Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:41:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc ( phần II )  (Đọc 366378 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #330 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 03:13:24 pm »

Cũng hôm đi đám giỗ nhà Bá Thùy, mình có chụp lại vài tấm ảnh ngày xưa của Thùy và bạn bè, tuy nhiên mình chụp bằng điện thoại nên nó bị nhòe nhiều... Bá Thùy bệnh thập tử nhất sinh, hôm rồi anh em đồng đội cũ cũng cùng chung tay chút ít...Nhưng cu cậu là một trong những anh chàng tự ái rất cao...cuộc đời cũng thật gian nan, từ Tiền Giang ...qua Bến Tre sinh sống..Nhưng tấm lòng lúc nào cũng hết mình với anh em, hết mình vì đồng đội, đáng quý biết bao


Hai tên này hình như cũng lính E 64 cùng với quangninh nếu mình nhớ không lầm  Grin. Nhìn hình Bá Thùy và Bình sói trước đây, so lại với hiện tại, chỉ còn mỗi cách nói chuyện là không thay đổi. Bá Thùy vẫn là một thằng nhanh nhẩu cả trong ăn nói, còn ngày ấy đứa nào cũng ốm nhách và như lính trẻ con vậy, có dịp đi ngang E 64 tạt vào thăm là cậu ta lăng xăng cứ như xa nhau lâu lắm rồi và còn tánh tự ái cao nữa, ông nào vô tình hay cố ý đụng trúng cục tự ái của hắn, hắn "phùng mang căng mạch máu cổ" và đừng mong hắn "thua" đi nha  Wink  ... . Mừng cho hắn tai qua nạn khỏi để anh em mình không bị rụng thêm một thằng nữa. Còn chuyện hắn "đầu quân" cho Bến Tre âu cũng là chuyện thường trên con đường mưu sinh thôi, đất đâu tốt, dân (gái) đâu hiền, tiền đâu dễ kiếm,  ... thì cứ đậu lại! chỉ tiếc mỗi lần anh em bạn bè hú nhau họp mặt thì những thằng tha hương lại đành ngậm ngùi! Hãy nhớ đế Tấn 52, Bình sói ... những thằng tít tắp trời tây không dễ gặp!  Sad

Ngày tới về Bến Tre, nếu có thể anh em mình tạt vào thăm Bá Thùy một chút, chắc quangninh không quên đường  Grin

...
Có mấy ông hiện làm thầy giáo, bạn chung lớp với bác Hùng, bác Huân ngày trước- Nói chuyện ngày mai, nhớ lại nhiều kỷ niệm ngày xưa…..
Những ngày gần hết nghĩa vụ, trong những lúc trà dư tửu hậu: thường  nhắc lại ngày xưa, ngày mới bỏ trường, bỏ lớp; Nhắc những ngày tháng qua; dự tính  về ngày mai và  rồi ngày mai sẽ…có:
   “Một chiều tôi bước qua trường cũ/ Trắng xóa mây ngàn áo mộng xưa/ Tình bay ngàn cánh trời hoa phượng/ Ðể bước trăm năm lạc chẳng ngờ”.
Trở về An Giang, sau những ngày  long nhong. Tháng 9/1983, ba thằng: mình, Lễ, Lợi ôm cặp lên trường Trường Võ Thị Sáu  ở thị xã Châu Đốc làm học trò, vừa đúng một tổ ‘tam tam’ như hồi lính: “Ở nhà có mẹ có cha, ở đây có tổ tam tam chúng mình”, lên đây gặp các bác quê Châu Đốc: bác Huân , anh Phú, Sơn ...
 Thời gian này, ba thằng hay đi thăm thú Châu Đốc nhưng khác lúc trước, năm 1979 mỗi khi đi ra Châu Đốc phải trốn đi, giờ thì đi hiên ngang. Dịp này một lần khi đi chơi núi Bà, nhớ có làm hư hại xe Honda nhà bác Huân, hình như từ lần đó không dám ghé nhà bác Huân nữa, bên kia trường Võ Thị Sáu là nhà H.M.Sơn  mấy ông kêu bằng Sơn‘củi’  nhà cặp mé sông, lúc này là mùa nước lớn cá linh nhiều lắm, ba thằng lấy lưới cũ kéo cá linh. Có một lần đi cùng Lễ lên phà qua bên Tân Châu ghé nhà anh Thọ chơi.
Mỗi lần đi ngang Sân Bay, đều nhìn vào chỗ đóng quân năm xưa. Người ta cũng đã xây dựng lại doanh trại khang trang hơn, cây cối cũng đã nhiều hơn, nhìn mấy chú lính trong đó- Trong bụng vái trời xin đừng “gọi ... tên nhau”, xin đừng ‘lỡ một thành hai’...Em đã “Trả súng đạn này” ...đã “ sạch nợ sông núi rồi”- đã trả hết cho đời và để em .. “về quê tìm tuổi thơ  mất năm nao”.
Thời gian theo học ở đây chừng hai tháng, tên là trường Bổ túc công nông nhưng vô đây không thấy  Cán bộ, Công nhân viên’người lớn, toàn cán bộ, công nhân viên “con”...... Thấy không ổn.. ba thằng lại bỏ trường, bỏ lớp đi... đi nữa.
“Vó ngựa sơn hà nhúng rượu say
Quan ải trập trùng quan ải tiếp…
Khói sương đậu lại, chí ta bay.”
...

Dòng đo đỏ nghe có vẻ giang hồ, lãng tử quá ta  Grin,

Chẳng bù cho anh em mình, phải nói năm 83 trường Bổ túc Công nông Tỉnh TG chứng kiến cảnh đổ bộ của đám lính mới vừa ra quân nay tiếp tục cắp sách đi nốt quãng đường còn dang dở 4 năm trước, quãng ngày đó cũng có nhiều ký ức quậy tưng "khói" gắn với 2 năm trời tại mái trường đó, nhưng vì lúc đó anh em mình chỉ còn là "quân nhân dự bị" nên ngán "lạc đề" mà chưa dám nói, định hôm nào chen ngang vào box "lính thời bình" nhưng vẫn còn ngại phá mất mạch văn của các bác ấy  Grin
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tám, 2012, 03:33:53 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #331 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2012, 03:43:33 pm »

Đi thật- là đi chỗ khác – chứ nếu ra giang hồ giờ này chắc đi bán vé số rồi, nếu không thì cũng đi móc bọc rùi!

Nhắc lại, những ngày gần mãn phần nghĩa vụ. Luận những thành- bại, những được- không, những buồn- vui... trong  hơn bốn năm quân ngũ, thực tình mà nói hơn bốn năm đó chẳng học được gì, chẳng làm gì nên hồn...thôi thì tự an ủi.
      “Đời, vốn không nương người thất thế/  Thì thôi, ô nhục cũng là danh”.
Ngày trở về, nghĩ tới ai cũng cảm thấy vui mừng, sẽ được gặp lại tất cả
những gì sau hơn bốn năm xa cách. Nhưng cũng có người đã hỏi-  sau những ngày vui đó là gì? Chẳng biết sẽ là gì.. !
 Riêng mất thằng chung trường ngày xưa, ông bạn tên T.  nói ngày trở  về trước nhất, mình sẽ ghé thăm lại trường xưa, tao sẽ bắt nhịp cho tụi mày hát bài “Trường cũ, tình xưa. Để tìm kiếm- trong“tường mái rêu mờ”.. những  nét đổi thay, những hình ảnh kỷ niệm của ngày xưa và rồi năm 1984 ‘nó’ cũng trở lại, đi học nơi mái trường xưa (chung với Lễ). Nhưng nó chưa có dịp tập hợp hết bạn bè để hát khúc ca “hôm nay tôi trở về thăm trường cũ”..Rồi một ngày năm 1985 được tin ‘nó’ đã “Về đất buông xuôi”. Chẳng biết vì sao? Vì giận hờn hay “buồn vì người”...hay là “Người (đến) từ trăm năm/ vì (và làm) ta phải khổ”….
Bốn thằng ăn hết con cầy, giờ chỉ còn ba!
Ông bạn này, cũng là sự kiện đặc biệt, đáng nhớ, nhưng không ồn ào- giống như ông bạn mạnh miệng tuyên bố “Các anh, không có quyền ngăn cản lòng yêu nước của tôi”. Ngày trốn đi Bộ đội (vì hầu như những thằng học chung trường khi ấy, đều lẳng lặng đăng ký đi bộ đội – không cho gia đình hay), ‘y’ rất ốm, lại có bệnh tim mạch, nếu khám sức khỏe chắn chắn sẽ không đươc đi- nhưng vì thân trai gặp thời ly loạn- đâu thể thờ thờ ơ. Khi khám sức khỏe, để chuẩn bị ra Bắc sợ bị  loại ‘y’ đã nhờ người bạn vô khám sức khỏe thay và kết quả ‘y’ được đi còn người bạn kia bị ở lại. Ông bạn T.  này là người chịu khó đọc, có kiến thức rộng, tư duy nhạy bén, suy nghĩ sâu sắc nhưng cực đoan. ‘Y’ muốn con đường mà con người đi phải là một con đường thẳng, không chấp nhận xảo trá, mánh khéo, lươn lẹo, giả dối…một xã hội như vậy e rằng “ …”! Chắc đó, cũng thêm một lý do mà ‘y’ bỏ cuộc chơi để đi tìm “…”. Không biết ‘y’ đi tìm ở đâu? Và đã tìm thấy chưa ?… 
Mới thấy, thà rằng “Uớc mơ cứ để nguyên là ước mơ, nếu đụng vào thực tại nó sẽ vỡ vụn ra”.

Tiếc, một thằng bạn tài hoa!

            “Ta muốn riêng ta - người bất hạnh
            Để em còn mím lệ chảy ngang tôi
            Tay run run vuốt mặt kẻ qua đời
            Và sau đó ... em nên cười ta dại dột !”

Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #332 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2012, 09:03:22 am »

Đồng chí bá Thùy đúng là ở 64 rồi, khác tiểu đoàn với mình
Nhà Thùy ở gần cầu An Hóa, đường xuống biển Bình Đại, chéo đường đi của anh em mình
Việc thăm anh em Bến Tre ngày 01/9, chương trình cụ thể ra sao? chỉ biết các bạn về Mỹ Tho ngày 31/8, tối nghỉ tại Mỹ Tho và sáng bữa sau xuất hành đi Bến Tre...hình như đến dự Lễ trao nhà  tình nghĩa (hay đồng đội) cho đồng chí mình...không biết có phải không? Ở Mỹ Tho, mình đã thông báo cho 2 đồng đội là M Lạng và S. TU.
M Lạng hình như là lính F 31
vậy nhé, có gì thì alo
Logged
tuan_qd3
Thành viên
*
Bài viết: 242


« Trả lời #333 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2012, 09:09:48 pm »

Đồng chí bá Thùy đúng là ở 64 rồi, khác tiểu đoàn với mình
Nhà Thùy ở gần cầu An Hóa, đường xuống biển Bình Đại, chéo đường đi của anh em mình
Việc thăm anh em Bến Tre ngày 01/9, chương trình cụ thể ra sao? chỉ biết các bạn về Mỹ Tho ngày 31/8, tối nghỉ tại Mỹ Tho và sáng bữa sau xuất hành đi Bến Tre...hình như đến dự Lễ trao nhà  tình nghĩa (hay đồng đội) cho đồng chí mình...không biết có phải không? Ở Mỹ Tho, mình đã thông báo cho 2 đồng đội là M Lạng và S. TU.
M Lạng hình như là lính F 31
vậy nhé, có gì thì alo
Đúng rồi bác ạ, chiều mai khoảng 13g30 ngày 31/ 8 em và bác thanhh63 bắt đầu hành quân, hướng hành quân .. Mỹ tho, điểm dừng chân .. Mỹ tho. Sáng bữa sau tiếp tục hành quân tới Giòng Chôm Bến Tre.

Em đã LL với bác Tú, bác Hùng Mèo và được biết: nơi trao nhà nghĩa tình đồng đội .. cũng gần nhà bá Thùy bác quangninh ạ.
Logged
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #334 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2012, 07:39:49 am »

Chào cả nhà
Nếu trao nhà tình nghĩa đồng đội ở Giồng Trôm thì không ở gần nhà Bá Thùy được, vì nhà Bá Thùy ở huyện Châu Thành, thôi lúc đó thì tùy cơ ứng biến
Hẹn chiều nay gặp các đồng đội
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #335 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2012, 08:12:29 am »

Ngày 1.9.2012, chúng tôi ( thanhh63, quangninh, lamhai_tientien, tuan_qd3, Minh E977 F31 ) có dịp tham gia lễ trao nhà tình nghĩa đồng đội của Ban liên lạc CCB Trung đoàn Thép ( E 866 - F31 - QĐ3) tỉnh Bến Tre cho CCB E866 đ/c Hùng nhân dịp lễ Quốc Khánh 2.9 tại xã Châu Hòa - Giồng Chôm - Bến Tre ...




« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2012, 10:22:33 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #336 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 07:27:31 am »

Sau lễ bàn giao nhà đồng đội, anh em cựu binh F31, F320 QĐ 3 đã có buổi gặp mặt nho nhỏ trên đất Giồng Trôm - Bến Tre, buổi họp mặt diễn ra tại nhà đồng hương Công - một cựu binh F31, nhưng thật buồn vì bạo bệnh nên anh đã ra đi vài năm trước  Sad. Trong số anh em Bến Tre tham gia đa phần từ TP Bến Tre, huyện Giồng Trôm, Ba Tri ... còn anh em một số huyện xa không thể tham dự, nhưng có lẽ xúc động nhất trong buổi họp mặt lần này là tuan_qd3, quê Hà Tây, nhập ngũ 2.85, anh chàng đã tìm lại được các đồng đội Bến Tre thuộc E866, F31 năm xưa:


Đa phần anh em đã giã từ áo lính từ những năm 83, nhưng cũng vẫn còn những đồng đội tiếp tục khúc quân hành và gắn bó với quân đội cho đến tận ngày hôm nay  


Đây thật sự là một dịp may mắn để anh em chúng tôi ôn lại những năm tháng ở Khe Lang, Nghệ Tĩnh và những năm tháng sống trên đất Bắc Thái, cho dù là F320, hay F31, kỷ niệm những năm tháng đó vẫn "rôm rả" sống dậy  Grin


Có những đồng đội đã đổ xương máu trên đất Bắc, nhưng cũng có những đồng đội sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở BGPB, trở về quê hương, tiếp tục làm chuyên gia chiến trường K và để lại một phần xương máu trên đất bạn. Nhìn bác Ch. rót rượu từ cái bình toong lính em lại nhớ quangninh nói: diễn đàn VMH có binhyen1960, anh em trung đoàn Thép có bác binhtoong, cùng họ "binh", phải chi bác ấy ra nhập VMH, anh em xin tặng bác ấy cái nick "binhtoong" độc đáo này  Grin   

...
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2012, 03:57:06 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #337 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 09:07:27 am »

Ngày đó cách đây đã hơn 30 năm ,sau thời gian ở nhờ  nhà dân  tại Làng Hang xã Lâu Thượng chúng tôi đã làm được lán trại goi là cho có và nhận quân bổ sung ,đó là lớp lính đồng bằng sông Cửu long .
 Đại đội 7 của tôi có 4 em tôi nhớ có  Nhẫn , Nhẫn dáng thư sinh học năm thứ 2 cao đẳng sư phạm ( trung cấp ??)  đá bóng giỏi và Thành . Với Thành là chuyện buồn ., Hôm đó tôi đi nhờ xe ô tô  về E922 ở La Hiên, khi cách đơn vị gần 10 km tôi bất ngờ gặp Thành cũng đang đi bộ về thị xã Thái nguyên ,biết  Thành đang trên đường  bỏ ngũ ,tôi bỏ dở chuyến đi  nhảy xuống đi bộ  cùng với Thành , sau một lúc chuyện trò Thành đồng ý  cùng tôi quay lại đơn vị ,về đơn vị tôi không nói chuyện Thành đão ngũ với ai và Thành cũng vẫn sinh hoạt bình thường nhưng một tuần sau nhân phiên gác Thành đã bỏ ngũ về quê . Hai em khác đảo ngũ sớm quá tôi không nhớ tên
 Hồi đó lớp lính miền Nam được chỉ huy các cấp quan tâm nhiều nhất . Cán bộ địa phương khi ra Hà nội họp đều tranh thủ lên thăm động viên với quà độc lúc đó như mỳ chính , cát séc nghe nhạc nhưng với nhiều lý do họ đào ngũ quá nhiều
 Sau khi học lớp bổ túc C,D ở Hiệp hòa tôi về làm Ctr c6 ở đây có Khương , Tú , Thanh , Biếc (Viết .
   Khương  không biết chữ  , được bố trí làm nuôi quân  Khương mày mò tự học , thấy vậy tôi tranh thủ bày thêm và Khương đã viết thư được . Khương ca  cải lương rất ngọt ,các em ở Lâu Thượng , Tràng xá mê tít và ít nhất có hai em dính chưởng .
  Thanh hiền lành hơi rụt rè , gian khổ là vậy nhưng vẫn béo đen
 Biếc ( Viết ) sau sang C khác . Còn Tú có cha tập kết , mẹ người Bắc nên hòa đồng nhanh cùng đồng đội phía bắc ,nhất là khoản rượu , đã có lần tôi nặng lời trước hàng quân với Tú về việc này , có lẽ lúc đó Tú không bằng lòng vì tôi thấy sau đó hắn ta ít lên ngồi uống trà cùng bọn tôi . Nhưng bây giờ tôi vẫn thấy mình đúng .Tú  cũng béo tròn và trắng , hắn đá bóng thường hậu vệ trái và có động tác xoạc như Hữu Thắng vậy . Bố mẹ Tú  thường gửi quà ra , thường là chuối , mít sấy khô ăn rât ngon
 30 năm đã qua ,cách trở ngàn trùng nhưng tôi vẫn nhớ về những đồng đội một thủa  ở Bến Tre , cầu mong cho các em mạnh khỏe hạnh phúc
  
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2012, 09:16:25 am gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #338 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 10:01:05 am »

Ngày đó cách đây đã hơn 30 năm ,sau thời gian ở nhờ  nhà dân  tại Làng Hang xã Lâu Thượng chúng tôi đã làm được lán trại goi là cho có và nhận quân bổ sung ,đó là lớp lính đồng bằng sông Cửu long .
 Đại đội 7 của tôi có 4 em tôi nhớ có  Nhẫn , Nhẫn dáng thư sinh học năm thứ 2 cao đẳng sư phạm ( trung cấp ??)  đá bóng giỏi và Thành . Với Thành là chuyện buồn ., Hôm đó tôi đi nhờ xe ô tô  về E922 ở La Hiên, khi cách đơn vị gần 10 km tôi bất ngờ gặp Thành cũng đang đi bộ về thị xã Thái nguyên ,biết  Thành đang trên đường  bỏ ngũ ,tôi bỏ dở chuyến đi  nhảy xuống đi bộ  cùng với Thành , sau một lúc chuyện trò Thành đồng ý  cùng tôi quay lại đơn vị ,về đơn vị tôi không nói chuyện Thành đão ngũ với ai và Thành cũng vẫn sinh hoạt bình thường nhưng một tuần sau nhân phiên gác Thành đã bỏ ngũ về quê . Hai em khác đảo ngũ sớm quá tôi không nhớ tên
 Hồi đó lớp lính miền Nam được chỉ huy các cấp quan tâm nhiều nhất . Cán bộ địa phương khi ra Hà nội họp đều tranh thủ lên thăm động viên với quà độc lúc đó như mỳ chính , cát séc nghe nhạc nhưng với nhiều lý do họ đào ngũ quá nhiều
Sau khi học lớp bổ túc C,D ở Hiệp hòa tôi về làm Ctr c6 ở đây có Khương , Tú , Thanh , Biếc (Viết .
   Khương  không biết chữ  , được bố trí làm nuôi quân  Khương mày mò tự học , thấy vậy tôi tranh thủ bày thêm và Khương đã viết thư được . Khương ca  cải lương rất ngọt ,các em ở Lâu Thượng , Tràng xá mê tít và ít nhất có hai em dính chưởng .
  Thanh hiền lành hơi rụt rè , gian khổ là vậy nhưng vẫn béo đen
 Biếc ( Viết ) sau sang C khác . Còn Tú có cha tập kết , mẹ người Bắc nên hòa đồng nhanh cùng đồng đội phía bắc ,nhất là khoản rượu , đã có lần tôi nặng lời trước hàng quân với Tú về việc này , có lẽ lúc đó Tú không bằng lòng vì tôi thấy sau đó hắn ta ít lên ngồi uống trà cùng bọn tôi . Nhưng bây giờ tôi vẫn thấy mình đúng .Tú  cũng béo tròn và trắng , hắn đá bóng thường hậu vệ trái và có động tác xoạc như Hữu Thắng vậy . Bố mẹ Tú  thường gửi quà ra , thường là chuối , mít sấy khô ăn rât ngon
 30 năm đã qua ,cách trở ngàn trùng nhưng tôi vẫn nhớ về những đồng đội một thủa  ở Bến Tre , cầu mong cho các em mạnh khỏe hạnh phúc
  

Vâng em xin xác nhận với bác, anh em bên TG cũng vậy, khi về Nam năm 83, quân số trở về "vơi" đi nhiều so với quân số 1 D khi ra Bắc, tuy nhiên dù bỏ về Nam với nhiều lý do khác nhau nhưng có một điều chung là anh em khi về Nam đều trình diện tỉnh đội và tiếp tục phục vụ quân đội, có rất nhiều anh em đã qua chiến trường K chiến đấu cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ.  
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2012, 01:44:19 pm gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #339 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2012, 01:23:55 pm »

Vậy ra tình hình của các đơn vi đều như vậy.
Đôi khi anh em cùng đơn vị e 24 ngồi ôn lại chuyện cũ, vẫn nhắc tới những anh em Nam bộ 1 thời cùng sống ở Định hóa Bắc thái. Chúng tôi vẫn thắc mắc hoài về việc anh em bỏ ngũ nhiều. Đã đành nói như bác Thanh 63 là có nhiều lý do riêng khác nhau nhưng chắc hẳn còn cái nét gì chung nữa. Đây đơn thuần là sự quan tâm, tìm hiểu thôi các bác Nam bộ đừng hiểu khác đi nhé. Cùng cảnh lính tráng cả mà.
Qua các câu chuyện của cựu binh Nam bộ, tôi thấy mừng là các bác sau khi về Nam tuy mỗi người 1 hoàn  cảnh nhưng nói chung là ổn định. Nay nhờ qua VMH tìm gặp được nhau thật vui. Âu nó cũng là 1 trong những động lực cho ta đi tiếp chặng đường phía trước phải không các bác?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM