chứ đừng nói chuyện leo, nếu có tiền họ dám sắm cả thang máy, cáp treo cho các bác ấy chứ. Thật tiếc là mấy cái "di tích CM" này chỉ thu hút mấy thằng già là nhiều, còn đám trẻ thì chúng chui tọt vào vũ trường, phòng game ... nên chưa có tiền để nâng cấp "di tích" cho hiện đại hơn  Grin Cầu trời họ có đủ tiền lâu lâu một vài.... thế kỷ để chầm chậm ... "phá và xây mới" thật nhiều di tích  Grin không thì bác chẳng còn chút quen nào mà nhận ra chúng!  Grin

Còn nói về màn lội qua suối mùa nước lớn  Wink... cũng may là anh em mình đóng quân không sát chân núi, nên suối đoạn những này cũng mạnh nhưng không khủng khiếp như nơi đầu nguồn. Những lúc gặp nước lớn, tụi em có mánh: tụt quần dài, buông áo phủ "khu trung tâm" rồi men theo dòng nước mà qua suối, vạt áo phủ "khu trung tâm" tùy theo mép nước mà cơ động lên xuống, ngán ngại nhất khi vượt suối mà gặp chị em thì kể như tiêu vì cứ ngâm dưới suối cho đến khi "an toàn" mới dám lên. Nói bác đừng cười, qua suối mà ướt nhẹp thì chỉ có nước quay về, nên cứ ... bán nhộng cho tiện  Wink. Còn đoạn qua cầu treo lúc mưa gió thì ... đúng như đi trên "dây", bình thường cầu còn tốt, thằng nào chơi ác lắc qua lắc lại là khối chú lên ruột, huống hồ lúc mưa gió, đúng là bám chặt dây cáp mà dò từng bước, qua những chỗ mất ván lót hoặc dân gia cố tạm = tre mới khiếp, nhìn xuống thì không dám nhìn, nhìn thẳng thì sợ trượt hoặc hụt chân, đúng là vừa đi, vừa dò ...  Shocked

Mà ngày ấy mỗi lần có dịp "xả trại" là anh em lại "lặn" không sủi tăm (lính ngày ấy quen câu này) đi càng xa càng tốt, cứ như sợ "đụng độ". C, B hỏi nó đâu?, lặn rồi anh, mà không sủi tăm!, vậy là hiểu để tìm hay sai thằng khác. Mà nhiều khi vì câu "lặn không sủi tăm" nên các chú thợ lặn thường xác định "bị" cắt cơm cả ngày, đừng có dại buổi chiều mà mò về, vì về là ôm bụng đói mà ngủ chờ cử sáng  Grin.    
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2012, 11:28:55 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM