Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:04:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những ký ức hào hùng một thời chiến đấu của E726/F309 (đoàn 7704/MT479)  (Đọc 244738 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #370 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 08:07:24 am »

 Lính Bắc bọn tôi khi chuyển quân vào các đơn vị trong Nam phần lớn là đi lại bằng tàu hỏa Quân sự lúc đó và đều xuống Binh trạm 15 này cả, sau này ra quân cũng về qua đó. Tuy thời gian ở Binh trạm 15 này rất ít nhưng nó có nhiều kỷ niệm, biết bao nhiêu chàng trai sinh ra trên đất Bắc chỉ ghé qua đây duy nhất có một lần, họ đi và đến đó với tấm vé một chiều không có chiều quay trở lại.

 Chúng tôi là những người may mắn trong số khoảng 550 người (1 tiểu đoàn đủ mới huấn luyện xong) nhập trạm ngày đó có vé chiều trở lại, lác đác, lưa thưa mỗi đợt ra quân dần một ít và cũng đi về từ đây. Khoảng năm 1994 tôi cũng có quay lại đó thêm một lần nữa nhưng lúc đó hoàn cảnh đã khác xưa chỉ là khách vãng lai đứng trên xa lộ Biên Hòa nhìn xuống trạm, vẫn như xưa không khác một chút nào, thằng cu lớn lúc đó hơn 3 tuổi nó có hỏi: Bố là bộ đội ở đây à? Bao giờ con lớn lên, con cũng đi bộ đội và vào ở đây. Tôi nghe và nghĩ bụng: Vào đây như bố thì đừng vào, bố phải đi chiến đấu không phải để cho con lại tiếp tục phải như vậy, nếu có vào đây thì cũng chẳng hay ho gì, còn nếu được vào đây ở thì chắc không đến lượt con đâu. Năm 2003 tôi lại đứng trên đầu xa lộ nhìn vào trạm 15, khác hơn chút ít có thêm cây xăng bên trái cổng Binh trạm, vẫn thấy cái cổng và vọng gác bên ngoài như cũ, thấp thoáng bóng mái nhà nơi chúng tôi từng ghé nghỉ lại năm xưa. Năm 2011 lại thêm một lần nữa dừng xe đúng cái nơi ấy thì chẳng còn nhìn thấy hình ảnh của Binh trạm năm xưa nữa, từ đó đến giờ cả chục lần qua lại trước Binh trạm 15, tôi không dừng lại nữa vì ở đó không còn thấy thấp thoáng hình bóng của những thằng bạn cùng đoàn với tôi mà chúng nó không có vé chiều về. Tất cả đã là quá khứ và sự thay đổi của Binh trạm 15 hôm nay cũng là điều tất yếu cần phải như vậy.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #371 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 10:09:06 am »



 ,đại đội CAVT xin theo học kinh nghiệm đánh của chúng tôi ,vì: Pôn Pốt ở nơi đây là tàn dư của sư 81 bị quân khu 5 đánh tanh bành chạy về Battambang  và ở tại Pailin ,nên kinh nghiệm đánh chúng chỉ có sư 309 mới đánh được chúng thôi !
Bác nói vậy liệu có đề cao đv mình quá không!
Không biết đv bác bắt đầu lên biên giới năm nào còn F5 tụi tôi lên Cà tum,Xa mát đánh nhau từ 1977.Tháng 10/78 tôi lên Snoul là F5  đã lên đây từ 8/78 nằm trong đất K 30 km .Ơ đây chỉ trong vòng 5 tháng F5 từ tháng 8-12/78 đã phải thay quân một lượt ( theo tổng kết của chính trị F).Nói vậy để bác biết mức độ khốc liệt của hướng chúng tôi đảm nhiệm .QĐ3,QĐ4 cũng vậy đáng nhau từ 1977.Và dọc theo toàn tuyến biên giới VN Pốt tập trung 15 sư đoàn.Khi bắt đầu vào chiến dịch giải phóng K thì QĐ3+F5 đánh lên Congbongcham,Congbongthom,Siemriep theo lộ 6 ,QĐ4 theo QL1 đánh vào Phnom Penh rồi theo QL5 đánh tiến lên Udong và tấn công vào Kampong Chhnang, góp phần cùng các đơn vị khác giải phóng Leach, Amleang và nhiều vùng đất khác thuộc hướng Tây Nam K. Vậy gần như toàn bộ địch rút chạy theo lộ 5,6 về hướng Sisophon và Battambang chứ không chỉ tàn dư 1 F 81 của Pốt.Và chắc chắn là không phải chỉ đv bác mới có kinh nghiệm đánh Pốt ,chẳng lẽ F81 của Pốt là một sư ghê gớm đặc biệt hơn các sư khác.Nói như bác thì có lẽ F5 tụi tôi cũng đã đánh cho tụi F81 tan tác ở Pailin vào cuối 1/79 rồi.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2012, 12:42:51 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #372 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 10:15:29 am »

Mạn phép các bác E726 tôi đưa một số tư liệu về F5 thời 77-78.
Xin đưa thêm một số tư liệu về F5 thời 77 và đầu 78.

Từ ngày 8 đến 9 tháng 10 quân khu 7 điều chỉnh lực lượng: điều trung đoàn 16 (thuộc đoàn La Ngà) về sư 5, tăng cường trung đoàn 1 (thành đội TP HCM) cho sư đoàn 5 và trả trung đoàn 1 của sư đoàn 9 về quân đoàn 4. Quân khu cũng bàn giao địa bàn Tân Biên cho quân đoàn 3.
a1 – Cuộc phản công bắc Tây Ninh của quân khu 7 (từ 22-12-1977 đến 5-1-1978)

Cuộc phản công bắc Tây Ninh của Quân khu 7 diễn ra ngang đường số 7 và đường số 13 (từ Tây Ninh đi Kratie’) do lực lượng chủ yếu của Quân khu 7 cùng các lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh và Sông Bé đảm nhiệm. Chỉ huy là đại tá Nguyễn Thới Bưng, phó Tư lệnh Quân khu 7, tiền phương Quân khu. Mục tiêu của cuộc phản công là đánh chiếm Rùm Đuôn, Phum Ma, Mê Mốt, Sầm Rông và sẵn sàng phát triển đánh chiếm Snoul, cầu sông Tê hoặc cầu sông Chhloung Sơ Lông.

Trên khu vực này, Khmer đỏ đã tăng cường lực lượng từ 5 lên 9 sư đoàn (tháng 12 năm 1977). Đến tháng 1 năm 1978 tiếp tục tăng lên thành 11 sư đoàn trong tổng số 17 sư đoàn chủ lực và 10 trung đoàn địa phương. Tập trung chủ yếu bảo vệ biên giới Tây Ninh (8/11 sư đoàn và 8/10 trung đoàn). Với ý định tập trung đánh chiếm đông tây đường 22 và nam bắc tỉnh lộ 13, uy hiếp trực tiếp thị xã Tây Ninh.

Quân khu 7 đã tiến hành sinh hoạt chính trị và bổ sung, hoàn chỉnh lực lượng: hoàn chỉnh sư đoàn 5, tổ chức lại sư đoàn 302 đang làm nhiệm vụ xây dựng kinh tế chuyển sang làm nhiệm vụ chiến đấu. (trung đoàn 88 và trung đoàn 205), chỉ đạo tỉnh Long An thành lập trung đoàn 159 (Vàm Cỏ) và 2 tiểu đoàn cơ động của tỉnh; chỉ đạo tỉnh Tây Ninh củng cố trung đoàn 6, trung đoàn 201, trung đoàn 2 biên phòng và 2 tiểu đoàn của tỉnh; tỉnh Sông Bé thành lập 2 tiểu đoàn (Phú Lợi và tiểu đoàn 1); Quân đoàn 3 và quân đoàn 4 mở các đợt hoạt động với quân khu trên tuyến biên giới Tây Ninh.
 
 
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #373 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 10:16:25 am »

Đêm 21 ngày 22 tháng 12, sư đoàn 5 (thiếu 1 trung đoàn) tiến công vào hai mục tiêu:

- Trung đoàn 16, hồi 0h25’ đánh chiếm khu vực đông cầu 16 đến bắc Rùm Duôn, địch tháo chạy về Sa Lăng 2, trung đoàn 2 công an vũ trang được tăng cường tiểu đoàn 1 – Gia Định đánh chiếm và làm chủ Phum Khuốc – Vạt Xa – Chà Rì vào lúc 10h30’ ngày 22 tháng 12 năm 1977 và phát triển tiến công lên phía bắc quét sạch quân địch ra khỏi biên giới.
 Bộ TL tiền phương Quân khu 7 sử dụng trung đoàn 16 được tăng cường xe tăng, xe bọc thép và sự chi viện của pháo binh tấn công vào Sầm Rông và làm chủ mục tiêu này lúc 11h ngày 23-12-1977
. Ngày 24-12, Trung đoàn 16 và tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 tấn công vào chợ Mê Mốt, trung đoàn 1 Gia Định tấn công khu vực sân bay và đồn điền Lăng Kà Bơ, địch chống cự yếu ớt. 10h ngày 24-12-1977 ta hoàn toàn làm chủ khu vực này.
Trên hướng đường 7 (phía nam và bắc đường), ngày 26-30 tháng 12, sư đoàn 5 chủ yếu triển khai truy quét địch xung quanh Mê Mốt, Sầm Rông, Phum Đa và một phần khu vực đồn điền Sa Lăng 2, tăng cường trinh sát nắm địch và địa hình phía bắc đường 7. Từ 31-12 đến 01-01-1978 trung đoàn 4 của sư 5 phát triển tiến công lên sở 3, sở 4, Phum Lou; Trung đoàn 16 của sư 5 đánh chiếm Cô Ky; ngày 1.1.1978 đánh chiếm Sang Ke, Kra Bao và đến ngày 02-01 đánh chiếm chốt bến Cây Me.
 
 
 
 
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #374 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 10:17:37 am »

Đánh địch tạo bàn đạp áp sát mục tiêu (từ 10 đến 14/6/1978)

Đêm 10 tháng 6 năm 1978, mũi vu hồi gồm: Trung đoàn 88 (Sư đoàn 302), trung đoàn 205 (thiếu), tiểu đoàn 13 đặc công đã bí mật vượt lộ 7 tiến tới mục tiêu quy định. Trong quá trình hành quân tiếp cận địch, ta đã chiến đấu tiêu diệt 70 tên địch. Từ 12 - 14/6, tiểu đoàn 1 của trung đoàn 205 chiếm được cầu số 1. Trung đoàn 88 bị địch ngăn chặn và không chiếm được mục tiêu, không mở được hành lang nên đơn vị tiếp sau không đi theo đội hình thọc sâu được.

Ngay 2 ngày đầu (11,12.6) mũi chủ yếu gồm trung đoàn 174, trung đoàn 4 của sư đoàn 5 đã đánh địch mở rộng bàn đạp, tạo hành lang áp sát Ka Chay, đánh chiếm Phum Cầu, Phum Nghiêm, phum Am Pin. Trước sức tấn công của ta, ngày 12 tháng 6, sở chỉ huy sư đoàn 603 quân Khmer Đỏ từ sân bay Mê Mốt lui về Sở 1; trung đoàn 102 và các tiểu đoàn vùng 2A lui về tây - tây bắc Cà Chay, triển khai thành tuyến phòng thủ ngăn chặn ta từ Mê Mốt đến cao điểm 90. 17h ngày 12/6 ta đã thông đường từ Cà Rì đến Phum Cầu, đảm bảo đưa đội hình binh chủng hợp thành đánh chiếm mục tiêu chủ yếu (làng Cà Bơ, Mê Mốt).

Mũi phối hợp do Trung đoàn 6, sư đoàn 302 gặp khó khăn ở Vạt Xa, không phát triển được, đến ngày 14.6 vẫn chưa mở được bàn đạp áp sát biên giới.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #375 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 10:19:56 am »

+ Tiến công đánh chiếm các mục tiêu (15/6 - 14/7/1978)   

Ngày 15 tháng 6, Sư đoàn 5 phối hợp với các lực lượng vũ trang tỉnh Sông Bé (nay là Bình Phước) đánh chiếm và làm chủ làng Cà Bơ, phát triển đánh chiếm và làm chủ làng Mê Nốt. Ngày 19 tháng 6, sau khi trung đoàn 48 của sư đoàn 320 lên thay, trung đoàn 4 của sư đoàn 5 và lực lượng thiết giáp, công binh đã chuyển xuống truy quét địch ở nam Mê Mốt. Phát hiện ta di chuyển, địch đưa quân tiến đánh khu chợ vùng Mê Mốt, khu vực bệnh viện, đồng thời đánh vào nam Dak Pô - Sở Tây. Sư đoàn 5 kiên quyết đánh trả, diệt gọn 1 đại đội.

Ngày 21 tháng 6, Quân đoàn 3 cùng Quân khu 7, lực lượng vũ trang địa phương tỉnh Sông Bé tiến đánh Sầm Rông và cao điểm 93, đich rút chạy khỏi lộ 7. Từ 2 đến 16 tháng 7, ta đánh chiếm Mê Mông, lực lượng thọc sâu đánh chiếm Kra Bao, Ph Triếc, bến Cây Me, đẩy địch ra khỏi vực Tà On, Tà Mao, Krôm, Tà Mau Len, Cô Ky. Phát hiện ta chuẩn bị đánh Snoul, địch tăng cường 1 trung đoàn phòng thủ khu vực Kdol - cầu sông Chiêu, điều sư đoàn 260 Khmer Đỏ về giữ Snoul.

+ Phát triển tiến công đánh chiếm Snoul, mở thông lộ 7 từ Mê Mốt đến Snoul (từ 18/7 đến 27/8/1978)

Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt, ngày 19 tháng 7, Sư đoàn 302 của ta đã chiếm và làm chủ Kdol - cầu số 1, diệt 60 tên. Ngày 26 tháng 7, sư đoàn 5 được tăng cường xe tăng, thiết giáp và hoả lực pháo binh, phối hợp với lực lượng tỉnh Sông Bé đã bao vây tiến công sư đoàn 260 địch phòng ngự ở Tây - Nam Snoul. Sư đoàn 5 đánh trận then chốt diệt gọn 2 tiểu đoàn, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn địch; diêt và làm bị thương 600 tên. Sau trận đánh, địch thú nhận "sư đoàn 260 bị tổn thất 506 tên, có 137 chết, 257 bị thương, 112 mất tích...". Đến ngày 27 tháng 8 năm 1978, ta đã hoàn toàn làm chủ khu vực Snoul, mở rộng vùng giải phóng, thông đường 13A, nối liền từ Snoul qua Mê mốt đến Tà Âm.

Kết quả bước phản công trên đường 7, lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã diệt và làm bị thương 3400 tên, bắt sống 20 tên, diệt 4 tiểu đoàn, 7 đại đội, 8 trung đội, thu 369 súng các loại, 23, 6 tấn đạn, giải phóng 3 huyện (Kraek, Mê Mốt, Snoul), bắt liên lạc được với nhóm cách mạng ly khai vùng 21 do Úc Sươn, bí thư vùng 1 phụ trách.
 
 
 
 
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #376 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 10:21:55 am »

Từ tháng 8 đến tháng 11/78
Trên hướng Snoul, Sư đoàn 5 xây dựng 5 chốt kiên cố, rút trung đoàn 174 và 2 tiểu đoàn của trung đoàn 205 làm lực lượng cơ động. Ngày 2/10 địch tập trung 5 tiểu đoàn được hoả lực pháo binh chi viện đánh chiếm được 1 phần công sự cao điểm 142. Từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11, chúng liên tiếp tấn công vào các chốt của ta. Chiến sự diễn ra cực kỳ ác liệt, ta với địch giành giật từng công sự, từng mét chiến hào. Ngày 14/11, địch dùng 7 tiểu đoàn đánh chiếm ngã ba Snoul, Sư đoàn 5 kiên quyết giáng trả, diệt 144 tên. Ngày 15 tháng 11, ta tiến công trung đoàn đặc công của chúng, loại khỏi vòng chiến đấu nhiều tên. Trong hơn ba tháng đánh địch phản kích, giữ vững khu đứng chân Snoul, sư đoàn 5 của ta đã đánh 216 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 3024 tên địch.

Kết quả hoạt động trên hướng Snoul, lực lượng vũ trang Quân khu 7 đã loại khỏi vòng chiến đấu 3721 tên, giúp 2800 dân Camphuchia di tản sang Việt Nam theo nguyện vọng.

Tiếp đó, từ 15/11 đến 20/12/1978, Quân khu 7 chủ trương đánh chiếm các địa bàn xung quan khu vực Snoul nhằm tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng địa bàn, giúp Bạn giải phóng nhân dân, xây dựng căn cứ.
Xin lỗi các bác đã lấy mất mấy trang.
Logged
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #377 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 07:51:56 pm »

    
  BÀI NÀY MÌNH TÌNH CỜ TÌM ĐƯỢC TRÊN MẠNG ,MÌNH MẠN PHÉP COPY ĐỂ THAM KHẢO

Sau Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Campuchia xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Tranh chấp và xung đột biên giới xẩy ra liên tục trong các năm 1977 và 1978, nhưng cuộc xung đột thực ra đã bắt đầu ngay sau khi Sài Gòn thất thủ. Ngày 4 tháng 5 năm 1975, một toán quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc mà không gặp phải bất kỳ sức kháng cự nào từ phía Việt Nam. Sáu ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Tức giận vì hành vi gây hấn của Khmer Đỏ, Hà Nội phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đang xấu đi. Mối lo ngại này càng tăng thêm vì sự hiện diện của cố vấn Trung Quốc ở Campuchia và Trung Quốc tăng cường viện trợ quân sự cho lực lượng vũ trang Khmer Đ
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #378 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 07:55:26 pm »

Tiếp theo cuộc đột kích vào các đảo Thổ Chu và Phú Quốc, Khmer Đỏ tiến hành hai cuộc xâm nhập qui mô lớn vào Việt Nam. Cuộc tấn công đầu tiên diễn ra vào tháng 4 năm 1977, quân chính qui Khmer Đỏ tiến sâu 10 km vào lãnh thổ Việt Nam, chiếm một số vùng ở tỉnh An Giang và tàn sát một số lớn dân thường. Cuộc tấn công thứ hai diễn ra vào tháng 10 cùng năm, lần này quân Khmer Đỏ tiến sâu đến 15 km trong lãnh thổ Việt Nam. Để trả đũa, ngày 31 tháng 12 năm 1977, sáu sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh vào sâu trong đất Campuchia đến tận Neak Luong rồi mới rút lui, mang theo một số nhân vật quan trọng bên phía Campuchia, trong đó có cả Thủ tướng tương lai Hun Sen. Cuộc tấn công này được xem là lời "cảnh cáo" cho Khmer Đỏ. Phía Việt Nam đề nghị một giải pháp ngoại giao nhằm thiết lập một vùng phi quân sự dọc biên giới, nhưng Pol Pot từ chối, và giao tranh tiếp diễn.

Ngày 1 tháng 2 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản của Pol Pot họp bàn chủ trương chống Việt Nam và quyết định thành lập 15 sư đoàn. Trong nghị quyết của họ có ghi: "Chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15, đến 20 năm. Thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 50 triệu[2] người Việt Nam"[3]. Pol Pot đã điều 13 trong số 17 sư đoàn chủ lực và một số trung đoàn địa phương liên tục tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, có nơi vào sâu tới 15-20 km. Trong các đợt tấn công đó, Khmer Đỏ đã thực hiện thảm sát đối với người Việt Nam, một ví dụ là vụ thảm sát Ba Chúc vào tháng 4 năm 1978 với 3157 dân thường bị giết hại.

Từ tháng 12 năm 1977 đến 14 tháng 6 năm 1978, phía Việt Nam bị thương vong 30.642 bộ đội, trong đó số chết là 6902 người. Hơn 30 vạn người phải tản cư về phía sau, bỏ hoang 6 vạn ha đất sản xuất.
                           
Ngày 13 tháng 12 năm 1978, được sự trang bị và hậu thuẫn của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã huy động 10 trong 19 sư đoàn (khoảng 50.000 đến 60.000 quân) tiến công xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới. Ba sư đoàn đánh vào Bến Sỏi với mục tiêu chiếm thị xã Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh khu vực Bảy Núi (An Giang), 1 sư đoàn đánh Trà Phô, Trà Tiến (Kiên Giang). Tại những vùng chiếm đóng, Khmer Đỏ đã thực hiện sách lược diệt chủng đối với người Việt, như đã làm với người Khmer.

Quân đội Việt Nam đã chống trả quyết liệt và đã kìm chân bước tiến, đồng thời tiêu hao sinh lực của quân Khmer. Các hướng tiến quân của Khmer Đỏ bị chặn lại và không thể phát triển được. Ngoại trừ Hà Tiên bị chiếm giữ trong thời gian ngắn, không một thị xã nào của Việt Nam bị chiếm.
  TRÀNG 2 tiếp theo
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #379 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2012, 08:02:11 pm »

      trang.......

Truy quét tàn quân Khmer Đỏ

Đánh Siem Reap và Battambang

Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá.

Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được Phnom Penh, các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc Biển Hồ và sông Tonlé Sap. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần tỉnh Battambang nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt Nam. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.

Quân đoàn 2 và các sư đoàn của Quân khu 9 sau khi chiếm được vùng duyên hải cũng tiến dọc theo quốc lộ 4 về hướng Bắc. Mấy ngày sau khi Trung Quốc tiến đánh biên giới Việt-Trung, Quân đoàn 2 rút về bảo vệ Hà Nội[cần chú thích]. Việt Nam bắt đầu tổng động viên, một số các trung đoàn độc lập được tăng cường lên thành cấp sư đoàn, như các trung đoàn Gia Định 1 và 2, Quyết Thắng 1 và 2, trở thành các Sư đoàn 317, 318 để gửi sang tăng cường mặt trận Campuchia. Trách nhiệm chính trong công tác hành quân vẫn là các đơn vị của Quân đoàn 4.

Ngày 8 tháng 1, Sư đoàn 10 theo lệnh của tướng Kim Tuấn thực hiện cuộc hành quân chớp nhoáng truy kích quân Khmer Đỏ. Tới ngày 9, Trung đoàn 24 đã chiếm được Kampong Thom, Trung đoàn 26 cũng đã kiểm soát được đường 6 nối Kampong Thom và Phnom Penh, Trung đoàn 66[12] được lệnh vượt lên trước hai đơn vị này đánh chiếm thành phố Siem Reap ở phía tây bắc biển hồ Tongle Sap. Dùng 36 xe tải chở quân, được xe tăng yểm trợ, trung đoàn nhanh chóng hành quân, tiến được 100km chỉ trong vòng 2 giờ, đồng thời đánh tan các trạm kiểm soát của Khmer Đỏ dọc đường. Trên đường đi, một đoàn xe chở quân Khmer Đỏ cũng nhập vào đội hình trung đoàn do tưởng nhầm là tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy. Do trời tối, không ai phát hiện ra sự nhầm lẫn này. Mãi đến khi hai bên nhận ra nhau thì một trận đánh khốc liệt mới nổ ra, quân Việt Nam tiêu diệt và chiếm toàn bộ đoàn xe gồm 23 xe tải chở quân Khmer Đỏ. Rạng sáng ngày 10, quân Việt Nam đến Siem Reap, quân Khmer Đỏ bị bất ngờ, phải tháo chạy ra bốn phía. Tới khi trời tối thì Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 và Sư đoàn 5 của Quân khu 7 cũng đã tới nơi.

Ngày hôm sau, Trung đoàn 24 lại hành quân 100km nữa đánh chiếm thị xã Sisophon nằm cách biên giới Thái Lan 50km. Ngày 12 tháng 1, (sau khi trao lại thị xã cho lực lượng Quân khu 5) trung đoàn 24 một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 cùng một đại đội xe M-113, pháo phòng không và trọng pháo theo theo đường 5 phía nam Sisophon đánh vào các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung về Battambang và chiếm thành phố ngay trong ngày hôm đó.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, tướng Kim Tuấn di chuyển Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 đến Battambang để trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot tập trung ở vùng tây nam gần biên giới Thái Lan. Ba ngày sau, ông rời Battambang để đi Siem Reap, trên đường đi khoảng 40km về hướng bắc Battambang, đoàn xe của ông bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ phục kích. Phần lớn đoàn xe bị phá hủy, tướng Kim Tuấn bị tử thương và mất ngày hôm sau, ngày 17 tháng 3. Ông là sỹ quan cao cấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh khi tham chiến ở Campuchia. Ba tháng sau, tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 của ông rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc với Trung Quốc.

      còn tiếp
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2012, 08:18:51 pm gửi bởi dungtrinhsatd1 » Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM