Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:40:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 1979: Người công dân thời đại của mình  (Đọc 176707 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #270 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2012, 08:54:22 pm »

(tiếp)



Trận địa «Remhilde» của trung đoàn trinh sát điện tử đặc nhiệm độc lập 253 trên núi Gleichberg, CHDC Đức, năm 1988.

Mùa đông năm 1988, tôi ở lại Remhilde một mình. Chỉ có mỗi mình với một nhóm trực ban đại đội, với các trang bị kỹ thuật, vũ khí, với những thú vui nhỏ và những vấn đề lớn của trận địa tiền duyên của trung đoàn tại Merseburg. Bây giờ khó nhớ được tất cả mọi thứ xảy ra thế nào, nhưng O..... đã bị gọi về trung đoàn và bỏ tôi ở lại trên núi làm thủ trưởng một tuần, rõ ràng anh ta cho rằng đã đến lúc để Người Gác Rừng làm việc rồi. Những quyết định như vậy ban ra không phải không có sự tham gia của trung đoàn trưởng, do đó sẽ vô ích nếu định phản đối.
  
Không phải tôi không biết chỉ huy nhưng tôi không thích. Tôi làm chỉ vì bắt buộc, và tình trạng này thật khó chịu với tôi. Tuy nhiên, tôi không định đi vì chuyện tập thể binh sĩ và quyết định bắt tay lập lại trật tự.

Vào ngày chủ nhật, khi tay shmeker đi về trung đoàn, các quân nhân trong danh sách không phải trực đã được tập hợp trên mặt sân phủ tuyết của mỏ đá để nghe bài huấn thị quán triệt của tôi. Khoảng 15 binh sỹ đủ các loại, có vẻ ngoài khá láu lỉnh, liên tục lợi dụng cơ hội xô tay vào túi áo khoác, tò mò nhìn chằm chằm vào tay đại úy lạ lẫm, cố gắng hình dung mối nguy cơ bất ngờ cho sự ổn định = cuộc sống trên dãy Alp = cuộc sống thường nhật của họ. Quy định của điều lệnh đội ngũ không được cho tay vào túi áo và đứng yên rõ ràng gây bất ngờ cho họ, họ thích thú chờ đợi một bài thuyết trình thú vị.

Bài phát biểu của tôi, dùng toàn các từ ngữ không chính thức để cử tọa hiểu cho rõ, có thể tóm tắt bằng ba điểm chính -
1 - Tôi luôn luôn đúng,
2 – mọi người phải làm như tôi bảo,
3 – ai phá hoại thời gian nghỉ ngơi trên núi của tôi, người đó sẽ chịu hậu quả xấu.

Tôi không hề ảo tưởng rằng những điều tôi mong muốn sẽ được răm rắp tuân theo, tuy nhiên, bài phát biểu đã được lắng nghe một cách chăm chú, và các chiến sỹ vừa đi về chỗ của mình, vừa thảo luận với nhau về một hiện tượng mới trên núi.

Trong mệnh lệnh, tôi tuyên bố ngay cho mọi người biết các trợ lý giúp việc cho mình – một trung sĩ, chiến sỹ lái chiếc xe ZIL-157 vĩnh cửu và chiến sỹ nuôi quân. Tôi biết điều gì thực sự cần thiết, và nhanh chóng kiểm kê tình hình nước uống, thực phẩm, vũ khí, cắt cử canh gác, thay phiên trực ban, và thông tin liên lạc. Các trợ lý rất thông minh và giàu kinh nghiệm, qua nét mặt của họ tôi hiểu họ thích phương pháp quản lý của tôi. Sau khi cử lái xe và nuôi quân đi làm nhiệm vụ, tôi nhanh chóng giải quyết công việc với trung sĩ. Để đảm bảo an ninh tốt hơn, tôi cắt bớt tuyến đường đi của đội cảnh vệ, yêu cầu phải kịp thời cung cấp số liệu để điện báo cáo đúng giờ, chốt cửa trạm thu phát từ bên trong vào ban đêm, và báo cáo ngay tất cả mọi thứ không chậm trễ.

Sáng hôm sau, lúc 8:00 giờ, khi tôi bước ra ngoài không khí giá lạnh, sinh vật sống duy nhất trong phong cảnh buổi sáng là người lính gác, đó cũng là một điều tốt. Điều xấu là nhiều con người sống khác, đáng ra phải di chuyển nhanh nhẹn trong sương giá, thì trong tầm mắt tôi nhìn lại chẳng thấy ai nữa.

Tôi không quan tâm đến trạm thu phát, và không muốn can thiệp vào giấc ngủ say của người trực. Tôi đã được lệnh ở lại chỉ huy, vậy thì tôi quyết định đây là thời gian để giáo dục quân nhân dưới quyền tinh thần phục tùng của lòng yêu nước.

Tôi không bận tâm lấy lòng binh sỹ, tôi biết rõ tình cảm yêu mến ấy đáng giá ra sao. Như những lời của Jaroslav Hasek thiên tài phát ra từ miệng nhân vật Svejk của ông ấy, nếu người chỉ huy nghiêm khắc và độc ác, binh sĩ của ông ta sẽ gọi ông ta là - "ôi cái nhà vệ sinh cũ rích của chúng tôi" còn nếu người chỉ huy nhẹ nhàng và tốt bụng, ông ta sẽ được họ gọi là "ôi cái toa let cũ kỹ còn tốt của chúng tôi". Đó, tất cả sự khác biệt là như vậy. Nhiệm vụ của tôi rất đơn giản, tồn tại được một tuần trên núi mà không mất mát tổn thất gì, gửi điện báo cáo thường xuyên về trung đoàn. Nhưng để đạt được điều ấy, đối với tôi, cái cần chưa phải sự tôn trọng, mà trước hết là sự phục tùng của những người lính về thực chất luôn lười biếng và láu lỉnh trong hoàn cảnh nửa tù đày của đời lính nghĩa vụ ngắn hạn.
.......
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2012, 11:44:14 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #271 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2012, 11:15:30 pm »

(tiếp)



Trên vùng rừng núi Thuringen, CHLB Đức, những năm 200x.

Các quân nhân trên trận địa vẫn ngủ lặng lẽ và ngon lành, hoàn toàn bỏ qua bài phát biểu khí thế hừng hực ngày hôm qua của tôi trên sân mỏ đá phủ đầy tuyết. Trong tình huống này, đại đa số các sĩ quan điều lệnh tổ chức Liên Xô thường sử dụng đến sức mạnh vũ phu, sau đó đội ngũ quân nhân ngái ngủ trong trường hợp tốt nhất cũng bò lăn ra sàn nhà. Tuy nhiên, tôi có giải pháp khác.

Trong bộ quần áo lông thể thao Liên Xô, tôi dắt theo con Wolf, đi về phía những người lính còn đang ngủ. Wolf sủa inh ỏi và chồm lên trên đoạn xích, những người lính tỉnh giấc hoảng sợ, đẩy nhau chạy ra đường, và trong vòng 3 phút đủ 15 người đã tập hợp trên sân phủ đầy tuyết buổi sáng, trong cặp mắt của họ còn thấy rõ nỗi sợ hãi thực sự. Họ trông thật thảm hại, như thể vừa trải qua một trận động đất, và tôi cho thêm một phút để mọi người chỉnh đốn lại hình thức của mình và đặt mình vào vòng trật tự.

Khi tất cả đã tập hợp ngay ngắn, tôi nhắc họ nhớ lại những điểm chính trong bài huấn thị hôm qua vừa nói, hứa hẹn một trải nghiệm thú vị hơn, nếu ai đó còn chưa hiểu đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, điều sợ hãi nhất mà các chiến sĩ cảm thấy vào buổi sáng ấy là khi tôi thông báo rằng ngay bây giờ sẽ tập thể dục theo Điều lệnh. Chẳng phải vì con Wolf giận dữ sủa inh ỏi trên chiếc dây xích của tôi, chẳng phải vì anh đại úy lắm chuyện mà ông trời lôi từ đâu ra quẳng xuống ngồi trên đầu của họ, không gì có thể so sánh được với sự nhạo báng tàn bạo như vậy, như bài tập thể dục buổi sáng, mà họ đã quên từ lâu.

Con chó chính là một động lực thể thao tốt, và tất cả chúng tôi cùng chạy với nhau trong không khí trong lành xung quanh sân mỏ đá. Kết quả thật kinh khủng. Tôi, người đã lâu không chơi thể thao, vẫn còn chạy tốt hơn so với những cậu bé hai mươi tuổi nhưng đã mọc rêu, thậm chí đi đi lại lại trên núi Remhilde như những tên cướp biển về già. Sau một vài vòng chạy, thở chẳng ra hơi cứ như sau cuộc chạy việt dã 40 km quốc gia, những người lính bắt đầu kéo đến cây xà ngang. Kết quả ở đây thậm chí còn tồi tệ hơn, và cú treo xà bất lực của bản thân các đồng chí trung sĩ nhiều uy tín trông sao mà đáng xấu hổ.

Tôi không nghĩ rằng cảnh tượng này sẽ cùng với những giai thoại thông thường khắc vào trong ký ức của những chàng lính nghĩa vụ giải ngũ, nhưng vấn đề với đội ngũ quân nhân của tôi không còn nữa. Sự yên bình của tôi không còn bị ai phá vỡ, và tất cả các nhiệm vụ được thực hiện răm rắp. Không ai tức giận, và chúng tôi lại thân ái ngồi với nhau sau bữa ăn tối trong phòng ăn để xem các kênh truyền hình tuyệt vời của Đức, trong tình trạng "căng thẳng sexy" như ZOR vẫn gọi điều đó theo cách tương tự khi ông nói về sự sẵn sàng chiến đấu của quân đội NATO.

Chiếc ti vi đen-trắng xô viết trong những năm 198x là vị trí được "bảo vệ" nhất tại Remhilde, cứ mỗi tối gần như tất cả quân nhân trên trận địa tụ tập quanh nó để xem các kênh truyền hình mà họ không thể xem được ở Меrsеburg.
............
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2012, 11:43:56 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #272 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2012, 07:22:20 pm »

(tiếp)



Trên núi Thuringen, CHLB Đức những năm 200x.

Như tôi đã linh cảm, dẫu sao một trường hợp khẩn cấp nho nhỏ rồi cũng xảy ra. Vào đêm thứ tư, trung sĩ và người lính lái xe tải đánh thức tôi – họ là những nhân vật chính có uy tín trên núi. Họ vừa cầm đèn pin trong tay, vừa thông báo điện đã bị cúp và cần phải khẩn cấp đi xuống chỗ Hans. Tên của tay thợ điện người Đức có thực sự là Hans hay không, đến bây tôi cũng không biết, nhưng khi đó, trong bóng tối tôi phải ra quyết định thật nhanh, nếu không sự việc có thể biến thành điều tệ hại. Động cơ trực chiến trên núi hoặc không có, hoặc nó bị hỏng, mà tất cả các trạm vô tuyến đều nuôi bằng nguồn điện lưới của Đức. Điều này có nghĩa rằng nếu người Đức chưa lên sửa chữa tủ phân phối điện trên trận địa chúng tôi, việc trực chiến đấu sẽ không thực hiện được, và tôi không định đùa với chuyện đó.
  
Trung sĩ định cùng với lái xe đi xuống tìm Hans, nhưng tôi bảo cậu ta ở lại trên núi. Một phút sau, động cơ gầm lên, rồi chiếc "Bems" lao đi trên con đường phủ băng, hú vang khắp các trạm, qua tốc độ ánh đèn pha quay đảo, tôi hiểu rằng người lính đã quyết định lập kỷ lục thời gian về việc xuống núi trên con đường mùa đông. Tới lúc đó tôi đã biết khá nhiều thủ đoạn, và quả tình có tồn tại một kỷ lục xuống núi bằng xe tải.

Một lần nào đó cậu lái xe đã chứng tỏ với tôi tốc độ kỷ lục của cuộc xuống núi này trên con đường rất hẹp phủ đầy tuyết, tốc độ mà chỉ có thể nói rằng nó nằm trên bờ vực của sự tự sát. Bí quyết nằm ở chỗ con đường rừng nước Đức rải đầy những hòn sỏi rất sắc, đảm bảo sự bám dính tốt với các bánh xe nặng nề của chiếc xe ZIL, và khi trọng tâm thấp ta có thể vượt qua các đoạn cua ở tốc độ cao.

Ở lại trên núi, tôi ra một số mệnh lệnh mà tôi coi là hợp lý trong bóng tối. Tôi ra lệnh cho trung sĩ kiểm tra và đóng cửa bên trong trạm thu-phát cho đến khi nào có điện bật sáng, cắt gác tại các vị trí, sau khi chọn chúng trên hành trình tuần tra, rồi tôi đi đến trao đổi với anh nuôi về triển vọng bữa ăn sáng ngày mai, nếu điện không sửa được.

Nửa giờ sau, có ánh sáng quét loang loáng trên đường, tiếng động cơ gầm rú vang khắp khu rừng mùa đông, rồi chiếc xe "Bems" lao vào trận địa, từ trên xe một người Đức độ tuổi trung niên trong chiếc áo khoác chuyên dụng màu đen nhảy ra, và dưới ánh đèn pha ô tô, ông đi thẳng đến chỗ tủ phân phối điện trên cột điện.


Núi Gross-Gleichberg, Thuringen, CHLB Đức những năm 200x.

Trước sự ngạc nhiên của tôi, tại GSVG tủ điện không được giao khoán cho các bàn tay khéo léo của người thợ Nga, mà tất cả mọi thứ được cất kín cẩn thận trong lâu đài Đức. Một vài phút sau, người thợ điện Đức sập cầu dao và khắp nơi bừng sáng hân hoan trong ánh điện, thứ ánh sáng mà sau một hồi tăm tối bỗng xuất hiện trở lại thật bất thường. Chúng tôi nhanh chóng cảm ơn Hans, ông ấy vộ vã leo lên chiếc xe ZIL, với tiếng gầm quen thuộc nó lại lao xuống núi.

Tất cả đều về đúng chỗ, những người lính gác được cắt cử đi trực làm kinh động những chú chim đêm, còn tôi từ từ chìm vào giấc ngủ với một cảm giác thoải mái vì nghĩa vụ được hoàn thành. Sáng hôm sau, tôi hỏi trung sĩ "Bems" trở về khi nào. Quan hệ của tôi với người chỉ huy phân đội nhỏ này rất tốt và anh ta trả lời một cách trung thực - hai giờ sau đó. Tôi không hỏi han người lái xe xem ở đó bên bếp lò Đức, người ta đã cho người lính Nga khốn khổ món gì lúc 3:00 giờ buổi sáng, giả sử rằng công tác tích cực của anh ta xứng đáng với một phần thưởng nhỏ dưới dạng một món ăn gia đình và một ly rượu nông dân thuần chất không thể thiếu.

Những ngày chỉ huy còn lại của tôi trôi qua một cách yên tĩnh và dễ chịu. Chúng tôi đã thu xếp một ngày vệ sinh tắm rửa, đã xem truyền hình ZDF, RTL, đồng thời không quên gửi điện báo cáo cho trung đoàn.

Tôi không báo cáo cho ai biết cuộc phiêu lưu nhỏ của chúng tôi về chuyện lưới điện, để không phát sinh ra những câu hỏi không cần thiết. Khi tôi hỏi trung sĩ, họ giải quyết vấn đề này ra sao với những sỹ quan khác – khi những sỹ quan đó trực chỉ huy trận địa? trung sĩ cố ghìm để không văng bậy –

Thì ngồi ngáp 2 ngày không có điện chứ sao!  
.........
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Sáu, 2012, 12:58:04 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #273 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2012, 06:13:51 pm »

(tiếp)


2.9. "Messe"


Kể từ thời thơ ấu tôi đã yêu các cuộc triển lãm. Không, không phải là triển lãm nghệ thuật, triển lãm ảnh, hay đồ chơi trẻ em, mà là triển lãm công nghiệp quốc tế, luôn diễn ra vô cùng phong phú tại Sokolniki Park và Khu Triển lãm Thành tựu kinh tế Quốc dân thời những năm 70 thế kỷ trước. Bản thân ý tưởng trưng bày thường xuyên thành tựu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Moskva xám xịt và dơ bẩn đến bây giờ đối với tôi vẫn có vẻ là một sự lật đổ thẳng thừng. Tất cả các hoạt động thương mại quốc tế của Liên Xô tiến hành ở nước ngoài đều diễn ra dưới sự bảo trợ của vô số mạng lưới KGB dày đặc kiểu "Sov-snab-export-sbyt-sev-dor-khleb-detail", mà hoạt động của chúng tiến hành một cách an toàn trong các đất nước ấm áp và thoải mái tiện nghi, tại đó đã ký kết các hợp đồng, các gián điệp ăn cắp một cái gì đó, và đưa những món hối lộ lớn. Làm một doanh nhân nghiêm túc ở nước Nga Xô Viết, phải nói thẳng thắn, không thể. Tuy nhiên, ở Moskva mỗi năm với sự hào nhoáng về danh mục vẫn khai trương hơn một chục cuộc triển lãm rất lớn và không quá mang tính thương mại, cái nào cũng "inter". Inter-Rừng, Inter-Vũ trụ, Inter-liên lạc, Inter-đồ nội thất, Inter-hóa học, Inter-vận tải, Inter-bảng, Inter-đường ống hoặc Inter-chậu vệ sinh - cái nào tôi cũng khoái! Trong những năm 1970, tôi đến thăm tất cả các cuộc triển lãm đó ngoại trừ một vài triển lãm quốc tế lớn hiếm hoi theo các khuynh hướng rất khác nhau tại Moskva. Đó là thú vui, sở thích và niềm đam mê bí mật của tôi.


Hội chợ Leipzig, Leipzig, Đông Đức, 1988. Ảnh của tác giả.

Một người quen của tôi, người bắt đầu những cuộc phiêu lưu thời thơ ấu muộn 10 năm so với tôi sau này có lần kể với tôi rằng khi còn là các cậu bé họ leo lên thùng rác xung quanh các Sovincenter Moskva và ăn cắp các lon bia rỗng, mà thời những năm 1980 có giá ngoại tệ rất đặc biệt. Các cậu thu thập, trao đổi và bán. Ôi thế hệ mới! Đối với tôi, người tiên phong trong những năm 1970 thì thu thập lon bia và nhai kẹo cao su ăn xin của người nước ngoài là hạ thấp nhân phẩm của mình. Tôi đã có những cuộc triển lãm cho riêng mình. Tôi không thuộc phạm trù các du khách, những người ham mê các quảng cáo. Nhóm người hâm mộ tích cực các cuộc triển lãm luôn luôn giữ gìn ngay cả bây giờ. Làm việc theo nhóm cũng như riêng lẻ, cả trẻ và già, họ luôn luôn bị mắc kẹt phía trước các gian hàng của các công ty phương Tây, các hãng thôi miên và biết cách giải tán những người đi qua khi bắt đầu phân phát các món đồ khuyến mại. Tôi luôn luôn có một mẻ - một cặp tài liệu quảng cáo triển lãm đẹp đẽ và nằm nhàn rỗi ở nhà, sau đó quẳng vào thùng rác. Mẻ lưới chính của tôi - đó là ấn tượng.


Hội chợ Leipzig, Leipzig, Đông Đức, 1988. Ảnh của tác giả.

Bất kỳ cuộc triển lãm nào - cũng là sân khấu, còn một cuộc triển lãm quốc tế lớn - đó là cả một show. Trong cao trào của thời kỳ trì trệ triển lãm kết hợp với show còn sáng láng hơn. Trong cảnh ầm ĩ mờ ảo của phức hợp triển lãm, từ từ di chuyển những đám đông công dân Liên Xô màu xám sẫm đội mũ lông thỏ trùm tai ẩm ướt, áo khoác balone và đôi giày dính bùn ướt vì thời tiết xấu muôn thưở tại Moskva. Bên phải và bên trái đám đông nhợt nhạt này trên một điểm cao không lớn lắm bày các giá hàng của các công ty nước ngoài, lần lượt tiếp nối nhau như những cảnh bài trí sân khấu nhỏ và được chiếu sáng rực rõ.

Trên những sân khấu ấy diễn ra các hành động, mà vì nó tôi đã đi qua một nửa Moskva dù trong bất kỳ thời tiết nào. Tôi, một học sinh trung hoc Liên Xô, đi xem mọi người. Nhìn người đàn ông cao lêu nghêu ăn mặc hợp mốt, những người phụ nữ cao gầy ăn mặc theo thị hiếu châu Âu, tự động tách biệt hẳn với các nữ thông dịch viên môi son má phấn đi kèm họ, và những người trẻ tuổi rõ ràng nguồn gốc Liên Xô. Tôi không cần phải đọc một cua kinh tế-chính trị cũng biết rằng người Hà Lan và Đức sống tốt, Ba Lan và CH Séc - tồi hơn, còn Bulgaria và Romania - tồi nữa. Tôi chỉ cần đi đến xem triển lãm! Và dẫu ở đó giới tuyên truyền của Liên Xô sẽ không nói với tôi rằng Nam Tư đã đi sai đường, tôi nhớ rằng các "Yuga" ăn mặc hợp thời trang và đắt tiền, và cái nhìn của họ mặc dù xảo quyệt, nhưng vẫn mang vẻ châu Âu tự do. Tôi không đánh nhau để tranh giành các tờ quảng cáo màu ngu ngốc. Tôi chỉ đứng và theo dõi. Tôi nắm bắt từng cử chỉ, từng lời nói. Tôi phải nói rằng các "diễn viên" của các hãng buôn không làm theo bổn phận lấy được. Họ diễn rất sòng phẳng và công bằng. Các phụ nữ đi lại rất nhanh nhẹn trong các bộ cánh "shanel" đẹp đẽ, lay động tình cờ mái tóc-chải thẳng kiểu doanh nhân màu xám kiêu hãnh. Các quý ông hút thuốc rất diệu nghệ và cười lớn bằng giọng khàn thấp đang kể một câu chuyện cười châu Âu. Và trong chiều sâu các gian triển lãm Đức-Hà Lan-Thụy Sĩ luôn luôn xuất hiện nhân vật yêu thích của tôi.

.....Chú "lùn" trong chuyện cổ tích xuất hiện trên sân khấu luôn chỉ là một. Từ sau các bức tường ngăn trưng bày của triển lãm, dưới ánh sáng đèn sân khấu của hãng bước ra một quý ngài béo tròn tầm vóc thấp trong bộ quần áo đắt tiền, cà vạt lụa và đôi giày Ý thanh nhã, đã được biết đến trong các danh mục Mostorg như thể "đôi bôt đờ sô da". Ông ta luôn luôn để ria mép, và, may mắn thay, ria mép của ông được uốn vểnh lên như một Kaiser. Dừng lại giữa sân khấu, trong mọi trường hợp quý ông đều ranh mãnh nhìn đám đông ướt nhẹp lạnh cóng qua cặp kính gọng vàng mốt nhất thời đó - kính "pilot", và bắt đầu chậm rãi hút thuốc lá trong chiếc tẩu bằng gỗ anh đào. Bạn có thể nhạo báng mọi kiểu trước đám đông những người khốn khổ, nhưng hút tẩu đối với những người Moskva hút thuốc "Shipka" mà không có ngoại lệ, thì đơn giản là một trò sadism! "Gã Lùn" cố tình thổi ra những cụm khói xanh lơ, giống như một ống khói đầu máy hơi nước, và khi mùi thơm tuyệt vời của thuốc lá Hà Lan tỏa đến chỗ khán giả, ta nghe thấy một tiếng thở dài thân thiện. Tiếng thở ra không nghe thấy vì đám đông đang thì thầm một cách giận dữ dưới chân mình, vẫn đang ủ rũ đi tiếp. Quý ông kỳ diệu không bao giờ thua cuộc. Sau khi đưa đám đông đến sự ngất ngây ác độc bởi hương vị của nó, ông ta cũng kiêu hãnh bỏ đi. Quý ông đi khuất, những người hâm mộ tận tâm nhất món thuốc lá châu Âu vẫn đứng lại một lúc trong bóng tối, nhìn chằm chằm không mục đích vào các cánh cửa đóng kín, từ sau đó vang ra tiếng cười và tiếng lanh canh của những đĩa chứa đồ ăn, mà có lẽ trên đó người ta chuyển những món ăn ngon lành đến mức không thể.


Đến tổ hợp hội chợ ở Leipzig, tất cả mọi người đều đi trên hệ thống xe điện của thành phố. Leipzig, Đông Đức, 1980.

Nhiều năm trôi qua, tôi đã đi thăm một cách chính xác những gian triển lãm thú vị nhất, không lãng phí thời gian cho những nước hạng hai. Mọi thứ vẫn như vậy, vẫn những gương mặt ấy, những trò chơi ấy. Cần lưu ý rằng hầu hết người đến Moskva là người châu Âu. Người Châu Á hồi đó chưa đủ sức, còn Nhật Bản và Mỹ thường giới thiệu kém và không phù hợp. Gian hàng triển lãm của Liên Xô thì thực sự tôi chưa bao giờ vào thăm, có thể là chưa đủ lòng yêu nước. Theo thời gian, du khách Liên Xô đã chủ động hơn, và các đại diện hãng - keo kiệt hơn. Xuất hiện một thể loại mới là các du khách - kẻ ăn bám, mà tôi mệnh danh họ là "các chuyên gia". Thể loại này đã phát triển lên một số lượng rất lớn, bắt đầu từ những năm 1980, các nhà tổ chức triển lãm thậm chí đã chia ngày đầu tiên "cho chuyên gia", và những ngày còn lại - cho đám đông. Một tính chất đặc biệt của người Liên Xô, nhất là ở Moskva, đó là một nền giáo dục đại chúng khá cao. Tại châu Âu, không thể tưởng tượng rằng thực tế mỗi người đàn ông trưởng thành thứ hai (ta gặp) trên đường phố - là một kỹ sư, và ông ta có thể duy trì một cuộc trò chuyện chuyên nghiệp về những lợi thế của một chiếc van nghịch với trục spinden trực tiếp. Tôi còn cảm thấy một niềm tự hào cho chúng ta, khi tôi nhìn thấy một người đàn ông xấu xí mặc chiếc áo gió khoác ngoài chiếc gilet nhàu nhĩ thắt cà vạt kiểu cao bồi già, mạnh dạn ngồi xuống sau chiếc bàn thanh lịch, nói chuyện với nhân viên hãng, giấu đôi chân mình trong đôi giày mòn vẹt dưới ghế. Họ bắt đầu trò chuyện, và đôi khi thậm chí vào những năm 199x còn trao đổi danh thiếp cho nhau. Mọi người đều biết rằng cuộc đàm thoại, thực sự, không nói lên điều gì, tất cả đều biết các trục chính, sản xuất tại Tây Đức, luôn tốt hơn sản phẩm của nhà máy cơ khí Uriupinsk, nhưng rất muốn ly cà phê thơm đó, và có thể cả điếu thuốc lá Mỹ, đang bốc mùi từ thằng cha đại diện hãng say sưa chết tiệt kia !

Đỉnh điểm bản saga triển lãm của tôi là Triển lãm lớn Quốc gia Tây Đức vào năm 1980. Có tất cả những gì là cần thiết ở đó! Đại diện các hãng và quà tặng lưu niệm, hàng hóa và phòng hòa nhạc âm thanh stereo siêu tuyệt vời, thậm chí cả một buổi hòa nhạc của nhóm rock Đức 2 lần một ngày mà đám đông đứng xem sáu giờ. Tôi nhớ mình đã ngồi trên sàn nhà trong căn phòng tuyệt vời ấy với một số tay hippy dưới những chiếc loa tròn treo trên tường và tôi không hề muốn đi ra ngoài.

"Moskau, Moskau, o-ho-ho-ho-ho-oh! .."

Nếu ai hỏi tôi -? Tại sao tôi không có lòng yêu quý đầy đủ đất nước Liên Xô?, tôi xin thành thật thừa nhận, bởi vì từ thời thơ ấu của mình và trong tuổi vị thành niên tôi đã lê la khắp các triển lãm nước ngoài ở Moskva, những triển lãm trong nhiều năm qua đã nói với tôi rằng tôi chưa phải đang sống trong quốc gia tốt nhất trên thế giới. Và bây giờ hãy cứ để cho các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũ xưa suy nghĩ xem tại sao họ lại tổ chức những cuộc biểu thị các ưu điểm của chủ nghĩa tư bản ở Moskva!


"Messeshtadt" - "Thành phố Hội chợ" Leipzig, bưu thiếp, Cộng hòa Dân chủ Đức, 198x.
......
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2012, 12:23:45 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #274 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2012, 10:11:35 pm »

(tiếp)

Hội chợ Thương mại Leipzig khêu gợi ký ức thời thơ ấu của tôi, và bây giờ, với một quãng lặng gần mười năm, tôi đã sẵn sàng một lần nữa lao vào thế giới phong phú, đầy đủ và rực rỡ của ngành công nghiệp triển lãm quốc tế. Tuy nhiên, hội chợ thương mại lớn nhất giữa Phương Đông và Phương Tây ít tươi sáng hơn. Hội chợ Thương mại Leipzig, theo cách gọi thông tục ở GSVG - "Thánh Lễ" (Messa - «месса») là một ngoại lệ thú vị trong đời sống của nhân dân Liên Xô. Từ tiếng Đức "Thánh Lễ" (“Messe”) theo tiếng Nga có nghĩa là – buổi Lễ Thánh trong nhà thờ, buổi phụng sự Chúa, được người Đức tiến hành từ thời cổ đại khi khai mạc hội chợ. Với sự giúp đỡ ngầm của Bộ tư lệnh tất cả các gia đình Liên Xô được mời đến dự "Lễ Thánh" ở Leipzig để thăm các gian hàng Liên Xô. Lợi ích thực tế của các công dân GSVG kết thúc ở gian hàng sách trong khu vực triển lãm của Liên Xô, nơi bạn có thể mua một cuốn sách Xô Viết.


Tòa Thị Chính mới, Leipzig, CHDC Đức, 1988. Ảnh của tác giả.

Lần đầu tiên và cuối cùng tôi đến thăm "Lễ Thánh" là vào dịp mùa xuân năm 1988, đi cùng gia đình bác sĩ, vì tôi không biết đường đến đó. Tuy nhiên, buổi lễ không để lại cho tôi ấn tượng sống động đặc biệt. "Thánh Lễ" khá buồn tẻ, từ điểm nhìn của các nhân vật trong triển lãm, tất cả toàn là việc kinh doanh, và không ai ném tiền đi để gây các hiệu ứng rỗng tuếch cho đám đông. Rõ ràng, một hội chợ kinh doanh thực sự cần hàm chứa nội dung nhiều hơn trong hình thức và nghiêm túc hơn trong nội dung. Đám đông du khách Đức tập trung chủ yếu trong các gian trưng bày của Cộng hòa Liên bang Đức, đó là dễ hiểu, thế nhưng cộng đồng người Nga thì chen chúc trong khu vực trưng bày rộng lớn ổn định của Liên bang Xô Viết. Phía bên trong khu gian hàng Liên Xô giống như một nhà ga tỉnh lẻ trong thời gian hủy bỏ các chuyến tàu. Trong gian nhà rộng lớn là cả một mớ những tiếng nói ồn ào hỗn độn, một đám đông di chuyển thất thường, và dọc theo bức tường lũ trẻ con ngồi trên những chiếc túi xách. Những đứa nhỏ thì khóc, những đứa lớn hơn thì lang thang vô công rồi nghề, và toàn bộ đám đông có mặt trong sự chờ đợi căng thẳng mòn mỏi ở nhà ga. Đột nhiên cửa một căn phòng xép nào đó mở ra, từ đó đi ra những người phụ nữ Nga có khuôn mặt dữ tợn kiểu các cô mậu dịch viên kéo theo những túi xách không thể nhấc lên nổi. Vài người đàn ông kéo lê trên mặt đất theo sau mình cái gì đó rất nặng đã đánh rơi gánh nặng của mình, và tôi nhìn thấy đó là các cuốn sách được gói chặt bằng dây trong những gói giấy. Các gói sách đổ sụp xuống và sách vãi tung trên sàn. Đám đông chờ giây phút này đã lâu. Tất cả lao bừa tới các cuốn sách bị đánh rơi, và bắt đầu một cuộc ẩu đả điển hình của người Nga trong cửa hiệu. Không có quân hàm quân hiệu, họ là những con người hoàn toàn hiền lành tại GSVG, họ vẫn nhớ hành động của mình! Họ giật lấy các cuốn sách của nhau, xô đẩy nhau và chiến đấu như họ có thể. Nhanh chóng giở xem tên cuốn sách cướp được, đôi khi người ta ném nó lại tại chỗ ngay lập tức và vội vã đi tìm cuốn khác. Trong khi đó, các cô bán sách cố kéo gánh nặng của họ đến chỗ chiếc bàn lớn ở giữa hội trường và gắng tổ chức việc bán hàng. Đó là việc rất khó khăn - người mua không xếp thành hàng lối, họ túm lấy bất cứ cái gì họ có thể túm, và thu xếp chuyện tiền nong chưa chắc là không thể. Tôi chán ghét nhìn cảnh tượng đó và bỏ ra ngoài phố, sau khi không mua quà lưu niệm Leipzig nữa. Phải nói thêm rằng, trong thời kỳ Liên Xô thỉnh thoảng chính người Mỹ lại tạo ra những cảnh súc vật tương tự tại các cuộc triển lãm ở Moskva. Họ cầm trên tay các món quà lưu niệm, bước ra ngoài đám đông du khách, và rõ ràng với mục đích mua vui, họ ném chúng vào đám đông, đám đông đó xô đẩy chen ngã nhau, bò lăn trên sàn nhà bẩn thỉu. Không một ai trừ người Mỹ, lại đi tạo ra những cảnh tượng giống như vậy ở Moskva.


Gian hàng Liên Xô tại Hội chợ Leipzig, Leipzig, CHDC Đức, 1988. Ảnh của tác giả.

Trong hai năm tiếp theo, tôi đã tham dự Hội chợ Triển lãm ở trung tâm Leipzig, thoải mái và thú vị hơn nhiều. Trong tòa nhà triển lãm, phải nói thêm là có giao thức kiến trúc rất nhàm chán, đã diễn ra một hội chợ sách thú vị, nơi có thể thấy và thậm chí đọc trong bản tiếng Anh, các bản "Chim cánh cụt" (Penguin book), "Sách bỏ túi" (Livre de Poche) thực sự và các xuất bản phẩm khác. Người ở đó có nhiều, và tôi hài lòng vì chỉ toàn người Đức. Đám đông ở đó di chuyển nhanh nhẹn, và vẫn xem được tất cả khi họ dừng lại tại các giá trưng bày thú vị. Đời sống triển lãm bản thân nó rất khác so với ở Moskva, và mờ nhạt theo kiểu của nó. Ở khắp mọi nơi ánh sáng tràn trề, vậy mà triển lãm vẫn nhàm chán, nếu như không phải là nghèo nàn, và ở mọi nơi du khách kẹt lại bên các giá sách còn các nhân viên hãng buôn trông cũng chẳng khác mấy so với các du khách. Tuy nhiên có một hiện tượng mà tôi nhớ mãi.

Từ một cửa ngách quay về phía mọi người, có một phụ nữ Đức trung niên ăn mặc bóng bẩy đi ra. Tầm vóc cô ấy không cao, dáng eo thon gọn, đi giày cao gót, mặc chiếc áo lông màu trắng và bộ váy chẽn, cô đi ra lo một công việc nào đó, không có ý gây ra sự chú ý đặc biệt. Tuy nhiên, một cú sốc đã diễn ra, và đám đông du khách Đức dừng lại, há miệng kinh ngạc. Tất cả, không trừ ai, đều đổ dồn các cặp mắt nhìn vào bộ ngực của cô ấy. Trước đó cũng như sau này tôi chưa nhìn thấy bất cứ điều gì tương tự! Thật vĩ đại. Nhìn nghiêng, bộ ngực ấy lớn hơn nhiều so với cơ thể cô ấy, và dường như người phụ nữ này rất khó khăn mới duy trì được sự cân bằng trên đôi giày cao gót của mình. Chiếc áo lông trắng đắt tiền được thiết kế theo phong cách áo dài của Marilyn Monroe, trên toàn bộ thân áo treo các hạt nhỏ đính trên các sợi dây mảnh, nhấn mạnh phần nổi bật của cơ thể. Các chuỗi hạt lắc lư dưới ngực cô ấy và không hiểu sao tôi nghĩ rằng nếu cô ấy muốn nhìn xuống đôi giày mình đang đi thì điều đó cũng không thể làm được... Chẳng ngờ đến một hiệu ứng như vậy, người phụ nữ Đức hơi bối rối, cô thận trọng xoay phần trên cơ thể quay lại rồi biến mất vào phía sau cánh cửa. Thành thật mà nói, tôi không nhớ bất cứ điều gì nổi bật tại Hội chợ Thương mại Leipzig bằng hiện tượng triển lãm bất ngờ của diva kia.


Leipzig, CHDC Đức, năm 1989. Ảnh của tác giả.

Tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ làm việc trong ngành kinh doanh triển lãm, nhưng cuộc sống lại được sắp đặt theo kiểu khác. Năm 1990, sau khi trở về từ Merseburg, tôi làm việc ba năm trong văn phòng hải quan triển lãm ở Moskva. Năm 1993, bản thân tôi đã đứng trên giá chứa đồ nội thất của một công ty Tây Đức, nơi tôi làm việc, và trong năm 1999 tôi đã là một thanh viên tham gia đầy đủ vào cuộc trưng bày của hãng DHL diễn ra tại Nizhny Novgorod tại Triển lãm Vận tải Quốc tế. Và bây giờ tôi có thể tự tin nói rằng kinh nghiệm "triển lãm" thời thơ ấu của tôi rất có ích trong cuộc sống.
........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2012, 01:13:03 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #275 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2012, 10:25:12 am »

(tiếp)

2-10. "Reichsbahn"

Niềm tự hào có tính truyền thống của người Đức - đường sắt - tại CHDC Đức, tôi ngạc nhiên thấy người ta vẫn giữ tên cũ - "Reichsbahn" và trên những toa xe vẫn đánh ký hiệu bằng các chữ cái «RB». Bản thân từ "Reich" trong đầu tôi gắn kết với một tên hiệu của thời Hitler, mặc dù, nó chỉ có nghĩa là "nhà nước". Đối với nhân dân Liên Xô, những người vốn thấm đẫm lòng căm thù với tất cả các di sản quân sự của đế chế Đức thứ ba, một số từ Đức, dù nó hoàn toàn trung lập về ý nghĩa, vẫn được tiếp nhận rất khó khăn. Tôi nhớ thời thơ ấu, trong trại hè thiếu nhi một trò đùa phổ biến của các nhà ngôn ngữ học thò lò mũi là dẫn ra đoạn mở đầu một văn bản trong sách giáo khoa tiếng Đức tại trường trung học về V.I.Lenin, mà nghe về mặt chính trị có vẻ tuyệt đối không chính xác, bắt đầu với những chữ "Lenin - Der Fuehrer ...." .

Tôi phải thừa nhận rằng những toa xe Đông Đức nhìn tồi tệ hơn toa xe Tây Đức, tuy nhiên, xe lửa chạy chính xác theo lịch trình và đi nhanh một cách bất thường. Tốc độ xe lửa bình thường hơn 100 km mỗi giờ, do đó bất kỳ cuộc va chạm nào với xe ô tô tải hoặc thậm chí một đối tượng nặng nề đều dẫn tới thảm họa. Cuộc va chạm đáng kể là của 1 chuyến tàu nhanh Berlin diễn ra gần ga Forst-Zinn vào năm 1988 với một xe tăng Liên Xô bị bỏ rơi tại một lối qua đường sắt. Nhiều người chết, và tai nạn nghiêm trọng đến mức ở CHLB Đức người ta cũng viết về nó. Tôi sẽ không dừng lại ở những vấn đề bên trong GSVG-ZGV thời kỳ đó, cũng như danh tính của người thợ quân giới-lái xe và anh trung sĩ đã bỏ chạy một cách hoảng hốt, nhưng tai nạn này đã là giọt nước lớn làm tràn ly sự kiên nhẫn của người Đức. Không thể biện minh - Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô D.T.Yazov đã đến Forst-Zinn, còn Gorbachev đã phải đích thân xin lỗi người Đức.


Trong khu vực nhà ga Friedrichstrasse. Berlin, Cộng hòa Dân chủ Đức, những năm 198x.

Đường sắt là niềm tự hào không chỉ của người Đông Đức. Những tuyến đường sắt mạnh mẽ, hiện đại, đồng nhất của châu Âu là niềm tự hào chung của châu lục này. Khi tôi nhìn vào chuyến xe lửa quốc tế sáng loáng băng băng không chút trở ngại xuất phát từ Warsaw đang đi đâu đó tới Bonn, ta có thể lên tàu ngồi một cách dễ dàng và vượt qua địa phận của mình, tôi cảm thấy tức giận cho Liên bang CHXHCN Xô Viết. Tức thay cho những người lính biên phòng tại Brest, buồn cho hải quan, cho hàng người xếp hàng chờ đợi, cho tờ khai, và quan trọng nhất, sự không phù hợp của đường sắt chúng ta, như bây giờ người ta hay nói, với toàn thể không gian văn minh của thế giới. Đôi lần đến Dresden, tôi đi trên các chuyến tàu quốc tế. Đó là những toa xe sạch bóng người ta đặt mua từ các công ty Ba Lan và Tây Đức. Tất cả các đoàn tàu đường dài ở CHDC Đức đều có giường cho anh ngủ. Trong cupê, ngăn cách với hành lang toa xe bởi các cửa ra vào bằng kính, hành khách thường ngồi 6 người trên hai kệ phía dưới, còn ở trên - là giường ngủ, gắn chặt vào tường rất gọn gàng. Các kệ dưới thấp đánh số ba chỗ ngồi, vì hành khách đi đường dài đã có vé ghi số chỗ ngồi.


Ga đường sắt Merseburg. CHLB Đức, những năm 200x.

Các sỹ quan GSVG không thích và cố gắng tránh phải sử dụng các chuyến tàu quốc tế, bởi vì thường không có chỗ, và việc ngồi cùng người Đức trong một khoang đóng kín mà mình lại đang mặc áo khoác và đi đôi ủng ẩm ướt thì đến tôi cũng sẽ không muốn. Cũng còn một lý do khác. Các toa xe trên "reichsbahn" Đức có khác nhau. Toa giường nằm quốc tế, toa ngồi thông thường, toa 2 tầng, giống như các toa xe nỏ gọn xinh xắn ở của mạng giao thông địa phương ở Sydney và cảnh quan tuyệt đẹp của tàu vận tải trên đường ray, giống như xe điện vẫn thường đi lại, đã được liệt kê trong lịch trình như một chuyến tàu hỏa bình thường.

Đồng thời các toa tàu được chia thành loại toa "hút thuốc" và "không hút thuốc" với các biểu tượng thích hợp gần cửa vào toa. Vé xe lửa chia ra hạng nhất - đắt hơn, còn hạng hai, nhu cầu chủ yếu là cho các quân nhân Quân đội Xô Viết tại GSVG. Các toa tàu có cupê chủ yếu là toa hạng nhất, chỉ trên các đoàn tàu quốc tế và trên một số tuyến xa xôi tách biệt thì vé hạng hai mới có thể rơi vào toa cupê. Toa tàu như vậy chúng tôi đã một lần đi khi trên đường tới Remhild, lúc mà tôi với trung úy được thoải mái ngồi trong một cupê riêng biệt, thưởng thức cảnh quan tuyệt vời của rừng Thuringen. Tất cả các chuyến xe lửa ở CHDC Đức được chia thành tàu thường, tàu tốc hành và tàu nhanh. Việc phân chia là hợp lý, nhưng không hoàn toàn thuận tiện cho các cư dân GSVG. Các biểu tượng nhỏ trong lịch trình và các thông báo tiếng Đức vô danh tại các ga xe lửa thường dẫn đến những lầm lẫn, và chúng ta với các vé xe lửa Đức "hạng hai, tốc độ thấp" thường không đến nơi, không đi được đúng chuyến tàu ấy.


Những toa xe tương tự này được sử dụng trên các tuyến giữa các thành phố sôi động nhất. Cộng hòa Dân chủ Đức, những năm 198x.

Tuy nhiên, đường sắt Đức có truyền thống riêng của họ, mà ban đầu không phù hợp với tư tưởng trong đầu tôi. Theo logic thông thường cần phải bắt ngay tất cả những kẻ vi phạm không có vé, đánh và làm nhục, nhưng ở đây lại bắt đầu một logic châu Âu, không thể hiểu nổi với người Liên Xô. Người ta không bắt người không có vé, không đánh, mà lại tôn trọng. Mỗi hành vi vi phạm việc mua vé được định giá chính xác một mark lớn hơn giá thật của vé, và không có ai khinh miệt bạn cả. Sự không có vé được nhìn nhận như là một sự đãng trí nhẹ nhàng và do hành khách vội vàng mà không có gì hơn nữa cả. Mọi thứ đều thuận tiện đến nỗi những người Đức có thu nhập tốt, chỉ cần trả thêm mark cho dịch vụ mà không cần phải lo lắng về chuyện vé nói chung.

Các sĩ quan với bệnh viêm màng túi mãn kiếp của họ, cố gắng không để rơi vào các tình huống tương tự và chủ yếu là đi tàu một cách trung thực với vé tàu chậm hạng hai. Tôi thậm chí thấy rằng nhiều người không hề biết về dịch vụ thuận tiện này, như là một món trả bổ sung trong chuyến tàu. Những người Đức yêu dịch vụ đường sắt của họ đến khủng khiếp. Nhân viên đường sắt luôn luôn mặc bộ đồng phục màu xanh gọn gàng gài khuy kín cổ, mũ lưỡi trai chỉnh tề, và toàn bộ dáng vẻ của họ thể hiện một phẩm giá không thể bắt chước. Người soát vé, thường là một người Đức độ tuổi trung niên đồng phục màu xanh lam, đi lại nghiêm túc dọc theo toa để xác nhận vé, ông ta chỉ liếc qua bìa vé. Nếu nhìn thấy tấm vé tàu không phù hợp với hạng vé, ông ta sẽ thốt lên một cách ảm đạm "Schnell-zug!", có nghĩa là bạn lại lên nhầm tàu tốc hành mà không xem lịch trình rồi. Nhận tiền một cách hờ hững, và người soát vé Đức với khuôn mặt lạnh như đá tảng chìa ra cho bạn tấm vé mới.


Ảnh từ bản quảng cáo của đường sắt Đông Đức. Cộng hòa Dân chủ Đức, những năm 198x.

Trả lại vé cho hành khách, người soát vé luôn luôn lịch sự nói "Bitte!" - (Xin mời), và mọi người đều đáp lại "Danke!" (Cảm ơn). Không ai nghĩ về sự thể hiển phép lịch sự thông thường trên phương tiện giao thông vận tải công cộng, cho đến khi một trong những chàng shmeker của trung đoàn nhận thấy một sự khác biệt hài hước mà tôi hoàn toàn có thể xác nhận. Người soát vé nói "xin vui lòng nhận lại" và bạn trả lời "cám ơn". Tất cả đúng là thế. Tuy nhiên, anh shmeker chăm chú nhận thấy một sự khác biệt trong cuộc đối thoại của người kiểm soát viên đối với những người khách Tây Đức đi cùng toa xe với chúng tôi. Không thay đổi sắc mặt, người soát vé thốt lên câu thông thường "Bitte!" với mọi hành khách khi trả lại vé, nhưng khi đến lượt "Bundes", như trong cách nói thông thường vẫn gọi người Tây Đức, người soát vé nói "Danke!". Có vẻ như một sự khác biệt nhỏ, nhưng không hề! Kiểm soát viên, cảm ơn người hành khách Tây Đức vì tấm vé, và để đáp lại thì "Bundes" nói "Bitte!" là hợp lý, điều mà trong tình huống này là câu trả lời thể hiện sự biết ơn.
...........
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2012, 05:39:44 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #276 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2012, 05:41:04 pm »

(tiếp)

Một lần tôi rơi vào một tình huống mà có thể kể lại được. Khi trở về từ Dresden, như thường lệ tôi đến ga đầu tiên, gần trụ sở bộ tham mưu tập đoàn quân, và vội vã nhảy lên chuyến tàu đầu tiên chạy qua. Vé hạng thường khứ hồi tôi đã có sẵn, và tôi không phải lo lắng. Chuyến xe lửa đầy khách, và trong tiền sảnh đầu toa theo thói quen tập trung một đám đông sĩ quan Nga. Toa tàu thuộc loại có cupê, và chỉ liếc mắt cũng hiểu rằng không có chỗ nào trống. Sau chuyến tàu sáng sớm và cả một ngày đi lại, tôi đã mệt phờ và quyết định cho mình một nơi, tôi sẵn sàng ngồi co người lại giữa những người Đức.

Ở giữa toa sau cửa kính, tôi nhìn thấy một chỗ, tất nhiên, ở giữa những người Đức, và quyết định đẩy cửa vào. Trên các khuôn mặt nhìn chằm chằm vào tôi, tôi không đọc thấy niềm vui, nhưng tôi không chịu rút lui, và tôi nói bằng tiếng Đức, một cái gì đó đại loại như "Freiheit?", câu thường hỏi về chỗ ngồi - "Còn trống?". Tôi đến giờ vẫn không biết chữ này, nhưng tôi cố gắng bắt chước người Đức, và thường là được việc. Câu hỏi của tôi không được ai trả lời, ngoại trừ người đàn ông trung niên ngồi ở phía bên kia của cupê gần cửa sổ đang đọc một cuốn sách. Lách giữa các Frau bất mãn, tôi ngồi xuống giữa họ, cố gắng không để ý các hành khách mà nhìn chằm chằm ra cảnh quan ngoài cửa sổ, vì trước mắt chúng tôi còn có một chặng đường dài. Sau một lúc cánh cửa buồng mở ra và người soát vé xuất hiện.

Khi đến lượt quý ông ngồi bên cửa sổ, ông ấy ngừng đọc, rút ra cuốn sách nhỏ của mình một tấm vé lớn màu sắc sặc sỡ. Người nhân viên đường sắt Đức vừa nhìn thấy tấm vé của ông ta lập tức xởi lởi hẳn lên, đổi giọng rồi trả lại tấm vé tàu lạ thường cho người Đức và nói "Danke!", bởi vì người hành khách này rõ ràng là một công dân CHLB Đức.

Khi kiểm tra tấm vé nhỏ bé của tôi, người soát vé nói, và tôi cảm tưởng giọng ông ta rít lên với cả lòng thù hận "Schnell-zug!", có nghĩa là đoàn tàu này là đoàn tàu nhanh, và nói chung chỗ của tôi không được ở đây. Tức khắc tôi nhận ra lý do tại sao có nhiều người trong toa xe lửa hạng hai, và tại sao những người Đức đã thể hiện những vẻ mặt châm biếm tôi như thế! Không sao cả, tôi bắt đầu tìm kiếm các đồng tiền lẻ để trả tiền cho sự khác biệt trong giá vé với một đồng mark không đổi cho dịch vụ này.

Nhưng lập tức đã xảy ra một điều gì đó mà có lẽ làm ngạc nhiên và thậm chí gây tức giận cho những hành khách Đức trung thực từ trong trái tim của họ. "Bundes" Tây Đức ngồi bên cửa sổ, một lần nữa ngừng đọc, ngước nhìn lên người nhân viên soát vé qua cặp kính của mình, lại nhìn tôi, rồi ông ấy nói một câu gì đó bằng tiếng Đức. Tôi không hiểu một câu nào, nhưng mọi người trong coupe bắt đầu ngọ ngoạy trên ghế, té ra họ phẫn nộ! Người Đức một lần nữa lúí húi tìm trong cuốn sách, đưa ra cho anh soát vé giấy tờ của ông ta. Kiểm soát viên buộc phải làm vẻ mặt cám ơn, lẩm bẩm một câu gì đó đáp lời, trả lại cho "Bundes" tấm vé, rồi không nhìn tôi anh ta bỏ đi.

Vé tàu đã xác nhận tuyến Eberswalde-Wünsdorf và một vé xe điện hiếm hoi. Cộng hòa Dân chủ Đức, những năm 198x.

Tiếp theo là một cảnh tạm dừng của sân khấu. Tôi ngồi hoang mang với chiếc ví trong tay, các hành khách Đức đã dẹp đi vẻ mặt bị xúc phạm, còn "Bundes" ngồi bên cửa sổ lặng lẽ đọc cuốn sách của ông ta. Khi mà cuối cùng tôi cũng hiểu ra, đó là giữa thanh thiên bạch nhật người công dân Tây Đức đã hào phóng trả thay cho tôi tiền chênh lệch giữa tấm vé tàu thông thường và tàu nhanh bằng giấy tờ của ông ấy, tôi bỗng thấy vui vẻ. Dù không chắc người Đức có mất tiền hay không, điều rõ ràng là chuyến đi của ông đã được trả tiền đầy đủ, nhưng tôi thấy thật buồn cười khi nhìn các hành khách khác, những người đã không nhận được sự rộng lượng ngẫu nhiên từ Cộng hoà Liên bang Đức. Tôi quay thẳng sang quý ông đang hào hứng đọc sách và lớn tiếng nói, "Danke schön!", quý ông nhướng mắt kính nhìn tôi, và vui vẻ đáp - "Bitte!", sau đó chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình trong im lặng, mỗi người đuổi theo những suy nghĩ riêng của mình về trường hợp nhỏ này.


Tại một nhà ga ở CHDC Đức, những năm 198x.

Một cảnh khác, cho tôi tiếng cười ít hơn, xảy ra với tôi trên đường trở về từ cuộc họp các sỹ quan tham mưu tại thành phố Rise vào mùa đông năm 1989. Sau giờ họp, các sĩ quan trở về nhà bằng xe lửa, do đó buổi tối ở nhà ga địa phương Mitropa có cả một đám người vui vẻ. Trên đường phố trời tối và lạnh, nhiều sĩ quan đã gọi bia cho mình vào bữa ăn tối muộn, đặc biệt là phần lớn trong đám bạn chúng tôi trở về đơn vị với quãng đường không xa. Tôi không có tâm trạng để ăn mừng tại nhà ga nhỏ bé trống trải này của thành phố Rise. Tôi về Merseburg và đường còn dài. Sau khi kiểm tra lịch trình, tôi thấy một chuyến xe lửa đến Leipzig, nơi mà tôi định sẽ đi đến. Các nhà du lịch dày dạn khuyên tôi không sử dụng chuyến tàu này và hãy chờ bốn mươi phút nũa cho đến khi có chuyến tàu thường, nhưng tôi không chờ đợi.

Khi đoàn tàu theo chỉ dẫn trong lịch trình đến nhà ga, tôi cũng nghi ngờ một chút tính đúng đắn của quyết định của mình, tuy nhiên, tôi đã vội vàng. Thay vì một chuyến tàu trên sân ga là một đoàn tàu điện màu xanh lá cây có hai toa xe. Như trong các chuyến xe điện thường thấy, người lái tàu Đức ngồi trong cabin, và ở phía ngược lại người ta chuyển tàu sang toa xe thứ hai.

Cùng với một số hành khách muộn, tôi trèo lên toa thứ hai, và đoàn xe điện rú vang chiếc động cơ diesel nhỏ, lao vào trong bóng tối. Tàu chốc chốc dừng lại, những người Đức đi ra, và kết quả là tôi ở lại một mình trong chiếc toa xe mờ tối, đang lao một cách tuyệt vọng trên đường ray, và trong cảnh tranh tối tranh sáng của toa xe đầu tiên, tôi rất khó khăn mới phân biệt được cái lưng của người thợ máy-lái xe.

Tự nhiên nỗi buồn xâm chiếm tôi. Đánh giá quang cảnh hoang vu và cánh đồng tăm tối xung quanh chúng tôi, chúng tôi đã từ lâu thu hẹp con đường trực tiếp đến Leipzig, và tôi rất có thể phải quay trở lại một thời gian dài. Đột nhiên, xe điện hãm lại, và người lái xe bắt đầu leo ra khỏi xe. Tôi nhảy xuống điểm đỗ vắng vẻ phủ đầy những bông tuyết và vội vã nhảy tới chỗ người Đức, sẵn sàng bằng bất kỳ giá nào tìm hiểu đường đi đích xác về Leipzig xa xôi và yêu thích của tôi.

Người Đức theo thói quen trả lời một câu gì đó và thử leo lên toa xe khác, rõ ràng hành trình tuyến xe điện địa phương đã kết thúc ở chỗ này. Tuy nhiên, tôi không bỏ cuộc! Viễn cảnh phải ngủ lại trong tuyết dưới ngọn đèn mờ ở một nhà ga bị lãng quên hoàn toàn không làm tôi vui vẻ. Tôi bám lấy người Đức một lần nữa và căn vặn ông về Leipzig bằng cách sử dụng cả những từ tiếng Nga để tăng tính thuyết phục hơn nữa.

Người lái xe đứng tuổi, rõ ràng đã mệt mỏi với ông hành khách trễ tràng ngu ngốc, ông ta dừng lại, giơ tay lên và chỉ sang tuyến đường sắt kế bên, nói dằn từng âm tiết "Lei-i-pzi-i-g-g!!!" và leo lên toa xe của mình. Tôi lập tức cảm thấy bình tĩnh hơn, tôi hét to "Danke Schoen!" với người Đức đằng sau cánh cửa đã đóng lại, và tôi còn lại một mình trên sân ga ẩm thấp giữa các tuyến đường, chờ đợi chuyến tàu thường, mà các sĩ quan có kinh nghiệm đã nói với tôi.


Tàu hỏa thuộc tuyến giao thông địa phương. Cộng hòa Dân chủ Đức, những năm 198x.

Tôi không nhớ tên nhà ga này. Chuyến xe lửa thông thường may thay cho tôi đã đến đúng giờ và tôi đã về đến nhà an toàn. Tuy nhiên, tôi không còn dám liều lĩnh nữa. Để công bằng, tôi phải nói rằng trong lịch trình tiếng Đức đã chỉ dẫn mọi chuyện bằng các biểu tượng nhỏ đọc rất hữu ích, bởi vì tất cả mọi thứ ở CHDC Đức được thực hiện để đem lại sự tiện lợi cho mọi người dân.
.........
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2012, 03:22:51 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #277 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 08:18:06 pm »

(tiếp)

PHẦN 3

CONCENSUS
(SỰ ĐỒNG THUẬN)


3-1.Mùa Đông


Ba mùa đông chúng tôi sống ở GSVG là 3 mùa đông châu Âu tiêu biểu, ấm áp và ít tuyết. Đôi khi nhiệt độ cũng giảm xuống 5 độ dưới không, nhưng thời tiết ẩm ướt như tại Primorye. Chúng tôi chưa kịp xem Merseburg chất đầy những đống tuyết, mà một năm trước nơi đây đã có tuyết rơi dày, nhưng như thường lệ thời gian tuyết rơi không kéo dài. Khi cái lạnh đến, người ta bắt đầu đốt lò sưởi, có trong tất cả các phòng của các căn hộ tập thể của cư xá sỹ quan cũ. Sự lưu luyến cổ xưa với nhiên liệu than ở cuối thế kỷ hai mươi thật đáng kinh ngạc. Toàn thành phố đầy các lò đốt than đá cũ, cùng nhau vào giữa tháng mười bắt đầu tỏa ra những làn khói than hăng hắc. Khói than kéo dài khoảng bốn tháng, và có vẻ khói đã mãi mãi ăn sâu trong nhà, trong cây cối và mảnh đất phía nam của CHDC Đức. Cần phải nói rằng mùi khói rất quen thuộc với chúng tôi, sau trải nghiệm sử thi trong "thành phố anh hùng" Ussuriysk, với sự khác biệt là tại Primorie Xô Viết khói không mang lại sự ấm áp, bởi vì cơ sở quản lý kinh tế nồi hơi của Bộ Quốc phòng Liên Xô đã sụp đổ hoàn toàn. Đất Saxony của nước Đức được sưởi ấm bởi than nâu, không phải từ đâu ra, mà là ngay dưới mặt đất. Xung quanh Merseburg người Đức trong nhiều thế kỷ đã khai thác than nâu, có hàm lượng calo thấp, than khói trong các khai trường mở, ép than thành những bánh hình bầu dục trông rất lạ mắt và đốt cháy nó ở đây, ở trong nhà của mình, trong các lò sưởi.


Đống than trước một tiệm thời trang thanh thiếu niên. Cộng hòa Dân chủ Đức, những năm 198x.

Trong trung đoàn truyền thống sưởi ấm của Đức vẫn tồn tại, và đến mùa thu các sỹ quan mua than trong ban quản lý kinh tế của trung đoàn. Nhiên liệu ép được đo bằng tấn, có giá 25 mark một tấn. Tiền là vấn đề nhạy cảm trong ngân sách tiết kiệm và có giá trị bằng một chuyến đi của tôi đến Leipzig, nhưng không thể không sưởi ấm. Theo lịch trình xe tải tự đổ KAMAZ của trung đoàn chở các viên than ép đến ngôi nhà của bạn và đổ thành đống dưới cửa sổ căn hộ, sau đó được quẳng tiếp vào ô cửa sổ hẹp của hầm than. Đây không phải là công việc quá nặng nhọc mà người lính thường thực hiện, họ luôn luôn vui mừng khi được đi ra khỏi SCH và đứng một chút trên mảnh đất Đức tự do. Tôi đã nhiều lần xem người Đức làm việc này. Sau khi chuyển than xong, họ nhẹ nhàng đóng lại cánh cửa sổ bằng gang trang trí công phu, và đám cỏ cắt xén gọn ghẽ được dọn dẹp kỹ đến mức ngay cả một mẩu than cũng không thể có. Trong các cư xá gia đình sỹ quan xô viết không chỉ thiếu chấn song trên các cửa sổ, mà cả hàng rào xung quanh cũng chỉ là vị trí. Cỏ trên các thảm cỏ tự do đâm bông, còn các con đường mòn là do bị người ta tự do giẫm đạp thảm cỏ đang mọc theo những hướng tiện đi lại. Qua ô cửa sổ vỡ than rơi vào hầm than của ngôi nhà cũ. Tầng hầm tạo ra một cảnh tượng khá kỳ lạ. Đó là một hang động tối đen với một ánh đèn yếu ớt, mà ngay cả anh hạ sỹ quan tham lam nhất cũng không thèm, nó được chia thành các ô bởi những cánh cửa nặng màu đen, ọp ẹp, có khóa móc. Các cánh cửa đều đổ nát, đến mức nếu giật mạnh có thể làm bay không chỉ cửa, mà cả toàn bộ bức tường với các vách ngăn. Đằng sau cánh cửa có số căn hộ là một bãi rào kín, qua ô cửa sổ của nó người ta đổ than từ ngoài phố vào. Trên thực tế chuyện xấu trong trung đoàn không phát triển, và tôi cũng chưa từng nghe nói chuyện than bị đánh cắp, tuy nhiên, các ổ khóa thỉnh thoảng bị bẻ và người ta lấy đi một số xe đạp, rõ ràng hoàn toàn do sự nghèo đói đang siết họng. Trong nhiều ngôi nhà những người hàng xóm chia đôi bãi rào đó, để các đống than được tách biệt ra, tuy nhiên tôi với trung úy K. vẫn dùng đống than chung, từ đống than đó chính chúng tôi cùng những người vợ của mình lặng lẽ lấy than bánh vào khi cần thiết.


Lò đốt than ở cư xá sỹ quan cũ thuộc doanh trại đồn trú Liên Xô trong thành phố Torgau. Trên tờ báo hàng ngày "Quân đội Xô Viết" của GSVG-ZGV có ghi ngày 13 tháng 5 năm 1987, một tuần trước khi tác giả đến CHDC Đức.

Món giải trí chính lúc nhàn tản mùa đông là lò sưởi. Lò sưởi Đức khá lớn, màu xanh lá cây, lát gạch, và chiếm nhiều không gian. Kích thước hình chữ nhật, 1,5 x 1,5 x 2 mét, lò giữ nhiệt rất tốt, và sau mỗi giờ chỉ cần thêm một bánh than cũng đủ để giữ cho căn phòng ấm áp. Ai là người từng ở Đức có thể nhận thấy rằng những bếp lò lát gạch trang trí tương tự luôn luôn đứng ở góc những căn phòng trưng bày bảo tàng lớn tại các lâu đài và cung điện. Vấn đề chính là đốt lửa cho nó. Than nâu ép thành bánh, có thể là nhiên liệu tồi tệ nhất trên thế giới và không bao giờ muốn bùng cháy. Để tạo tiện nghi cho các công dân Đức, tại các cửa hàng người ta bán một loại dầu hỏa đặc biệt, có mùi khủng khiếp, các bánh than để đốt lò, nhưng cái giá không thể hiểu nổi 1 gói nhỏ 8 mark không phù hợp với chiến lược tiết kiệm kinh tế của tôi "Không một mark chi tiêu cho quân sự!". Trong truyền thống Viễn Đông, tôi sử dụng một công nghệ thiếu niên tiền phong đốt lò bằng mồi lửa từ mùn cưa.

Vào đầu mùa đông, khi đêm muộn, lúc các đường phố mờ tối của thành phố vắng bóng ngay cả những người Nga, trên mặt đất trải dài làn khói than lạnh lẽo. Khói rất nhiều, và qua vài tháng không có tuyết, ta có thể nhận thấy một lớp phủ màu tối trên những con đường trải nhựa của thành phố hình thành từ một lớp tro rất mỏng. Mùa đông thời tiết ẩm ướt, độ ẩm khá cao, và chúng tôi thường bắt gặp ở bản thân mình ý nghĩ cho rằng Merseburg, với những đường phố tranh tối tranh sáng và khói rất giống Ussuriisk xô viết với sự gần gũi không thật tiện nghi ở phía Thái Bình Dương.

Chợ Giáng sinh ở Leipzig và "Carousel" Giáng sinh truyền thống, một hiện tượng rất hiếm hoi ở Úc. Ảnh bên phải là của tác giả.

Tất cả trong thành phố như biến hình trong ba tuần trước lễ Giáng sinh Thiên Chúa. Cửa hàng cửa hiệu mở cửa lâu hơn, một số tiệm mở cả vào ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, tất cả lao vào việc chuẩn bị cho ngày lễ chính của năm. Trên truyền hình, bắt đầu những chương trình hay, công dân Liên Xô trữ được rượu mùi ngon, để khi đêm muộn bên tiếng lách tách ấm cúng của bếp lò háo hức xem các chương trình giải trí theo phong cách "mềm" - "Erotishes zur Nacht". Trong thành phố, các ô cửa sổ tối mù của những ngôi nhà Đức được ánh đèn chiếu sáng, những ngọn đèn thường có dạng đèn chùm bán cầu có giá cắm nến.

Nhưng sự kiện chính được tổ chức tại quảng trường trung tâm của tất cả các thành phố. Chợ Giáng sinh bao gồm hàng chục quầy hàng và gian hàng, giá quay, và các ngôi lều, nơi người Đức đang tích cực đi dạo. Thật khó tin rằng những người Đức u sầu và khép kín lại có khả năng vui vẻ như trẻ em, họ uống, la hét, trượt trên giá quay, hát những bài hát và hành động giống như những người Nga nhân dịp đón năm mới. Ở các căn lều thường bán rượu vang nóng, một số đồ ăn nhẹ, rượu vodka trong những ly khắc vạch đo, bánh sinh nhật và quà tặng. Người Nga không quá yêu thích những hội chợ Giáng sinh, có thể do sự vô mục đích và lãng phí tiền bạc, nhưng tôi nghĩ đơn giản rằng thật khó để vui chơi tại ngày lễ của người khác nơi đất khách! Các ngày nghỉ lễ tháng mười hai cũng không phải là mốt của công chúng Nga năng động, và do đó những cư dân GSVG lặng lẽ chuẩn bị lễ đón năm mới của họ.


Một cửa hiệu Đức, CHDC Đức, những năm 198x.

Và đã sẵn sàng trước bất cứ điều gì! Giống như người du kích Bêlarút hay những kẻ khủng bố, như bây giờ người ta nói, người Nga hay sưu tập đạn dược. Họ thu thập với sự mạo hiểm cho danh tiếng của mình, cho sự phúc trình công tác đảm bảo vũ khí của trung đoàn và nguy cơ gây nguy hiểm thể chất cho chính gia đình của họ. Công dân Liên Xô đang chuẩn bị lễ đón chào. Lễ đón chào của chúng tôi, đòn công phá có quyết định cuối cùng vào Berlin! Với sự bướng bỉnh không thể hiểu được, các sỹ quan, hạ sỹ quan, nhân viên hợp đồng đã ăn cắp, mua, trao đổi đủ các mẫu pháo sáng khác nhau, để đến ngày 31 tháng 12 đúng lúc nửa đêm có những tiếng gào rống hoang dã "U-r-r-r-a-a!" vang trong không khí lạnh nước Đức và tất cả được cho phép cùng một lúc ! Để rọi sáng bằng pháo hoa tất cả nước Đức bị chiếm đóng bởi các bậc cha ông, để chứng minh rằng chúng ta có một cái gì đó "mogem", mặc dù mọi người đều biết rằng chuyện có thể, chúng tôi có rất ít hy vọng.

Thành phố Đức đang chết lặng, không có một ô cửa sổ nào xung quanh tỏa sáng, và người Đức có lẽ đang lắng nghe sự thể hiện tự nhiên các lễ hội Slavic, họ biết người Nga sẽ không kéo dài lâu, và mười phút sau đó là sự im lặng, khi đám bạn nồng hơi men kéo nhau trở lại bàn. Người Đức nói chung không chào đón năm mới, sự tách biệt các ngày lễ thế này rất tiện lợi, mặc dù việc này được chứng minh thừa rằng - điểm chung giữa chúng tôi với các công dân CHDC Đức là không hề có.


Merseburg mùa đông, CHLB Đức, những năm 200x.
.......
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2012, 02:24:02 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #278 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 01:00:11 pm »

(tiếp)

3-2. Các sếp

Tại mỗi đơn vị quân đội ở GSVG đều có những ông sếp người Đức, và đó là một chuyện hơi lạ. Trong các cuốn sách và các bộ phim chúng ta đều biết rằng Hồng quân hào hiệp đã giúp đỡ cư dân của nước Đức bị tàn phá và đói khát, trong khi bản thân mình nhịn ăn, nhưng từ vị trí ông chủ hào hiệp nay Quân đội Liên Xô bỗng trở thành những "thiếu niên tiền phong" được đỡ đầu, thì không ai có thể tưởng tượng nổi. Nhưng thực tế vẫn là thực tế, tại trung đoàn Merseburg của đại tá K. có những ông chủ. Chính chúng tôi cũng được gọi tên trong nhiều giấy tờ Đức theo tên người chỉ huy là -  "Trung đoàn của ngài K.", và các sếp ở chỗ chúng tôi không phải người thường mà là những người cừ khôi! Cảnh sát thành phố Merseburg. Trên thực tế, sếp chỉ có một số, bao gồm cả ở nhà máy than non Gizeltalsky, nơi những người lính của trung đoàn thường làm việc, nhưng là dành cho những con người trần tục. Dành cho những tiệc rượu rẻ tiền được phân bổ ngặt nghèo trong ngày thành lập đảng, dưới ngọn cờ của "Freundschaft" ("tình hữu nghị"), dành cho việc mời lên khán đài nơi ngồi của giới lãnh đạo các tổ chức đảng của giai cấp vô sản mặc áo khoác có gi lê, những con người nhỏ bé và cũ kỹ giống một cách mơ hồ người Lêninnít Đức - đồng chí E.Honekker. Còn các sếp đúng nghĩa thì chỉ có ở chỗ trung đoàn trưởng K. Thỉnh thoảng có tin đồn rằng "Đức Cha" lại đang đóng cửa ngồi trong một boongke đặc biệt gần sân diễu hành của trung đoàn, uống với các viên cảnh sát của mình, nhưng chuyện này rất hiếm. Những tiệc rượu ngon và kín thường ở đâu đó trong thành phố mà không ai được mời, và "Đức Cha" chỉ sau đó mới xuất hiện, ông ra khỏi cơn nghiện rượu ba ngày, rồi ông gọi anh hạ sỹ-cần vụ mang lại cho ông dao cạo râu, khăn, v.v. Đây là tín hiệu cho tất cả mọi người! Nghĩa là phải trốn đi. Viên đại tá nặng nề, sặc mùi rượu, đã quần áo chỉnh tề và râu ria cạo sạch, chui ra từ phòng làm việc và bắt đầu hung dữ như một ngài nam tước hóa dại. Các vị sếp cần thiết, vô hình đã giúp chúng tôi trong thời điểm khó khăn. Mà thời điểm khó khăn cho người Nga thường là là khi họ có chuyện đặc biệt. Chúng tôi, những người lao công bình thường cho dinh thự của ông chủ, nhiều chuyện không bao giờ biết, nếu như ông chủ K. không tạo ra một chuyện nực cười. Thường nó giống như một bài phát biểu rườm rà tục tằn trên sân tập hợp, với những thổ âm và thành ngữ hài hước.
 

Sỹ quan trung đoàn trinh sát điện tử độc lập 253 với các sếp người Đức, Merseburg, GSVG, năm 1988.

Tôi nhớ có một lần người ta đưa một người lính buồn đau mỏi mệt ra trước hàng quân, và "Papa" kể với chúng tôi một câu chuyện buồn cười. Hóa ra có một anh binh nhì-chăn heo, cư dân thường trú của một công trình thơm tho trong khu vực sân bay, mệt mỏi vì lao động không được biết ơn của mình, anh ta quyết định tiêu khiển. Kiếm rượu ở nơi nào đây, (anh ta luôn thầm nghĩ, "ở đâu?"), anh ta đi đến thị trấn sinh viên gần đó thuộc trường đại học kỹ thuật hóa học, đối diện với SCH, sắp đặt một vụ ăn cướp rõ ràng. Anh ta lấy trộm một chiếc xe gắn máy Đức, rồi trong trạng thái say rượu lái xe đi loanh quanh thị trấn. Các sinh viên bị xúc phạm (tình vô sản quốc tế mà thế!) nhận ra xe máy của mình và quyết định cướp lại anh ta. Người lính dũng cảm đã trả đũa và đẩy vào mặt ai đó. Khi cảnh sát đến, người lính còn "õng ẹo" 1 lúc nữa, nhưng rồi bị chính quyền trói gô lại. Chủ sở hữu nhận lại xe gắn máy, và người lính - trả cho đại tá K. Người lính nuôi heo bị trừng phạt rất đặc biệt, mặc dù rất hận kẻ phá kỷ luật, nhưng trong bài phát biểu của người chỉ huy trung đoàn có thoáng qua một chút thông cảm. Trong bất kỳ trường hợp nào, dù chẳng để làm gì trung đoàn trưởng vẫn muốn tống đến chuồng heo anh đại đội trưởng không vô tội, anh ta lại dám quên rằng chính anh chàng chăn heo trứ danh kia là lính ở đại đội anh ta.


Khu vực trường đại học kỹ thuật hóa học. Merseburg, CHLB Đức, những năm 200x.
..........
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Bảy, 2012, 10:36:26 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #279 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2012, 12:32:31 am »

(tiếp)

Trường hợp thứ hai lớn chuyện hơn. Trên chỗ đứng thường lệ tại sân tập hợp người ta trình ra trước chúng tôi hai thanh niên, vẻ tệ hơn mức trung bình. Hai thanh niên làm phụ động cho quân đội mặc quần áo dân sự nhàu nhĩ, mặt mũi sưng sỉa không đều, giống như những người bị kết án treo cổ, đứng gần bục chỉ huy một cách khó khăn. Thì ra người ta chỉ mới nhận họ về từ đồn cảnh sát, nơi họ phải nằm lại 5 ngày, bởi vì trung đoàn trưởng đặc biệt không nhận họ. Tất cả chúng tôi sau đó có cuộc thảo luận hồi lâu về "kỹ năng" của các cơ quan thực thi pháp luật địa phương, như tất cả mọi người đều biết các nhân viên phụ động này bị đánh đập rất "ngon lành", đến mức mà trừ khuôn mặt sưng ra, không có chỗ nào bầm tím. Và đây là những gì đã xảy ra. Những thường dân trẻ này vào một đêm thứ Bảy đã tới một sàn nhảy disco Đức. Hoặc, các cô gái quá khó tính, hoặc đã có quá nhiều vodka, nhưng bạn khiêu vũ thì họ không có được. Lấy lại can đảm các bạn bè rủ nhau về nhà, nhưng hình ảnh một chiếc Mercedes "bundes" loại mới đậu lặng lẽ trong một con phố tối tăm, đã xúc phạm các bạn bè của chúng tôi.
 

Thanh niên Đông Đức, những năm 198x.

Đến đây ta lùi lại một chút. Nhiều người ở GSVG ban đầu rất ngạc nhiên khi thấy những chiếc xe mới đắt tiền của các thân nhân Tây Đức đến thăm thường hay quẳng ngoài đường phố ban đêm. Thực tế là các xe hơi đó là xe của nhà nước được chính quyền CHLB Đức cho nhập cảnh vào Đông Đức bằng một khoản phí nhỏ tượng trưng. Hơn nữa, vì mục đích tuyên truyền nên đơn giản là người ta cấm người (Tây) Đức nhập cảnh vào Đông Đức trên những chiếc xe cũ và rỉ sét của họ. Vì vậy, những chiếc xe hơi Mercedes và Audi mới cứng và sáng bóng trên các đường phố Merseburg chẳng ai quan tâm, nó đã được sự bảo hiểm của nhà nước. Đấy, cách tuyên truyền cổ động thực tế của phương Tây là thế đấy! Sau khi mở cửa biên giới năm 1989, CHDC Đức nhanh chóng ngập tràn xe ô tô cũ trông còn tồi tệ hơn nhiều, yeah, và "Bundes" bắt đầu đi đi lại lại trên những "quả bom" riêng của họ.

Cảnh tượng chiếc Mercedes sáng bóng trên đường phố Merseburg tối tăm khuấy động hận thù giai cấp trong trái tim của những đoàn viên Komsomol trẻ! Họ khó cầm lòng mà đi qua biểu tượng sự thịnh vượng vật chất tư sản chết tiệt ấy. Cư dân CHDC Đức trong tâm hồn họ, họ cũng không thích phương Tây thịnh vượng, và gọi điện cho cảnh sát khi chiếc Mercedes chẳng còn mấy thứ sống sót, vì các thanh niên phụ động đã có đủ thời gian để biến chiếc xe hơi mới thành đồ phế thải. Khi cảnh sát đến, các thanh niên phụ động đầu hàng mà không chiến đấu gì nhiều, dù vô tình cũng chạm vào người một số cảnh sát. Người ta giáo dưỡng họ trong xà lim 5 ngày đêm, trong khi hàng ngày gọi tên đích danh đại tá K. Tại đồn cảnh sát, người tham dự cuộc phá hoại chủ yếu giải thích bằng văn bản tường trình, trong đó nói rằng "anh ta quá mệt mỏi, và dựa người vào một thùng xe hơi nào đó rồi sau đó không còn nhớ gì nữa". Trung đoàn trưởng hết sức tức giận, ông nhảy chồm chồm quanh lũ phạm tội, la hét vào mặt họ, và có lẽ sẽ đích thân bắn chết họ nếu có thể. Trong bài thuyết giáo nảy lửa của ông, tôi chỉ thích một mục. K. cáo buộc các chàng trai phụ động rằng họ yếu quá, họ đã đầu hàng cảnh sát! Té ra nếu họ chiến đấu với cảnh sát, sự việc sẽ tốt hơn nhiều. Tưởng tượng cuộc chiến với cảnh sát Đức là khá khó khăn, bởi vì chúng tôi biết rõ rằng cảnh sát "nhân dân" CHDC Đức đã tiếp nối rất thành công các phương pháp cũ, các nguyên tắc ngặt nghèo tàn khốc, và thậm chí còn sử dụng vũ khí mà không cần cảnh báo. Cuối cùng, các thanh niên phụ động được lặng lẽ gửi về Liên bang, CHDC Đức trả tiền cho chiếc Mercedes, và chúng tôi hân hoan thảo luận về "Đức Cha", chúng tôi cho rằng ông đã "bôi trơn" với chi phí không phải rẻ để có thể tránh cho các thanh niên phụ động khỏi phải ra tòa!


Một hội nghị trọng thể tại trung đoàn trinh sát điện tử độc lập 253, Merseburg, GSVG, năm 1988.
........
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2012, 01:04:20 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM