He he, chân mà đá, thì tay phải che phần hạ bộ chứ sao lại để không? Bác học ở đâu để không vậy?

Cái này cũng không nhất thiết bác ạ, tùy theo quan niệm cũng như chủ trương của từng môn phái. Những môn "lấy thủ làm công" thì thường khi đá ra phải thủ tay che hạ bộ, nhưng những môn "lấy công làm thủ" thì việc che hạ bộ sẽ cản trở tốc độ ra đòn (như kiểu Taekwondo). Kiểu như đá vòng cầu (đảo sơn) mà tay phải thủ hạ bộ thì chắc chắn tốc độ đá liên hoàn sẽ chậm hơn. Chưa kể có người lại lý giải "nếu tay che hạ bộ rồi thì sẽ để hở phần cột sống"

, nói chung là kiểu gì cũng có cách lý giải cả
Theo tôi hiểu thì che hay ko là tùy vào lối ra đòn của môn phái. Thường dân võ Ta khi ra đòn thì tay luôn đẩy vào che chắn luôn kể cả khi ra đòn tay hay đòn chân. Nói chính xác ra đó là lối đánh quyền tiếp - đòn này đi đòn kia cũng tới luôn. Cái tay theo cũng còn có tác dụng chống phản đòn của đối phương.
vd khi đấm ra 1 cú đấm thẳng tay phải thì bao giờ tay trái người ta cũng đẩy theo ra để phòng đối phướng cắm trỏ vào hõm nách, cho dù bị cắm vào mà phản ko kịp thì chỉ đẩy được cái bàn tay vào đỡ đã có cửa sinh rồi.
khi đá dân võ Ta thường đá thấp, những cú đá lên cao rất ít, các cú đá vòng cấu từ ngoài vào cũng chỉ đá đế cáo nhất là vùng sườn non những cái này chủ yếu đá bằng ống quyển, đá hoàn toàn bằng gân trong khoảng cách gần, biên độ hẹp,...
Việc với cao, vươn dài của các phái khác tuy nhìn thì đẹp nhưng thực tế trong chiến đấu sẽ kém hiệu quả. Ta cứ nhìn bằng mắt thường cũng thấy đường đi, tốc độ,... sẽ bị đối phương dễ dàng đo, đoán được. Chưa kể lộ ra rất nhiều sơ hở,...
Tuy nhiên lối tập đó dễ tập và dễ phổ cập, nhanh có kết quả. Lối tập của võ Ta đòi hỏi phải mất 1 thời gian đầu cho căn bản và đòi hỏi khả năng hiểu và tự thể hiện của người tập.
Nói chung những dân tộc/người có thể tạng to cao, gân xương cứng chắc do di truyền thường thích lối đánh thông thoáng, ào ạt,...
Vài lời góp vui cùng các bác.