Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:43:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191165 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #230 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2013, 08:12:10 am »

             Chào bác quanvietnam, chào các bác! Tranphu341 rất vui khi bác lại xuôi theo tàu về nơi Vân sống. Ôi sức mạnh tình yêu thật tuyệt vời. Đã biết rằng "ván đã đóng thuyền" nhưng với tình cảm và tình yêu ta cũng vẫn không thể quên mảnh ván con thuyền đó. Tình yêu lớn thúc giục ta phải xem con thuyền đó giờ ra sao? Tranphu tôi thật cảm động trước tình cảm của Bác đẹp, thật cao thượng. Tình yêu bác dành cho Vân thật lớn.

             Cuộc đời người lính của chúng mình trong lửa đạn, trong khói bom thật hồng, thật đẹp. Thế nhưng qua câu chuyện của người lính cùng chuyến tàu thật cụ thể. Tranphu341 càng thấy bác thật sâu sắc, thật tế nhị khi kể về những điều chưa đúng của chính quyền của những người đang "cầm cân. nẩy mực" với cái Tâm, cái Tầm thấp kém. Làm cho thiếu đi sự công bằng, sự nghiêm minh. Làm cho những người lính may mắn sống sót trở về hậu phương bị quá nhiều thiệt thòi vô lý. Mà có lẽ là đỉnh cao là câu chuyện có thật viết về người thương binh ở Thái bình :" Thủ tục làm người còn sống" Của nhà văn Minh Chuyên. Rồi ở Thanh Hóa có chuyện " Đêm ấy là cái đêm nào" Của nhà văn BÙI TIẾN HẬU? Hai câu Chuyện thật hồi đó đã như tiếng bom cảnh tỉnh đánh vào chủ nghĩa quan liêu bao cấp của các cấp lãnh đạo lúc nào cũng cứ nói cái gì cũng tốt, Cái gì cũng đẹp. Thậm chí người lính trở về địa phương không còn khẩu, mà đã không còn khẩu thì không có ruộng, Không được phân nhà, cấp đất. Trong khi những người học 3 năm ra làm cán bộ, ông nọ bà kia thì được phân nhà, được cấp đất ngay. Ôi thật bất công, thật vô lý đến thế là cùng. Như bây giờ đây. MẸ của Một liệt sỹ, Mẹ của hai Liệt sỹ đi khám bệnh, đi chưa bệnh vẫn phải nộp thêm tiền 20%. Thật là nhẫn tâm, thật là vô lý cho những người làm chính sách.

             Chúc bác tạm quên đi những phiền lòng mà về với thực tai. Con tầu và mục đích chuyến đi. Đừng vội quay lại bác nhé hi hi.. Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2013, 09:51:20 am gửi bởi tranphu341 » Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #231 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 12:24:33 pm »


---
Rồi ở Thanh Hóa có chuyện " Đêm ấy là cái đêm nào" Của nhà văn BÙI TIẾN HẬU?
---

Nếu là "Cái đêm hôm ấy ... đêm gì?" thì tác giả là Phùng Gia Lộc bác ạ.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #232 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2013, 08:58:40 pm »

         Chào bác tralientay, chào các bác! Tranphu341 xin cảm ơn bác đã nói chính xác tên của tác giả và tựa đề của chuện ngắn. Tranphu cũng không thật nhớ nên đã phải đánh dấu hỏi kế sau.   Grin Grin Grin. Tranphu vẫn nhớ cốt chuyện và cả câu chuyện nhà văn, anh em hội nhà văn Thânh Hóa tổ chức cho Phùng Gia Lộc trốn ra Hà Nội, sống ẩn náu tại Hội nhà văn.

         Riêng Tranphu341 thì thật khâm phục những con người này cùng cả nữ văn sỹ có bài thơ trong đó có câu:" Thời buổi này đồng tiền còn hơn đồng chí/ Chân giò còn hơn chân lý". Họ thật đáng ngợi ca. Họ lễ ra phải được tôn vinh, phải được tặng thưởng huân chương hay những phần thưởng cao quý mới đúng. Nhưng! Thôi nói nhưng thì nhiều lắm. Angry Angry Angry

        Chúc tất cả các bác luôn vui khỏe!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #233 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 10:29:56 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
5- Đi tìm
          Chia tay ông bạn đường Xuống ga Sen Hồ, ông đi rồi tôi cảm thấy buồn. Những câu chuyện ông kể, làm tôi vừa phân vân vừa hoang mang. Tôi tự hỏi mình: Vậy chuyến đi này phải làm thế nào đây? Trong lòng rất băn khoăn, hết đứng lên ngồi xuống, đi ra đi vào, vẫn chưa tìm được lời giải thỏa đáng. Trong khi đó, trong toa mọi người vẫn chuyện trò với nhau vui vẻ, những người xuống ga Bắc Giang đang sắp xếp đồ đạc và hành lý cho gọn gàng để chuẩn bị xuống tầu. Nhìn họ, tôi lại càng sốt ruột.
   Đoàn tầu từ từ tiến vào ga Bắc Giang và dừng lại, tiếng loa phóng thanh ra rả hướng dẫn hành khách đi tầu. Mọi người lục tục  xuống tầu, tôi cũng bước xuống sân ga và đi theo họ ra phía cửa ga. Tôi là một trong số ít, những hành khách không có người đón. Những người cùng đi với tôi, họ có địa chỉ nơi đến, họ nhanh chóng tản ra đi tìm nơi đến. Chỉ còn lại tôi, chưa biết đi đường nào, tôi quay vào nhà đợi tầu ngồi vào chiếc ghế kê ở góc phòng đấu tranh tư tưởng, nên đi hay quay lại?
  Hỏi đường để đi đến khu tập thể của Ty giao thông Hà Bắc thì đơn giản, cái khó bây giờ là có nên đến hay không? Đấy là điều tôi đang đắn đo suy nghĩ. Tôi cứ tự đặt ra câu hỏi, rồi lại tự trả lời. Câu hỏi nào đặt ra cũng đúng và câu trả lời nào cũng hợp lý. Nhưng tất cả những câu trả lời vẫn còn quá nhiều ẩn số và quá nhiều nghi vấn.
   Tôi hoang mang, nhưng vẫn cảm thấy có cái gì đó nuối tiếc nên luôn có ý nghĩ: Đã cất công đi đến đây mà không đến để gặp Vân thì thật là không nên, nhưng liệu đến có gây ra vấn đề gì không? Đến đây, thì tôi lại lúng túng không tìm được câu trả lời. Nếu Vân chưa có gia đình, việc tôi đến với Vân là nhẽ thường tình, hay nói đúng hơn nó là sự mong mỏi và là khát vọng của tình yêu đôi lứa, mà tình cảm ấy đã từ lâu, chúng bị dồn nén bởi những năm tháng của cuộc chiến tranh, bây giờ là lúc cần phải gặp nhau để giải tỏa nỗi nhớ thương. Nhưng bây giờ thì khác rồi, cũng vẫn là tôi với Vân gặp nhau. Tôi là tôi thuở nào, còn Vân bây giờ đã khác, Vân đã có chồng, Vân có một gia đình êm ấm và hạnh phúc. Sự xuất hiện của tôi trong gia đình Vân lúc này, nên hay không nên?
   Đặt địa vị bây giờ tôi là chồng của Vân, tôi sẽ đối sử thế nào với người yêu cũ của Vân? Ghen hay không ghen? Nói thật, là tôi ghen. Đương nhiên cũng chỉ là ghen bóng ghen gió, ghen trong sự hoài nghi. Nói ra cho bõ tức thì không nói được vì không có bằng chứng vật chứng, không nói ra được thì day dứt cay cú, chì chiết bóng gió. Rồi những khoảng thời gian sau đó, vợ chồng sống với nhau, những lúc bình thường thì không sao, lúc vợ chồng va chạm, không đồng ý với nhau về điều gì đó, ai có thể đảm bảo rằng người chồng không nghĩ ngợi và tưởng tượng về quá khứ của vợ mình. Nguy hiểm nhất là ở chỗ, do nghi ngờ nên hay tưởng tượng. Mà mọi thứ tưởng tượng đều ghê gớm, sự tưởng tượng thật là khủng khiếp, biến không thành có, giống như thật, nó có thể làm cho con người bị mù quáng rồi mất hết lý trí, và nó có thể gây ra nhiều chuyện nữa, dù có muốn tưởng tượng cũng không thể hình dung ra chuyện gì sẽ xảy ra… Nhất là khi đã mất lòng tin, thì lúc nào cũng nghĩ là vợ mình bây giờ đang ôm ấp âu yếm người khác rồi và về nhà tìm cách che dấu những việc làm phản bội chồng con, hay là tưởng tượng ra mối tình quá khứ của vợ mình trước kia đã trao đi tất cả, mình chỉ là những người đến sau…
   Về mặt lý luận thì tôi nghĩ như vậy, còn về mặt thực tiễn, càng làm tôi không thể nghĩ khác. Rõ ràng, một ông bằng xương bằng thịt thật, to lù lù, về thăm người yêu cũ. Bảo sao, tôi là chồng mà tôi lại không ghen? Tôi phải tự hỏi tôi? Tình cảm trước kia họ phải nồng thắm thế nào? Để đến bây giờ không ngại khó khăn gian khổ, cũng chẳng quản đường xá xa xôi để đến thăm nhau chứ?
  Ở đời, lý thuyết và thực tiễn, quan hệ với nhau khăng khít, cái nọ bổ xung cho cái kia, quấn quýt vào nhau để hoàn thiện hơn. Ai đó gặp trường hợp này, không ghen mới là lạ. Tôi biết là tôi thiển cận và ích kỷ. Đúng! Tất nhiên, tôi cũng muốn hào phóng và rộng lượng trong cuộc sống. Nhưng tính ích kỷ trong tình yêu là bản tính cố hữu của con người. Tôi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ, bởi vì cổ nhân đã nói “Cha mẹ sinh người, Trời sinh tính”.
   Vậy thì: Chuyện mà ông bạn kể ở trên tầu là hoàn toàn có thật. Trường hợp ấy, nếu là tôi thì tôi cũng không thể vượt qua được sự suy nghĩ tầm thường của những con người ích kỷ. Đơn giản vì tôi cũng chỉ là một con người bình thường, có phần “người” và phần “con”. Một khi đã là con người, khi bị thế lực nào đó đe dọa và bị xâm phạm tình cảm riêng tư thì khi đó nội tâm của con người sẽ tự đấu tranh. Trong đấu tranh, đôi khi lý trí của con người chế ngự được bạo lực, thì mọi việc đều được giải quyết êm đẹp và đầy tính nhân văn. Song không phải lúc nào lý trí con người cũng chế ngự được, bởỉ có những lúc tính “Con” của con người trỗi dậy và thắng thế thì chắc chắn bạo lực sẽ xảy ra. Thực tế, tính “Con” và tính “Người” luôn tồn tại song hành, đấy cũng chính là điều kiện để tồn tại xã hội…
   Nghĩ như thế, nhưng biết đâu? Chồng Vân không phải là người như tôi, hoặc giả không phải là người như tôi nghĩ thì sao? Rất có thể là như vậy? Nhưng bây giờ lấy gì để chứng minh cho điều đó, có lẽ chỉ còn cách duy nhất là: Chờ đợi, thời gian và thực tế chứng tỏ điều tôi nghĩ…
   Nghĩ đến hình ảnh Vân phải bịt khăn kín mặt, để che đi những vết bầm tím do bị chồng đánh, tôi không giám nghĩ thêm nữa. Tôi lo sợ điều ấy xảy ra với Vân. Tôi không thể tưởng tượng được trên khuôn mặt tròn trịa xinh đẹp của Vân lại có những vết bầm tím. Sợ sẽ có những bất hạnh xảy ra cho Vân, tôi quyết định: Vẫn đến khu tập thể của Ty giao thông Hà Bắc, nhưng sẽ không gặp Vân, mà bằng cách nào đó tiếp cận Vân càng gần càng tốt, miễn là nhìn thấy được Vân rõ nhất, nhưng phải bảo đảm điều kiện không để ai phát hiện ra mình. Theo bản năng của lính trinh sát, tôi rà soát lại kế hoạch một lần nữa và cảm thấy chấp nhận được. Tôi đắc ý, tự nhiên thấy hưng phấn và đứng dậy đi thực hiện ý đồ vừa được đặt ra.
   Không khó khăn để tôi tìm đến khu tập thể cán bộ công nhân viên Ty giao thông Hà Bắc. Ngồi ở quán nước chè đầu cổng của khu tập thể, tôi lân la hỏi thăm vợ chồng ông bà già bán nước chè về Vân. Thật không may cho tôi, vợ chồng ông bà già bán nước chè này gần như không biết gì về cô Vân mà tôi miêu tả. Mặc dù ông bà đã giới thiệu với tôi: Ông bà là những người đầu tiên có mặt ở đây, khi người ta xây dụng khu tập thể này. Tôi cũng không thể trách được ông bà, vì khách của ông bà chủ yếu là nam giới, mình lại đi hỏi nữ giới thì làm sao ông bà có thể biết được.  Chẳng biết làm cách nào khác, tôi đành ngồi hút thuốc uống nước để chờ cơ hội, biết đâu đấy sẽ có những người biết về Vân…
   Một ông khách có vẻ là khách quen của quán ông bà, bước vào quán. Bà chủ đon đả chào:
    -Bác vào mời nước!
    -Chào ông bà! Cho tôi xin chén nước.
   Chờ bà chủ quán rót nước, ông với tay lấy lọ kẹo dồi, bốc ra mấy chiếc đặt vào chiếc đĩa và đưa một chiếc vào mồm nhai rất ngon lành. Mùi lạc rang, mùi nha, mùi nước chè khô, quyện vào nhau thơm ngọt. Chờ ông khách chiêu ngụm nước trà, bà chủ quán nói với ông khách:
    -Bác xem ở trong khu mình có ai tên là Vân không? Chú này chú hỏi mà chúng tôi không ai biết, bác có biết chỉ cho chú ấy với.
   Nghe bà chủ nói thế, ông khách quay sang nhìn tôi. Chúng tôi nhìn nhau, tôi vội chào để làm quen nhưng ông không đáp lại, làm tôi cũng hơi bị cụt hứng. Trong khi đó ông vẫn tiếp tục giải quyết nốt chỗ kẹo dồi đã bốc ra. Sau cái nhìn không mấy thân thiện của ông khách, tôi cảm thấy người này hơi mất lịch sự, nếu không vì công việc thì tôi cũng chẳng cần tiếp xúc. Nhưng vì tôi đang cần thông tin về Vân nên đành phải bắt chuyện với ông ta. Hai tay tôi đỡ  bao thuốc lá Sông Cầu, đưa sang mời ông rất lịch sự:
    -Mời anh hút thuốc!
    -Cám ơn! Tôi hút loại này.
   Nói rồi anh với tay vào hộp lấy ra một gói thuốc lá cuộn, rút một điếu châm lửa hút, phả khói rất sành điệu. Anh hất hàm hỏi:
    -Ông hỏi Vân nam hay Vân nữ? Quê ở đâu? Năm nay bao nhiêu tuổi? À! Mà ông ở đâu? Sao lại đến đây hỏi thăm?
   Nghe ông hỏi, tôi nhớ lại thời chiến tranh phá hoại, nếu có người lạ hỏi thăm thì phải cảnh giác đề phòng bọn gián điệp dò la tin tức tìm mục tiêu chỉ điểm cho máy bay đánh phá. Thấy thái độ của ông như vậy tôi thực sự khó chịu, nhưng không biết làm thế nào mà vẫn phải nhũn như con chi chi, tôi không muốn để lộ tung tích của mình nên nghĩ cách nói dối:
    -Tôi mới về công tác ở phòng giao thông huyện Quế Võ, tôi được giao nhiệm vụ lên gặp chị Vân để xin tài liệu. Tôi cũng quên không hỏi chị Vân làm ở phòng nào, mà chỉ biết chị quê ở Từ Sơn Bắc Ninh.
    -Biết rồi! Có phải cô ấy làm chủ nhiệm đề án thiết kế Quy hoạch hệ thống đường giao thông thị  xã Bắc Ninh không?
    -Vâng ạ!
   Tôi cứ vâng bừa, thực ra tôi có biết Vân làm gì đâu. Nhưng vì tôi chán nói chuyện với ông, nên tôi chỉ mong ông chỉ cho tôi một chị Vân nào đó cũng được,  hy vọng có thể thay đổi môi trường tiếp xúc, khi đó sẽ tính chuyện tiếp.
   Ông khách nhìn tôi chằm chằm, làm tôi lạnh cả xương sống. Tôi nghĩ chắc là ông đã phát hiện ra ở tôi điều gì đó không phải như tôi nói. Đúng lúc ấy mẩu thuốc lá đang cháy ở trên môi làm ông nóng quá, ông gỡ vội mẩu thuốc trên môi vứt tẹt xuống đất, ông nói:
    -Ông là bộ đội chuyển ngành à?
    -Vâng! Tôi mới đi làm được 3 tháng.
    -Nhìn ông là tôi biết ngay, ông là bộ đội chuyển ngành đang phấn đấu làm lãnh đạo.
   Ông nhìn tôi có vẻ ngán ngẩm, pha chút xem thường. Ông cắm thêm điếu thuốc lá cuộn nữa lên môi, những sợi thuốc rụng ra rơi vào trong mồm ông làm ông khó chịu, ông quay sang bên cạnh nhổ phì phì. Ông châm lửa và rít một hơi thật đã rồi ngửa mặt lên Trời thở khói thành hình tròn, vòng nọ chui vào vòng kia thành chuỗi hình tròn trông rất điệu nghệ. Tôi nghĩ: Ông này cũng thuộc loại người lắm chuyện.
   Xong màn biểu diễn thở khói thuốc hình tròn, ông vẫn không thèm nhìn tôi rồi nói với cái giọng như là đang bất mãn chuyện gì đó:
    -Ông có biết hôm nay là thứ mấy không? Sao ông lại đi lấy tài liệu vào ngày hôm nay? Thời gian trước, đôi khi cơ quan cũng bố trí làm thêm vào ngày chủ nhật, đã lâu rồi do cuộc sống ngày càng khó khăn, mọi người tranh thủ về nhà giúp đỡ gia đình, tăng gia sản xuất, dậy dỗ con cái. Những kẻ độc thân như chúng tôi, quê ở xa, ngày nghỉ chẳng có việc gì làm nên chỉ ngồi quán uống nước chè hút thuốc vặt, đã nghèo lại càng nghèo hơn. Thật chán đời.
   Rít một hơi thuốc rồi ông lại tiếp tục:
    -Những người như các ông, đã có bề dầy thành tích trong chiến đấu, bây giờ trở về lại chăm chỉ làm ăn, làm quên cả ngày nghỉ để mua chuộc lãnh đạo, chắc là đang cố gắng lấy lòng cấp trên để còn được nâng đỡ. Xin lỗi ông nhớ, đời là thế mà.
   Đến nước này, tôi không còn giữ được bình tĩnh nữa. Tôi định nói lại mấy câu cho bõ tức. Nhưng nghĩ lại, thấy ông này tuy có hiểu lầm về động cơ của mình, song ông nói có những ý đúng, bởi vì hôm nay là ngày nghỉ, ngày chủ nhật mà mình lại nói là lên để xin tài liệu. Nhưng mà mình vẫn đúng bởi vì mình đến nhà riêng để xin tài liệu cơ mà. Nghĩ vậy nên tôi tự an ủi: Thôi kệ ông ấy nói, miễn là mình được việc là được. Thực ra tôi quên mất hôm nay là ngày chủ nhật.
   Ông khách thấy tôi ngồi im lặng, không có phản ứng gì. Hình như ông cũng cảm nhận được tôi không phải là đối tượng để ông trút những bực dọc và bất mãn lên đầu tôi. Ông đổi giọng có vẻ thân thiện hơn:
    -Ông có hẹn trước không?
    -Không anh ạ!
    -Vậy thì số ông đen rồi. Hôm nay là chủ nhật, hai vợ chồng cô ấy về quê, có hôm tối mới lên, hôm nào lên sớm nhất cũng khoảng 4 đến 5 giờ chiều.
    -Muộn thế hả anh?
    -Ừ!
    -À anh ơi! Anh nói ở đây có mấy người tên là Vân. Tôi muốn hỏi chị Vân quê ở Từ Sơn Bắc Ninh, học khóa 13 Cầu Đường, trường đại học Xây Dựng, năm nay độ 22 hay 23 tuổi gì ấy. Không biết có đúng với chị Vân mà anh đang nói không?
    -Gia đình nhà cô ấy hơi đặc biệt nên bọn tôi cũng ít tiếp xúc, nhưng tôi nghĩ là đúng.
    -Đặc biệt là thế nào hả anh?
    -…
   Ông khách thanh toán tiền cho bà chủ quán, chào tạm biệt tôi rồi ra về. Tôi uống nốt chén nước rồi cũng xin phép bà chủ quán đi ra ngoài. Bây giờ mới 11 giờ trưa, khoảng hơn 5 tiếng đồng hồ nữa mới đến 4 giờ chiều.
    Còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, nắng của những ngày cuối năm, ánh nắng nhạt nhòa yếu ớt. Gió mùa Đông Bắc thổi nhè nhẹ, đi ở ngoài nắng nhiệt độ đủ ấm, đi vào bóng cây cảm thấy lành lạnh. Tôi lang thang bước vô định trên đường phố, đầu óc cứ vẩn vơ nghĩ về câu nói của ông khách ban nãy.
(Còn nữa).

Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #234 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 11:44:20 am »

     xuanv338 chào anh quanvietnam. Chào các bác trên diễn đàn và độc giả của trang trang. CB vẫn thường xuyên đọc theo dõi bài của anh. Câu chuyện của anh quanvietnam cứ như nam châm hút người đọc vậy! Bài hôm nay anh đã cho người đọc cùng đi theo chuyến tàu và đã cận kề cái đích cuộc gặp gỡ của anh và Chị Vân. Nhưng theo linh cảm của Cb  đoán có thể cuộc gặp mặt của anh và chị Vân sau cuộc chiến tranh này khó mà thoả nguyện được với lòng mình và đường đời của chị Vân chắc cũng không đựơc thuận chèo mát mái qua câu nói lấp lửng của người khách cũng không mấy mặn mà và cử chỉ không mấy thiện cảm ở quán nước hôm đó.  Nhưng dù sao người đọc cứ mong rằng cuộc lặn lội của anh trên chuyến tàu ngược lên vùng Từ Sơn, Hà Bắc để một lần gặp lại chị Vân sẽ là có hậu. CB cũng như mọi người đang mong được đọc tiếp câu chuyện như trong tiểu thuyết vậy. Chúc anh khoẻ và viết tiếp đừng để cho người đọc phải đợi chờ. CB kính anh.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2013, 03:48:39 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #235 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2013, 01:20:33 pm »


                Chào bác quanvietnam ,chào bác Trần Phú ,bác XuânV. và các bác . Bài viết của các bác hay quá ,làm bạn đọc xúc động . Cho em viết vài câu gửi tới các bác .

                                       ĐI TÌM .
                 
                     Tìm em, anh như tìm chim.
                     Chim bay đi mất ,anh tìm nơi đâu.
                     Chín ngọn núi , chín vực sâu.
                     Tìm trong kỷ niệm , tâm hồn mênh mang.
                     Tìm trong quá khứ ,vội vàng .
                     Tìm người trong mộng , lúc nàng thanh xuân .
                      Đời anh vất vả ,gian chuân .
                      Anh mãi đi tìm , tìm lại giấc mơ
                      Ngõw là như tuổi ,ấu thơ
                      Đuổi ong, bắt bướm ,hái hoa tặng người.
                      Giờ còn đâu nữa em ơi
                      Hoa thì đã héo , chân trời mờ xa

                                                                H.hn76
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #236 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 10:34:38 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
5- Đi tìm
          Tôi đi lang thang trên đường phố của thị xã vùng trung du phía Bắc, thị xã này hồi chiến tranh phá hoại, chắc cũng là trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Vừa đi, vừa để ý xem còn sót lại vết tích gì của cuộc chiến tranh không? Đi một hồi lâu, cố phát hiện những điều mình đang nghĩ, nhưng chẳng thấy gì. Tôi nghĩ: Có hai khả năng xẩy ra, làm mình không tìm được dấu vết sót lại của chiến tranh. Khả năng thứ nhất: Thị xã này đã bị tàn phá hết, những công trình này là do dân mới xây dựng lên, để xây dựng được nhà cửa công trình, dân đã san lấp và xóa đi dấu vết của bom đạn. Khả năng thứ hai là: Có thể khu này toàn những nhà cửa lụp xụp nên máy bay Mỹ không thèm để ý đến và bây giờ vẫn còn nguyên hiện trạng cũ. Kể cũng buồn, cho dù là trường hợp nào, một trung tâm kinh tế chính trị của một tỉnh cũng phải đàng hoàng to đẹp, chả lẽ lại như thế này sao?
   Bước thấp bước cao, vừa đi vừa nghĩ miên man, tôi cũng không biết là tôi đang đi đâu nữa. Đêm hôm qua ngủ gà ngủ gật trên tầu, từ sáng đến giờ chưa có cái gì cho vào bụng, bụng tôi cứ cồn cào từng cơn. Tôi cười thầm: Nếu không vướng cột sống thì da bụng có lẽ đã dính vào da lưng từ lâu rồi, đói quá…
  Tôi hỏi giờ một cô gái đi đường, cô gái trả lời tôi:
    -Mười hai giờ rồi bác ạ!
   Không biết cô gái có nhìn tôi không? Hay đã nhìn rồi mà trả lời tôi như vậy thì thật đáng buồn. Chả lẽ bây giờ tôi xuống cấp đến thế hay sao? Mới có 25 -26 tuổi đầu mà đã có người gọi bằng bác rồi. Bộ dạng này mà gặp Vân thì chắc Vân sẽ thương tôi lắm. Đấy là tôi nghĩ đến tình cảm giữa tôi với Vân ngày xưa thì tôi nói thế, bây giờ Vân đã có chồng rồi, chẳng biết Vân có còn nhớ đến tôi không? Thế nào cũng được, Vân nhớ tới tôi cũng tốt, mà không nhớ cũng chẳng sao. Ước muốn của tôi lúc này là nhìn thấy Vân sung sướng và hạnh phúc đi bên người chồng là tôi mãn nguyện lắm rồi. Tôi rất sợ sự trắc trở chồng con của Vân là do tôi gây ra, tôi sẽ ân hận cả đời.
   Nhớ lại, cái lần tôi với Vân về quê. Bà Giáo, tôi với Vân đang ngồi nhặt rau chuẩn bị cho bữa tối. Chúng tôi ríu rít bên nhau, nói và kể cho nhau nghe đủ thứ chuyện. Bà Giáo vẫn lặng lẽ nhặt rau và lắng nghe những câu chuyện của hai đứa chúng tôi. Vô tình tôi ngửng đầu lên nhìn bà Giáo, bà vội kéo tấm khăn che đầu lau nhanh hai hàng nước mắt, vì sợ tôi biết là bà đang khóc. Tôi vội cúi xuống tiếp tục nhặt rau, vờ như không biết. Sau đó, tôi kể lại chuyện này cho Vân nghe. Vân giải thích cho tôi, tôi cũng không biết lời giải thích này của Vân là của Vân hay là của bà Giáo, nhưng nghe xong tôi cũng rơm rớm nước mắt. Vân nói:
  “ … Mẹ khóc vì mẹ thương chúng ta. Mẹ sợ có một ngày nào đó chiến tranh sẽ làm cho chúng ta xa nhau. Mẹ sợ con gái mẹ lại vò võ đợi chờ, kết cục của sự chờ đợi ấy như thế nào mẹ không hình dung được, điều mẹ có thể biết trước là mẹ không thể san sẻ được cho em. Mẹ thương anh sinh ra vào thời loạn lạc, trên chiến trường xông pha dưới mũi tên làn đạn, gối đất nằm sương, biết sống lúc nào và chết lúc nào. Mẹ cứ nghĩ thế mà nước mắt trào ra…”
   Bây giờ nghĩ lại, tôi thương ông bà Giáo lắm. Chắc giờ này ông bà sống vui vẻ, vì cô con gái út đã yên bề gia thất, ông bà không còn phải lo lắng như ngày chúng tôi còn yêu nhau. Không biết trong trí nhớ của ông bà có còn sót lại hình ảnh nào của tôi không? Cũng đã đôi lần, tôi dự định sẽ có ngày ghé thăm ông bà. Nhưng bây giờ chắc là khó thực hiện, tôi có lỗi với ông bà, tôi cũng chưa biết giải quyết thế nào?
   Ngay chuyện đi tìm Vân, cũng làm tôi trăn trở nhiều lắm, tôi không trả lời được câu hỏi: Đi để làm gì? Để giải quyết vấn đề gì? Nếu chỉ là thăm nhau thì có nên không? Đôi khi thương nhau lại thành thương hại và bây giờ thì đã rõ, việc gì nên làm và việc gì không nên làm…
    Chẳng hiểu bắt đầu từ lúc nào, tôi từ bỏ mục tiêu phát hiện vết tích chiến tranh mà chuyển sang mục tiêu tìm quán ăn. Đi mãi, tôi cũng phát hiện được một quán bánh cuốn. Chui vào quán bánh cuốn sập sệ bên đường, đói quá tôi xơi liền hai đĩa mà chẳng thèm tính toán, có gì đâu mà tính toán, chỉ có bánh cuốn với nước chấm, còn giò không chả cũng không thì cần gì tính toán.
   Ăn bánh cuốn hôm nay, tôi nhớ tới thời gian chúng tôi còn ở Hương Canh. Hồi ấy tôi chưa nhập ngũ, có lẽ vào khoảng cuối năm 1971 đầu năm 1972 gì đó. Ngày ấy, tôi với Vân và Lan, cả ba chúng tôi vẫn quấn quýt bên nhau như hồi còn ở Trúc Ổ Quế Võ Hà Bắc, chỉ khi nào chúng tôi có việc riêng thì mới tách nhau ra, còn không thì lúc nào cũng như hình với bóng, nhiều khi Lan ngại làm phiền chúng tôi nên tìm cách từ chối không đi với chúng tôi. Lan bảo:
    -Anh cho em đi tìm hiểu để kiếm lấy một ông chứ, cứ đi với anh và Vân thế này thì em chết già à? Hay là anh định một ông hai bà?
   Thế là chúng tôi cười xòa rồi tách nhau ra, tối về gặp nhau cả ba đứa lại vui như tết.
   Thời kỳ ấy, chẳng hiểu thế nào chúng tôi rất thích ăn bánh cuốn, cứ chủ nhật mà đi chợ Hương Canh thì thế nào cũng rẽ vào để ăn bánh cuốn. Có lẽ bánh cuốn khi đó hợp với túi tiền của sinh viên, hơn nữa   vào ăn bánh cuốn thì có bàn ghế để ngồi ăn, vừa kín đáo vừa lịch sự. Nhưng quan trọng nhất ở chỗ, ăn ở trong quán được nhìn nhau đắm đuối, được thể hiện tình cảm yêu thương, được chăm sóc nhau mà không sợ có người nhìn thấy. Bây giờ nghĩ lại cảm thấy như mới hôm nào, sao cuộc đời sinh viên lúc ấy thơ mộng và đẹp đến thế. Tiếc thật, chiến tranh đã cướp đi niềm vui nho nhỏ của những đôi lứa yêu nhau…
   Ăn xong, vừa mệt lại vừa buồn ngủ. Tôi chẳng muốn đi đâu mà cũng không biết chỗ nào mà đi, tôi quay lại quán của hai ông bà già bán nước chè ở cổng của khu tập thể Ty giao thông Hà Bắc. Ông bà thật tốt bụng, thấy tôi quay lại bà nói ngay:
    -Chú cứ ngồi đấy nghỉ ngơi, chờ đến chiều cô chú ấy về thì gặp, bây giờ nắng nôi thế này đi ra ngoài đường bụi bay rát cả mặt.
    -Cháu cảm ơn! Cho cháu xin một ấm chè và mấy điếu thuốc.
   Ông chủ, sau bữa cơm trưa chắc là có chén rượu nên đã đi nằm. Bà chủ chuẩn bị xong cho tôi những thứ tôi gọi, rồi ngồi tựa vào chiếc ghế chuyên ngồi để bán quán, lim dim đôi mắt. Chiếc quạt mo dùng để đuổi ruồi trên tay bà thi thoảng lại rơi xuống đất, như đã biết trước vị trí chiếc quạt rơi, bà không cần thay đổi tư thế ngồi mà chỉ cần với tay là lấy được chiếc quạt, bà lại quạt phe phẩy, và quạt lại rơi, cứ thế lập đi lập lại. Không gian thị xã vùng trung du vào buổi trưa, tiêu điều và im lặng quá.
   Trưa ở vùng bán sơn địa. Mùa này nắng không chói chang, nhưng gió Đông Bắc thổi ràn rạt từng cơn. Mỗi lần gió thổi, bụi cuốn theo mù mịt. Những cánh cửa sổ làm bằng tre đan, được chống lên để lấy ánh sáng vào quán lại đung đưa kêu cọt kẹt, ngoài đường thi thoảng vẫn có những người vội vã đạp xe vụt qua.
   Thời gian cứ chầm chậm trôi qua, mí mắt tôi như muốn sụp xuống, tôi cố gắng nhướn lên để không bị nhắm mắt lại, những lúc không thể kìm chế được là hai mắt tôi khép lại, hình như cũng thiếp đi mất một vài giây. Những lúc như vậy, tôi vội vàng thay đổi tư thế ngồi và hốt hoảng nhìn về phía khu tập thể xem có ai vừa đi qua không.
   Nghiêng ngả, vật vã trên những chiếc ghế, nhưng vẫn không cắt được cơn buồn ngủ. Nhân lúc có toán khách bước vào quán, tôi quyết định đứng lên đi ra ngoài. Tôi dạo quanh bên mấy cây xà cừ rất to, tán của những cây xà cừ phủ trùm cả một vùng rộng lớn, quán nước chè của hai ông bà già bé tý, lọt thỏm giữa những thân cây to lừng lững, quán này vào mùa hè chắc hẳn mát lắm, lá của các cây xà cừ ken dầy, không cho một giọt nắng nào lọt qua.
   Tự nhiên trong đầu tôi nảy ra ý định, phải vào khu tập thể để trinh sát xem nhà cửa của vợ chồng Vân thế nào? Vì sao ông khách ban nãy lại nói là  gia đình đặc biệt?
    Khu tập thể giờ này vẫn còn im ắng, hôm nay là chủ nhật nên mọi người còn đang nghỉ ngơi. Gặp lũ trẻ đang chơi ở sân khu tập thể, tôi hỏi cháu trai lớn nhất trong đám trẻ:
    -Cháu chỉ cho chú nhà cô Vân với.
   Lũ trẻ nhao nhao:
     -Chú hỏi cô Vân hay bác Vân?
   À! Thì ra ở đây có ít nhất là hai người tên Vân. Tôi ra hiệu cho lũ trẻ nói nhỏ thôi, phần là vì tôi sợ mọi người biết sẽ để ý nên dễ bị lộ, phần là vì nói to quá thì mọi người tỉnh giấc. Tôi nói khẽ đủ để nghe:
    -Cho chú hỏi nhà của cô Vân, người ở Từ Sơn Bắc Ninh.
    -Cháu không biết cô ở đâu. Cháu chỉ biết ở đây có một cô Vân và một bác Vân. Cô Vân là kỹ sư thiết kế Cầu Đường, còn bác Vân làm cấp dưỡng.
    -Đúng rồi! Cháu dẫn chú đến nhà cô Vân.
   Chú bé dẫn tôi đi, bọn trẻ nhao nhao đi theo. Tôi ra hiệu cho chúng dừng lại và nói:
     -Để mình anh lớn này dắt chú đi là được rồi. Các cháu cứ ở đây chơi lát nữa anh ấy quay lại ngay.
   Chú bé dẫn tôi đi và chỉ cho tôi một gian nhà nằm ở phía cuối dãy nhà cấp 4 của khu tập thể. Chú bé bảo tôi:
    -Cô Vân không có nhà chú ạ! Cô khóa cửa đi đâu rồi đấy. Chú ở đây chờ lát nữa cô ấy về. Cháu đi chơi đây.
   Nói rồi, chú bé bỏ tôi chạy ra chỗ bạn bè. Tôi đứng lại ngắm nhìn gian nhà, nó cũng giống như những gian khác, chỉ có khác là gian này ở đầu hồi và sát với hàng rào của khu tập thể, phía bên kia hàng rào là nhà dân hay là cơ quan thì không biết. Tôi lầm bầm: Chẳng có gì đặc biệt so với những gian khác, thế mà ông ấy nói là đặc biệt. Nhưng tôi chợt nghĩ ra ông ấy nói là gia đình đặc biệt, chứ không phải là gian nhà đặc biệt.
   Tôi lững thững quay trở lại quán nước chè của ông bà già, tôi ngồi hút thuốc và nghĩ đến câu nói của ông khách: “ Gia đình ấy là gia đình đặc biệt…”. Tại sao lại là gia đình đặc biệt? Tôi trăn trở và tự đặt ra những giả thiết mò mẫm để chứng minh những điều đặc biệt, nhưng chịu. Tôi tự trách mình: Đúng là kẻ vô công rồi nghề, rỗi hơi v.v. Tuy đã tự trách mình như vậy, nhưng thi thoảng đầu óc tôi lại vẫn luẩn quẩn nghĩ đến chuyện ấy và lại tự lập luận: Có thể thế này, có thể thế kia, nhưng có lẽ vẫn dừng lại ở chỗ là: Gia đình Vân có thể không hợp với khu tập thể này, hoặc là ông khách ban nãy có thành kiến với gia đình Vân?
   Mùa Đông ngày ngắn, mới hơn ba giờ chiều mà trời như sắp tối, bầu trời thấp tịt, mây xám xịt, nhìn xa xa như có màn sương mầu trắng đục đặc quánh che phủ. Trời đã chao Đông, gió Đông Bắc thổi mạnh hơn, lạnh hơn. Tôi chăm chú nhìn ra ngoài đường quan sát, lúc trước tôi rất tự tin và khẳng định, nếu tôi nhìn thấy Vân thì chắc chắn tôi sẽ nhận ra ngay. Bây giờ, hình như sự tự tin ấy đã có phần nao núng. Tôi sợ, thời gian và cuộc sống đã làm cho Vân khác đi, rất có thể tôi không nhận ra. Nghĩ thế tôi đâm ra hoảng và sợ bỏ lỡ cơ hội, tôi loay hoay tìm cách khắc phục. Nhưng cũng chẳng tìm được cách nào hay hơn, từ chỗ tôi ngồi ra mặt đường khoảng 10 đến 15 mét là cùng, chả lẽ lại ra tận mép đường để đứng, làm như vậy sẽ bị lộ ngay.
    Đồng hồ trên tay tôi đã chỉ con số 4 giờ 20 phút, giờ này chắc vợ chồng Vân cũng sắp về lại khu tập thể rồi. Bây giờ, tôi chẳng còn cách lựa chọn nào khác là căng mắt ra theo dõi những người qua đường, giống như tôi căng mắt theo dõi sự hoạt động của địch hồi còn chiến đấu ở chiến trường. Ngồi trong quán, tôi phóng tầm mắt quan sát được cả một vùng rộng lớn, trong đó quan trọng nhất là điểm ngã ba đường nối giữa đường phố và đường vào khu tập thể. Đây là điểm bắt buộc vợ chồng Vân phải đi qua và cũng là điểm mà tôi có thể phát hiện ra họ từ xa.
   Một chiếc xe Mokic mầu đỏ chở hai người chạy lướt qua ngã ba, để lại làn khói xanh chạy ngoằn ngèo rồi tan dần vào không gian. Cũng như những xe khác, nó cũng chẳng để lại cho tôi điều gì đáng quan tâm và rồi tôi cũng quên luôn. Khoảng 15 đến 20 phút sau, chiếc xe đó quay lại, nhưng lần này cả hai người xuống dắt xe đi bộ, họ rẽ vào khu tập thể. Người con trai dắt xe, người con gái đi song song cạnh người con trai. Họ ríu rít bên nhau, tiến gần về phía quán tôi ngồi. Tôi nhìn kỹ, hình như cô gái này đang mang bầu, tôi dụi mắt nhìn lại từ đầu đến chân. Ôi! Ôi! Cổ tôi nghẹn lại. Thôi đúng là Vân rồi! Vân người yêu cũ của tôi đây mà! Ôi! Vân đã có bầu.
   Tôi hồi hộp thở dốc, mặt mày xây xẩm, gục đầu vào chấn song cửa sổ. Trời ơi! Sao ông Trời nỡ xắp đặt cho tôi gặp Vân ở hoàn cảnh éo le này? Thế là hết, hết thật rồi ư??? Tôi chỉ còn biết cầu Trời cho Vân được hạnh phúc và xin Vân hãy tha thứ cho tôi. Hình ảnh của Vân sẽ còn mãi trong tim tôi…
    Tôi nhìn mãi, nhìn mãi, bóng của hai người khuất sau cổng của khu tập thể.
   Đêm ấy, đoàn tầu đưa tôi về xuôi. Thế là kết thúc một mối tình của một thời đèn sách và chiến trinh.

Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #237 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 10:54:38 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
5- Đi tìm

    Tôi nhìn mãi, nhìn mãi, bóng của hai người khuất sau cổng của khu tập thể.
   Đêm ấy, đoàn tầu đưa tôi về xuôi. Thế là kết thúc một mối tình của một thời đèn sách và chiến trinh.


     Chuyện buồn. Nhưng như vậy là yên tâm rồi, không phải áy náy day dứt gì nữa !
Logged

huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #238 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 11:10:10 am »

                  
                     ĐOẠN TUYỆT .
          
             Cớ sao ,bác tìm người xưa ?
             Để cho dở nắng ,dở mưa thế này .
             Giá mà đừng gặp cho xong
             Gặp rồi lại để đau lòng cho nhau !
             Chuyện buồn rồi cũng qua mau .
             Vết thương nào, rồi cũng lên da non.
             Trách làm chi ,quả đất tròn .
             Lúc anh gặp lại ,chẳng còn em xưa ...

                                                 H.hn76
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 11:42:30 am gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #239 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 12:00:53 pm »

   CB chào bác quanvietnam. Chào tất cả các bác. Thế là những người đọc cứ háo hấc dõi theo câu chuyện của bác quanvietnam để được tận nghe cái giờ phút thiêng liêng khi bác gặp lại chị Vân. Nhưng rồi cuộc gặp ấy đã không có hậu như ý nguyện của người đọc. Dù sao bác cũng một lần được nhìn thấy bóng dáng của nàng Vân trong niềm vui hạnh phúc đi bên chồng và còn có cả cái bầu nó đã làm cho bác lại càng thêm... .

   Chẳng riêng gì bác đâu! Đi hết chiến tranh những mối tình của lính cũng còn có bao những giang dở và lỗi hẹn chẳng giống nhau. Thôi chiến tranh mà bác! Người lính mình bây giờ lúc tuổi già lại cứ hay nghĩ và nuối tiếc cài gì từ quá khứ đã qua. muốn gặp lại bạn bè rồi chỉ biết kể cho nhau nghe và động viên nhau.  Khi viết lại dòng quá khứ này xin bác cũng đừng buồn thêm nữa vì bù lại lại hôm nay bác cũng đã có một gia đình hạnh phúc. Cái mối tình đầu thường nó cứ hay làm cho người ta đau buồn và nuối tiếc vậy đấy. CB Chúc bác mạnh khoẻ. và tiếp tục kể những câu chuyện sau chiến tranh thật hay. chào bác.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 12:30:54 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM