Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:33:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191474 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #240 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 02:55:07 pm »

Thảo nào sau chuyến đi này, K17TL-C có một phụ công bóng chuyền hay thế ! Có lẽ vì tất cả đã rõ ràng nên  bác Quân chuyên tâm học tập và luyện tập TDTT
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #241 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 03:45:16 pm »

               Chào bác quanvietnam! Chào các bác! Thế rồi bác cũng đã kết thúc được chuyện kể " Đi Tìm". Tranphu341 rất cảm động thấy được dòng viết nặng nề của bác.

               Vâng không phải chỉ có bác. Ai mà chẳng nặng lòng trước tình yêu đầu? Ai mà chẳng nhớ nhung tha thiết kèm những cao thượng của những người lính đã chịu nhiều thiệt thòi hy sinh. Nhưng thiệt thòi hy sinh vô giá đó đâu có thể tích ra được bằng Tiền. Bác đã kết thúc câu chuyện thật "có hậu'' . Tuy rằng chưa thật sự thỏa mãn cho người đọc. Người đọc muốn bác phải gặp được Vân không trong hoàn cảnh như thế. Túc là hai người phải ô phải a phải thế nào đó như các chuyện các phim ảnh diễm tình hi hi Grin Grin Grin

              Nói vây thôi! Bác rất yêu Vân chính vì yêu mà Bác đã không làm những việc nhỏ bé tầm thường. Tranphu341 rất cảm động cùng sự cảm phục bác. Chúc bác cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #242 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 08:41:23 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
5- Đi tìm
   Đêm ấy, đoàn tầu đưa tôi về xuôi. Thế là kết thúc một mối tình của một thời đèn sách và chiến trinh.

     Hay quá bạn quanvietnam ạ.
     Tôi cũng nhất trí với cách xử sự của bạn. Bạn quyết định không gặp Vân nữa là phải lắm, đỡ lúng túng cho cả hai người.
     Không biết hiện nay gia đình Vân ra sao, chắc bạn cũng đã nối lại liên lạc với nhau hoặc ít ra cũng hiểu được ít nhiều về nhau chứ?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #243 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 11:07:04 am »

 Chào! Và xin cám ơn tất cả các anh các chị cùng các bạn đã đọc, động viên và chia sẻ bài viết của Quanvn. Xin tạm biệt và hẹn gặp lại.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #244 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 11:40:25 am »

Chào! Và xin cám ơn tất cả các anh các chị cùng các bạn đã đọc, động viên và chia sẻ bài viết của Quanvn. Xin tạm biệt và hẹn gặp lại.
Bác quanvietnam: một câu chuyện hay, một chuyện tình đẹp mà lại không hẳn là chuyện buồn. Bác chưa hạ chữ HẾT. Cũng có nghĩa là còn gặp lại, xin chào và cám ơn bác đã chia sẻ.
Logged
trungdoan95c
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #245 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2013, 05:28:35 pm »

Cháu chào các chú, các bác. Xin cho cháu hỏi ở đây có bác nào ngày trước thuộc đơn vị c21. trung đoàn 95c. sư đoàn 9 (c21/e3/f9) không ạ? Hay có quen ai thuộc đơn vị trên những năm (1968 - 1970 ) không ạ. Cháu xin trân thành cảm ơn.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #246 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2013, 02:10:45 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Đồng đội tôi
( Xin phép linh hồn của những người đã khuất, cho tôi viết bài này)
          Vậy là từ nay, tôi không còn được nhìn thấy nó bằng xương bằng thịt nữa rồi. Nó đã mất, mất trước Tết Quý Tỵ (2013) hơn một tháng. Tội nghiệp cho nó, thương nó lại oán ông Trời sao không công bằng với nó, với những người lính đã từng vào sống ra chết, được hưởng thêm một vài cái Tết nữa với vợ với con và đàn cháu nội, cháu ngoại. Đằng này lại bắt nó phải ra đi ở tuổi 61. Ở tuổi này, già không phải là già, trẻ không phải là trẻ, sự ra đi của nó để lại bao nhiêu nuối tiếc xót thương cho vợ con, cháu chắt và bạn bè. Nó là Ngô Văn T, chiến sĩ tiểu đội thông tin trinh sát C20 E95 F325, thời kỳ bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972.
   Thật là đau đớn và oan ngiệt, cái chết đến với nó, trong gia đình ai cũng biết, nó cũng biết. Nhìn thấy chết, mà nó vợ con nó và cả bạn bè cũng không biết làm cách nào để cứu được, nó bị ung thư giai đoạn cuối.
   Bây giờ ngồi nhớ lại. Trước lúc nó mất độ 2-3 tháng gì đó, tôi cũng không còn nhớ chắc chắn vào ngày nào. Chỉ biết hôm ấy cũng như những lần khác, mấy anh em cùng đơn vị C20 E95 F325 hiện đang sống ở Hà Nội, rủ nhau xuống Hưng Yên chơi, trước là thăm bạn bè sau là rủ nhau nhau uống rượu để ôn lại chuyện xưa, chuyện đơn vị, chuyện chiến trường, chúng tôi thường vẫn thế.
   Khác với mọi lần, lần này khi chúng tôi vào đến trong sân. Vợ nó và thằng con trai út, chẳng hiểu từ đâu, hớt hải chạy về. Vợ nó nói chẳng thành câu, tiếng đã méo đi, nước mắt chạy vòng quanh:
   -Khổ cho nhà em quá các anh ơi! Chắc các anh biết tin nhà em, nên mới xuống thăm.
   Mấy đứa chúng tôi ngạc nhiên nhìn nhau nhưng vẫn chưa hiểu chuyện gì, tôi hỏi lại:
    -Có chuyện gì? Em cứ bình tĩnh nói để bọn anh biết.
   Lúc này thằng con trai cả của nó và những nàng dâu cùng cả lũ cháu từ nhà bên kéo nhau sang, đứa thì chào ông, đứa thì chào bác nghe loạn cả lên. Vợ nó đưa mắt nhìn các con, có ý thăm dò xem có nên nói hay không? Cuối cùng thì vợ nó cũng quyết định nói, vợ nó nói thê thảm trong nước mắt:
    -Nhà em bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối rồi. Các anh xem có còn cách nào cứu nhà em với, tội nghiệp cho nhà em quá! Anh ấy mà mất mẹ con em buồn lắm? Mẹ con em cầu xin các anh, các anh cố nghĩ cách cứu nhà em với.
   Tiếng khóc của vợ nó nấc lên thổn thức, nước mắt từ hai hốc mắt trũng sâu, thâm quầng chảy dài trên hai gò má đen sạm bởi nắng gió. Nhìn vợ nó, nhìn đàn con, đàn cháu của nó mà chúng tôi không kìm nổi nước mắt.
   Cùng đi với tôi, tôi là người lớn tuổi nhất nên anh em nhìn tôi có ý thúc dục, anh nói gì đi chứ. Bối rối và xúc động, người tôi ớn lạnh, tóc gáy dựng lên, toàn thân sởn hết gai ốc, khi nghe thấy tin này. Tôi cũng chưa biết nói thế nào, tôi hỏi:
    -Anh T. đã biết bệnh của mình chưa?
    -Không ai nói, nhưng cháu nghĩ là bố cháu biết rồi.
    -Nhà em gan lắm, ông ấy không nói gì. Nếu có ai nói đến chuyện ốm đau là ông ấy gạt đi. Ở bệnh viện họ chỉ nói với nhà em là: Bác nghiện rượu nên gan bị ngộ độc, bây giờ chịu khó uống nấm Linh Chi để giải độc. Còn họ nói với em là: Đưa ông đi khám muộn quá, không thuốc thang nào có thể cứu được nữa. Em biết thế nhưng không giám nói với nhà em, nhưng có lẽ nhà em anh ấy cũng đoán ra.
   Vợ nó chỉ nói được bấy nhiêu rồi lại khóc. Trong hoàn cảnh này, tôi không biết nói như thế nào để động viên vợ con nó. Tôi bảo với vợ nó:
   -Em cứ bình tĩnh, để bọn anh xem thế nào đã, rồi sẽ tìm cách giải quyết. Em cứ yên tâm! Còn nước còn tát. Thiếu gì trường hợp bị bệnh viện trả về, mà gia đình cố gắng chữa trị vẫn sống thêm được cả chục năm nữa.
   Tôi còn đang nói thì nó lù lù xuất hiện ở cửa nối thông nhà trên với nhà dưới. Nó cười, vẫn nụ cười ấy. Nụ cười mà hơn 40 năm nay vẫn thế, nụ cười hiền lành nở trên đôi môi sốt rét thâm xì tự ngày nào, bây giờ đôi môi ấy không những thế mà lại còn thâm hơn vì nó đang mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo.
  Từ lúc nhìn thấy nó, chẳng hiểu tại sao tôi cứ nghĩ:
    T. ơi! Em có biết anh em mình sắp xa nhau mãi mãi rồi không? Chiến tranh lúc trước đã không cướp được em đi, nhưng bây giờ hệ lụy của nó lại bắt em phải vĩnh viễn xa rời thế giới này. Ôi! Thật là chua xót. Hôm nay bọn anh biết nói gì với em đây?
   Tôi còn đang lúng túng, chưa biết bắt đầu như thế nào cho nó thật tự nhiên, thì nó đã hồn nhiên trách móc:
    -Đã lâu lắm rồi mới thấy anh xuống chơi, hôm nay anh xuống mà không gọi điện trước để em chuẩn bị. Tính anh lúc nào cũng quan cách, bọn em ghét cái kiểu ấy, chán anh lắm…
   Nó chẳng đợi chúng tôi thanh minh, nó quay sang nói với đám con cháu, trong đó có ý ra lệnh cho hai thằng con trai:
    -Chúng mày xem chuẩn bị cơm nước để Bố mời các bác các chú! Chúng tao ăn với nhau bát cơm để nhớ lại ngày xưa, cái ngày còn chưa có chúng mày.
   Nó cười hì hì:
    -Em nói thế có phải không anh?
   Tôi không trả lời nó, mà hỏi:
    -Bây giờ chú thấy bệnh tình trong người thế nào?
   Nó giả bộ ngạc nhiên ngơ ngác, hỏi lại tôi:
    -Bệnh gì? Ai nói em có bệnh?
   Nó quay sang nhìn vợ nó, vợ nó biết ý quay mặt tránh cái nhìn của nó. Nó làu nhàu:
    -Bà này lại lắm chuyện. Bệnh gì? Cứ toàn nói linh tinh.
   Vợ nó cãi lại nó:
    -Không bệnh mà lại phải uống thuốc.
   Tôi vội giơ tay làm hiệu đề nghị hai vợ chồng nó không được cãi nhau, rồi tôi bảo với vợ nó:
   -Em cứ để anh nói chuyện với nó.
   Tôi nhìn thẳng vào hai mắt to, tròn của nó và hỏi:
    -Bây giờ bệnh viện cho chú uống thuốc gì?
   Nó đưa hai bàn tay lên gãi gãi cái đầu đã bạc gần hết, những ngón ngắn lủn củn, các đầu móng tay và những kẽ móng tay thì đen kịt, mu bàn tay chằng chịt những vết sẹo do bị xây xước trong khi lao động. Nó gãi rất mạnh làm gầu rơi lả tả lên vai áo, nó cười bẽn lẽn vì vừa bị vợ bóc mẽ:
    -Anh đừng tin bà ấy. Đi khám bệnh, họ nói em uống nhiều rượu nên gan và máu bị nhiễm mỡ. Họ cho toàn thuốc làm cho mát gan, và họ nói là em phải uống nước nấm Linh Chi cả ngày, thay cho nước chè. Họ còn nói em phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không được lao động nặng. Chỉ có thế thôi. Anh tính, làm bác sĩ thì ai chả nói thế…
   Thằng D. cùng đi với tôi từ Hà Nội xuống, từ đầu đến giờ toàn ngồi nghe, bây giờ mới có dịp xen vào:
    -Mày ngang bỏ mẹ đi! Đúng là ngang như cua nên đầu lúc nào cũng cắt cua, tóc thì cứng như rễ tre, đầu tròn như quả gáo. Tao hỏi mày: Bây giờ mày thấy trong người thế nào? Ăn uống ngủ nghỉ ra sao? Có vậy thôi mà cứ nói linh tinh, chẳng đâu vào đâu.
   Thằng T. cự ngay:
    -Mày hỏi làm gì? Tao vẫn khỏe, ăn ngủ bình thường. Nếu cần vật nhau tao vật cho mày xem.
   Hai thằng này xưa nay vẫn thế, cứ ngồi bên nhau là kiếm chuyện cãi nhau. Bảo ngày xưa chưa có vợ có con thì đã đành. Bây giờ tất cả đã có cháu nội cháu ngoại rồi mà chúng nó vẫn chứng nào tật ấy. Tôi nhìn hai đứa và cũng quen với kiểu của chúng nó rồi, nên tôi cứ để mặc kệ hai thằng cãi nhau. Chẳng hiểu thằng D. nói cái gì, thằng T. không đợi thằng D. dứt câu, thì nó đã bổ luôn:
    -Mày thì biết cái gì! Ngồi yên mà nghe.
   Chúng nó cứ đốp chát, tiếng qua tiếng lại với nhau, một thôi một hồi. Chán rồi, sau đó hai thằng lại thì thầm to nhỏ, thi thoảng lại cười hô hố nữa chứ. Nhìn hai đứa cãi nhau, rồi lại nghĩ về bệnh tật của thằng T., lòng tôi quặn đau.
    Nhớ lại bốn mươi năm về trước, thời gian ấy chúng tôi còn trẻ lắm. Tôi là lính trinh sát, thằng D. và thằng T. là lính của tiểu đội thông tin, thuộc đại đội trinh sát C20. Chúng tôi khác nhau về nghiệp vụ nhưng không hiểu sao chúng tôi lại thân nhau. Thằng D. quê ở thị xã Hưng Yên, thằng T. quê ở huyện Khoái Châu Hưng Yên. Hai thằng chúng nó nhập ngũ cùng một đợt, nhập ngũ trước tôi, chúng nó thân nhau lắm, bất luận việc gì cũng có nhau dù là việc to hay việc nhỏ. Chúng thân nhau đến nỗi như người xưa vẫn nói: Con chấy cũng cắn làm đôi, mỗi thằng một nửa. Thằng D. và thằng T. bằng tuổi nhau, nhưng thằng D. có thể vì sinh ra ở thị xã nên có tính chảnh chọe cứ xưng anh với thằng T. Thằng T bản tính hiền lành, nhưng khi nó khùng lên nó xông vào vật cho thằng D. đổ kềnh ra, thế là nó tra tấn cho tới khi nào thằng D. van xin nó mới thả, hoặc là tôi xin hộ nó mới tha.
   Chúng tôi sống với nhau như anh em ruột thịt. Tôi cũng không biết tại sao tình cảm giữa chúng tôi trở nên như vậy. Nhất là từ khi tôi được đơn vị điều về tiểu đội thông tin. Kể từ đó chúng tôi càng thân nhau hơn, anh em trong tiểu đội tìm đủ mọi cách trang bị cho tôi kiến thức và kinh nghiệm để tôi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Được cái tôi rất cần cù, cộng thêm có chút ít kiến thức của một sinh viên đại học năm thứ tư, nên mọi việc đều trôi chảy, chỉ với thời gian rất ngắn là tôi có thể độc lập công tác được.
   Thời gian cứ thế trôi đi, chúng tôi sống với nhau như hình với bóng làm gì cũng có nhau, ăn cũng ăn cùng nhau, ngủ cũng nằm cạnh nhau. Những lúc đi bắt cua, đi bắn cá hay đi lấy rau rừng, khi nào ba anh em cũng cùng đi. Tất cả chuyện to chuyện nhỏ, chuyện gì của mình của gia đình đều kể cho nhau nghe. Cứ như vậy chẳng biết tự lúc nào, chúng tôi cảm thấy không thể thiếu nhau, mỗi lần một trong ba chúng tôi đi công tác thì là những chuỗi ngày lo lắng, nhớ nhung và mong mỏi. Khi chúng tôi gặp được nhau thì mọi thứ đều vỡ òa trong vui sướng.
(Còn nữa)
     
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #247 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2013, 11:30:36 pm »

Bạn tôi giới thiệu: Anh là trinh sát C20-E95-F325. Biết tin có cuộc gặp mặt của C20 sư đoàn nên lặn lội từ quê lên, cùng là lính trinh sát với nhau. Ang đang rất xúc động với tấm ảnh do bạn trinh sát ảnh của sư đoàn tặng. Ảnh chụp một sáng đầu tháng 5/1975, ở trước dinh Độc Lập.

Nom người trong ảnh chỉ thấy nhang nhác giống anh. Ai mà chả thế, lúc 20 và lúc 60 tuổi khác đi nhiều.

Anh hào hứng kể với tôi: Mong ngày mai về khoe ảnh với vợ con. Chắc cả nhà ngạc nhiên và sung sướng lắm. Tôi hỏi:
-Anh ở dưới quê à? Chắc ít dùng máy tính?
- Chưa bao giờ!
- Nhưng chắc con cái thì thế nào mà chả có đứa dùng máy tính?
- Có, con dâu.
- Anh gọi nó, xin cái địa chỉ hòm thư vi tính (ý nói email), rồi tôi gửi luôn về cho vợ con xem ngay.
Anh ngỡ ngàng không hiểu tôi nói gì. Sau một hồi giải thích, anh lấy điện thoại gọi điện:
- Con à, con nói chuyện với bạn bố này.
Hỏi được cái địa chỉ cô con dâu, có cái tên xyz...ql, tôi tò mò:
- Con dâu họ Quách à?
- Không!
-Sao thấy tên nó có chữ QL.
Nghĩ một lát, anh bảo:
- À, quờ lờ là Quất Lâm, quê tôi mà lị.
Tôi gửi luôn cái ảnh theo địa chỉ cô con dâu. Sốt ruột, anh gọi điện thoại hỏi con dâu luôn. Rồi bố con réo rắt chuyện gì, chỉ thấy anh cười rạng rỡ: "Cả nhà đang xúm lại xem, thích quá. Tý nữa, anh chụp cho tôi mấy cái, gửi giúp tôi nhé".

   
Logged

Nhật ký Viết lại
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #248 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 03:08:29 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
6- Đồng đội tôi

     6 tháng rồi. bây giờ mới quay trở lại trang viết của mình, lại tiếp chuyện đồng đội tôi, đồng đội của chúng ta. quanviẹnam đã lâu làm gì mà vắng dài thế. Mong tiếp đọc chuyện của bạn.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #249 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2013, 11:09:27 am »

   Chào tất cả anh em trên diễn đàn, chào anh sauchinbaymot, chào bác vanthang 341.
   Anh sauchinbaymot thân mến! Tôi không hiểu anh định nói gì, mong anh thông cảm. Nhưng nhìn vào bức ảnh này, tôi nhớ ngay:  Đây là đồng chí Tuyến, chiến sĩ liên lạc của C20 E95 F325. Tên lý lịch là Tuyến, tên thường gọi là: “Ba toe”. Thường vào những ngày cuối tuần của tuần thứ tư, cuối tháng 10 hàng năm là C20 lại tổ chức gặp nhau. Năm nay, tổ chức ở QL.
   Bác vanthang ơi! Câu hỏi của bác khó quá. Ở cái tuổi này, là lực bất tồng tâm rồi. Ý chí thì có nhưng sức khỏe thì không, muốn lắm nhưng không thể viết được, bác thông cảm, thôi thì nhúc nhắc cho nó vui, mà cũng là đỡ nhớ anh chị em trên diễn đàn.
   Kính!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM