Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:40:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh bác Võ Nguyên Giáp  (Đọc 153235 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 10:35:05 pm »









Hai Cụ Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp hồi trẻ nhìn cứ như hai anh em ruột, nếu như chúng ta xem không kỹ đôi khi nhầm giữa 2 Cụ với nhau.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #101 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 12:53:59 am »


Các bác cho hỏi trong ảnh này cụ Giáp mặc bộ quân phục kiểu mẫu gì thế ạ? Lúc này quân đội ta đã lên chính qui rồi thì chắc phải có mẫu chính thức qui định, đúng không ạ?
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #102 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2011, 06:19:19 am »


Các bác cho hỏi trong ảnh này cụ Giáp mặc bộ quân phục kiểu mẫu gì thế ạ? Lúc này quân đội ta đã lên chính qui rồi thì chắc phải có mẫu chính thức qui định, đúng không ạ?

Đấy là bộ quân phục mùa Đông phát cho cán bộ và chiến sĩ mình trước kia, khi đi công tác bên Liên Xô và Đông Âu. Cụ nhà em ngày xưa cũng có bộ y như thế. Vừa tìm được 2 bức ảnh rõ hơn trên RIAN, bác Atlus có thể tham khảo.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2011, 06:24:55 am gửi bởi panphilov » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #103 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2011, 05:31:05 pm »

Cảm ơn chủ nhiệm. Tôi không nhớ ra loại quân phục ba-đờ-xuy này. Hồi còn sinh viên cuối những năm 80 tôi cũng có quen một số sỹ quan VN sang bên đây học tập nghiên cứu nhưng chưa bao giờ thấy các bố ấy mặc loại này cả. Mùa đông có dịp lễ lạt nào toàn thấy các bố ấy chơi áo lông Đức mặc ra ngoài quân phục thôi.
Logged
Nguoixaquehuong
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #104 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 09:09:17 am »

Gần đây không thấy có ảnh của bác Võ Nguyên Giáp nhỉ.Đợt sinh nhật vừa rồi cũng toàn dùng ảnh cũ.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #105 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2011, 07:41:32 am »




Đại tướng theo dõi diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ.


Ảnh chụp đại tướng Võ Nguyên Giáp theo dõi tập trận ở Sơn Tây (cỡ 1959)
Chiếc ống nhòm xa (trong chiến dịch Điện Biên Phủ) đặt cách chỉ huy sở Mường Phăng chừng 15 km (đi bộ), cách lòng chảo Điện Biên Phủ chừng 20 km, và được ngụy trang cẩn thận 
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #106 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2011, 12:54:50 am »

Chăm sóc sức khỏe Anh Văn những ngày đầu chống Pháp


Trong những ngày mùa thu tháng tám năm nay, hòa chung với niềm vui của nhân dân cả nước chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi, bác sĩ Vũ Thị Minh Hằng, nguyên giảng viên Học viện Quân y - Bộ Quốc phòng, người trực tiếp đặc trách chăm sóc sức khỏe Đại tướng từ mùa thu năm 1947 đến cuối năm 1951, nhớ lại:

Năm 1947, tôi được bác sĩ Lê Văn Chánh lúc này là Trưởng ban Quân y Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy, phân công tôi đặc trách săn sóc sức khỏe Anh Văn.

Việt Bắc mùa thu đông rất lạnh. Năm Pháp đánh Việt Bắc cũng là năm có sương muối rất buốt, lạnh thấu xương. Nhiều quãng đường hành quân của cơ quan phải vượt qua rừng rậm, rất ít ánh nắng mặt trời, ẩm thấp quanh năm nên đường đi càng có nhiều vắt. Chỉ cần bước nhẹ chân, hàng đàn vắt đã thức dậy ngay và nhảy vào chân hút máu, lấy que gạt đi không xuể.

Nhìn mấy phụ nữ chúng tôi trong đó có chị Đặng Bích Hà là vợ Anh Văn và khi thấy tôi tập tếnh chiếc ba lô trên lưng, túi thuốc và dụng cụ y tế đeo bên hông, Anh Văn vừa cười vừa nói:

- Cô nữ sinh Hà Nội mặt thì còn tươi nhưng trong bụng đang khóc phải không?

Đúng quá, tôi cũng phải bật cười và vợi bớt nỗi gian khổ đi nhiều.

Nhìn Anh Văn người mà tôi có nhiệm vụ phải bảo vệ sức khỏe thì thấy Anh vẫn vững vàng, bình tĩnh như không có gì xảy ra. Anh làm việc căng thẳng suốt ngày đêm. Mỗi ngày không biết Anh có chợp mắt được vài tiếng đồng hồ không? Nhưng Anh có tài là khi có dịp ngả lưng một chút là có thể ngủ ngay được và một lúc sau Anh lại dậy ngay, lại tỉnh táo như thường, lại nhận các bản tin, bức điện, báo cáo các nơi gửi về, lại họp hành hội ý, nghiên cứu bản đồ tác chiến và ra các mệnh lệnh. Về mặt chuyên môn y học, tôi thấy hệ thần kinh của Anh vững vàng như thế nên tôi rất yên tâm.

Trên các nẻo đường hành quân và chỉ huy quân đội khẩn trương, bác sĩ Lê Văn Chánh đã quy định cho tôi là phải tiêm thuốc bổ hằng ngày cho Anh Văn. Một điều tôi tâm đắc là trong Ban Quân y của Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy lúc đó có nhiều y tá như tôi nhưng người được tín nhiệm để tiêm thuốc cho đồng chí Đại tướng lại là tôi và tôi cũng đã không phụ với sự tín nhiệm đó. Những năm phục vụ Đại tướng tôi chưa để xảy ra một sai sót nhỏ nào trong kỹ thuật tiêm và cho Anh uống thuốc dù là thuốc chữa bệnh hay thuốc phòng bệnh.

Trong sinh hoạt hằng ngày của Anh Văn, tôi nhớ mãi đức tính nhẹ nhàng với phụ nữ và rất chu đáo bảo vệ phụ nữ. Trong đầu óc non trẻ của tôi lúc đó, tôi cho người cộng sản đối với phụ nữ là hay nhất chính nhờ qua đức độ của Anh Văn.

Tôi nhớ mãi một đêm rất lạnh, Phòng Bí thư chúng tôi hành quân đến một bản người Dao thì có lệnh nghỉ lại. Bản này rất ít nhà dân. Phòng Bí thư được phân cho một nhà nhỏ. Thu xếp được một góc nhà để nằm tạm, Anh Văn xếp tôi nằm trong cùng giáp vách liếp, rồi đến chị Bích Hà và ngoài cùng là Anh Văn. Anh có ý xếp như thế để bảo vệ phụ nữ trong một diện tích hẹp có thể có nhiều thú dữ. Giữa nhà sàn lúc này trong bếp đang có khúc gỗ lớn cháy vừa đủ sáng lờ mờ, vừa ấm áp. Tôi nằm xuống thì mệt quá thiếp đi. Bên cạnh tôi, chị Đặng Bích Hà cũng đã mê mệt thiếp đi rồi. Khi giật mình tỉnh dậy, hé mắt nhìn sang phía bên bếp lửa thì thấy Anh Văn đang chụm đầu trên tấm bản đồ bàn bạc việc gì với anh Hoàng Văn Thái - lúc đó là Thiếu tướng, Tổng tham mưu trưởng. Chắc anh Hoàng Văn Thái đến báo cáo tình hình chiến sự.

Như thế là Anh Văn đêm nay lại không ngủ!

Anh Hoàng Văn Thái vừa xuống thang gác thì Anh Văn đã gọi tất cả chúng tôi dậy tiếp tục hành quân vì một mũi của quân đội Pháp thọc vào cách nơi trú quân của chúng tôi không xa.

Một hôm, bộ phận Anh Văn đang đi một quãng đường vào ban ngày thì chợt bên kia bìa rừng có một người bạn quen gọi tôi:

- Hải Nguyệt ơi!

Tôi buột miệng, giơ tay đáp lại. Tối hôm đó, đến chỗ nghỉ, Anh Văn rút kinh nghiệm nói nhẹ nhàng với tôi ngay là: "Khi hành quân phải tuyệt đối giữ bí mật. Ai gọi cũng ngậm tăm mà đi. Như thế này là hôm nay cơ quan ta lộ hướng hành quân rồi. Vì các bạn của cô đều biết cô công tác ở Phòng Bí thư! Đúng không?".

Tôi hoàn toàn nhận khuyết điểm vì thiếu kinh nghiệm của mình. Và Anh Văn quyết định tôi phải đổi tên. Tôi học được một bài học về công tác bí mật và đồng ý đổi tên ngay. Lại chính Anh Văn gợi ý là nên lấy tên là Hằng vì Anh liên hệ Nguyệt là mặt trăng thì Hằng cũng là mặt trăng. Chị Bích Hà nghe Anh nói thế thì tán thành. Nhưng chị Bích Hà đề nghị là nếu chỉ một chữ Hằng không thôi thì không hay, phải có một từ ghép mang một ý nghĩa gì đó. Chị Bích Hà đề nghị thêm chữ "Minh" là sáng vào thành Minh Hằng là trăng sáng. Anh Văn cười tán thành cái tên hay quá nên tôi rất thích và từ đó thành tên tôi trong quân đội. Mọi người cũng hầu như quên tên cúng cơm của tôi do bố mẹ đặt là Hải Nguyệt, trừ mấy anh chị lớn tuổi có quen biết gia đình tôi. Đó là câu chuyện cái tên có liên quan đến kỷ niệm thời kỳ tôi ở Phòng Bí thư phục vụ sức khỏe Anh Văn.

Việt Bắc tháng 3, tháng 4 âm lịch còn rất lạnh và độ ẩm rất cao. Trong những ngày tháng làm việc, chỉ huy và di chuyển cơ quan liên tục, căng thẳng, Anh Văn lại viêm họng, ho nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi vội báo cáo tình hình đó ra Ban Quân y của Bộ. Các bác sĩ đã vào khám bệnh ngay và cho đơn thuốc để điều trị cấp tốc. Thuốc kháng sinh uống cũng có, tiêm cũng có mà chữa ho viêm họng vẫn không dứt. Nhìn nét mặt thấy da Anh hơi xanh làm cho tôi bồn chồn lo lắng. Nhất là tiếng nói của Anh bị khàn đi thì chỉ huy thế nào!

Không biết sao một hôm tôi nghĩ ra được một kiểu chế thuốc theo như các cụ vẫn làm là lấy mật ong, một vài miếng chanh thái mỏng, một vài lát gừng giã nhỏ, bỏ vào cái chén thật sạch, đem hấp cách thủy thành món thuốc ngậm chống ho. Tôi liền trình bày ý kiến đó với Anh Văn. Anh cười thú vị và đồng ý cho tôi làm. Anh nói: "Vừa ngon, vừa ngọt, vừa không phải tiêm đau thì thích quá rồi".

May quá! Món thuốc dân tộc lại hiệu nghiệm. Anh ngậm vài ngày đã đỡ và khỏi bệnh. Tôi mừng quá và trong đầu óc cứ thắc mắc mãi trong suốt đời công tác quân y của tôi là món thuốc truyền thống đó thật sự hiệu nghiệm hay là cộng thêm vào phải kể đến tác dụng của thuốc kháng sinh đến lúc này mới đủ thời gian để phát huy hiệu quả trị bệnh của nó. Còn thuốc tôi chế biến theo kiểu dân gian đã giúp cho cổ họng của Anh Văn dịu đi và tiếng nói trong sáng ra.

Tôi có nhiều ấn tượng đặc biệt về con người Anh Văn - một đồng chí có cương vị cao nhất trong quân đội lúc đó, nhưng thái độ ứng xử với mọi người lúc nào tôi thấy Anh cũng hòa nhã ngay cả khi cấp dưới có những khuyết điểm, sai lầm, yếu kém trong công tác.

Những năm tôi phục vụ gần Anh, tôi rất ít (có thể là ít lắm) thấy Anh cáu gắt với ai.

Trước khi vào công tác ở Phòng Bí thư, tôi cứ tưởng ông Đại tướng thì phải thét ra lửa, như một số cán bộ quân sự mà tôi từng được nghe tiếng là quân phiệt, cánh con gái Hà Nội chúng tôi sợ khiếp vía.

Nhưng lạ thật! Anh Văn lại dịu dàng, chu đáo, lịch sự. Ai đặt tên cho Anh là Văn thì đúng quá. Nhưng chắc khi câu ra lệnh, câu quyết định các trận đánh lớn nhỏ Anh rất cương quyết. Tôi không được biết không khí lúc Anh ra lệnh ở các hội nghị quân sự toàn quân nhưng nghe Anh truyền lệnh qua máy nói cho các chỉ huy đơn vị thì giọng Anh khác hẳn lúc nói với chúng tôi. Và cứ nhìn các tướng tá nhiều ông vạm vỡ, to cao, súng lục đeo kè kè bên hông ngựa cưỡi rất to, lính đi bảo vệ khá đông mà đều tỏ thái độ răm rắp thi hành lệnh của Anh thì biết Anh có uy tín cao…

Trong đời công tác quân y suốt ba mươi năm liên tục tôi đã làm việc với nhiều thủ trưởng, cao cấp có, trung cấp có, nhưng thú thật tôi chưa thấy ai có cương vị cao như Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà lại có thái độ dân chủ, bình dân, chu đáo, tế nhị như thế với cấp dưới mà lại chỉ là một phụ nữ còn trẻ măng như tôi.

Thái độ chu đáo, ân cần của tôi với thương bệnh binh mà tôi có được sau này khi phục vụ ở mọi nơi cũng bắt nguồn từ chỗ thấm nhuần thái độ đối với mọi người của Anh Văn mà tôi học được từ lúc tuổi còn thanh niên.

Có lần vui câu chuyện có tính chất gia đình, Anh nói: "Tôi vào bộ đội từ khi còn là hạt mít, sau này cô phải lấy chồng là bộ đội nhé". Anh hỏi tôi một câu thật bất ngờ: "Cô thấy thế nào về những người cộng sản?". Tôi thật sự đỏ bừng mặt và lúng túng vì trình độ của tôi lúc đó mới hai mươi tuổi, còn rất non nớt chưa biết về Đảng Cộng sản bao nhiêu. Trong thâm tâm tôi nghĩ nhưng không dám nói ra: "Người cộng sản nào cũng như Anh Văn thì dễ sống và dễ gần. Với tấm lòng người phụ nữ thì tôi rất tin cậy những người cộng sản như thế".

Sau 10 năm phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, hôm tôi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ở một lớp học dài hạn mà học viên toàn cán bộ cốt cán của ngành Quân y toàn quân tập hợp về để đào tạo thành các bác sĩ quân y. Trước Đảng kỳ, tôi tuyên thệ phấn đấu để trở thành một đảng viên xứng đáng với danh hiệu cao quý đó. Tôi lại nghĩ đến câu Anh Văn hỏi tôi năm 1949 ở Việt Bắc và các đức tính người cộng sản trong Anh mà tôi nguyện noi theo mãi mãi.

Được vào phục vụ sức khỏe Anh Văn lại được gần chị Bích Hà thì thú vị và ấm cúng thật. Nhưng là một cán bộ chuyên môn, tôi vẫn cứ nghĩ đến việc muốn được rèn luyện tay nghề, được trực tiếp phục vụ thương bệnh binh ở các bệnh viện lớn là tôi cảm thấy các trận đánh, các chiến dịch lớn sắp bắt đầu để đưa cuộc kháng chiến vào giai đoạn tổng phản công.

Suy nghĩ này cứ dằn vặt tôi và một hôm tôi mạnh dạn xin Anh Văn cho ra công tác ở một quân y viện nào đó. Nghe tôi nói, Anh suy nghĩ và ôn tồn giải thích: "Cô công tác ở bộ phận Anh đã lâu. Bao nhiêu bí mật quân sự cô đều biết cả. Ra công tác ở nơi khác có khi không tiện. Cô nên ở lại giúp Anh thì tốt hơn".

Tôi nghe theo lời giải thích đó và yên tâm ở lại làm việc ở Phòng Bí thư. Mãi đến năm 1950, sau khi tôi lấy chồng - mà chồng tôi cũng là một cán bộ Quân đội công tác bên Cục Tổng Thanh tra Quân đội - Anh Văn mới đồng ý cho tôi chuyển công tác ra ngoài Phòng Bí thư để tiện cho môi trường sinh hoạt mới của tôi.

Tôi sống xa Anh Văn và chị Bích Hà từ đó. Nhưng tình cảm của tôi, những kỷ niệm một thời vẫn mãi mãi ở gần anh chị. Lòng tôi thật sự cùng vui, cùng buồn, cùng thắc mắc, lo lắng cho Anh theo những tin tức có tính chất vỉa hè mà tôi và cánh hưu trí biết được, không biết chính xác đến đâu.

Mãi đến mùa xuân năm 1986 - khi anh chị đến Phan Đình Phùng chia buồn và viếng chị ruột tôi là chị Dư mà anh chị quen thân từ lâu - chị Bích Hà có nhã ý mời tôi đến nhà chơi và không quên nhắc là đưa một cháu đến cho vui.

Y hẹn tôi đến thăm nhà anh chị ở Hoàng Diệu, không khí phải nói là vẫn đằm thắm, đầm ấm như xưa. Khi tôi đến thì Anh đang bận làm việc với một số cán bộ quân đội nên Anh không nói chuyện được nhiều. Cho nên, khi tôi xin phép ra về, Anh có ý tiễn tôi ra cổng. Đi bên Anh, nhìn thấy tóc Anh bạc đi nhiều, có già đi nhưng sức khỏe có vẻ tốt vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn như xưa.

Tôi hỏi Anh theo phản xạ nghề nghiệp như lúc còn phục vụ Anh ở Việt Bắc: "Sức khỏe Anh hồi này thế nào ạ?". Anh cười, nói hóm hỉnh: "Nhờ ơn Bác Hồ, Anh vẫn rất khỏe. Vẫn làm việc có năng suất cao. Còn những sự đời phức tạp thì Anh quên hết".

Trên đường về nhà tôi suy nghĩ và thấy vui trong lòng. Anh Văn vẫn như xưa, người cộng sản học tập được các gương sáng của Bác Hồ, người Tổng chỉ huy Bộ đội Cụ Hồ đầy uy tín, có trình độ văn hóa vững vàng, có đức độ mà tôi mãi mãi kính phục.

Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2011/8/155200.cand
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2011, 01:16:25 am gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #107 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2011, 01:17:11 am »

Phút giải lao của Bác Hồ và Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Biên giới (1950). Ảnh: Vũ Năng An.

Từ phải sang: Đại tướng Võ Nguyên Giáp (thứ 2) đón Tết Nguyên đán Canh Dần (1950) cùng gia đình các đồng chí Văn phòng: Hoàng Linh (thứ nhất), Lê Trọng Nghĩa (thứ 3), Vũ Thị Minh Hằng (thứ 6, đứng), Đặng Bích Hà (ngồi ngoài cùng bên trái).

Bác sĩ Vũ Thị Minh Hằng tặng hoa mừng thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phút thư giãn bên cây đàn piano.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bật khóc khi gặp nhà văn Sơn Tùng và các cựu chiến binh.


Nguồn: http://www.cand.com.vn/vi-VN/phongsu/2010/8/135772.cand
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười Một, 2011, 01:27:17 pm gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #108 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 01:02:20 am »


Đại tướng Võ Nguyên Giáp với nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL CAND Phạm Văn Dần, nhà văn Hữu Ước và nhà báo Đoàn Xuân Tuyến.


Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2011/1/74402.cand
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #109 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2011, 05:25:01 pm »

Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn là sinh viên của Đại học Luật Khoa Đông Dương, năm 1934.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dịp sinh nhật lần thứ 93


Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2011/9/76168.cand
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2011, 05:35:08 pm gửi bởi Mig21Bis_1 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM