Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:45:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191492 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #200 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 02:33:38 pm »

           Chào bác quanvietnam! Chào các bác! Tranphu341 đọc xong chuyện của bác mà lặng người đi. Hay! Hay lắm! Xúc động lắm. Bác viết bác kể chuyện của đời mình. Đúng hơn nữa là chuyện kể của đời người lính, bác thay mặt cho biết bao nhiêu người lính có những hoàn cảnh giống bác. Âý là sau khi rời quân ngũ về trường hay về các cơ quan nhà máy hoặc trở lại quê hương tiếp tục làm bạn với cày với cuốc, hay với những con sông, những biển rộng bao la nơi họ đã từ đó tạm biệt người yêu lên đường cầm súng. Nay trở về, cảnh vật còn đó mà người yêu đã đi lấy chồng.

            Đọc chuyện của bác, Tranphu như là được đọc một tác phẩm lớn của nhà văn lớn nói về đề tài chiến tranh vệ Quốc vĩ đại. Bác là là văn, bác là nhân vật, bác là nhân chứng của cốt chuyện. Như vậy bác đã thành công. Thật sự thành công. Mặc dù Tranphu biết những bài cuối, những câu cuối của mạch bài thật hay nhưng cũng thật nặng nề. Nhưng như vậy Tranphu xin được một lần nữa chúc mừng bác. Bác đã nhẹ lòng, bác đã được giải tỏa.

            Nhân ngày đầu năm. Thêm một tuổi mới. Tranphu kính chúc bác cùng gia đình luôn có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui cuộc sống!
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #201 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 04:45:19 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH

   Càng đi lại càng buồn, lòng nặng nề u uất. Tôi cũng không thể lý giải được vì sao tôi buồn và buồn về cái gì. Trong đầu tôi, lúc này đang manh nha một kế hoạch, sau khi nhập học xong, tôi sẽ đi thăm Vân.
                                                          HẾT.


     Bạn kết thúc câu chuyện đột ngột quá.Tôi chưa biết sau khi nhập học bạn có đi thăm Vân? Gặp Vân như thế nào?
     Dĩ nhiên câu chuyện để lửng như vậy người đọc suy ngẫm, tự đoán biết thì hay hơn. Còn tôi, tôi muốn mọi chuyện đều dược rõ ràng bởi đây không phải là tiểu thuyết. Đây là cuộc sống thực của người lính.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #202 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 05:13:14 pm »

    CB chào anh quanvietnam. Chào các bác. Đã lâu cũng bận việc cửa nhà hôm nay em lại qua nhà bác. Đọc chuyện chiến trường, chuyện an dưỡng, chuyện về nhà, chuyện trở lại trường. Tất cả luồng văn kể chuyện mượt mà của anh đã làm người đọc xúc động và nuối tiếc cho một tình yêu. Nuối tiếc cho câu chuyện đã kết thúc khi mình còn đang háo hấc muốn đọc thêm.

     Đúng là chiến tranh đã làm cho bao cuộc tình giang dở. Cái lý do giang dở chẳng có cuộc tình nào là giống nhau cả nó chỉ giống nhau ở đích cuối cùng là buồn và tiếc nuối. CB đã phải lau nước mắt nhiều lần khi đọc bài của anh nói lên những mất mát,thiệt thòi của người lính trận trở về, làng quê sau chiến tranh vẫn nghèo, nhà mình cũng vẫn nghèo. Chiến tranh mà anh. Thôi tất cả đã qua rồi nhưng bây giờ mình kể lại cho đồng đội cùng nghe. Trong bài anh nói đến núi Bảng quê anh. Ngày đơn vị em dừng lại Nho Quan chỗ Rịa cũng có núi Bảng giáp với Yên Mô thì phải? Yên Mô, Nho Quan đều là vùng em đã từng sống và đi qua. Nói đến địa danh ấy em thấy rất gần gũi với mình. Cb thích anh quânvietnm nối dài thêm câu chuyện sau này anh gặp lại chị Vân.hi...hi... Được không anh? CB dừng ở đây ngày đầu xuân chúc anh cùng gia đình mạnh khoẻ sang năm mới có nhiều niềm vui mới.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2013, 07:47:07 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #203 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 09:14:16 pm »

Cái đồi bạch đàn ở gần sân bóng đá trên khu Hương Canh thì nhiều chuyện buồn vui về sau này lắm. Các bác cứ yên trí là bác quanvietnam vẫn còn tiếp tục. Em nghĩ trong chuyện này chẳng ai có lỗi, chiến tranh chỉ là một chuyện, chẳng qua cuộc sống là như thế. HẾT nghĩa là CÔHÊU, CÔHÊU nghĩa là chưa hết, hết chuyện này lại là mở đầu cho chuyện khác. Rất cám ơn bác quanvietnam đã tâm sự cùng anh em và những thế hệ sau. Kinh Dịch có 64 quẻ, quẻ cuối cùng khi hết lại lộn về đầu.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #204 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 02:27:03 pm »

      HẾT nghĩa là CÔHÊU, CÔHÊU nghĩa là chưa hết, hết chuyện này lại là mở đầu cho chuyện khác. Rất cám ơn bác quanvietnam đã tâm sự cùng anh em và những thế hệ sau. Kinh Dịch có 64 quẻ, quẻ cuối cùng khi hết lại lộn về đầu.

     qtdc thông thạo về kinh sử Hán Tàu gớm nhỉ. Tôi cũng mong quanvietnam cứ viết như Kinh Dịch. Grin
   
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
linh71
Thành viên
*
Bài viết: 115


« Trả lời #205 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2013, 05:56:10 pm »

Chào quanvietnam đồng hương E95.Đọc những dòng tự sự của bạn, lòng mình lại nhói đau trước những nỗi đau của chị Thắm, của những gia đình có người thân ra đi không trở về...Lại buồn nhớ tới mối tình đầu dang dở...Lại nghĩ tới lời của chienc3 nói “may mà ông bị “đá sớm” chứ “dính”vào có khi toi rồi...”. Thật buồn khi trở về lại nhận được thiếp cưới của người yêu...Bạn ơi, tôi đã thấy bạn hạ hai chữ HẾT rồi đấy.Nhưng chưa HẾT được đâu, bạn nhỉ. Chúng ta đã vượt qua cái chết để trở về, vượt qua bao khó khăn để học tập, để sống. Chúc bạn sớm tìm gặp được lại Vân.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #206 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 09:34:45 am »

@ Bác Quân thân mến:

       Đọc câu chuyện của bác TMH thấy bác có hai cái may

     - Quyết định chuyển sang khoa Thủy lợi - Cảng để học, bớt được một năm học có thêm rất nhiều bạn bè, anh em đồng đội cùng chuyển sang như vậy là một quyết định sáng suốt => Bác đã trở thành một LÃNH ĐẠO trong ngành THỦY ĐIỆN của VN rồi.

      - Người yêu cùng lớp ( bằng tuổi ) đi lấy chồng sau này bác lấy vợ trẻ hơn và được ở HN, nếu lấy cô Vân, thì giờ này không biết bác đang ở phương trời nào... he he Cheesy Grin Grin

      - Hãy viết tiếp đi bác anh em CCB XD đang theo sát đằng sau Bác để nhớ thời kỳ Hương Canh đấy
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #207 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2013, 11:10:00 am »

      HẾT nghĩa là CÔHÊU, CÔHÊU nghĩa là chưa hết, hết chuyện này lại là mở đầu cho chuyện khác. Rất cám ơn bác quanvietnam đã tâm sự cùng anh em và những thế hệ sau. Kinh Dịch có 64 quẻ, quẻ cuối cùng khi hết lại lộn về đầu.

     qtdc thông thạo về kinh sử Hán Tàu gớm nhỉ. Tôi cũng mong quanvietnam cứ viết như Kinh Dịch. Grin
   
Bác vanthang341 ơi, bác và em mà khen bác quanvietnam thì không khen không được, nhưng mà khen thì khen đến Tết Công-Gô chắc cũng chưa xong. Kinh Dịch có quẻ 63 là quẻ áp chót "Kí tế" (trên là khảm - nước, dưới là ly - lửa) nghĩa là đã qua sông đã xong đã thành. Còn quẻ chót quẻ 64 là quẻ "Vị tế" (trên là ly - lửa, dưới là khảm - nước) lại có nghĩa là chưa qua sông chưa xong chưa hết, con cáo qua sông nhưng mà ướt đuôi.

Thực tế chuyện của bác quanvietnam là như vậy đấy, việc tưởng đã xong mà đã xong đâu, bao giờ mà hết vương vấn với đời đây "con tằm đến chết tơ nhả ra mới hết..".

Kinh Dịch thì có người đã ra sức chứng minh đó là của người Việt bác vanthang341 ạ. Thì nó của ai thì của ai, chỉ biết nó là của nhân loại là được.

"....Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai quẻ Kí tế và Vị tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc trời đất cũng như việc của loài người, không bao giờ xong, cái gì tới chung rồi lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo Dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta niềm hy vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan...."
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #208 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2013, 10:13:47 am »

Quanvn không biết nói gì, chỉ biết cám ơn anh chị em  và các bạn ở diễn đàn.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #209 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2013, 10:14:55 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
4- Lớp tôi và các thầy cô
          Không ngoài dự đoán. Tôi được xếp vào học lớp 17 T, tên thật đầy đủ là : Lớp 17 Thủy Lợi, khóa 17 Khoa Thủy Lợi Cảng, trường ĐHXD Hà nội.
   Mấy bữa trước chúng tôi nói chuyện với nhau: Có vấn đề gì đấy hơi khó hiểu và cũng không rõ vì sao: Ở bên Khoa Cầu Đường không chiêu sinh khóa 17, mà chỉ có khóa 18, 19. Trong khi đó Khoa Thủy Lợi Cảng có cả 17, 18, 19. Nhưng cũng kỳ lạ, khóa 17 của Khoa Thủy Lợi Cảng, cả hai lớp, lớp Thủy lợi và lớp Cảng. Tính đến thời điểm này đã bắt đầu vào năm thứ ba rồi mà mỗi lớp chỉ còn lại hơn chục sinh viên, vậy sinh viên của hai lớp này đi đâu hết, chả lẽ lúc đầu chỉ tuyển sinh mỗi lớp được hơn chục sinh viên? Chắc chắn là không phải như vậy. Điều này chứng tỏ khóa 17 của hai khoa: Khoa cầu Đường và Khoa Thủy Lợi Cảng là có vấn đề, còn là vấn đề gì thì chúng tôi chưa biết.
  Và đây cũng chính là điều khó hiểu, thành ra chúng tôi cũng hơi băn khoăn về việc này. Chúng tôi cứ đoán già đoán non: Có lẽ, vì sự thiếu hụt sinh viên của cả hai lớp 17 T và 17 C, nên để bù đắp cho sự thiếu hụt này, hầu như tất cả sinh viên của cả hai Khoa, Khoa Cầu Đường và Khoa Thủy Lợi Cảng, từ khóa 12 đến khóa 16 sau khi kết thúc chiến tranh trở về học tiếp, đều được xếp vào học ở hai lớp này. Chẳng biết có đúng thế không?
   Như vậy, đến giờ phút này tính cả tôi nữa, sĩ số của lớp cả thẩy là 27  sinh viên cả cũ lẫn mới. Trong đó: Mười người, 6 nam và 4 nữ là sinh viên cũ, còn lại 17 người toàn nam giới, là những anh em sinh viên các khóa từ khóa 12 đến khóa 16 của hai Khoa Cầu Đường và Khoa Thủy Lợi Cảng, tất cả đều là những anh em bộ đội, công an vũ trang, bộ đội biên phòng hoàn thành nhiệm vụ từ chiến trường trở về, được xếp vào lớp này để học tiếp.
   Sau thời gian tìm hiểu, chuẩn bị và ổn định tư tưởng, hôm nay tôi vào học chính thức. Những giây phút đầu tiên ngồi vào lớp, tôi mới thực sự lo lắng, lo cho mình và lo cả cho mọi người. Không hiểu một lớp như thế này thì chúng tôi sẽ học hành thế nào đây? Chỉ nhìn bề ngoài thôi, đã thấy lớp có nhiều điểm không tương đồng, rất nhiều vấn đề tiềm ẩn, rồi đây sẽ gây ra những khó khăn thách thức cho việc học hành. Trong lớp, chúng tôi không những khác nhau về tuổi tác, khác nhau về sức khỏe, khác nhau về trình độ và còn khác nhau về nhiều vấn đề khác nữa…
   Lớp tôi. Bất kỳ ai khi bước vào lớp, điều đầu tiên mà họ nhìn thấy là  sự khác nhau về sắc mầu tương phản, rất ít mầu sáng mà đa phần là mầu xanh, mầu của các chú bộ đội. Ngay cả mầu da cũng tương phản nhau. Có tới hai phần ba lớp có mầu da luôm nhuôm, không ra đen, không ra trắng, nó dở đen dở trắng, xanh xanh thâm thâm tai tái, mang đặc trưng mầu da của các cựu chiến binh. Còn lại một phần ba lớp, là mầu da truyền thống của các em sinh viên. Da của các em sinh viên cả nam và nữ đều trắng trẻo mịn màng, nhìn kỹ trên tay trên mặt các em còn thấy cả những sợi lông tơ mềm mại, con người của các em là hiện hữu những cơ thể tràn trề sức sống. Trên quần áo và sách vở của các em còn vương đầy bụi phấn của giảng đường và những kiến thức của các thầy các cô.
  Trong khi đó, bên cạnh các em, là những chàng trai quá lứa, vừa mới từ chiến trận trở về, mái tóc và mầu da vẫn còn vương mầu khói súng.  Năm tháng chiến trinh đã phủ lên những con người ấy một mầu da đặc biệt, lúc đầu là mầu trắng tuổi học trò, tiếp theo năm tháng, mỗi năm mỗi dầy lên bởi mầu của nắng gió và của khói bom khói đạn, đến bây giờ da vẫn còn xạm màu của chiến tranh.
   Lớp tôi. Còn một điểm khác biệt nữa cũng dễ thấy, đấy là về tuổi tác. Về tuổi tác trong lớp chênh lệch nhau khá nhiều, trẻ nhất là các em được tuyển vào đúng khóa 17, năm nay khoảng 20 - 21 tuổi, già nhất là mấy anh đi bộ đội về, có những anh không biết vào trường từ năm nào, bây giờ tuổi cũng xấp xỉ 45 – 50, mái tóc cũng đã điểm sương, nụ cười cũng đã ẩn hiện những vết chân chim bên khóe mắt. Số còn lại là cỡ tuổi tôi, sàn sàn từ 25 -30 tuổi, lứa tuổi này tuy chưa phải là già, nhưng nhìn ai cũng già trước tuổi, nếu như không muốn nói: Mặt hơi bị “Nhầu”.
   Nghĩ cũng đúng: Lứa anh em chúng tôi già trước tuổi là phải và có lý do chính đáng. Đúng thế: Bởi vì những năm tháng sống chiến đấu trong chiến trường, chúng tôi đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ và hy sinh. Cuộc sống của những người lính khắc khổ như vậy, không thể không già trước tuổi được. Chúng tôi còn may mắn là lứa sinh viên nhập ngũ sau này, thời gian ở chiến trường còn ít, có những anh còn nhập ngũ ngay từ những năm 69 - 70, thời gian nhiều hơn chúng tôi, đương nhiên còn vất vả hơn nhiều.
   Mà chuyện già trước tuổi cũng chẳng sao, vẫn còn sống để trở về tiếp tục học tập, là diễm phúc lắm rồi. Chỉ thương cho biết bao con người, cùng đồng cam cộng khổ, cùng chịu đựng gian khổ vất vả, cùng nhau vào sống ra chết thế mà bây giờ họ không được hưởng cơ may như chúng tôi là được về đi học. Những người còn sống, họ lại trở về với công việc trước kia của họ, những người về cơ quan, những người về công sở, thì cũng còn may mắn. Thương những người về với núi rừng với biển cả, với ruộng đồng, rồi tất cả lại vì miếng cơm manh áo mà lăn lộn để kiếm kế sinh nhai. Không biết với bộ dạng sức khỏe ấy liệu họ có vượt qua được không? Lại còn có nhiều người phải chịu đựng thiệt thòi, vì đã để lại một phần xương thịt của mình nơi chiến trường. Đau đớn hơn là còn biết bao nhiêu người nữa đã hy sinh, họ đã hiến trọn tuổi thanh xuân cho Tổ Quốc. Họ không có may mắn, may mắn của họ đã nhường lại cho những người đang sống…
    Còn rất nhiều những điều khác biệt, nhưng ở đây tôi chỉ muốn nói thêm một điểm khác biệt nữa của lớp chúng tôi, đó là vấn đề sức khỏe. Các em sinh viên cũ thì không nói làm gì, chỉ có 17 anh em chúng tôi mới đáng nói đến chuyện sức khỏe. Thật vậy: Không hiểu rồi mọi người xoay sở thế nào? Cả lớp có 27 người, thì 17 người là bộ đội và công an đều từ chiến trường trở về. Trong 17 con người ấy, chắc chắn là cả 17 bệnh binh, tất cả đều mang trong mình rất nhiều bệnh tật, tất nhiên trong số đó cũng có nhiều người là thương binh. Như vậy: Rõ ràng, 17 con người này có tình trạng sức khỏe không bình thường như những người khác, và đây sẽ là trở ngại lớn nhất đối với việc học tập của lớp.
   Về vấn đề sức khỏe của anh em chúng tôi tuy là thế, nhưng tôi thấy không ai kêu ca phàn nàn gì. Bệnh của ai thì người ấy biết, cố gắng chịu đựng, những người ngoài nhìn vào thì cũng chỉ đoán và chia sẻ với anh em chúng tôi bằng ánh mắt cảm thông chứ không thể biết được. Nhiều đêm, tôi thấy các anh không ngủ được, những vết thương cũ, những căn bệnh kinh niên mang từ chiến trường trở về lại hành hạ các anh. Tôi cố lắng nghe, song cũng không thấy các anh kêu rên gì, chỉ lẳng lặng bật ngọn đèn đã được che chắn để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của những anh em khác và lặng lẽ uống thuốc mong dịu cơn đau. Tôi cũng nằm trong hoàn cảnh ấy, đêm dài đau đớn, khó ngủ. Tôi lại nhìn đồng đội mình và đoán được: Tất cả anh em chúng tôi đang rất cố gắng vượt qua bệnh tật để học tập.
   Cũng từ thực tế ấy, chúng tôi xắp xếp bàn ghế trong lớp phù hợp với hoàn cảnh. Những dãy bàn đầu, là dành cho những thương bệnh binh của cuộc chiến tranh, bị ảnh hưởng đến tai và mắt cũng như những bộ phận khác của cơ thể, tiếp theo là những dãy bàn các em nữ, rồi mới đến những người lành lặn hơn, cuối cùng là những dãy bàn của những người được coi là khỏe mạnh, tất nhiên trong số đó chủ yếu là những em sinh viên lớp 17T cũ.
   Quan sát một anh bạn cựu chiến binh của sư 320, ngồi ngay đầu bàn phía giữa lớp. Tai phải anh đeo chiếc máy trợ thính to bằng ngón tay cái, màu vàng đục. Có lẽ mầu nguyên thủy của nó là mầu trắng, nhưng do lâu ngày, bây giờ đã đổi sang mầu vàng đục và cáu bẩn bởi ghét và mồ hôi. Anh đang chăm chú nghe giảng bài và hý hoáy ghi chép, thi thoảng lại thấy anh nghênh cổ, nghiêng tai phải nơi có gắn máy trợ thính về phía thầy giáo để lắng nghe rồi lại cặm cụi ghi chép, có những đoạn anh nghe không được nên ghi không kịp, anh quay sang hỏi anh bên cạnh. Hai anh hỏi nhau giọng thầm thì nhưng cả lớp đều nghe được những từ: “Hở” với “Hả”, cả lớp nhìn thầy giáo, thầy giáo nhìn cả lớp, tất cả đều cười. Thầy giáo nhắc lại cho anh cho lớp rồi lại tiếp tục bài giảng, cứ như thế lập đi lập lại một vài lần với từng tiết học.
   Nhìn sang bàn bên cạnh, cũng là dãy bàn đầu. Có một anh, tuổi cũng đã lớn. Anh quê Thanh Hóa, tôi cũng không nhớ anh ở đơn vị nào, hình như anh ở sư 304. Theo dõi những hoạt động của anh, không biết anh có hiểu những lời thầy giáo nói hay không? Nhưng tôi thấy anh rất chăm chú ghi chép, thi thoảng lại thấy anh rút khăn mùi xoa ra lau nước mắt, chắc đôi mắt của anh bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Lâu lâu tôi lại thấy anh ưỡn lưng và vươn cổ lên cho đỡ mỏi, những lần như vậy, xương cốt anh kêu răng rắc, cổ anh vươn lên để lộ những vết sẹo bị bỏng của bom Na pan, vết thương đã lành nhưng da bị nhoăn nheo chỗ thì đỏ như cổ gà chọi, chỗ thì trắng như bị bạch tạng, nhìn cũng thấy ghê ghê.
   Đưa mắt quan sát hết một lượt 16 con người và kể cả tôi nữa, tất cả đều bắt gặp những khuôn mặt gân guốc và khắc khổ. Nhìn vào những khuôn mặt ấy, nó ẩn chứa đầy những nghị lực và quyết tâm, nhưng cũng có lúc thoáng hiện lên những nét hoài nghi, rồi cũng có những lúc: Trên cùng khuôn mặt ấy lại thể hiện rất nhiều cảm xúc rất khó nói, góc vui góc buồn, góc lo âu. Vui là vì: Đã hoàn thành nhiệm vụ trở về và tiếp tục được đi học. Buồn là vì: Những năm tháng chiến tranh ác liệt đã cướp đi gần hết những kiến thức mà thầy cô đã trang bị cho, để đến bây giờ ngồi nghe thầy cô nhắc lại mà chẳng hiểu gì. Lo âu vì: Sợ rằng mình không đủ sức khỏe và nghị lực để vượt qua. Thật là phức tạp, đây cũng là cuộc chiến cam go của những người từ mặt trận trở về.
   Hết giờ lên lớp, chúng tôi ra về. Mấy em sinh viên cũ, cụm lại đi cùng nhau trao đổi những vấn đề mà thầy giáo đã giảng hôm nay. Những anh em cựu chiến binh như chúng tôi, cứ lẳng lặng bước để lắng nghe. Tôi nghĩ: Không biết trong số anh em chúng tôi thì bao nhiêu người hiểu được bài giảng ngày hôm nay, bao nhiêu người không hiểu gì, bao nhiêu người nghe quen quen lạ lạ như tôi?
(Còn nữa)
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM