Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:08:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191153 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #330 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 03:24:38 pm »


            Chào bác chủ! Chào các bác! Đọc chuyện của bác chủ thật hay, thật thích. Bác cứ rủ dỉ dù dì mà "nhả" ra những sợi tơ cho đời như những con tằm ấy.

            Tơ của bác ở đây là những câu chuyện một thời đã qua của các ccb. Một thời đã qua của "lớp" chúng ta, thế hệ chúng ta đã từng sống, đã từng được sống, đã từng phải sống và đã vượt qua những năm tháng nghèo khó cam go đó. Cái thời mà dân Miền Nam nhất là dân Sài Gòn đang sống ở đỉnh cao nhất của cái khó, của cái khổ. Có rất nhiều gia đình phải bỏ nhà bỏ cửa để vượt biên đi nước ngoài tới chân Trời mới. Hoặc trong từng gia đình có mấy người con thì phải phân công ai là người vượt biển, vượt biên với câu nói rất cửa miệng là: Một là con nuôi Má. Hai là cá ăn con. Ba là Má thăm con. Tức là nếu sang được các nước khác với hy vọng có tiền gửi về, không sang được mà chết ở biển do sóng gió hoặc do cướp biển thì làm mồi cho cá ăn. Hoặc đi mà không thoát bị bắt vào trại thì Má lại lên thăm nuôi.

         Ngoài Bắc còn khổ hơn Miền Nam nhiều. Nhưng có lẽ người Bắc đã quen chịu khổ nên số ngươì vượt biên ít hơn ở miền Nam.

         Những năm tháng này như bác Quanvietnam nói là giải phóng đã được 5 năm khoảng năm 79-80. Tranphu341 và đơn vị Tranphu341 cũng như rất nhiều đơn vị đã đang chiến đấu ở chiến trường 2 đầu Đất nước và làm nhiệm vụ Quốc Tế giúp bạn CPC. Biết bao xương máu đang đổ. Tuổi trẻ lại tiếp tục tòng chinh. So ra thì lớp trí thức của bác chủ vẫn còn may mắn hơn nhiều.

           Tranphu341 rất thích nghe chuyện của bác. Những tư liệu thật quý giá cho mình và cho đời. Bác hãy tổng hợp in thành sách thì thật giá trị cho thế hệ mai sau.

             Chúc bác cùng đại gia đình luôn thật khỏe để tiếp bước hành quân tại mặt trận không tiếng súng này. Kính bác!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #331 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2014, 11:29:45 am »

  Chào anh TP; Cùng toàn thể các CCB trên diễn đàn. Quanvn xin cám ơn anh TP đã khen quá lời. Chuyện tôi viết, ước muốn tột cùng của tôi là: Con cháu tôi, chúng nó hãy bớt chút thời gian bươn trải lo mưu sinh mà đọc. Đọc để mà thông cảm cho ông cha mình, để gạn đục khơi trong tìm ra những cái chân cái thiện v.v. Mong muốn vậy thôi, nhưng không biết có được không? Dù thế nào đi nữa tôi vẫn cứ viết phải không anh?
  Cách đây hơn một tháng. Tôi có dịp về TB, tôi đến nhà hàng Châu Á. Tôi biết anh không có nhà, nên tôi nói với các cháu bảo vệ cho tôi tham quan. Lững thững bước từng bước mà đầu óc ngổn ngang thán phục. Không phải nhà hàng Châu Á quy mô hoành tráng, cũng chẳng phải nhà hàng có cái gì đặc biệt. Nhưng tôi vẫn thán phục, bởi vì gia chủ của nó chuân chuyên bươn trải: Cái mà tôi nhìn thấy là từ: Công ty tư vấn, đến nhà hàng. Trước đấy là gì và hiện nay là gì? CCB: TP vẫn xuôi ngược không mệt mỏi.Thế mới biết ý chí và sức mạnh của các CCB. Chúc TP may mắn, phát đạt.
   TP có nói: Lớp sinh viên chúng tôi còn nhiều may mắn. Đúng vậy! Đơn vị tôi C20 nằm trong đội hình của trung đoàn E95 F325 tiếp tục là nhiệm vụ Quốc Tế ở Campuchia, sau lại trở lại biên giới phía Bắc. Nhiều bạn bè tôi được gọi tái ngũ, hoặc là xung phong nhập ngũ, tôi may mắn được theo đuổi nghiệp bút nghiên. Sau lễ tốt nghiệp, sự nghiệp của tôi là trôi nổi trên những dòng sông và những công trình thủy điện. Về hưu mới chính thức được ở đồng bằng, gần 40 măm tôi gắn bó với núi rừng của mọi miền Tổ Quốc. Nghĩ lại cuộc đời thấy đôi lúc buồn vui lẫn lộn, nhưng trên hết là bằng lòng với số phận.
  Tản mạn vài dòng. Chúc sức khỏe mọi người và các CCB trên diễn đàn.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #332 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2014, 06:37:37 pm »

        Chào bác chủ quanvn! Chào các bác! Tiếc quá! Thật tiêc quá! Bác quanvn trổ tài lính Đặc công Trinh sát, đột nhập vào tận hành dinh của Tranphu341 Thái Bình mà không ai biết. Bây giờ sau hơn một tháng mới kể. Bác thật kín tiếng và ý tứ quá  Grin Grin Grin

          Nhưng sao bác chủ không gọi điện cho Tranphu341 hoặc xuanv338 sẽ có xuanv hay anh em đồng đội của Tranphu, cựu chiến binh Sư đoàn 341 nghênh tiếp bác. Như vậy là bác có lỗi lớn vớ Tranphu341, với xuanv338 và với ccb Sư đoàn 341 Thái Bình đấy nhé.

           Mà Tranphu341 xin hỏi là bác về Thái Bình dự cưới, Thăm quê quán họ hàng hay đi công cán gì mà bí mật vậy? Tranphu341 rất trân trọng tình cảm của bác đã dành cho Tranphu. Như bác nói đấy thật ra Tranphu341 không được học nhiều sau khi ở bộ đội về cũng rất vất vả cày cuốc, lặn lội bươn trải vì khi Tranphu341 ra quân với trợ cấp "hưu non" Trung úy sau chuyển sang bện binh quân đội loại 2 có được bao nhiêu đồng mỗi tháng. Sau đó Tranphu341 lại biếu Ông bố cả quyển sổ đó để ông lĩnh hàng tháng. Tranphu341 coi như không có quyển sổ lĩnh phụ cấp đó. Mà đã làm được một việc hiếu nghĩa cho Bố.

             Từ sau năm 90 mới thật sự là cày cuốc mưu sinh và phát triển. Đến giờ cũng có thể nói là tạm ổn nhưng khổ nỗi con cái lại chẳng theo nghiệp của bố nên lại cứ phải lụi hụi như vậy.

             Tranphu341 cũng nghĩ như bác chủ là mình cố gắng viết, cố gắng kể lại những chuyện của cuộc đời mình và thế hệ mình cho con cháu và cho thế hệ mai sau nếu có quan tâm đến sự thực trần trụi của cuộc chiến. Chứ chỉ trông vào những báo cáo sử học hay sử thi, hay bảo tàng vv.. thì như một em học sinh đã nói thì thế hệ trước cái gì cũng giỏi cái gì cũng hay cứ đánh là thắng vv... chúng chẳng phải suy nghĩ gì nhiều nữa.

                Tranphu341 đã gặp bác rất trân trọng cùng sự ngưỡng mộ bác. Chúc bác luôn thật khỏe cùng thật vui và viết tiếp những câu chuyện thật của một thời anh em mình đã từng sống! Kính bác!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #333 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2014, 02:47:33 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
   6- Số phận
     Hai anh em tôi về đến nhà cũng đã muộn, cả nhà đang đợi cơm, chúng tôi rửa ráy qua loa rồi ngồi ngay vào bàn ăn. Không biết là bao nhiêu người tất cả nhưng có ba bàn tròn mà mỗi bàn tối thiểu là 10 người, như vậy ít nhất là ba mươi người, cũng có thể là 35-36 người. Bữa cơm tối lại xuất hiện thêm hai anh nữa, các anh đi làm về muộn.
  Bác gái bảo mọi người ăn cơm đi, hai bàn bên cạnh các chị gái các chị dâu mẹ nào con nấy dục nhau ăn cơm, bát đĩa va cham vào nhau kêu loảng xoảng. Lũ trẻ chẳng quan tâm đến chuyện nhà có khách nên cứ tự nhiên như mọi khi, chúng vừa ăn vừa chạy dông lại còn chòng ảnh nhau, cơm nước rau cỏ văng tung tóe. Các bà mẹ ra sức điều khiển nhưng không xuể. Bác gái nhìn lũ trẻ lắc đầu, bà bảo:
  -Bao giờ chúng nó về nhà chúng nó mới đỡ nhức đầu.
  Bà nói thế, lúc đó tôi không hiểu. Mãi mấy năm sau mới biết là nhà chúng nó đi theo chương trình HO của Mỹ tài trợ cho những người Việt có công với Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
  Bà lại dục anh em chúng tôi ăn cơm đi, nhưng mọi người cứ nhìn nhau chưa ai chịu bưng bát. Chị gái thứ ba có chồng là đại úy không lực VNCH đã chết trận, gợi ý:
  -Má cho các anh uống với chú em xị rượu đế, mừng ngày gặp mặt.
  -Má có cấm đâu? Uống thì uống nhớ đừng có xỉn.
   Tôi không nghĩ như chị gái thứ ba, mà tôi nghĩ: Bữa cơm hôm nay là bữa cơm đầu tiên của những người lính trên hai chiến tuyến ngồi ăn với nhau, đặc biệt hơn nữa là những người lính ấy lại là anh em con chú con bác. Chiến tranh đã lùi xa, ai có việc của người nấy, nếu không có tôi xuất hiện thì mọi việc cũng phần nào nguôi ngoai hoặc là tạm thời lắng dịu. Nhưng vì có tôi nên đã gợi lại những kỷ niệm buồn cho mọi người, thành ra mọi người không biết nói gì và nên bắt đầu như thế nào?
  Cũng đã có mấy tuần rượu đế, nhưng không khí bữa cơm vẫn chưa nóng lên được, dường như nó còn thiếu một thứ gì đó. Tôi đoán có lẽ là thiếu cái cột cái, trụ cột của gia đình giờ này đang đi cải tạo vẫn chưa được về, trong khi đó 4 con trai 2 con rể vị chi là 6 người, chức vụ to nhất là đại úy cũng đã được về rồi. Thế mà bác tôi cải tạo gần 5 năm vẫn chưa được về, rất tò mò muốn biết nhưng không dám hỏi. Tôi đoán bác tôi phải giữ chức gì to lắm, hay chí ít cũng là đối tượng nguy hiểm của cách mạng nên mới cải tạo lâu như vậy.
 Tôi chợt liên tưởng đến những năm từ 69 đến 72, lần nào tôi cũng được gọi nhập ngũ. Nhưng đến khi biên chế vào các đơn vị, thì lại không có tên trong danh sách. Cán bộ phụ trách giao quân của nhà trường giải thích với tôi là đơn vị họ đã lấy đủ chỉ tiêu rồi. Có một lần ông bí thư đoàn thanh niên khoa Cầu Đường chẳng dấu diếm gì nói toẹt ra: Nhà cậu có người đang cầm súng chống lại cách mạng… À thì ra là vậy. Khi ấy tôi mới vỡ lẽ, từ đó tôi lo lắng thật sự, sợ sự nghiệp học hành của mình rồi cũng chẳng ra gì.
   Không khí bữa cơm tiếp tục trầm lắng, không ai nói với ai điều gì, mà cũng chẳng còn gì để mà nói, việc hỏi thăm sức khỏe, công việc làm ăn và điều kiện kinh tế của từng gia đình của mọi người cũng đã xong hết rồi. Chỉ còn một chuyện rất muốn nói mà chưa ai dám nói, vì sợ động chạm, đó là chuyện hệ lụy của chiến tranh. Chuyện này nói ra chắc là khủng khiếp lắm, nó bắt đầu từ những năm 1954 cho đến bây giờ và cũng không biết khi nào mới kết thúc. Bức tranh này bây giờ cũng đã rõ, kẻ chiến thắng người chiến bại là anh em ruột thịt, nhưng cả hai còn đang bàng hoàng chưa kịp thích ứng để phù hợp với hiện tại.
  Người đi kẻ ở, bấy nhiêu năm bây giờ mới lại được gặp nhau. Người đi lúc đó được coi như là những kẻ phản bội Tổ Quốc, đi làm tay sai cho địch. Người ở lại là những người ruột thịt của những kẻ phản bội cũng khốn khổ khốn nạn. Bây giờ ngồi nhìn nhau, cả hai chẳng ai dám nói ra mà cũng không thể nói ra cái sự thật đau lòng ấy. Song, vô tình trong từng câu chuyện cũng phần nào bóc dần, bóc dần lộ ra sự thật. Tất cả đã lùi về quá khứ, nhưng mấy ai quên được quá khứ, một sự thật đau lòng mà thế hệ này không biết nguyên nhân từ đâu?
  Bữa cơm hôm ấy có thể gọi là bữa cơm đặc biệt, nhiều cảm xúc, đồ ăn mặn mòi nhưng tình cảm thì nhạt thếch…
  Khoa với tay lấy chai rượu đưa cho Hoàng :
  -Này uống đi!
  Hoàng ngửa cổ tu từng hớp từng hớp rồi chuyển lại cho Khoa, Khoa cũng ngửa cổ uống liền mấy hớp ừng ực như người uống nước lã. Đặt chai rượu vào đúng vị trí ban nãy, Khoa lấy tay chùi mép, nói tiếp:
  -Thực ra, tôi ở trong tình thế rất gò bó, tôi chẳng biết nên nói thế nào để mọi người đừng nghĩ khác về tôi. Tôi chỉ muốn mọi người nhìn nhận vấn đề khách quan và công tâm, cũng chẳng nên vì kẻ thua người thắng mà buồn, mà nên nghĩ rằng không ai muốn chiến tranh, các anh đi lính cũng là kế sinh nhai hoặc là tình thế bắt buộc. Nếu hoán đổi vị trí các anh là người chiến thắng còn tôi là người thua cuộc thì sao? Cũng thế thôi. Cho dù thế nào, người thua cuộc cũng không có gì để biện minh. Thực ra, ở đây không có kẻ thua người thắng, mà chỉ có chế độ xã hội này thay thế chế độ xã hội kia, thế thôi.
  Cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước còn nhiều việc phải làm, cũng không thể nào một sớm một chiều mà người của hai phe có thể thông cảm với nhau, đấy là chuyện về lâu về dài. Còn bây giờ có một sự thật không thay đổi được, cho dù ai thua ai thắng nhưng chúng ta là anh em ruột thịt. Hãy quên đi những đau thương mà sáp lại gần nhau, sống những ngày tiếp theo có ý nghĩa hơn.
  Hoàng này! Ông cò nhớ ban nãy tôi nói với ông về đại úy Tín, sĩ quan Thủy quân lục chiến của quân lực VNCH không? Tôi kể cho ông nghe về con người này, cũng thú vị lắm:
  Ngay từ những ngày đầu chúng mình tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị, tôi đã nghĩ: Rất có thể anh em chúng tôi nồi da nấu thịt, chém giết lẫn nhau mà không biết mặt nhau.  Nghĩ vậy, nhưng không dám thổ lộ cùng ai, cho dù người ấy là thân nhất, trong đó có cả ông. Mà tôi cũng để ý thái độ mấy đời chính trị viên đại đội tôi, xem các ông ấy đối xử với tôi thế nào? Tôi thấy bề ngoài cũng bình thường, có thể là các ông ấy quên mất về lý lịch gia đình nhà tôi, nhất là đợt ở Tích Tường, do ác liệt quá có thằng lính bên mình vì bồng bột và ấu trĩ nên chạy sang bên địch đầu hàng. Trong khi đó, các ông ấy vẫn cử tôi đi thọc sâu vào ngã ba Phước Môn, nằm hầm bí mật hai ngày một đêm bên bờ suối Như Lệ.
  Ngày ấy ác liệt quá, mấy anh em mình vẫn bảo nhau: Chúng mình là lính sinh viên chưa quen trận mạc, chẳng may mà bị địch bắt. Tốt nhất là hãy dành cho mình một quả mỏ vịt, kẻ nào liều lĩnh vào bắt mình, mình cho chúng chịu chung số phận. Thật may mắn, anh em mình không gặp hoàn cảnh ấy, nếu gặp chưa biết chuyện gì xảy ra. Tuổi trẻ bồng bột, không quen chịu đựng đòn roi mà khai ra hết, thì nó là nỗi nhục muôn đời.
  Ông còn nhớ cái ngày 27 tháng 1 năm 1973 không? Hôm ấy ông ở đâu? Tôi hôm ấy đang ở Như Lệ. Cả đêm hôm trước chúng tôi lần mò cắm cờ chiếm đất, nhiệm vụ của chúng tôi là chỗ nào địch chưa phát hiện là cắm cờ của mình vào. Kể cả ngã ba Phước Môn, hậu phương của địch, quân ta cũng tràn vào cắm cờ, cắm được nhiều càng tốt. Tất nhiên là bên địch cũng vậy. Chính vì thế mới tang tảng sáng hôm sau, trời chưa sáng rõ mà đã nhìn thấy cả một rừng cờ, cờ MTDTGP Miền Nam, cờ ba sọc của VNCH, cờ nọ đan sen cờ kia.
  Cả một bãi trống rộng mênh mông, lúc tranh chấp là dải đất phân chia gianh giới giữa hai bên, lúc trước chỉ có những bụi sim bụi mua và cỏ dại mọc um tùm, lác đác cũng có một vài hố đạn súng cối 60 hay là M79 cầy xới làm những cây cỏ xung quanh chết rụi, thế mà hôm nay là cả một rừng cờ. Cũng rất lạ, tại sao đêm qua khi cắm cờ lại không chạm trán nhau, kể cũng khó giải thích, nhưng thực tế cả rừng cờ đã phản ánh lên điều ấy.
  Đã hơn 8 giờ sáng mà trận địa cả hai bên im phăng phắc, chỉ có những lá cờ của hai bên đang bay phần phật trước gió. Đêm hôm qua sau khi cắm cờ xong, chúng tôi chọn chỗ mật phục giữ cờ ở vị trí tương đối chắc chắn, vừa che khuất lại vừa che đỡ nên tôi cảm thấy yên tâm. Không biết trong lúc mật phục bảo vệ cờ, anh em nghĩ gì thì tôi không biết? Riêng tôi, trong đầu tôi chỉ luẩn quẩn nghĩ đến những lá cờ bị đạn bắn rách nát, xung quanh những lá cờ là xác của địch và ta máu me be bét. Tôi tưởng tượng ngày hôm nay sẽ là một ngày đẫm máu, đã thế trận địa lại im phăng phắc im đến lạnh cả xương sống. Không gian như nén lại đến nghẹt thở, chỉ có  những con Chồn, con Dúi ung dung chui ra đi kiếm ăn.
  “Rắc” tiếng cành cây khô gãy, tôi chú ý quan sát về hướng đó. Bụi cây của tôi cách bụi cây phát ra tiếng động ấy khoảng độ 70-80 mét, khoảng cách này AK phát huy tác dụng. Bật chốt an toàn, chỉnh lại tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bụi cây rung rinh, một tên lính VNCH cao lớn, quân phục rằn ri vũ khí đầy đủ, bước ra khỏi bụi cây. Một tên và một tên nữa bước ra, động tác của cả ba tên lính không có vẻ gì là chuẩn bị chiến đấu. Tôi nín thở chờ đợi tay đặt vào vòng cò, tim tôi đập thình thịch rung cả khẩu AK báng gập đeo trước ngực. Tôi đảo mắt nhìn mấy anh em xung quanh xem có động tĩnh gì không? Cũng là cầu cứu sự chi viện nếu cần.
   Ba tên lính VNCH lúc đầu còn lom khom, chúng bàn nhau cái gì đó. Ngay sau đó chúng đứng thẳng người, tháo bỏ toàn bộ vũ khí mang trên người đặt xuống bãi cỏ. Tất cả những động tác ấy bọn chúng làm từ từ chậm dãi, cố tình để bên mình nhìn thấy, cố chứng tỏ rằng bây giờ chúng không mang theo vũ khí.
  Bên mình vẫn im phăng phắc, hình như các đơn vị bộ binh K4 và trinh sát C20 chưa sẵn sàng cho phương án này. Thú thực, khi ấy mình là lính tráng nên chỉ được giao nhiệm vụ cắm cờ và bảo vệ cờ. Nghĩ thế nên tôi cứ nằm im, tay đặt vào cò súng sẵn sàng nhả đạn, nếu bọn chúng cướp cờ của mình. Nhưng khổ nỗi là hành động của ba tên lính VNCH, không có biểu hiện gì là muốn nhổ cờ của chúng tôi. Thời gian chậm chạp qua đi ba tên lính tay không vũ khí, bảo nhau bước về phía chốt của ta. Chừng như đến khoảng giữa gianh giới của hai bên chúng dừng lại, Thằng cao to nhất hướng về phía chúng tôi nói to:
 -Mấy ông giải phóng ơi! Hiệp định Paris đã được ký kết. Từ nay đất nước đã vãn hồi hòa bình, chúng ta không đánh nhau nữa, hãy bỏ hết vũ khí ra đây ngồi nói chuyện.
   Phía bên mình vẫn án binh bất động, không có động tĩnh gì. Tôi thắc mắc trong đầu: Không biết đơn vị có chuẩn bị phương án này hay không? Cử ai làm đại diện về phía quân giải phóng trong tình huống này, chắc là không có nên vẫn im lặng. Thôi đành chờ đợi vậy.
   Ba tên lính VNCH cố gắng giữ bình tĩnh, đứng tơ hơ trên bãi đất trống hút thuốc, mắt luôn dõi theo những động tĩnh bên phía bên ta. Thú thật với ông lúc ấy lòng tự trọng và danh dự quân giải phóng Miền Nam làm cho tôi quên hết sợ hãi, tôi định bước ra. Nhưng khổ một nỗi, nhiệm vụ ấy không phải của mình nên tôi đành nằm im. Lúc ấy tôi đấu tranh tư tưởng rất phức tạp, nếu bước ra mà mọi chuyện tốt đẹp thì không sao. Nếu chẳng may có chuyện gì đấy xảy ra thì không biết hậu quả sẽ như thế nào? Một nửa đầu bên này nghĩ thế, nửa đầu còn lại thôi thúc tôi đứng lên, giả sử có chuyện gì xảy ra còn có anh em cùng đi chứng kiến. Mà không thể có chuyện gì được, vì địch cũng đi tay không, không mang vũ khí. Mặt khác, nếu có chuyện gì cũng có thể vin vào lý do là: Bọn địch đứng vào khu vực những lá cờ do tôi quản lý, nên tôi phải đứng ra bảo vệ.
  Nghĩ thế, tôi quyết định đứng lên bước ra khỏi bụi cây, tôi cũng  từ từ cởi bỏ vũ khí trên người để xuống bãi cỏ. Trong lúc cởi bỏ vũ khí, tôi tranh thủ quan sát động thái phía bên địch, xem có biểu hiện gì khác thường không, đồng thời cũng xem bên mình có ai yểm hộ mình không?
(Còn nữa).
 

Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #334 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2014, 02:31:25 pm »


               Chào bác chủ quanvietnam! Chào các bác! Chuyện đang rất hay, thật hồi hộp, rất hấp dẫn. Chúc bác chủ luôn khỏe và nhanh tay phím để nói về những ngày quân ta và bên QLVNCH Chơi trò "cắm cờ, cướp cờ" ấy đi. KÍNH BÁC!
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #335 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2014, 03:44:35 pm »

 CB chào bác quanvietnam. Đọc truyện của bác hay quá! Mấy bác lính già Tranphu341, vanthang341ht hình như cũng đang bị nghiện chuyện sau chiến tranh của tác giả quanvietnam. Lần đầu tiên ra 19C NH em lại không may mắn được gặp người viết hồi ức hay nhất trang M&H. Bác vanthang341ht xem những tấm hình cũng thắc mắc là không thấy có bác đấy thôi. Tối đó anh em có nhắc đến bác. Còn em thì dĩ nhiên là phải nhắc đến bác rồi và còn những cái tên em muốn gặp ngoài đời đó là anh linh71, anh TrọngC6, anh ChienC3, quangcan....Hôm đó anh doantho chắc còn bận mải công trình.  Không sao sẽ còn nhiều lần em ra Hà Nội. xuanv338 chúc bác luôn mạnh khỏe, viết khỏe chuyện sau chiến tranh.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2014, 04:32:42 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #336 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2014, 08:28:50 pm »

CB chào bác quanvietnam. Đọc truyện của bác hay quá! Mấy bác lính già Tranphu341, vanthang341ht hình như cũng đang bị nghiện chuyện sau chiến tranh của tác giả quanvietnam.

   Chào xv, chào bạn quanvietnam.
   Đúng thế! Tôi đang nghiện "chuyện sau chiến tranh" của bạn quanvietnam đây. Nhưng có điều hình như quanvietnam cứ thủng thẳng mặc cho ai thấp thỏm muốn đọc ngấu nghiến cho hết đoạn cuối sẽ nói gì.
   Đúng thôi, bạn cứ thủng thẳng như người ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa cho các cháu nghe vậy. Chậm rãi, chắc chắn, hay và hấp dẫn nữa.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #337 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2014, 01:38:06 pm »

 Chào anhTP anh Vanthang, chị XV,cùng toàn thể các bạn CCB trên diễn đàn. Những mong muốn của các anh các chị, Quanvn cũng đồng cảm và muốn thế. Khổ nỗi gió bắc về, thời tiết thay đổi, khắp mọi cơ quan đoàn thể của Quanvn dệu dã, ốm không ra ốm, khỏe chẳng ra khỏe, người cứ vật vờ thành ra làm biếng. Mong mọi người thông cảm, Quanvn sẽ cố gắng vậy. Xin cám ơn tất cả các anh các chị đã quan tâm.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #338 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2014, 03:46:33 pm »

Hi hi, bác quanvietnam cũng tựa như một nhà máy thủy điện. Tích nước đủ phát điện mới mạnh. Phát nhanh quá hồ chứa xuống dưới mực nước cho phép mà lại vào mùa khô thì nghỉ dài dài. 
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #339 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2014, 06:19:25 pm »

  Hì hi.. tại bác ấy viết chậm nên bài viết mới hay. ngấm sâu vào long người đọc. máy bác lính già đang me mẩn đấy qtqc à! Mong được gặp lại bạn nhiều lần nữa nhỉ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM