Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:19:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ quân đoàn 3 giai đoạn 79 - 83 trên đất Bắc ( phần II )  (Đọc 366072 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #290 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 07:04:13 am »

Chào cả nhà
Mình gửi mấy tấm hình đồng đội F441 Bến Tre lên cho bà con chiêm ngưỡng nhen


Đúng là chỉ để chiêm ngưỡng vì chẳng biết ông nào với ông nào  Wink, Đành rằng ngày đó anh em mình ra đi cùng đợt, huấn luyện cùng F 441 và cùng bổ xung về QĐ 3 nhưng khác sư nên không có cơ hội biết nhau, nay có cơ hội giao lưu thì làm ơn đúng thủ tục giao lưu, giới thiệu danh tính đi chứ  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
quangninh
Thành viên
*
Bài viết: 274


« Trả lời #291 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2012, 09:36:02 am »

Hình thứ nhất, Ông bên trái là đồng đội Tú - Trưởng Ban liên lạc của Bến Tre
Hình thứ hai, Ông ở giữa, có lỗ tai to nhất là có học sĩ quan dư bị ở Hà Bắc sao đó, còn một số bạn nữa: Ông mặc bộ kaki bộ đội cũ (hình 3) thì lúc nào cũng kè kè bên hông bình tông Rượu, Bạn Hiện thì hơi ốm, Bạn Quý thì trâm ngâm....
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #292 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2012, 03:09:55 pm »

Năm 1980- chắc gần cuối năm vì nhớ đã lạnh, trung đoàn đi giúp dân vét kênh, mương ở huyện Đồng Hỷ, lần thứ nhất đi tiền trạm, trung đoàn đi liên hệ chỗ ở và công việc.
Đơn vị ở tại một xóm Đạo( lâu quá không nhớ tên), ở đây không còn rừng núi như ở Định Hóa, mà là một vùng trung du yên bình, dễ thân thiện như trong “Làng tôi” của Văn Cao, cũng ‘xanh bóng tre’, cũng ‘tiếng ru ban chiều’, cũng khói bếp chiều  nhà ai đang lên….nhưng không có giặc tới làng đầu thôn… mà có các chú Bộ đội kéo pháo về làng.. Cuộc sống làng quê và các cô gái ở đây .. .
“..Em ạ, quê ta tháp giáo đường
Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông
Ai đi xem lễ tôi đi với
Gió dạo lời kinh tỏa vấn vương
Con gái nhà Chung xinh đẹp lạ
Đẹp hơn con gái phố phường bên.”
    Người ta hay nói vậy, mà thực tình mình cũng thấy vậy: Đẹp..!

 Thời gian này, đơn vị ở nhà ông bác người xứ Quảng tập kết, cưới vợ ở đây và không về quê, gần nhà ông bác này có mấy lớp Mẫu giáo và nhà trẻ, ở không mấy chú bộ đội qua đó dạy các cháu bé  hát “ cô ơi cô, chú cháu yêu cô lắm”..... Ở đây khoảng 2 tuần thì đơn vị hành quân xuống, nhưng do trục trặc gì đó, đơn vị quay về Định Hóa.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #293 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 10:36:16 am »

Hôm qua, hôm nay, bão tàn phá các tỉnh phía Bắc, cây đổ, cột điện gãy, nhà tốc mái, tôn bay vèo vèo... làm mình chạnh nghĩ đến thời gian còn trên đất Bắc.

Ngày đó, khi ra đến đất Bắc cho dù là khi huấn luyện ở Nghệ Tĩnh hay khi đã ra đến QĐ 3 ở Bắc Thái, điều ấn tượng không thể quên cho đến tận hôm nay là hình ảnh doanh trại cây chống tứ bề mà vẫn xiêu vẹo. Khi còn huấn luyện ở Nghệ Tĩnh năm 79, do doanh trại của F441 đơn vị chuyên huấn luyện, mặt khác cũng nằm trong rốn bão của khúc ruột miền Trung nên doanh trại cũng đỡ hơn. Mặc dù cũng chỉ là nhà tranh, vách đất, tuy cột kèo cũng khơ khớ, nhưng trên nóc nhà mái tranh vẫn phải gia cố "lưới đan = nứa" và được dằn = cây cỡ cườm tay chạy dọc và cột dính theo kèo nhà. Mỗi lần giông bão khung nhà vẫn tốt do các cột to chống vào các cột chính bên ngoài nhà, chỉ có mái tranh dù gia cố mấy vẫn bay loạn xạ.

Khi ra đến Bắc Thái, vùng này ngày ấy ít giông bão, có lẽ do là vùng trung du, đồi núi và cũng ở sâu trong đất liền nên bão vào tới đây cũng đã yếu đi nhiều và vì vậy nhìn doanh trại những ngày mới ra thật tội nghiệp. Khác với Nghệ Tĩnh, cột kèo ở đây chủ yếu dùng bằng tre, cứ tre già làm cột, nhỏ hơn chút làm kèo, chỗ kỹ hơn thì 2 cây làm thành 1 cột...và tác hại của nó bộc lộ ngay trong năm đầu khi gió bão sơ sơ. Do doanh trại đóng toàn trên đồi trọc, cột kèo = tre, dù cũng chống cột, cũng phên giằng mái nhưng chỉ qua vài trận giông gió giật, các "chú doanh trại" đã sập kha khá, em nào còn sống sót thì cũng siêu vẹo, mái tốc bay từng mảng, lính tráng dồn vào những nơi chưa tốc mái, ngồi nhìn căn nhà đưa qua đưa lại kẽo kà kẽo kẹt như võng ... mà chẳng biết chạy đâu, khi nào "nhà" mình coi bộ gần đổ thì lào vào giữ các cột, giữ không nổi thì té qua các "nhà" khác chưa bị đổ.

Có lẽ thời gian đầu chưa ổn định nên doanh trại làm theo lối tạm bợ cột kèo toàn = tre, sau này ổn định rút kinh nghiệm, doanh trại được nâng cấp lên cột gỗ to, nên cũng đỡ, lính tráng chỉ có nhiệm vụ mỗi lần có dự báo giông gió là lại có nhiệm vụ gia cố các cột chống xung quanh nhà và phên mái và chờ đợi.... Mỗi lần bão đi qua là lính lại có việc tu sửa lại mái do bị tốc, trát lại những bức tường đất bị sập.         
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #294 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 05:48:48 pm »

Năm 1980- chắc gần cuối năm vì nhớ đã lạnh, trung đoàn đi giúp dân vét kênh, mương ở huyện Đồng Hỷ, lần thứ nhất đi tiền trạm, trung đoàn đi liên hệ chỗ ở và công việc.
Đơn vị ở tại một xóm Đạo( lâu quá không nhớ tên), ở đây không còn rừng núi như ở Định Hóa, mà là một vùng trung du yên bình, dễ thân thiện như trong “Làng tôi” của Văn Cao, cũng ‘xanh bóng tre’, cũng ‘tiếng ru ban chiều’, cũng khói bếp chiều  nhà ai đang lên….nhưng không có giặc tới làng đầu thôn… mà có các chú Bộ đội kéo pháo về làng.. Cuộc sống làng quê và các cô gái ở đây .. .
“..Em ạ, quê ta tháp giáo đường
Sáng chiều vẫn vọng những hồi chuông
Ai đi xem lễ tôi đi với
Gió dạo lời kinh tỏa vấn vương
Con gái nhà Chung xinh đẹp lạ
Đẹp hơn con gái phố phường bên.”
    Người ta hay nói vậy, mà thực tình mình cũng thấy vậy: Đẹp..!

 Thời gian này, đơn vị ở nhà ông bác người xứ Quảng tập kết, cưới vợ ở đây và không về quê, gần nhà ông bác này có mấy lớp Mẫu giáo và nhà trẻ, ở không mấy chú bộ đội qua đó dạy các cháu bé  hát “ cô ơi cô, chú cháu yêu cô lắm”..... Ở đây khoảng 2 tuần thì đơn vị hành quân xuống, nhưng do trục trặc gì đó, đơn vị quay về Định Hóa.


Haha, mừng AG1 "thoát nạn" ... vậy là tại "vùng sâu, vùng xa" nhà mạng tài đức chưa trọn vẹn nên khiến các bác AG bức xúc, sợ " lỡ mồm gây vạ miệng" ... nay thì tất tật đã rõ, cứ "xung phong" đừng anh hùng núp nữa nhen (cả bác thuye24 nữa nhé  Grin)

Cũng giống như các bác AG, anh em tôi cũng hay lui tới các gia đình có dính dáng đến Nam bộ, những gia đình này đều do anh em tôi "tự tìm ra" rồi người này dẫn người khác riết thành thân. Nghĩ cũng tội, đa phần các bác "gốc Nam - nói gốc Nam là tính từ vĩ tuyến 17 đổ vào" ngày đó chưa hoặc không về Nam để trùng phùng cùng người thân sau mấy chục năm kẻ Nam người Bắc đều quê khúc ruột Trung bộ như vùng đất Quảng - Đà, hay Bình Định, Phú Yên ... những vùng chiến sự ác liệt trong KCCM. Nhiều người giải phóng xong cũng hớn hở xuôi Nam, những mong tìm được gia đình, nhưng rồi chiến tranh ly tán, về chẳng gặp ai... lại ngậm ngùi quay ra Bắc và bỏ hẳn ý định về Nam. Nói chuyện, tâm sự với anh em mình, các bác ấy buồn và nhớ quê hương lắm, họ chỉ thèm được nghe 1 câu nói rặc Nam nơi quê hương thứ 2 của họ, có anh em tặng họ những chiếc khăn rằn, đặc trưng Nam Bộ, nước mắt họ rưng rưng.... Nghĩ lại mà rơi nước mắt, anh em mình chỉ gắn bó với mảnh đất đó có 4 năm, nhưng với họ là cả đời và chẳng biết bao giờ có thể trở về quê cha đất tổ. Bởi vậy đối với tụi mình các bác ấy thương lắm, cứ vài bữa không ra là nhắc, có chú gặp anh em tiếp phẩm ngoài chợ thị trấn nhắn gửi: mấy chú ra chơi cho anh chị ... đỡ nhớ...

Hôm rồi về Đại Từ, định bụng thăm gia đình anh chị Đắc (tên anh) ở Dốc Điệp, nhưng thật tiếc anh chị không còn ở nơi cũ, chị cùng anh và các cháu đã về Bến Tre ( quê chị ) để sinh sống. Còn anh Thế, nhà trên đường vào Cốc Lẫm (mình, anh Xồ, Diên, Điệp, anh Tài hay vào ) thì chịu vì phần thời gian quá ngắn, phần vì vùng này thay đổi khá nhiều khi tuyến đường sắt được mở nối TP Thái Nguyên với huyện Đại Từ và lên tận Tiên Lãng, phần vì mình cũng không còn nhớ chính xác đường vào nên không thể đi được. Sau này chắc sẽ phải bố trí rộng rãi thời gian hơn và nhờ mấy đứa em trong Hoàng Nông đi cùng may ra mới có cơ may tìm được mọi người.    
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #295 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 11:37:27 pm »

...
Có lẽ thời gian đầu chưa ổn định nên doanh trại làm theo lối tạm bợ cột kèo toàn = tre, sau này ổn định rút kinh nghiệm, doanh trại được nâng cấp lên cột gỗ to, nên cũng đỡ, lính tráng chỉ có nhiệm vụ mỗi lần có dự báo giông gió là lại có nhiệm vụ gia cố các cột chống xung quanh nhà và phên mái và chờ đợi.... Mỗi lần bão đi qua là lính lại có việc tu sửa lại mái do bị tốc, trát lại những bức tường đất bị sập.

Chà! Đơn vị bác sài sang quá, thay nhà như thay ...xe máy vậy  Huh
Sau bao tháng ngày ở bờ ở bụi bên K rồi lại ở nhờ nhà dân nên khi được làm nhà cho chính mình, bọn tôi  khí thế lắm . Vị trí, thiết kế là việc của cấp trên. Vật liệu và nhân lực thì bộ phận nào bộ phận ấy lo ( 4 b và c bộ tổng cộng là 5 nhà )
 Ở Định hóa, khâu vật liệu có khả năng dễ dàng hơn ở Đại tử ( Thâm sơn cùng cốc mà bác ) nên công việc rất thuận lợi. Nhiệm vụ được giao cho tùng người mỗi ngày là gỗ ,tre lá vv... tùy theo tiến độ công trình. Tiếng là vùng rừng nhưng có phải của Trời đâu mà đều có chủ cả. Được cái người dân tốt bụng nên bọn tôi dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ (Sau này thì khó hơn ) Buổi sáng anh em từng a lên quản lý lấy gạo ,thực phẩm. Tôi vẫn nhớ lính ta hớn hở còn cha quản lý thì mặt như bánh đa nhúng nước vậy. Qua ngã 3 Quán vuông mua thêm ít đồ nữa thế là vào 1 nhà " cơ sở " làm 1 trận " phục thù ".Tà tà chiều, lên đồi chặt cây đem về rất nghiêm chỉnh. Trong đơn vị hồi ấy có cánh Hà bắc , Hà nam ninh khéo tay lắm . Chẳng bao lâu khung nhà được dựng lên. Tôi nhớ b trưởng tôi người Hải phòng rất trọng hình thức lẫn...tâm linh nên tự  mình thửa cây đòn nóc thật ưng ý. Hôm đặt nóc cũng nhờ xem giờ đàng hoàng. Vách nhà vẫn trát rơm thôi nhưng khi xoa bằng đất cát pha thật khéo để không lộ những cọng rơm ra ngoài . Chẳng thế, khi quét cho nó 2 lượt nước vôi ngôi nhà " Cứ như nhà thành phố" - Một thằng vui vẻ bình luận. Đầu hồi có  1 phòng riêng  dành cho b trưởng có thêm chức năng tiếp khách mỗi khi chi đoàn bạn trong xã ra chơi. Lòng nhà kê 2 dãy sạp rộng rãi rất thoáng mát .Tóm lại là khá ưng ý.
Cho đến khi tôi ra quân, ngôi nhà vẫn còn tốt lắm. Ôi, ngôi nhà b1 của chúng tôi.

@ag1:Lần ấy cấp trên rèn anh em lính bài cơ động ( Hỏn 50 km đi bộ chứ có ít đâu) kết hợp giúp dân, sau này bọn tôi gọi vắn tắt là đi hồ núi Cốc. Hôm hành quân trời lại đổ mưa nên khá vất vả.
Từ hồi ấy, bác đã có dịp nào ca bài hành phương Bắc chưa?
Nói như người xưa : Đập cổ kính ra soi lấy bóng
                          Xếp tàn y lại để tìm hơi .

Có đi thì ới nhau 1 tiếng nhé Smiley Smiley Smiley
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2012, 11:47:48 pm gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #296 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2012, 06:50:44 pm »

...
Có lẽ thời gian đầu chưa ổn định nên doanh trại làm theo lối tạm bợ cột kèo toàn = tre, sau này ổn định rút kinh nghiệm, doanh trại được nâng cấp lên cột gỗ to, nên cũng đỡ, lính tráng chỉ có nhiệm vụ mỗi lần có dự báo giông gió là lại có nhiệm vụ gia cố các cột chống xung quanh nhà và phên mái và chờ đợi.... Mỗi lần bão đi qua là lính lại có việc tu sửa lại mái do bị tốc, trát lại những bức tường đất bị sập.

Chà! Đơn vị bác sài sang quá, thay nhà như thay ...xe máy vậy  Huh
Sau bao tháng ngày ở bờ ở bụi bên K rồi lại ở nhờ nhà dân nên khi được làm nhà cho chính mình, bọn tôi  khí thế lắm . Vị trí, thiết kế là việc của cấp trên. Vật liệu và nhân lực thì bộ phận nào bộ phận ấy lo ( 4 b và c bộ tổng cộng là 5 nhà )
 Ở Định hóa, khâu vật liệu có khả năng dễ dàng hơn ở Đại tử ( Thâm sơn cùng cốc mà bác ) nên công việc rất thuận lợi. Nhiệm vụ được giao cho tùng người mỗi ngày là gỗ ,tre lá vv... tùy theo tiến độ công trình. Tiếng là vùng rừng nhưng có phải của Trời đâu mà đều có chủ cả. Được cái người dân tốt bụng nên bọn tôi dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ (Sau này thì khó hơn ) Buổi sáng anh em từng a lên quản lý lấy gạo ,thực phẩm. Tôi vẫn nhớ lính ta hớn hở còn cha quản lý thì mặt như bánh đa nhúng nước vậy. Qua ngã 3 Quán vuông mua thêm ít đồ nữa thế là vào 1 nhà " cơ sở " làm 1 trận " phục thù ".Tà tà chiều, lên đồi chặt cây đem về rất nghiêm chỉnh. Trong đơn vị hồi ấy có cánh Hà bắc , Hà nam ninh khéo tay lắm . Chẳng bao lâu khung nhà được dựng lên. Tôi nhớ b trưởng tôi người Hải phòng rất trọng hình thức lẫn...tâm linh nên tự  mình thửa cây đòn nóc thật ưng ý. Hôm đặt nóc cũng nhờ xem giờ đàng hoàng. Vách nhà vẫn trát rơm thôi nhưng khi xoa bằng đất cát pha thật khéo để không lộ những cọng rơm ra ngoài . Chẳng thế, khi quét cho nó 2 lượt nước vôi ngôi nhà " Cứ như nhà thành phố" - Một thằng vui vẻ bình luận. Đầu hồi có  1 phòng riêng  dành cho b trưởng có thêm chức năng tiếp khách mỗi khi chi đoàn bạn trong xã ra chơi. Lòng nhà kê 2 dãy sạp rộng rãi rất thoáng mát .Tóm lại là khá ưng ý.
Cho đến khi tôi ra quân, ngôi nhà vẫn còn tốt lắm. Ôi, ngôi nhà b1 của chúng tôi.

@ag1:Lần ấy cấp trên rèn anh em lính bài cơ động ( Hỏn 50 km đi bộ chứ có ít đâu) kết hợp giúp dân, sau này bọn tôi gọi vắn tắt là đi hồ núi Cốc. Hôm hành quân trời lại đổ mưa nên khá vất vả.
Từ hồi ấy, bác đã có dịp nào ca bài hành phương Bắc chưa?
Nói như người xưa : Đập cổ kính ra soi lấy bóng
                          Xếp tàn y lại để tìm hơi .

Có đi thì ới nhau 1 tiếng nhé Smiley Smiley Smiley


Vậy là bên F10 các xếp "nhìn xa trông rộng" nên các bác có nơi ăn chốn ở đàng hoàng ngay từ thửa ban đầu. Nói vậy không đồng nghĩa với việc hạ thấp các xếp của em đâu nha mà có thể vì những lý do nào đó nên doanh trại chưa được ngay như ý muốn, chứ ai chả muốn ở trong những ngôi nhà ra nhà, không phải lo lắng những lúc giông bão bác nhể  Grin.

Nói về quy trình làm nhà bên bác thú thật là quá bài bản, thời đó đi qua đơn vị nào cũng thấy nhà cửa tạm bợ, ngay cả sư bộ là nơi khá nhất mà mãi những năm 81 em mới chứng kiến cột vuông tường trát vôi cát phẳng lỳ và sơn vôi trắng toát, còn ngày đó cũng trát thô rơm đất và cố vuốt cho phẳng phiu hơn mà thôi. Mà bác biết rồi đó, tre dù cứng mấy đi nữa chôn xuống làm sao chống được cả căn nhà mà cứ đến mùa mưa bão là bắt đầu gia cố thêm tranh, phên chống tốc mái, nhìn ngôi nhà nào thời 79 - 80 cũng như oằn xuống vì nặng, do đó chỉ cần gió mạnh trong những cơn mưa rào nặng hạt là xụp rồi, đâu cần gió bão.

Còn vụ rơm để trát, lúc đầu còn rơm mềm đàng hoàng đi xin trong dân, xin riết rồi dân hoảng, các chú đi xin rơm thường không hoàn thành nhiệm vụ vì dân từ chối khéo do phải trữ rơm cho trâu bò có cái ăn, có cái lót ổ vào mùa đông, vậy là các chú nhà ta phải đi mót rạ, nhưng không phải rạ nào cũng được, phải lựa loại rạ còn dài và mềm mới dùng tạm được. Thứ này mà trát tường thì cực vô cùng vì rạ cứng hơn rơm, ngắn, cứ trát xong là lại đâm ra tua tủa và khi khô tường không kết dính và hay bị nứt, mưa vài trận là trơ phên nứa bên trong.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #297 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2012, 10:23:58 am »

Hình như ông bà có nói: Miếng ăn là miếng(hay là cái) tồi tàn, nhưng.. kém miếng khó chịu. 
Thấy nhắc lại chuyện tháng 21, 23 ký gạo mà vẫn đói- Nhớ trong Tam Quốc Chí, khi Tào Tháo đánh thành Thọ Xuân lương thực thiếu quan coi lương là Vương Hậu váo bẩm báo. Tào Tháo sai: “ Ðem hộc nhỏ mà phát cho chúng nó, tạm cấp cứu lấy một lúc”....... Ngày nau đâu có dùng hộc để đong lương mà dùng cân để cân lương thực. Chắc tại cái cân..Huh.
Chiều hôm rồi, chép một số hình ảnh chụp lần gặp mặt năm  2007, tại quán Lưu Phong, lần gặp mặt này có mặt gần 40 người (coi như lần 2). Có nhiều tấm hình chụp một món đặc biệt hồi lính không thể thiếu:“ bánh xe lịch sử ”, hay là ‘bánh xe lửa’, sản phẩn này do Lễ làm ra, nhưng không bằng ‘bánh xe’  hồi ở lính: Thiếu cái hôi hôi, ngai ngái của bột mỳ để ẩm, mốc; Cái chua chua, thiu thiu của thùng trộn bột đã lâu rồi không rửa; Cái khai khai của bột mỳ để chua thay bột nở; Không có màu đen và cũng chẳng có nhân!!! . Bột mỳ này chắc chú Lễ ‘chôm’  của bà mẹ- Mẹ chú có lò làm bánh- Thời gian trước năm 90,  lúc  đó đường, sữa, bánh, kẹo đâu có nhiều như bây giờ, bữa nào ghé nhà Lễ mà hôm đó đang nướng bánh là có bánh nóng ăn, chú Lễ đi ra đi vào canh lò bánh hốt một nắm vào chia ra thằng vài cái- bánh mới nướng, âm ấm, thơm thơm, giòn giòn cắn một miếng có cảm giác tan phao, phao trong miệng.  Ngày nay bánh trái nhiều nhưng ngày tết bà mẹ Lễ vẫn làm loại bánh gai này, thật tình khi ăn  cái bánh gai vẫn có cảm giác như những ngày ăn vụng năm ấy. Nhà chú Lễ ngay ngã tư đường, những ngày mới về năm 83 như một binh trạm, hay nhà khách cúa các chú lính E24 ở các huyện xa, dừng chân khi có công việc về Long Xuyên.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #298 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2012, 04:09:11 pm »

Hình thứ nhất, Ông bên trái là đồng đội Tú - Trưởng Ban liên lạc của Bến Tre
Hình thứ hai, Ông ở giữa, có lỗ tai to nhất là có học sĩ quan dư bị ở Hà Bắc sao đó, còn một số bạn nữa: Ông mặc bộ kaki bộ đội cũ (hình 3) thì lúc nào cũng kè kè bên hông bình tông Rượu, Bạn Hiện thì hơi ốm, Bạn Quý thì trâm ngâm....
tiếc là không có ảnh , Tú  Bến tre quê ở Mỏ cày hay Thạch  phú gì đó ngày xưa ở f 31 phải không bác
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #299 vào lúc: 20 Tháng Tám, 2012, 04:12:17 pm »

tấm nữa

Trời ơi  ;người thứ hai bên trái sang là thằng Tú bến tre , nó ở cùng tôi mấy năm ; tôi hay mắng nó là sâu rượu . các bác làm ơn cho tôi điện thoại nó với
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM