Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:30:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191131 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #170 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 05:18:31 pm »

...Xe qua cầu phao bắc qua sông Thạch hãn, nhìn dòng sông thân quen, nhìn chiếc cầu đổ, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về trong tôi. Đoạn sông từ Tri Bưu ngược lên thượng lưu đến thôn Đá Đứng, rất nhiều đoạn mà tôi với anh em đã vượt qua, bơi qua bơi lại không biết bao nhiêu lần. Sông Thạch Hãn vào mùa mưa nước dâng cao và chẩy xiết, sông trở nên hung giữ, vào mùa khô nước lững lờ trôi, nước sông trong xanh và hiền hòa.
______

Bác QVN à, ở đoạn trên bác viết như thế sẽ nhầm lẫn địa danh Tri Bưu nằm bên dòng Thạch Hãn. Thực ra Tri Bưu nằm cạnh nhánh sông Nhùng chảy ra sông Vĩnh Định.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2012, 05:24:31 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #171 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 06:38:35 pm »

Bác quanvietnam: bác viết rất hay, không đao to búa lớn mà nhẹ nhàng thấm thía, sự kiện và tâm tư tình cảm của con người tham gia vào sự kiện đó luôn hiển hiện cùng nhau. Bác gắng viết tiếp chuyện về sau cho nó trọn vẹn nhất là đoạn người lính trở về đi học tiếp rồi đi làm trong những năm khốn khó sau chiến tranh chống Mỹ nhưng đất nước đã lại bước vào một cuộc chiến tranh mới ở 2 đầu biên giới.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2012, 07:43:04 pm gửi bởi qtdc » Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #172 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 07:39:20 pm »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
        ...
    Đoàn tầu đưa chúng tôi về ga Thường Tín, điểm cuối cùng của chặng đường hành quân. Tôi tự hỏi: Không biết đây đã là cuộc hành quân cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của tôi chưa?
                                                    

   Bạn có đánh giá khái quát những đặc điểm nổi bạt qua từng địa danh trong cuộc chiến đấu chống Mỹ từ Nam ra Bắc khá hay.
   Việc bạn tự hỏi:" Không biết đây đã là cuộc hành quân cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của tôi chưa?" Tôi đang chờ câu trả lời của bạn trong trang tiếp của bạn đây.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2012, 03:59:45 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #173 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 12:02:22 am »

...Xe qua cầu phao bắc qua sông Thạch hãn, nhìn dòng sông thân quen, nhìn chiếc cầu đổ, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về trong tôi. Đoạn sông từ Tri Bưu ngược lên thượng lưu đến thôn Đá Đứng, rất nhiều đoạn mà tôi với anh em đã vượt qua, bơi qua bơi lại không biết bao nhiêu lần. Sông Thạch Hãn vào mùa mưa nước dâng cao và chẩy xiết, sông trở nên hung giữ, vào mùa khô nước lững lờ trôi, nước sông trong xanh và hiền hòa.
______

Bác QVN à, ở đoạn trên bác viết như thế sẽ nhầm lẫn địa danh Tri Bưu nằm bên dòng Thạch Hãn. Thực ra Tri Bưu nằm cạnh nhánh sông Nhùng chảy ra sông Vĩnh Định.

     Bác LXT ! bác QuanVietNam nói từ Tri Bưu đến Đá Đứng cũng được chứ. Vì, Tri Bưu ngay sát đông bắc Thành Cổ. Tôi bôi hồng  một vệt trên bản đồ thấy nó cũng ven theo Thạch Hãn mà. Bác QuanVietNam nói đại ý, có tính chất thống kê thì thế cũng được.
Logged

tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #174 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2012, 02:25:36 pm »

          Chào bác chủ! Vâng như vậy là:" bộ đội ta chiến thắng trở về" Có điều là ở đây không có hoa ban trắng. Mà chỉ có những dấu tích của những trận đánh năm xưa. Cùng với những chiến công và những sự đổ máu hy sinh của biết bao người lính đã từng cầm bút trước khi cầm súng.

          Bác là một người trong số đó và đã may mắn còn sống. Tôi đảm bảo rằng đường hoa chiến công trở về, niềm vui của tất cả mọi người nhưng với bác, với chúng ta niềm vui được hòa quyện cùng những giọt nước mắt. Cam go, cay đắng, đói khổ, đủ đường. Tưởng như sức người, sức trai không thể vượt qua nổi. Bác về với giảng đưởng, về với gia đình mà bao hương hồn của các đồng đội, các liệt sỹ ào theo như chúc mừng, như nứu kéo và như nhắn nhủ những điều gì đó.. Tôi đọc bài bác viết mà thấy rơn người. Phải chăng hàng ngày chúng ta đang sống, vẫn có Thằng A, Thằng B .. DÕI THEO CÙNG NÂNG BƯỚC GIÚP TA TRONG CUỘC SỐNG!

            Chúc bác có thêm nhiều sức khỏe để viết, để kể tiếp mạnh chuyện đời rất đang hay của mình! Kính bác!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #175 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 11:41:54 am »

 Chào tất cả anh em trên diễn dàn! Tôi định không viết nữa,  nếu cứ cố mà viết thì không biết lấy đâu ra vốn để viết, lại phải nói đi nói lại, hoặc là tạ tật vào các địa chỉ để có số có má, như vậy thì quá dở. Nghĩ thế nhưng không làm được, vì trang này có sự cuốn hút và lan tỏa ghê gớm quá, nên tôi lại cố, mà đã cố thì đều gượng ép. Mong mọi người chiếu cố, xin cám ơn.
 Cám ơn các anh: Thái Minh Hùng; Lê Xuân Tường; qtdc; TTNL; Vanthang; Tranphu, và các đọc giả khác đã xem và góp ý cho Quanvn ở phần: “ Những cuộc hành quân”. Quanvn  cảm thấy rất vui. Xin cám ơn tất cả.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #176 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 11:44:50 am »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
1-Ở đoàn an dưỡng.
          Tôi được chuyển về đoàn an dưỡng X, đóng ở xã Gia sinh huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Không biết có phải do lạ nhà hay là do sốt ruột mà cả đêm qua tôi ngủ chẳng ra sao, cứ mơ màng lúc tỉnh lúc say, trằn trọc trên giường chỉ mong trời nhanh sáng để còn xin phép đơn vị về thăm nhà.
   Kẻng báo thức, tôi đã vùng khỏi giường ra sân tập thể dục. Vì mới về, nên tôi chẳng quen ai ở đây, thấy anh em xếp hàng, tôi cũng xếp hàng, họ tập còn tôi cứ đứng nhìn, tôi không quen với những bài tập này. Hồi còn là sinh viên thì có bao giờ tập thể dục, bọn tôi thằng nào thằng nấy cứ ngủ sưng cả mắt, thậm chí khênh vứt đi chỗ khác cũng chưa chịu mở mắt, mãi đến khi nhập ngũ lúc đó chúng tôi mới bắt đầu biết tập thể dục buổi sáng, được ít bữa thì lên đường đi chiến đấu, thế là lại quên mất, trong thời gian chiến đấu thì không nói làm gì, đến khi đơn vị rút ra để củng cố và huấn luyện thì lại tập thể dục buổi sáng. Nhưng vì ở đơn vị trinh sát nên tập thể dục buổi sáng cũng tập võ dân tộc, nên những bài này tôi cũng không thuộc. Thôi đành vậy, đã đứng vào đây rồi thì cũng múa may cho qua chuyện.
   Làm vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng xong, tôi lên ngay phòng trực ban để đăng ký xin gặp thủ trưởng. Đồng chí trực ban, hỏi han qua loa rồi hướng dẫn tôi đến gặp thủ trưởng. Lúc ấy vẫn chưa đến giờ nên đồng chí thủ trưởng cũng chưa tới, tôi ngồi chờ ở phòng khách. Đúng 7 giờ 30  một đồng chí đeo quân hàm đại úy bước vào, ông thuộc dạng người: Rửa mặt thì lâu nhưng gội đầu thì chóng, người tầm thước, da dẻ trông trắng trẻo nên cũng khó đoán tuổi, nhưng ông đeo quân hàm đại úy thì chắc cũng lớn tuổi rồi, vì tôi thấy trung đoàn trưởng của tôi ở chiến trường cũng lớn tuổi mà chỉ có quân hàm thiếu tá. Tôi đứng dậy chào và tự giới thiệu về mình. Hình như ông không nghe tôi nói, mà đi thẳng vào phòng làm việc của mình. Hoàn cảnh này tôi không biết xử lý thế nào nên đành ngồi xuống chờ đợi, mà ruột gan thì bồn chồn, lo âu.
   Chừng 15 đến 20 phút sau, có đồng chí hạ sĩ quan trực ban trẻ măng, đến mời tôi vào làm việc. Theo chân đồng chí hạ sĩ quan tôi vào phòng làm việc của đồng chí đại úy, đoàn trưởng đoàn an dưỡng. Ông không nhìn chúng tôi, nhưng vẫn mời tôi ngồi và nói với đồng chí hạ sĩ quan trực ban:
    -Đồng chí về đề nghị bên quân lực nộp báo cáo cho tôi vào đầu giờ chiều.
    -Rõ!
   Đồng chí hạ sĩ quan trực ban nhận nhiệm vụ rồi đi ra. Ông đại úy vẫn không nhìn tôi, mắt chăm chú nhìn vào tập giấy tờ để trước mặt và hỏi:
    -Có vấn đề gì đồng chí?
   Chỉ cần có như vậy, là tôi lập tức trình bầy nguyện vọng là xin phép được về thăm gia đình. Ông đại uý vẫn không nhìn tôi và thủng thẳng nói:
    -Nguyện vọng của đồng chí là chính đáng, ở hoàn cảnh đồng chí thì ai cũng làm như vậy. Nhưng đồng chí cũng phải thông cảm, chúng tôi cần thời gian để chuẩn bị.
   Tôi hơi ngạc nhiên và khó hiểu, vì có cái gì đâu mà phải chuẩn bị, mọi thủ tục giấy tờ thì đã làm xong từ chiều hôm qua, tôi đã được xắp xếp biên chế vào đơn vị và đã nhận giường nằm. Tôi nghĩ những thủ tục ban đầu như vậy là quá đủ, có thể cho anh em về thăm gia đình cho thoải mái tư tưởng rồi sẽ quay lại đơn vị, khi ấy làm gì cũng chưa muộn.
   Ông đại úy nói đến đấy thì dừng lại không nói tiếp nữa, làm tôi không hiểu là ông đồng ý hay không đồng ý. Tôi lại tiếp tục trình bầy hoàn cảnh:
    -Vì bây giờ đã là cuối tháng 8 rồi, đầu tháng 9 nhà trường sẽ khai giảng năm học mới, nên tôi muốn tranh thủ về thăm gia đình, sau đó lên xin phép đơn vị để về trường cũ tiếp tục đi học.
   Tôi có cảm nhận, hình như ông đại úy này đã chai lỳ với những trường hợp tương tự như thế này. Ông vẫn dửng dưng đọc tài liệu, tay phải với ra phía tôi sờ sẫm trên mặt bàn để tìm vật gì đó. Thấy ông làm như vậy, tự nhiên tôi nghĩ đến hình ảnh của một bộ phim, có ông quan huyện tiếp dân cũng kiểu như thế này, một tay thì cầm tờ đơn kiện để đọc, tay kia thì cứ sờ vào chiếc đĩa để không, còn người nông dân nọ không hiểu gì vẫn đứng im.
   Ông đại úy quờ quạng một lúc không thấy gì, ông không đọc tài liệu nữa, lúc đó ông mới quay sang nhìn tôi, bốn mắt nhìn nhau. Ông hỏi tôi:
    -Đâu?
   Tôi không hiểu ông hỏi “ Đâu” là cái gì đâu. Hay là ông cũng giống như hình ảnh của ông quan huyện. Ý nghĩ ấy vừa lóe lên, tôi vội vàng dập tắt ngay luồng suy nghĩ ấy và phân vân khẳng định không thể có chuyện ấy xảy ra trong đơn vị quân đội. Mình nghĩ như thế thì cần xem lại mình. Tôi còn đang lúng túng chưa biết nên nói thế nào, ông lại tiếp tục:
    -Đơn trình bầy của đồng chí đâu?
   Nghe đến đấy tôi biết là thiếu xót, nhưng mà nhẹ cả người, vì câu hỏi của ông đã xóa đi trong tôi một sự hiểu nhầm. Người tôi nóng ran, mặt thì phừng phừng, hơi thở thì gấp gáp, giống như là tôi vừa làm một việc gì xấu mà bị phát hiện.  Nhưng tôi đoán chắc là ông không phát hiện ra tôi đỏ mặt, vì tôi bị sốt rét nên da dẻ tái nhợt, môi thì thâm xì, thì làm gì có chuyện đỏ mặt, nếu có chăng thì chỉ đỏ hai vành tai. Tôi gãi đầu chống chế:
    -Báo cáo thủ trưởng! Tôi tưởng không cần viết đơn nên tôi không viết. Xin lỗi thủ trưởng, bây giờ tôi sẽ viết ngay.
   Thực ra, trong thời gian quân ngũ của tôi, đây là lần thứ ba tôi xin phép được ra khỏi đơn vị, hai lần trước đều xin phép bằng mồm. Lần thứ nhất, hồi đang huấn luyện, ở Phú Bình Bắc Thái, tôi xin phép tranh thủ ra khỏi đơn vị thăm Vân đang ở trọ trong làng. Lần thứ hai, trên đường hành quân đi chiến đấu, đơn vị dừng chân tạm nghỉ ở Ninh Bình, tôi xin phép tranh thủ về thăm nhà được một đêm. Lần này là lần thứ ba, tôi nghĩ là đơn giản như hai lần trước, nên tôi không biết là phải viết đơn. Nào ngờ…
   Ông sẵng giọng:
    -Muốn xin xỏ hay đề nghị cái gì thì cũng phải có đơn từ, đằng này lại chỉ có mồm không, ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì thì biết nói thế nào. Về viết rồi mang lên đây.
     Ông nói thì cũng đúng, nhưng thấy thái độ của ông không được thân thiện cho lắm, kể ra cũng khó chịu, nhưng tôi chấp nhận. Mục tiêu của tôi lúc này là về thăm nhà, tôi sẽ cố gắng làm đúng và làm đủ theo yêu cầu của thủ trưởng, vấn đề là tôi đạt được mục đích. Tôi đứng lên chào ông rồi xin phép về  viết đơn.
   Viết một lá đơn, chẳng có gì khó đối với tôi, cùng lắm thì một tiếng đồng hồ là viết xong. Nhưng hôm nay phải mất gần hai tiếng. Trước hết là phải đi kiếm được giấy bút. Đã lâu lắm rồi tôi làm gì có giấy bút, đơn giản là tôi không cần nó, nên tôi chẳng tích trữ làm gì, bây giờ cần đến nó thì phải đi kiếm. Tôi nghĩ: Bây giờ kiếm nó ở đâu? Mượn anh em trong đơn vị, mình vừa mới về có quen ai đâu mà mượn, mà biết ai có để hỏi, có khi hỏi vòng vo lại mất cả thời gian. Hay ra ngoài mua? Cũng không được, vì tôi không có tiền, mặt khác không biết chỗ nào bán bút mực, giấy vở để đi mua, chả lẽ lại vào nhà dân xin. Kể cũng bí, nghĩ một hồi chỉ còn phương án nhờ đồng chí trực ban kiếm hộ là khả thi nhất.
    Thật là may mắn, được sự giúp đỡ của đồng chí trực ban, tôi viết xong lá đơn rồi đi như bay lên phòng đồng chí đại úy đoàn trưởng. Thất vọng quá, trong phòng chẳng có ai. Tôi quay lại hỏi đồng chí trực ban, đồng chí cũng không biết. Thế là đành chịu.
   Không biết làm thế nào, tôi đành trở lại phòng khách ngồi chờ, nhìn đồng hồ bây giờ đã là 11 giờ kém 15 rồi, cứ ngồi đây chờ đến 11 giờ 30 sẽ lên gặp, tôi tự xắp xếp như vậy. Ngồi chờ đã sốt ruột lại hay nghĩ vơ nghĩ vẩn. Tôi tính quãng đường, từ đây về đến thị xã Ninh Bình là khoảng 17 đến 18 cây số, chưa biết đi bằng phương tiện nào, cứ ra đường rồi vẫy xe có cái gì đi bằng cái đấy. Về đến thị xã sẽ vào chỗ chị gái, nếu chị gái đã chuyển đi chỗ khác thì nhờ người quen mượn hộ chiếc xe đạp để về quê, từ thị xã về nhà 24 cây số. Cứ về đến thị xã thì cho dù là đêm tối cũng sẽ về nhà ngay trong đêm. Nghĩ thế và thấy sắp sửa được về nhà tôi cũng có phần đỡ nóng ruột.
   Kẻng cơm trưa, tôi về ăn cơm. Bữa cơm thứ hai tôi ăn ở đoàn an dưỡng, toàn những thứ ngon nhưng tôi ăn không vào, vừa ăn vừa để ý xem đồng chí đoàn trưởng có ăn bên gian sĩ quan không? Cũng không thấy. Ăn xong tôi bỏ bát bỏ đũa rồi lên phòng khách ngồi chờ, tôi nghĩ có về cũng không ngủ được, thôi thì cứ chờ ở đây biết đâu lại gặp được.
   Trưa, ở vùng đồng chiêm trũng Gia Sinh Gia Viễn Ninh Bình. Đã vào hạ tuần tháng tám dương lịch, nắng vẫn ngằn ngặt như đổ lửa xuống đồng quê, trên là trời xanh bao la dưới là nước mênh mông như biển cả. Dân vùng này vẫn thường than thở : Chúng tôi dân vùng đồng chiêm trũng, quanh năm nghèo đói, sống ngâm da chết ngâm xương. Nghĩ cũng đúng, nhìn cánh đồng nước trắng xóa kia thì làm gì có chỗ nào khô, sống thì lặn lội bì bũm trồng cấy dưới nước, chết thì cũng chẳng biết đưa đi đâu.
   Buổi trưa, đơn vị an dưỡng đang chìm vào giấc ngủ, mấy bụi tre ngoài bờ ao gió lay xào xạc, thi thoảng lại nghe thấy tiếng nghiến kèn kẹt của hai thân cây tre cọ vào nhau, lá tre rụng phủ vàng cả mặt ao. Dưới gốc mít bên bờ ao, đàn gà đang đằm mình dưới những hốc đất bới tung tóe, bụi mù mịt. Con chó vàng nằm cạnh đó, coi như không có chuyện gì xảy ra mắt vẫn lim dim ngủ. Miền quê tĩnh mịch và thanh bình quá.
   Ngắm nhìn mãi cũng chán, tôi nhắm mắt lại hồi tưởng về đơn vị. Nghĩ về họ, tự nhiên tôi cảm thấy trống trải quá và tôi thấy nuối tiếc như chính tôi vừa để mất đi một cái gì đó vô giá. Những ngày sống bên nhau, vào sống ra chết có nhau,  điều kiện sống, đã xây dựng và vun đắp cho chúng tôi thứ tình cảm đặc biệt, đó là tình cảm máu thịt, thứ tình cảm này nó vô hình song lại hiện hữu. Bây giờ tôi đã phải xa họ, sống với những người xa lạ, tôi cũng thấy ngỡ ngàng, không tự tin, nhất là những lúc như bây giờ tôi cần có người giúp đỡ.
   Từ lúc lên xe xa đơn vị, anh em vẫy tay chào tạm biệt. Trên đường hành quân ra Bắc, chúng tôi cũng gặp rất nhiều người, khi thì một vài người, khi thì cả đoàn người, mọi người đều vẫy tay chào chúng tôi những người con của Tổ Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ chiến thắng trở về, thấy như vậy chúng tôi vui lắm. Nhưng từ lúc về trạm Thường Tín, đến hôm nay ở đây, tôi không còn thấy những tình cảm nồng ấm ấy nữa, tôi thấy nó khác quá, hình như mọi người ở đây đối xử với nhau chỉ là nghĩa vụ. Tôi đoán mò là những người này chưa đi chiến đấu, hoặc là có đi nhưng đã trở lại hậu phương lâu rồi, nên tình cảm máu thịt của những người lính cũng đã nhạt phai. Tôi cũng băn khoăn, tự nhìn lại mình, để xem từ việc làm đến lời nói, có gì là biểu hiện công thần hay không?
   Đã quá giờ làm việc của buổi chiều, tôi không thể chờ đợi thêm được nữa, tôi đặt lá đơn lên bàn đồng chí đoàn trưởng đoàn an dưỡng và chấp nhận là một người lính vô kỷ luật. Tôi về thăm mẹ…
                                                      HẾT.
                                                       

Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #177 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 04:47:08 pm »

@QVN: Chuyện của bác về những ngày ra đoàn an dưỡng thì ở đoàn nào cũng thế, chỉ có khác là bác hơi bị "ngoan" đấy. Tôi về đoàn 869 của Hà Nội 2 lần nhưng mỗi lần về chưa bao giờ được phép cả, giả sử có xin phép trừ trường hợp nhà có tang may ra mới được về. Mỗi lần về khi lên là làm kiểm điểm " lần này xin chừa, lần sau cứ thế" và chuẩn bị đọc 10 lời thề "... trong tình thương yêu giai cấp, hết lòng thương yêu đồng đội, đoàn kết giúp đỡ lần nhau lúc thường cũng như lúc có đường có sữa..."  Grin Grin Grin. Nghe anh em ở đoàn nói chuyện với nhau việc cho lính đi phép và tranh thủ rất hạn chế nhưng lính vẫn cứ bỏ về thì chế độ ăn vẫn bị cắt nhưng không được thanh toán, cuối tháng tịnh sổ của quản lý sẽ dôi ra khá nhiều và nó sẽ đi đâu  Huh Huh Huh. Ngày ấy tiêu chuẩn gạo quan trọng vô cùng.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #178 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2012, 08:21:26 pm »


CHUYỆN SAU CHIẾN TRANH
1-Ở đoàn an dưỡng.
         
   Đã quá giờ làm việc của buổi chiều, tôi không thể chờ đợi thêm được nữa, tôi đặt lá đơn lên bàn đồng chí đoàn trưởng đoàn an dưỡng và chấp nhận là một người lính vô kỷ luật. Tôi về thăm mẹ…
                                                      HẾT.
 
     Không biết đồng chí bộ đội từ chiến đấu trở về đoàn an dưỡng đã vô kỷ luật bỏ về thăm mẹ rồi quay trở lại có bị kỷ luật như LXT1972 nói không đây? Vị đại uý trưởng đoàn an dưỡng ấy chắc cũng đã qua chiến đấu đấy, đừng có mà công thần... Grin Grin Grin
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #179 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2012, 11:18:13 am »

 xuanv338 xin chào bác quanvietnam. Chào tất cả các bác đang tham gia trong buổi diễn đàn này. Hôm nay là ngày đầu tiên đến nhà thăm bác. Cb em xin kính chúc bác quanvietnam cùng tất cả các bác mạnh khoẻ, có nhiều niềm vui trong cuộc sống. (em xưng hô như vậy cho tình cảm bởi nếu các bác là lính 1971 hay 1972 mà đã là sinh viên hay học hết lớp 10 thì các bác đều đã được làm anh CB rồi đó. CB là lính 71 nhưng lúc đi còn bé đúng là CB 16 tuổi)

  CB đọc lại những câu chuyện của bác quanvietnam ở đoàn an dưỡng sau chiến tranh. CB xin được xin phép chuyền cành tới ăn theo nói leo một chút.

  Như vậy em lại thấy nuối tiếc là không được đón các bác sau chiến tranh về chỗ em an dưỡng. CB cứ thắc mắc tại sao ở nơi an dưỡng đó lại có thủ trưởng giao tiếp với thương binh một cách lạnh lùng. Ở chỗ em thì không có thế! và không được thế! tình cảm Khung và Động luôn đúng mực chan hoà. Tuy nhiên dù là thương binh nhưng trên thân thể các anh còn đang khoác chiếc áo màu xanh của lính. thì dù còn một ngày cũng vẫn phải giữ nguyên kỷ luật của người lính. Nói thế thôi nhưng với các anh là thương binh vẫn được mềm dẻo hơn đấy.

  CB xin mời các bác sẽ theo dõi tiếp những phần sau nữa của topis" có một cuộc đời và một tình yêu như thế" để các bác được chia sẻ với những nỗi niềm của những người lính nuôi quân và lính quân Y chăm sóc TB sau cuộc chiến.


   Bác quanvietnam đã không nói rõ tên đoàn an dưỡng, Nhưng chim CB thì đã biết 100% đó là đoàn an dưỡng 592 đóng ở Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Mà nay là khu du lịch tâm linh Bái Đính. Có đúng không bác quanvietnam. xuanv338 không biết được các bác được về an dưỡng ở đó vào thời điểm nào?

   Nhân đây CB xin hầu chuyện các bác về những đặc thù riêng của những đoàn an dưỡng này mà CB được biết. Từ những năm tháng đất nước vẫn còn chiến tranh ác liệt. Thì ở hậu phương miền Bắc đã có rất nhiều đoàn an dưỡng cho TB từ các chiến trường về nghỉ ngơi dưỡng bệnh. Vào những thời điểm đó thì TBB sau những trận đánh bị thương, giảm sút sức khoẻ được về an dưỡng. Sau an dưỡng nếu vết thương nhẹ được chăm sóc ổn định , sức khoẻ trở lại bình thường các anh lại tiếp tục lên đường vào trận. Còn các anh TB nặng không còn khả năng chiến đấu ngoài mặt sẽ dần được về các trại an dưỡng của tỉnh hoặc của bộ, về trường học, có thể giải quyết chính sách tuỳ theo. Có những thương binh là chuyên môn kỹ thuật cũng như trình độ lý luận thì được trưng dụng bổ xung làm cán bộ khung của các đoàn an dưỡng. Nhưng thực tế thì cũng chẳng có cái gì là được hoàn thiện cả với nhiều lý do khác nhau.

   Có lẽ cũng từ những nguyên nhân cá nhân chưa được thoả mãn với mình cộng thêm một chút công thần ở một số nhỏ TBB. Từ đó bọn phản động đã lợi dụng lôi kéo TBB gây rối mất trật tự an ninh trong lúc đất nước cuộc chiến tranh đang đi vào giai đoạn ác liệt. Điển hình là Đoàn an dưỡng 580 đóng ở Yên Định Thanh Hoá, Đoàn 592 Đóng ở Gia Sinh Ninh Bình và  của trường văn hoá TB. Cuối năm 1973 đã dấy lên một đợt. Đến tháng 7 năm 1974 bọn phản động đã kích động những TB nhẹ dạ cả tin đã từ đoàn 580 Thanh Hoá ra cùng với TB của các đoàn an dưỡng khu vực Ninh Bình gây rối.

    Trên đường đi những người TB này đã chấn xe ô tô, cướp cả vũ khí của bộ đội, công an trên đường đi công tác. Họ ra thị xã Ninh Bình cướp phá ,đánh người tàn bạo. Họ tràn vào quân Y viện 5 bắt chính uỷ Nguyễn Văn Thám phải tuân theo lệnh của họ và quân Y viện 5 lúc ấy đã trở thành nơi hậu cần phục vụ cho họ ăn uống để có sức gây loạn. Bản chất của những đoàn an dưỡng trên có rất nhiều tù binh được trao trả. Lúc đó các anh có được tên gọi rất tự hào là "Quân chiến thắng trở về". Đa số họ là người miền Nam. Lính tép riu ngày ấy bon em cứ nghe được tin phao. Chẳng biết thật hư thế nào? Là những người trong đoàn quân chiến thắng trở về đó có lẫn nhiều lính nguỵ trà trộn vào. Điều này không có ai công bố cả. chỉ là chuyện ở quanh bếp lò và trong buồng bệnh.

   xuanv338 vẫn nhớ ngày đó những người cầm đầu của đám nổi loạn họ yêu cầu phải được gặp người đứng đầu của quân khu. Lúc đó bác Thiếu tướng Tô Ký Chính Uỷ quân khu Hữu Ngạn đã phải trực tiếp gặp họ. Phân tích hoá giải cho họ nộp vũ khí và lên xe trở về đơn vị. Các anh TB ấy cũng là những chiến sỹ chiến đấu anh dũng, khi bị bắt vẫn tuyệt đối trung thành với tổ quốc dù bị tù đày tra tấn, gian khổ cho đến ngày được trao trả tù binh. Sau khi về an dưỡng có thể có mặt này mặt khác còn khó khăn khi đất nước vẫn còn chiến tranh nên việc bù đắp đối với các TB họ chưa thật bằng lòng với mình. Rồi đâu đó một số ít TB cũng nổi lên một chút công thần. Nhân cơ hội ấy bọn phản động đã chớp thời cơ lôi kéo.

   Có thể cũng từ những lý do đó mà những đoàn an dưỡng đó họ giữ nghiêm kỷ luật, quản lý chặt chẽ TB đấy bác quanvietnam ạ. Thủ trưởng ấy đã rất đúng khi yêu cầu bác quanvietnam phải có đơn trình bày nguyện vọng thoả đáng là  thăm gia đình sau những tháng năm xa cách và chuẩn bị tiếp tục về trường học tập. Vì trên đường về gia đình còn có bao điều xảy ra mà chưa thể nói trước, khi đó trách nhiệm sẽ thuộc về họ. Chỉ trách là cái thái độ thiếu thiện cảm của thủ trưởng này đối với người lính từ mặt trận về. Nếu là ở chỗ của CB là thủ trưởng ấy bị khiển trách đấy! CB cũng đã từng ở tới hai đoàn an dưỡng, một quân y viện nhưng còn đang bí mật để viết chuyện cho hay.

    Buổi đầu thăm nhà bác mà chuyện dài lê thê khéo mà nồi khoai của bác đã nát hết cả rồi. bác quanvietnam và các bác cùng thông cảm nhé! CB chúc các bác mạnh khoẻ tiếp tục viết thật nhiều bài hay.

  


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2012, 12:14:37 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM