Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:14:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #290 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2014, 02:25:47 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số Phận
          Không sao chợp được mắt, trong phòng mọi người đã ngủ say. Phòng có 4 ông thì 3 ông đang ngáy, mỗi ông một làn điệu, ông lên ông xuống, không ông nào thua ông nào. Hoàng cố chịu, đã bịt chặt hai tai lại, nhưng không chịu nổi, đành ra hè ngồi. Tiếng đôi tắc kè đang khắc khoải gọi nhau trên cây quéo cổ thụ ở đầu hồi. Đôi này chắc đã già lắm rồi, tiếng kêu không còn được tròn trĩnh nữa, âm lượng đã rè về phần cuối nhưng vẫn còn cố rướn lên, lộ vẻ tiếc nuối của thời trai trẻ.
   Hoàng nghĩ về thời trai trẻ, nghĩ về chị Thịnh, về Nguyệt, về Thủy và Hà. Hoàng nghĩ lung tung. Từ ngày rời quân ngũ, do điều kiện sức khỏe và công việc học hành bận rộn, nên Hoàng cũng ít giao lưu và tiếp súc với mọi người, thành thử Hoàng cũng ít bạn nhất là bạn gái. Kiểm lại có điều rất lạ, những người Hoàng biết thì đều rất  hoàn cảnh. Có phải số của họ như vậy không? Hay Hoàng mang vận đen đến cho họ, mà Nguyệt là đáng thương nhất.
     … Có lẽ cũng hơn 3 năm rồi. Nhớ lại hôm Hoàng đến nhà Nguyệt chơi. Nhà Nguyệt ở xóm Giỏ. Khu đất này giống cái giỏ, nên ông bà ngày xưa đặt tên là xóm Giỏ. Nhà Nguyệt ở phía đáy giỏ, ngoài cùng là dãy ao chuôm của HTX bao bọc đáy giỏ. Những hôm động trời, mưa gió sấm chớp là ếch nhái kêu inh uôm cả đêm. Từ ngày ao vào HTX do không ai quản lý trông coi, nên ao có lẽ chỉ có ếch nhái và vài con đồng đong cân cấn bé quá là sót lại, còn tất cả từ con cua con ốc đều bị mọi người và đàn vịt bắt hết chứ đừng nói đến cá.
   Nhà Nguyệt hướng Nam, ba gian hai trái. Bếp hướng Đông vuông góc với nhà chính. Một chiếc sân gạch nho nhỏ chung cho cả nhà và bếp, ngay sát bếp là bến ao. Có lẽ nhà của Nguyệt gần như không có gì thay đổi so với thời Hoàng còn ở nhà, ngày còn nhỏ Hoàng thường chơi trốn tìm ở khu vực này nên Hoàng thuộc nhà của Nguyệt như thuộc nhà của mình vậy.
  Trời đã nhá nhem tối, mấy chú gà đang quanh quẩn bên cửa chuồng, thi thoảng lại mổ nhau kêu quang quác. Nguyệt đang nấu cơm ở trong bếp. Bố Nguyệt và Hoàng ngồi trên chiếc trõng tre đặt ở ngoài sân trước hiên nhà. Bố Nguyệt rót cho Hoàng một bát nước vối, ông nói:
   -Nhờ giời! Cháu còn sống mà về được thế này là bố mẹ cháu mừng lắm. Hôm thằng Ngân nhà bác nó về, bác nhìn thấy nó mà ngực bác như có ai đè chặt lên, bác không thở được nên ngã vật xuống đất, mọi người đưa bác lên giường, mãi sau bác mới tỉnh. Cháu uống tạm bát nước vối nguội, em nó bây giờ đang nấu cơm nên chưa có nước nóng.
   -Vâng! Cháu xin bác. Đã lâu rồi cháu chưa được uống nước vối.
     Hôm nay nghe bố Nguyệt nói: “Em nó”. Hoàng nhớ lại, Nguyệt với Hoàng bằng tuổi nhau, nhưng ngày trước lúc hai đứa chơi với nhau, thì Nguyệt toàn gọi Hoàng bằng tên thôi chẳng có anh em gì đâu. Có một lần, bố Nguyệt bắt Nguyệt phải gọi Hoàng bằng anh, ông nói: Con Nguyệt phải gọi là anh Hoàng. Rồi bác kể: Cháu Hoàng đẻ trước. Bác còn nhớ, lúc ấy Pháp nhảy dù Phát Diệm, mẹ cháu tản cư lên trại Đồng Lách, lên đấy thì đẻ cháu. Còn con Nguyệt mãi sau này, đi tản cư về thì mới đẻ. Bác không nhớ là tháng mấy, nhưng chắc chắn là con Nguyệt đẻ sau cháu mấy tháng… Kể từ đấy Nguyệt mới gọi Hoàng bằng anh.
   Hoàng đỡ lấy bát nước trên tay bố Nguyệt rồi mời ông:
   -Cháu mời bác uống nước!
   Bố Nguyệt không nói gì, mặt vẫn lạnh tanh. Ông nhìn ra ngoài ngõ, như đang ngóng đợi cái gì ở ngoài đó. Tính ông ít nói, nếu ai chưa biết thì cho là ông khinh người, còn với Hoàng thì chuyện ấy đã quá quen thuộc. Bởi từ lúc còn bé đến giờ, thì đã có 9 -10 năm Hoàng hay qua lại nhà ông nên Hoàng rất hiểu tính ông. Ông hiền lắm, có khi cả ngày ông không nói một câu. Làng xóm chẳng bao giờ nghe thấy ông to tiếng la hét con cái, ông ở nhà nhưng ít khi nghe tiếng của ông, nhiều người cứ tưởng là ông đi vắng. Có lẽ ông buồn vì hoàn cảnh gia đình nên ông ít nói.
   Để xua đi bầu không khí im lặng của cuộc viếng thăm, Hoàng chủ động hỏi ông:
   -Cháu nghe nói, anh Ngân hồi bị thương ở chiến trường, sau đó đưa về Miền Bắc và  giải quyết phục viên, Bây giờ anh ấy làm ở đâu hả bác?
   -Ừ! Anh ấy bị thương, nhưng chả biết nó bị thương như thế nào? Bác cũng không hỏi, nhưng chắc là cũng nhẹ thôi. Nhà bác thật may mắn,  bác chỉ có mình anh Ngân là con trai nên được quân đội ưu tiên, khi anh ấy bị thương họ chuyển anh ấy ra Bắc để điều trị sau đó cho phục viên. Về phục viên được một thời gian, anh ấy không chịu ở nhà nên xin đi làm ở lâm trường gì đấy ở tận Lạng Sơn cơ, anh ấy lấy vợ năm kia. Cả hai vợ chồng cùng làm việc ở lâm trường, anh chị đã có một đứa con giai gần một tuổi rồi.
   Đang nói thì bố Nguyệt đứng bật dậy, dậm dậm hai bàn chân xuống sân để dọa con chó vì nó đang gầm gừ không cho đàn gà lên chuồng. Nghe tiếng dậm chân của ông chủ, con chó sợ uy ông cúp đuôi lẩn ra sau đống rơm. Bố Nguyệt lại ngồi xuống chõng và tiếp tục câu chuyện:
   -Tháng trước anh ấy về, nói là mời hai bác lên chơi với anh chị và thăm cháu đích tôn, anh ấy nói khéo lắm, nói vậy là để các bác lên. Nhưng không ai đi được, bác gái thì ốm, bác thì lo vườn tược con gà con lợn, em Nguyệt thì suốt ngày chạy lông bông công việc của đoàn thể. Nói thật là bác không muốn đi, bác buồn với anh ấy lắm, buồn vì nỗi có mỗi mình nó là con trai, muốn nó lấy vợ ở nhà, sinh con đẻ cái để về già ông bà cháu chắt quây quần, tuổi già nhờ cậy con cháu lúc gối mỏi chân chồn. Thế mà đâu có được, chúng nó chỉ biết nghĩ cho chúng nó, dạo này bác gái ốm, càng nghĩ bác lại càng buồn… Nhưng nghĩ đi rồi lại nghĩ lại: Nếu vợ chồng anh ấy ở nhà thì biết làm gì để sống?
   Hoàng sợ để ông già càng nói lại càng buồn nên Hoàng vội cắt lời ông:
   -Cháu xin lỗi bác, bác gái ốm mà cháu không biết. Bây giờ bác gái thế nào rồi ạ? Bác có ăn uống được gì không? Cháu vào thăm có được không?
   -Bà ấy cũng ốm vặt vãnh vậy thôi, tuổi già ấy mà. Cứ sắp lặn mặt trời là bà ấy gai gai sốt, lại vào giường nằm đắp chăn. Bà ấy chẳng thiết ăn uống gì, hôm nọ con Nguyệt chạy vạy đâu được mấy đồng bạc, rồi lên tận thị xã Ninh Bình mới mua được mấy lạng đường hoa mơ về nấu cháo cho bà ấy ăn. Thấy bằng đường hoa mơ, bác hỏi Nguyệt: Sao con không mua đường trắng mà mua đường này? Nó bảo là không đủ tiền. Nó nói thế thì bác biết vậy thôi chứ biết làm sao được, nhưng có đường này cũng tốt rồi. Hôm pha cho bà cốc nước chanh, bà ấy uống rồi khen ngon lắm, bà ấy bảo: Có nhẽ cũng đã mấy năm nay mới được uống một cốc nước đường. Nghe bà ấy nói mà tội nghiệp, nhưng đúng là như vậy, nghe muốn trào nước mắt.
    Nghe bố Nguyệt nói thế, Hoàng nghĩ: Dân làng mình lâu nay quá khổ, nhưng biết làm sao được. Đúng lúc thời buổi khó khăn, cơm độn khoai độn sắn còn chẳng đủ ăn nghĩ gì đến đường sữa. Cái thứ xa xỉ ấy, có lẽ chỉ khi nào ốm đau, quá quắt lắm thì mới dám dùng. Những tưởng như vậy là đã khổ đến tận cùng rồi, thế mà khi hành quân vào chiến trường Hoàng còn thấy dân ở nhiều nơi còn khổ hơn. Không hiểu có sức mạnh thần kỳ nào mà dân tộc Việt nam lại vượt qua được những giai đoạn khó khăn đến như vậy?
   Thời gian qua đi, ba anh chị em nhà Nguyệt có hai người đã xây dựng gia đình được rồi, chỉ còn lại mình Nguyệt thôi. Không biết con cái của các anh các chị ấy, có bị di truyền bệnh tật của ông bà không? Ông đẻ ra bố Nguyệt bị bệnh hủi, bố Nguyệt cũng có biểu hiện bị bệnh này, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định, dân làng thì cứ xì xầm bàn tán. Mẹ Nguyệt chả biết bị bệnh gì nhưng rất xanh sao, có thể là do đói khổ, ăn uống thiếu thốn, nên bà vừa lao tâm lại vừa lao lực, làng xóm nghi ngờ bà bị bệnh lao.
   Mẹ Nguyệt lấy bố Nguyệt, sinh được ba chị em, may mắn cả ba chị em đến bây giờ vẫn chưa ai bị những bệnh này, được cái là bố mẹ Nguyệt ở riêng. Nhưng mọi người vẫn bảo: Bệnh hủi, bệnh lao là bệnh lây, bệnh hủi nó ăn lở loét các ngón tay ngón chân, ai mà dính vào những chỗ đấy là bị lây, còn bệnh lao lây qua đường truyền nhiễm như ăn chung, uống chung, ở chung v.v. Vì vậy, những người trong gia đình rất dễ bị mắc bệnh này. Họ còn nói: Bệnh hủi với bệnh lao là bệnh di truyền, nếu bố mẹ mà bị thì con cái cũng bị. Nghe mọi người nói thế ai mà không sợ, nhưng bây giờ cũng đã gần 30 năm mà cả ba chị em nhà Nguyệt chưa thấy có biểu hiện gì về bệnh tật.
   Ngày ấy chẳng biết thực hư thế nào, bà con chòm xóm vì tình làng nghĩa xóm nên không ai dám công khai cách ly, nhưng hầu như mọi người cố gắng hạn chế tiếp xúc với gia đình nhà Nguyệt. Khi ấy, vô hình chung nhà Nguyệt bị cô lập ở xóm Giỏ. Xóm ấy đã buồn lại càng buồn thêm, ai có công có việc gì thật cần thiết thì mới xuống, còn không thì thôi.
  Thời gian ấy Hoàng còn bé, mẹ Hoàng cũng nói thế và cấm Hoàng không được chơi với Nguyệt, không được xuống xóm Giỏ. Hoàng cứ vâng dạ, nghĩ thì cũng thấy ghê ghê, nhưng ham vui, hơn nữa trò chơi giả vờ làm vợ chồng mà thiếu Nguyệt thì không chơi được nên Hoàng vẫn lần xuống. Tuy vậy, Hoàng cũng chú ý theo dõi xem nhà Nguyệt có ai bị lở loét gì không, nhưng không phát hiện ra điều gì, Hoàng yên tâm.
     Cũng thời kỳ ấy, nghe người lớn nói chuyện với nhau về mối tình của bố mẹ Nguyệt. Họ bảo: Chuyện tình của bố mẹ Nguyệt giống như chuyện cổ tích, kể về mối tình của một chàng lực điền cao to, đẹp trai, nhưng bị nghi ngờ mang bệnh hủi. Với một cô gái trắng trẻo thùy mị nết na, quanh năm ốm yếu bị nghi ngờ là mắc bệnh lao. Tình yêu của đôi trai gái ấy, bị cha mẹ và gia đình nhà gái cấm đoán quyết liệt, họ hàng phản đối, làng xóm ngơ ngác. Nhưng cả hai vẫn quyết tâm lấy nhau, họ thề sống chết có nhau, sống cùng sống, chết cùng chết và họ đã thắng…
   -Anh Hoàng này! Anh ở đây chơi với em nó. Tôi đi đằng này có việc.
   Hoàng bừng tỉnh, chưa kịp phản ứng gì thì bố Nguyệt đã đứng dậy đi ra cổng. Hoàng mừng thầm: Thế cũng tốt, ông già quá tâm lý.
   Ông đi rồi, Hoàng vào bếp ngồi bên nguyệt. Ánh lửa bập bùng cộng với sức nóng của Hoàng làm khuôn mặt của Nguyệt thêm hồng hào. Nhớ lại cái đêm, Hoàng và Nguyệt cùng nhau chèo chống con thuyền chở hai tấn gạo từ kho Bình Sơn về Giăng Nại để sơ tán. Trên đầu thì máy bay Mỹ gầm rít, dưới sông nước lớn mênh mông, chỉ có hai đứa trẻ nhỏ nhoi trên sông nước. Hoàng sợ đến tê cả người mà không dám thổ lộ, sợ Nguyệt cười. Ngày ấy, Nguyệt đã ra dáng một thiếu nữ xinh đẹp.
   Bây giờ, Nguyệt vẫn xinh như ngày nào, Hoàng nhìn Nguyệt không chớp mắt.
   -Nhìn gì mà nhìn ghê thế?
   Hoàng nhẹ nhàng gỡ mấy sợi tóc bết mồ hôi bên má nguyệt và hỏi nhỏ:
   -Khi nào Nguyệt cho Hoàng ăn cỗ đấy?
   -…
   Nguyệt im lặng, làm cho Hoàng lúng túng. Hoàng chưa đoán được tâm trạng của Nguyệt thế nào? Vui hay buồn? Hoàng không dám nhắc lại chuyện chị Thịnh nói với Hoàng hôm trước. Hoàng đang tìm chủ đề để nói chuyện với Nguyệt, Hoàng thấy chiếc ấm bằng đất dùng để nấu nước vối hay là để sắc thuốc cho mẹ Nguyệt bị sứt vòi, nước cứ trào ra chỗ sứt ấy chảy vào bếp nghe xèo xèo. Hoàng thở dài:
   -Quê mình nghèo quá, ruộng vườn xác xơ. Thanh niên trai tráng đi bộ đội sao mãi vẫn chưa về? Quê mình bây giờ chỉ còn lại ông bà già và trẻ con, lấy ai là người lao động bây giờ? Vẫn đói triền miên thôi.
   -Những người ở làng này đi bộ đội,  hy sinh gần hết rồi. Có mấy người còn sống thì không thể về nhà được mà phải ở trại Thương Binh nặng  trên Gia Viễn. Những người khỏe mạnh mà sống sót trở về, chắc cũng chẳng còn bao nhiêu. Mà có còn ai thì họ cũng xin đi thoát ly, ở quê làm gì cho vất vả.
   Nguyệt vừa nói vừa liếc đôi mắt sắc như dao cau nhìn Hoàng. Thấy Nguyệt đã bắt chuyện, Hoàng tranh thủ nói luôn:
   - Chiến tranh mà, tránh làm sao được. Hòa bình rồi, sao Nguyệt vẫn chưa tính chuyện chồng con?
   -Mình già rồi, ai người ta thèm lấy mình. Mà còn ai đâu mà lấy, mấy bữa nữa lên trại Thương Binh nặng đón lấy một ông về nuôi cho đỡ buồn.
   -Chị Thịnh đã lấy ai chưa?
   -Chưa! Hai chị em đang bàn nhau ở vậy, để thành hai bà “ Cô” nương tựa nhau lúc tuổi già…
   Nghe Nguyệt nói, giọng chua xót. Ai sẽ là người xoa dịu nỗi đau của Nguyệt nói riêng và tất cả phụ nữ nói chung sau cuộc chiến tranh này? Hoàng tự hỏi.
   …Đêm đã về khuya, trời càng lạnh. Mảnh trăng hạ tuần gầy quắt treo tận trên cao, rải ánh sáng vàng vọt yếu ớt xuống thung lũng thị xã Hòa Bình.  Nhìn ra đầm Phương Lâm, sương mù giăng trắng kéo dài tít tắp. Nghĩ về những mảnh đời ấy, trái tim Hoàng thắt lại. Ôi! Chiến tranh. Hệ lụy này, còn đưa những lớp người ấy đi về đâu?
   Còn Thủy với Hà? Liệu có phải đấy là số phận không?
(Còn nữa).
   
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #291 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2014, 11:16:53 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số Phận
          Thời gian gần đây, Hoàng liên tục nhận được thư của Thủy. Thư Thủy viết cho Hoàng, thư nào cũng buồn, mà hình như còn có cả nước mắt nữa thì phải? Những ngày này, chắc là Thủy đang đấu tranh tư tưởng quyết liệt để đi đến quyết định về hay ở lại? Hà, bạn cùng đi với Thủy không chịu nổi hoàn cảnh và điều kiện sống ở đấy đã bỏ về dù có sự khuyên can của gia đình và những lời cảnh báo của ban giám hiệu. Hà đã bỏ qua tất cả, bất chấp dư luận để về xuôi. Bây giờ chỉ còn lại Thủy thôi, Thủy đang cô đơn đứng trước hai ngả đường, Thủy không biết phải đi về đâu: Một là tiếp tục theo đuổi sự nghiệp; Hai là cũng về xuôi giống như Hà… Thủy khẩn cầu Hoàng cho Thủy một lời khuyên.
    Đã mấy ngày nay Hoàng suy nghĩ rất nghiêm túc về việc Thủy đề nghị. Thật là khó, biết nói với Thủy thế nào bây giờ? Nếu khuyên Thủy ở lại, đồng nghĩa với việc xui Thủy hãy cam chịu với số phận, phó mặc cuộc đời để cho số phận đưa đẩy, sướng hay khổ đành chịu vậy.
   Một đời người thì lắm thăng trầm, mà cũng chẳng ai khổ tận đến ngày cam lai. Hơn nữa: Thế nào là khổ và thế nào là sướng, quan niệm của mỗi người cũng chẳng rõ ràng. Mà rất có thể: Vất vả ở tiền vận, nhưng về hậu vận lại tốt hơn thì sao v.v. ? Sẽ có vô vàn những tình huống xấu tốt xảy ra, Thủy còn rất nhiều cơ hội, chỉ cần Thủy có niềm tin vào ngày mai thì Thủy sẽ tận dụng được cơ hội.
   Có lẽ Thủy cũng lơ mơ hiểu như vậy. Nhưng khổ một nỗi ngay lúc này, Thủy đang có cuộc sống không mấy nhìn thấy tương lai, trong khi đó tuổi đời Thủy còn quá trẻ chưa đủ vốn sống và bản lĩnh để ứng xử với các tình huống xảy ra.
   Ở hoàn cảnh này, dù Hoàng có nói thế nào cũng khó có thể thuyết phục được Thủy. Nếu đồng tình với Thủy để Thủy cũng như Hà về xuôi thì Hoàng không bao giờ nghĩ đến. Không biết như vậy là đúng hay sai đối với Thủy? Nhưng với Hoàng thì Hoàng sẽ quyết định như vậy. Lý do để Hoàng quyết định như vậy chỉ đơn giản là: Hoàng vì gia đình, ngược lại gia đình vì Hoàng. Gia đình Thủy cũng vậy thôi. Chắc chắn, bố mẹ Thủy cũng rất thương Thủy, thương cô con gái bé bỏng vất vả gian khổ nơi rừng xanh núi đỏ. Nhưng không khi nào, bố mẹ lại khuyên con từ chối nhiệm vụ mà xã hội đã phân công.
   Thủy có biết không? Gặp hoàn cảnh tương tự như thế này Hoàng đã từng một lần quyết định, khi ấy Hoàng quyết định cũng rất khó khăn. Nhưng khi nghĩ đến bố mẹ và gia đình thì Hoàng lại quyết định rất thanh thản. Thời điểm mà Hoàng quyết định xảy ra đúng lúc gian khổ và ác liệt nhất của cuộc chiến tranh mà Hoàng đang tham gia. Hoàng không muốn mình là một kẻ đào ngũ, không muốn mình là một đứa con có lỗi với tổ tiên ông bà cha mẹ, một người có tội với Tổ Quốc. Nói ra những điều này không biết Thủy có hiểu được ý Hoàng không? Hoàn cảnh của Thủy bây giờ không hoàn toàn như vậy, nhưng nếu quay về thì vẫn là kẻ từ chối nhiệm vụ.
   Vậy đấy Thủy ạ! Đôi khi có những người con trong gia đình phải chấp nhận số phận, để bố mẹ gia đình không bị mang tiếng với bàn dân thiên hạ, không bị người đời mỉa mai. Mà Thủy ơi! Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ… Hai tiếng:“ Đào ngũ” sẽ còn   truyền mãi từ đời này sang đời khác, thật là khủng khiếp rửa làm sao hết được?
    Thủy có biết không? Ngày ấy, tháng 5 năm 1972. Chiến trường Quảng Trị đang ở thời kỳ vô cùng ác liệt. Một bên là các chiến sĩ quân giải phóng Miền Nam, một bên là Đế quốc Mỹ và quân lực VNCH, cả hai bên đang cố gắng giành giật lấy thị xã Quảng Trị. Vị trí chiến lược và tầm quan trọng của thị xã Quảng Trị đã tạo ra nơi đây thành chiến trường ác liệt tầm cỡ nhất nhì Thế Giới. Khi ấy bất kể người chiến sĩ nào khi nhận nhiệm vụ vào chiến đấu trong thành cổ Quảng Trị, không một ai mảy may nghĩ đến cái sống, cái chết. Nhiệm vụ thiêng liêng lúc đó là phải chiến đấu để bảo vệ mình và bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc vừa được giải phóng. Hoàng cũng là một trong số những chiến sĩ đó đấy Thủy ạ! Lúc ấy Hoàng quyết định cũng khó khăn lắm chứ. Giá như Thủy hiểu được tâm trạng của Hoàng lúc đó, thì bây giờ Thủy quyết định sẽ dễ dàng hơn…
     Bần thần, Hoàng nhớ lại những bức thư đầu, khi Thủy mới lên nhận công tác. Thủy vui vẻ kể hết chuyện này sang chuyện khác, rồi khoe ríu rít em có cái này em có cái kia, còn hẹn với Hoàng khi nào về phép sẽ rẽ qua thăm Hoàng và mua tặng Hoàng một món quà của người dân tộc mà chắn chắn con trai rất thích. Rồi biết bao nhiêu là chuyện trên trời dưới đất Thủy đều kể cho Hoàng nghe. Chuyện Thủy kể ngây ngô mộc mạc, nhưng Hoàng thấy vui. Hoàng cứ tưởng tượng ngoài giờ lên lớp ra, Thủy như con nai con hoẵng bé nhỏ hồn nhiên, hàng ngày vui đùa với những con bướm bông hoa trong những cánh rừng đại ngàn heo hút ở tận Miền Tây của Tổ Quốc. Tâm hồn của Thủy trong sáng quá. Hoàng ngây ngất nhớ lại tuổi thơ của mình và thèm khát có được tuổi thơ trong sáng và hồn nhiên của Thủy
   Có lần Thủy nói với Hoàng: Em nói anh đừng cười. Nhưng anh phải hứa thì em mới nói, nếu anh không hứa thì em sẽ không nói cho anh nghe đâu. Đọc đến đây, Hoàng cũng buồn cười. Sao ở trên đời lại có người thật thà đến vậy? Có khó gì cái việc hứa ấy đâu, mà chuyện ấy thì có gì quan trọng mà không hứa. Mà giả như Hoàng có cười thì Thủy cũng đâu có biết, chắc là có ẩn ý gì đây? Nghĩ vậy, Hoàng biên thư cho Thủy nhận lời là hứa sẽ không cười, bất kể Thủy nói chuyện gì.
  Thư sau thủy nói: Anh Hoàng ơi! Em thú thật là em nghiện đọc thư của anh rồi. Lâu lâu, không nhận được thư của anh, người em thấy nó cứ làm sao ấy khó chịu lắm, cứ suy nghĩ vẩn vơ như người mất hồn. Những ngày ấy, thật nặng nề đối với em, em không làm được việc gì cho nên hồn cả, không vỡ cái nọ thì cũng đổ cái kia. Ngày nào em cũng nhìn xuống chân dốc, ngóng chờ bóng dáng người đưa thư. Em nói thật đấy! Anh không được cười em đâu nhé.
   Những lúc như vậy, em tự hỏi: Tại sao? Theo anh thì tại sao? Anh nghĩ đi và trả lời em nhé! Còn em nghĩ: Anh là người giúp đỡ em chập chững bước những bước đầu tiên vào đời. Anh em mình gặp nhau như là định mệnh, Trời Đất đã cho em gặp được anh, em thật là người may mắn có phải không anh? Kiến thức và cuộc sống từng trải của anh, đã làm em không  nghi ngờ những điều anh nói, em tin tưởng tuyệt đối vào anh. Lúc nào em cũng cố gắng phấn đấu để làm đúng những điều anh căn dặn. Những điều em chưa biết, đương nhiên là em phải hỏi anh, sau đó em lại hồi hộp chờ nhận được ý kiến đánh giá của anh. Có thể vì lẽ ấy nên em mong thư anh, để nghe anh nhận xét và được anh hướng dẫn những bước tiếp theo.
   Còn nữa: Em rất thích cách nói chuyện của anh, em không nịnh anh đâu nhé! Em nói rất nghiêm túc đấy! Anh có cách nói chuyện dí dỏm, lại hay ví von nên người nghe bị cuốn hút lúc nào mà không biết. Nhất là cách anh đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, em thấy nó rất lôgic. Anh hay dùng cái từ gì mà em nghe nó có vẻ bác học cao xa, có phải là: “Biện chứng” đúng không anh? Anh giải thích là: Nên xem tất cả sự vật, sự việc một cách biện chứng, rồi anh bảo: Tất cả, không có gì đứng nguyên tại chỗ, mà chúng luôn chuyển động. Ngày hôm nay, sẽ khác ngày hôm qua… Anh cứ nói gì gì ấy, trìu tượng mà khó hiểu,  song em vẫn thích nghe. Có thể anh có duyên kể chuyện…
    Ngày qua ngày, những mạch chuyện trong những cánh thư ngày càng nhiều lên, Thủy hết kể chuyện của mình lại kể cả chuyện của Hà, kể hết chuyện này sang chuyện khác. Những tưởng như vậy là Thủy và Hà đã yên tâm công tác. Hoàng nhủ thầm: Từ nay con chữ và tình thương của cô giáo Thủy và cô giáo Hà, sẽ sưởi ấm tâm hồn cho lũ trẻ của đồng bào dân tộc vùng caoTây Bắc của Tổ Quốc.
   Đã có lần Hoàng nói đùa với Thủy và Hà: Các em là những người đầu tiên lên đây để khai hóa văn minh cho vùng này, đồng bào ở đây biết ơn các em, sau này họ sẽ dựng tượng các em ở đầu dốc để tưởng nhớ công ơn hai cô giáo người Kinh. Thủy bảo: Chúng em chẳng mong như vậy, chỉ mong họ giữ đúng lời hứa là sau 3 năm sẽ chuyển các em về dậy các trường ở dưới xuôi. Thế là bọn em đã mãn nguyện lắm rồi chẳng mong họ tạc tượng tạc tiếc gì cả.
   Cuộc sống của Thủy và Hà những tưởng cứ thế êm đềm trôi. Thế mà không ngờ cơ sự lại xảy ra như bây giờ. Tháng trước Thủy viết thư kể cho Hoàng nghe một chuyện. Chẳng biết Thủy có nói quá lên không thì không biết, nhưng khi đọc song thư của Thủy làm Hoàng rất bâng khuâng, không biết là vui hay buồn.
   Chuyện của Thủy kể về hai cô giáo đồng nghiệp với Thủy, cũng lên đây công tác và được phân công làm giáo viên cắm bản. Hai người ấy lên đây đã hơn 5 năm, lúc nhận công tác cả Ty và Phòng giáo dục đều hứa là sau 3 năm hoàn thành nghĩa vụ , sẽ bố trí về dưới xuôi công tác. Hết 3 năm, phòng giáo dục cũng không thấy đả động gì đến lời hứa lúc điều động cán bộ lên miền núi công tác. Chờ đợi mãi không được, hai người kéo nhau lên hỏi thì được trả lời là: Chưa bố trí được giáo viên thay thế, hơn nữa ở dưới xuôi cũng không có trường nào tiếp nhận bổ xung giáo viên, vì thế chưa có phương án giải quyết, các thầy cô cứ tạm thời chờ đợi. Nếu ai tự liên hệ được, phòng giáo dục sẽ tạo điều kiện giúp đỡ để các thầy cô được chuyển về xuôi…
   Được phòng giáo dục trả lời như vậy, hai người chết lặng muốn khóc cũng không khóc được. Họ bảo: Nhìn lên trời thấy trời cao xanh thăm thẳm, nhìn ra xung quanh thấy rừng núi chập trùng, họ nhỏ nhoi như con sâu cái kiến. Biết kêu ai?  Chỉ trách ông Trời sao không cho bố mẹ mình làm quan để có chức có quyền, để giữ con ở nhà, con trai không phải đi bộ đội, con gái không phải lên miền núi công tác gian khổ vất vả. Còn nếu như làm cán bộ có quá nhiều người tranh nhau, thì ông Trời hãy cho bố mẹ giầu có để có tiền đút lót giống như người ta, đâu phải khổ sở thế này.
    Thủy than thở: Tuổi xuân của người con gái thì chỉ có thời, nó như bông hoa sớm nở tối tàn. Là bông hoa thì còn có mưa gió ong bướm ve vãn, những thứ ấy cũng là những tác nhân quan trọng làm cho những bông hoa càng thêm tươi càng thêm đẹp, tô điểm cho cuộc sống càng thêm sinh động. Đằng này, chốn thâm sâu cùng cốc chỉ có cô và một đàn em nhỏ nói tiếng Kinh thì ít tiếng dân tộc thì nhiều, hàng ngày quây quần bên nhau. Cuộc sống của các em rất khó khăn, cơm chưa đủ ăn áo chưa đủ mặc, trường lớp thì trống huơ trống hoác, gió rét căm căm. Cô nhìn trò, trò nhìn cô, nhìn mưa rừng trắng xóa, buồn não ruột.
   Anh thử nghĩ xem, trong hoàn cảnh ấy, liệu các cô giáo, các phụ huynh học sinh có thể làm được gì, khi mà các cấp chính quyền biết nhưng làm ngơ. Mà sự thể thì họ cũng chẳng làm được gì, nếu như không cụ thể hóa nó thành chế độ, chính sách. Hoàn cảnh này biết bấu vứu vào ai? Nghĩ về tương lai mà vô vọng, còn hiện tại là nỗi cô đơn khủng khiếp.
    Thế rồi anh có biết không? Cái gì đến thì nó sẽ đến, chuyện xảy ra với hai chị ấy ngoài sức tưởng tượng của bọn em. Đến bây giờ em nghĩ cũng không thể hiểu tại sao chị ấy lại làm như vậy? Nếu trường hợp ấy mà là em, em không biết em sẽ phải làm gì? Anh có thể tưởng tượng được đoạn kết bi thảm thế nào không? Chị quê Thái Bình, chẳng biết duyên số hay là bị trai bản bỏ bùa nên đã lấy anh chồng người dân tộc ở bản gần đấy, có bầu sắp đến ngày sinh, còn chị thứ hai trông như một cây khô khẳng khiu gầy guộc.
   Đoạn cuối Thủy viết: Cuộc đời này còn quá nhiều vô lý. Tiền nhân đã dậy: “Không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng”. Thế mà ở một chế độ văn minh và tươi đẹp như hiện nay, vẫn còn đầy dãy những bất công vô lý.
   Kể ra, lúc nóng giận Thủy nói cũng hơi quá. Nhưng sự thật thì vẫn có những chuyện như vậy. Tại sao các cấp chính quyền lại không giải quyết được những việc cỏn con như Thủy nói? Đã gọi là nghĩa vụ thì mọi người đều phải có trách nhiệm chứ? Đằng này vẫn cứ để những người tốt phải chấp nhận hy sinh. Hay nói cách khác là cắn răng chịu đựng, vì họ nghèo họ không có tiền đút lót, để về xuôi. Vậy đấy, có cái gì đó thật mơ hồ nhưng lại hiện hữu, hình như bây giờ lại trở lại thời kỳ: Nén bạc đâm toạc tờ giấy, trắng đen lẫn lộn.
   Trong sâu thẳm tâm hồn, Hoàng thấy thương cho hai cô giáo kia quá, thương cả Thủy nữa. Chẳng lẽ đấy cũng là số phận hay sao? Hoàng biên thư cho Thủy, khuyên Thủy hãy tỉnh táo để suy xét:  Bảy lần đo mới một lần cắt.
(Còn nữa).
                                                     
   
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #292 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2014, 10:55:57 am »


            Chào bác quanvietnam! Chào các bác!

            Đã lâu lắm rồi ngôi nhà của Bác Chủ mới lại sáng đèn và rồi những gì đang dở dang của câu chuyện tình sau chiến tranh mới lại được bác kể tiếp. Thật hẩm hưu cho hai cô giáo đúng ra là các cô giáo thời bấy giờ và ngay cả thời nay cũng vẫn vậy, có lẽ có nhiều trường hợp còn tệ hơn như thế nữa. Bác đã và đang kể về những gì của ngành Giáo dục mà không chỉ là ngành Giáo dục và tất cả mọi ngành của ta của chúng ta của Đất nước ta đều dang " Có vấn đề" Thuốc sâu nhiều nhưng sâu bọ vẫn quá lắm. Sâu đục không phải chỉ từ gốc mà sâu đục cả từ ngọn và đã và đang đục khoét toàn thân.

            Không biết rằng cô giáo trẻ đã thổ lộ Tâm sự với Hoàng chàng Kỹ Sư thông minh kia sẽ thế nào.

            Chuyện kể của bác rất hay rất hấp dẫn. Tranphu341 Chúc bác luôn khỏe và "đừng vắng" nhà lâu quá làm anh em đợi chờ. Kính Bác!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #293 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2014, 10:10:02 am »

Cám ơn anh TP đã động viên. Quanvn  nghĩ, đọc mãi của mọi người mà chẳng tham gia được gì nên  cố gắng viết  một vài câu chuyện, phải cái là: Lực bất tòng tâm. Mọi người thông cảm.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #294 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2014, 10:11:02 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số phận
                Bất ngờ gặp Khoa ở chợ, Hoàng rủ Khoa cùng về. Hoàng nhiều lần gặng hỏi về chuyện gia đình, nhưng Khoa thường đánh trống lảng hoặc là im lặng. Hoàng biết là Khoa đang buồn về chuyện vợ con, nên Hoàng cũng không hỏi thêm gì nữa. Hai đưa đi song song với nhau, nhưng mỗi thằng lại theo đuổi những suy nghĩ riêng, thi thoảng mới lại nói chuyện với nhau những thông tin rời rạc. Chia tay nhau ở gốc cây Quéo, ai về nhà nấy.
        Tính ra đến thời gian này, hai đứa đã gắn bó với nhau hơn chục năm trời còn gì. Năm 1968, hai đứa cùng được gọi vào trường đại học Xây Dựng, cùng vào khoa Cầu Đường, cùng học lớp Cầu Đường Sắt, rồi sau chuyển sang lớp Cầu Đường Bộ. Hết học sơ tán ở Quế Võ Hà Bắc, sau lại chuyển về Hương Canh – Bình Xuyên - Vĩnh Phú. Trong suốt thời gian này hai đứa cùng ở với nhau, mọi chuyện nhỏ to gì cũng hay chia sẻ với nhau. Ngày ấy, đất nước đang chiến tranh tất cả mọi thứ đều khó khăn vì thế cuộc sống khi ấy có phần đơn giản, dễ quen nhau, sẵn sàng thông cảm chia sẻ với nhau. Tình bạn của hai đứa xuất phát từ hoàn cảnh ấy, nhưng rất thân nhau.
  Tháng 5 năm 1972, hai đứa cùng nhập ngũ, cùng bổ xung vào thành cổ Quảng Trị một đợt, Khoa vào đại đội Vận Tải, Hoàng vào đại đội Trinh Sát của trung đoàn 95 sư 325, từ đấy hai đứa mới xa nhau. Hết chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Hai thằng lại được trở về trường và gặp nhau ở Hương Canh - Bình Xuyên - Vĩnh Phú, lại cùng vào học khoa Thủy Lợi Cảng, trường đại học Xây Dựng. Tốt nghiệp, hai thằng lại xách ba lô lên miền núi nhận công tác ở Đoàn thiết kế thủy điện Hòa Bình.
     Nghĩ về sự gắn kết này, Hoàng lẩm bẩm: Có thể, hai đứa có cơ duyên gì nên ông Trời sắp đặt như vậy. Cơ duyên gì nữa không biết, nhưng chuyện Khoa lấy vợ, Hoàng chắc chắn có liên đới trách nhiệm.
     Mãi cho đến khi, Hoàng vô tình đọc được một đoạn tự truyện đang viết dở của Khoa, Hoàng mới biết Hoàng là giọt nước làm tràn ly dẫn đến việc Khoa quyết định lấy Xuân làm vợ. Do đọc trộm, lại đọc vội nên Hoàng chỉ nhớ láng máng. Song, ngần ấy cũng đủ để Hoàng áy náy.
     Hôm nay Khoa đi công tác, Hoàng lại lấy ra đọc trộm. Càng đọc, càng nghĩ ngợi về “Tôi lấy vợ hay vơ lấy tội”.
    …Đã 32 mùa lá rụng tôi vẫn thế, vẫn một thân một mình, trơ trọi cùng tuế nguyệt, suốt ngày chỉ vui với chè ba hào và thuốc lá bịch. Bạn bè cùng trang lứa với tôi, có đứa đã con bế con bồng. Nhìn thấy chúng nó bế con, hay khi chúng nó mang con đến nhờ tôi bế hộ, tôi cảm thấy chạnh lòng. Những dịp ấy, thường mọi người kiếm cớ vun vào chuyện yêu đương của tôi, tôi thật sự khó chịu.
   Tuy thế, sau những lần như vậy tôi hay nghĩ vẩn vơ: Chắc mình phải “Hâm” lắm, nên hơn ba chục tuổi đầu mà vẫn cô đơn. Tự kiểm điểm bản thân: Xét về phương diện đẹp trai thì tôi cũng không thuộc diện đẹp trai, song cũng không đến nỗi nào. Xét về phương diện bằng cấp và sự nghiệp, kể ra cũng chẳng kém ai. Xét về kinh tế chẳng so được với ai, nếu có so thì chỉ so được với mấy ông cùng đi bộ đội về với tôi. Nhưng mấy thằng cùng đi bộ đội về với tôi, đa phần là  có vợ có con tại sao tôi vẫn chưa?
    Nghĩ mà ngán ngẩm, không phải tôi không thích phụ nữ, có khi thích nhiều là đằng khác. Chả thế mà ngày còn đi học, tôi có biệt danh là “Máu”. Cái sự “Máu” ấy tự nhiên mất đi sau khi tôi chia tay mối tình đầu. Cuộc chia tay đau đớn ấy, là do chiến tranh. Chúng tôi kẻ Bắc người Nam, mặc dù rất yêu nhau nhưng tôi không dám hẹn ngày trở về. Từ đó, tôi mặc cảm tôi là người có lỗi, tôi bị mất niềm tin và chẳng hiểu sao tôi không muốn giao tiếp với phụ nữ nữa.
  Mà cũng lạ, thời gian ấy nếu có nói chuyện với ai, tôi luôn so sánh họ với người yêu cũ của tôi, thấy họ không thể và cũng không bao giờ bằng được người của mình, nên tôi không còn hứng nói chuyện. Một thời gian dài, tôi sống trong cô đơn, ôm trọn vết thương lòng, chỉ vui với công việc. Lâu lâu nếu có ai hỏi, tôi chỉ cười nhe hàm răng cải mả hoen ố bởi nước chè và khói thuốc rồi đủng đỉnh tặc lưỡi, trả lời:
   -Cứ từ từ đi đâu mà vội.
   Đấy là tôi nói dối lòng, thực ra trong thâm tâm tôi cũng bắt đầu thấy ham muốn. Nhất là cái đêm tôi ngủ cùng phòng với đôi vợ chồng mới cưới nhau. Nói là cùng phòng thì hơi quá, nhưng đúng là cùng phòng thật. Ngày ấy cơ quan còn nghèo, đa số các phòng được phân ra thành hai phần, cách nhau tấm cót, kín ở dưới đất nhưng hở ở trên đầu. Đêm hôm ấy không tài nào ngủ được, có lẽ chính đêm ấy đã nẩy sinh ra mầm mống dẫn tôi đến những sai lầm đầu tiên của việc tôi lấy vợ
   Kể cũng hay. Sau cú huých vu vơ ấy, tôi bắt đầu cảm thấy thích phụ nữ nhiều hơn song vẫn chưa vượt qua được mặc cảm cũ. Xấu hổ nhất là lúc tôi thích thì đối phương lại không thích, thành ra nhiều khi tôi cụt hứng. Bi quan chán nản, tôi lại vùi đầu vào công việc.
   Sau thời gian dài tôi mới khởi động lại thì lại xảy ra tình huống khác: Có cô rất thích tôi và tôi cũng thích, nhưng chỉ được một thời gian tự nhiên cô ấy tránh mặt. Mặc dù tôi đã tìm đủ mọi cách để tiếp cận làm rõ nguyên nhân, nhưng cô ta vẫn lảng tránh, Tôi cảm thấy như bị xúc phạm nên vừa buồn vừa chán nản.
   Còn những cô khác thì mỗi cô mỗi vẻ, cô hay liếc trộm, cô cười toe toét, cô nói năng vô duyên v.v. thôi thì đủ kiểu,  tôi không thích những mã người ấy. Trong khi đó mấy người cùng cơ quan bảo: Gái cơ quan còn đầy ra đấy, sao cứ phải đi tìm ở đâu? Hay bụt chùa nhà không thiêng?
   Nói đến gái cơ quan, quả tình tôi chẳng thích chút nào. Nhưng khi tự hỏi tại sao? Tôi chẳng đưa ra được lý lẽ gì để biện minh cho việc vì sao lại không thích. Nó là cái duyên cái số, không thích là không thích chứ không thể nói là tại vì cái này vì cái nọ được. Tôi cũng tự thấy mình đầy mâu thuẫn, nhưng vẫn xác định gái cùng cơ quan là phương án dự phòng. Cũng phải nói thực, thời gian này tôi mơ tưởng cô bác sĩ ở phòng khám đa khoa bệnh viện tỉnh.
     Buồn và chán. Có một lần, gần hết giờ làm việc của ngày thứ 7, tôi rủ anh Huệ:
   -Tối nay anh ra bệnh viện Đa Khoa thị xã chơi với em nhé!
   Anh Huệ nhìn tôi tủm tỉm cười dò xét:
   -Ghê quá nhỉ, đã quen em nào ở bệnh viện rồi?
   -Anh cứ đi rồi biết.
   Tôi nói với anh Huệ như vậy. Tôi đâu có ngờ, đêm ấy lại là đêm đánh dấu bước ngoặt của cuộc đời tôi.
   -Đi thì đi, sợ gì. Nhớ là không được bỏ về giữa chừng như lần trước đấy! À! Sao không rủ thằng Hoàng cùng đi?
   -Không rủ nó, nếu mà rủ nó thì mình chỉ làm phông cho nó thôi.
   -Ừ! Tùy mày.
    Khoảng 8 giờ tối, tôi đứng chờ anh Huệ ở dưới chân dốc. Hôm nay, tôi diện hơn mọi ngày, mặc quần bò, áo đuôi tôm body hoa mầu xanh da trời loại hàng viện trợ, chân đi đôi xì bô dầy ự, tóc tai cũng được chỉnh trang cho khỏi bù xù. Ban nãy, trước khi ra khỏi phòng, tôi đã ngắm mình từ đầu đến chân ở trong gương thấy cũng tạm ổn.
   Tôi đứng nép vào sau gốc cây xà cừ to ở bên đường, tránh mọi người nhìn thấy. Những phi vụ thế này, tôi không thích gặp người cùng cơ quan, tất nhiên là họ cũng chẳng gây khó dễ cho tôi, nhưng tôi không thích họ nhìn thấy. Tâm lý của tôi không muốn cho ai biết, bởi lẽ: Nếu như chuyện thành công thì không sao, còn không thành công thì cũng chỉ một mình mình biết, không ồn ào, tránh mọi điều đàm tiếu, mình thì cũng lớn tuổi rồi.
   Hai anh em rảo bước đi trên đê Đà Giang, hướng về bệnh viện Đa Khoa thị xã. Anh Huệ hỏi:
   -Em ấy tên gì? Làm ở khoa nào? Tao có biết không?
   -Em tên là Hà Mai. Là bác sĩ, làm ở phòng khám. Anh biết em này không?
   Vừa nói, tôi vừa nghĩ: Ông Huệ này hơn mình ba bốn tuổi. Nghe đâu cuối năm nay cưới vợ, vợ là người cùng quê hiện đang làm y tá ở dưới Hà Nội. Ông này, mấy năm trước đã từng được phong làm giám đốc sở “Lượn”, tiếng tăm cũng lừng lẫy suốt cả vùng này. Nói đến Hà Mai có khi ông ấy biết cũng nên.
   -Không! Bác sĩ ở bệnh viện thị xã nhiều như vậy làm sao biết hết được. Mà cũng chẳng biết đâu, khi gặp mặt thì mới biết là có quen hay không quen. À! Tao quên chưa hỏi. Tại sao mày lại biết cô này? Tao chưa thấy mày nói đến cô này bao giờ?
   -Cũng mới đây thôi. Hôm em ra khám bệnh mới quen, cũng chỉ mới sơ sơ chưa có gì để nói. Hôm nay tối thứ bảy, thấy anh không về Hà Nội thăm chị ấy, nên mới rủ anh đi chơi. Hơn nữa, mọi người bảo anh sát gái lắm, nên đi với anh dễ kiếm được vợ.
   -Mày toàn nói linh tinh, tao mà sát gái à! Nếu tao sát gái, sao bây giờ vẫn chưa có vợ?
   -Tại anh không thích. Hai lĩnh vực này không giống nhau. Sát gái với có vợ là hoàn toàn khác nhau.
   -Mày lại bắt đầu nói linh tinh rồi đấy.
   Cả hai thằng hiểu ý nhau nên cùng cười. Thực ra tôi chỉ đoán mò vậy thôi, chứ tôi không biết nhiều về thành tích yêu đương của ông Huệ, mọi chuyện tôi biết chỉ là nghe mọi người nói. Khi về cùng cơ quan thì tôi biết được mối tình hiện nay của ông Huệ. Chuyện tình yêu của ông Huệ, cũng làm cho tôi suy ngẫm nhiều về cái sự “ Hâm” của đàn ông. Tôi thì mới bước vào tuổi hâm còn ông Huệ đã chìm sâu trong tuổi này và đã có thâm niên mấy năm, thành ra hay bị đối phương lấn lướt.
    Có một chuyện, vừa buồn cười lại vừa thương ông Huệ. Ông Huệ thì cố làm lành vì cho mình là người mắc lỗi, khổ nỗi ông ấy lại vừa mới bị cấp cứu xong, vẫn phải ôm bụng đi đi về về Hà Nội- Hòa Bình mấy lần để làm lành với bà Hoa vợ sắp cưới. Nghĩ thương cho ông Huệ bao nhiêu thì lại trách bà Hoa bấy nhiêu. Mà cái bà Hoa hơi quá, cho dù ông Huệ có lỗi thật thì những lúc người yêu bị như vậy thì cũng phải lên chăm sóc ông Huệ thì mới phải. Đằng này không nhìn ngó ỏ ê gì mà còn tỏ ra giận dỗi, mặt nặng mày nhẹ với ông Huệ. Nếu mà là tôi thì phăng teo luôn, yêu thì yêu không yêu thì thôi.
   Xét ra việc làm của ông Huệ cũng không có gì là đáng trách, cũng chẳng phải lỗi lầm gì. Chẳng qua là mấy anh em thanh niên lúc đói thì hay đùa đố nhau ăn uống. Ai ngờ hậu quả lại trầm trọng vậy, đúng là chuyện cười rơi nước mắt. Nghĩ đến đấy tôi tủm tỉm cười hỏi anh Huệ:
   -Cái bụng tủ lạnh của anh bây giờ thế nào?
   Ông Huệ cười hề hề, trả lời:
   -Tốt rồi! Mấy hôm ấy tưởng hỏng hẳn, không ăn được cái gì, cứ ăn vào là bụng lại đau, uống một chút sữa ấm thì được, nhiều hơn một tý là  đau, nghĩ lại vừa xấu hổ lại vừa buồn cười. Bây giờ thì ngon lành, ăn uống bình thường rồi. Hì hì.
   -Chị Hoa còn giận anh nữa không?
   - Hết rồi, nhưng vẫn nhấm nhẳn đến hàng tháng trời, đến bây giờ thi thoảng vẫn nhắc lại, đau hết cả đầu.
   -Thế là tốt rồi! Nhưng em vẫn chưa hiểu tại sao các anh lại đố nhau như vậy?
   -Có trời mà biết, chắc là đói. Lúc ấy khoảng 11 giờ trưa, cả nhóm vừa mới đi thực địa ở bên bờ trái về, mồ hôi mồ kê nhễ nhãi. Ngoài trời nắng chang chang, mấy thằng rủ nhau vào quán nước dưới gốc nhãn nghỉ giải lao. Tự nhiên thằng Hoàng Thanh nó đố:
  -Bây giờ, tao đố đứa nào ăn hết 15 que kem của khách sạn Đà Giang.
   Mấy thằng nhao nhao hỏi:
   -Nhưng mày mất gì?
 Thằng Hoàng Thanh nghĩ ngợi một lúc rồi nó bảo:
  -Tao chiêu đãi cả tổ hai quả mít mật dai thật to.
   Lúc ấy, hết thằng nọ bĩu môi, thằng kia chê ỏng chê eo. Tao nghĩ thầm: Đói như thế này, 15 que kem thì nghĩa lý gì. Đã có lần tao ăn no nhưng không nhớ là bao nhiêu que. Tao mới bảo với chúng nó:
   -Chúng mày xem thế này có được không?
   Tất cả chúng nó im lặng nghe tao nói:
   -Tao sẽ ăn hết 15 que kem. Nhưng thằng HoàngThanh phải chiêu đãi anh em tổ Mặt Bằng một chầu thịt chó, ăn uống no say khố đái ra quần thì thôi.
   Thằng Hoàng Thanh nó nhăn trán nghĩ ngợi rồi nó đồng ý ngay.
   -Được rồi, đồng ý.
    Tao nghĩ: Thằng Hoàng Thanh nó học ở Liên Xô về, cũng là những thằng lăn lộn kiếm sống ở xứ người nên nó có kinh nghiệm, nó nghĩ tao không thể ăn hết được, có đố cũng chỉ đố cho vui thôi, cuối cùng sẽ là hòa cả làng.
   Cuộc thi bắt đầu, 15 que kem đặt vào cái chậu nhôm bé bé trông nhem nhếch bẩn thỉu, nhưng vẫn hấp dẫn vì ngoài trời nắng chang chang không có một giọt gió, mặt mũi đứa nào đứa nấy đỏ phừng phừng, mết mát mồ hôi. Nhìn những que kem to trắng muốt đẫy đà, toàn sữa là sữa, đứa nào cũng muốn ăn. Kem của khách sạn Đà Giang làm chủ yếu bằng sữa, vì ngày ấy anh em công nhân của thủy điện Hòa bình làm ca ba đều được bồi dưỡng bằng sữa, họ ăn không hết nên mang đi bán để lấy tiền chi tiêu vào việc khác.
   -Mày biết không? Tao ăn đến chiếc thứ 10, tao thấy mọi việc đều bình thường, tao nghĩ là thằng Hoàng Thanh sẽ thua cuộc. Mọi người đứng xem ai cũng nghĩ thế, quay sang bàn luận bữa thịt chó sắp tới ăn ở quán nào cho nó ngon mà lại oách, xứng đáng trai Đoàn thiết kế Hòa Bình.
   Tao ăn đến chiếc thứ 11 rồi 12 đã chậm dần nhưng tao nghĩ vẫn hết, sang chiếc thứ 13 tao bắt đầu nghĩ là khó có thể ăn hết, vì tao cảm thấy người nó làm sao ấy. Hàm tao lúc này đã cứng, miệng lưỡi tê dại không còn cảm giác gì. Mùi của que kem lúc này là mùi gì ấy, không thể ngửi được. Tao cố gắng không chế để mùi kem không sặc lên mũi, khó nhọc nuốt dần từng miếng kem nhỏ vào cổ. Mọi người cổ vũ tao cố lên, nhưng tai tao không còn nghe thấy gì, người tao lúc này đã cứng đơ chẳng biết mình đang làm gì. Thật là kinh khủng, miếng kem cuối cùng của chiếc thứ 15 vừa mới đút vào miệng thì cũng là lúc tao môn thốc nôn tháo. Chúng nó vội đưa tao ra bệnh viện cấp cứu, tao nghĩ không dại nào giống dại nào.
(Còn nữa).
   
 
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #295 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2014, 05:02:23 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số Phận
          Đã 2 tháng trôi qua, Hoàng vẫn chưa nhận được thư của Thủy. Không hiểu vì sao Thủy không biên thư trả lời? Hoàng cố tìm lời giải thích.
   Lẽ nào Thủy đã mất lòng tin ở Hoàng? Sao lại có thể như vậy được? Hoàng trầm ngâm: Cũng nhiều khả năng như vậy. Chuyện hệ trọng của đời người, Thủy đã phải mang ra cầu cứu Hoàng cho Thủy một lời Khuyên. Thế mà Hoàng không cho Thủy được lời khuyên nào cụ thể, mà lại lý luận âm âm chung chung kiểu ba phải, làm cho Thủy rối trí không biết quyết định thế nào? Có thể vì thế mà Thủy im lặng.
    Bây giờ. Hoàng cứ tự hỏi rồi lại tự trả lời, Hoàng chìm vào mê hồn trận của những câu hỏi, và những câu trả lời. Hoàng không tìm được lối ra.
   Đầu đau như búa bổ, Hoàng phẩy tay, nhủ thầm: Tất cả đều muộn rồi, ngồi đây tự trách mình phỏng có ích gì, Hoàng dở tài liệu ra xem. Hoàng cố tập trung xem tài liệu, nhưng chữ nghĩa số má cứ loạn xị ngậu trong đầu. Hoàng nhắm mắt, bóp hai bên thái dương thật đau để đầu óc không còn nghĩ đến chuyện của Thủy nữa. Nhưng vẫn không được, chỉ một vài giây sau hình ảnh của Thủy lại  hiện về.
   Bất lực, Hoàng xếp tài liệu đi ra ngoài. Có cơ hội, hình ảnh của Thủy lại ùa về trong tâm trí của Hoàng. Lúc này  Hoàng không chối bỏ nữa, Hoàng để mặc cho đầu óc muốn nghĩ gì thì nghĩ, đúng là một mớ hỗn độn cả về thời gian và không gian, không cái gì ăn nhập vào cái gì? Lâu lâu sau, Hoàng cố hệ thống lại theo trình tự thời gian, bắt đầu từ lúc hai đứa quen nhau, quen ở đâu? quen như thế nào? Tự lúc ấy, Hoàng thấy vui vui.
   Bất giác, Hoàng nghĩ lại mối quan hệ mà Thủy đối với Hoàng. Liệu nó có liên quan gì đến việc Thủy không biên thư trả lời Hoàng không nhỉ? Hoàng nghi ngờ, có thể lắm sao lại không? Hoàng nghĩ: Cần phải xem lại tình cảm của Thủy giành cho Hoàng là loại tình cảm gì? Tình anh em; Tình bạn; Tình yêu?
   Hoàng đắn đo nghĩ ngợi và cho rằng: Có lẽ chỉ là tình anh em. Tình bạn thì không phải, vì Thủy kém Hoàng tới 10 tuổi cơ mà, không  là bạn bè được, bạn bè là bằng vai phải lứa, sàn sàn nhau. Còn tình yêu? Theo Hoàng thì có lẽ là không. Hôm đầu tiên, Thủy còn gọi Hoàng là chú cơ mà, mãi sau này mới chuyển thành anh. Hoàng nhớ hôm Hoàng lục vấn Thủy:
    -Vì sao trước đang gọi bằng chú sau lại chuyển bằng anh?
  Thủy hai má đỏ ửng, bí quá trả lời bừa:
    -Sợ gọi bằng chú thì có người già quá, khó lấy vợ.
     Hoàng thật thà nhìn vào đôi mắt sáng long lanh của Thủy, cảm nhận được tuổi trẻ thật là tinh quái, nhưng rất đáng yêu.
   Nhìn lại toàn bộ thời gian quen nhau cho tới lúc này. Hoàng thấy mình lúc nào cũng giữ cương vị làm anh rất đúng mực, còn Thủy lúc nào cũng thể hiện mình là cô em gái ngoan ngoãn. Tất nhiên là Thủy còn trẻ nên vui nhộn và rất hay đùa, cũng có những lúc mồm không nói nhưng mắt nói làm Hoàng phải nghĩ ngợi. Phải nói là có nhiều lần Thủy làm như vậy, nhưng Hoàng cho đó là tác phong của tuổi trẻ, chứ thực ra Thủy không chủ ý, mà chính Hoàng suy diễn ra. Nhiều hôm nghĩ như vậy, Hoàng tự xấu hổ với mình vội vàng gạt bỏ ngay ý nghĩ ấy và xuề xòa cho rằng: Con trai chưa vợ ý mà, nghĩ thế cũng chẳng sao.
    Hoàng nhớ lại từng lần Hoàng vào trường Sư phạm chơi, Hoàng lục lại từng chi tiết và xắp xếp theo trình tự thời gian để soát xét lại cách cư xử của Thủy xem có gì liên quan không? Hoàng cảm thấy Thủy có cái gì đấy dấu diếm, không thật tự nhiên: Hôm nào mà Thủy chủ động thì Thủy chạy ra đón Hoàng, và sợ bạn bè phát hiện, Thủy nhanh chóng kéo Hoàng ra quán nước ở ngoài cổng trường. Có những hôm Hoàng đến chơi bất ngờ, Thủy còn đang ngồi vắt vẻo trên giường tầng học bài. Mấy cô bạn gái bạn gái tinh nghịch gọi rất to:
   -Thủy! Chàng kỹ sư của mày đến chơi này. Mày có tiếp không? Nếu không để chúng tao giải quyết?
   Nói rồi mấy đứa khúc khích cười, xúm xít lại với nhau sau đó lủi đi chỗ khác, để lại Hoàng với Thủy trong phòng.
   Trong trường hợp ấy, thường là Thủy nói Hoàng chờ ở ngoài, không muốn cho Hoàng vào phòng ở của phụ nữ, vì nó phức tạp. Chuẩn bị xong, hai anh em lại rủ nhau ra quán nước ở cổng trường ngồi nói chuyện. Được cái quán nước ấy là quán ruột, nên bà chủ quán coi Hoàng và Thủy như người nhà, bao giờ cũng được ưu ái. Thậm chí, có khi thấy Hoàng nói chuyện với Thủy, bà chủ quán còn góp cả chuyện. Có lần bà ấy nói:
   -Sắp đến ngày ra trường rồi! Chú chuẩn bị xin cho em nó về trường nào dậy thì xin dần đi kẻo không kịp. Nếu cứ để nhà trường phân công thì còn nước lên vùng cao.
   Hoàng biết là bà chủ hiểu nhầm mối quan hệ của Thủy và Hoàng, nhân dịp này Hoàng tranh thủ quan sát xem nét mặt của Thủy phản ứng thế nào? Thủy không có phản ứng gì. Để chữa ngượng cho mình, Hoàng nói:
   -Đây đã là vùng cao rồi còn gì nữa, bà ơi!
   Bà chủ quán, đánh tẹt một câu:
   -Còn cao nữa, tít tắp tận bên Lào cơ, đây đã ăn thua gì.
   Thú thực, đã từ lâu. Hoàng cũng chẳng biết tình cảm của Hoàng với Thủy là như thế nào? Nói là đang theo đuổi Thủy thì cũng không phải, mà nói là quan tâm săn sóc cũng không đúng. Vậy nó là thế nào? Đôi khi Hoàng cũng tự hỏi nhưng không trả lời được, thường tìm cách vin vào lý do gì đấy để ngụy biện cho việc làm của mình, hoặc là mặc kệ.
   Nhưng có một sự thật mà Hoàng không thể chối bỏ được, đó là Hoàng cũng thích Thủy. Mà sao lại không thích được cơ chứ, không những Hoàng, tất cả những ai kể cả trai lẫn gái nhìn thấy Thủy đều phải thích. Bởi vì Thủy quá hấp dẫn và khêu gợi. Hình dáng mềm mại của Thủy với tất cả những đường cong mà tạo hóa ban cho Thủy, không quần áo nào có thể che đậy được, ngược lại nó chỉ làm cho người ta thêm tò mò để tưởng tượng…
   Có một buổi tối thứ bảy đã lâu rồi. Rất bất ngờ, Thủy và mấy người bạn của Thủy ra thị xã và vào nơi ở của Hoàng chơi. Dạo ấy, cơ quan của Hoàng không đủ nhà để bố trí cho cán bộ CNV ở, được nhà  khách của Ủy ban dân tộc cho ở nhờ. Do gặp nhau bất ngờ nên Hoàng hỏi một câu rất vô duyên, Hoàng ân hận mãi. Rõ ràng Hoàng nhìn thấy Thủy và mấy cô bạn tiến đến phía Hoàng mà Hoàng còn hỏi:
   -Các em đi đâu đấy?
   Thủy và mọi người ngạc nhiên, không biết trả lời thế nào đành im lặng. Tội nhất là Thủy, vì xấu hổ với bạn bè. Sau giây phút ấy, Hoàng như chợt tỉnh. Nhưng đã chót nói rồi Hoàng không biết làm sao để thu lại được. Lúc ấy, chẳng hiểu sao Hoàng thông minh đột xuất. Hình như ông Trời phú cho Hoàng cái đức ấy, vụng chèo nhưng lại khéo chống. Hoàng nói luôn:
   -A! Hay quá. Anh em mình đi xem phim đi, nghe nói phim hôm nay hay lắm. Các em có đồng ý không?
   Chẳng đợi ai có ý kiến, Hoàng dồn luôn:
  - Nào đi, đi luôn! Ra đấy còn làm mấy que kem, rồi vào xem phim.
   Thủy và mọi người chẳng còn biết phản ứng thế nào vì đã lỡ rồi, nếu bỏ về sợ Hoàng mất mặt, đành phải đi theo Hoàng ra rạp chiếu phim. Cũng may cho Hoàng, hôm ấy rạp chiếu phim tâm lý xã hội của Ấn Độ, nội dung phim quảng cáo mùi mẫn, phim được thể hiện bằng dàn diễn viên nổi tiếng v.v. Tất cả những cái đó làm cho Thủy và mọi người tạm quên đi sự đón tiếp hy hữu của Hoàng.
   Nghĩ đến đấy Hoàng mỉm cười vì trong cái rủi lại có cái may. Rủi vì sự vô duyên thiếu kinh nghiệm của mình, may vì tối hôm ấy Thủy chủ động rủ Hoàng ra ngoài rạp chiếu phim để “ Mắng” cho Hoàng một trận.
    Hoàng nhớ: Sự giận giữ được dồn nén từ đầu đến giờ Thủy mới có dịp trút lên đầu Hoàng. Hoàng không biết phải thanh minh thế nào đành ngồi im chịu trận. Sau những lời hờn dỗi trách cứ của Thủy, sự nóng giận trong lòng Thủy dần vơi đi. Hình như Thủy cũng cảm thấy có phần hơi quá đối với Hoàng nên lúc sau Thủy ngồi im, như thương xót  một gã trai khù khờ không biết galang với phụ nữ.
   Hai đứa ngồi trong im lặng, ánh sáng của bóng điện bảo vệ lúc tỏ lúc mờ theo từng cơn gió từ ngoài sông thổi về. Gió mang theo hơi nước thoang thoảng mùi thơm ngầy ngậy toát ra từ cơ thể  của cô gái tuổi đôi mươi. Mùi cơ thể, mùi lá thơm của nước gội đầu, theo làn gió phả vào mặt Hoàng tạo cho Hoàng cảm giác khoan khoái dễ chịu. Hoàng ngồi tận hưởng những cảm giác mới lạ đang trào dâng. Đêm hôm ấy, trong giấc ngủ mơ màng của Hoàng vẫn phảng phất mùi của Thủy.
   Lần nhỡ mồm ấy còn có thể tha thứ được, do có chuyện đi xem phim để chữa ngượng và lấp liếm đi sự vô duyên của Hoàng. Lại còn một lần khác nữa, có thể nói là vô duyên hết sức. Sau khi thật thà kể xong câu chuyện. Chẳng biết Thủy nghĩ thế nào? Không cười, mặt hơi ửng đỏ và ngồi yên không nói gì. Còn Hoàng chỉ mong có cái lỗ nào chui tọt xuống đất cho đỡ xấu hổ. Mấy ngày sau nghĩ lại, tự Hoàng ngụy biện, đấy là do chất lính còn sót lại.
   Mà lần ấy, chẳng biết trời xui đất khiến thế nào mà Hoàng cứ kể ông ổng ấy thế mới chết chứ. Nghĩ lại cũng không trách được, ai mà chả thế? Những người đã từng cầm súng tham gia chiến đấu trong các cuộc kháng chiến, từ đánh đuổi thực dân Pháp đến Đế quốc Mỹ. Khi nhớ lại những ngày tháng gian khổ ấy, ai chả giống ai. Tất cả đều xúc động và tự hào về quá khứ hào hùng của mình và của cả dân tộc.
   Chuyện Hoàng kể hôm ấy, xuất phát từ việc Hoàng đòi xem vết sẹo ở chân Thủy do bị thương hôm đi cùng chuyến xe lên Hòa Bình. Thủy xấu hổ không cho xem. Hoàng dọa:
   -Em mà không cho anh xem, sau này có vấn đề gì em ân hận cả đời đấy! Em có biết không? Hồi đầu năm 1973, khi ấy hiệp định Paris về Việt Nam đã được ký kết, lính sinh viên bọn anh sắp được trả về trường tiếp tục đi học. Nhưng Đế quốc Mỹ cùng với chính quyền Sài Gòn đã vi phạm hiệp định, bọn chúng tấn công lấn chiếm đất vùng giải phóng. Đơn vị anh lúc ấy chiến đấu ở phía bờ Nam sông Thạch Hãn, quyết giữ bằng được giải đất hẹp sát mép sông Thạch Hãn. Em có biết không? Những trận chiến đấu ở đấy cũng thật là khủng khiếp. Bọn anh bảo: Những trận đánh ở đây ác liệt không kém gì những trận đánh bảo vệ thành cổ Quảng Trị mấy tháng trước.
    Cũng đúng thôi em ạ! Vì sau khi bọn địch chiếm lại được thành cổ Quảng Trị. Bọn chúng tập trung gần như đầy đủ các hỏa lực mạnh nhất và các binh chủng thiện chiến nhất, quyết tái chiếm lại dẻo đất bờ Nam sông Thạch Hãn. Chúng cho rằng: Thành trì kiên cố như thành cổ Quảng Trị chúng còn lấy lại được, vậy thì giải đất hẹp này làm sao có thể cản được âm mưu lấn chiếm của chúng.
   Thời gian ấy, đụng độ giữa hai bên xảy ra liên miên, vậy mà bọn địch  không thể nào hất được bọn anh về phía bờ Bắc. Cuộc chiến đấu giành giật nhau từng tấc đất, đồng nghĩa với thương vong nhiều vô kể. Em có biết không? Có vô vàn kiểu bị thương, anh chỉ kể cho em một kiểu bị thương thật hy hữu:
   Có chiến sĩ của ta bị thương đúng vào chỗ nhậy cảm. Ở trạm phẫu tiền phương, cô cứu thương trẻ, băng mãi vẫn không được. Lúc băng thì rất chặt, nhưng chỉ được một lúc lại tuột ra, máu vẫn chảy ướt hết cả quần. Cô gái trẻ băng đi băng lại mấy lần nhưng vẫn không được. Cô  vừa giận lại vừa thương anh chiến sĩ. Cô nghiêm nét mặt, ra lệnh:
   -Nếu anh muốn sống về với mẹ, thì anh phải coi em như em gái của anh.
   -Nhưng mà anh có làm gì đâu, tự nó đấy chứ.
   -Vậy thì em xin chịu, em đi gọi người khác.
   -Thôi! Làm vậy anh xấu hổ lắm. Em cứ thử lại lần nữa, anh sẽ cố quên “Chuyện ấy” đi.
   Kể đến đấy, Hoàng nhìn thấy hai má Thủy đã ửng đỏ. Hoàng lại còn nhấn mạnh một câu:
   -Đấy! Em thấy chưa. Vết thương của em đã ăn thua gì.
   Mặt Thủy đỏ dựng quay vội đi chỗ khác, Hoàng biết nhỡ lời nhưng không kịp nữa rồi.
(Còn nữa).   
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #296 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2014, 01:50:44 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số phận
          Ánh đèn hắt ra từ cổng bệnh viện đa khoa, làm cho hai anh em bỏ dở chừng câu chuyện. Anh Huệ bảo:
   -Mày phải nói sơ qua về Hà Mai cho tao biết để còn dễ nói chuyện chứ!
   -Thực ra em cũng không biết nhiều, em chỉ biết Hà Mai là bác sĩ ở phòng khám bệnh viện đa khoa, mẹ quê ở Nam Định, bố quê ở Sơn La. Bố dân tộc mường, mẹ là người kinh, thế thôi. Còn em quen Hà Mai là hôm em đi khám bệnh. Hôm ấy Hà Mai khám và cho em thuốc uống, Hà Mai nói là về  anh phải uống ngay. Theo lời dặn, cơm trưa xong em uống thuốc, rồi đi ngủ trưa như mọi khi. Đến giờ làm việc buổi chiều, em không thể nào dậy được, đến tối cũng thế. Em bỏ luôn cả cơm tối, sáng hôm sau là chủ nhật, em cứ nằm lỳ, ngủ vật ngủ vã, bỏ cả ăn trưa. Đến mãi 5 giờ chiều mới tỉnh, đầu đau như búa bổ, mồm miệng đắng ngắt. Em nghĩ kiểu này ốm to rồi.
   Sáng hôm sau, em ra bệnh viện sớm để gặp Hà Mai, lúc đó chưa đến giờ làm việc. Lúc gặp em Hà Mai tươi cười chào và hỏi em:
   -Anh thấy trong người thế nào? Có còn ngứa gãi cả đêm không?
   Lúc ấy em mới sực tỉnh, không biết đêm qua mình còn gãi nữa không? Do không còn nhớ gì, nên em nói với Hà Mai:
   -Anh ngủ ly bì lịt bịt nên không còn nhớ gì cả, không biết có gãi hay không gãi. Bây giờ anh thấy người mệt mỏi và uể oải lắm nên anh ra hỏi em tại sao như vậy?
   -Anh cứ yên tâm đi không bị sao cả, nếu có bị sao thì em đền.
   Hà Mai cười tủm tỉm khó hiểu và dịu dàng:
   -Anh về bảo chị ấy pha cho anh một cốc nước cam, uống vào là tỉnh ngay. Bây giờ em xin lỗi, em phải đi giao ban, lúc nào rỗi mời anh ra chơi.
   Đấy! chuyện giữa em và Hà Mai chỉ có như vậy.
   Ông Huệ cười rồi hỏi:
   -Vậy mày có thích Hà Mai không?
   -Anh hỏi buồn cười, không thích mà lại rủ anh đi chơi.
   -Thế thì tốt rồi.
   Qua cổng bảo vệ, chúng tôi biết, hôm nay Hà Mai có ca trực thay một người bạn. Tôi dẫn anh Huệ đi thẳng vào phòng bác sĩ trực. Tôi gõ cửa, Hà Mai đang rửa tay, quay đầu ra hỏi:
   -Ai đấy?
   -Anh Khoa đây!
   -Chờ em một lát, em đang dở tay.
   Qua cửa kính ông Huệ quan sát Hà Mai, rồi ông quay sang tôi giơ ngón tay cái ra ám hiệu, như vậy là được đấy.
   Hà Mai ra mở cửa mời chúng tôi vào trong nhà, kéo ghế mời chúng tôi ngồi, rồi rót nước mời chúng tôi uống. Tất cả mọi động tác đều nhẹ nhàng chậm dãi và rất tự nhiên. Tôi giới thiệu anh Huệ với Hà Mai. Bằng giọng nhỏ nhẹ Hà Mai nói:
   -Em chỉ được nghe bạn em nói về anh Huệ, hôm nay em mới được gặp mặt. Mời các anh uống tạm cốc nước sôi để nguội, bệnh viện bọn em chỉ có thế, không có trà như các anh đâu, các anh thông cảm.
   Tôi vẫn ngồi yên, ông Huệ không kìm nổi sự tò mò hỏi Hà Mai:
   -Bạn em là ai mà lại biết anh?
   Hà Mai cười hiền từ nhưng kín đáo trả lời ông Huệ:
   -Các anh làm ở Đoàn thiết kế thủy điện Hòa Bình, thì ai mà chả biết. Uỷ ban tỉnh còn phải nhường chỗ cho các anh làm việc nữa là, vì thế mọi người dân ở thị xã này hầu như đều biết các anh. Mấy chị bạn em: Chị Nguyệt, chị Hà, chị Vân, các chị ấy hay điều trị cho các anh ở Đoàn thiết kế, nên các chị ấy biết nhiều về Đoàn thiết kế và hay kể về các anh, trong đó vẫn nhắc đến tên anh Huệ, em chỉ nghe tên bây giờ mới được biết mặt.
   Bị bắt đúng mạch, mặt ông Huệ ửng đỏ. Ông này có đặc điểm cứ cười hay xấu hổ là mặt đỏ gay, còn cáu giận hay bực bội thì lại tái mét. Hôm nay, ngồi dưới bóng đèn dây tóc ánh sánh lờ mờ mà tôi vẫn nhận ra mặt ông Huệ đỏ gắt. Tôi nghĩ trong bụng: Ông Huệ xứng đáng được phong danh hiệu: “ Giám đốc sở lượn”, tên tuổi của ông lừng lẫy cả một vùng rộng lớn. Ấy vậy mà vẫn cô đơn, bây giờ có được mảnh tình vắt vai thì lại bị bà Hoa hành lên hành xuống. Mình so với ông ấy chưa thấm vào đâu.
   Ông Huệ đưa tay lên gãi đầu, cười gượng:
   -Ừ! Đúng rồi, anh có biết bạn của em. May mà em nói trước, nếu không thì anh nói lộ hết bí mật.
   Hà Mai cười hiền lành, nụ cười nở trên đôi môi đỏ mộng, tôi nghĩ: Dáng người ấy, khuôn mặt phúc hậu ấy, giọng nói ấy và nụ cười ấy, không biết đã làm siêu lòng bao nhiêu chàng trai. Không biết mình là người thứ bao nhiêu? Mà cũng thật là kỳ lạ: Tại sao con gái thì tham tài, con trai lại tham sắc? Bọn con trai cứ thấy con gái có chút nhan sắc là lao vào tán tỉnh.
   Hà Mai còn có một nét nữa, theo tôi thì rất đáng yêu, rất hợp với tôi. Hà Mai có phong thái chậm rãi, nói năng từ tốn giống như những người tu hành. Cách nói ấy, bắt buộc người khác phải lắng nghe. Đương nhiên cách nói ấy sẽ rất thua thiệt trong xã hội đương thời, nhưng tôi thích mẫu người như vậy.
   Hà Mai thấy tôi ngồi từ nãy tới giờ vẫn chưa nói gì. Rất khéo, Hà Mai gợi ý:
   -Dạo này anh Khoa thấy trong người thế nào? Em đã bảo anh rồi: Bệnh anh chỉ cần lấy vợ vào là khỏi. Thật đấy! Em làm nghề y em không nói dối anh đâu.
   Tôi nghĩ Hà Mai bốc phét, biết gì về chuyện vợ chồng mà nói như thật. Tôi lặng im không nói gì mà chăm chú nhìn vào cốc nước, ông Huệ thấy thế nên đỡ lời tôi:
   -Anh Khoa biết rồi, bây giờ đang phấn đấu để có người yêu. Em xem có cách gì giúp anh ấy không?
   -Cách thì nhiều lắm, chỉ sợ anh Khoa không đồng ý thôi.
   -Em nói để anh nghe xem cách gì?
   -Em không nói với anh được, chỉ cần anh Khoa ra đây là bọn em có cách, bọn em có nhiều cách hay lắm.
   Tôi phì cười, bảo với Hà Mai:
   -Anh biết cách của các em rồi, cách của em là bắt anh uống thuốc. Thế là anh ngủ hai ngày một đêm, chẳng còn biết trời đâu đất đâu nữa.
   Hà Mai cười, nói thủng thẳng:
   -Đấy là bài đầu tiên để nhớ nhau cái đã, anh đừng sốt ruột. Mẹ em kể: Ngày xưa đi chiến dịch Điện Biên Phủ, mẹ em quen bố em cũng trong hoàn cảnh tương tự như vậy. Hai người biết nhau, tận mấy năm sau bố mẹ em mới lấy nhau. Bố em còn kể: Hồi ấy nông trường Mộc Châu tổ chức đám cưới tập thể mấy cặp đôi một lúc, cưới theo đời sống mới nhưng vui lắm.
   Chúng tôi ngồi nói chuyện huyên thuyên với Hà Mai được một lúc, chuyện đang vui thì Hà Mai có khách. Tôi nháy anh Huệ và đứng lên nói với Hà Mai:
   -Em có bệnh nhân cấp cứu, bọn anh xin phép về. Khi nào có thời gian bọn anh lại ra chơi.
   Hà Mai đứng lên xua tay lia lịa:
   -Không phải cấp cứu đâu. Các anh cứ ngồi đây chơi, để em ra xem ai?
   Ra cửa, Hà Mai thấy Chiến, bạn của Hà Mai. Tình huống xảy ra Hà Mai không lường được, buộc Hà Mai vào thế khó xử. Hà Mai lẩm bẩm: Giá như để cho Anh Huệ và anh Khoa về lúc nãy thì tốt, đằng này mình lại giữ lại, thành ra bây giờ khó quá. Hà Mai nghĩ: Đâm lao thì phải theo lao thôi, biết làm sao được.
   Hà Mai đưa Chiến vào giới thiệu với chúng tôi. Thực ra, chúng tôi không làm việc với nhau nhưng biết nhau, hai đơn vị chúng tôi ở gần nhau. Đoàn thiết kế thủy điện sông Đà ở đỉnh đồi, Đoàn khảo sát sông Đà ở chân đồi. Chiến là kỹ sư địa chất, hiện đang làm việc ở Đoàn khảo sát địa chất sông Đà, Chiến được đào tạo ở Liên Xô về.
   Tất cả chúng tôi làm quen với nhau, sau đó Chiến cầm bó hoa và hộp quà lưu niệm đứng lên nói:
   -Xin phép hai anh, nhẽ ra đến cùng hai anh để dự sinh nhật Hà Mai thì vui vẻ biết bao nhiêu. Nhưng vì tôi đến muộn, bây giờ tôi xin phép được chúc mừng sinh nhật Hà Mai.
   Hà Mai đỡ bó hoa và hộp quà từ tay Chiến và nói:
   -Cám ơn anh Chiến, anh quá chu đáo. Xin lỗi anh Huệ, anh Khoa. Hôm nay là ngày sinh nhật thứ 24 của Hà Mai. Buổi chiều các anh các chị trong khoa đã làm tiệc sinh nhật cho Hà Mai rồi, nói thật với các anh là em cũng bị bất ngờ. Rút kinh nghiệm năm nay, sang năm em sẽ làm đàng hoàng, mời các anh dự đầy đủ.
   Tôi với anh Huệ ngỡ ngàng, không biết giải quyết thế nào. Chấp nhận chai sạn tôi nói:
   -Xin lỗi Hà Mai! Anh với anh Huệ không biết hôm nay là sinh nhật em, bọn anh thật có lỗi, em thông cảm.
   -Không! Các anh không có lỗi, lỗi là ở tại em. Thôi! cho em xin lỗi.
   Câu chuyện sinh nhật cứ nói qua nói lại. Chiến thấy có chúng tôi ngồi đấy nên cũng chẳng nói được gì, còn tôi với anh Huệ thì cũng chẳng có gì mà nói, hai bên kìm thế nhau. Tôi đạp vào chân anh Huệ ra ám hiệu rút, anh Huệ đứng lên xin phép ra về. Hà Mai tiễn chúng tôi ra cổng rồi quay lại.
   Chúng tôi ra về. Anh Huệ thế nào thì tôi không biết, còn tôi thì tự nhiên thấy khó chịu buồn bực vô cớ. Có thể tôi khó chịu với Chiến, vốn dĩ tôi rất dị ứng với những người cùng trang lứa với tôi nhưng lại được đi đào tạo ở nước ngoài, khi gặp những đối tượng ấy tôi thường ngồi im coi như mất điện. Bây giờ gặp nhau ở hoàn cảnh này lại càng khó chịu.
   Thời gian trước, cho đến khi rời quân ngũ tôi về đi học. Tôi chưa có tính xấu ấy, chỉ đến khi ra trường đi làm được vài năm, đồng thời có sự va chạm với họ thì trong tôi nảy sinh tính ấy. Lúc đầu tôi cho tôi là hạng người ích kỷ cố chấp, ghen tỵ với những người có điều kiện hơn mình, không thông cảm và chia sẻ với hoàn cảnh xã hội, trong tôi có bóng dáng của một kẻ công thần. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, soát xét những việc mình làm thì hoàn toàn không phải như vậy.
  Thực tế khách quan đã mở cho tôi một góc nhìn khác. Đúng là: Khi đất nước có chiến tranh thì tất cả dân tộc Việt Nam đều có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng góp sức của mình vào công cuộc kháng chiến ấy. Tất cả mọi người, từ quân đến dân, nam phụ lão ấu, mỗi người mỗi việc. Người ra chiến trường cầm súng chiến đấu, người ở lại hậu phương vừa chiến đấu vừa sản xuất để có lương thực nuôi quân. Người cầm súng thì cũng phải có người cầm bút, người ở trong nước thì cũng phải có người ở nước ngoài. Tất cả mọi người chung sức chung lòng đã làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
   Song nhìn về mặt trái của nó, có cái gì đó sường sượng không biết nói thế nào? Đành rằng như thế mới gọi là xã hội, nhưng vẫn cảm thấy vô lý. Cứ nhìn lại một vài hành vi mà lòng quặn đau: Những người đào ngũ trốn tránh nghĩa vụ về địa phương, dùng tiền của để đút lót, xin xỏ trốn tội. Những người lợi dụng hoàn cảnh của đất nước để tham ô hủ hóa. Những người dùng quyền chức để  chèn ép ngườì khác mưu cầu lợi ích cho riêng mình cho gia đình mình, cho dòng họ mình. Những ông quan, tìm mọi cách để con cái mình không phải đi nghĩa vụ quân sự, mà đi nước ngoài học tập. Khi đất nước còn chiến tranh thì tìm cách cho con nấn ná ở lại không chịu về nước v.v.
    Nhiều lắm, kể làm sao hết được. Vấn đề cần quan tâm ở đây là kết cục thế nào? Vẫn là: “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”. “Con vua thì lại làm vua”. Những người có chức có quyền, những người có tiền vẫn là những kẻ miệng lưỡi có gang có thép. Những người được đào tạo ở nước ngoài luôn cho mình cái quyền thông minh hơn người ở trong nước, và họ phải được nắm những trọng trách quan trọng v.v. Chỉ nghĩ đến đấy thôi, máu tự ái của tôi đã nổi lên, tôi không đủ bình tĩnh làm chủ bản thân. Tôi có cái sai ở nhận thức là: Vơ đũa cả nắm, không phải ai cũng như vậy.  Nhưng tôi không sao thoát ra được những ý nghĩ nhỏ nhen ấy.
   Lại còn thế này mới chua xót: Lúc trước, thì trốn nghĩa vụ quân sự, ở Việt Nam khổ quá nên vượt biên trốn đi nước ngoài. Hòa bình lập lại, vì nhớ quê cha đất tổ, hơn nữa cũng kiếm được chút tiền và cảm thấy lương tâm cắn rứt, khi về thăm quê rút hầu bao ra đóng góp cho địa phương chút đỉnh. Ôi! Bỗng nhiên trở thành người có công với làng với nước. Những thằng lính chiến, thương tật đầy người, chất độc da cam truyền qua mấy đời con cháu, ốm yếu bệnh tật nghèo đói lại thành gánh nặng cho xã hội. Thật là trớ trêu, cười rơi nước mắt…
   Đọc đến đây, Hoàng thấy Khoa là con người thâm thúy đa cảm nhưng cố chấp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Hoàng nhủ thầm: Con người này sẽ khổ cả đời cho mà xem. Nhiều lúc thương bạn cô đơn, Hoàng muốn giới thiệu cho Khoa một cô bạn gái, giúp Khoa vui vẻ quên đi vết thương lòng đang đeo đẳng Khoa gần chục năm nay. Nhưng Khoa khó tính lắm, chưa chấp nhận ai hết. Nghĩ cũng lạ, trong lĩnh vực yêu đương, hai thằng khác nhau một trời một vực, được cái là luôn bổ xung cho nhau. Khoa thì điềm tĩnh có phần thờ ơ, Hoàng thì xoắn xuýt săn đón. Khoa bảo với Hoàng là: Mày chỉ chết vì gái thôi. Hoàng thấy đúng quá chỉ biết gãi đầu cười trừ.
(Còn nữa).
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #297 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2014, 08:24:35 am »



                 Chào bác quanvietnam! Chào các bác!

                 Chuyện kể của bác chủ ngày càng hấp dẫn. Bác đã nói được cái quãng sau chiến tranh ( Sau năm 75) Ấy là lúc những người lính quả cảm đã từng sống chết một thời. Rồi may mắn sống rồi lại được đi đào tạo và học tập. Nhưng khi về sống, làm việc ở môi trường mới thì thường sẽ có rất nhiều phức tạp. Nếu như ta cứ mang cái "chất lính" vào trong cuộc sống! Mà sao lại không mang Cái chất yêng hùng đó cơ chứ. Những người Lính thực thụ, thì cái "chất lính'' đó đã ngấm vào máu rồi. Chưa nói đến sự tự ty vì trình độ hay vì "cái mã" của dân "sốt rét rừng" với dân "bơ sữa"

 Lại còn thế này mới chua xót: Lúc trước, thì trốn nghĩa vụ quân sự, ở Việt Nam khổ quá nên vượt biên trốn đi nước ngoài. Hòa bình lập lại, vì nhớ quê cha đất tổ, hơn nữa cũng kiếm được chút tiền và cảm thấy lương tâm cắn rứt, khi về thăm quê rút hầu bao ra đóng góp cho địa phương chút đỉnh. Ôi! Bỗng nhiên trở thành người có công với làng với nước. Những thằng lính chiến, thương tật đầy người, chất độc da cam truyền qua mấy đời con cháu, ốm yếu bệnh tật nghèo đói lại thành gánh nặng cho xã hội. Thật là trớ trêu, cười rơi nước mắt…
 


             Thỉnh thoảng Tranphu341 đi dự hội nghị về Đảng. Mấy Đồng chí Bí thư hay cán bộ Đảng mặt non choẹt họ chẳng biết khẩu súng là gì. Cũng đúng thôi vì họ là thế hệ sau chiến tranh. Thế hệ xây dựng Đất Nước. Điều Tranphu341 muốn nói là: Họ cứ nói kiểu các Đ/c phải thế này, phải thế kia, phải gương mẫu vv và vv Họ dao giảng một hời răn dạy những người Lính già. Nhìn họ nói, thấy họ làm, thì chỉ muốn Đấm vào mặt chúng nó mấy cái, cái bọn đạo đức giả. Súng thì không biết cầm. Nhưng cầm phong bì, nhận hối lộ thì giỏi.

               Chúc bác chủ luôn khỏe để tiếp tục câu chuyện tình yêu, câu chuyện sau chiến tranh của người lính đang rất hấp dẫn!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #298 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 11:24:28 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số phận
          Thời gian chờ và đợi thư của Thủy cứ dài lê thê. Hoàng vẫn lục tìm từng kỷ niệm trong quá khứ, biết đâu đấy có thể có lúc nào đó Thủy đã thể hiện tình cảm, nhưng do Hoàng vô tâm mà không biết. Để không bị quên, Hoàng phân loại theo từng khu vực mà Hoàng và Thủy thường đi với nhau. Ở thị xã, ở trường sư phạm, ở dốc Cun rồi xe tăng ở đồi Cù Chính Lan v.v. Cả chiếc xe đạp Thống nhất mà Hoàng dùng làm phương tiện đưa Thủy đi chơi. Hoàng nghĩ đấy là trung tâm của mọi vấn đề cần tập trung vào khai thác.
   Lần gặp nhau đầu tiên hai đứa đi bằng xe ngựa, sau lần ấy thường hai đứa đi chung chiếc xe đạp Thống nhất của Hoàng. Đường từ thị xã Hòa Bình vào Chăm Mát, lên dốc Cun vào đồi xe tăng Cù Chính Lan thì thật là xấu, toàn là đèo dốc quanh co, một bên là vực sâu một bên là núi cao. Tiếng là Quốc Lộ 6, nhưng chất lượng thì quá tồi. Nếu ai không biết thì chỉ nghĩ là đường giao thông nội bộ của địa phương, đâu ngờ đây là đường Quốc Lộ số 6, giao thông huyết mạch phía Tây Bắc.
   Nói là đi bằng xe đạp, nhưng đạp xe thì ít mà dắt xe đi bộ thì nhiều, hết lên dốc lại xuống dốc, hiếm mới gặp đoạn bằng phẳng. Đã là dốc của đường miền núi, nếu đi bằng xe đạp thì lên cũng chịu mà xuống cũng chịu. Lúc lên dốc cả hai đứa mắm môi mắm lợi đẩy ngược lên, mồ hôi mồ kê đầm đìa, thở cả bằng lỗ tai. Khi xuống dốc thì đỡ hơn một chút, đứa phanh đứa kéo ngược lại, nhưng cũng chồn chân.
   Vào cái thời ấy, có chiếc xe đạp để mà đi thì cũng đã là tốt rồi. Người ta đi học ở nước ngoài về có xe mô tô xe máy, bét nhất là có xe đạp, nhưng xe đạp của họ là xe đạp ngoại. Đằng này mình chỉ có xe Thống Nhất, đã thế chiếc xe lại còn bị chằng buộc lung tung.
   Nhiều hôm, Thủy thấy Hoàng cứ than phiền về chiếc xe đạp của mình không được tốt, hay hỏng hóc làm cả hai anh em vất vả. Những lúc như vậy Thủy thấy Hoàng có vẻ băn khoăn, Thủy nghĩ: Xe nào mà chịu được, đường thì xấu, ổ voi ổ gà, xe lại cõng trên mình hơn một tạ thì sao mà không hư không hỏng.
   Để cho Hoàng quên đi sự bực dọc về xe cộ, Thủy hỏi Hoàng:
   -Xe này hồi giải phóng anh mang từ Miền Nam ra à!
   -Sao em lại hỏi anh thế?
   -Em thấy, hồi ấy bố em cũng mang một chiếc khung xe về, rồi bố em mua phụ tùng lắp thành một chiếc xe đạp. Ngày ấy cả nhà em chỉ có mỗi chiếc xe đạp, bố em thì ít đi, mẹ em thì không biết đi. Xe chủ yếu là hai chị em đi, thằng em trai em nó toàn tranh phần, em cũng chả mấy khi được dùng. Đến lúc em đi sư phạm thì chắc nó toàn quyền, không còn ai tranh với nó nữa.
   Hoàng thấy Thủy nhắc lại thời kỳ các chiến sĩ quân giải phóng chuyển khung xe đạp và búp bê nhựa từ miền Nam ra, Hoàng không biết nên buồn hay nên vui. Ngày ấy, Miền Bắc dồn hết sức người sức của cho đồng bào Miền Nam. Miền Bắc nghèo lắm, nhà Hoàng thuộc loại khá trong xã, nên bố Hoàng mới có một chiếc xe đạp. Nghĩ thế, Hoàng mới kể cho Thủy nghe về xuất xứ của chiếc xe đạp mà Hoàng đang dùng. Nghe xong Thủy hỏi:
   -Vậy là tiền trợ cấp đi B của anh từ lúc anh đi đến khi anh về, bố mẹ anh cứ giữ nguyên không tiêu pha gì?
   -Ừ! Mẹ anh không cho ai động vào, chị gái anh kể thế. Chị gái anh bảo: Nhiều đêm thấy mẹ không ngủ, bên ngọn đèn Hoa Kỳ ánh sáng tù mù, mẹ đang vuốt phẳng những tờ tiền xếp đi xếp lại. Tiền mẹ lĩnh về thế nào, mẹ để nguyên như thế không thay đổi, ai hỏi vay, ai muốn đổi để mẹ dễ giữ, mẹ cũng không đồng ý. Mẹ bảo: Đây là kỷ niệm của nó, nếu nó có mệnh hệ gì, thì lấy tiền của nó mà lo cho nó. Còn nếu nó sống về với mẹ, thì đấy là tiền mẹ giữ cho nó, nó muốn làm gì thì tùy nó.
   -Thế là khi anh trở về, anh dùng tiền này để mua xe đạp?
   -Ừ! Nhưng đấy là chuyện mua bán một chiếc xe đạp bình thường, đằng này xe đạp của anh không hoàn toàn giống chuyện mua bán. Em có biết không? Sau gần bốn năm chiến đấu ở chiến trường, anh không gửi bất kỳ tin tức gì về nhà. Không phải anh sợ hay là anh mê tín, mà cái chính là do viết thư nhưng không biết gửi ai để mang ra Bắc. Hơn nữa, anh cũng nghĩ: Có khi không nhận được thư của anh thì bố mẹ anh cứ lo triền miên thành ra quen, còn lúc nhận được lúc không nhận được thì lại hay đoán già đoán non cũng làm khổ mọi người. Cũng có những lúc anh nghĩ: Chiến tranh thì ác liệt như vậy, sự sống và cái chết luôn cận kề nhau. Rất có thể có trường hợp, bố mẹ vừa nhận được thư của con, tưởng rằng con mình vẫn còn sống, nhưng thực tế thì con mình đã hy sinh sau khi gửi thư về cho bố mẹ. Cứ nghĩ đến những hoàn cảnh éo le ấy là anh không muốn viết thư, cộng với sự lười biếng và tình cảm yếu đuối của anh, nên anh không viết thư cho ai. Chính vì điều đó nên anh cũng không biết mọi người ở nhà nghĩ về anh thế nào?
   Em biết không? Khi anh về nhà được nghe mẹ anh kể: Ngày ấy bố anh có tiêu chuẩn được phân phối một chiếc xe đạp, bố mẹ anh bàn bạc với nhau là xe này sẽ để phần cho anh. Khổ nỗi vì anh chưa về mà cũng chả có tin tức gì về anh, nên bố mẹ anh cũng không dám mua. Mà mỗi đợt phân phối đều có thời hạn của nó, vì thế bố anh lại phải nhường tiêu chuẩn cho người khác mua trước, cứ như vậy đến mấy lần ấy. Trong khi đó, mẹ anh âm thầm ngày nào cũng đem tiền ra đếm để nhớ ngày nhớ tháng nhớ năm con trai vào Nam đi chiến đấu. Cũng vì đếm nhiều nên bà nhớ chi tiết từng đồng tiền, có bao nhiêu loại tiền mỗi loại bao nhiêu tờ.
   -Chuyện cảm động quá! Vậy mà bây giờ anh mới kể. Mới đầu em cứ nghĩ là xe anh mang từ Miền Nam ra, nên mỗi lần anh khó chịu vì xe em cảm thấy nó là chuyện bình thường. Nhưng bây giờ em được nghe anh kể, thì từ nay anh phải giữ gìn vì nó là vật kỷ niệm. Đúng không anh?
   Kể từ hôm ấy, mỗi khi đi đâu nếu phải dùng đến xe đạp, Hoàng không nói nhưng Thủy chủ động nhắc nhở:
   -Anh ơi! Đi vào đấy đường xấu lắm.
   -Kệ! Đời ta muôn vàn đời nó. Cần thiết lắm, sau này giữ cái khung là đủ rồi.
   Màn giáo đầu này trở thành thông lệ mỗi khi hai anh em rủ nhau đi chơi. Biết được nhược điểm của xe, biết chất lượng đường xá, nhưng thiếu cách khắc phục. Nhiều khi đang đi bị tuột xích, Hoàng phải lắp đi lắp lại nhiều lần, tay lấm lem dầu mỡ bôi nhem nhếch cả lên mặt, Thủy nhìn thấy buồn cười lắm nhưng cố nhịn không giám cười. Có lúc cần phải đi gấp cho kịp thì không hư cái nọ cũng hỏng cái kia, Hoàng tức quá đạp cho mấy đạp. Thủy đứng bên nhắc khéo:
   -Vật kỷ niệm đấy anh!
   -…
   Tuy chê nó xấu, nó là đồ nội nhưng đi đâu là đều có nó, nếu không có nó thì nhiều lúc không biết giải quyết thế nào.
    Một lần Thủy rủ đi thăm bà cô ở Kỳ Sơn, nhà bà cô ở cách đường Quốc Lộ số 6 khoảng 3 KM. Buổi sáng lúc đi thì thời tiết rất đẹp, hai anh em vi vu trên đường, chuyện trò rôm rả, cười như tết. Đến lúc ra về, bà cô cho một bao tải đủ mọi loại củ, nào củ mỡ, củ từ, củ sắn. Thủy chối quầy quậy, thấy thế bà cô nói:
    -Cháu chịu khó mang về đêm luộc ăn kẻo đói không học được, có xe đạp chở mà ngại gì.
   Thủy liếc nhìn Hoàng như để xin ý kiến, Hoàng thấy Thủy có vẻ đồng ý nên gật đầu. Bao tải các loại củ được buộc lên xe, hai đứa tạm biệt bà cô rồi ra về. Vừa mới đi được một lúc, trời đổ mưa như trút. Hai anh em bất ngờ gặp mưa giữa cánh đồng, không có chỗ trú nên ướt như chuột lụt, Hoàng là con trai thì không sao, Thủy là con gái toàn mặc đồ mỏng nên dính bết vào người, những chỗ nhậy cảm Thủy cố dấu nhưng nó lại lộ ra giống như đánh đố với Thủy, Thủy xấu hổ lắm cúi gằm mặt vờ đẩy xe. Hoàng ra vẻ không để ý, nhưng tò mò thi thoảng vẫn nhìn trộm.
   Khi đi qua con suối, buổi sáng lúc vào thì nước suối mới chỉ ngập đến bắp chân, mới mưa một tý mà nước đã lên ngang bụng. Đã sẵn quần áo ướt hai anh em cứ thế lội qua. Hoàng vác xe lên vai đi trước, bao tải củ từ, nặng trĩu như muốn kéo ngửa Hoàng ra, Hoàng lấy hai tay ghì chặt gióng xe để giữ thăng bằng và lội qua, Thủy bám lấy cái đèo hàng để đi.
   Ra đến giữa suối, vì dẫm lên hòn đá trơn, Hoàng ngã chìm nghỉm cả xe lẫn người, Hoàng vội vàng đứng lên quay lại xem Thủy có bị làm sao không. Thấy Thủy đang đứng cười, Hoàng cũng cười theo. Hai anh em vuốt nước mưa trên mặt, lại dòng rắn nhau qua suối. Sau khi qua suối đi được một quãng thì trời ngớt mưa, lúc này đất đồi dẻo quánh bám vào lốp xe chui hết vào cái chắn bùn, bánh xe bị bó chặt lại không quay được nữa. Chẳng còn cách nào hai đứa đành phải đẩy trượt xe trên mặt đất, mệt quá Hoàng dừng lại quay về nhìn Thủy, vì xe dừng đột ngột Thủy đứng lên nhìn Hoàng, bốn mắt nhìn nhau,Thủy xấu hổ quay đi.
   -Có cần giải lao không Thủy?
   -Mưa ướt thế này làm gì có chỗ mà giải lao?
   -Ừ! Thôi đi cố lên đường 6, nhưng cứ để quần áo ướt này đi à!
   -…
   Vừa đi Hoàng vừa quan sát hai bên đường đi xem có chỗ nào để cho Thủy vào đấy vắt khô quần áo được không. Khổ nỗi, đây lại là thềm của con suối nên toàn là ruộng bậc thang thoai thoải, lúa ở những thửa ruộng đang ở thì con gái xanh non mơn mởn, gặp trận mưa lúa xanh ngắt một mầu xanh. Cánh đồng lúa bậc thang sau cơn mưa đẹp quá, đứng một chỗ có thể phóng tầm mắt nhìn được tất cả mọi thứ ở xung quanh. Hoàng nghĩ: Điều này bất lợi cho Thủy rồi.
   Cơn mưa dứt hẳn, cũng là lúc Hoàng và Thủy đẩy xe từ dưới suối lên đến gần đường 6. Hoàng liếc nhìn trộm Thủy, kiểu này không chấp nhận được Thủy ơi, Hoàng sợ có ai đó nhìn thấy Thủy lúc này. Thủy đang ở tuổi ăn tuổi lớn, các bộ phận của cơ thể như muốn đua với thời gian, quần áo may không kịp với tốc độ phát triển của cơ thể, nhiều bộ phận cơ thể cứ muốn nhảy tung ra khỏi lớp vải chật chội khó chịu. Hoàng nói với Thủy:
   -Bây giờ anh đứng đây canh chừng, em vào gốc cây nhãn kia vắt khô quần áo. Nhớ là phải thật nhanh, nếu chậm sẽ gặp những người đi làm đồng họ sẽ nhìn thấy.
   Thủy quan sát rất nhanh nơi Hoàng chỉ, sau đó Thủy ngắm lại mình, hết nhìn trước lại nhìn sau, lưỡng lự một lát. Thủy đi thẳng đến gốc cây nhãn, nhìn xung quanh không thấy có ai. Thủy cởi áo ra vắt kiệt nước và rũ áo nghe soạt một cái, Hoàng nhìn vội, chỉ thấy nửa tấm lưng tròn lẳn trắng ngần và cánh tay phải đang điều chỉnh nốt phần áo còn lại để che kín cơ thể.
   Như sợ có ai theo dõi phát hiện ra hành động của Hoàng và Thủy, Hoàng đảo mắt nhìn xung quanh một lượt rồi nhanh chóng quay lại gốc nhãn nơi Thủy thay quần áo, vì gốc nhãn che khuất nên Hoàng không nhìn thấy gì chỉ thấy Thủy lom khom, Hoàng đoán là mọi việc đã hoàn tất. Nghe tiếng bước chân của Thủy, Hoàng hỏi:
   -Sao nhanh thế?
   -Em quen rồi! Việc này hồi còn ở nhà, mấy đứa con gái bọn em đi làm nương về cũng hay rủ nhau ra suối tắm vẫn thường làm thế này.
   -Không sợ bọn con trai nhìn trộm à!
   -Không! Con trai tắm một chỗ, con gái tắm một chỗ, không ai nhìn được.
   -  Thủy này! Anh kể rất thật, nhưng em đừng cười và không được nói với ai là anh kể nhé! Hồi mà bọn anh hành quân vào Nam, nếu đến binh trạm nào mà có đơn vị nữ thanh niên xung phong là mấy thằng lính bọn anh rủ nhau đi xem nàng tiên cá tắm ở suối. Có thằng để nhìn rõ hơn nó trèo lên nằm phục ở lùm cây, chị em không phát hiện ra cứ thế là tắm thoải mái. Chả may cho nó, lùm cây yếu quá bị gãy, nó lăn ùm xuống suối may mà không bị sao. Còn chị em thì chạy toán loạn chẳng  kịp lấy quần áo, miệng kêu thất thanh: Có ma! Có ma.
   -Hay là anh?
   - Không! Không thật mà!
   -Không thật là có thật rồi. Hì hì…Em nói đùa vậy thôi.

   Nghĩ lại những chuyện từ đầu đến giờ, Hoàng thấy mình đi lan man quá, không đúng trọng tâm. Vấn đề là ở chỗ phải xác định được cái gì đó, chứng tỏ Thủy có cảm tình với Hoàng, nhưng ngại mình là phận gái không thể nói ra.
   Mệt mỏi, Hoàng nằm ườn ra giường, mắt nhìn chăm chú lên trần nhà. Tự nhiên, Hoàng ngồi bật dậy miệng lẩm bẩm:
   -Thật là vớ vẩn. Khi có điều kiện thì chẳng làm, bây giờ cứ nghĩ lung tung.
    Lúc trước nhiều lần Hoàng cũng định ướm thử, xem Thủy phản ứng thế nào? Nhưng lần nào cũng vậy, Hoàng không  tận dụng được cơ hội. Rào cản lớn nhất đối với Hoàng là mặc cảm về tuổi tác, sợ rằng nếu nói ra Thủy không đồng ý, lúc đó sẽ làm khó cho cả hai, liệu Thủy sẽ suy nghĩ về Hoàng thế nào? Mặt khác, trong cuộc sống Hoàng luôn luôn cố thể hiện mình như là người anh trai mẫu mực, nên Hoàng không dám làm khác. Cứ như thế Hoàng khất lần, không biết có còn cơ hội nữa không? Điều này chỉ có trời mới biết.
(Còn nữa).
 

Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #299 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2014, 09:31:14 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số phận
   Tiếng gõ cửa. Hoàng gấp cuốn sổ của Khoa lại, ra mở cửa. Nhìn quanh không thấy có ai, Hoàng nghĩ chắc là có ai đó gõ nhầm. Hoàng trở về chỗ ngồi và tiếp tục đọc.
     …Sau cái tối hôm ấy, tôi chưa gặp lại anh Huệ. Gặp lại anh Huệ, chắc là anh cười tôi thối mũi. Thời gian gần đây, mỗi khi nhìn thấy anh Huệ là tôi tìm cách né tránh. Thật ra, tôi chả có gì để sợ anh Huệ, nhưng khi nhìn thấy anh tôi thấy xấu hổ cho cái tối hôm ấy, tôi ân hận vì rủ anh ra bệnh viện đa khoa chơi.
   Cũng may mắn để tôi có cớ lánh mặt anh Huệ, thời gian này cơ quan Đoàn thiết kế Hòa Bình đang tập trung làm phương án phản biện cho phương án của Viện thiết kế thủy công Bacu. Công việc bận bù đầu, tôi được tách ra khỏi tổ Mặt Bằng do anh Huệ phụ trách, biệt phái sang nhóm nghiên cứu phương án bố trí nhà máy thủy điện hở. Thú thực, khi ấy tôi là kỹ sư thủy công thủy điện, nhưng tôi cũng chỉ biết lơ mơ về các phương án bố trí công trình Thủy điện Hòa Bình. Sang nhóm này, tôi cũng  giúp việc là chính.
   Ở giai đoạn đầu, Viện thiết kế thủy công Bacu đã lập luận chứng KTKT công trình thủy điện Hòa Bình, kiến nghị chọn phương án bố trí nhà máy thủy điện ngầm để chuyển sang nghiên cứu trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật. Để khẳng định sự tối ưu của phương án kiến nghị, phía Việt Nam gồm các chuyên gia đầu ngành về thủy lợi thủy điện, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Liên Xô tập trung vào nghiên cứu một số phương án phản biện cho Phương án kiến nghị của Phân Viện Thiết kế thủy công Bacu.
   Vào cuối những năm sáu mươi đầu năm bảy mươi của thế kỷ 20. Đất nước ta đếm trên đầu ngón tay cũng chỉ có mấy công trình thủy điện gọi là lớn, Miền Bắc có thủy điện Thác Bà, Miền Nam có thủy điện Đa Nhim. Những công trình này đều do các kỹ sư nước ngoài thiết kế, các kỹ sư Việt Nam khi ấy chủ yếu là giúp việc. Ở thời điểm này, trình độ và năng lực của các kỹ sư thủy công thủy điện còn nhiều hạn chế, cứ tạm đánh giá là biết về lý thuyết nhưng chưa kinh qua thực tế.
   Sau khi chính phủ Việt Nam phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình thủy điện Hòa Bình, đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật thì chuyển sang Viện thiết kế thủy công Mátcơva thiết kế. Thời gian này, các kỹ sư người Việt Nam mới có điều kiện tham gia.
   Học trong trường là một chuyện, ra thực tế lại là chuyện khác, tất cả đều lạ lẫm và mới mẻ. Nhưng được cái quý của người Việt Nam là thực sự cầu thị ham học hỏi, không dấu dốt. Vì thế các chuyên gia Liên Xô hướng dẫn nhiệt tình và cụ thể. Lứa kỹ sư được tham gia thiết kế công trình thủy điện Hòa Bình hồi bấy giờ tiến bộ nhanh chóng…
   Đúng như cổ nhân đã nói: Người tính không bằng Trời tính. Thú thực sau cú ở bệnh viện đa khoa, tôi như chim phải tên, cò gặp bão. Rất sợ đi chơi, vạn bất đắc dĩ tôi mới đi ra ngoài, thời gian này động cơ của tôi là làm việc, hạn chế  tiếp xúc với mọi người khi không cần thiết. Tôi tự hứa với mình: Không và không bao giờ gặp lại Hà Mai nữa…
   Dạo ấy, cơ quan đang xôn xao về danh sách những người được về Hà Nội để thành lập Trung tâm thiết kế thủy điện. Tôi biết, nhưng không quan tâm. Tôi nghĩ: Ai có thể về được chứ cái loại như tôi: Chân không đến đất, cật chẳng đến trời thì làm sao có thể lọt vào danh sách ấy được, nên tôi không quan tâm cũng phải.
    Vô cùng bất ngờ. Trời ơi! Đúng là ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi có tên trong danh sách. Cái ngày ấy, để về được Thủ Đô thì ghê gớm lắm, khó khăn chẳng khác gì tìm đường lên trời. Chẳng riêng tôi, mà nhiều người cũng rùng mình không bao giờ dám nghĩ đến. Theo tôi để về được Hà Nội thì ít nhất phải có mấy điều kiện sau: Thứ nhất là: Thân quen, con ông cháu cha, nếu không có những thứ đấy thì phải có thứ khác bù vào. Thứ hai là: Chuyên môn phải giỏi để có thể độc lập công tác, đào tạo ở nước ngoài thì gọi là bằng đỏ, ở trong nước thì gọi là gì tôi cũng không để ý. Thứ ba là: Phải có nhà ở Hà Nội. Xem ra, tất cả những thứ ấy tôi đều không có, tôi chỉ có mỗi một danh hiệu ở phần xét vớt là: Có huân huy chương kháng chiến. Thứ này bây giờ sẵn lắm, mà cơ quan họ cũng chẳng thiết tha gì. Chính vì thế, nên tôi chẳng mảy may nghĩ đến nó.
   Ấy thế mà trời lại tính cho tôi. Tôi còn nhớ, hôm ấy thằng Duy ngồi cùng phòng với tôi, nó săn tin được ở đâu đấy, nó về rỉ tai với tôi, tôi cũng chẳng tin. Đến buổi chiều tối sau khi cơm xong, Thằng Hoàng đến bắt nọn tôi:
   -Mày ghê thật, các cụ bảo: Ruộng rậm thì lắm cá trê, những người lỉm nghỉm mà ghê tinh thần.
   Tôi biết thừa thằng Hoàng nó cà khịa tôi vấn đề gì rồi, nhưng tôi cứ tảng lờ coi như không biết. Nó ép tôi:
   -Mày làm cách nào mà lại được? Sao không bầy cho tao?
   -Cái gì? Mày nói cái gì mà tao không hiểu?
   -Thôi đi ông tướng ạ! Chỉ giỏi giả vờ giả vịt.
   -Tao nói thật đấy! Mày nói cái gì?
   -Đúng là Khoa “Hâm”. Chúng nó bảo ông có tên trong danh sách để về Hà Nội đợt này, có đúng không?
   -Làm sao mà tao biết được? Thú thật với mày, tao cũng chẳng quan tâm. Được cũng tốt, không được thì cũng chẳng sao. Ở lại Hòa Bình cũng có cái hay là được chuyên gia Liên Xô trực tiếp hướng dẫn làm công trình thế kỷ. Về Trung tâm thiết kế thủy điện, thì lại được đi khảo sát thiết kế ở nhiều nơi trên đất nước. Còn ở Hà Nội hay ở Hòa Bình với tao thì như nhau, vì tao thuộc loại chân đất mắt toét.
   -Đúng là ông quá “ Hâm”. Tôi chẳng biết nói với ông thế nào? Nếu mà ông đổi cho tôi thì hay biết mấy.
   - Hì hì, ông mà đi khỏi thị xã Hòa Bình thì con gái ở đây nó nhớ ông nó khóc hết nước mắt, sông Đà lại có lũ trái mùa. Nếu ông mà về Hà Nội, đứa nọ túm đứa kia xé thì ông cũng thành trăm mảnh.
   -Chẹp chẹp! Lắm mối tối nằm không. Cứ như ông lại hóa hay, chẳng gái gú rượu chè gì, suốt ngày say xưa với phương án ngầm ngầm hở hở, hết quy trình nọ quy phạm kia. Bây giờ thình lình có tên trong danh sách được về Hà Nội thế mới sướng chứ.
   -Trời có mắt mà, người tính không bằng Trời tính… Nhưng cũng phải thôi, đen tình thì phải đỏ bạc chứ. Cái gì ông cũng muốn thì chúng tôi chết hết à!... Nói đùa tý cho vui, đã có cái gì đâu mà cuống cả lên. Mà tôi nói thật nhé: Chưa biết cái nào hay hơn cái nào?
   -Ông lại động viên tôi rồi. Nhưng rất tốt ông ạ! Đúng là những lời động viên vàng ngọc. Nếu không gặp ông trong bãi bom B52 ở Bãi Hà năm 1972 có khi tôi chết rồi. Ông nhớ không? Ông bảo với tôi: Chết thì đằng nào cũng chết, chết ở chiến trường vẫn hay hơn là chết trên đường hành quân chứ. Thế là ông kéo tôi đứng lên hai thằng cố chạy qua bãi bom B52, mệt đến đứt hơi nhưng mà còn gáo.
  …Tất cả những lời đồn thổi như Hoàng và Duy nói là có thật. Tôi dửng dưng khoác ba lô lên xe theo đoàn về Hà Nội. Cơ quan mới thành lập, thực tế là rượu cũ bình mới thôi, chỉ thuyên chuyển một số người, một số phòng, thay thế và bổ xung chức năng nhiệm vụ cho các phòng. Trụ sở vẫn sử dụng trụ sở cũ của Ban công tác sông Đà ở Hà Nội. Tôi được biên chế vào phòng Nghiên cứu và thiết kế thủy điện, ở tập thể, ăn cơm nhà bếp, tóm lại là cũng chẳng khác gì lúc ở Đoàn thiết kế Hòa Bình, có khác chăng là sự thay đổi vị trí giường nằm, từ Hòa bình về Hà Nội.
   Xem ra không khí làm việc của cơ quan ở Hà Nội cũng có cái khác so với ở Hòa Bình. Ở Hà Nội là cơ quan nghiên cứu và thiết kế, công việc có vẻ trầm lặng. Ở Hòa Bình là đơn vị phục vụ thi công, chuyên gia Liên Xô thường xuyên kiểm tra đôn đốc cho kịp tiến độ thi công nên không khí có vẻ khẩn trương hơn.
   Cơ quan ở Hà Nội là cơ quan nghiên cứu và thiết kế, nên mọi thứ cứ tà tà, chẳng cần gì phải vội vàng. Cán bộ công nhân viên hay kỹ sư vẫn là các ông các bà công chức của thời kỳ bao cấp, bảo gì làm nấy, sáng cắp ô đi tối cắp về, đến tháng thì lĩnh lương. Cuộc sống có vẻ như yên phận thủ thường, bằng lòng tất cả, ngày qua ngày chỉ chờ đợi rình rập những đợt phân phối hàng hóa, không mất tem phiếu là kéo nhau đi xếp hàng. Thời gian này ở Hà Nội, xếp hàng để mua thứ gì đó đã trở thành nghệ thuật.
    Rất nhiều phòng ở tình trạng như vậy, riêng phòng Nghiên cứu và thiết kế thủy điện, phòng mà tôi mới được bổ xung về thì đúng là có xáo động thật sự. Cũng dễ hiểu thôi, từ xa xưa đến giờ chiến tranh liên miên, hết chống Pháp lại đến chống Mỹ. Cơ quan nào, Bộ nào, nghiên cứu và thiết kế thủy điện thì tôi không biết rõ. Đến khi thành lập Trung tâm, cũng như thành lập phòng thì tất cả đều xuất phát từ con số không.
    Để có thể bắt đầu công việc, từ giám đốc trung tâm đến trưởng phòng cùng anh em chúng tôi, tất cả lao vào công việc. Cũng chả phải chúng tôi được hưởng quyền lợi gì đặc biệt, chỉ đơn giản theo như ông giám đốc nói: Phòng Nghiên cứu của các đồng chí là phòng nghiên cứu để đề xuất với Bộ về Kế hoạch và Trình tự xây dựng hệ thống các công trình thủy điện trên toàn quốc. Để làm được việc này thì đầu tiên chúng ta cần phải rà soát lại công tác quy hoạch.
   Theo đó, phòng nghiên cứu chưa kịp ổn định tổ chức đã bắt tay soát xét lại các đề án quy hoạch thủy điện của hệ thống các con sông lớn của cả nước, xem cái gì đã có cái gì còn thiếu, phải làm thêm những cái gì. Tất cả hệ thống các con sông khác cũng  sẽ được tiến hành ngay sau đó.
   Khối lượng công việc đồ sộ như vậy, anh em chúng tôi như chim chích vào rừng, đấy mới là đi thu thập tài liệu quy hoạch về để xắp xếp phân loại xem mức độ đủ thiếu theo hệ thống các con sông ở Miền Bắc trước, miền Nam sau. Sau khi kết thúc giai đoạn thu thập tài liệu, mới tiến hành công tác thiết kế quy hoạch và phân loại rồi xếp hạng v.v.
    Đúng là như mơ, mấy buổi sáng đầu tiên khi tôi tỉnh dậy, tôi không nghe thấy tiếng băm băm chặt chặt, không nghe tiếng gọi nhau quét sân để phơi sắn phơi măng cho kịp nắng. Khi ấy tôi mới chợt nghĩ ra là tôi đã chuyển về Hà Nội, ngay lập tức một cảm giác vui buồn lẫn lộn ập đến. Vui là vì hôm nay sẽ đến cơ quan một cơ quan mới để xin tài liệu về quy hoạch thủy điện, buồn là vì thành công thì ít, thất bại thì nhiều. Do lường trước khó khăn này, Bộ Điện Than đã chỉ thị cho các cơ quan trong Bộ giúp đỡ, nên tạm ổn. Nhưng khó khăn nhất vẫn là các cơ quan không thuộc sự quản lý của Bộ, nếu có được thì cũng phải năm lần bẩy lượt.
   Thời gian này công việc nhiều đến nỗi mà không biết phải làm cái gì trước cái gì sau. Thực tế nhiều việc gặp khó khăn, mọi người tập trung tìm cách xoay sở, người lúc nào cũng thiếu, trong khi đó thời gian cứ trôi đi vù vù.
   Đã thế cơ quan lại tham gia giải bóng chuyền của các cơ quan xí nghiệp của toàn quận Đống Đa, tôi cũng là một cầu thủ quan trọng trong đội hình của đội. Chẳng biết thế nào, có lẽ là do gặp may, rất nhiều đội mạnh gặp nhau và loại nhau nên đội bóng của Trung tâm nghiên cứu và thiết kế thủy điện được vào tứ kết, thế là phải theo đến kết thúc giải.
    Nghĩ lại, có cái gì đó thật là vô lý không thể giải thích được. Có lẽ do hoàn cảnh tạo nên, mà con người khi ấy chưa ý thức được cái gì sẽ xảy ra. Tất cả mọi việc xảy ra như có một bàn tay vô hình xắp xếp.
   Trong bối cảnh mấy anh em công việc thì bù đầu, mà kết quả thu được thì khiêm tốn, lúc nào đầu óc cũng ở trạng thái căng thẳng bí bách. Trong khi đó cuộc sống vẫn cứ trôi theo nhịp điệp của nó và tôi lọt thỏm vào vòng xoáy ấy lúc nào mà tôi không nghĩ ra. Tôi chỉ thấy vui vẻ khi được người khác giúp đỡ.
   Hôm ấy, đội của chúng tôi thua đội của trường Đại học Thủy Lợi. Thua là tất nhiên, vì đội của một trường nên họ mạnh lắm. Thế mà họ thắng cũng không thuyết phục, tỷ số và bàn tthắng của hai đội đều sát nút. Vì thế, đội tôi không phục nên cũng thấy cay mũi, kéo nhau đi uống bia cho bõ tức. Muộn mới về cơ quan, tôi xuống bếp để ăn cơm. Nhưng do muộn quá nên nhà bếp đã đóng cửa, tôi về phòng ở đang nhẩm tính tối nay ăn cái gì?
   Có tiếng bước chân ở ngoài hiên, rồi hai cô gái tay xách nách mang xuất hiện ở cửa. Ánh sáng của bóng đèn dây tóc đỏ khè, nhưng tôi vẫn nhận ra hai cô gái đó. Một cô tên là Mai, còn cô kia tên là Xuân. Mai cứng tuổi hơn có dáng làm chị lên tiếng:
   -Đây là phần cơm của anh, các bà nhà bếp bảo chúng em mang về hộ.
   -Ồ! Thế thì tốt quá, tôi đang lo không biết lấy gì để ăn. Mọi người vào đây đã.
   -Thôi anh ăn cơm đi! Bọn em về đây!
   -Vậy xin cám ơn nhé!
(Còn nữa).
         
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM