Từ lâu khi topic này mở ra nhiều đồng đội chỉ nói về chiêu thức, cách khống chế hay tiêu diệt đối phương, nhưng không ai nói về tinh thần chiến đấu, trong khi tinh thần là yếu tố quyết định của trận đấu, không có tinh thần chiến đấu mọi chiêu thức không thể thi triển được vì chân tay luống cuống hay run như cầy sấy,có khi chạy còn không nổi, dù một người không có võ thuật nhưng liều mạng vẫn thắng được người có học võ, như vậy tinh thần chiến đấu là cái mà trong võ học phải được đào luyện.
Võ sinh Thiếu Lâm (cổ)thường phải tập ngũ pháp bao gồm: thủ pháp, nhãn pháp, cước pháp, tâm pháp và bộ pháp. Cả 5 pháp này đều được đề cao như nhau, nhưng khó nhất vẫn là làm sao luyện cho được tâm pháp, vì các pháp môn khác có thể cùng đồng môn đối luyện mà thành, tâm pháp chỉ có được sau một thời gian dài đánh nhau với đủ loại người trong đủ loại hoàn cảnh, những điều này môn phái không thể làm cho môn sinh được, hay chỉ làm được bằng cách cho đồng môn tăng cường đối luyện. Yêu cầu của tâm pháp là dù gặp bất cứ chuyện gì, lòng vẫn tỉnh như không trời sập không mặt đổi sắc.
Trước có một tay huấn luyện viên TQ sang dạy cho một đội tuyển võ thuật của ta. Sáng ra tay này cứ đứng chắp tay sau lưng, nhìn mặt trời còn vận động viên ta thì cứ chạy quanh sân vận động. Kết thúc buổi tập thể lực, hắn nói: Tao đứng như vậy 1 tiếng thì bằng chúng mày luyện cả ngày. Vậy là sao bác China? Có liên quan gì tới tâm pháp mà bác nói không?
Còn chuyện tinh thần thì trong thi đấu em hiểu là "dạn đòn" phải không ạ? Em thấy trong nhiều giải đấu nội địa của TQ, họ đeo giáp rất mỏng hoặc không đeo giáp, thậm chí lúc tập cũng vậy. Em thấy ứng với câu "Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời"
Chấp tay đứng nhìn mặt trời có lẽ là một cách luyện nhãn pháp theo cách lạc hậu, tuy nhiên vì có người đã luyện mà không bị hư mắt

nên các thế hệ sau cứ thế mà bắt chước, chứ theo nhãn quan khoa học hiện đại thì nhìn mặt trời rất dễ bị tia tử ngoại của mặt trời làm hỏng mắt.
Cũng có khi tay HLV đó đang tập khí công dạng tĩnh, khí công có 2 dạng: tĩnh là bất động hít thở không khí, đưa không khí vào trong cơ thể theo cách mình muốn, động là vừa vận động vừa hít thở theo kiểu Tam Thể Thức, Thái Cực Quyền, hoặc Bát Quái Quyền, nhưng theo China thì chấp tay nhìn mặt trời 1 giờ = người ta tập thể lực một ngày thì e rằng đó là Cửu Dương Thần Công của Kim Dung

Dù gì đi nữa các phương pháp huấn luyện cổ tuy rằng có hiệu quả nhưng phải coi lại xem có tác dụng phụ hay không, dước góc độ giải phẩu học thì các phương pháp huấn luyện xưa có khá nhiều vấn đề phải giải quyết, các phương pháp huấn luyện hiện đại đã khá khoa học giải quyết được vấn đề chấn thương trong tập luyện khá tốt và không di hại về sau.
Dạn đòn chỉ là một phần của huấn luyện,dĩ nhiên đánh nhau mà sợ đòn thì đừng đánh, nhưng luyện tâm pháp theo đúng nghĩa của nó là phải luôn bình tĩnh khi có áp lực, các võ sĩ VN thất bại trên đấu trường ASIAD đa số là do tâm pháp không tốt, chứ trình độ võ sĩ Việt không kém thế giới nhiều đâu.
Ở đây tôi chỉ bàn về tâm pháp trong võ chiến đấu, thứ võ để đánh hạ là chính không mang tính thể thao, hay biểu diễn, do đó trong tâm pháp võ chiến đấu mang đậm tính cuồng chiến, dù gặp đối thủ mạnh hơn vẫn lao vào chiến, mang theo tâm lý có đi là không có về, địch thủ hạ được ta thì ta phải cắn cho nó một miếng

,