Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:02:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lính Ban Dân Địch vận Sư đoàn 302 - Mặt Trận 479  (Đọc 258604 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2012, 11:41:14 pm »

Chúng tôi là những anh Lính mới của Hà Nội nhập ngũ 25/8/1978. Sau 3 tháng huấn luyện tại Đại đội 2 Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 582 Sư đoàn 342 quân khu 3. Đúng ngày 25/11/1978 thì được lệnh vào tham gia chiến dịch Tây Nam - Bảo vệ Tổ quốc. Chúng tôi đặt chân lên mảnh đất Biên giới là ngày 2/12/1978, Chúng tôi được điều động về Ban Dân Địch vân phòng chính trị sư đoàn 302, Lúc đó Sư đoàn 302 đóng quân tại khu vực Huyện Dương Minh Châu - Tỉnh Tây Ninh gần Biên giới Việt Nam và Cam Pu Chia.
   Sau hơn 3 tuần được học chính trị, học tiếng khơ me và được làm quen với môi trường ác liệt của vùng biên giới tranh chấp giữa Ta và lính Ponpot, nơi doanh trại đóng quân của chúng tôi ngày nào cũng bị đạn pháo 105ly và đạn cối 120 ly của bon Khơ me đỏ bắn sang thường xuyên.  nói là ác liệt thì cũng đúng thôi vì lúc nào cũng phải sẵn sàng chạy ra hầm trú ẩn khi có tiếng đạn xé không khí rít ở trên đầu, cũng có mấy đồng đội hy sinh vì bị đạn pháo rợi trúng hầm trú ẩn.
    Ngày 28/12/1978 Sư đoàn được lệnh tấn công sang Căm Pu Chia đánh đổ bọn Pôn Pốt giúp nhân dân bạn, Ban Dân Địch vận cũng nhận lệnh lên đường. Công việc của lính Dân vận là đến các Phum, xã để tuyên truyền cho Dân biết Bộ đội Việt Nam sang giúp nhân dân Căm Pu Chia đánh đổ bọn Pôn Pốt thoát khỏi nạn diệt chủng. Ban Dân vận chúng tôi đã xây dựng không biết bao nhiêu Ông Phum, Xã trưởng của đất nước Căm Pu Chia . Với vốn tiếng Khơ me kha khá chúng tôi vào các Phum tuyên truyền, được nhân dân yêu quý và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều... Có không ít các cô gái Khơ me đem lòng thương yêu anh lính Việt Nam '' Bong oi on solanh bon na ! ''
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #1 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 02:09:44 am »

   Công việc của lính Dân vận là đến các Phum, xã để tuyên truyền cho Dân biết Bộ đội Việt Nam sang giúp nhân dân Căm Pu Chia đánh đổ bọn Pôn Pốt thoát khỏi nạn diệt chủng. Ban Dân vận chúng tôi đã xây dựng không biết bao nhiêu Ông Phum, Xã trưởng của đất nước Căm Pu Chia . Với vốn tiếng Khơ me kha khá chúng tôi vào các Phum tuyên truyền, được nhân dân yêu quý và giúp đỡ chúng tôi rất nhiều... Có không ít các cô gái Khơ me đem lòng thương yêu anh lính Việt Nam '' Bong oi on solanh bon na ! ''

Một " mặt trận " mới đã mở , rất mong nhiều bài viết hay của anh Thanh dân vận .
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2012, 02:19:38 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 07:53:05 am »

Ngày ấy đi khám bệnh cho dân trong khuôn khổ công tác dân vận vui đáo để. Ở khu vực cây số 9 là nơi cư trú của người Chăm, đặc biệt phụ nữ Chăm rất trắng và đẹp. Hôm ấy, có người tới cổng trung đoàn mời đốc tờ tới khám bệnh. đơn vị cho xe zeep, Thơ xách túi y cụ thuốc men, Toán đeo K54 theo bảo vệ. Bệnh nhân là một cô gái Chăm chừng 19 tuổi, mới cưới chồng một tháng (các cụ chú ý (cưới chồng) đúng nghĩa đen nhé) bởi vì chồng phải về ở rể sau khi nhà gái cưới về. Chà, sắc mặt nhợt nhạt, cặp mắt thiếu tinh anh. Khám xong không phát hiện ra bệnh, không có dấu hiệu thai nghén, triệu chứng duy nhất là đau toàn ổ bụng và cơ bụng rất cứng. Mới ra trường, trình độ chuyên môn lùn, thuốc quân y cục cấp cho vừa thiếu chủng loại vừa cũ.. Chà, tính sao đây... Nhưng hàng chục cặp mắt mở trố ra theo dõi từng động thái nhỏ của ông đốc tờ. Đánh liều tôi cắt thuốc theo bài điều trị rối loạn tiêu hóa uống một tuần, rồi vội vàng rút quân......
Một tuần sau, có người tới mời lên gia đình gặp. Vì vốn ngoại ngữ dun dế không rành nên tôi không thể khai thác tình hình trên cây số 9 qua người tới mời. Lại lên xe zeep và cũng vẫn có Thơ và Toán đi theo. Tới gần nhà, nghe tiếng nhạc và giọng cầu nguyện đều đều. Chết cha rồi, có lẽ bệnh nhân ngoẻo rồi. Tôi tính quay lên đường để chuồn, nhưng dân chúng vây quanh và một cụ ông bận áo xô trắng, đội mũ trắng kính cẩn mời ông đốc tơ lên trên sàn nhà. Mừng ơi là mừng khi thấy cô bệnh nhân nhoẻn miệng cười toe toét với nét mặt hồng hào sáng sủa ngồi giữa nhà bên cạnh anh chồng lóng ngóng rót nước mời khách. Thì ra con gái cưng của gia chủ hết bệnh và hôm nay làm lễ cầu an và mới ông đốc tờ tới để tạ ơn. Thật hú hồn... Sau nay tôi nghĩ dù trường hợp này như (chó ngáp phải ruồi ) nhưng cũng có cở sở vì người dân lâu ngày không dùng tân dược, nay tôi cho một liều kháng sinh nhỏ cũng ép phê ngay. Thôi tạm dừng ở đây
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Giêng, 2012, 08:01:48 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #3 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 08:15:44 am »

                 Chào bạn Thanhdanvan302! Tranphu341 chúc mừng bạn có ngôi nhà mới, đề tài mới. TP cũng đang có ý định đi nhiều về mảng này. Vì khi được điều lên BCT Trung đoàn TP CHUYÊN LÀM CÔNG TÁC NÀY MÀ.

                 CHÚC BẠN CÓ NHIỀU BÀI VIẾT HAY VỀ ĐỀ TÀI NÀY. ĐÀ CÔNG VIỆC VÔ CÙNG QUAN TRONG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ở CPC.
Logged
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 03:24:24 pm »

Tôi nhận ra ông là THanh "lắp" ở Tứ liên, Tây hồ Hà nội. Xin chào và rất muốn đc nghe chuyện của ông cùng lính 1978 hà nội huấn luyện ở Xích Thổ.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2012, 01:15:50 am »

hehe bác chủ topic có biết gì về gốc tích 3 D56 , 58 , 59 nhảy nhảy không em không kể cho em hóng hớt tí  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
ThanhdanvanF302
Thành viên
*
Bài viết: 626


thanhdanvanF302 MT 479


WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 10:09:40 pm »

     Tối nay ngồi bên chiếc máy tính trong thời tiết se lạnh của Hà Nội, sau một ngày làm việc tại cơ quan trở về nhà. Vào trang " Một thời máu và hoa " Tôi lại nhớ về những kỷ niệm của mình đã ghi lại dấu ấn của một thời chiến đấu tại đất nước Căm Pu chia.
     Tối nay 2/2/2012, Tôi lên mạng để tâm sự và chia xẻ kỷ niệm với đồng đội mình, những người đã từng chiến đấu cùng tôi tại Căm Pu Chia.
     Ngày đó khoảng tháng 12/1980, khi đội vũ trang tuyên truyền ban Dân địch vận chúng tôi đang công tác tại huyện choongcan tỉnh Xiemriep. Hôm đó khi trên đường đi vào phum tôi có gặp một cô gái người khơ me, phải nói thật là từ khi sang đất Căm Pu chia tôi mới được trông thấy một người con gái khơme xinh như thế ! Chumriepxua ! ôn tâu na ? tôi chào và hỏi cô gái đi đâu ? Kh'nhuôm tâu phờxa ! cô gái trả lời tôi đi chợ( Thời gian đó người dân họp chợ mua bán bằng cách trao đổi từ vàng, gạo, muối, gia cầm nuôi được cho nhau ) Tôi đi theo cô gái một quãng đường vào trung tâm của Phum, qua hỏi thăm nhau, tôi mới biết tên cô gái tên là Chisoki và nhà cô gái đó ở gần đường quốc lộ cách chỗ đóng quân của chúng tôi gần 500 m. Thế là những hôm nào rảnh không đi công tác tôi lại đến nhà cô Chisoki nói chuyện ( Vốn tiếng Kh'me của tôi cũng đủ nói chuyện nửa ngày ) Qua đó tôi biết Bố cô bị Pôn pốt giết hại, ở nhà chỉ có hai mẹ con, thế là thi thoảng Tôi lại ghé thăm cô. Một hôm Tôi có đề nghị với Chisoki là Tôi sẽ dậy em nói và viết tiếng Việt Nam, còn em sẽ dạy tôi nói và viết chữ Kh'me nhé ? Thé là hai bên thực hiện thảo ước đã giao kèo với nhau. Đến gần 3 tháng lúc đó vốn tiếng và chữ căm pu chia của Tôi đủ để viết một bức thư tiếng căm pu chia dài 2 trang giấy, vốn tiếng Việt nam của em cũng vậy ! Cũng kể từ đó chúng tôi viết thư cho nhau và giao hẹn là không được đọc ngay mà về nhà mới được mở ra xem thư !  Rôi một hôm Đơn vị tôi được lệnh chuyển đơn vị lên Sầm rông tỉnh otdomenchay, thế là chúng tôi xa nhau, chưa hề một lần nói được câu " Ôn so lanh boong tê ? " thời gian và khoảng cách đã ngăn cách chúng tôi xa nhau, thi thoảng có dịp về Thị xã Xiêm riệp công tác tôi mới lại được gặp em để đưa thư và nói chuyện với nhau, cho đến tận bây giờ không hiểu tại sao tôi không thể nói lên được câu " Ôn so lanh boong tê ? Hay là vì Tôi chấp hành nghiệm chỉnh quy định của quân đôi, đơn vị trước khi sang căm pu chia đã thông báo là không cho phép anh em yêu và có tình cảm với con gái căm pu chia !!! Thật là ngớ ngẩn quá nhỉ ? Bây giờ nghĩ lại thấy mình đã để tuộc mất một cái gì đó mà không bao giờ có và lấy lại được tình cảm chân thật của đôi lứa trai gái hai dân tộc, hai quốc gia mà lúc đó tôi không nghĩ ra câu nói thể hiện tình cảm của mình với em, không biết em có suy nghĩ như tôi không Huh
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2012, 10:06:31 am »

    Tối nay ngồi bên chiếc máy tính trong thời tiết se lạnh của Hà Nội, sau một ngày làm việc tại cơ quan trở về nhà. Vào trang " Một thời máu và hoa " Tôi lại nhớ về những kỷ niệm của mình đã ghi lại dấu ấn của một thời chiến đấu tại đất nước Căm Pu chia.
    

Xin chào bác ThanhdanvanF320. nghe bác kể trong quá trình làm công tác dân vận thì có cảm tình với onsray khơme mà tôi phát thèm và nhớ lại khoảng tháng 10 năm 1980, đóng quân trong một căn biệt thự trên đường Monivon Siemreap, gần cầu Shihanuc, cũng có nhiều consray K tới chơi, nhiều ẻm rất đẹp với nước da đồng hun, cặp mắt lúng liếng, chân mày đen đậm, cặp mi cong vút, cặp môi hơi dày, khóe miệng hếch ngược và cái mũi thẳng cao vừa phải cùng thân hình bốc lửa toát lên dấu ấn hoàn hảo văn hóa phồn thực sinh sôi nảy nở như hình ảnh nàng Apsara quyến rũ khêu gợi. Nhưng tôi chả dại gì mà hỏi:On salanh boong tê nỡ bị trả lời Ót miên tê thì quê quá mặc dù là sĩ quan Đốc tờ koongtop VN đang là (mì chính cánh, theo đánh giá của ban tuyên huấntrung đoàn) khi khám bệnhcho dân làm công tác dân vận lúc ấy rất có điều kiện gần các ẻm. Tôi cứ đánh bài chắc ăn "ta về tắm ao ta...) tán tẩm một em trong ban quân y E, để đến nay đang là bà ngoại của con, con gái tôi. Lan man với bác chút vậy thôi. Giờ tôi có ý kiến nghiêm túc: Tại sao đơn vị bác lại có qui định khắt khe như vậy, đơn vị tôi thì không hề có văn bản chính thức nào có những qui định này ngoài việc quán triệt anh em thực hiện những qui định chung trong các lời thề danh dự có liên quan đến dân và một số qui định của mặt trận về công tác dân vận quốc tế. Nếu như ý kiến của bác thì làm gì có những bộ phim làm nức lòng chiến sĩ ta nói về tình yêu, rồi lên vợ chồng trong tổng thể mối tình hữu nghị thủy chung Việt Lào thời chống Mỹ. Còn thực tế công tác gần 5 năm trên đất Kampuchea tôi chứng kiến nhiều cặp Koongtop V, Consray K trở thành vợ chồng, làm ăn phát đạt tại Phnompenh khi chàng phục viên tại chỗ. Lan man mấy dòng mong bác thông cảm. Tôi đang theo dõi bài viết của bac. Thân!
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2012, 05:48:14 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2012, 10:42:12 am »

Tôi cứ đánh bài chắc ăn "ta về tắm ao ta...) tán tẩm một em trong ban quân y E, để đến nay đang là bà ngoại của con, con gái tôi.

Câu này đáng được thưởng đấy anh vetran  Cheesy , mai đi off BH sẽ nhắc chị Anh Thơ nhớ thưởng cho anh vài ly  Tongue .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2012, 10:45:14 am »

   Em chào anh Thanh dân văn phòng chính trị F302 MT 479 cpc.
Anh vẫn là người đa tình như xưa của mấy anh lính bắc mới nhập cuộc. Nếu bây giờ dù tuổi chắc đã ngoài 50 anh vẫn có khả năng cần và đủ thì cái tiếc ngày xưa nay anh vẫn làm đc. Anh cứ sang Chông can Sam rông đi, không khó khăn gì đâu. NHưng nhớ mang nhiều kẹo và Đô la để cho trẻ con và các bà giá... Có khi anh lại thấy thanh thản vì mình đã trả đc 1 món nợ đời lính rồi đấy...

Gửi tăgj anh tấm ảnh Cầu Cháy - Chong Can 30/4/2011:

Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM