Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:45:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191175 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #190 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 11:02:14 am »

        Chào bác quanvietnam, chào các bác! Hay quá, chuyện của bác chủ kể về thăm gia đình sau cuộc chiến dài của đất nước thật mộc mạc và hấp dẫn lạ kỳ. Cái tình cảm của gia đình của bố mẹ với những người con ra trận thật là cao thượng to lớn và tuyệt vời làm sao. Qua đó làm cho mọi người được chứng kiến cảnh đoàn tụ xum họp niềm vui to lớn của gia đình. Nghĩ lại những năm tháng cam go đó mà chúng ta giờ đây mới thấy hết được sự hy sinh của Cha, của Mẹ của những người thân. Họ đã phải chịu đựng, phải đau thắt lòng trong nhung nhớ, mong ngóng tin con như thế nào? Đúng là không giấy bút nào, không từ ngữ nào có thể diễn tả hết được tâm trạng đó tình cảm đó.

        Tranphu341 xin chúc mừng bác quanvietnam sau bao năm chinh chiến nay đã đoàn tụ gia đình. Chúng tôi cũng như đang được sống trong niềm vui của bác. Chúc mừng bác.

          Tranphu tò mò một tý. Thường là trong hoàn cảnh đó, ngày vui đó là có 1-2 chú gà được làm nhiệm vụ trước là cúng lễ ơn phúc của Tổ Tiên, sau là chúc mừng cho bữa tiệc Đại hỷ phải không bác. Lúc này đã tối, gà chắc đã vào chuồng rồi mà. Dễ xử lý phải không?
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #191 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 08:13:45 pm »


    Chào bạn quanvietnam.
    Không hiểu tôi có cảm tình với bạn thế nào mà rất thích đọc bài viết của bạn. Có thể bạn (E95) đã cùng chúng tôi (F341) chiến đấu tại Xuân Lộc Long Khánh nên chung nhau niềm vui chiến thắng? Bạn viết rất hay!
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #192 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2012, 09:03:49 pm »

---
Tôi dựng xe rồi đi xuống bếp, ánh lửa từ trong bếp hắt ra, tôi nhìn thấy mẹ tôi đang nấu một nồi gì đó ở trên bếp, bà đăm chiêu ngồi nhìn những cọng rạ bị ngọn lửa thiêu cháy thành than đỏ rực cong keo, những tàn lửa đỏ nổ lép bép bay lên và chui vào bóng tối. Tôi đứng ngắm mẹ tôi mà rưng rưng nước mắt, tôi cố kêu lên một tiếng:
    -Mẹ ơi!
    Nhưng không hiểu vì sao cổ họng của tôi như bị nghẹn lại không bật ra thành tiếng. Như có linh tính, mẹ tôi nhìn ra ngoài cửa bếp, trong ánh lửa bập bùng, mẹ tôi nhìn thấy một chú bộ đội. Đột nhiên tôi bừng tỉnh, ào vào ôm lấy mẹ tôi. Mẹ khóc, con khóc. Lửa cháy tràn ra cả ngoài bếp mà cả hai mẹ con vẫn ôm nhau khóc.
---

Bác quanvietnam viết đoạn này thật hay. Tôi đã đọc nhiều đoạn tả lúc gặp mặt sau chiến tranh trong nhiều truyện khác nhau, và thấy đoạn bác viết về ngày gặp mẹ là một trong những đoạn rất ấn tượng (cứ nghĩ không biết bác viết cái ra luôn ngay phải ngẫm nghĩ sửa đi sửa lại).

Tôi thích nhất đoạn

"bà đăm chiêu ngồi nhìn những cọng rạ bị ngọn lửa thiêu cháy thành than đỏ rực cong keo, những tàn lửa đỏ nổ lép bép bay lên và chui vào bóng tối." [cong keo --> cong queo]

Đọc đến đây chợt tôi thấy có liên hệ gì đó đến truyện Tìm Mẹ của Nguyễn Huy Tưởng, đoạn thằng Nhà và con Gạo gặp được mẹ. Tôi vừa tìm thấy trên mạng đây:

"Bỗng chúng nó thấy hiện trên mặt nước trong, mặt một người đàn bà giống mặt chúng nó như đúc. Người đàn bà đang rửa mặt, cũng thấy hiện trên mặt nước trong mặt hai đứa trẻ giống mặt mình như đúc. Nước mắt của người đàn bà rỏ xuống dòng sông. Nước mắt của thằng Nhà, nước mắt của con Gạo cũng rỏ xuống dòng sông. Dòng nước trôi, nước sông trong vắt, ba khuôn mặt giống nhau như đúc, chụm vào nhau rồi lại tỏa ra, tỏa ra rồi lại chụm vào nhau.
    Con Gạo giơ manh áo rách vẫy. Nó nói:
    - Mẹ ơi!
    Thằng Nhà cũng nói:
    - Mẹ ơi!"





 
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #193 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 10:11:33 am »

 Cám ơn anh tranphu, anh vanthang, anh tralien tay, cung toàn thể đọc giả. Quanvn xin tiếp tục.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #194 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2012, 10:27:52 am »

CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
 2- Về nhà
           Ngủ dậy, mặt trời đã lên cao, ánh sáng mặt trời lọt qua cửa sổ vào trong nhà, những hạt bụi nhỏ li ti chen chúc nhau bay lượn trong luồng ánh nắng ban mai vàng dịu. Khu nhà vắng vẻ, hình như không ai ở nhà. Tôi bước ra ngoài sân, không gian của một vùng quê yên tĩnh làm cho bầu không khí có vẻ loãng hơn, tôi vươn vai hít thở thật sâu, không khí buổi sáng  trong lành, tôi cảm thấy tỉnh táo và khoan khoái.
   Con gà mái dắt đàn con đi kiếm ăn, thấy tôi tiến lại phía chúng, con mẹ vội vã túc túc đàn con chui vào gốc cây cà phê để né tránh sự theo dõi của tôi. Cây cà phê này có lẽ cũng đã hơn chục tuổi rồi, tôi còn nhớ: Hồi máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Miền Bắc, mấy bố con tôi chặt tre, đẵn xoan, đào hầm trú ẩn ở ngay dưới gốc cây cà phê này, lúc đó chưa có cây cà phê, mãi mấy ngày sau bố tôi chở từ cơ quan về, tôi và bố tôi hì hụi trồng nó lên nóc hầm, bây giờ nó cao lớn, cành lá xum xuê xanh tốt, quả sai chi chít, quả mầu tím xẫm, quả mầu đỏ, quả còn xanh. Đàn gà sau khi chui vào được gốc cây, chúng không bị ai quấy rầy nên thi nhau bới đất tìm mồi, đất cát bay rào rào dưới gốc cây cà phê.
   Tôi quay lại chỗ cửa hầm, cửa hầm thông vào trong nhà đã được bịt lại, hình như căn hầm lâu ngày cũng đã bị sập xuống, mọi dấu vết về căn hầm nay không còn nữa, có lẽ hình ảnh của căn hầm bây giờ chỉ còn lại trong tâm khảm của mọi người trong nhà và gắn liền với những kỷ niệm về cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ.
   Tôi đi loanh quanh ngoài sân, xuống bếp rồi ra ngoài vườn. Tất cả vẫn như xưa, chỉ có điều thời gian đã làm cho mọi thứ trở nên cũ kỹ phong trần và lam lũ. Tôi nhìn từng thứ, từng thứ một, chúng vẫn như ngày nào, rất đỗi thân thương. Xung quanh tôi, bất kể vật dụng gì từ trong nhà ra ngoài sân, từ những bụi cây đến góc vườn, tất cả đều in đậm dấu ấn tuổi thơ của tôi, mỗi khi tôi nhìn vào đâu thì ở đó những kỷ niệm của quá khứ  lại hiện về, làm cho tôi lúc thì nghẹn ngào rưng rưng nước mắt, lúc lại thấy sung sướng tự cười một mình. Cứ thế, tôi lần sờ từng kỷ niệm…
   Mỏi chân, ngồi ghé vào thành giếng, bóng của tôi đang lung linh dưới đáy giếng. Tôi sờ tay vào miếng vỡ của thành giếng, chỗ này do tôi làm vỡ, đã bao nhiêu năm trôi qua mà không có ai vá lại, thời gian đã làm cho rêu xanh phủ lên lớp lớp. Tôi ngồi thừ ra, nghĩ về quá khứ rồi trở về hiện tại. Bỗng nỗi buồn từ đâu ập đến, xót xa và sâu lắng.
    Mấy chục năm qua người dân Việt Nam sống trong nghèo khổ, chiến tranh liên miên. Miền Nam nơi chiến trường ác liệt thì đã đành, Miền Bắc tiếng là hậu phương, tuy không trực tiếp giáp mặt với kẻ thù, nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển của tổ quốc cũng không kém phần ác liệt. Không chỉ có thế, Miền Bắc XHCN còn là hậu phương lớn cho chiến trường Miền Nam. Hàng ngày hàng giờ quân dân Miền Bắc dốc sức lao động sản xuất để chi viện cho Miền Nam, thực hiện chủ trương gạo không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Tất cả vì đồng bào Miền Nam ruột thịt. Miền Bắc, thắt lưng buộc bụng, sẵn sàng cung cấp đầy đủ sức người sức của cho chiến trường Miền Nam.
   Đế quốc Mỹ cũng sớm nhận ra Miền Bắc XHCN giữ vai trò quan trọng, có tính chất quyết định thắng lợi của cách mạng Miền Nam. Vì thế, chúng cố tình gây ra cuộc chiến tranh đánh phá Miền Bắc, bắt đầu từ sự kiện vịnh Bắc Bộ. Mục đích là để cắt đứt mọi chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam, nhưng sâu xa hơn là nó chứa đựng âm mưu thâm độc và nham hiểm của kẻ địch là chúng đánh hủy diệt để Miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá. Thực hiện ý đồ ấy, nên chúng không từ một âm mưu nào, chúng dùng cả pháo đài bay B52 ném bom hủy diệt thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố khác, bất kể đó là công trình trọng điểm hay là khu dân cư.
    Kẻ thù càng thâm độc và nham hiểm, thì dân tộc Việt Nam lại càng kiên cường bất khuất. Từ bao đời nay vẫn thế, với lòng tự cường dân tộc, người Việt Nam quyết tâm đứng lên đánh trả kẻ thù. Những lúc, tiếng động cơ máy bay gầm rít trên bầu trời, là lúc quân và dân Miền Bắc đang nhằm thẳng quân thù mà bắn, cuộc chiến đấu ngoan cường  đã nâng đến mức trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, chỉ bắn khi máy bay địch bổ nhào ném bom, biết là có thể hy sinh, song quân và dân Miền Bắc thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đúng là: Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy của dân tộc Việt Nam lại trỗi dậy.
   Nếu là người Việt Nam sinh ra vào thời kỳ ấy, làm sao có thể quên được hình ảnh: Những đứa trẻ mới mấy ngày tuổi, đã phải theo mẹ vào hầm trú ẩn. Nó khóc thét lên rồi lặng đi, tím tái cả người vì tiếng động cơ máy bay hiện đại nhất Thế Giới của không lực Hoa Kỳ gầm rú. Những người già chân chậm mắt mờ, tay run run cầm cây gậy lần tìm đường ra hầm trú ẩn. Những em nhỏ đầu đội mũ rơm cắp sách đến trường, những bác xã viên HTX nông nghiệp cặm cụi trên cánh đồng lao động sản xuất. Kẻng báo động, tất cả vào hầm trú ẩn, kẻng báo yên lại tiếp tục học tập và làm việc, cứ như vậy ngày lại ngày. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có hầm trú ẩn, còn bao nhiêu vấn đề khác kéo theo, vẫn phải ăn vẫn phải sống để chiến đấu và làm việc. Mà rồi cứ cho là có hầm trú ẩn đi. Nhưng thử hỏi: Những quả bom nặng hàng tấn hàng tạ ấy, khi phát nổ thì những gì có thể còn lại xung quanh nó, nói gì đến những hầm trú ẩn. Khi ấy tính mạng của con người được đặt ở vị trí nào trong bộ óc của những kẻ phát động chiến tranh?
   Tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi, tôi bước vội qua mấy luống rau khoai lang để vào trong bếp. Mẹ tôi đi chợ về, bà mua cho tôi hai đồng bánh đúc và một dúm mắm tôm, bà để vào cái mẹt, đặt trên chiếc cối xay lúa. Mẹ tôi biết tôi rất thích ăn món này, bà bảo tôi:
    -Lâu rồi con chưa được ăn bánh đúc với mắm tôm, hôm nay mẹ cố chờ để mua cho con nên về muộn, thôi con ăn đi kẻo đói.
   Tôi vắt chanh và cắt quả ớt xanh hái ở ngoài vườn vào bát mắm tôm, rồi ngoáy đều đều, bát mắm tôm đã sủi bọt dậy mùi, làm tôi chảy cả nước miếng. Tôi hỏi mẹ tôi:
    -Bố với các em đi đâu cả rồi hả mẹ?
   Bà nghiêng rổ đổ nốt mớ cá trê lẫn những con lươn ra chậu rồi trả lời tôi:
    -Bố anh lên cơ quan, tối mới về, các em đứa đi học đứa đi làm đến trưa mới về. Bây giờ con ăn đi, rồi tranh thủ đi thăm các bác các chú ở bên nội và bên ngoại. Con thay bố mẹ mời các bác các chú trưa mai lên nhà ta ăn cơm, mừng cho con lành lặn trở về. À! Con nhớ vào thăm chị Thắm, tội nghiệp cho chị ấy. Ngày giải phóng, người ta nhận tin chồng tin con trở về, còn chị ấy nhận được giấy báo tử của chồng.
   Tôi đang say sưa tận hưởng hương vị của quê hương, mùi mắm tôm chanh hòa quện với mùi vôi nồng nồng của bánh đúc, vị cay hăng hăng của trái ớt, tất cả quện vào nhau tạo thành hương vị quê hương. Đưa miếng bánh đúc chấm mắm tôm vào miệng, một cảm giác khó tả lan truyền trong cơ thể, bắt đầu là từ lưỡi, lên đầu rồi lan tỏa về các bộ phận của cở thể. Thế mới biết hai tiếng Quê hương nó có ý nghĩa thế nào đối với một con người, nhất là những người có hoàn cảnh như tôi.
   Nghe mẹ nói đến chuyện của chị Thắm, tôi đang vui thì lại buồn ngay. Tôi vui vì ngày mai bố mẹ mời anh em họ hàng bên nội bên ngoại đến nhà  ăn cơm, mừng cho tôi lành lặn trở về để tiếp tục đi học. Tôi buồn vì nghe tin chồng chị Thắm đã hy sinh.




















CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
 2- Về nhà
           Ngủ dậy, mặt trời đã lên cao, ánh sáng mặt trời lọt qua cửa sổ vào trong nhà, những hạt bụi nhỏ li ti chen chúc nhau bay lượn trong luồng ánh nắng ban mai vàng dịu. Khu nhà vắng vẻ, hình như không ai ở nhà. Tôi bước ra ngoài sân, không gian của một vùng quê yên tĩnh làm cho bầu không khí có vẻ loãng hơn, tôi vươn vai hít thở thật sâu, không khí buổi sáng  trong lành, tôi cảm thấy tỉnh táo và khoan khoái.
   Con gà mái dắt đàn con đi kiếm ăn, thấy tôi tiến lại phía chúng, con mẹ vội vã túc túc đàn con chui vào gốc cây cà phê để né tránh sự theo dõi của tôi. Cây cà phê này có lẽ cũng đã hơn chục tuổi rồi, tôi còn nhớ: Hồi máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá Miền Bắc, mấy bố con tôi chặt tre, đẵn xoan, đào hầm trú ẩn ở ngay dưới gốc cây cà phê này, lúc đó chưa có cây cà phê, mãi mấy ngày sau bố tôi chở từ cơ quan về, tôi và bố tôi hì hụi trồng nó lên nóc hầm, bây giờ nó cao lớn, cành lá xum xuê xanh tốt, quả sai chi chít, quả mầu tím xẫm, quả mầu đỏ, quả còn xanh. Đàn gà sau khi chui vào được gốc cây, chúng không bị ai quấy rầy nên thi nhau bới đất tìm mồi, đất cát bay rào rào dưới gốc cây cà phê.
   Tôi quay lại chỗ cửa hầm, cửa hầm thông vào trong nhà đã được bịt lại, hình như căn hầm lâu ngày cũng đã bị sập xuống, mọi dấu vết về căn hầm nay không còn nữa, có lẽ hình ảnh của căn hầm bây giờ chỉ còn lại trong tâm khảm của mọi người trong nhà và gắn liền với những kỷ niệm về cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc của đế quốc Mỹ.
   Tôi đi loanh quanh ngoài sân, xuống bếp rồi ra ngoài vườn. Tất cả vẫn như xưa, chỉ có điều thời gian đã làm cho mọi thứ trở nên cũ kỹ phong trần và lam lũ. Tôi nhìn từng thứ, từng thứ một, chúng vẫn như ngày nào, rất đỗi thân thương. Xung quanh tôi, bất kể vật dụng gì từ trong nhà ra ngoài sân, từ những bụi cây đến góc vườn, tất cả đều in đậm dấu ấn tuổi thơ của tôi, mỗi khi tôi nhìn vào đâu thì ở đó những kỷ niệm của quá khứ  lại hiện về, làm cho tôi lúc thì nghẹn ngào rưng rưng nước mắt, lúc lại thấy sung sướng tự cười một mình. Cứ thế, tôi lần sờ từng kỷ niệm…
   Mỏi chân, ngồi ghé vào thành giếng, bóng của tôi đang lung linh dưới đáy giếng. Tôi sờ tay vào miếng vỡ của thành giếng, chỗ này do tôi làm vỡ, đã bao nhiêu năm trôi qua mà không có ai vá lại, thời gian đã làm cho rêu xanh phủ lên lớp lớp. Tôi ngồi thừ ra, nghĩ về quá khứ rồi trở về hiện tại. Bỗng nỗi buồn từ đâu ập đến, xót xa và sâu lắng.
    Mấy chục năm qua người dân Việt Nam sống trong nghèo khổ, chiến tranh liên miên. Miền Nam nơi chiến trường ác liệt thì đã đành, Miền Bắc tiếng là hậu phương, tuy không trực tiếp giáp mặt với kẻ thù, nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển của tổ quốc cũng không kém phần ác liệt. Không chỉ có thế, Miền Bắc XHCN còn là hậu phương lớn cho chiến trường Miền Nam. Hàng ngày hàng giờ quân dân Miền Bắc dốc sức lao động sản xuất để chi viện cho Miền Nam, thực hiện chủ trương gạo không thiếu một cân, quân không thiếu một người. Tất cả vì đồng bào Miền Nam ruột thịt. Miền Bắc, thắt lưng buộc bụng, sẵn sàng cung cấp đầy đủ sức người sức của cho chiến trường Miền Nam.
   Đế quốc Mỹ cũng sớm nhận ra Miền Bắc XHCN giữ vai trò quan trọng, có tính chất quyết định thắng lợi của cách mạng Miền Nam. Vì thế, chúng cố tình gây ra cuộc chiến tranh đánh phá Miền Bắc, bắt đầu từ sự kiện vịnh Bắc Bộ. Mục đích là để cắt đứt mọi chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam, nhưng sâu xa hơn là nó chứa đựng âm mưu thâm độc và nham hiểm của kẻ địch là chúng đánh hủy diệt để Miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá. Thực hiện ý đồ ấy, nên chúng không từ một âm mưu nào, chúng dùng cả pháo đài bay B52 ném bom hủy diệt thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố khác, bất kể đó là công trình trọng điểm hay là khu dân cư.
    Kẻ thù càng thâm độc và nham hiểm, thì dân tộc Việt Nam lại càng kiên cường bất khuất. Từ bao đời nay vẫn thế, với lòng tự cường dân tộc, người Việt Nam quyết tâm đứng lên đánh trả kẻ thù. Những lúc, tiếng động cơ máy bay gầm rít trên bầu trời, là lúc quân và dân Miền Bắc đang nhằm thẳng quân thù mà bắn, cuộc chiến đấu ngoan cường  đã nâng đến mức trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, chỉ bắn khi máy bay địch bổ nhào ném bom, biết là có thể hy sinh, song quân và dân Miền Bắc thề quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Đúng là: Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy của dân tộc Việt Nam lại trỗi dậy.
   Nếu là người Việt Nam sinh ra vào thời kỳ ấy, làm sao có thể quên được hình ảnh: Những đứa trẻ mới mấy ngày tuổi, đã phải theo mẹ vào hầm trú ẩn. Nó khóc thét lên rồi lặng đi, tím tái cả người vì tiếng động cơ máy bay hiện đại nhất Thế Giới của không lực Hoa Kỳ gầm rú. Những người già chân chậm mắt mờ, tay run run cầm cây gậy lần tìm đường ra hầm trú ẩn. Những em nhỏ đầu đội mũ rơm cắp sách đến trường, những bác xã viên HTX nông nghiệp cặm cụi trên cánh đồng lao động sản xuất. Kẻng báo động, tất cả vào hầm trú ẩn, kẻng báo yên lại tiếp tục học tập và làm việc, cứ như vậy ngày lại ngày. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có hầm trú ẩn, còn bao nhiêu vấn đề khác kéo theo, vẫn phải ăn vẫn phải sống để chiến đấu và làm việc. Mà rồi cứ cho là có hầm trú ẩn đi. Nhưng thử hỏi: Những quả bom nặng hàng tấn hàng tạ ấy, khi phát nổ thì những gì có thể còn lại xung quanh nó, nói gì đến những hầm trú ẩn. Khi ấy tính mạng của con người được đặt ở vị trí nào trong bộ óc của những kẻ phát động chiến tranh?
   Tôi nghe thấy tiếng mẹ gọi, tôi bước vội qua mấy luống rau khoai lang để vào trong bếp. Mẹ tôi đi chợ về, bà mua cho tôi hai đồng bánh đúc và một dúm mắm tôm, bà để vào cái mẹt, đặt trên chiếc cối xay lúa. Mẹ tôi biết tôi rất thích ăn món này, bà bảo tôi:
    -Lâu rồi con chưa được ăn bánh đúc với mắm tôm, hôm nay mẹ cố chờ để mua cho con nên về muộn, thôi con ăn đi kẻo đói.
   Tôi vắt chanh và cắt quả ớt xanh hái ở ngoài vườn vào bát mắm tôm, rồi ngoáy đều đều, bát mắm tôm đã sủi bọt dậy mùi, làm tôi chảy cả nước miếng. Tôi hỏi mẹ tôi:
    -Bố với các em đi đâu cả rồi hả mẹ?
   Bà nghiêng rổ đổ nốt mớ cá trê lẫn những con lươn ra chậu rồi trả lời tôi:
    -Bố anh lên cơ quan, tối mới về, các em đứa đi học đứa đi làm đến trưa mới về. Bây giờ con ăn đi, rồi tranh thủ đi thăm các bác các chú ở bên nội và bên ngoại. Con thay bố mẹ mời các bác các chú trưa mai lên nhà ta ăn cơm, mừng cho con lành lặn trở về. À! Con nhớ vào thăm chị Thắm, tội nghiệp cho chị ấy. Ngày giải phóng, người ta nhận tin chồng tin con trở về, còn chị ấy nhận được giấy báo tử của chồng.
   Tôi đang say sưa tận hưởng hương vị của quê hương, mùi mắm tôm chanh hòa quện với mùi vôi nồng nồng của bánh đúc, vị cay hăng hăng của trái ớt, tất cả quện vào nhau tạo thành hương vị quê hương. Đưa miếng bánh đúc chấm mắm tôm vào miệng, một cảm giác khó tả lan truyền trong cơ thể, bắt đầu là từ lưỡi, lên đầu rồi lan tỏa về các bộ phận của cở thể. Thế mới biết hai tiếng Quê hương nó có ý nghĩa thế nào đối với một con người, nhất là những người có hoàn cảnh như tôi.
   Nghe mẹ nói đến chuyện của chị Thắm, tôi đang vui thì lại buồn ngay. Tôi vui vì ngày mai bố mẹ mời anh em họ hàng bên nội bên ngoại đến nhà  ăn cơm, mừng cho tôi lành lặn trở về để tiếp tục đi học. Tôi buồn vì nghe tin chồng chị Thắm đã hy sinh.





































  


















  
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 10:18:22 am gửi bởi quanvietnam » Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #195 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2012, 10:17:36 am »

                                                       
                                 CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
                                                 2- Về nhà
          Gia đình tôi với gia đình chị Thắm chỉ là hàng xóm láng giềng, nhà chồng chị ở cuối xóm, nhà tôi ở đầu xóm, nhưng lại rất thân với nhau. Tôi cũng không biết giải thích tại sao như vậy, có lẽ là hoàn cảnh và điều kiện công tác đã làm cho hai gia đình xích lại gần nhau và thân nhau.
   Chị Thắm hơn tôi khoảng 6 hay 7 tuổi, gia đình chị ở xóm trong, xóm nằm sát với chân núi Bảng, xóm này được mệnh danh là căn cứ địa của đội du kích xã trong thời kỳ kháng chiến chống pháp. Tôi nghe bố tôi kể lại: Mỗi khi quân Pháp ở bốt Tiên Nông đi càn, đội du kích lại tập hợp dân chúng, thực hiện vườn không nhà trống, tất cả rút hết vào núi Bảng. Bọn địch đã nhiều lần vây bắt nhưng đều thất bại, đành phải rút về bốt. Do đặc thù địa hình vùng núi đá vôi có nhiều hang động như vậy, bọn Pháp đành chụi bó tay. Đến thời kỳ chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, cũng có rất nhiều công binh xưởng được sơ tán về đây để bảo đảm an toàn tuyệt đối.
  Ở đây tôi không có ý nói về thành tích chống Pháp, chống Mỹ của xóm này, mà tôi muốn nói đến những điều đặc biệt của những người phụ nữ xóm này. Điểm đặc biệt nhất mà cả tổng cả huyện đều phải thừa nhận là: Con gái xóm này, đến tuổi trưởng thành thì mười người là mười một người xinh đẹp, da trắng tóc dài, đi đến đâu người ta cũng nhận ra là con gái xóm núi Bảng. Người ta kháo nhau con gái ăn nước ở đây thì da trắng tóc dài, họ nói vậy chả biết có đúng không?
   Chị Thắm lấy chồng xóm tôi, chồng chị tên là Đảng, anh Đảng có bố là liệt sĩ thời kháng chiến chống Pháp, nhà có một mẹ một con. Theo tiêu chuẩn anh không phải nhập ngũ, nhưng rất nhiều lần anh viết đơn tình nguyện xin được nhập ngũ, có những lần anh viết cả bằng máu, mãi cũng chẳng được đi. Sau chẳng hiểu thế nào anh lại được gọi đi học sĩ quan lục quân. Hai vợ chồng lấy nhau mấy năm thì anh lại xin đi B, người ta giao cho anh nhiệm vụ dẫn quân vào chiến trường rồi quay ra.  Anh cũng bằng lòng với nhiệm vụ ấy và cũng đã hoàn thành được mấy chuyến, thi thoảng cấp trên cũng cho anh về thăm nhà. Anh chị cũng đã sinh được một cháu gái, bây giờ khoảng 5 hay 6 tuổi.
   Ngày mà hai anh chị chưa lấy nhau, chị là cô thôn nữ xinh đẹp nết na, là ủy viên Ban chấp hành xã đoàn, phụ trách công tác thanh thiếu niên của xã. Tôi là Liên đội trưởng liên đội thiếu niên tiền phong. Khi ấy, hai chị em như hình với bóng, những lúc tôi đi học thì thôi, khi tôi về chị em và bè bạn lại quấn quýt bên nhau. Dưới sự lãnh đạo của chị, đội thiếu niên của chúng tôi làm được nhiều việc lắm. Ngoài việc học hành chăm chỉ chúng tôi còn tham gia nhiều công tác để hưởng ứng phong trào: Tất cả vì đồng bào Miền Nam ruột thịt, vì Ninh Bình kết nghĩa với Bạc Liêu, vì chiến dịch Hòn Khoai Quang trung đại thắng. Chúng tôi nuôi gà, tổ chức hũ gạo tiết kiệm. tổ chức chăm sóc những gia đình có người đi chiến đấu xa nhà v.v. Hoàn cảnh và điều kiện sống như vậy, làm cho chị em chúng tôi thân nhau, chị coi tôi như em trai của chị, bố mẹ tôi cũng coi chị như con trong nhà.
   Tôi vừa ăn vừa suy nghĩ nên không để ý mẹ tôi đi ra từ lúc nào,  ăn xong tôi thu dọn bát đĩa bỏ ra ngoài chậu, quay vào bếp cầm chiếc ấm nấu nước vối rót một bát đầy. Cái tang nước vối này rất kỵ với mắm tôm, chỉ cần xúc miệng vài lần và uống một vài ngụm là hết sạch mùi mắm tôm. Cầm cái ấm lên, có lẽ cái ấm này có tuổi nhiều hơn tuổi tôi, ấm được làm bằng đồng, do lâu ngày khói than bám vào tầng tầng lớp lớp nên bây giờ chẳng còn nhận được là ấm bằng đồng hay bằng đất, có lẽ chỉ có cái vòi ấm, cái nắp ấm và cái quai ấm được thay bằng dây thép là chỗ dựa để khẳng định đây là ấm bằng đồng. Tôi tủm tỉm cười, nhà tôi nghèo quá. Tôi không thấy bất kể cái gì đáng giá, có lẽ cái đáng giá nhất là cái xe đạp bố tôi đang đi.
   Tôi nghe tiếng mẹ tôi với tiếng chị Thắm nói chuyện với nhau từ đầu ngõ, hai người tiến vào trong sân. Tôi vội vàng lên nhà, từ xa tôi đã nhận ra chị Thắm, mới có mấy năm tôi không gặp, sao trông chị khác thế. Tôi rùng mình, toàn thân nổi gai ốc, tay run run. Tôi sắp xếp nhanh trong đầu những điều cần nói để an ủi chị Thắm. Tôi chủ động tiến thật nhanh để nắm lấy tay chị, tôi nhìn thẳng vào mắt chị. Ôi! Đôi mắt của chị không còn long lanh trong sáng như ngày nào nữa, khóe mắt chị đã xuất hiện những tia máu nhỏ ly ty chạy ngoằn ngèo. Nhìn đôi tay chị, đôi tay  trắng xanh nhợt nhạt, những đường gân xanh lè nổi lên. Nhìn chị bây giờ không ai nghĩ rằng chị đang ở độ tuổi gái một con nhìn mòn con mắt, nhìn chị tiều tụy và đáng thương quá.
    -Em chào chị! Chị có khỏe không?
   Câu nói đầu môi thế thôi, chứ nhìn chị lúc này không ai là không xót xa. Chị Thắm gượng cười và nói chuyện vói tôi:
    -Chị vẫn khỏe, tối hôm qua chị định vào chơi với em, nhưng mọi người đến chơi đông quá, chị có vào thì cũng chả chen được câu nào. Chị quay về, định lát sau quay lại, nhưng sau đó thì đã khuya rồi chị không vào nữa. Sáng nay gặp mẹ em ở ngoài chợ, bác bảo tối đến chơi, nhưng tiện đi chợ về chị vào thăm em luôn.
   Hai chị em ngồi ở bậc hè nói chuyện, nắng buổi sớm chiếu thẳng vào mặt hai chị em. Mẹ tôi cứ dục vào trong nhà, tôi cứ vâng vâng dạ dạ nhưng câu chuyện say xưa quá, không ai muốn di chuyển. Chị kể cho tôi nghe nhiều chuyện lắm, chuyện làng chuyện xóm, chuyện gia đình, chuyện chị biết tin anh Đảng hy sinh nhưng chị xin với Ban chính sách không công bố, vì sợ sức khỏe của bà mẹ chồng không tốt. Trong khi đó, bà mẹ chồng cũng biết tin con trai mình đã hy sinh, nhưng thấy chưa tiện nói ra vì sợ con dâu buồn v.v.
    Chỉ nghe đến đấy, trái tim tôi như muốn ngừng đập, miệng đắng ngắt, đầu óc quay cuồng, chỉ còn biết kêu Trời: Trời ơi! Ở đâu trên trái đất này có chuyện tương tự như thế này không? Hệ lụy của cuộc chiến tranh sao quá độc ác và phũ phàng đến vậy, chúng đã len lỏi vào khắp mọi nơi mọi chốn, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, từ những vật vô tri vô giác, đến cuộc sống của từng con người, từng gia đình, từ thế hệ này và còn bao nhiêu thế hệ tiếp theo nữa? Thử hỏi biết đến bao giờ mới vơi đi  nỗi đau này?
   Giọng chị vẫn đều đều:
    -Những đứa cùng lứa với em đi bội đội ở thôn mình đã hy sinh gần hết. Em thật là người may mắn…
   Đã gần trưa, nắng nóng quá, chúng tôi không thể ngồi thêm được nữa, chị đứng dậy chào mẹ tôi và tạm biệt tôi ra về. Tôi thấy buồn lâng lâng, tôi nhìn vào mắt chị, hai mắt chị vằn lên nhiều hơn những tia máu đỏ li ty và hình như chị không còn nước mắt.
    Dáng chị xiêu xiêu đi trên con đường quen thuộc ngày nào.
                                                       HẾT
   


Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #196 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 10:27:43 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
 3- Trở lại trường
          Tôi cố ở nhà thêm mấy ngày nữa, nhưng bản tính của tôi là hay lo xa nên bồn chồn đứng ngồi không yên, đôi lúc chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi an dưỡng. Bố mẹ tôi biết tính tôi, nên cũng thôi không ép tôi phải ở nhà, mà động viên tôi trở lại đoàn an dưỡng và nhanh chóng thu xếp giấy tờ để trở về trường cho kịp mùa khai giảng.
   Về đoàn an dưỡng, phải mất mấy hôm mới đi được. Chuyện thì cũng chẳng có gì quan trọng, tôi thì đề nghị hoàn tất giấy tờ cho tôi về trường, đoàn an dưỡng thì cứ đề nghị là phải an dưỡng cho hết tiêu chuẩn khi đó hãy về trường. Tôi trình bầy lý do là nếu không kịp ngày khai giảng là tôi mất thêm một năm nữa, tốt nhất là thanh toán cho tôi để tôi tự an dưỡng. Đoàn an dưỡng rất khoát không giải quyết, vì làm như vậy là vi phạm chính sách đãi ngộ của hậu phương. Giằng co hai bên chẳng ai chịu ai, cuối cùng tôi phải làm giấy cam kết là tôi xin không an dưỡng nữa, mà xin trở lại trường để tiếp tục đi học. Trong bản cam kết ấy có một câu: Đây là yêu cầu của tôi và sẽ không có khiếu kiện gì về việc này.
   Hôm qua giải quyết giấy tờ xong, sáng nay tôi đã có mặt tại sân bóng đá trường ĐHXD ở Hương Canh Vĩnh Phú. Trời cũng đã gần về trưa, tôi đứng giữa sân bóng, gió thổi nhè nhẹ mơn man trên da thịt, tôi nghẹn ngào xúc động, toàn thân gai lạnh, chân tay run run, cảm giác giống như cơn sốt rét rừng sắp ập đến.
  Tôi nhìn xung quanh một lần nữa để khẳng định. Không còn nghi ngờ gì nữa, thế là sau gần 4 năm xa cách, tôi đã trở về với mái trường xưa, nơi mà những năm tháng chiến đấu gian khổ, tôi và bạn bè vẫn thường nhắc đến nó và mơ ước có ngày được trở lại. Hôm nay đã là sự thật. Trường vẫn đóng ở địa điểm cũ, cũng đã có nhiều đổi thay nhưng cũng chỉ là những tiểu tiết, còn về đường nét thì vẫn còn nguyên. Từ giữa sân bóng đá, nhìn về phía Đông Nam ở trên đồi, ngày chúng tôi chưa nhập ngũ là khoa Xây Dựng Dân Dụng, khoa Máy Xây Dựng, khoa Cấp thoát Nước. Tụt xuống lưng đồi về phía Đông hơi ghé Nam là khoa Cầu Đường của tôi, sang lưng đồi bên kia theo hướng Đông Bắc là khoa Thủy Lợi – Cảng, cũng ở hướng này mà sâu vào phía trong thì còn có những lớp chuyên ngành của khoa Xây Dựng Dân Dụng. Quay sang hướng Bắc là khoa Kinh Tế Xây Dựng, sau lưng tôi là hướng Tây, đường ra gò Héo, nơi Hiệu Bộ đóng ở đấy.
   Bây giờ là những ngày đầu tháng 9 năm 1975, không khí của toàn trường đang vào đầu năm học. Trên đồi bạch đàn thấp thoáng bóng các sinh viên, họ vừa đi vừa nói chuyện hay trao đổi bài vở gì đó, cũng có những cô những cậu sinh viên đi ngang qua chỗ tôi đứng, họ thấy tôi chăm chú nhìn họ, lập tức họ quay mặt sang hướng khác tránh cái nhìn xoi mói của tôi. Trên những nẻo đường tắt ngang tắt ngửa về các khoa các lớp, tôi thấy có những bóng áo xanh của bộ đội xen với quần áo đủ mầu của các em sinh viên.
   Một tốp mặc quần áo bộ đội tiến lại phía tôi, tôi mừng quá thế là có chỗ để hỏi thăm rồi. Họ đến gần, tôi phát hiện ra là tôi không quen ai cả, họ cũng vậy, nhưng vì là lính ở chiến trường ra nên chúng tôi không có gì là ngăn cách. Một người trong số họ hỏi tôi:
    -Ông học Khoa nào, K mấy?
    -Tôi học Khoa Cầu Đường, K13. Thế các ông học ở khoa nào? Khóa bao nhiêu?
    -Bọn mình mỗi thằng mỗi khoa, mỗi khóa, đến đây gặp nhau rủ nhau đi uống nước. À! Ông đã nhập học chưa?
    -Chưa. Mình hỏi bây giờ phải làm thế nào?
    -Đơn giản thôi, ông mang tất cả giấy tờ lấy từ đoàn an dưỡng ra, mang nộp cho phòng tổ chức của khoa thế là họ sẽ làm cho ông.
    -Chỉ thế thôi à. Thế mình cám ơn nhé.
    -Cám ơn cám huệ cái gì, có đi uống nước với bọn mình thì đi, còn không thì tạm biệt, hẹn gặp lại.
   Chúng tôi chia tay nhau, tôi hỏi đến phòng tổ chức của Khoa Cầu Đường. Đến nơi, tôi gặp một chị quen lắm nhưng tôi quên mất tên, nhưng chị ấy lại biết tên tôi và biết chuyện giữa tôi và Vân. Chị mời tôi uống nước và hỏi thăm đủ thứ chuyện, tôi thì vừa nói chuyện lại vừa cố suy nghĩ xem chị tên là gì, nhưng chịu không nhớ nổi. Trong câu chuyện, chị cho tôi biết Vân đã lấy chồng cách đây hai năm, hồi cưới Vân có mời chị. Nghe chị nói thế, tuy không bất ngờ, nhưng tôi choáng váng, hai tay túm chắc vào thành ghế để không bị ngã, tôi thấy ngột ngạt khó thở, phải cố gắng lắm tôi mới trấn tĩnh để tiếp tục câu chuyện. Nói chuyện với chị một lúc, tôi mới quay trở lại công việc giấy tờ nhập học. Chị cười rồi bảo tôi:
    -Những người cùng lớp với em trước kia, họ chuyển hết sang K17 Khoa Thủy Lợi Cảng rồi. Khoa Cầu Đường không tuyển sinh khóa 17 mà chỉ có khóa 18, 19 thôi. Chị nghĩ em về đấy học với mọi người cho vui, đồng cảnh ngộ, dễ bảo nhau. Còn nếu em không thích thì ở lại học K18 Khoa Cầu Đường.
   Tôi hơi bất ngờ, chưa biết quyết định thế nào. Tôi đánh liều hỏi chị:
    -Theo chị thì em nên thế nào?
    -Chị nghĩ tùy em quyết định, mỗi khoa cũng có cái hay của nó, chỉ có điều là học Thủy Lợi Cảng thì sớm được một năm, còn Cầu đường thì chậm một năm. Theo chị, tốt nhất là em nên tham khảo ý kiến của những người đã chuyển sang đấy rồi hãy quyết định.
   Tạm biệt chị, tôi đi về phía Khoa Thủy Lợi Cảng. Đi loanh quanh thế nào lại quay ra sân Vận động, tôi đi ra đường lớn để sang khoa Thủy Lợi Cảng cho dễ. Đang đi thì tôi gặp thằng Khoa, lúc đầu tôi không nhận ra nó, bởi vì nó không mặc quần áo bộ đội, mà mặc quần bộ đội, áo dài tay mầu xanh trứng sáo. Nhìn nó cứ ngờ ngợ, đến khi hai đứa giáp nhau thì đúng rồi, nhìn bộ râu quai nón của nó thì đích thị là thằng Khoa Râu đây mà. Tôi mừng lắm, nó cũng mừng, hai thằng ôm nhau một hồi lâu. Bộ râu quai nón của nó, cọ vào cổ vào má tôi ram ráp làm cho tôi nhột nhột. Tôi đẩy nó ra và hỏi liên tục:
    -Mày ra khi nào? Đã lâu chưa? Bây giờ học ở khoa nào? Khóa  bao nhiêu? Mày có bị thương không?
   Khoa, một tay cầm Ango Trung quốc, còn tay kia cầm cái thìa, cả hai tay Khoa cứ  túm lấy thắt lưng tôi, như sợ tôi chạy mất. Khoa nói:
    -Tao ra được nửa tháng rồi, tao không bị thương vào đâu cả, chỉ mấy lần bị sức ép thôi. Tao nằm ở đoàn an dưỡng nhưng chán quá nên tao xin ra sớm, có lẽ tao là ra đây sớm nhất. Ra đây tao ở bên Khoa Cầu Đường được ít hôm thì gặp mấy anh em cùng lớp mình cũng đến, mấy đứa chúng tao bàn nhau: Nếu Khoa Cầu Đường không có khóa 17 thì chúng mình xin sang Khoa Xây dựng Dân Dụng, hay là Khoa Kinh Tế Xây Dựng. Nhưng khi kéo nhau lên gặp phòng tổ chức của nhà trường, thì các ông ấy không đồng ý, giải thích là: Các khoa khác hiện đã đủ chỉ tiêu tuyển sinh rồi. Khoa Cầu đường chỉ có thể chuyển sang Khoa Thủy Lợi Cảng, vì hai khoa này tương đối giống nhau về chuyên ngành đào tạo. Được mấy hôm thì Khoa gọi lên công bố danh sách, tao với mấy đứa học K13 Cầu Đường, cả thằng Định học 12 Cầu Đường đều xếp vào lớp 17T, còn bọn thằng Xuân, thằng Cường với mấy đứa nữa về lớp 17C.
   Khoa dừng lại hỏi tôi:
    -Mày bây giờ mới ra đến đây à? Đã xếp vào lớp nào chưa? Sao ra muộn thế? Ở đoàn an dưỡng mấy tháng mà sao nhìn mày gầy gò quá, hay là bị sốt rét nó quật?
    -Tao vừa mới đến đây xong, về trường gặp lại bạn cũ thì mày là người đầu tiên đấy. À mà tao hỏi này: Nếu theo như mày nói thì tao cũng sẽ bị xếp theo chúng mày à?
    -Tao cũng không biết, nhưng có lẽ là thế.
    Khoa dừng lại không nói tiếp, nét mặt đang vui, tự nhiên có vẻ thoáng buồn, giọng trầm xuống:
    -Bọn tao an ủi nhau: Sống về đến đây để đi học, học gì cũng được, Thủy Lợi Cảng hay Cầu Đường có gì là khác nhau đâu. Học Thủy Lợi Cảng ra trường sớm hơn một năm, đồng nghĩa là giúp đỡ bố mẹ sớm hơn một năm. Thực ra, mình làm sao biết được cái nào hay hơn cái nào, biết đâu mà kén với chọn, tránh vỏ dưa thì gặp vỏ dừa.  Nghĩ thế là chúng tao đồng ý, còn mày thì tùy.
   Tôi không nói gì, dùng hai ngón tay cái, luồn vào quai ba lô xốc lên cho máu lưu thông đỡ tê vai, rồi hỏi Khoa:
    -Khoa đi đâu bây giờ?
    -Đi ăn cơm. Thôi đi ăn luôn với tao rồi về nghỉ ngơi chiều làm gì thì làm.
   Tôi đi theo Khoa, để ăn bữa cơm sinh viên đầu tiên, sau gần bốn năm xa cách. Người quen tôi gặp thứ hai là bác Lê, bác Lê trước làm cấp dưỡng cho lớp K13 C ở Trúc Ổ Quế Võ, sau đó bác cũng theo trường chuyển về Hương Canh Vĩnh Phú. Chúng tôi nhập ngũ bác vẫn ở lại phục vụ cho tới bây giờ. Gặp tôi, bác nhận ra ngay, bác hỏi thăm tôi mấy câu qua loa rồi hẹn tôi lúc nào đến chơi, vì bác đang bận phát cơm cho sinh viên.
   Chỗ người quen cũ, bác Lê cho chúng tôi mượn cái âu tráng men cũ, nó đã thủng xung quanh sắp sửa rơi khỏi đáy để đựng hai xuất cơm, ango của Khoa thì đựng canh rau muống, nắp ango đựng bốn miếng đậu phụ và bốn miếng thịt kho thả nổi bồng bềnh trong nước hàng, có mấy cọng hành phi cháy, thoạt nhìn cứ tưởng là ruồi chết. Hai thằng tìm vào góc của nhà ăn để ăn cho kín đáo, loay hoay tôi cũng kiếm ra được cái muôi, thế là chúng tôi chiến đấu ngon lành. Nói thật, với số lượng cơm canh ấy tôi với thằng Khoa có thể xơi được 4 xuất.
    Vừa ăn, tôi với Khoa ôn lại chuyện ngày xưa. Nhớ hồi K13 C còn đang sơ tán ở Trúc Ổ Quế Võ Hà Bắc, tôi với Khoa, hai thằng ở với nhau, ở nhờ anh chủ nhà cùng độ tuổi chúng tôi nhưng sống độc thân. Anh làm kế toán cho đội sản xuất, trông mặt anh cũng tạm được không đến nỗi nào, nhưng từ thắt lưng trở xuống là bị teo cơ, anh phải đi bằng đôi nạng, có lẽ vì thế nên anh vẫn đang ở một mình. Trong nhà có ba thằng đàn ông sàn sàn tuổi nhau sống với nhau, tôi với Khoa ăn cơm nhà bếp, còn anh tự nấu lấy ăn.
   Chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ, cũng có phần thích thú nữa là đằng khác, bởi vì ở với anh chúng tôi được tự do, lại học hành yên tĩnh không ai quấy rầy. Nhà của anh có một gian hai trái, gian giữa ở sát tường kê cái hòm đựng thóc và làm luôn thành bàn thờ, tiếp là cái bàn và hai cái ghế băng để anh làm việc. Anh nhường cho chúng tôi một bên trái nhà, kê mỗi thằng cái chõng tre để làm giường ngủ, còn anh một bên trái nhà kê giường đàng hoàng, phần còn lại là hòm giương và đồ đạc quần áo của anh.
   Có lẽ chúng tôi ở với anh đến hơn một năm, ở đến cái ngày mà cả hai thằng chúng tôi nhập ngũ. Chúng tôi đi làng xóm đã buồn thì chớ, anh chủ nhà lại còn buồn hơn. Nhớ những đêm đông, gió bắc rít qua khe liếp, qua khe hở của vách tường, đói và rét chúng tôi không ngủ được, anh bảo chúng tôi sang nằm chung cho ấm, vì giường của anh được trải mấy tấm tranh bằng rạ phơi khô để làm ổ. Nhưng chúng tôi không sang vì sợ làm mất giấc ngủ của anh, chúng tôi nằm im cố ngủ nhưng không ngủ được. Khổ cho chúng tôi là cả hai thằng đều cao lớn, mà chõng thì vừa ngắn lại vừa yếu, nên không thể ghép vào để ngủ chung, đành mỗi đứa nằm mỗi nơi chịu trận. Nhiều đêm đói quá không ngủ được, anh chủ nhà biết ý nhưng sợ chúng tôi ngại. Anh chủ động nói với chúng tôi: Hôm nay tôi đói quá, các ông dậy nấu cơm ăn đi cho tôi ăn với. Anh chỉ ăn qua loa, còn bao nhiêu tôi với Khoa xơi hết, cơm chỉ ăn với muối ớt mà tôi với Khoa xơi hết một cân gạo. Nghĩ đến đấy, tôi hỏi Khoa:
    -Ông có nhớ lúc trước tôi với ông ăn cơm với anh chủ nhà ở Trúc Ổ không?
   Khoa nuốt vội miếng cơm, nhìn tôi cười khì khì, hai lúm đồng tiền ẩn sâu dưới bộ râu quai nón, nhìn càng lộ. Khoa trả lời tôi:
    -Sao không nhớ, nhớ nhiều là đằng khác.
   Khoa hỏi tôi:
    -Tình hình cái Vân với cái Lan bây giờ thế nào rồi?
   Thực tế tôi không biết, nên tôi trả lời Khoa là tôi không rõ, Rồi tôi lảng sang chuyện khác:
    -Ông có nhớ hôm vượt qua Bãi Hà, tôi đói quá bị lả đi, ông phải đi kiếm thức ăn cho tôi không?
   Khoa nghĩ một lúc, rồi lắc đầu, có thể là Khoa không nhớ ra. Tôi kể lại cho Khoa nghe xem  có nhớ lại không:
   Sáng hôm ấy khoảng 9, 10 giờ, hành quân vượt qua Bãi Hà, đây là vùng trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ, vì vậy giao liên căn dặn: Khi vượt qua Bãi Hà là phải chạy cho nhanh, vượt qua càng nhanh càng tốt. Tao đang chạy giữa một vùng đất trống rộng mênh mông màu đỏ ối, bởi bom đạn cày đi xới lại nhiều lần. Trên đầu là chiếc OV10 kêu vo vo, lượn quanh giống như con diều hâu đang lượn lờ tìm mồi. Chiếc ba lô nặng trĩu trên lưng, cùng với khẩu trung liên RPD băng tròn cứ đập trên lưng trên vai rát bỏng. Đang chạy, tao gặp mày đang ngồi ở bãi đất, tao hỏi sao vậy. Mày trả lời tao là chết thì chết chứ không chạy nổi nữa rồi. Tao nói cố lên, vì đây chưa phải là chiến trường. Mày miễn cưỡng đứng lên tiếp tục chạy, theo tao. Vừa chạy tao vừa nghĩ: Mày to xác nên mọi người phân công mày mang nhiều quá nên không chạy được, ngoài vũ khí quân trang cá nhân, còn mang cả một cái máy thông tin to tổ bố trước ngực, khi chạy nó cứ đập vào ngực nên không thở được.
    Hôm ấy, cố gắng lắm tao với mày cũng vượt qua được Bãi Hà, ẩn vào rừng cây mọc lúp xúp. Tao nằm vật ra vì đói, nên hạ đường huyết. Mày bốc cho tao một dúm ruốc mặn bảo ăn đi và chờ ở đây. Rồi mày cầm dao đi đẽo cái cây gì trong rừng  mang về bảo tao ăn đi, tao ăn thấy nó nhớt nhớt khó chịu, nhưng cố ăn.
   Kể đến đấy Khoa kêu lên:
    - Nhớ rồi! Lúc ấy khổ thật mày nhỉ? May quá, chúng ta còn sống.
   Sau đấy, Khoa về C25 E95 F325, tôi về C20 E95 F325. Bây giờ chúng tôi mới gặp lại nhau.
   Ăn xong tôi về chỗ Khoa đánh một giấc ngon lành, bù cho những ngày cứ băn khoăn trăn trở, vì chưa đi nhập học.
(Còn nữa).
 
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #197 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2012, 05:16:06 pm »

           Chào bác quanvietnam! Tranphu341 xin có lời chúc mừng bác! Một người trai của đất Việt. Khi đất nước có chiến chinh bác đã xếp bút nghiên để xung phong vaò bộ đội. Bốn năm đời lính với bao gian khổ, bao chiến công hiển hách và chiến thắng. Bác các bác những người sinh viên đã góp phần không nhỏ cùng thanh niên cả nước ra trận, tiêu diệt hết bóng thù. Giờ đây bác trở lại trường sau những ngày chinh chiến với khúc khải hoàn ca của người chiến thắng.

             Về trường thật vinh dự, thật tự hào nhưng cũng không phải có những khó khăn, có những thiệt thòi của người cầm súng. Tranphu còn nhớ các cơ quan tuyên truyền trước kia nói là: "Các đồng chí đi bộ đội tức là các đồng chí đã vào một trường đại học lớn. Các đồng chí trở về khi hoàn thành nhiệm vụ thì coi như đã tốt nghiệp trường đại học đó". Nhưng khi những người lính trở về khi nhiệm vụ đã hoàn thành thì chẳng ai nói đến điều đó nữa. Chẳng ai công nhận như vậy cả. Thậm chí nhiều địa phương nhiều người muốn làm một thủ tục gì về quyền lợi về chế độ đều rất khó. Như đã có chuyện: Thủ tục làm người còn sống! Của nhà văn Minh Chuyên đã viết.

             Có lần Tranphu đi làm chế độ cấp huân chương " Chiến sỹ giải phóng" Nhưng làm mãi không được vì không có giấy tờ gì thể hiện mình đã chiến đấu tại chiến trường Miền Nam. Tranphu nói với các đồng chí làm chính sách là tôi còn giữ được giấy sinh hoạt Đảng B. TỨC LÀ ĐẢNG VIÊN VÀO CHIẾN TRƯỜNG THÌ ĐƯỢC CẤP MỘT CÁI THẺ SINH HOẠT ĐẢNG B NHO NHỎ. đ/c CÁN BỘ CHÍNH SÁCH CỦA THÀNH PHỐ NÓI CÁI GIẤY NÀY CHẲNG CÓ TÁC DỤNG GÌ CẢ! Huh Huh Huh Thế đấy thật vô lý thật thiệt thòi cho những người lính chiến!

            Miên man một tý chúc bác luôn khỏe, luôn có nhiều niềm vui cuộc sông!

           P/S xin chia buồn với bác về chuyện của Vân!
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #198 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2012, 09:04:57 am »

Bác quanvietnam viết hay lắm. Bác và bác TrongC6 dù khác mà có nhiều nét khá giống nhau. Đọc như đọc "bức tranh quê" của Đoàn Văn Cừ hay những cảnh đời của cụ Kim Lân. Thời bác quanvietnam trở về trường người ta chuẩn bị nhân lực cho thủy điện sông Đà và các công trình lớn xây dựng lại đất nước nên khoa Thủy lợi-Cảng được mùa. Mọi thứ hồi xưa đều có chỉ tiêu, ví dụ chỉ tiêu tuyển sinh từ Bộ Đại học đưa xuống, mà xuất phát điểm ban đầu là từ tính toán của Ủy ban kế hoạch Nhà nước, em nhớ là như vậy. Bác đang đi những đường sterling đều đặn. Chúc bác khỏe và tiếp tục thật hay. 
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #199 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2013, 10:28:37 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
3- Trở lại trường
           Như vậy, tôi quyết định chuyển sang Khoa Thủy lợi Cảng để học, tôi chỉ nghĩ đơn giản là: Về Khoa này cho có bạn bè cùng trang lứa, cùng cảnh ngộ, bởi vì tôi với mọi người, trước kia đã cùng học với nhau, rồi cùng nhập ngũ, cùng đi chiến đấu, cùng vào một trung đoàn, nhiều đứa chúng tôi còn cùng một đại đội. Suốt thời gian dài, chúng tôi cùng chiến đấu với nhau từ Quảng Trị đến kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh, bây giờ chúng tôi trở về đây cùng học, nếu có khó khăn thuận lợi gì trong học tập, thì những người lính lại một lần nữa đùm bọc lấy nhau, cố vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Nghĩ thế tôi cảm thấy yên tâm về quyết định của mình.  Nộp giấy tờ xong, tôi tá túc ở chỗ Khoa để đợi kết quả. Thực ra, lúc này tôi cũng chẳng bận tâm về việc học lớp nào, với tôi, học lớp nào cũng được. Lớp 17 Cảng, nghe ra có vẻ thành phố hơn và hấp dẫn hơn. Lớp 17 Thuỷ lợi, quần đùi áo bông, chắc là quê một cục rồi. Thôi cứ kệ nó, ở đời ăn nhau cái số, biết đâu mà kén chọn.
   Nằm giường hai tầng, tôi nằm tầng trên Khoa nằm tầng dưới. Ngủ dậy, tôi mở mắt nhìn xung quanh không thấy có ai, nhìn xuống tầng dưới cũng chẳng còn ai, không biết Khoa và mọi người đi đâu? Nằm ườn, nghĩ ngợi lung tung một lúc, tự nhiên thấy đói bụng. Tôi bật dậy đi đánh răng rửa mặt và dông thẳng ra ngoài quán, kiếm  xem có cái gì bỏ vào bụng.
   Bỏ qua mấy cái quán ở phía ngoài, tôi đi thẳng vào quán nhà ông Thiệp. Quán của ông Thiệp vẫn như xưa, nhưng bây giờ trông có vẻ được đầu tư khang trang hơn, không xập xệ như lúc trước.
   Trong quán giờ này vẫn còn đông sinh viên ngồi uống nước hút thuốc, khói thuốc bay mù mịt, một giọng ca cải lương ai oán vang lên từ một chiếc cátsette đặt đâu đó. Bước vào quán, mặc dù bị mùi của các loại thuốc lá làm nhiễu, nhưng tôi vẫn phát hiện ra có mùi lạc rang, mùi bánh rán, còn mùi hành mỡ rất quen mà tôi chưa nghĩ ra là món gì: Có thể là xôi, hay là bánh cuốn. Thấy tôi đến, mọi người trong quán chăm chú nhìn và phát hiện tôi là người lạ mới vào đây. Tôi cũng tranh thủ quan sát xem có ai quen không? Đồng thời tiến vào chiếc bàn kê sát góc nhà, kéo ghế ngồi. Ông chủ nhà thấy có khách, chạy đến hỏi, nhưng ông chẳng nói được gì mà cứ tròn xoe mắt nhìn tôi, mãi sau ông mới bật ra được mấy câu:
    -Tôi trông chú quen quá, nhưng mà không nhớ tên. Chắc, chú mới về trường à? Chú ăn gì, tôi bảo các cháu nó lấy?
   Tôi bắt tay ông Thiệp và tủm tỉm cười, nhưng vẫn chưa trả lời ông. Ông vẫn như xưa, trông ông không có vẻ già đi là mấy, nhưng ăn mặc vẫn luộm thuộm có phần còn hơi nhếch nhác. Trời phú cho ông cái dáng vẻ trắng trẻo đẹp trai, trông  rất thư sinh. Chỉ phải mỗi một cái, quần áo lúc nào cũng nhọ nhem bếp núc, chân tay cáu bẩn, nhìn móng tay của ông thì thôi rồi, ấy vậy mà ông vẫn cứ dùng tay bốc các thứ để bán cho anh em sinh viên. Lắm khi không chịu được, cũng có những anh em góp ý. Ông cười hiền lành, biện minh cho việc làm của mình rồi chứng nào vẫn tật ấy.
   Tôi thấy ông vẫn đứng nhìn tôi, như để cố nhớ ra điều gì. Tôi nói đùa:
    -Chắc ông đang cố nhớ ra tôi nợ ông bao nhiêu tiền chứ gì?
    -Chú cứ hay đùa, bây giờ ai lại đi nghĩ chuyện nợ nần, hồi đó các chú đã thanh toán hết rồi. Giả như các chú có nợ thì cũng thôi, ai lại đi đòi các chú.
   Tôi gọi mấy thứ để ăn, ông Thiệp vào bê ra cho tôi, rồi kéo ghế ngồi đối diện với tôi để nói chuyện. Ông hỏi tôi đủ thứ chuyện, tôi vừa ăn vừa  kể cho ông nghe, ông chú ý nghe từng câu từng chữ, có những đoạn không hiểu ông hỏi lại tôi, tôi lại phải giải thích, mỗi lần ông xúc động ông lại nhắc lại cái câu ông đã nói với tôi không biết bao nhiêu lần:
    -Hồng phúc tổ tiên nhà chú còn lớn lắm, thật là may mắn.
   Chúng tôi nói chuyện với nhau như đôi thâm tình, dường như mọi người xung quanh đang cố gắng lắng nghe câu chuyện của chúng tôi, cũng có một vài người gọi thanh toán, nhưng ông chủ không nghe thấy. Bà chủ từ nhà trong đi ra, ngó nghiêng tìm ông chủ, bà nhìn thấy ông chủ đang nói chuyện với tôi, bà nhìn tôi và khẽ nhíu đôi lông mày, như để tìm lại trong ký ức xem tôi là ai, rồi bà tiến lại phía chúng tôi. Bà hỏi:
    -Chú có phải là chú Quân không?
    -Chị vẫn nhớ tên tôi à? Thế mà ông anh nói chuyện với tôi từ nãy tới giờ vẫn chưa nhớ tên tôi.
   Lúc này ông Thiệp vỗ cái đét vào đùi rồi tươi cười nhìn vợ và nói với tôi:
   -Thế mà tôi nghĩ mãi không ra. Đúng rồi chú là chú Quân.
   Bà Thiệp, dục ông Thiệp ra thanh toán, rồi bà ngồi lại nói chuyện với tôi. Nhà ông Thiệp, được cả hai vợ chồng, chồng thì đẹp trai, vợ thì sinh gái. Năm nay có lẽ hai ông bà cũng đã ngoài 40 tuổi rồi, ông là thương binh thời kỳ chống Mỹ, chuyển ngành về trường đại học Xây Dựng, làm chân hành chính quản trị. Không biết có đúng không? Hình như hai ông bà sinh con một bề, ba đứa đều là con gái. Tôi cũng không biết nhiều về vợ chồng nhà ông Thiệp, nhưng với tôi, tôi thấy vợ chồng ông là người tốt, vì vợ chồng ông có can đảm để cho chúng tôi, những sinh viên nghèo nợ tiền ăn ở quán với số lượng lớn và thời gian dài.
   Chia tay ông bà chủ quán, tôi quay trở lại sân vận động. Gần như không có chủ định, nhưng những bước chân của tôi tự nhiên lại hướng về Khoa Cầu Đường. Tôi nghĩ thầm: Có lẽ Trời xui Đất khiến đây, tôi tặc lưỡi: Đi thì đi. Tôi quyết định đi về phía Khoa Cầu Đường, nơi mà gần bốn năm về trước, đã nuôi nấng và ấp ủ biết bao nhiêu những kỷ niệm vui buồn của những đôi trai gái yêu nhau, trong đó có tôi.
   Tôi tha thẩn bước đi chậm dãi, bỏ mặc xung quanh  những cái nhìn dò xét nghi ngờ. Cũng có những lời rì rầm bàn tán, nhưng có lẽ bộ quần áo bộ đội tôi đang mặc đã thay tôi nói lên tất cả, tất nhiên vẫn còn nhiều ánh mắt của các bạn sinh viên đang theo dõi hoạt động khó hiểu của tôi.
   Tôi đứng xa xa, nhìn vào căn nhà cũ nơi tôi ở trước kia. Tôi cố tìm xem căn nhà này còn sót lại những gì của gần bốn năm về trước không? Thật là khó, có lẽ không thể tìm được, có chăng thì chỉ còn nền nhà và những kỷ niệm êm đềm là còn tồn tại. Tiếc rằng những kỷ niệm cũ hiện về lại không phải là hữu hình, mà chỉ là ảo ảnh, hơn nữa chúng kéo nhau về cũng không theo trình tự thời gian, mà thoắt ẩn thoắt hiện, không thể nào níu kéo chúng lại để kiểm chứng. Kể ra như thế cũng hay.
   Tôi leo lên đồi, đi về dãy nhà tập thể của các nữ sinh viên, nơi mà Vân và các bạn gái đã ở trước kia. Chẳng biết có phải leo dốc hay là do quá xúc động với cảnh cũ mà tôi thở dốc, mệt quá tôi tựa lưng vào cây bạch đàn để nghỉ ngơi. Tôi đảo mắt nhìn xung quanh, cảnh cũ đây rồi nhưng người xưa không thấy, kỷ niệm cũ lại ào về làm tôi nghẹn ngào xúc động, hai hàng nước mắt nóng hổi chảy dài trên má, tôi lấy tay lau vội. Tôi nghĩ về bạn bè cùng lớp, cùng nhập ngũ với tôi, cùng ở với tôi trong dãy nhà lá dưới kia, thi thoảng chúng tôi lại gặp nhau trên gian nhà này để thăm người yêu, để rủ người yêu đi chơi, bây giờ các anh không còn nữa, các anh đã hy sinh ở chiến trường. Nghĩ đến đấy, lòng quặn đau, tôi lấy hai tay ôm mặt, nước mắt chảy dàn dụa trong lòng bàn tay, vai tôi rung lên vì thổn thức. Mặt đất chao nghiêng, tôi vội ngồi xuống để khỏi bị ngã.
   Qua đi những phút giây xúc động, tôi bình tĩnh trở lại, quan sát xung quanh chỗ tôi đang ngồi. Tôi lẩm bẩm: Đúng chỗ này rồi, nhưng sao bây giờ thay đổi nhiều thế, nhìn lạ hẳn đi. Tôi nhìn lại một lần nữa, và tự khẳng định: Chính xác là chỗ này rồi.
   Chỗ tôi đang ngồi, là nơi mà gần bốn năm về trước, tôi và Vân thường ngồi bên nhau vào những buổi tối rỗi rãi hoặc là những đêm trăng sáng, hay là những lúc tôi gây sự với Vân. Tôi chọn chỗ này, để không bị ai quấy rầy trong lúc nói chuyện, đây là chỗ cao nhất, gần như là đỉnh đồi. Các đôi khác thấy chúng tôi ở đấy rồi, đành chọn chỗ khác và đương nhiên là thấp hơn. Như vậy, chúng tôi bao quát được cả không gian, những đôi khác muốn nhìn thấy chúng tôi cũng khó khăn. Quan trọng hơn cả là chúng tôi được tự do để âu yếm nhau, mà không bị ai nhìn thấy.
   Hồi tưởng lại quá khứ, tôi như chìm trong mộng tưởng. Tôi nhớ lại nụ hôn đầu đời mà chúng tôi trao cho nhau, đến bây giờ đã gần 6 năm rồi. Bất giác, tôi sờ tay lên môi, đâu đây vẫn phảng phất mùi thơm của nụ hôn ban đầu, quện với mùi thơm của nước gội đầu được nấu bằng Bồ kết với Hương nhu và mùi của nước xả tóc ngâm bằng những bông hoa Bưởi. Nhưng có lẽ đặc biệt nhất vẫn là mùi hương từ cơ thể của người con gái trinh nguyên, ngất ngây và quyến rũ.
   Thời gian ở chiến trường, không ngày nào là tôi không nhớ về Vân, nhớ nhiều lắm, không thể đếm được một ngày có bao nhiêu lần tôi nhớ đến Vân, nhớ đến nỗi mộng mỵ, ngay cả những lúc chuẩn bị vào trận đánh, không biết sống chết thế nào, tôi cũng giành chút ít thời gian để nghĩ đến Vân, lúc ấy tôi chỉ nghĩ: Nếu tôi hy sinh thì vẫn có Vân bên cạnh để an ủi động viên tôi.
   Nhớ lắm thương nhiều, rồi quay sang tự trách mình. Hàng loạt những hành động nông nổi, ích kỷ, gen tuông vô cớ mà tôi gây ra cho Vân lại hiện về. Tôi cảm thấy xót xa ân hận và xấu hổ với chính mình, tôi mong Trời Đất cho tôi cơ hội để sửa chữa lỗi lầm để đền đáp cho Vân. Tôi đã thề rằng: Nếu tôi còn sống trở về và Vân vẫn còn chờ đợi tôi, thì cho dù hoàn cảnh nào và khó khăn đến đâu, tôi vẫn quyết lấy Vân về làm vợ.
   Nhưng bây giờ làm gì còn cơ hội, Vân đã đi lấy chồng, tôi thì vẫn còn đây. Tôi không trách Vân, đúng ra tôi không có quyền trách Vân. Vân quyết định đi lấy chồng là một quyết định đúng đắn, tất nhiên để có thể quyết định được vấn đề này đối với Vân cũng chẳng dễ dàng gì. Dẫu sao tôi cũng cám ơn Trời Đất, đã cho Vân những suy nghĩ đúng đắn, và tôi cầu mong cho Vân được hạnh phúc.
  Hôm từ đoàn an dưỡng về gặp chị gái, chị nói với tôi: Vân nó viết thư để xin ý kiến chị về việc nó có nên tiếp tục chờ đợi em hay không? Chị chẳng biết nên nói thế nào với Vân, chị chỉ nghĩ: Mình là con gái, Vân cũng là con gái. Với con gái thì rất sợ sự chờ đợi, sự chờ đợi mà kết thúc có hậu thì không sao, nếu kết thúc bi thảm thì Vân sẽ lại thành một hòn vọng phu, giống như bao hòn vọng phu khác, đấy là quy luật nghiệt ngã của chiến tranh là đổ máu và hy sinh. Nghĩ thế nên chị nói với Vân: Em nên làm những việc mà con tim em mách bảo, nhưng chị không muốn em bị thiệt thòi. Còn về tình yêu của hai đứa chúng em, theo chị nghĩ: Trên đời này có rất nhiều đôi lứa yêu nhau mà không lấy được nhau, nhưng trong sâu thẳm trái tim của họ vẫn có nhau, họ vẫn yêu nhau theo cách riêng của họ cho đến khi họ nhắm mắt xuôi tay, và tình yêu ấy vẫn theo họ về cõi vĩnh hằng để sống mãi.
   Nghĩ ngợi nhiều quá, đầu tôi nhức như muốn nổ tung. Tôi vịn vào cây Bạch Đàn lảo đảo đứng lên và bước đi, lá Bạch Đàn khô nỏ phủ trùm lên những viên sỏi đá ong, làm tôi trượt suýt ngã. Cũng nhờ có cú trượt suýt ngã ấy, làm cho tôi bừng tỉnh và bước những bước chắc chắn hơn. Tôi cứ đi lang thang trên đồi Bạch Đàn, những bước chân không định hướng, tôi cũng không biết là tôi đang đi đâu.
   Chợt tôi nghe tiếng cười đùa của mấy đứa trẻ đang quét lá Bạch Đàn khô, tôi biết là đã sắp xuống chân đồi, từ đây ra gò Héo rất gần. Nhìn đồng hồ, mới có hơn chín giờ sáng, vẫn còn sớm. Tôi quyết định đi lại những đoạn đường mà trước kia tôi với Vân vẫn thường hay đi để ra chợ Hương Canh.
   Đi đến đâu, kỷ niệm cũ của chúng tôi lại ùa về đến đấy, tôi nhớ từng đoạn đường từng gốc cây, nhớ những nơi chúng tôi ngồi bên nhau trò chuyện. Nhớ chỗ này lúc tôi đi bên Vân, Vân vui vẻ kể hết chuyện này sang chuyện khác cho tôi nghe, lợi dụng  lúc vắng người, tôi không thể kìm nén được tình cảm, tôi ôm chặt lấy Vân hôn lấy hôn để. Bị bất ngờ, Vân chống cự yếu ớt đáng yêu, khuôn mặt tròn trịa ửng hồng, điểm thêm một nụ cười bẽn lẽn. Nhớ những gốc cây kia, đã bao nhiêu lần chúng tôi đuổi nhau tranh cướp một cái gì đấy, để rồi do hữu ý hay vô tình vì nhỡ đà, nên chúng tôi lại ôm lấy nhau, sung sướng và hạnh phúc…
   Càng đi lại càng buồn, lòng nặng nề u uất. Tôi cũng không thể lý giải được vì sao tôi buồn và buồn về cái gì. Trong đầu tôi, lúc này đang manh nha một kế hoạch, sau khi nhập học xong, tôi sẽ đi thăm Vân.
                                                          HẾT.

   
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM