Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:39:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Ban Dân Địch vận Sư đoàn 302 - Mặt Trận 479  (Đọc 259217 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2012, 07:55:12 pm »

hehe cái cầu cháy này vẫn như xưa , không thay đổi gì nhiều trừ ván cầu đã được lót lại chắc chắn hơn . Kỷ niệm với cây cầu này là 5 thằng lính B em chia một trái mìn dưa gần ngay đầu cầu này .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 09:11:58 am »

    Tối nay ngồi bên chiếc máy tính trong thời tiết se lạnh của Hà Nội, sau một ngày làm việc tại cơ quan trở về nhà. Vào trang " Một thời máu và hoa " Tôi lại nhớ về những kỷ niệm của mình đã ghi lại dấu ấn của một thời chiến đấu tại đất nước Căm Pu chia.
     em có suy nghĩ như tôi không Huh

Xin chào bác Thanhdanvan. Em là AnhThơ quân y trung đoàn bộ E 685 vân tải quân sự chiến trường K ở Phnompenh. mượn nick của ảnh trao đổi với anh mấy điều. Theo bài viết của anh, em thấy trong quá trình làm công tác dân vận thì sự nảy sinh tình cảm với nhân dân là tự nhiên , nhất là đặc thù của cuộc chiến bắt buộc ngày ấy vừa qua đi mà các kiều nữ Khơ me với bộ đội Việt Nam cũng hết sức trong sáng, nhất là trong ý thức họ coi như những vị cứu tinh thì cái riêng tư, cái trăn trở như duyên nợ là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cũng thực hiện nhiệm vụ trong khuôn khổ công tác dân vận nhưng chúng em có những kỷ niệm cười ra nước mắt. Ngày ấy đi khám bệnh cho dân trong khuôn khổ công tác dân vận vui đáo để. Ở khu vực cây số 9 là nơi cư trú của người Chăm, đặc biệt phụ nữ Chăm rất trắng và đẹp. Hôm ấy, có người tới cổng trung đoàn mời đốc tờ tới khám bệnh. đơn vị cho xe zeep, Em thì xách túi y cụ thuốc men,  anh Toán ( quê xóm Bíp đầu cầu Đa Phúc Bắc Thái) đeo K54 theo bảo vệ. Bệnh nhân là một cô gái Chăm chừng 19 tuổi, mới cưới chồng một tháng (bác chú ý (cưới chồng) đúng nghĩa đen nhé) bởi vì chồng phải về ở rể sau khi nhà gái cưới về. Chà, sắc mặt nhợt nhạt, cặp mắt thiếu tinh anh. Khám xong anh ấy không phát hiện ra bệnh, không có dấu hiệu thai nghén, triệu chứng duy nhất là đau toàn ổ bụng và cơ bụng rất cứng. Bởi vì anh mới ra trường, trình độ chuyên môn lùn, thuốc quân y cục cấp cho vừa thiếu chủng loại vừa cũ.. Chà, tính sao đây... Nhưng hàng chục cặp mắt mở trố ra theo dõi từng động thái nhỏ của ông đốc tờ. Đánh liều anh cắt thuốc theo bài điều trị rối loạn tiêu hóa uống một tuần, rồi vội vàng rút quân......
Một tuần sau, có người tới mời lên gia đình gặp. Vì vốn ngoại ngữ dun dế không rành nên anh không thể khai thác tình hình trên cây số 9 qua người tới mời và cũng vẫn có em với  anh Toán đi theo nhưng bằng xe lôi chứ không xin xe. Tới gần nhà, nghe tiếng nhạc và giọng cầu nguyện đều đều.  từ trên đường nhìn xuống nhà sàn dưới triền dốc bờ Tonlesap thấy người dân bận đồ trắng, đội mũ quấn khăn trắng ngồi lố nhố chắp tay thành kính. Anh rất bồn chồn và nói: Chết cha rồi, có lẽ bệnh nhân ngoẻo rồi. Rối anh tính quay xe để chuồn, nhưng dân chúng vây quanh và một cụ ông bận áo xô trắng, đội mũ trắng kính cẩn mời ông đốc tơ lên trên sàn nhà. Mừng ơi là mừng khi thấy cô bệnh nhân nhoẻn miệng cười toe toét với nét mặt hồng hào sáng sủa ngồi giữa nhà, bên cạnh anh chồng lóng ngóng rót nước mời khách. Thì ra con gái cưng của gia chủ hết bệnh và hôm nay làm lễ cầu an và mời ông đốc tờ tới để tạ ơn khá hậu hĩnh. Thật hú hồn. Sau bữa tiệc, trên đường vế (bằng xe hơi do chủ mướn) cả ba chúng em đưa mắt nhìn nhau ,mà mỗi người theo đuổi một suy tư. Riêng anh, dù mỉm cười nhưng cũng chưa hết căng thẳng trên khuôn mặt. Vậy đấy, mỗi lĩnh vực thực hiện công tác dân vận có những đặc thù riêng nhưng chỗ nào cũng để lại những suy tư đáng nhớ phải không anh. Xin chúc anh và gia đình mạnh giỏi và viết tiếp những câu chuyện vui.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2012, 10:09:55 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2012, 11:35:31 pm »

Một câu chuyện về tình đồng đội trong cuộc chiến tại Căm Pu Chia !
 Ngày đó vào khoảng tháng 8 năm 1980, đơn vị chúng tôi đang làm nhiệm vụ tại Huyện K'rolanh Tỉnh Xiêm Riệp - Căm Pu Chia, trong đội Tuyên truyền vũ trang của ban Dân Dịch vận chúng tôi có một đồng đội( Anh Trần Đình Công) bị sốt rét ác tính, đã nằm lỳ một chỗ đã gần 5 ngày rồi( mấy anh em trong đội công tác ai cũng bị sốt rét hết, người bị ít nhất cũng phải nằm một chỗ cũng phải 3 ngày) Riêng trường hợp của anh Công bị sốt rét đã 5 ngày rồi mà vẫn chưa khỏi bệnh, anh em chúng tôi đã dùng đủ mọi cách như cho anh ấy uống thuốc ký ninh, cạo gió, nhờ cả người dân địa phương giúp sức cũng không khỏi ? Chúng tôi lay hoay mãi mà không biết làm gì để giúp cho đồng đội mình khỏi bệnh, mà chỗ chúng tôi đóng quân lại cách xa trạm xá sư đoàn gần 30 cây số. Mọi người trong đội công tác hết sức lo lắng cho sức khỏe anh Công, vì càng ngày da của anh ấy xanh đét, người run nẩy bẩy, môi cứ lập cập không nói được lên lời, chẳng ăn uống gì cả ? Vậy là ngay trong đêm đó, lúc đó khoảng 8 giờ tối mấy anh em chúng tôi cử 4 người ( Trong đội có 10 người ) dùng võng, tăng để khiêng đồng đội mình ra trạm xá sư đoàn để cấp cứu, anh em mang theo vũ khí theo người vì đề phòng trên đường đi gặp phải bọn Pôn pốt. Quãng đường từ chỗ đóng quân về đến trạm xá vô cùng khó khăn vì toàn là đường rừng, chúng tôi cắt rừng mà đi, 4 anh em thay phiên nhau khiêng đồng đội mình đi, anh em vừa khiêng vừa ngủ ngật vì buồn ngủ quá, mấy lần đang đi bị vấp rễ cây ngã dúi dụi, vừa đi vừa đắp lại tấm đắp, lấy khăn mặt lau mặt, môi cho anh ấy (vì ai bị sốt rét đều khô da, môi khô cong) trên đường đi tuyệt đối không dùng đèn Pin dọi đường vì sợ gặp phải địch. Chúng tôi đi suốt đêm đến 6 giờ sáng mới đến đường quốc lộ và từ đó đến trạm xá sư đoàn cũng phải đi mất 3 cây số nữa là đến trạm xá cấp cứu, đến trạm xá lúc đó có 2 chị y sỹ trực đêm đang ngủ, thế là chúng tôi khua dậy để cấp cứu cho bạn mình, chị y tá tiêm ngay cho anh ấy một mũi thuốc bổ và sau đó truyền cho anh ấy một chai nước ( Vì anh ấy mất nước nhiều quá ) Một chị Y sỹ nói : May cho anh ấy vì các anh đã đưa anh ấy đến được đây không thì chậm mấy tiếng nữa sẽ nguy hiểm cho tính mạng, anh ấy yếu quá rồi, nhịp tim chạy chậm lắm ! Thế là anh em thở phào nhẹ nhõm vì bạn mình đã được cứu sống, lúc đó ai cũng mệt nhoài, đói bụng và lại buồn ngủ nữa. Chúng tôi quyết định gửi anh ấy lại trạm xá để anh điều trị bệnh và dưỡng sức nằm ở trạm xá điều trị mất gần 15 ngày mới khỏe hẳn sau đó mới về đội công tác ( Vì sau đó chúng tôi lại về đơn vị đi công tác luôn )  Mỗi khi nhớ lại chuyện cũ anh Công  nói may là có mấy ông giúp đưa tôi ra trạm xá nếu không thì tôi bây giờ không biết nằm ở nghĩa trang nào rồi Huh
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2012, 04:37:45 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 12:23:51 am »

Chuyện Tôi sắp kể ra đây, nói về nhiệm vụ của anh em Ban dân vận :
   5 giờ sáng, tất cả đều phải dậy hết !  Sau khi vệ sinh cá nhân xong, người được phân công đến ngày nấu cơm thì nổi lửa đun nấu( anh này không phải đi cùng đội công tác ), một số anh em chuẩn bị loa đài, tài liệu tuyên truyền, anh nào được phân công phát thanh viên thì luyên giọng tiếng khơ me cho trôi chảy, số còn lại chuẩn bị vũ khí, cơ số đạn chiến đấu. Tất cả anh em sau khi chuẩn bị mọi thứ của đội xong là chuyển sang lo cho cá nhân mình như : Ba lô đựng 01 bộ quần áo, gạo sấy, bi đông nước, võng, tăng, áo mưa .v.v sau khi mọi thứ chuẩn bị đã xong, tất cả ăn sáng, uống nước . Khoảng 6 giờ 30 sáng, tất cả lên đường đến các phum theo kế hoạch đã lập sẵn, cả đội tổng số có 7 người do một đội trưởng là sỹ quan cấp úy. Chặng đường từ chỗ đóng quân đến nơi gần nhất cũng dài khoảng 10 km, chỗ xa nhất cách chỗ ở là 40 cây số, chúng tôi hành quân bộ đi xuyên qua các cánh rừng, lúc đường quốc lộ, lúc qua sông suối, có khi trên đường đi lại gặp lính Pôn pốt, hai bên bắn nhau (Nếu gặp toán nhỏ thì bắn nhau một lúc lính pôn pốt bỏ chạy, nếu gặp cả trung đội lính thì hôm đó coi như bắn nhau suốt mấy tiếng vì chúng tôi có đủ các loại súng chiến đấu ( Đội công tác chúng tôi được trang bị cả cối 60ly, B40, B41, M72( súng tiệu diệt hỏa lực), M79 ( Tôi dùng loại này cùng với súng AK báng gấp) coi như hôm đó chỉ đến phum để ngồi nói chuyện với dân trong làng thôi, chứ không tập hợp nhân dân bạn được vì không đủ thời gian họp dân cả ngày.) Sau khi lính Pôn pốt bỏ chạy, chúng tôi lại tiếp tục hành quân tiến về các phum để thực hiện nhiệm vụ của mình. Khi đến phum, một đồng chí vào gặp già làng nhất phum để nhờ già làng kêu gọi bà con, nhân dân đến sân chùa hay một khu đất trống nào rộng mà bằng phẳng để tập hợp nhân dân.  Đồng chí Thưa bà con trong phum, chúng tôi là Bộ đội Việt Nam
Logged
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 12:48:47 am »

Sau khi trận đánh giữa ta và địch kết thúc, lính dân vận chúng tôi lại tiến hành công việc của mình, người đến nhà phum trưởng cũ bảo tập hợp nhân dân tại sân chùa,người mắc loa phát thanh lên cành cây, người chuẩn bị tài liệu phát thanh, số còn lại phân chia ra canh gác bảo vệ nhân dân và anh em mình đang tiếp xúc với dân. Mấy anh em chúng tôi được giao nhiệm vụ cảnh giới canh gác cho anh em đang tuyên truyền, người thì nấp gốc cây , người đi đi lại lại nhìn căng con mắt cho rõ mục tiêu phía xa xem co lính Pôn pốt không ? Thật sự là căng thẳng và hồi hộp vì chẳng ai biết được địch đi từ hướng nào tới để tập kích quân ta, anh em lúc nào cũng nơm lớp căng thẳng và súng đạn luôn trong tình thế sẵn sàng nhả đạn. Có một lần khi anh em đang tuyên truyền cho dân thì bọn lính pôn pốt tập kích quân ta, chúng dùng cối 60 ly từ xa bắn tới, có tới mấy quả B40 bắn vào nhưng đều chệch hướng, tiếng nổ chát chúa nghe điếc tai, bà con đồng bào căm pu chia bỏ chạy toán loạn, xô dẩy nhau bỏ chạy ( Cũng may là chúng chỉ bắn vào các lùm cây to nên không có ại bị thương cả ), anh em chia nhau ra bắn trả bọn địch, mấy anh em bò ra phía ngoài dùng súng M79, B40, trung liên RPD bắn vào các hướng có tiếng súng phát ra, tiếng đạn nổ râm ran các phía, bọn địch cũng rất ranh ma chúng bắn quân ta được khoảng 20 phút là chúng rút lui vào rừng sâu hoặc trà trộn vào dân ( Dân với địch rất khó phân biệt vì tất cả đều mặc quần áo giống nhau, chỉ khác là chúng khoác súng vào là thành kẻ địch)  Sau đó chúng tôi lại thông báo đồng bào quay trở lại sân chùa để tiếp tục công việc. Công việc của chúng tôi là xây dựng chính quyền từ cấp Phum, xã, huyện. Chúng tôi tuyên truyền cho đồng bào biết Bộ đội Việt nam sang đây để đánh đổ bọn Pôn Pốt- Iêng xa ry để giúp nhân dân Cam Pu chia thoát khỏi nạn diệt chủng và xây dựng chính quyền mới cho nhân dân. Sau khi được chúng tôi tuyên truyền, vận động đồng bào biết rõ vì sao Bộ đội Việt nam có mặt tại căm pu chia ( Bọn Pôn pốt tuyên truyền rằng bộ đội việt nam sang đây là để chiếm đất, giết hết nhân dân căm pu chia và đưa dân việt nam sang để sinh sống ở đây. Chúng tôi đề nghị nhân dân bầu ra chính quyền mới của phum, bầu ra ông phum trưởng được mọi người tin yêu, có trách nhiệm với bà con để lãnh đạo bà con....Thế là một ông phum trưởng mới lên lãnh đạo phum, xã, huyện có quan hệ tốt và trung thành với Việt nam, làm và ủng hộ bộ đội Việt nam....
                
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Hai, 2012, 12:02:22 am gửi bởi binhyen1960 » Logged
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 12:40:50 am »

  Giờ này ngồi ôn lại một thời đã qua của cuộc đồi quân ngũ, mình lại nhớ về những gì của ngày đầu quân ngũ cách đây 34 năm, ngày hôm đó là ngày 25/8/1978 một ngày đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời, ngày hôm đó trời rất đẹp, trời nhiều mây không mưa và nắng cũng không gay gắt như những ngày trước đó, Tôi được anh trai và anh bạn cùng cơ quan với anh tôi đưa tiễn tôi đến nơi tập kết tuyển quân bằng chiếc xe đạp phượng hoàng của Trung quốc, đúng 7 giờ 00 chúng tôi đến sân vận động của một xã thuộc Huyện Từ Liêm - Hà Nội. Tôi trong bộ áo lính trông quá trẻ con, quần áo rộng vì lúc đó tôi nặng chỉ có 45 kg cao 1 m 58 thôi, đeo ba lô đứng trong hàng quân mà lòng cứ xốn sang, bồi hồi , đứng ở giữa hàng mà cứ dơ cao tay vẫy chào anh mình.. Sau vài thủ tục của buổi lễ tuyển quân, khoảng gần 9 giờ đoàn xe đưa chúng tôi vượt qua hơn 100 km đến một nơi mà chúng tôi chưa hề đặt chân tới, một vùng đất cứ mưa to là ngập lụt, vùng thấp nhất của khu vực bắc bộ đó là xã Xích Thổ huyện Nho quan tỉnh Hà Nam Ninh. Xe dừng lại giữa sân Đại đội, mọi người ào xuống xe, lúc đó ai cũng vô cùng ngạc nhiên vì xung quanh toàn Núi, đồi và cây cối xanh um, anh em ai cũng buồn vui lẫn lộn như thể vừa đi du lịch vừa bị đi đầy ý. Chỗ đóng quân là một vùng chiêm trũng, sau một vài trận mưa to là ngập lụt .. Anh em đang ngơ ngác nhìn ngắm cảnh quan thì tiếng còi của chỉ huy vang lên, đại đội trưởng đọc điểm danh quân số và sắp xếp mọi người theo các tiểu đội, xếp thành 12 hàng thẳng tắp, cứ mỗi hàng là một tiểu đội ( Còn gọi là A), tôi được xếp vào tiểu đội 4 trung đội 2. Sau khi điểm danh xong chúng tôi được các trung đội trưởng, tiểu đổi trưởng dẫn về các nhà dân để ở ( Thời kỳ đó đơn vị không có doanh trại nên anh em chúng tôi phải ở nhờ nhà dân ) Tôi được ở cùng mấy anh em ở các xã gần xã tôi ở, tất cả có 4 anh em, lần đầu tiên xa nhà, chẳng ai biết ai cả, khi được bố trí ở nhờ một nhà dân ở cuối xóm gần bờ sông, nhà dân này khu đất rộng lắm, phía sau rộng và xa tít tận bờ sông ,chúng tôi tranh thủ rửa mặt và sắp xếp Ba lô vào vị trí. Một hồi kẻng vang lên, lần thứ hai được nghe tiếng kẻng này, ngày trước thời chống Mỹ tôi đã được nghe tiếng kẻng báo động báo để vào hầm trú ẩn tránh máy bay mỹ ném bom hồi năm năm 1969 - 1972, những lần kẻng này là báo chúng tôi đi tập trung để ăn cơm trưa tại nhà ăn đại đội. Mọi người đã tập trung thành từng hàng phía trước nhà ăn, anh nuôi ra tuyên bố cứ 6 người vào một mâm. Từ xa tôi nhìn vào bên trong nhà ăn thấy anh em nhà ăn đã sắp xếp theo từng bàn, nào đĩa rau muống luộc, xoong nước canh, đĩa thịt lợn kho, một khay gì đầy ắp nhìn như là bánh xe con bằng bàn tay màu trắng đục ...? Khi mọi người vào mâm thì mới biết đó là bánh hấp làm bằng mỳ hạt ( Hạt Bo Bo ) xay nghiền nhỏ trộn làm bánh ( Ngày đó chúng tôi phải ăn độn mỳ hạt) Không hiểu do làm vội hay do anh nuôi hấp bánh chưa chín, nên khi ăn tôi thấy vẫn có chỗ sống, ăn rất khó nuốt. Một số anh em mang bánh về ăn tiếp ở nhà, trên đường đi họ cắm bánh vào đầu đũa dơ cao vừa đi vừa hát nhạc chế .... Tối hôm đó chúng tôi không phải tập trung sinh hoạt vì là ngày đầu tiên nhập ngũ mà, sau khi làm vệ sinh tắm giặt, anh em lên gường nằm nói chuyện và hỏi thăm nhau, hồi đó ở đây không có điện mà toàn thắp bằng đèn dầu loại nhỏ  để thắp lục chập tối, đến 9 giờ là tắt đèn đi ngủ. Nằm một lúc thì không ai nói chuyện nữa, bông nhiên nghe tiếng khóa thút thít của một anh nào đó, rồi 2 người khóc, cuối cùng thì cả 4 người nằm trên 2 gường cùng òa lên khóc rất to ( Gường ở đây chỉ là một khung giường cũ được lót những mảnh tre dát mỏng đan thành tấm to dài khoảng gần 2 mét)  Nghe tiếng khóc Ông bà chủ nhà chạy đến an ủi và động viên anh em, chúng tôi nghe lời ông bà rồi lại đi ngủ tiếp, nhưng đêm đó tôi chẳng thể nào ngủ được, thi thoảng tôi vẫn nghe tiếng khóc thút thít của anh nào đó nhưng tiếng khác rất bé. Tôi ngủ lúc nào cũng không biết chỉ đến khi có ánh nắng mặt trời rọi vào mắt thì lúc đó tôi mới tỉnh giắc, tôi có thói quen là hay nằm gần cửa sổ ngủ cho thoáng và có gió mát. Ngày đầu tiên ngủ xa nhà ai cũng ngơ ngác khi tỉnh dậy nhìn ngó nghiêng chỗ này chỗ kia, phải nói thật là vùng đất chúng tôi đóng quân có khí hậu rất trong sạch, có núi, có sông, có cây cối xanh tươi, anh em ai cũng thích cảnh thiên nhiên ở đây.... Keng keng keng 3 hồi kẻng tập trung ăn sáng của đại đội vang lên.....! ( Còn tiếp phần sau..)  
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2012, 12:51:15 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 12:59:44 am »

Ngày xưa đi lính chúng tôi do được huấn luyện ở quân trường Quang Trung (Hốc Môn cách trung tâm TPHCM 15 cây số), khá gần nhà nên chẳng ai khóc. Đêm đầu tiên trong doanh trại, mỗi trung đội ở 1 sam, sau 9 giờ đêm tắt đèn đi ngủ lính tráng vẫn nói chuyện ồn ào, hồi lâu mới dứt.

Lính ở quân trường gần nhà, nhớ nhà là chiều thứ bảy cứ dông về, chiều chủ nhật lại lên, cán bộ khung chẳng khó dễ gì. Đợt tôi đi là đợt cuối cùng trong năm 78, là đợt lính vét của ông Kiệt nên có lẽ được chiếu cố chăng? Đợt lính 3/12/78 chúng tôi đa số về sư 5 (trừ 1 số ít đi học phiên dịch như bác TQNam) nên có lẽ bác Thanh dân vận sư 302 không biết đến đợt lính này Grin
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 01:37:40 am »

Cái anh Thanh dân dzận này không biết anh ấy có biết viết bài không nhỉ ? cứ mở topic mới hoài nhưng chẳng cái nào hết được một trang , nếu anh không biết thì hỏi mod BY kìa .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 10:14:53 am »

Một kỷ niệm mà tui còn nhớ hồi ở Quang Trung là tắm truồng tập thể. Một cái nữa là sao rào dễ nhảy quá, tạo điều kiện cho anh em trốn ra ngoài đi chơi. Sau này chuyển đi các doanh trại khác thì không được như vậy ( như căn cứ cuả sư đoàn 18 cũ ở Long Giao, Long Khánh )
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2012, 10:23:53 am »

Một kỷ niệm mà tui còn nhớ hồi ở Quang Trung là tắm truồng tập thể. Một cái nữa là sao rào dễ nhảy quá, tạo điều kiện cho anh em trốn ra ngoài đi chơi. Sau này chuyển đi các doanh trại khác thì không được như vậy ( như căn cứ cuả sư đoàn 18 cũ ở Long Giao, Long Khánh )

hehe ở LG hàng rào cao quá đầu , 4 góc có 4 chòi canh vệ binh gác 24/24 , chú nào leo rào ra là vệ binh bắn liền .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM