Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:55:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh bác Võ Nguyên Giáp  (Đọc 153220 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #110 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 01:02:06 am »

Một kỷ niệm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Xuân Tân Mão 2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước sang mùa xuân thứ 101. Đây là một điều cực kỳ hiếm có đối với lịch sử của dân tộc, một vị tướng tài ba thuộc hàng "khai quốc công thần", tên tuổi ông đã trở thành huyền thoại, là sự ngưỡng mộ của hàng triệu triệu trái tim người dân Việt Nam và bạn bè năm châu. Đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ai đã từng một lần được gặp mặt, trò chuyện thì đã là một điều vinh dự và hạnh phúc.

Thật may mắn cho tôi trong đời đã 2 lần được gặp gỡ và phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 2 lần gặp gỡ ấy đã để lại trong tôi những kỷ niệm khó quên dù đã cách đây 15 năm.

Đầu tháng 10/1996, tôi và một anh bạn đồng nghiệp mang giấy giới thiệu của cơ quan đến Văn phòng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gặp Đại tá Nguyễn Văn Huyên, thư ký riêng của Đại tướng. Chúng tôi trình bày yêu cầu được chụp ảnh chân dung Đại tướng (nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ đầu tiên trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa) để trưng bày, lưu giữ tại Bảo tàng Công an nhân dân và phỏng vấn Đại tướng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946 - 19/12/1996).

Thấp thỏm chờ đợi, 3 ngày sau tôi nhận được điện thoại, Đại tá Huyên  thông báo:

- Anh Văn đồng ý để chụp ảnh chân dung đưa vào Bảo tàng Công an nhân dân, còn phỏng vấn thì xin khất vì anh Văn rất bận, đúng vào dịp các cơ quan, đoàn thể, các trường đại học tổ chức lễ kỷ niệm 40, 50 năm ngày thành lập và nơi nào cũng muốn mời anh Văn đến dự, vì vậy không có thời gian.

Tôi tự an ủi: không sao, hãy đợi dịp khác, vì được biết trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Truyền thống Lực lượng CAND (19/8/1945 - 19/8/1995) những người làm phim truyền thống của Công an Hà Nội muốn đưa một vài phút hồi ức của Đại tướng vào phim, nhưng vì lịch làm việc và quỹ thời gian của Đại tướng không cho phép, cho nên đành tiếc vậy chứ không biết làm sao.

Nhưng thật bất ngờ, ngay buổi chiều hôm ấy  tôi lại nhận được điện thoại từ Văn phòng của Đại tướng thông báo là anh Văn đồng ý trả lời phỏng vấn và hẹn làm việc vào 14h30’ ngày 5/10 tại nhà riêng của Đại tướng.

Đúng 14h15’, tôi và phóng viên ảnh Thanh Mừng đã có mặt tại nhà riêng của Đại tướng. Đại tá Huyên thông báo là hôm nay việc chụp ảnh không thực hiện được. Chúng tôi hỏi lý do thì được biết bộ quân phục đại lễ màu trắng của Đại tướng qua chuyến đi công tác về mới giặt  chưa khô, cho nên hẹn đến hôm khác. Còn về nội dung phỏng vấn, Đại tá Huyên yêu cầu cho biết trước câu hỏi để Đại tướng chuẩn bị. Tôi lấy giấy bút ghi lại 3 câu hỏi cần phỏng vấn đưa cho Đại tá Huyên. Tôi gợi chuyện:

- Thưa chú, đôi câu đối trên bức trướng của Viện Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chúc thọ Đại tướng nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh, tác giả là ai? Không lẽ của cả tập thể?

Đại tá Huyên cho hay đó là câu đối của Giáo sư Vũ Khiêu đề mừng sinh nhật Đại tướng và hỏi tôi tại sao lại biết đôi câu đối ấy. Tôi thú thực vì đọc trên Báo Công an TP HCM, thấy hay quá nên chép vào sổ tay. Đôi câu đối vẻn vẹn có 10 chữ nhưng đã khái quát được cả sự nghiệp, công lao cũng như đức độ và sự bao dung, nhân văn  của vị Đại tướng nổi tiếng.

            "Võ công truyền quốc sử

            Văn đức quán nhân tâm".

Theo lịch hẹn, chiều ngày 8/10 chúng tôi lại đến nhà riêng của Đại tướng. Để chắc ăn và cẩn thận, chúng tôi còn tự tạo lấy một tấm phông làm nền để chụp ảnh chân dung bằng một tấm lụa xanh cuộn vào 2 thanh gỗ mang theo. Ngồi một lúc ở phòng khách, tôi thấy Đại tướng  trong bộ quân phục đại lễ màu trắng thư thái bước từ nhà dưới lên phòng khách. Đại tướng nói:

- Chụp ảnh chân dung tớ mà đẹp thì phải chụp hơi nghiêng một chút.

Tôi lấy một ghế tựa mang ra ngoài sân trước cửa phòng khách, mời Đại tướng ngồi. Khi nhìn thấy tấm phông lụa xanh để làm nền, Đại tướng tỏ vẻ hài lòng và nhờ đồng chí giúp việc sửa lại ve áo và chiếc mũ cho vừa tầm. Lúc ấy Đại tá Huyên cầm một cuốn sách từ phòng khách bước ra. Đại tướng cầm lấy và chỉ vào bức ảnh chân dung in ở bìa sau cuốn sách của Đại tướng mới xuất bản bằng tiếng Anh và nói:

- Liệu có chụp đẹp bằng ảnh này không? Phóng viên công an chắc là giỏi?

Chúng tôi không dám trả lời thẳng vào câu hỏi và thưa:

- Thưa Đại tướng, chúng cháu sẽ cố gắng ạ.

Quả thật bức ảnh chân dung của Đại tướng ở bìa cuốn sách chụp ở tư thế hơi nghiêng thật đẹp  có thể nói đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ảnh chân dung. Được biết tác giả bức ảnh là một nhà báo người Mỹ đã chụp hết 10 cuộn phim chỉ để lấy một tấm ảnh chân dung của Đại tướng. (Trong khi ấy máy ảnh của chúng tôi chỉ còn vẻn vẹn hơn chục kiểu phim màu).

Chụp ảnh chân dung xong, khi vào phòng khách, chúng tôi đề nghị được chụp mấy kiểu Đại tướng đang đọc Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an và xin phép được chụp lưu niệm với Đại tướng một vài kiểu. Đại tướng nói là lần đầu tiên mới nhìn thấy tạp chí này và nói vui:

- Tớ cũng là Công an, sao các cậu không gửi cho quyển nào?

Tôi hứa với Đại tướng là sẽ về báo cáo với các đồng chí lãnh đạo và gửi biếu thường xuyên.

Xong phần chụp ảnh, Đại tướng hỏi tôi:

- Thế nào, nhà báo muốn hỏi gì?

Tôi thưa là nội dung phỏng vấn đã đưa cho chú Huyên từ trước rồi. Lúc ấy Đại tá Huyên mới đưa tờ giấy có 3 câu hỏi ra. Thì ra sợ Đại tướng mệt và bận nên Đại tá Huyên vẫn chưa đưa nội dung cần phỏng vấn cho Đại tướng. Tôi đọc to từng câu cần phỏng vấn, lúc sau Đại tướng nói:

- Kỷ niệm sâu sắc nhất trong thời gian làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ à? Nhiều lắm, nhưng mà nói cái gì? Hơn nữa thời gian đã quá lâu rồi.

Do đã chuẩn bị trước, tôi giở cuốn “Lịch sử CAND - Biên niên sự kiện (1945-1954)” lật đến trang chụp Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Hồ Chí Minh ký ngày 21/3/1946 thành lập "Việt Nam công an vụ" và phía bên dưới góc trái có bút tích tiếp ký của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp. Sau khi xem xong, Đại tướng đồng ý nói về kỷ niệm  trước khi Bác Hồ ký Sắc lệnh đã chỉ thị cho Đại tướng xem lại lần cuối để trình Người ký. Còn lại những câu sau, Đại tướng trả lời theo nội dung câu hỏi.

Cuộc phỏng vấn bị gián đoạn ít phút vì có đồng chí Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đến thăm Đại tướng. Sau khi mời khách xuống nhà dưới, Đại tướng quay lại và tiếp tục trả lời phỏng vấn  và đề nghị trước khi đăng báo thì gửi bản thảo cho Đại tướng xem.

Bài phỏng vấn được đăng trên Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an số tháng 12/1996, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến với tiêu đề "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Nội vụ  đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trả lời phỏng vấn của Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an".

Sau khi tạp chí phát hành, nhà văn Hữu Ước, khi đó là Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an nói với tôi là liên hệ xem khi nào Đại tướng sắp xếp được thời gian để Ban Biên tập đến cảm ơn. Tôi đoán chắc là anh Hữu Ước ngại trả "nhuận bút" cho tác giả đặc biệt này.

Buổi đến thăm và cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đồng chí Phạm Văn Dần (khi đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL - CAND), nhà văn Hữu Ước, nhà thơ Đặng Vương Hưng và tôi. Buổi gặp mặt diễn ra trong không khí đầm ấm, thân mật. Quanh bàn trà, nhân nói chuyện về Hội Khoa học lịch sử tổ chức Hội thảo về cố Đại tướng Lê Trọng Tấn, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ôn lại một số kỷ niệm về Đại tướng Lê Trọng Tấn trong hai chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là ý nghĩa, ảnh hưởng to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với các dân tộc thuộc địa, nhất là đối với các nước châu Phi (khi đồng chí Phạm Văn Dần nhắc lại những tình cảm của nhân dân châu Phi đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến thắng Điện Biên Phủ, trong thời gian đồng chí làm chuyên gia giáo dục ở châu Phi). Rồi Đại tướng kể về chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên cùng với Bác Hồ, đồng chí Trường Chinh… sau chiến thắng Điện Biên Phủ… Đồng chí Phạm Văn Dần và nhà văn Hữu Ước còn hỏi Đại tướng một số chuyện khác nữa.

Khi chia tay, đồng chí Phạm Văn Dần thay mặt đoàn chúc Đại tướng sức khỏe. Bàn tay ấm áp, Đại tướng bắt tay từng người một. Hơi ấm từ bàn tay và ánh mắt hiền từ của tướng quân làm tôi xúc động. Trước lúc ra về tôi cố hỏi thêm một câu:

- Thưa Đại tướng, trong cuốn sách "Về vấn đề dân cày" của Qua Ninh và Vân Đình (bút danh của đồng chí Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp), bút danh Vân Đình của Đại tướng có phải là đã có thời gian Bác hoạt động ở Ứng Hòa - Hà Tây, nơi có thị trấn Vân Đình không ạ?

Đại tướng cười:

- Không phải, Vân Đình là bút danh của tớ  khi còn đang làm ở tờ báo Tiếng Dân năm 1939.

Trước mặt tôi không chỉ là một vị tướng nổi tiếng thế giới, mà còn là nhà giáo, nhà sử học, và cách đây gần 60 năm tướng quân đã từng là nhà báo  với bút danh Vân Đình.

Trên đường về, ngồi trên xe, tôi đọc cho mấy anh nghe những dòng trên bức trướng của Hội Cựu chiến binh Đặc công chúc thọ Đại tướng  nhân kỷ niệm 85 năm ngày sinh của ông:

            "Bão táp bền sắt đá

            Phong ba chẳng chòng chành

            Sự nghiệp ghi sử xanh

            Đức tài cảm lòng dân"…


Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2011/1/74402.cand
Logged
kingpin
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #111 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 07:47:43 pm »




Đại tướng theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.


Ảnh chụp đại tướng Võ Nguyên Giáp theo dõi tập trận ở Sơn Tây (cỡ 1959)
Chiếc ống nhòm xa (trong chiến dịch Điện Biên Phủ) đặt cách chỉ huy sở Mường Phăng chừng 15 km (đi bộ), cách lòng chảo Điện Biên Phủ chừng 20 km, và được ngụy trang cẩn thận 

Cho cháu hỏi chút ạ cái ảnh này đc gần như các nguồn tin chính thống nói là chụp thị sát mặt trận Điện biên nhưng bác lại bảo là chụp năm 1959 ?? Bác có nguồn tin chính xác nào không ạ ??
Logged
VietDang
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #112 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 06:02:39 pm »

Lễ duyệt binh trong ngày khai giảng khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn, 24/5/1946, tại sân truờng Sĩ quan Xanh-xie, cạnh sân bay Tông, ngoại ô thị xã Sơn Tây.  (Nay gần ngã tư Viện 105).



Trên khán đài (từ trái qua): Chủ tịch Quân uỷ hội Võ Nguyên Giáp, Cụ Hồ (đứng giữa, hơi lui về phía sau, lấy mũ che nắng), Bộ truởng Quốc phòng Phan Anh. (Nhân vật đội mũ ca lô chưa đuợc xác nhận. Có thể là Cục truởng Quân huấn Phan Phác hoặc Chính trị uỷ viên Trần Tử Bình).
Logged
VietDang
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #113 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2012, 06:05:10 pm »

Tại buổi lễ thành lập 2 thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng



Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại buổi lễ thành lập 2 thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng – những đơn vị hải quân đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam (ngày 24-8-1954)
Logged
VietDang
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #114 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 09:49:25 am »

Chuyện ít được biết về đại tướng Võ Nguyên Giáp

SGTT.VN - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ lâu đã là một vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Phóng viên Vietnam+ đã đến thăm văn phòng làm việc của Đại tướng và được gặp người trợ lý đã gắn bó với ông gần 40 năm (trong đó gần 20 năm nay phụ trách văn phòng của đại tướng) - đại tá Nguyễn Huyên.

Thưa đại tá, ông vừa vào Quân y viện 108 thăm đại tướng về, xin ông cho biết tình hình sức khỏe của đại tướng?

Giây phút vui vẻ của Đại tướng với các tướng lĩnh, sĩ quan binh chủng Phòng không không quân (1995). Ảnh: Trần Tuấn

Đại tá Nguyễn Huyên: Thường thì một tuần ba bốn lần tôi vào thăm đại tướng. Dạo này sức khỏe của anh (đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) ổn định, tỉnh táo nhưng vẫn cần giữ gìn nên hạn chế người vào thăm. Hôm nay tôi có hỏi “Anh có đau ở đâu không?” thì đại tướng lắc đầu. Mấy hôm trước hỏi câu đó, anh lấy tay chỉ ở bụng. Khi vừa vào thăm anh bắt tay tôi và khi chào anh ra về thì anh lại giơ tay nắm chặt tay tôi.

Xin ông kể lại khi mới được giao nhiệm vụ đến làm việc bên đại tướng, ông đã có ấn tượng gì đầu tiên về đại tướng Võ Nguyên Giáp?

Năm 1975, tôi được điều về văn phòng bộ Quốc phòng, sau đó được phân công đến làm việc giúp đại tướng theo dõi về thời sự. Khi ấy đại tướng đang cần có người tổng hợp thông tin thời sự trong nước và thế giới hàng ngày.

Ấn tượng đầu tiên của tôi là sao lại có người làm việc trí óc với cường độ lớn đến thế. Làm suốt ngày, nhiều đêm làm việc đến tận khuya, hầu như trong đầu ít khi được nghỉ ngơi. Ngủ thì thôi chứ thức là anh lại suy nghĩ công việc, có lúc đang ăn cơm cũng dừng lại gọi điện thoại làm việc. Lúc nào anh cũng đòi hỏi được làm việc, cũng sẵn sàng trao đổi công việc. Mà khi tôi mới đến thì anh Văn (tên thân mật của đại tướng Võ Nguyên Giáp) đã vào tuổi 65.

Buổi sáng, đại tướng vừa đi tập thể dục vừa nghe tôi báo cáo tình hình thời sự trong nước và thế giới. Từ khoảng năm giờ rưỡi hoặc sáu giờ sáng tôi đã có mặt đi theo anh để báo cáo tin tức lúc anh đang đi bộ tập thể dục.

Đại tướng đến thăm đền Mê Linh, một lão nông đã tặng đĩa bánh trôi, tượng trưng cho lòng kính trọng của dân làng đối với người có công với dân, với nước (1995). Ảnh: Trần Tuấn

Có thời kỳ văn phòng của đại tướng có tất cả 17 người trong đó có 8 sĩ quan cấp thiếu tá, trung tá, đại tá là những cán bộ nghiên cứu giúp anh làm việc. Mỗi người được phân công phụ trách một lĩnh vực như quân sự, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, giáo dục, công tác của đảng, Nhà nước. Tuỳ theo công việc có lúc tập trung tất cả cùng nghiên cứu một vấn đề đại tướng nêu lên.

Bộ phận văn phòng thường phải làm việc rất khẩn trương không kể ngày nghỉ, giờ nghỉ mới đáp ứng được yêu cầu của Đđi tướng. Bộ phận cán bộ nghiên cứu phải theo dõi phân tích tổng hợp tình hình, đề xuất ý kiến về những vấn đề trong lĩnh vực mình phụ trách. Chúng tôi có nhiệm vụ báo cáo với đại tướng để đại tướng chuẩn bị nội dung làm việc với lãnh đạo, với các ngành, các địa phương, đơn vị.

Suốt thời kỳ những năm 80 - 90 của của thế kỷ 20, tôi thấy đại tướng làm việc liên miên không nghỉ, kể cả ngày chủ nhật. Một hôm, tôi đề nghị với anh: “Chủ nhật này anh dành thời gian nghỉ ngơi một hôm cho thảnh thơi.” Anh liền nói ngay: “Cậu tưởng chủ nhật để mình ngồi ở nhà như vậy là nghỉ à? Với mình một ngày mà trong đầu không nhận được thông tin gì mới thì cảm giác nó trì trệ, còn mệt hơn.”

Từ đó, tôi không bao giờ đề nghị anh nghỉ nữa. Và tất cả chúng tôi luôn sẵn sàng phân công nhau làm việc bên anh, không nghỉ chủ nhật.

Đối với anh Văn, lúc nào cũng muốn có thông tin, xử lý thông tin. Những năm anh 70, 75 cho đến 80 tuổi, anh đều dành thời gian đi thực tế thăm địa phương, đơn vị, cơ quan để hiểu tình hình để hiểu đời sống, sinh hoạt của nhân dân, của cán bộ chiến sĩ.

Thưa đại tá, ấn tượng tiếp theo của ông về đại tướng sẽ là điều gì ạ?

Đúng rồi, còn có ấn tượng thứ hai là tôi thấy anh Văn rất thông minh. Để báo cáo tin tức cho anh, tôi phải đọc trước các bản tin, có đoạn tin phức tạp tôi phải đọc hai ba lần mới hiểu. Vậy mà khi tôi đọc cho anh chỉ một lần trong khi anh vừa tập thể dục vừa nghe, tôi định đọc lại lần nữa thì anh khoát tay nói “Được rồi, hiểu rồi.” Và anh bình luận trúng ngay vào điểm cốt yếu của bản tin.

Có hôm phải làm báo cáo gấp, anh vừa đi lại trong phòng vừa đọc cho tôi ghi một mạch hơn 20 trang giấy.

Ấn tượng này được chứng minh rất rõ về sau, khi anh được đảng, Nhà nước phân công phụ trách khoa học và giáo dục. Hai lĩnh vực mới mẻ và khó nhưng do thông minh và có cách làm việc rất khoa học, gắn lý luận với thực tiễn, tự học tập, nghe chuyên gia, biết cách giàu trí tuệ của mình nên chỉ trong một thời gian ngắn anh đã nắm bắt được vấn đề và có ý kiến chỉ đạo sắc bén.

Những lần phát biểu trước hội nghị, hội thảo anh chỉ chuẩn bị bằng ghi đề cương cho bài nói chứ hầu như không có việc đọc văn bản viết sẵn.

Ông có thể cho biết sự quan tâm của đại tướng với các cán bộ chiến sĩ trực tiếp giúp mình và sự quan tâm đối với gia đình?

Là một nhà lãnh đạo cấp cao, một vị tướng đứng đầu quân đội bận trăm công nghìn việc nhưng anh vẫn quan tâm đến anh chị em phục vụ và giúp mình làm việc, anh thường xuyên thăm hỏi tình hình gia đình, vợ con, có những lúc anh dành thời gian đến thăm gia đình anh chị em. Thỉnh thoảng anh lại thân mật trò chuyện trao đổi cùng anh em. Anh luôn được anh chị em hết lòng phục vụ không chỉ vì trách nhiệm được giao mà còn vì tình cảm yêu mến quý trọng.

Với gia đình, đại tướng là một người mẫu mực luôn quan tâm đến sức khoẻ và sự tiến bộ của mọi người thân trong gia đình. Anh Văn và chị Hà luôn quan tâm chăm sóc giáo dục con cháu trưởng thành, gia đình hòa thuận. Có thể nói gia đình anh sống thật hạnh phúc. Đó là một nhân tố rất quan trọng để anh hoàn thành nhiệm vụ và sống khoẻ, sống vui, sống thọ.

Sống bên đại tướng nhiều năm, ông có thể cho biết đại tướng ghét nhất là điều gì?

Anh ghét nhất là xu nịnh. Những ai cứ khúm núm, nói theo, nói cho vừa ý cấp trên không có chính kiến rõ ràng là anh không thích. Có câu chuyện thế này: Tôi nhớ một hôm có đồng chí cán bộ cấp cao đi nước ngoài về đến thăm anh, nói với anh: “Người như đại tướng thì ở bên đó người ta dựng tượng lâu rồi đấy ạ!” Anh nghe đến đấy liền hỏi: “Anh nói cái gì vậy! Đó là việc của người ta.”…

theo Vietnam+
http://sgtt.vn/Thoi-su/148979/Chuyen-it-duoc-biet-ve-dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap.html
Logged
VietDang
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #115 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2012, 09:54:06 am »

Tướng Giáp không treo chữ "nhẫn"

SGTT.VN - "Chuyện nói đại tướng treo chữ “nhẫn” là hoàn toàn bịa đặt. Đại tướng không hề treo chữ đó" - đại tá Nguyễn Huyên - người trợ lý đã gắn bó với đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 40 năm, nói.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế sắp tròn 100 tuổi và bước sang tuổi 101, phóng viên Vietnam+ đã được gặp đại tá Nguyễn Huyên - người trợ lý đã gắn bó với đại tướng gần 40 năm để hỏi ông một số câu hỏi còn gợi băn khoăn pha chút tò mò với những người kính yêu đại tướng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị tướng lỗi lạc, vậy thì cách cư xử của đại tướng có "quân sự" và rất nguyên tắc không, thưa ông?

Đại tá Nguyễn Huyên: Anh (đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) nghiêm túc trong công việc nhưng không cứng nhắc đâu. Anh Văn (tên thân mật của đại tướng Võ Nguyên Giáp) còn hay đùa dí dỏm nữa. Ví dụ như khi đang tập trung làm việc tôi có việc cần xin anh nghỉ 10 phút thì anh bảo: “Cho cậu nghỉ hẳn 11 phút luôn!”

Trong trường hợp gặp những ý kiến khác ý của mình thì Đại tướng có chấp nhận và chấp nhận thế nào, thưa ông?

Anh luôn thích trung thực, thẳng thắn. Anh hay dặn: “Cái gì thấy đúng thì cứ giữ ý kiến.” Đại tướng luôn lắng nghe ý kiến của mọi người, dù ý kiến đó có thể ông chưa đồng tình. Chính vì thế khi anh đến các địa phương, các ngành ở đâu có có vấn đề gì người ta cũng muốn nói với anh. Có lẽ nhờ vậy mà anh có điều kiện để phân tích tình hình một cách khách quan, toàn diện, hiểu được thực chất và tìm ra giải pháp thuận lòng người.

Xin được mạo muội hỏi ông một chuyện? Có lần phỏng vấn một cán bộ quân đội, tôi được biết chuyện đồn về đại tướng có treo chữ "nhẫn" ở chỗ làm việc là không đúng. Vậy mong ông nói rõ về việc này?

Phòng làm việc và tiếp khách của đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tá Nguyễn Huyên: Chuyện nói đại tướng treo chữ “nhẫn” là hoàn toàn bịa đặt. Đại tướng không hề treo chữ đó. Một lần, có người yêu kính đại tướng muốn tặng anh chữ "nhẫn" thư pháp lồng trong khung kính. Trước khi tặng, anh ấy có đến hỏi tôi, tôi nói chữ “nhẫn” có hai cách hiểu.

Thứ nhất có nghĩa là kiên nhẫn, nhẫn nại nhưng cũng có nghĩa thứ hai là nhẫn nhục. Đại tướng chưa bao giờ là người chịu nhẫn nhục theo cách hiểu thứ hai. Vì vậy tặng là không nên vì có thể làm cho người ta hiểu sai lệch hoặc có kẻ xuyên tạc.

Tôi còn được biết bài thơ “Chữ Nhẫn” đã đăng lên báo nói là của đại tướng. Nhưng đại tướng không hề có bài thơ ấy và tờ báo đó đã phải đính chính. Trong bài thơ có câu “Có khi nhẫn để tiến thân” thì đại tướng của chúng ta không bao giờ như vậy.

Đại tướng là người luôn làm chủ tình hình, luôn chủ động, không bao giờ bị động, biết làm việc gì, nêu ý kiến gì, lúc nào cho đạt hiệu quả. Anh cũng là người giữ ý kiến của mình mà không gây mất đoàn kết, lại có phương pháp đấu tranh phù hợp để cuối cùng thực hiện được ý kiến đúng đắn đó và được mọi người đồng tình.

Suốt bao nhiêu năm ở bên đại tướng, ông có cảm nghĩ gì về chính mình?

Một câu hỏi có tính tổng kết quá! Được làm việc với đại tướng, bản thân tôi khi mới về làm việc giúp đại tướng chỉ là một thiếu tá, một cán bộ nghiên cứu ở cơ quan cấp dưới. Trình độ của tôi ban đầu còn hạn chế nhưng sau này và đến giờ đã mở rộng được hiểu biết, về lý luận cũng như về thực tiễn. Tôi thấy trình độ của mình được nâng lên nhiều và học được anh Văn nhiều lắm: Học được về phẩm chất đạo đức, về kiến thức và về phương pháp làm việc, về cách cư xử ở đời.

Điều sâu sắc mà anh Văn nhiều lần kể với anh em là thời kỳ đầu cách mạng, một đêm nằm ngủ với Bác Hồ trên giường làm bằng cành cây khiến người rất đau tại hang Pắc Bó, đang trao đổi công việc, bỗng dưng Bác dừng lại và nói một câu: "Chú Văn ạ! làm cách mạng là phải "dĩ công vi thượng" - nghĩa là phải lấy việc công làm trên hết, cũng có nghĩa là luôn đặt lợi ích chung lên trên hết, không cá nhân chủ nghĩa. Điều này rất có nghĩa với chúng ta hiện nay.

Là một cán bộ quân đội, tôi thấy mình thật hạnh phúc là đã có một thời gian khá dài được làm việc, gắn bó với anh Văn - một vị tướng kiệt xuất, nhân nghĩa, tài ba, luôn hết lòng vì nước vì dân.

Trân trọng cảm ơn đại tá! Chúc ông luôn mạnh khỏe!

Theo Vietnam+

http://sgtt.vn/Thoi-su/148977/Tuong-Giap-khong-treo-chu-nhan.html
Logged
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #116 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2012, 05:37:39 pm »

Ảnh chụp lại từ sách Đà Lạt một trăm mười mùa xuân:


Phái đoàn Việt Nam và Pháp tại Hội nghị Đà Lạt 1946. Từ trái sang phải: Bousquet, Messmer, Võ Nguyên Giáp, Salan, Nguyễn Tường Tam, Max André.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #117 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 08:55:06 am »

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đời

Link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/508105/Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap-102-mua-xuan-cuoc-doi.html

_________________________

Kính chúc Đại Tướng trường thọ cùng nhân dân, cùng quân đội.
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #118 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 09:36:25 am »

Có bác nào ra được 93 Đinh Tiên Hoàng chỗ triển lãm ảnh Đại tướng với các Cựu chiến binh không ạ?
Em định đi hôm qua mà 2 hôm nay ốm quá. Cry
Triển lãm đến hết ngày mai, mong là em lết đi được.
Logged
cuubinh90
Thành viên
*
Bài viết: 17


« Trả lời #119 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2012, 02:11:21 pm »

Qua hình ảnh, tâm sự của những người gần gụi cùng đại tướng thì không thể nghi ngờ gì về những sức mạnh làm nên chiến thắng của Việt nam trước TD Pháp và Mỹ- Những con người nhân hậu từ trong ánh mắt, nét mặt ẩn chứa sức mạnh vô song của tình người!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM