Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:33:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191140 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #260 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 10:52:19 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Đồng đội tôi
(Xin phép linh hồn những người đã mất, cho tôi viết bài này)
          Cũng thật lạ, cả buổi tối hôm ấy. Khu vực Đá Đứng, khu vực Tân Mỹ, Tích Tường thi thoảng vẫn có tiếng súng nổ vọng về, riêng khu vực Đồi Chè - Như Lệ lại rất im ắng. Tôi ngồi ngoài cửa hầm, còn anh V. đang lên máy liên lạc phiên 10 giờ đêm báo cáo về sở chỉ huy. Đột nhiên nghe một tiếng nổ lớn, tôi chú ý lắng nghe để xem tiếng nổ ấy phát ra từ đâu. Tiếng nổ rất gần, nhưng vì trời tối không nhìn thấy khói bốc lên nên không thể xác định được vị trí. Tôi còn đang đoán già đoán non, thì tiếng súng bộ binh nổ rộ, tiếng súng AR15 rít lên, tiếng cối cá nhân M79 nổ chát chúa, không có tiếng AK, pháo sáng của địch bắn lên sáng lóa cả khoảng trời, soi xuống mặt đất rõ như ban ngày. Một ý nghĩ thoáng xuất hiện trong đầu tôi: Có thể khu vực Đồi Chè. Khoảng10 phút sau, tiếng súng im bặt, chỉ còn những quả pháo sáng treo lơ lửng trên không trung, sự im lặng lại trở về như chưa có chuyện gì xảy ra.
   Hết phiên liên lạc, anh V. chui ra khỏi hầm đến bên cạnh chỗ tôi ngồi. Anh hỏi tôi:
   -Ban nãy tôi nghe có tiếng súng nổ, chắc là lại đụng độ ở chỗ nào rồi?
   -Việc xảy ra nhanh quá, chưa kịp xác định là ở chỗ nào? Nhưng nhìn luồng đạn bay và ánh chớp, tôi có cảm giác là ở khu vực Đồi Chè.
   Tôi trả lời anh V., anh V. im lặng không nói gì. Chúng tôi ngồi gần nhau nhưng không nhìn rõ mặt nhau, ánh sáng của những quả pháo sáng  trên trời đã bị dặng tre gai che khuất. Hai người chúng tôi ngồi như hai pho tượng, theo đuổi những suy nghĩ riêng tư. Tôi nghĩ: Có thể bây giờ anh V. đang nghĩ đến chuyện lúc chiều mà anh nói với tôi, còn tôi từ nãy đến giờ toàn nghĩ về chuyện ấy, nhưng không dám nói ra, sợ điềm gở.
  Tôi đang suy nghĩ miên man về buổi tối hôm ấy, thì thằng T. nói chen vào cắt ngang suy nghĩ của tôi:
   - Nghĩ lại thấy thương cho anh Th.! Chết mà không lấy được xác.
   Tôi gật đầu bùi ngùi chia sẻ với T.:
   -Đơn vị hôm ấy cũng đã cố hết sức, nhưng không được.
   Rồi hình ảnh buổi tối hôm ấy, đơn vị tổ chức đi lấy xác của Th. lại hiện về:
   …Khi nhóm trinh sát Đồi Chè vướng mìn bị lộ, chỉ còn lại hai người quay về báo cáo Th. bị vướng mìn, có thể đã hy sinh. Ngay sau đó, anh V. thảo bức điện gửi gấp về sở chỉ huy xin chỉ thị. Đài chỉ huy ra lệnh: H. phụ trách tổ trinh sát. Nội nhật trong đêm tìm mọi cách để đưa được xác ra.
  H. cũng là người Nam Định cùng quê với anh V., H. chưa có chức vụ gì chỉ là chiến sĩ. Nhưng có lẽ là cán bộ nguồn, nên gần như những việc quan trọng đều có H. tham gia. Nhóm ba người do H. phụ trách lại lầm lũi ra đi trong đêm. Họ đi rồi, nhưng tôi cứ nghĩ: Công việc này vô cùng khó khăn và nguy hiểm, thành công thì ít mà thất bại thì nhiều. Cũng chẳng hiểu vì sao tôi lại nghĩ như vậy? Không phải là tôi sợ, nhưng tại sao tôi lại nghĩ như vậy? Có lẽ là mức độ ác liệt của cuộc chiến tranh và thực tế chiến trường đã buộc tôi phải nghĩ như vậy.
    Trong hoàn cảnh chiến tranh. Khi người chiến sĩ trinh sát đi sâu trong lòng địch, đồng nghĩa với việc bị cắt đứt sự chi viện của đồng đội, xung quang bốn bề là địch. Một khi công việc hoàn thành tốt đẹp thì không sao. Nhưng nếu bị lộ thì thường là bị tổn thất, bị hy sinh. Chẳng những tổn thất và hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, mà còn tổn thất và hy sinh khi làm công tác thương binh tử sĩ. Nham hiểm của chiến tranh là khi xảy ra tình huống này, kẻ địch sẽ tìm mọi cách khai thác triệt để, lại tổn thất lại hy sinh.  Biết là thế, nhưng không thể không làm, bởi vì đây là nhân văn đây là tình người. Cho dù không ai ra lệnh, nhưng tình cảm anh em, tình đồng đội cứ thôi thúc những người còn đang sống, phải làm cách gì đó để đưa được đồng đội ra ngoài. Nghĩa tử là nghĩa tận.
  Thực tế đã chứng minh rằng: Việc làm ấy không còn quan trọng đối với người đã hy sinh, mà vô cùng quan trọng đối với bố mẹ vợ con và gia đình người đã mất. Ngàn đời nay, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam là thờ cúng tổ tiên ông bà, thờ cúng những người đã mất, chính vì thế đời sống tâm linh rất được coi trọng. Những chiến sĩ hy sinh vì Tổ Quốc, nếu như mang được xác ra thì sẽ được chôn cất và lập sơ đồ mộ chí, sau này sẽ tìm lại được hài cốt, và đấy chính tâm linh và là điều an ủi vô giá đối với những người còn đang sống.
   Đối với người chết thì như vậy, còn đối với người sống. Việc làm này mang tính chất nhân đạo, thể hiện bản chất ưu việt của quân đội nhân dân Việt Nam, sống chết có nhau. Đây là nguồn động viên khích lệ đối với những người còn đang sống, nó là động lực để những người chiến sĩ dám chấp nhận hy sinh tất cả, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ khi Tổ Quốc cần.
   Công tác tử sĩ, là công tác tư tưởng cho mọi cán bộ chiến sĩ của đơn vị, vì thế ban chỉ huy đại đội chỉ đạo nhất định phải làm ngay trong đêm và làm bằng mọi cách, nếu như không muốn nói là bằng mọi giá.
   Đêm hôm ấy, anh em chúng tôi thức trắng để đợi kết quả. Khoảng hơn 4 giờ sáng, tổ của H. về. Nhìn mặt H. buồn rười rượi, phần nào tôi cũng đoán được. H. kể cho chúng tôi nghe giọng buồn chán và mệt mỏi:
   -Em bò vào chỗ anh Th. nằm, dưới ánh sáng của những quả pháo sáng em thấy anh Th.  hình như vẫn đang ở tư thế lết, khi dính mìn thì bị đổ gục xuống. Súng vẫn còn, nhưng không nhìn rõ đầu và cũng không thấy mũ. Cảnh giác, đề phòng bọn địch cài mìn xung quanh xác anh Th., em dùng dây võng cột vào chân anh Th. và lùi lại tìm chỗ nấp rồi kéo thử, xác anh Th. đi được một đoạn thì một tiếng nổ long trời làm đứt dây võng. Em mất đà ngã ngửa về phía sau, bọn địch trên đồi bắn xuống như mưa, pháo sáng lại bắn lên dầy đặc, sáng như ban ngày. Hệ thống “Chốt” của K5 vẫn im lặng, nhưng có lẽ đạn đã lên nòng, sẵn sàng chi viện cho bọn em.
   H. dừng lại một lát rồi kể tiếp:
   - Lúc ấy, đạn địch rít trên đầu, em không dám ngóc đầu dậy. Em cố gắng ép sát mặt đất và thu nhỏ người để không bị dính đạn, lúc này không sợ súng bắn thẳng mà sợ cối cá nhân. Vừa nằm tránh đạn vừa tranh thủ lấy lại sức, em nghĩ: Cứ chờ dứt tiếng súng xem động tĩnh thế nào? Nếu như bọn địch bò ra thì tùy cơ ứng biến, nếu bọn địch ít sẽ nổ súng tiêu diệt rồi rút lui, nếu địch ra đông thì chủ động rút trước. Trường hợp bọn địch án binh bất động, thì lại quay vào tìm cách đưa xác anh Th. ra. Chúng em nằm chờ cho tới khi im tiếng súng, mật độ pháo sáng bắn lên cũng thưa dần. Lúc này em tranh thủ quan sát xem xác anh Th. còn ở đó không? Em chưa phát hiện ra chỗ nằm của anh Th. . Chúng em vẫn tiếp tục chờ đợi, chờ mãi vẫn không thấy địch có động tĩnh gì. Em quyết định quay trở lại.
   Thực tế, chỗ xác anh Th. nằm cách chỗ em không xa, em bò vào theo lối cũ, vừa bò vừa quan sát nhưng vẫn không phát hiện nơi anh Th, nằm ban nãy. Cho tới khi em bị một hố sâu chắn lối, em nghĩ hay mình bò lạc hướng. Sau ít phút định thần lại, em khẳng định: Không thể nhầm được, chỉ có một đoạn đường sao có thể bò lạc được, hố sâu này chính là chỗ anh Th. nằm. Em gục mặt xuống, hai hàng nước mắt đầm đìa, em muốn kêu trời nhưng không dám kêu thành tiếng: Trời ơi! Chiến tranh thật là khủng khiếp, đã chết một lần lại còn chết thêm lần nữa, quá dã man. Vậy là bọn địch đã gài mìn vào xác anh Th., mục đích là để tiêu diệt những người vào lấy xác.
   Giọng kể của H. cứ văng vẳng bên tai. Tôi ngửa mặt lên trần nhà, mắt chớp chớp lia lịa ngăn không cho hình thành những giọt nước mắt sắp trào ra. Tôi buột miệng:
  -Mới đấy thôi mà đã hơn 40 năm rồi, mỗi người một hoàn cảnh một số phận. Cuộc đời một con người sao mà ngắn ngủi thế?
   Hình như câu nói của tôi không lọt vào tai thằng T., tôi thấy nó không để ý đến tôi mặt nó ngệt ra và có vẻ đang nghĩ ngợi cái gì đó. Cũng vừa lúc ấy, thằng con cả thằng T. lên xin phép bố nó:
   -Bố ơi! Cơm được rồi, bố mời các bác các chú vào xơi cơm.
    Có lẽ do sốt ruột vì chờ lâu. Nó tong tả đứng lên, nhưng do chân đau nó không kịp điều chỉnh nên ngã chúi về phía trước, may mà tôi đỡ kịp không thì toàn bộ ấm chén trên bàn nước bay xuống đất. Rất tự nhiên, nó cười hì hì:
   -Anh thấy đấy! Chân với tay, thật là chán chết.
   Nó cũng đứng lên được và đi ra ngoài sân, nói lớn:
   -Mời anh em vào ăn cơm!
   Nhớ hồi trước, cách đây có lẽ cũng hai chục năm rồi. Ngày ấy nhà nó nghèo lắm, chưa được khang trang như bây giờ. Vợ chồng nó với vợ chồng thằng cả và vợ chồng thằng hai, ba cặp vợ chồng ở chung mảnh đất này, nhưng chia làm ba gia đình. Tôi không nhớ lúc đó nó đã có bao nhiêu cháu nội ngoại, nhưng mà tôi thấy đông lắm. Xuống thăm nó, chia bánh bích quy cho trẻ con mà mỏi cả tay vẫn chưa hết lượt.
   Lần ấy, đến bữa cơm. Nó mời chúng tôi lên nhà trên, tiếp chúng tôi có hai vợ chồng nó và hai thằng con trai với thằng rể. Trong lúc chờ thằng cả nhà nó đang rót rượu, Tôi hỏi nó:
   -Thế còn con dâu, con gái, các cháu nội ngoại thì ngồi ở đâu? Hôm nay là ngày đầu tiên gặp mặt đông đủ thế này, bảo các cháu dọn lên trên này ngồi cho vui, anh em đã từng sống chết có nhau, có phải khách khứa gì đâu mà mâm trên với mâm dưới.
  Nó nhe răng cười, cười không ra tiếng, cười kiểu cười trâu. Nó chưa biết chống chế thế nào? Vợ nó nhanh nhẩu đỡ lời chồng:
   -Mời bác với các chú cứ tự nhiên đi! Các cháu nhà em chúng nó còn nhỏ, để mẹ chúng nó cho chúng nó ăn ở dưới nhà, chúng mà lên đây thì lại phá phách không ai ăn được với chúng nó.
   Nó vẫn nhe răng cười, lần này nó bê chén rượu lên dục tôi và mọi người:
   -Mời anh! Mời anh em! Nào bà nó với các con mời các bác các chú đi. Vừa ăn vừa nói chuyện, để nguội hết thức ăn rồi.
   Chúng tôi chạm chén, mùi rượu nếp nút lá chuối, ngâm với mật ong đất và long nhãn của vùng quê nhãn lồng Hưng Yên tạo ra mùi thơm ngào ngạt. Mâm cơm khách tuy chưa thịnh soạn nhưng cũng đủ đầy và sang trọng hơn ngày thường, có lẽ những bữa cơm thế này chỉ khi nào có khách quý hay là giỗ chạp gì thì mới có. Một đĩa thịt gà luộc, một đĩa lòng gà xào đu đủ, một đĩa cá rán, đĩa đậu phụ luộc chấm mắm tôm, có cả canh bí xanh và bát cà pháo… Tôi ghé tai nói nhỏ với thằng D:
   -Các bác các chú ăn thế này, các cháu nó đòi thì đã có roi.
   Thằng D. hiểu ngay, nó bê đĩa thịt gà xuống mâm cơm của các cháu ở dưới nhà, chia phần cho từng đứa. Lũ trẻ sung sướng reo hò, chắc là lâu lắm rồi chúng nó mới lại được ngửi mùi thịt gà.
   Cả nhà sống trong bầu không khí vui vẻ đầm ấm, vừa ăn anh em chúng tôi lại tranh thủ kể chuyện ngày xưa chuyện chiến tranh chuyện đơn vị thôi thì đủ thứ chuyện. Thằng D. lúc nào cũng hay kiếm chuyện, nó chiêu một ngụm rượu rồi mặt làm ra vẻ quan trọng và nuối tiếc, nó nói với vợ thằng T.:
   -Em này! Anh không thể tin được, thằng T. nó lại có vợ, đã thế vợ lại còn xinh nữa chứ. Thật là phúc bẩy mươi đời nó, trông thì rõ là xấu trai, người thì lùn một mẩu, tý tuổi đầu mà tóc đã bạc trắng, đầu thì tròn như quả gáo, tóc thì cứng như rễ tre, đã thế lại còn dựng ngược lên nữa chứ. Em này! Anh nghĩ: Hình như tất cả cái xấu của con trai đều tập trung vào nó, thế mà nó lại lấy được vợ, không những thế nó còn lấy vợ trước anh nữa chứ, thế mới bực.
   Thằng D. dừng lại lấy hơi rồi lại tiếp tục kích đểu:
   -Anh hỏi thật em: Em đồng ý yêu nó hay là nó lừa em.
   Vợ thằng T.vừa cười vừa trả lời:
   -Cả hai!
   Cả nhà cười rộ. Chúng tôi đang được sống trong một không gian thật hạnh phúc, trong nhà lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Lần ấy thằng T. khỏe như trâu, anh em vui quá, nên uống hết tầm. Rượu mật ong, long nhãn đưa anh em chúng tôi vào giấc ngủ ngon lành.
(Còn nữa).

 

   
   
   
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #261 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2013, 10:04:19 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
   6   - Đồng đội tôi
(Xin phép linh hồn những người đã mất, cho tôi viết bài này)
     Thằng T. hôm nay chả biết có vui thật không, hay nó cố gắng làm ra vẻ thế để chúng tôi đỡ buồn. Nó luôn tay, luôn mồm chỉ huy mấy đứa con, mấy đứa cháu sắp mâm. Con cháu chạy tíu tít cả lên, chỉ một loáng, ba mâm cơm hoành tráng đã được đặt vào giữa ba chiếc chiếu đôi trải chạy dọc theo ngôi nhà. Mọi người theo chỉ dẫn của thằng T. , ngồi vào vị trí, nó chờ cho thằng cả rót rượu xong, nó trịnh trọng tuyên bố:
   -Lâu rồi, các bác các chú mới lại xuống thăm nhà em. Hôm nay, vợ chồng chúng em và các con các cháu có chén rượu nhạt với lưng cơm muối mời các bác dùng tạm.
   -Cám ơn cô chú và các cháu! Cơm như thế này mà cô chú và các cháu lại nói là cơm muối với chén rượu nhạt. Nói thế khách sáo quá làm anh em chúng tôi ngại, giá có thêm mấy con vịt quay nữa thì tốt. Thôi thì ông bà chủ đã có lòng thì anh em chúng tôi có bụng. Nào mời cả nhà!
   Thấy tôi nói thế, mọi người ai cũng cười, nhưng nụ cười ấy chẳng tồn tại được bao lâu đã vụt tắt.  Tất cả lại im lặng, mỗi người lại theo đuổi suy nghĩ riêng tư của mình, nhưng chung quy là nghĩ về căn bệnh nan y của thằng T.  Bữa cơm lại rơi vào không khí trầm lắng.
    Không nên kéo dài tình trạng này, tôi nghĩ thế. Mà có lẽ chẳng ai muốn thế, nhưng đây lại là sự thực không thể khác được, việc này dù  trước hay sau vẫn phải xảy ra. Bữa cơm hôm nay biết là bất đắc dĩ cho cả chủ lẫn khách, chủ cũng không thể vui khi trong nhà có người ốm yếu, khách đến chơi đã không đúng lúc lại còn bị động. Cả hai bên đều lúng túng, cư xử vụng về không được tự nhiên. Thôi thì: Đã ở hoàn cảnh này thì cần phải đối diện với nó. Tôi nói để phá tan bầu không khí nặng nề, cũng có thể câu chuyện của tôi sẽ tạo cho mọi người một tia hy vọng thì sao? Tôi nói:
   Chuyện tôi kể hôm nay ở đây, là chuyện có thật 100%. Nếu ai không tin hay còn nghi ngờ điều gì, tôi sẽ có trách nhiệm dẫn mọi người đến tận nơi, trực tiếp nói chuyện với người bị bệnh ung thư tưởng là không thể qua khỏi. Ấy thế mà, ông ấy hiện nay vẫn còn sống, đang làm bảo vệ phụ trách công tác điện nước của cơ quan vợ tôi. Tôi cũng không rõ ông bị ưng thư bộ phận nào của cơ thể, chỉ nghe vợ tôi kể là: Ông ấy bị ung thư, đến bệnh viện đã được điều trị hết cách, đủ mọi loại thuốc đông tây y, đến giải pháp cuối cùng là chạy xạ cũng đã được áp dụng. Nhưng bệnh tình không thuyên giảm, sau khi chạy xạ người ông ấy quắt queo, da dẻ thâm sì, đầu tóc trọc lốc, cơ thể không còn sức sống. Ai đến thăm cũng chỉ biết lắc đầu xót xa, thương cảm với con người ngắn số, không ai có thể nghĩ rằng ông ấy có thể sống được.
   -Cho em hỏi, ông ấy bao nhiêu tuổi, bây giờ ông ấy ở đâu?
   Vợ thằng T. hỏi cắt ngang khi tôi còn đang nói, tôi bảo với vợ nó:
   -Em bình tĩnh, để anh nói hết đã.
   Nhưng vì đang nói mà bị cắt ngang nên tôi quên mất điều tôi định nói, hơn nữa cũng phải chiếu cố là vợ con nó rất sốt ruột. Tôi trả lời vợ nó luôn:
   -Ông này năm nay ngoài 50, khoảng độ 53 hay 54 tuổi gì đó, có nhà cửa vợ con đàng hoàng, nhà ông ấy ở KM số 9 đường Hà Nội – Hà Đông. Nếu em thấy cần thiết anh có thể đưa em lên tận nơi, lên đấy em tha hồ mà hỏi.
   Tôi dừng lại nhìn mọi người xem có ai hỏi gì không? Không thấy ai có ý kiến gì tôi lại tiếp tục:
   Đến giờ này, ông ấy cũng không biết được, bệnh tình của ông ấy thuyên giảm là do đâu? Do uống loại thuốc gì? Nếu có ai hỏi, câu đầu tiên ông ấy trả lời là: Nhờ trời! Hồng phúc tổ tiên của nhà tôi còn lớn lắm nên tôi mới được như thế này. Còn mọi người hỏi tôi khỏi vì cái gì thì tôi chịu, tôi chỉ biết ở hoàn cảnh tôi lúc đó, có ai bảo tôi thế nào thì tôi sẽ cố gắng làm như vậy, trừ những việc mà nó quá sức thì tôi chịu, chứ còn từ việc thờ cúng đến việc kiêng khem là tôi làm hết, tất nhiên quan trọng nhất vẫn là tuân theo chỉ dẫn của các thầy thuốc. Có những việc mọi người không thể tin nổi, hơn mười năm trời tôi uống thuốc đều hơn ăn cơm, cơm có thể bỏ nhưng thuốc thì không. Nước uống hàng ngày chỉ độc một loại là nấm Linh Chi của Hàn quốc nấu lẫn với cây Xạ Đen để uống. Tất cả của cải trong nhà tập trung vào việc chữa bệnh cho tôi, nên cứ thế lần lượt ra đi, nhưng bù lại là sức khỏe của tôi dần hồi phục…Chuyện về ông ấy thì dài lắm, tôi chỉ lược một vài thông tin để kể cho mọi người nghe thế thôi.
   Ấy thế mà, câu chuyện của tôi ít nhiều cũng tạo ra không khí sôi nổi trong bữa ăn, không còn trầm lắng như trước nữa. Mọi người tham gia mỗi người mỗi ý, có những lúc còn tranh nhau nói, nhưng tựu chung lại là có ý còn nước còn tát. Cô con dâu trưởng của thằng T.  ngồi tận  mâm ngoài cùng, cũng bê bát cơm chạy vào ngồi bên cạnh mẹ, nói với mẹ nhưng mà cũng là nói cho cả nhà nghe:
   -Hôm nào mẹ nhờ bác đưa đến tận nơi mẹ hỏi cho thật cụ thể, để về mẹ con mình còn biết chăm sóc, nghe là một chuyện, chứ trực tiếp nói chuyện với họ bao giờ mà chả hơn. Mẹ nhỉ!
   Cô con dâu út phụ họa vào:
   -Chị nói phải đấy! Mai mẹ cứ yên tâm để bố ở nhà chúng con chăm sóc. Mẹ đi theo các bác các chú ấy lên Hà Nội vào tận nhà người ta để hỏi cho rõ.
   Anh em chúng tôi mỗi người mỗi người thêm một ý kiến đóng góp vào, cuối cùng cả nhà đi đến thống nhất:
   Vợ thằng T. sẽ bố trí lên Hà Nội. Tôi với thằng D. có trách nhiệm đưa đi. Thuốc ở bệnh viện tuy là bèo bọt, nhưng dẫu sao nó là chế độ bảo hiểm đối với người có công với cách mạng nên cứ duy trì uống theo đơn, còn nấm Linh chi và Xạ đen thì sẽ huy động anh em đồng đội cung cấp. Tất cả những thứ đó, nếu vẫn không thấy chuyển biến khi đó mới nghĩ đến chạy xạ hay là phẫu thuật.
   Thằng D. còn đế vào một câu:
   -Nấm Linh Chi Hàn Quốc còn khó khăn, chứ Xạ Đen thì tao cho mày uống cả đời.
   Cả nhà cười ồ lên. Thằng T. cũng cười, nhưng vẫn là cười trâu, chỉ nhe răng mà không có tiếng. Tự nhiên tôi thấy: Một tia hy vọng lóe sáng mãi cuối chân trời, tuy rất xa vời nhưng còn hơn là không có. Tôi liếc nhìn thằng T., nó vẫn buồn.
   Cơm nước xong, thằng T. bảo tôi:
   -Mời bác với anh em lên trên tầng hai nghỉ trưa.
   Chúng tôi lên tầng hai nhà nó để nghỉ trưa, tôi nằm nhưng không sao ngủ được. Phần vì nghe tin nó bị ung thư, khi phát hiện ra thì đã ở giai đoạn cuối rồi, chẳng còn biết làm gì được nữa, thật tình là tôi cũng bị hoảng. Phần nghĩ về số phận và cuộc đời của nó mà thương cho nó. Tôi  đang trằn trọc, thì nghe có bước chân đang bước lên cầu thang. Tôi đoán chắc là nó lên xem chúng tôi ngủ ngê thế nào? Mà chỉ có nó hay làm chuyện này, cái ngày còn ở đơn vị nó cũng thường làm thế, hôm thì kéo chăn lên để không rơi xuống đất, hôm thì diệm lại màn không cho muỗi vào v.v. Đúng như tôi đoán! Nó khẽ mở cửa nhìn vào, thấy chúng tôi nằm la liệt dưới sàn đá hoa. Nó khép cửa lại và lặng lẽ đi xuống.
   Tôi nhìn lên trần nhà thấy những tấm phào bắt vào trần có nhiều đường nét hoa văn rất đẹp, rất cầu kỳ. Tôi cảm thấy lạ, vì những việc này không phải là tính cách của nó. Tính nó đơn giản, không cầu kỳ. Chắc những thứ này là do các ông con giai làm cho bố đây. Những lần trước xuống chơi, nhà của vợ chồng nó chưa có tầng hai, mà mới chỉ có tầng một. Còn nhà của ông con trai cả và ông hai trông bề ngoài cũng khang trang. Chắc vợ chồng nó tính: Con gái  đi lấy chồng, ở nhà chồng, còn ba thằng con trai, thằng cả và thằng hai đã có nhà riêng rồi, thằng út còn đang ở với bố mẹ, nhà này chắc là nhà của vợ chồng thằng út. Có lẽ thế?
   Nguyên cái chuyện làm nhà này, tôi cũng rất phục vợ chồng con cái nhà nó, nếu là tôi thì tôi không biết phải làm thế nào? Nghĩ lại mới thấy việc làm của vợ chồng nó quá phi thường. Có thể nói: Tất cả vật liệu để làm nhà, những gì mà nó không thể làm được thì nó mới chịu mua, còn những gì làm được thì nó rất khoát không mua. Có những lần xuống chơi, giữa trưa hè oi ả, làng xóm thì nghỉ ngơi, riêng gia đình nhà nó, vợ chồng con cái được huy động tổng thể làm tranh thủ buổi trưa cho được nắng, người đóng gạch, người trộn đất, người nặn than, người đảo gạch xếp vào kiêu. Tất cả tự làm lấy, nó nhẩm tính từng viên, mong ngày mong tháng, mong cho trời yên biển lặng thời tiết êm đẹp để nó còn nổi lửa đốt lò. Làm được mấy cái nhà này thì phải sản xuất hàng vạn viên gạch, chỉ nghĩ cũng đã thấy rùng mình rồi ấy thế mà nó làm được. Đúng là ý chí và nghị lực sắt đá của nó đã được hun đúc và rèn luyện từ khói lửa chiến tranh.Tôi nể, và khâm phục nó quá…
   Nằm cũng chả ngủ được, tôi lần xuống dưới nhà. Nó nằm trên đi văng, chắc là nghe thấy tiếng bước đi nên nó ngồi dậy. Nó hỏi tôi:
   -Anh không ngủ được à?
  - Anh cũng thiu thiu được một lúc rồi. Tôi nói dối nó.
  -Mình làm ấm mới anh nhé?
   -Ừ! Chú pha đi, hay để anh làm cho?
   -Để em làm! Mấy chục năm về trước, anh chỉ thích em pha nước. Anh khen em nắm vững quy trình pha chè nên uống rất ngon. Bây giờ em làm đúng như vậy, anh xem thế nào có còn như ngày xưa nữa không?
   Tự nhiên tôi cảm thấy bùi ngùi, tôi cứ nghĩ đây là lần cuối nó pha chè mời tôi uống. Tôi quay đi, dấu những giọt nước mắt chạy lồng quanh, cũng may mà nó không để ý nên không phát hiện ra. Tôi tự trách tôi: Phải cứng rắn lên, tạo thêm nghị cho vợ chồng nó để vượt qua thời khắc khó khăn này.
  Tôi khấn thầm: Cầu Trời, cầu Phật phụ hộ độ trì cho nó được khỏi bệnh, cho nó được sống phần đời còn lại vui vẻ khỏe mạnh với vợ với con với cháu chắt nội ngoại, cho nó được tận hưởng cuộc sống an nhàn lúc tuổi già. Trời Phật, hãy thương lấy nó mà che trở cho nó. Tuy bây giờ cũng được sống hơn 60 năm trời, nhưng hơn 60 mươi năm trời ấy là 60 năm gian lao và vất vả. Khi còn nhỏ thì ốm yếu bệnh tật, lớn lên thì tòng quân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Kết thúc chiến tranh may mắn còn sống trở về với đời thường, nó cũng giống như mọi người, lại bước vào vòng xoáy mới, phải lấy vợ sinh con để làm nghĩa vụ với đời…  Khi ấy đất nước còn muôn vàn khó khăn vì vừa mới thoát khỏi chiến tranh đã kéo dài hơn hai mươi năm. Nó lại vất vả bươn trải, tìm kế mưu sinh để tồn tại. Chẳng còn con đường nào khác là vợ chồng nó phải tần tảo lần hồi, chắt chiu tiết kiệm, kiếm ăn từng bữa để nuôi bố mẹ già và nuôi đàn con khôn lớn. Cứ như thế, cho đến ngày hôm nay khi ngửng mặt lên thì, bệnh tật lại ập đến. Chao ơi! cũng một kiếp người. Tôi không dám nghĩ tiếp…
   Chờ nó pha xong ấm nước, tôi nói với nó:
   -T. này! Anh biết, hoàn cảnh của em lúc này vô cùng khó khăn. Anh không biết phải làm thế nào để chia sẻ cùng em, những điều anh nói ra bây giờ đôi khi lại trở thành khách sáo, vì thế anh không nói. Nhưng ở hoàn cảnh này bọn anh biết phải làm gì, anh chỉ khuyên em cũng đừng buồn quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Con người sống chết có số, biết đâu đấy trời thương em, lại cho em sống khỏe mạnh thọ bảy tám mươi tuổi cũng nên.
   Nó nhìn tôi, nó không nói gì. Tôi thấy nó buồn, nỗi buồn vô vọng.
 …
   Về đến Hà Nội, tôi bước xuống xe còn quay lại nói với mọi người:
   -D. chủ trì việc lo mua nấm Linh Chi và Xạ Đen gửi ngay về cho vợ thằng T. . Mọi chi phí, tùy mọi người nhưng tôi và D. có trách nhiệm giải quyết. Chào tạm biệt! Hẹn gặp lại mọi người nhé!
   Tôi lảo đảo đi vào con ngõ nhỏ sâu hút của phố TTT.
(Còn nữa)
   
   
Logged
xuanhoai75
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #262 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 09:26:41 pm »

Chau gia nhap da lau nhung chi theo doi thoi,nhung lan nay chuyen cua chu hay qua chu Quan ah,chau phai comment. Chau rat thich chuyen thoi chong My va theo doi tat ca cac chu o Quang tri cung nhu Cac muc tren Mau va Hoa..xin loi cac Bac,cac Chu nhe vi hay qua nen tu dien thoai chau comment khong co dau..mod thong cam dum nhe..xin cam on!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #263 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 11:46:13 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
      6- Đồng đội tôi
(Xin phép linh hồn những người đã mất, cho tôi viết bài này)
          Sau thời gian ấy, tôi và thằng D. liên lạc với nhau nhiều hơn bằng điện thoại. Mỗi lần liên lạc, việc đầu tiên là tôi hỏi thăm tình hình sức khỏe của thằng T. Trong hoàn cảnh chúng tôi mỗi đứa mỗi nơi, thằng D. ở gần thằng T. hơn, nên nó mặc nhiên thừa nhận đấy là trách nhiệm của nó, vì thế mỗi lần gặp nhau là nó thông báo cho tôi biết chi tiết tình hình diễn biến sức khỏe của thằngT.. Sau khi nghe xong, nếu thấy cần thì tôi hỏi lại, nếu không có vấn đề gì thì tôi chỉ hỏi nó là có cần tôi trợ giúp gì không? Thường thì nó bảo là chưa cần, khi nào cần thì nó gọi cho tôi.
   Vậy đấy, cũng chẳng biết tự bao giờ, ba anh em chúng tôi xác lập được tình cảm ấy, tất nhiên bạn bè của T. còn nhiều chứ không riêng gì ba chúng tôi. Ngày còn ở chiến trường tôi gọi tình cảm ấy là tình cảm máu thịt, bây giờ chúng tôi vẫn thế nhưng có phần sâu sắc hơn, vì  chúng tôi đang được thử thách thêm bởi những mặt trái của cuộc sống hiện đại bây giờ. Tôi nghĩ thế, chẳng biết có đúng không? Tất nhiên đấy là tôi nghĩ, còn vẫn nghe người ta nói: Khi điều kiện kinh tế càng phát triển thì đạo đức của con người cũng phát triển nhưng đi theo chiều xấu đi…
   Điều này, đôi lúc làm tôi hoang mang về nhận thức xã hội của mình, không biết thực hư thế nào? Nhưng đôi khi tôi thấy cũng đúng: Thực tế xã hội hiện nay có rất nhiều biểu hiện suy đồi về đạo đức, lối sống. Biết bao nhiêu vụ việc làm xói mòn lòng tin về luân thường đạo lý và thuần phong mỹ tục. Có những chuyện tưởng như không bao giờ xảy ra mà lại xảy ra, nó làm cho mọi người phải kinh hoàng, rồi hoang mang không còn tin đâu là sự thật, đâu là hoang tưởng. Có thể nói, hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay bên cạnh những điều tốt đẹp vẫn còn tồn tại những điều không tốt đẹp.
   Nhiều khi tôi tự hỏi: Tại sao? Ở một xã hội như bây giờ, sao vẫn còn nhiều người làm những chuyện thất đức như vậy? Thậm chí ngay cả những chuyện mất hết tính người, họ vẫn làm, giống như họ không phải là người. Họ sẵn sàng đâm chém giết chóc, cướp đi mạng sống ngay cả với những người ruột thịt cũng như những đấng sinh thành ra họ, họ trộm cắp, tham ô hối lộ, họ ăn chặn ngay cả của cứu trợ cho những người nghèo khổ, những người đang gặp hoạn nạn, họ kinh doanh ngay trên xác thịt những người đã mất, họ lừa đảo, họ xâm phạm trắng trợn và chà đạp lên cuộc sống của người khác v.v. Họ sẵn sàng làm tất cả mọi việc bất chấp đạo lý để thỏa mãn mục đích cá nhân của họ… Những chuyện như thế này sao mà nhiều thế? Nhiều lắm không thể kể hết được, mà hình như nó vẫn có chiều hướng phát triển, bởi vì đằng sau nó vẫn còn nhiều mảnh đất mầu mỡ, nhiều chỗ dựa vững chắc…
   Nghĩ mà buồn, thà rằng họ là những người nghèo khổ, những người mất lý trí hay là những người thiếu giáo dục, thì lại là chuyện khác. Đây họ hoàn toàn không phải như vậy, nhiều người trong số họ cũng có ăn có học, cũng đi du học trong nước ngoài nước, có địa vị trong xã hội, cuộc sống của họ so với mọi người cũng không phải là thấp, có biết bao người hằng mơ ước có được cuộc sống như của họ. Xung quanh họ vẫn còn rất nhiều người nghèo khổ, nhiều những hoàn cảnh éo le. Vậy mà Huh Tôi tin là họ biết hết, có khi còn biết rất cụ thể nữa là đằng khác, nhưng họ bất chấp tất cả và họ cứ làm. Bởi vì, họ có niềm tin và niềm tin của họ là cái gì thì chỉ có họ, vây cánh của họ biết và trời biết.
  Thật là chua xót, không biết có bao giờ họ nghĩ là: Để có được ngày hôm nay, cả dân tộc Việt Nam đã phải chiến đấu gian khổ ròng rã mấy chục năm trời. Đã có hàng triệu triệu người đã cống hiến và hy sinh ngay cả mạng sống của mình, để đánh đổi lấy ngày hôm nay. Thử hỏi họ là ai? Mà sao nỡ chà đạp lên tất cả? Thật là mỉa mai.
   Ngày còn ở chiến trường, chẳng bao giờ chúng tôi phải suy nghĩ về điều đó, cuộc sống của những chàng trai mặc áo lính khi ấy cứ hồn nhiên vui vẻ, sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì nhiệm vụ. Nhưng từ ngày trở về Miền Bắc, thi thoảng chúng tôi gặp nhau. Mỗi khi gặp nhau, tình anh em, tình đồng chí đồng đội cứ trào dâng như không bao giờ hết, song cũng đã đôi lần xảy ra tranh luận về cuộc sống hiện tại. Nào là chế độ đãi ngộ đối với những người tham gia kháng chiến chưa được công bằng, còn nhiều điều bất hợp lý. Nào là ban chủ nhiệm hợp tác xã ức hiếp xã viên, nào là thủ trưởng trù úm nhân viên, nào là v.v. thôi thì đủ thứ chuyện. Thời gian đầu, tôi nghĩ điều ấy là bình thường, bởi vì cuộc sống tất yếu là phải như vậy. Nhưng càng về sau tôi thấy chúng nó nói đều có cái lý đúng của nó, tôi bắt đầu nghi ngờ mình, song mọi vấn đè cứ đan xen, nên tôi vẫn chưa có đầy đủ dữ kiện để thuyết phục chính mình. Cũng có thể tôi đang khát khao có được một xã hội tươi đẹp, nên tôi cố gắng lập luận để bảo vệ những suy nghĩ chủ quan của mình, tôi cho rằng mọi ý kiến của mọi người chưa thực khách quan…
   Cũng có nhiều hôm ba anh em ngồi nhâm nhi ly rượu, cái trò đời khi vui vẻ gặp nhau là hay uống rượu, mà đã uống thì tửu nhập là ngôn xuất. Lúc đầu thì còn nói nhỏ vừa đủ để nghe, sau thì rượu càng vào nhiều bao nhiêu lại càng nói to bấy nhiêu. Đỉnh điểm và bức xúc nhất vẫn là chủ đề về sự thiệt thòi của những người lính sau chiến tranh. Những buổi như thế này, thường là tôi bị cô lập còn thằng D. và thằng T. hai đứa liên kết với nhau thành một phe.
   Kết thúc những buổi tranh luận, đương nhiên là chẳng ai chịu ai. Thằng D., Thằng T., chúng nó nể tôi lớn tuổi và có tý bằng cấp, chức vụ, nên chúng nó nhịn. Nhưng sự thực tôi thấy chúng nó ấm ức, không tâm phục khẩu phục. Thực ra có nhiều lúc tôi cũng đồng cảm với suy nghĩ của chúng nó, nhưng chẳng hiểu sao tôi vẫn cố gắng lập luận để bảo vệ cho cái non kém của chính quyền. Có những lúc tranh luận giữa tôi và thằng D. rất căng thẳng, lúc đó thằng D. nó cũng chẳng kém cạnh gì tôi. Bởi vì bây giờ thằng D.  không còn là thằng D. bé nhỏ ngày xưa nữa, nó đã khác rồi.
    D. đã tốt nghiệp khoa kinh tế vận tải của trường đại học GTVT, nó có bằng cử nhân kinh tế. Thời gian trước nó công tác ở viện kinh tế Bộ GTVT, nhưng do không chịu cảnh nghèo đói nên vợ chồng nó đã bung ra ngoài làm ăn tự do. Vợ nó là bác sĩ bệnh viện phụ sản. Kể từ đó vợ chồng nó phải chấp nhận kinh tế thị trường, sự khắc ngiệt của thương trường làm nó trưởng thành lên nhiều. Cũng do bươn trải với thương trường, nên những mặt trái của xã hội, những mánh lới làm ăn nó rành hơn tôi. Có nhiều vấn đề nó nói, tôi thấy rất đúng. Thú thực thời gian ấy, tôi chỉ biết cúc cung tận tụy với kế hoạch của Nhà Nước, tôi bằng lòng với cuộc sống khi đó, xung quanh tôi ai cũng thế, tất cả chỉ trông vào đồng lương, tem phiếu mà chính phủ chu cấp. Tôi cảm thấy hãnh diện và tự hào, cho rằng mình là một trong số hàng triệu triệu người đang chung lưng đấu cật để xây dựng đất nước.
   Trong các cuộc tranh luận, đôi khi tôi với thằng D. cũng đi quá đà, vì cả tôi và nó cũng muốn những ý kiến mình đưa ra là xác đáng. Chúng tôi quên mất còn có nhiều người ngồi xung quanh mình, trong đó có thằng T. Thằng T. nó đâu có được ăn được học như chúng tôi. Không phải là nó kém cỏi, mà cái chính là nhà nó quá nghèo. Nhiều lúc tôi để ý xem biểu hiện của thằng T. thế nào? Thật là đáng thương cho nó, hình như nó luôn nghĩ rằng nó là nạn nhân của sự bàng quang vô cảm của những người làm chế độ chính sách, sự ghen tỵ của tầng lớp cán bộ lãnh đạo, trong thôn trong xóm, khi nó hoàn thành nhiệm vụ từ chiến trường trở về.
  Khi nói về những bất hợp lý về chế độ chính sách, nhìn mặt nó cũng có thể hiểu được nó chán trường và thất vọng đến mức độ nào, thật tội nghiệp. Tôi biết, nó đang phải nếm trải nỗi bất lực đến tận cùng. Nó biết rất nhiều và biết cụ thể từng việc, nhưng hiềm một nỗi là nó chỉ có một mình, nó không có ai đồng cảm với nó. Hơn nữa, nó không phải là người khôn khéo biết ăn nói, cộng với việc học hành không đến nơi đến chốn, nên nó dằn lòng ôm lấy cục dận vào trong, mà không biết phải làm gì.
   Nghĩ mà thương cho nó. Cái hồi tháng 6 năm 1973, tôi với nó và một tổ trinh sát của C20 E95 F325 đặt đài quan sát ở cao điểm 62. Nhiệm vụ của đài quan sát này là thu thập tình hình hoạt động quân sự của địch trên một khu vực rộng lớn, từ Nhan Biều, Ái Tử lên đến sát chân động Ông Do. Thời điểm ấy, tình hình chiến sự ở khu vực Tích Tường, Như Lệ, Tân Mỹ, Đá Đứng, ít xảy ra đụng độ. Hàng ngày chúng tôi theo dõi các hoạt động quân sự của địch, nói là các hoạt động quân sự cho nó oai vậy thôi chứ thực ra là quan sát và lắng nghe những diễn biến khác lạ so với thường ngày trên chiến tuyến giữa ta và địch, từ đó tổng hợp báo cáo về đài chỉ huy, thời kỳ này chúng tôi tương đối nhàn nhã.
   Dạo ấy, có một lần. Đồng chí chính trị viên đại đội đến kiểm tra đài quan sát của chúng tôi. Cái ngày ấy không bao giờ tôi có thể quên được, có thể nói nó là một ngày tương đối trọng đại đối với tôi. Bây giờ ngồi nghĩ lại, tôi thấy các sự việc cứ đan xen lồng ghép với nhau, nhớ được việc này là nhớ cả việc kia, tôi nhớ như in cái ngày hôm ấy. Buổi trưa, đồng chí chính trị viên đại đội phổ biến nghị quyết của chi bộ cho chúng tôi nghe, trong đó có việc chi bộ công nhận tôi trở thành cảm tình của Đảng. Nghe xong thông báo ấy, tâm trạng của tôi không biết là mình vui hay buồn. 
  Buổi tối hôm ấy tôi ít nói hơn mọi khi.Tôi nằm trên võng, mơ màng nghĩ về Miền Bắc, về bố mẹ, anh chị em, về người yêu về bạn bè. Đúng lúc ấy thằng T. nhẹ nhàng đến bên tôi, nó ngồi xuống cây gỗ dùng làm ghế ngồi để ăn cơm ngay cạnh tôi. Nó nói:
   -Các anh sướng thật! Được học hành, có chữ có nghĩa, nên ai cũng phải nể trọng. Bí thư chi bộ đến thăm để động viên, khích lệ. Bọn em thì chẳng ai thèm để ý đến, họ bảo chúng em là dân ngu cu đen.
   Tôi còn đang ngỡ ngàng trước thái độ của nó, nên cũng không biết trả lời nó thế nào cho phải. Nó lại tiếp tục:
   -Anh biết không? Nhà em nghèo lắm. Bố mẹ em kể: Nhà em mấy đời nghèo khổ, không có ruộng đất, quanh năm làm thuê cuốc mướn. Từ đời ông bà rồi đến đời bố mẹ em, đều phải đi ở cho địa chủ để kiếm miếng ăn. Đến khi cải cách ruộng đất, nhà em được xếp vào thành phần Bần Nông, sau đó được chia ruộng đất. Từ đó nhà em mới hết kiếp đi ở cho địa chủ. Đến đời em, hoàn cảnh gia đình lúc này có đỡ hơn, nhưng làm vẫn chưa đủ ăn. Bố mẹ cũng cố gắng chạy ăn từng bữa để cho chúng em đi học, nhưng nghĩ thương bố mẹ và các em, nên việc học hành của bọn em cũng chẳng đâu vào đâu. Thế rồi hình như số phận đã an bài, chúng em lại tiếp tục cảnh con trâu đi trước cái cày đi sau. Nghĩ cũng tủi phận, chỉ tại nhà mình nghèo, không biết cái nghèo nó còn đeo đuổi nhà em bao giờ cho hết…
   Đêm hôm ấy, nó kể cho tôi nghe nhiều lắm, nhiều khi tôi rơm rớm nước mắt.
   Tôi an ủi nó:
   -Không ai giầu ba họ, cũng chẳng ai khó ba đời. Hết chiến tranh anh em mình về làm lại, thôi cố lên!
    Bây giờ nghĩ lại lời động viên ấy, tôi thấy thương những người lính, thương nó quá…
(Còn nữa).
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #264 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 04:36:11 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
      6- Đồng đội tôi


     Chào bạn quanvietnam, chào các bạn.
     Tôi đọc bài viết trên đây của bạn quanvietnam cảm thấy tâm trạng quá bạn ơi...? Huh Huh Huh
     Lâu lâu bạn lại vào trang của mình viét những bài làm người đọc phải suy ngẫm, chia sẻ và tháy thật xót xa. Đúng như tbt Nguyễn Văn Linh đã từng nói đại ý Mở cửa để đón những luồng gió mới nhưng cũng không thể ngăn được những luồng gió độc.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #265 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 10:57:13 am »

 Chào bác Vanthang, chào tất cả mọi đọc giả của trang. Thành thật, quanvn không muốn làm ai buồn. Quanvn chỉ muốn kể lại những mẩu chuyện nhỏ, trong muôn vàn những kỷ niệm của  những người cầm súng, đã có một thời sẵn sàng hy sinh tất cả vì độc lập tự do của Tổ Quốc. Chuyện quanvn kể là sự thật, một khi đã là sự thật thì mãi mãi nó vẫn là sự thật. Mong anh Vanthang và mọi người thông cảm.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #266 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 09:57:06 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Đồng đội tôi
(Xin phép linh hồn những người đã mất, cho tôi viết bài này)
          Từ ngày về hưu, sáng nào cũng vậy, mùa nào cũng thế, chỉ trừ những ngày mưa hoặc quá rét. Còn lại, cứ 5 giờ sáng là tôi dậy, làm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị quần áo mũ mão, xe cộ, để chuẩn bị lên đường. Hôm nay cũng như mọi ngày, khoảng 5 giờ 30 tôi đạp xe rời khỏi nhà, vào giờ này khu tập thể của tôi ít người dậy sớm nên vắng vẻ, tôi rất thích khoảng thời gian tĩnh lặng này. Xe tôi nhẹ nhàng bon bon trên những đường phố đã được quét dọn sạch sẽ đêm qua, không gian buổi ban mai nhẹ nhàng thoáng đãng làm tôi khoan khoái. Tôi đạp rất nhanh, đến công viên Thống Nhất, hai tay tôi nắm chặt tay lái, thả cho xe trôi và ngửa cổ lên trời hít một hơi thật dài lấy không khí vào đầy lồng ngực, sau đó tôi thở ra từ từ tận hưởng, thật là tuyệt vời. Đúng là Trời của ta, Đất của ta. Tất cả là của ta nhưng ta đã nghỉ hưu.
   Sau khi lượn ba vòng hồ Hoàn Kiếm, tôi dừng lại ở dãy ghế đá trước nhà hàng Lục Thủy. Đây là nơi tôi thường tập kết để tập một vài động tác thể dục dưỡng sinh, trước khi lần mò vào phố cổ tìm nơi ăn sáng, tìm quán caphe để ngồi hóng hớt chuyện thiên hạ và ngẫm lại chuyện mình. Việc làm này, lúc đầu xem ra thì cũng có cái gì đấy hơi ngồ ngộ. Song thực ra tôi cũng chẳng biết làm gì, hơn nữa tôi lại là “Tỷ phú” thời gian và tôi thấy cần phải vi hành, để bù lại những tháng ngày miệt mài công vụ.
  Dạo này, thời tiết ở Hà Nội đang ở độ gần cuối Thu, mùa Thu ở Hà Nội đẹp quá, phố nào cũng đẹp, đạp xe đi loanh quanh ngắm nghía phố phường, ngắm mãi mà không thấy chán. Nhưng  tôi thích nhất vẫn là ở Hồ Gươm. Ở đây, con người và thiên nhiên hòa quện vào nhau, tạo nên bức tranh vô cùng sinh động của tạo hóa. Tôi nghĩ, cũng có thể tạo hóa không thể tưởng tượng được là nó đẹp đến thế.
   Ngồi tựa lưng vào chiếc ghế đá sát mép hồ, gió Bắc se lạnh mơn man trên da thịt tạo nên cảm giác khoan khoái, không khí buổi sáng thật trong lành. Nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng, sương mù giăng giăng mặt hồ. Những chú chim đi ăn đêm, tránh ánh nắng mặt trời hớt hải bay về tổ. Tôi thả tâm hồn vào sắc thu buổi ban mai. Thật là tuyệt, tâm hồn của ông lão về hưu thư thái nhàn tản. Chiếc điện thoại của ai đó đổ chuông. Tôi mơ hồ nghĩ về tiếng chuông điện thoại, rồi lại lẩn thẩn trách ai đó sao lại đặt tiếng chuông giống như tiếng chuông của mình. Chợt tôi nhớ ra, điện thoại của tôi ban nãy, do sợ rơi khi tập thể dục, nên tôi đã rút ra khỏi túi và để trên ghế đá. Tôi quay trở lại chiếc ghế đá, thấy điện thoại của mình đang đổ chuông. Tôi lẩm bẩm: Thì ra chuông điện thoại của mình. Tôi hỏi:
   -A lô! Ai đấy?
   -Em D. đây! Anh ơi! Thằng T. nó mất rồi. Em vừa nhận được tin từ đứa  con cả của thằng T.
   -Thế hả? Nó mất khi nào?
   -Em cũng quên chưa hỏi, chỉ nghe cháu nó nói: Sẽ tổ chức viếng từ 13 giờ 30 hôm nay đến 17 giờ thì đưa ra đồng. Cháu nó báo gấp quá, em lại đang ở trong Sài Gòn, nên chẳng biết tính thế nào, mọi việc ở ngoài đó chắc là phải nhờ các anh lo hộ. Em thương nó quá, rất tiếc là em không được ở bên nó lúc này, em cảm thấy ân hận lắm anh ạ!
   Tôi an ủi nó:
   -Ừ thôi! Đành vậy biết làm sao được. Mọi việc ở ngoài này cứ để bọn anh lo, khi nào có điều kiện ra thắp cho nó nén hương, thế là được rồi.
   Nói chuyện điện thoại với thằng D. một hồi lâu, tôi sốt cả ruột. Nó cứ nói mãi, rồi cẩn thận căn dặn tôi từng ly từng tý, nhưng cuối cùng thì tôi chẳng còn nhớ nó nói gì với tôi và tôi đã nói gì với nó, tôi mải nghĩ việc khác nên cứ ậm ừ cho qua chuyện. Quả thật lúc ấy, mọi tâm trí của tôi đang tập trung sắp xếp kế hoạch xuống Hưng Yên, để xem đám tang thằng T. chuẩn bị như thế nào? Hơn nữa cũng kể từ lúc ấy, cho đến tận trưa. Tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của bạn bè thông báo thằng T. đã mất và thống nhất kế hoạch viếng thằng T. của hội CCB: C20 E95 F325.
     Tôi cắt ngắn chương trình tập thể dục so với mọi ngày. Theo hợp đồng của anh em đơn vị cũ, khoảng hơn 11 giờ tôi đã có mặt ở nhà mấy anh bạn ở xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, để chuẩn bị đi viếng đám tang thằng T. Mọi khi anh em chúng tôi gặp nhau như thế này là vui lắm, đã nhiều lần làng xóm cũng phải ghen với chúng tôi, vì họ biết chúng tôi là những đồng đội cũ đã từng chiến đấu ở thành cổ Quảng Trị, trong thời gian 81 ngày đêm năm 1972. Nhưng hôm nay thì khác, hôm nay dân làng nhìn anh em chúng tôi bằng ánh mắt cảm thông và chia sẻ, bởi họ chứng kiến một người đồng đội của chúng tôi ra đi.
    Hôm nay, chúng tôi tụ hội về đây để đưa đồng đội của mình về cõi vĩnh hằng. Ở hoàn cảnh tử biệt sinh ly này, chúng tôi không nói gì, chỉ biết nhìn nhau, tay nắm chặt tay, nước mắt chạy vòng quanh. Những gương mặt phong trần, gân guốc, phảng phất mầu của chiến trinh. Nay lại nhuốm thêm mầu của thời gian và sự nghiệt ngã của cuộc sống. Những thứ đó đã làm cho da dẻ của anh em chúng tôi nhăn nheo, mầu da lôm nhôm chỗ đen chỗ xám, thô ráp sần sùi, mầu da ấy lại được gắn vào những mái đầu, người thì hoa dâm, người thì bạc trắng. Chúng tôi già thật rồi, nhìn anh em tôi thấy ngậm ngùi, tôi cố dấu đi những giọt nước mắt. Nghĩ đến 40 năm về trước, anh em chúng tôi trẻ khỏe tràn đầy sức sống, hăng hái theo đoàn quân ra trận, không hề so đo tính toán mà sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Bây giờ nhìn lại nhau, nhìn lại xã hội cũng có lúc cảm thấy bâng khuâng…
   Đám tang của T. không to, nhưng cũng đủ lệ bộ, sống thì dầu đèn chết thì kèn trống, một đám tang ở miền quê nghèo như vậy cũng là khá tươm tất rồi. Vợ con cháu chắt của thằng T., nước mắt ngắn nước mắt dài, đứng thành hàng dài bên linh cữu của nó, mắt người nào người nấy xưng húp dưới vành khăn tang. Tiếng kèn đám ma réo rắt ai oán, như oán trách trời đất, sao nỡ nào lại tạo ra cảnh chia ly này.
  Cả đoàn vào viếng, không ai cầm nổi nước mắt. Khói hương mờ ảo trong gian nhà chật trội của vợ chồng nó. Quan tài của nó được đặt chính giữa nhà. Đoàn người đi viếng, xếp hàng một đi vòng quanh quan tài. Tôi cố tình nhìn nó một lần cuối, nhưng ở đây không có tục lệ mở cửa sổ quan tài để đặt kính, nên tôi đành chịu. Quay ra, tôi nhìn di ảnh của nó lần cuối, và khấn thầm:
   -T. ơi! Em sống khôn chết thiêng, nhớ về phù hộ cho vợ con cháu chắt cùng toàn thể gia đình bên nội bên ngoại em nhé! Em hãy thương lấy họ, thương lấy những người còn đang sống. Những con người ấy đã chịu bao vất vả vì em. Em cũng thương lấy các anh và phù hộ cho các anh những người đã cùng em sống chết có nhau suốt cả thời gian dài gian khổ. Anh cầu mong cho linh hồn của em siêu thoát, em về với cõi vĩnh hằng yên giấc ngàn thu.  Em hãy bằng lòng với tất cả những gì em đã có, cho hồn được thanh thản. Vĩnh biệt em!
   Tôi nhìn vào di ảnh của nó, nó đội mũ Kêpy mặc quân phục, nhìn nó lạ lắm. Tôi quay đi như người mắc lỗi, không giám nhìn thẳng vào mắt nó. Khi quay lại tôi vẫn thấy nó nhìn tôi, tôi bước đi vài bước rồi quay lại, nó vẫn nhìn theo tôi với ánh mắt thân thương trìu mến. Tôi khấn thầm:
  -Thôi! Em đi nhé, anh về đây! Vĩnh biệt em!
    …Cho đến tận bây giờ, tôi cũng không còn nhớ là tôi đã tiễn đưa bao nhiêu đồng đội, đồng chí của mình về cõi vĩnh hằng. Đã là các đám tang, đám nào mà chả buồn, những đám tang của anh em hy sinh ở chiến trường bom đạn ác liệt lại đi một nhẽ. Cũng buồn lắm chứ, nhưng buồn kiểu khác, nhiều khi ở chiến trường, cũng chẳng có thời gian và điều kiện để mà buồn, bởi vì bọn địch đang ở rất gần với chúng tôi, chúng tôi không thể làm khác được. Hơn nữa lúc ấy, chúng tôi coi sự hy sinh là qui luật tất yếu của chiến tranh, nên cũng cảm thấy bình thường. Nhưng bây giờ thì lại khác, bây giờ không gọi là hy sinh mà gọi là chết. Những đám tang của anh em CCB bây giờ, đa phần là chết trẻ, chết bệnh tật.
   Nguyên nhân sâu xa của những cái chết này, là hệ lụy thảm khốc của chiến tranh. Bom đạn chất độc hóa học, cuộc sống gian khổ vất vả ở chiến trường chính là nguyên nhân đã gây ra cho các CCB quá nhiều bệnh tật.  Thế rồi, thời gian, tuổi tác và bệnh tật đã làm cho các CCB không thể chống cự được cái chết, các anh đành phải rời xa thế giới này.  Mọi người đến tiễn đưa các anh về cõi vĩnh hằng, cũng chỉ biết nhìn nhau và chia sẻ với gia đình những CCB bằng những câu an ủi: “ Thôi! Âu cũng là số phận”. Thế thôi! Mà đã là số phận biết làm sao được? Mấy ai xét tới nguyên nhân sâu xa của số phận?
    Đám tang của thằng T., đám tang của một cựu chiến binh, cũng giống như bao đám tang khác, nhưng không hiểu sao tôi rất tâm trạng. Tôi thấy rất buồn, tất nhiên bạn bè anh em ly biệt nhau kẻ ở lại người đi vào lòng đất, ai mà chả buồn. Nhưng có lẽ ngoài nỗi buồn này, tôi vẫn thấy buồn và lo sợ nhiều vấn đề khác, trong đó nặng nề nhất vẫn là sự phơi nhiễm chất độc mầu da cam của những CCB đã từng chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị. Cuộc đời của những CCB là như vậy, còn đời con đời cháu của các CCB thì sao đây?
   Rời đám tang thằng T., tôi về Hà Nội. Tâm hồn tôi trống trải bâng khuâng…
   Vậy là kết thúc một đời người, bao nhiêu buồn vui khổ đau đều mang vào lòng đất.
                                                 HẾT.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #267 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2013, 07:25:56 am »

           Chào bác quanvietnam, chào các bác! Vâng đọc mấy bài viết của bác chủ mà Tranphu tôi cũng cảm thấy  buồn nao nao tâm trạng. Cái tâm trạng của những người đã ở cái ngưỡng U6 U 7 rồi lại là những người lính đã từng nhiều năm cầm súng vì độc lập tự do của Dân Tộc,Vì Đất Trời Thiêng liêng của Tổ Quốc.

            Ngày nay càng ngẫm càng soi vào cuộc sống thì lại càng buồn, thậm chí thật chán nản cho nhân tình thế thái. Cũng may mà còn có Trang mạng này để mà anh em mình chia sẻ. Chứ mở các trang mạng khác thì thấy nó ; Nhạt theo lèo nhạt đến ghê người nhạt nhẽo đến độ rùng rợn. lúc nào cũng kẻ cướp, kẻ trộm, kẻ tham nhũng, kẻ giết người, thậm chí bố mẹ anh em người thân cũng lập mưu giết nhau. Ôi cái giá trị cuộc sống, giá trị đạo nghĩa ở đâu hết rồi hở các Bác. Phải chăng các Cụ xư đã tổng kết lại thật đúng:

                                               THƯỢNG BẤT CHÍNH THÌ HẠ TẮC LOẠN.

                  Buổi sàng ngày mới Tranphu341 kính các bác luôn cui khỏe!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #268 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2013, 11:34:48 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số Phận
          Những tháng ngày dùi mài với sách vở rồi cũng qua đi, cuối cùng thì Hoàng cũng có được tấm bằng tốt nghiệp của Khoa Thủy Lợi Cảng trường ĐHXD. Cầm tấm giấy chứng nhận tốt nghiệp trên tay, nước mắt Hoàng ứa ra. Hoàng nghĩ đến bố mẹ, nghĩ đến tất cả mọi người trong gia đình, nghĩ về quá khứ. Người Hoàng run lên, tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp trên tay Hoàng cũng rung rung. Hoàng chạy ào về  ký túc xá leo lên giường tầng, cất cẩn thận tấm giấy chứng nhận tốt nghiệp vào cuốn sổ tay để về khoe với bố mẹ. Hoàng sung sướng nằm vật ra giường, hạnh phúc trào dâng. Vậy là ước mơ của Hoàng của bố mẹ của mọi người trong gia đình đã thành sự thật. Những năm tháng chiến tranh ai có thể tin được là Hoàng còn sống trở về, thế mà vận may đã cho Hoàng còn sống trở về và còn may mắn hơn là Hoàng đã tốt nghiệp đại học. Tất cả như một giấc mơ đẹp. Quá khứ của người chiến sĩ trinh sát C20 E95 F325 năm xưa, lại thêm những trang sau chiến tranh và những trang tiếp theo, để nối dài số phận của một đời người…
    Thấm thoát thời gian Hoàng tranh thủ về nhà thăm gia đình cũng đã hết. Hôm nay trở lại trường, cầm quyết định đi nhận công tác, Hoàng không khỏi hồi hộp xen lẫn lo âu. Những ngày sắp tới, cuộc sống của Hoàng sẽ như thế nào đây? Hoàng bắt đầu cảm thấy băn khoăn. Không phải Hoàng lo lắng về cuộc sống, về sự gian khổ và vất vả. Những thứ đó quá thường đối với Hoàng, trước kia khi còn ở quân đội vào sống ra chết ăn đói mặc rách, thứ nào Hoàng cũng trải qua. Hoàng không sợ những thứ ấy, điều Hoàng e ngại bây giờ là: Không biết khi ra thực tế, Hoàng sẽ phải bắt đầu từ đâu? Từ những cái gì? Chắc chắn những cái đấy nó không giống hoàn toàn những gì Hoàng đã học, vậy thì Hoàng phải bắt đầu như thế nào để có thể phù hợp với cuộc sống mới? Nghe người ta nói: Ngoài đời có nhiều cạm bẫy chứ không như ở trong quân đội đâu. Hoàng thấy mơ hồ nhưng không giám hỏi ai, hỏi ra sợ bị mọi người cười, cho rằng mình ngây ngô. Hoàng tặc lưỡi, tự trấn an: Cứ yên tâm, nước nổi thì bèo nổi, đợt này về đây nhận công tác có mấy anh em cùng lớp cơ mà lo gì…
   Còn đang phân vân, lo lắng cho những ngày sắp tới, thì chuyến xe chở Hoàng, xuất phát lúc hơn 4 giờ sáng từ bến Kim Liên Hà Nội đi Hòa Bình, cũng dừng lại ở Lương Sơn thuộc địa phận của tỉnh Hòa Bình để nghỉ ăn trưa. Hoàng đoán: Từ đây lên thị xã Hòa Bình nơi đoàn chuyên gia Liên Xô đang giúp Việt Nam xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình, chắc cũng còn xa lắm, không biết đến tối có đến được không? Lần đầu tiên Hoàng mới đến xứ sở này.
  Ngáp liền mấy cái, chảy cả nước mắt, Hoàng đã thấm mệt. Đêm qua ngủ nhờ nhà anh bạn, phần lạ nhà không sao ngủ được, phần phải lo dậy sớm để ra bến Kim Liên xếp hàng mua vé ô tô đi Hòa Bình, nên ngủ cũng không được ngon giấc. Nghĩ lại cảnh xếp hàng để mua vé đêm qua Hoàng thấy ớn cả người. Trong đêm tối, dòng người xếp hàng mua vé dài lắm, không biết cơ man nào là người. May mắn Hoàng là một trong số những người đứng đầu, nên chắc chắn Hoàng sẽ mua được một vé. Ở hoàn cảnh này, ai mà mua được một chiếc vé mừng hơn cả bắt được vàng, những người chưa mua được thì buồn thiu. Nhìn những khuôn mặt mất ngủ hốc hác, nặng chĩu lo âu của họ, Hoàng  cảm thấy buồn lây. Nhưng có lẽ, cũng chẳng còn con đường nào khác là họ vẫn phải tiếp tục xếp hàng chờ đợi để mua vé cho chuyến sau.
    Hoàng nghĩ: Kiểu này, có khi họ phải xếp hàng đến cả ngày hôm sau nữa cũng nên. Vì thực tế Hoàng thấy, quầy bán vé mới chỉ bán được mấy người mà đã hết vé, chẳng hiểu họ làm ăn kiểu gì mà trắng trợn thế. Trong khi đó, mấy ông trông to béo lực lưỡng tay lăm lăm sổ thương binh, chẳng biết là thương binh thật hay giả, cứ chen lấn xô đẩy nhau ở trước cửa bán vé, làm mọi người đứng sau không thể nào chen lên mua vé được. Có lẽ vé bị mấy ông thương binh và người bán vé thông đồng với nhau thao túng để đùn ra ngoài chợ đen kiếm lời.
  Hoàng chép miệng: Cuộc đời này, sao mà khổ thế? Cũng là một kiếp người, sao có người cứ muốn làm giầu trên mồ hôi sức lực của người khác. Đã thế, việc họ làm rất trắng trợn, không phải mọi người không biết, ai cũng biết. Nhưng khổ một nỗi là chẳng ai dám can thiệp, vì mọi người đều biết có can thiệp cũng không làm gì được. Tất cả bọn chúng đã vào vây vào cánh với nhau từ trên xuống dưới thành một hệ thống vững chắc để bảo vệ và chia sẻ quyền lợi với nhau rồi, còn ai làm gì được chúng nó. Hoàng lắc đầu ngán ngẩm, lực bất tòng tâm.
   Mọi người xuống xe, tạ tật vào gốc cây để tìm bóng mát, có người còn chẳng kịp bước được bước nào, vội ngồi sụp xuống nôn thốc nôn tháo, nôn cả ra mật xanh mật vàng. Nhìn đoàn người say xe thật tội nghiệp, đầu tóc rũ rượi, mặt mày tái mét.
  Nghĩ lại quãng đường từ Hà Nội lên đây đúng là quá khổ, người không say cũng phải say. Đường thì chẳng ra hồn đường, toàn ổ trâu ổ bò, trời thì nóng nực, người thì đông. Đã thế trong xe lại còn bừa bộn những dụng cụ của nhà xe. Nào là dây cáp, dây điện, chỗ này săm lốp xe, chỗ kia can dầu, gầm ghế là phụ tùng đồ nghề để sửa xe. Tất cả vứt ngổn ngang chắn hết cả lối đi, thứ nào thứ nấy bê bết dầu mỡ. Mùi dầu mỡ, mùi mồ hôi, mùi nôn mửa, thôi thì đủ thứ mùi. Những người ngồi gần cửa sổ thì cố thò đầu ra ngoài cửa sổ để thở, còn những người ngồi ở phía trong không biết làm thế nào đành chịu trận.
   Hoàng tiến lại chỗ bóng dâm của cây mít để ngồi nghỉ và tranh thủ ăn trưa với chiếc bánh mỳ mang theo từ Hà Nội. Khi đi qua cái giếng phía trái nhà, Hoàng bắt gặp một khuôn mặt quen quen đang vốc nước từ chiếc chậu tráng men lên rửa mặt. Nước giếng trong vắt, đựng trong chiếc chậu tráng men trắng muốt, xung quanh chậu và đáy chậu điểm những bông hoa hồng đỏ tươi rực rỡ, mầu đỏ lại càng làm cho khuôn mặt quen quen kia vừa béo tốt lại thêm nhuận sắc.
   Hoàng cố lục lại trí nhớ của mình xem đã gặp khuôn mặt này ở đâu? Hoàng nghĩ, rất khoát Hoàng sẽ nhớ ra, bởi vì nó có cái gì đó rất quen và lại rất gần. Hoàn toàn không có chủ ý, bỗng nhiên Hoàng à lên một tiếng rất to rồi tự vỗ vào đùi mình đen đét. Hoàng lẩm bẩm:
    -Thôi đúng rồi! Đúng là ông ấy rồi. Tính ra cho tới bây giờ cũng đã hơn 5 năm, gần 6 năm rồi còn gì nữa.
   Ông ấy tên là Sinh. Hoàng nghĩ lại: Có lẽ Sinh bằng tuổi với chị gái Hoàng, hồi trước Hoàng vẫn gọi Sinh bằng anh, nhưng chẳng hiểu tại sao sau khi xảy ra vụ việc ấy thì mọi người trong xóm cảm thấy có một cái gì đó khang khác trong quan hệ đối xử với gia đình Sinh và với Sinh. Có lẽ từ ngày ấy, bọn Hoàng và những bạn bè cùng lứa với Hoàng không gọi Sinh bằng anh nữa, mà toàn xưng hô trống không hay là xưng ông ông tôi tôi. Cũng từ ngày ấy Sinh tìm đủ mọi cách lảng tránh không muốn giáp mặt mọi người và mọi người cũng cho đấy là điều hợp lý, không ai còn nói ra nói vào gì nữa.
   Hôm nay, nhìn thấy Sinh ở đây, Hoàng thấy thắc mắc, tại sao ông ấy lại ở đây? Hay là ở quê không chịu được tai tiếng nên từ bỏ quê hương, lên đây lấy vợ, làm ăn sinh sống? Hoàng nghĩ: Rất có thể? Nhưng chuyện ấy không quan trọng, mà quan trọng người ấy có đúng là Sinh không? Nếu đúng là ông Sinh đảo ngũ ngày xưa sao bây giờ nhìn khác thế? Trước mười phần, bây giờ chín phần không phải là ông Sinh, chỉ còn nét mặt, đôi mắt, đôi lông mày và cái trán là vẫn như xưa, có lẽ những đặc điểm ấy nên Hoàng nhận ra người đàn ông ấy là ông Sinh, còn tất cả những thứ khác về hình dáng con người đã thay đổi hết. Mọi sự thay đổi đều tốt hơn trước rất nhiều, nên cũng khó nhận ra.
   Hoàng nghĩ: Kể cũng hay, lúc trước vào những năm 1967-1968 ông Sinh đi bộ đội nhưng không chịu được gian khổ và sợ hy sinh nên ông sinh đã đảo ngũ trốn về địa phương, sau thời gian ấy không hiểu cuộc sống của ông thế nào? Cứ như bây giờ nhìn ông chẳng ai biết ông đã từng là bộ đội B quay, thậm chí nhìn ông bây giờ thấy hừng hực sức sống, vượng khí tràn trề.
   Nghĩ một hồi, rồi Hoàng khẳng định 90% là ông Sinh, ông Sinh là người cùng xóm với Hoàng, chỉ còn lại 10% là còn hơi nghi ngờ. Lý do để cho Hoàng nghi ngờ là: Tại sao? Ông Sinh lại béo tốt thế. Hoàng cứ nghĩ: Những người đi bộ đội mà đảo ngũ là có tội với dân với nước, nhẽ ra những người như vậy phải sống trong tâm trạng bị dầy vò đau khổ, sống có khi còn nhục nhã hơn là chết đi. Đằng này nhìn ông cứ thấy đẫy đà béo tốt, chẳng hiểu ông có bí quyết gì?
   Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng Hoàng vẫn cảm thấy có cái gì đấy vẫn chưa thể khẳng định được. Hoàng xốc chiếc ba lô lên vai, đi ngang qua sân giếng, vừa đi Hoàng vừa nhai bánh mỳ. Hoàng cố tình nhìn lại một lần nữa để khẳng định người ban nãy là ông Sinh. Nhưng lần này, chẳng những không khẳng định được mà lại làm Hoàng thêm nghi ngờ.
   Bây giờ, ông Sinh đang ngồi trên chiếc sập bằng gỗ kê ở giữa nhà của một quán hàng ăn ven đường Quốc lộ số 6. Đối diện với ông Sinh là một ông to béo phốp pháp, cởi trần trùng trục, mồ hôi bóng nhoáng. Một tay ông cầm chiếc quạt mo phe phẩy, một tay ông cầm chiếc đùi gà to, ông đang dùng răng cửa với răng nanh để xé từng tảng thịt nhai ngấu nghiến ngon lành, thi thoảng ông để chiếc quạt mo xuống sập, nâng chén rượu lên nhâm nhi một vài hớp. Mảng ngực ông đỏ như cổ gà chọi, có lẽ cũng đã uống vài ba chén rượu nên mới đỏ như vậy. Chiếc dây chuyền bằng bạc kích thước to quá cỡ đeo thòng lòng ở dưới cổ, lại được gắn thêm cái móng vuốt nhọn hoắt của con hùm hay con cọp gì đó, làm cho bộ ngực của ông càng oai vệ.
   Nhìn ông Sinh cũng không kém cạnh, cũng một chín một mười. Ông Sinh cũng cởi trần, đường gân thớ thịt ở vai ở cổ cả ở ngực nữa cũng nổi lên cuồn cuộn mỗi khi ông nhai những miếng sụn kêu côm cốp. Mồm ông bóng nhẫy toàn là mỡ gà, ông bốc cả nắm rau thơm cho vào mồm, rồi nhai ngồm ngoàm nên trông mồm ông cứ như chậu hoa đang rung rinh trước gió.
  À! Thì ra hai ông này là dân lái xe khách, ông to béo kia là lái xe, còn ông Sinh có lẽ là lơ xe. Các ông thuộc loại khách đặc biệt của nhà hàng này thì họ phải chiêu đãi thiếu gì của ngon vật lạ. Hoàng đoán thế, nhưng không biết các ông ấy chạy ở tuyến nào? Hoàng cũng không có ý định tìm hiểu xem các ông này chạy ở tuyến nào. Nhìn chiếc đùi gà trên tay ông lái xe còn trơ lại toàn xương, mồm của ông Sinh thì bóng nhẫy. Miếng bánh mỳ Hoàng đã nuốt như nghẹn lại trong thực quản.
   Nhớ cái hồi mà sáng nào ông Sinh cũng đeo tấm biển ở trước ngực, đứng ở ngã tư đường làng đúng vào giờ mọi người ra đồng. Trên tấm biển viết rất nắn nót dòng chữ: “Ai cũng như tôi thì mất nước.” Ông Sinh cứ đứng đấy và cúi gầm mặt xuống, cho tới khi nào mọi người ra đồng hết, khi ấy ông mới được đi ra đồng làm việc. Nghĩ mà thương cho ông Sinh, ai mà chẳng ham sống sợ chết.
   Dạo ấy, cả nước đang chiến tranh không khí vùng quê nghèo của Hoàng nặng nề và u uất.
(Còn nữa)
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #269 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2013, 02:33:22 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Số  phận
          Hôm nay nhìn ông Sinh, Hoàng nhớ đến Nguyệt. Nguyệt gọi ông Sinh bằng anh họ, bố đẻ ra ông Sinh với bố Nguyệt là hai anh em con chú con bác họ. Ngày bé, Nguyệt hay khoe sang nhà anh Sinh để ăn cỗ. Nhà ông Sinh ở xóm dưới, Nhà Nguyệt gần nhà Hoàng ở xóm trên. Hoàng với Nguyệt chơi với nhau từ hồi tóc đang để chỏm, mũi thò lò.
   Nhà Hoàng với nhà Nguyệt nếu theo đường chính thì cách nhau đến 200m, còn theo đường tắt thì chỉ cách nhau có hai mảnh vườn. Hồi nhỏ, Hoàng với Nguyệt thường liên lạc với nhau bằng con đường tắt nối thông hai mảnh vườn. Tuổi thơ của Hoàng và Nguyệt bắt đầu từ ở xóm nghèo này, cả hai đứa lớn lên cùng nhau cho tới khi Hoàng trưởng thành đi học đại học. Nếu tính ra thì phải tới 15- 16 năm chứ ít gì, tình bạn của hai đứa biết bao là kỷ niệm, những ký ức về tuổi thơ đẹp, mà cũng rất trẻ con. Sau này, lúc đã lớn rồi nghĩ lại chính Hoàng cũng không nhịn được cười, Hoàng lại tự cười một mình, Hoàng cũng cảm thấy vui vui và có phần luyến tiếc, mơ ước bao giờ cho đến ngày xưa…
   Những ngày thơ ấu Nguyệt với Hoàng chơi thân với nhau, Hoàng đi đâu Nguyệt cũng đi theo. Nguyệt bảo: Đi với Hoàng thì không bị ai bắt nạt, có phải làm việc gì Hoàng cũng làm hộ, nếu có cái gì ăn thì bao giờ Hoàng cũng chia cho Nguyệt phần nhiều, lúc nào Hoàng cũng bênh vực Nguyệt nên Nguyệt thích lắm. Hồi ấy cả hai đứa còn trẻ con rất ngây thơ, xa nhau thì nhớ nhau, chia nhau từ củ khoai bắp ngô, cái gì cũng có nhau. Đương nhiên là có những lúc hai đứa cãi nhau kịch liệt, không   thèm nhìn mặt nhau. Cũng đã một đôi lần Nguyệt bị Hoàng bạt tai khóc hu hu, nhưng Nguyệt chả dám mách với ai, những lúc ấy, khóc thì khóc nhưng Nguyệt vẫn lẽo đẽo đi theo Hoàng. Ngay sau đấy, Hoàng nghĩ lại thấy ân hận và cũng thấy thương Nguyệt, rồi lại làm lành. Nhưng cũng chỉ được một lúc là Hoàng quên mất, rồi chứng nào lại tật ấy.
  Thời gian qua đi, khi hai đứa đến tuổi trưởng thành. Hoàng là con trai nên không có biểu hiện gì rõ nét, trông vẫn còn ngố. Nguyệt là con gái nên càng lớn lại càng xinh đẹp, ngực của nguyệt chả biết tự khi nào mà đã thấy lùm lùm đội cả áo lên, Nguyệt xấu hổ nên hay lấy nón úp lên, kể từ đấy Hoàng không dám nhìn vào ngực của Nguyệt vì ngượng. Có lẽ, từ đó Hoàng cũng thay đổi cách đối xử với Nguyệt. Thời gian ấy, bạn bè hay gán ghép chuyện vợ chồng giữa Hoàng với Nguyệt và khen là đẹp đôi. Nguyệt là con gái nên dễ xấu hổ nên chạy trốn, còn Hoàng thì mải chơi chẳng quan tâm nên tỉnh bơ và vẫn đi chung với nhau. 
  Ngày Hoàng còn ở nhà, chưa đi học đại học, Hoàng và Nguyệt chơi với Chị Thịnh. Chị Thịnh là người hàng xóm, chị hơn Hoàng có lẽ phải tới 3 hay 4 tuổi, cả ba chơi với nhau thân thiết như là bạn bè một lứa. Hàng ngày Hoàng đi học, còn chị Thịnh với Nguyệt là xã viên HTX nên ở nhà tham gia công việc của hợp tác xã. Dạo ấy, chiến tranh phá hoại ra Miền Bắc của không quân Mỹ ngày càng ác liệt, Hoàng tuy còn là học sinh cấp ba nhưng cũng tham gia vào dân quân tự vệ ở địa phương, tối nào Hoàng với Nguyệt cũng được phân công đi trực phòng không, mỗi khi nghe thấy tiếng máy bay địch thì gõ kẻng báo động để mọi người chạy xuống hầm trú ẩn. Có một hôm, nghe thấy ở đâu người ta gõ kẻng. Hai đứa mải nói chuyện nên giật mình cũng vội vàng gõ kẻng, nhưng mãi chẳng nghe thấy tiếng máy bay. Lần ấy cả hai đưa bị phê bình, xấu hổ quá… Hoàng với Nguyệt thường gặp nhau như thế thành quen, hôm nào không gặp cũng thấy nhớ và có ý chờ đợi.
   Nguyệt bằng tuổi với Hoàng, cùng học với Hoàng từ nhỏ. Nhưng sau này có lẽ vì nhà nghèo, mẹ Nguyệt ốm đau luôn nên Nguyệt chưa học hết lớp 7 thì bỏ, còn chị Thịnh thì là lứa đàn chị nên Hoàng chả biết là chị học hết lớp mấy? Ngày ấy, miền quê nghèo của Hoàng lúc nào cũng hối hả tất bật nhưng vẫn không đủ ăn, đã thế lại còn giặc dã nữa chứ. Có những ngày, phải mấy lần vào hầm trú ẩn để tránh máy bay, nó đi rồi lại chạy ra cầy cấy. Đến bữa thì hớt hải vơ vội, vơ vàng mấy ngọn rau, rau gì cũng được, miễn là ăn cho no để đánh lừa cái dạ dầy vì nó nhớ bữa.
   Cứ như vậy, ngày lại qua ngày cho đến khi Hoàng vào đại học.  Học được mấy năm thì có lệnh tổng động viên, Hoàng nhập ngũ. Hoàng nhập ngũ ở trường nên ở địa phương không ai biết, mãi sau này khi có giấy tờ từ trường đại học chuyển về khi ấy địa phương mới biết, và chị Thịnh với Nguyệt cũng mới biết là Hoàng đã đi bộ đội. Sau này, cũng có lần Nguyệt trách Hoàng sao không viết thư báo cho Nguyệt biết.
  Trong suốt thời gian ở quân ngũ, chỉ trừ hơn hai tháng huấn luyện ở ngoài Bắc, còn lại cũng là bấy nhiêu thời gian ở chiến trường. Từ ngày đi chiến trường, Hoàng chỉ viết thư cho đỡ nhớ nhưng không gửi cho ai, kể cả cho bố mẹ. Hoàng cố tình làm cho mọi người không có thông tin về mình, để mọi người quen với sự thiếu vắng, và nếu như có tình huống xấu nhất xảy ra thì không ai cảm thấy hẫng hụt. Hồi ấy, chẳng hiểu sao Hoàng lại làm như vậy. Chính vì lý do ấy nên chị Thịnh và Nguyệt cũng không thể có thông tin gì về Hoàng.
   Mãi tới khi giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Hoàng được trở về tiếp tục đi học, khi ấy tất cả mọi người mới biết là Hoàng còn sống. Những ngày đầu được đoàn an dưỡng cho về thăm nhà, nhà Hoàng lúc nào cũng đông vui, bố với các anh các chị cũng xin nghỉ phép mấy ngày, để ở nhà chơi với Hoàng, cả cô gì chú bác làng trên xóm dưới đều đến mừng cho bố mẹ Hoàng và Hoàng. Phải đến ba bốn ngày, nhà Hoàng lúc nào cũng tấp nập, người đến chúc mừng,  người đến hỏi thăm thông tin về người thân của họ ở chiến trường. Những ngày ấy mẹ Hoàng là người vất vả nhất, bà hết chạy lên chạy xuống, bếp bếp núc núc, lại còn phải lo tiếp khách nữa chứ. Cũng may mà có chị Thịnh và Nguyệt đến giúp nên cũng đỡ được khối việc.
  Trong mấy ngày vui vẻ ấy, có một lần chị Thịnh hỏi Hoàng:
   -Ngày Hoàng còn đang học ở đại học, Hoàng biên thư cho Nguyệt, nói là có chuyện bí mật muốn kể cho Nguyệt nghe.  Sao mãi vẫn không thấy Hoàng kể? Từ đó đến giờ Nguyệt cứ chờ mãi mà chẳng thấy Hoàng nói gì? Lần này về thì kể cho nó nghe kẻo nó cứ chờ, người gì mà vô tâm đến thế?
   Hoàng chột dạ, không biết chuyện ấy có thật không, mà sao Hoàng không nhớ. Hoàng đoán câu chuyện bí mật  Hoàng định kể với Nguyệt, thế nào cũng có dính dáng đến chuyện tình cảm của Hoàng với Nguyệt hồi Hoàng còn học ở quê. Nếu là chuyện ấy thì đúng là gay go rồi, bây giờ chống chế thế nào đây? Mà nghe đâu chị Thịnh và Nguyệt vẫn chưa xây dựng gia đình, thế mới khổ chứ. Hoàng nghĩ về họ thấy tội tội, năm nay chị Thịnh đã 27-28 tuổi, Nguyệt cũng đến 23-24 rồi còn gì, ở quê thế là già lắm rồi, dễ ế chồng lắm.
   Khổ nỗi những năm trước ở hậu phương, con gái đến tuổi trưởng thành, không ế cũng gần như ế, có còn ai đâu mà lấy, trai tráng đi chiến trường hết, ở nhà chỉ còn lại người già với trẻ con, còn sót chàng trai nào thì lại bị dị tật bẩm sinh hoặc là thế nào đấy nên cũng không dám lấy. Tội thật! Chiến tranh đã cướp đi tuổi thanh xuân, giết chết tình yêu của biết bao đôi lứa, bây giờ chiến tranh đã kết thúc thì lại quá lứa lỡ thì, không biết có lấy được chồng không? Thiệt thòi nhất vẫn là những người phụ nữ…
   Nghĩ thế, nên phản xạ đầu tiên là Hoàng phải chối ngay:
   -Em không nhớ! Chuyện em viết thư cho Nguyệt thì có, còn chuyện em hẹn Nguyệt để kể câu chuyện bí mật thì em không còn nhớ.
   Hoàng dừng một lát để thăm dò và cũng là để kiểm chứng xem chị Thịnh có chứng cớ gì để chứng minh là Hoàng hẹn Nguyệt khi nào về sẽ kể không? Thú thực trong đầu Hoàng bây giờ cũng láng máng lúc có lúc không, bởi cũng đã 5-6 năm rồi làm sao nhớ được, nhưng nhiều khả năng là có. Hoàng đấu tranh tư tưởng: Thời điểm này, cho dù có chuyện ấy mười mươi thì Hoàng cũng phải chối là không còn nhớ, không thể nhận là mình có hẹn với Nguyệt chuyện ấy được.
  Thú thật, thời kỳ ấy chuyện tình cảm của Hoàng với Nguyệt còn đang trẻ con, chỉ dừng lại ở mức độ xa nhau thì nhớ nhau, chưa một lần Hoàng nói lời yêu thương với Nguyệt. Nói thật, ngày Hoàng còn ở nhà, nếu như không có những lời đồn thổi về gia đình nhà Nguyệt và Hoàng đã biết yêu thì  Hoàng đã ngỏ lời với Nguyệt rồi, đâu đợi đến bây giờ…
   Hoàng nói với chị Thịnh:
   -Để hôm nào em gặp Nguyệt nói chuyện.
 …
   Bố mẹ Nguyệt sinh được ba chị em, chị gái anh trai rồi đến Nguyệt. Chị gái Nguyệt tên là Ngà, mãi mới lấy được chồng, chẳng biết chị lấy chồng ở đâu? Đã một vài lần có nghe Nguyệt nói đến, nhưng vì Hoàng không quan tâm nên thành ra không nhớ. Hoàng chỉ nhớ chị Ngà, vì chị Ngà rất xinh, có thể nói là xinh nhất làng nên không thể không nhớ, hơn nữa Hoàng cũng có kỷ niệm về chị Ngà nên có muốn quên cũng vẫn nhớ.
    Nói chuyện ấy ra có vẻ xấu hổ, nhưng sự thật là Hoàng không cố ý mà chỉ là vô tình, lúc nào nghĩ lại Hoàng cũng cảm thấy tự xấu hổ với chính mình, ngay bây giờ cũng thế. Lần ấy, Hoàng vượt qua hai mảnh vườn, chui qua hàng rào rồi bước thẳng vào trong nhà của Nguyệt. Tưởng như mọi khi, vào giờ này thì mọi người đi làm đồng hết, chỉ có Nguyệt ở nhà chờ Hoàng đến để đi nhân bèo hoa dâu. Hoàng ập vào trong nhà rất nhanh, nhanh đến nỗi chị Ngà đang thay quần áo, không kịp phản ứng gì, đứng ngây ra miệng cứ ớ ớ. Hoàng cũng không biết xử lý thế nào, đành đứng như trời chồng ở giữa nhà, mắt nhìn thẳng lên bàn thờ, không dám quay ngang quay ngửa. Đến khi chị Ngà định thần lại được, vội vơ vội tấm áo để che, chẳng biết chị che chỗ nào Hoàng không dám nhìn, rồi lên tiếng hỏi Hoàng:
   -Em tìm Nguyệt à?
   -Vâng! Nguyệt hẹn em đi nhân bèo hoa dâu.
   Vừa nói, Hoàng vừa chạy ra ngoài sân, mặt nóng bừng bừng. Chị Ngà nói gì đó đuổi theo Hoàng, nhưng Hoàng đã chạy tít ra đầu ngõ. Hoàng vẫn chưa lấy lại được bình tĩnh, vừa đi vừa thở hổn hển hình dung lại chuyện xảy ra, Hoàng cảm thấy xấu hổ, nhưng sao cơ thể Hoàng lại rạo rực hẳn lên lạ lắm, có lẽ Hoàng đã lớn rồi.
   Thật đấy! Vẻ đẹp của chị Ngà chẳng biết nói thế nào, nhưng có một thực tế là ai đã nhìn thấy và nói chuyện với chị một lần là có cảm tình ngay. Con người, hay cụ thể hơn là tất cả những gì có trên cơ thể của chị đều toát lên sức cuốn hút diệu kỳ, đã thế trời lại cho chị sở hữu làn da trắng ngần, khuôn mặt tròn trịa, thật thà phúc hậu, tiếng nói nhẹ nhàng đằm thắm tình cảm. Nụ cười và chiếc răng khểnh của chị làm đắm đuối tất cả những chàng trai, thật khó mà đoán được nụ cười ấy chị dành cho ai…
   Chị Ngà đẹp là vậy, thế mà lại vất vả về đường chồng con. Hoàng không biết cụ thể lắm về chuyện này, ngày ấy chỉ nghe người ta xì xầm bàn tán là:
    -Gia đình nhà ấy trước kia có người bị mắc bệnh hủi, nên da dẻ của chị em con Ngà mới đẹp như thế, nếu không bị bệnh hủi thì làm gì có nước da  ấy.
   Vậy đấy, nguyên cái chuyện bị ghép vào căn bệnh ấy đã chết người rồi, lại còn bị thêm những chuyện của các anh trai làng đến tán tỉnh mà không được, nên cũng bịa ra đủ thứ chuyện trên trời dưới đất, khoác vào người chị Ngà bao nhiêu là chuyện bệnh tật như là có thật. Thế rồi may mắn thế nào ấy, chị Ngà cũng lấy được chồng, nghe đâu chồng chị cũng tốt lắm. Lấy nhau rồi, hai vợ chồng chị Ngà dắt díu nhau đi khai hoang ở mãi tận Tây Bắc gì đó, hình như xa lắm, từ đó đến giờ cũng chưa một lần về quê.
   Chuyện ở vùng quê thì cứ loanh quanh như vậy. Ngay đến anh Ngân em ruột chị Ngà, hồi ấy cũng không chịu nổi những chuyện đồn đoán ấy, nên anh tìm mọi cách tòng quân để ra mặt trận. Khi chị Ngà đã đi lấy chồng, anh Ngân đi bộ đội, ở nhà chỉ còn lại Nguyệt với hai bố mẹ già. Nguyệt giống mẹ nên trắng bủng và không xinh như chị Ngà, nhưng cũng một chín một mười, bù lại Nguyệt hơn hẳn chị Ngà ở mái tóc, tóc của Nguyệt vừa đen lại vừa dài. Trông vóc người, làn da, mái tóc và dáng đi yểu điệu của Nguyệt, ai cũng bảo con bé như người thành phố.
   Ngày ấy, Nguyệt cũng là một trọng điểm đánh phá của biết bao nhiêu chàng trai, trong làng ngoài xã.
(Còn nữa).
   

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM