Nghe các bác trao đổi vui quá.
Em chẳng biết rõ bác học võ gì, thời gian ra sao. Em cũng chẳng biết võ Công An và võ Bộ đội, nhưng căn bản trong võ thì phải nắm chắc, còn đọc qua mấy quyển sách thì không ăn thua.
Theo em được biết hiện nay dân học võ chia ra làm 2 loại chính (phân chia có nhêìu cách, nhưng phân chia theo dòng):
1. Là võ thể thao: dùng dạy cho các VĐV để thi đấu đối kháng và biểu diễn như: karate, Taekwondo, Wushu, Pencat silat... khi thi đấu đánh tập trung vào 1 số điểm trên cơ thể dói phương, nếu đánh sai sẽ phạm luật. nên tính sát thương không cao.
Theo em được biết, Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, Indonesia... có chiến lược phát triển các môn Karate, Taekwondo, Wushu, Pencat silat... theo hướng trở thành 1 trong những bộ môn chính thức của Olympic chứ không phải các đòn thế của các môn phái này không có tính sát thương cao.
Đơn cử Wushu. Wushu được chia thành Taolu (biểu diễn) và Sanshou (đối kháng)
Em đã nhiều lần chứng kiến vận động viên tán thủ bị ngất trên sàn đấu mặc dù đầu và ngực đều có giáp bảo vệ. Có một câu chuyện thế này, khi qua TQ thi đấu một trong những VĐV tán thủ của mình (em xin phép không nói tên) có nói, đại ý là "Bọn nó tập đánh toàn võ tuồng" khi nhìn thấy tay Lý Liên Kiệt biểu diễn Taolu, nhưng khi VĐV này lên sàn đấu tán thủ với LLK thì phải tung khăn trắng sau 7 giây.
Với chiến lược phát triển như vậy và với tiêu chí thể thao, các môn trên đã lược bỏ hầu như toàn bộ các đòn thế "sát phạt" như cùi trỏ, đầu gối... ra ngoài thi đấu.
Hơn nữa, do đặc điểm của từng môn phái. VD phái Vĩnh Xuân rất nổi tiếng với bộ tay Xà, Báo, Hổ, Hạc, Quải Tượng...nên em không hình dung ra nổi bộ tay nổi tiếng này se ra sao khi thi đấu trong Găng tay

Đúng như bạn nói, tùy vào yêu cầu mà học võ gì, huấn luyện ra sao, tuy nhiên như ông bà ta nói, văn ôn võ luyện, võ học nào cũng cần khổ luyện mới thành công