Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:11:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191179 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguongmo
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #160 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2012, 07:54:23 pm »

Công nhận bác Quân có khiếu văn chương. Câu chuyện bác viết có lớp lang và hấp dẫn người đọc. Em mới biết diễn đàn này mấy ngày nay mà cứ mê theo các bài của bác Quân và bác Võ Văn Be ở bên kia, quá hay! Xin cảm ơn, mong bác cố gắng viết tiếp để phục vụ tất cả mọi người. Em nghĩ lớp trẻ nên biết tìm đến nơi đây để học tập và tìm hiểu cha anh chúng đã sống, chiến đấu và hy sinh như thế nào cho đất nước hôm nay. Chúc bác mạnh khỏe!
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #161 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 03:42:56 pm »

Chào anh Trần Phú, anh Thái Minh Hùng, anh Chiến C3, anh Nguongmo, các anh đã có lời chúc sức khỏe và động viên Quanvn.
Chào các bạn đọc giả. Quanvn chúc tất cả mọi người dồi dào sức khỏe.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #162 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2012, 03:44:44 pm »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
        Tôi tựa lưng vào một gốc cây ở góc vườn ngồi gác, có lẽ đây là cây xoan vì mùi vỏ cây hăng hăng nhặng nhặng. Ngồi góc này, có thể quan sát được hai bức tường của gian nhà chúng tôi đang ở, tường phía đằng sau nhà và tường phía đầu hồi, còn phía đằng trước là cái giếng rồi đến khoảng sân trống, nếu có vấn đề gì thì con Vện nhà ông chủ sẽ sủa ngay. Tôi nghĩ vẩn vơ: Kể cũng lạ, có loài vật sao nó khôn thế. Khi đầu tối, nó còn phản đối chúng tôi quyết liệt, thế mà từ lúc chủ của nó nói chuyện với chúng tôi, thế là nó tỏ ra thân quen với chúng tôi ngay. Từ đầu phiên gác của tôi đến giờ, nó ra thăm tôi mấy lần, rồi nó lại chạy đi đâu đó, hình như nó cũng không giám bỏ vị trí của nó. Nghĩ về con Vện làm tôi nôn nao nhớ về con chó của tiểu đội tôi mà thằng Lành cố tình bỏ lại ở rừng bên Lào hồi chúng tôi hành quân từ Quảng Trị sang Lào. Không biết bây giờ nó có còn sống không? Cũng gần bốn tháng rồi còn gì.
   Tiếng chuông nhà thờ ở đâu đó ngân lên, có lẽ bây giờ là 5 giờ sáng. Trong nhà sáng đèn, một lát sau thấy thấy mọi người lục tục đi ra khỏi nhà, tôi đoán mọi người đi lễ nhà thờ, chắc nhà thờ cũng gần đây  thôi.
   Tôi vào nhà gọi Thành với Dũng dậy. Bị gọi dậy sớm cả hai đứa cay mắt ngái ngủ. Thành thì không nói gì, còn Dũng lầu bầu:
    -Mình có phải làm gì đâu mà anh gọi dậy sớm thế?
   Tôi bảo với hai đứa:
    -Mình đang đi làm công tác dân vận mà không gương mẫu thì không được, phải cố lên thôi, khi nào có điều kiện thì sẽ ngủ thoải mái, còn bây giờ thì dậy đi, mỗi thằng mỗi việc, vệ sinh cá nhân xong, anh em mình dọn vệ sinh thu dọn nhà cửa sân xướng cho gọn gàng sạch sẽ. Chờ ông bà chủ về mình xin phép gia đình rồi đi gặp đồng chí xã đội bàn bạc công việc ngày hôm nay. Nhớ đưa cả ba lô và mọi thứ đi luôn.
   Mọi người đi lễ ở nhà thờ về, thấy nhà cửa bếp núc gọn gàng ngăn nắp, sân sướng sạch sẽ, bể nước nước đầy tràn. Ông chủ, bà chủ không khỏi ngạc nhiên và cũng không hiểu chuyện gì xảy ra. Ông lên nhà trên và bảo thằng Út mời anh em tôi lên, ông nói:
    -Tôi không hiểu các ông đang làm chuyện gì?
   Tôi vội thanh minh:
    -Không có chuyện gì đâu bác, thời gian biểu và lịch công tác hàng ngày của anh em bộ đội thì ở bất kỳ nơi nào nếu có điều kiện đều phải dọn vệ sinh nơi đóng quân. Đây là việc làm bình thường của anh em chúng cháu.
   Ông chủ nói:
    -Những việc lặt vặt này cứ để các cháu nó làm, các ông không phải quan tâm, làm thế này tôi nghĩ ngợi lắm. Thôi! Từ sau các ông đừng làm nữa. Bây giờ mời các ông cùng với gia đình ăn sáng cái đã.
    Một đĩa khoai lang luộc và một đĩa lạc luộc được bà chủ nhà bưng lên. Anh em chúng tôi chưa kịp phản ứng gì, ông chủ đã đưa cho mỗi người một củ khoai, vừa bóc vỏ khoai ông vừa nói:
    -Ai bóc thì bóc, còn không thì ăn cả vỏ cũng được. Ăn khoai trước ăn lạc sau.
   Chúng tôi nhìn nhau để hiểu rằng không nên từ chối lúc này, bởi vì như vậy sẽ thành khách sáo. Chúng tôi bóc vỏ khoai rồi cùng ăn với ông chủ nhà, thấy chúng tôi cũng có vẻ thật thà, ông chủ nhà vui lắm. Khoai ở đây vỏ mỏng củ tròn, bở từ ngoài vào trong, ông chủ vừa ăn vừa nói, bột khoai văng cả vào đĩa đựng khoai. Để chữa ngượng ông nói:
    -Khoai ở đây bở như bánh khảo, thứ này mà uống với nước chè xanh thì ngon tuyệt. Ở đây quanh năm ăn khoai ăn sắn, ăn mãi cũng chán.
   Ông chủ bỏ nốt phần còn lại của củ dở vào miệng, rồi ông nhặt tiếp một củ nữa lên tiếp tục bóc vỏ. Nuốt hết miếng khoai trong miệng, ông nói:
     -Gia cảnh nhà tôi các ông biết hết cả rồi, tất cả đều phơi bầy ra đấy. Hôm qua thì tôi không giám để các ông vào ở, vì nhà không ra nhà, cửa không ra cửa, còn hôm nay các ông đi hay ở là tùy ở chỗ các ông.
   Đang ăn, thấy ông chủ nói thế chúng tôi bất ngờ quá, ba anh em chúng tôi nhìn nhau, thằng Dũng với thằng Thành đưa mắt nhìn tôi, tôi hiểu là chúng nó giao cho tôi quyết định. Tôi nói:
    -Được các bác giúp đỡ anh em cháu vui lắm, chúng cháu không dựa vào dân thì còn biết trông cậy vào ai nữa, chúng cháu rất cám ơn bác và gia đình.
   Ông chủ tiếp tục:
    -Còn chuyện ăn uống thì tùy các ông. Các ông tự nấu lấy ăn hay là góp gạo với gia đình thì cũng tùy. Các ông cứ theo kỷ luật của các ông mà làm, gia đình chúng tôi không ép.
   Bữa sáng cũng đã kết thúc, mọi người trong gia đình ai vào việc nấy. Tôi thấy thằng Út kéo chiếc xe kéo, từ trong nhà đựng dụng cụ ra ngoài sân, tôi đến hỏi thằng Út, nó chỉ tay ra ngoài đồng và bảo hôm nay nhà nó đi thu hoạch lạc ở đằng kia kìa. Biết thế, tôi vào nói với Dũng và Thành ở nhà, nhớ đến giờ liên lạc là phải lên máy để báo cáo tình hình về sở chỉ huy. Chúng nó hỏi tôi đi đâu, tôi bảo đi nhổ lạc với ông chủ.
   Tôi nói mãi ông chủ mới đồng ý cho tôi đi, ra đến ngoài cánh đồng, tôi thấy ở đây giống quê tôi thế, cũng có cánh đồng mầu trồng đủ loại nào là ngô khoai vừng lạc, đỗ xanh đỗ đen, mùa nào thức nấy. Ở quê tôi họ nói: Ở nơi nào có cánh đồng mầu thì nghèo, mà vất vả quanh năm, mưa nắng rét mướt lúc nào cũng có việc. Tôi nghĩ cũng đúng, quan trọng là không bị đói khi giáp hạt là tốt rồi.
   Tôi với ông chủ nhổ chung một luống, bà chủ với thằng Út nhổ một luống. Ông chủ nhà quan sát xem tôi có biết làm không? Thấy tôi làm được, ông không để ý đến công việc nữa mà ông bắt đầu kể chuyện. Chuyện ông kể, trên trời, dưới đất, nhưng cuối cùng vẫn tập trung vào quê hương và chuyện di cư năm năm tư…
   Trong nhiều câu chuyện, ông chủ nhà hình như bây giờ có vẻ tin tôi hơn, có nhiều điều tôi nghĩ, nếu là tôi thì tôi không nói ra, nhưng ông vẫn dốc bầu tâm sự với tôi. Ông nói:
    -Vùng này được giải phóng, chúng tôi ở đây không biết bom đạn là gì. Ngày mai có thời gian ông đi mà xem, nhà cửa làng xóm còn nguyên vẹn không hề có vết tích của chiến tranh. Giải phóng đã được mấy ngày rồi, làng xóm ở đây cứ ngơ ngác, không hiểu chuyện gì xảy ra, người dân thì hoảng hốt hoang mang, song cuộc sống vẫn cứ phải diễn ra bình thường như nó vốn có. Những ngày ấy, chính quyền cũ thì tự giải tán và tìm cách trốn tránh, chính quyền mới là những ai thì chưa biết mặt, nếu như có những việc cần phải bẩm báo thì không biết phải làm sao. Vào thờì gian ấy, nỗi lo lắng và sợ hãi sự trả thù của Việt cộng bao trùm lên khắp xóm làng, tất cả mọi người tránh gặp nhau, nhà nào biết nhà nấy. Rồi những ngày sau đó, bắt đầu có những chuyển động ngầm, nhiều hoạt động lén lút mờ ám diễn ra, có nhiều binh lính của quân lực VNCH giả làm dân thường về đây ẩn náu. Những người về đây, có người là con cháu của những gia đình ở đây, nhưng cũng có người không phải người ở đây, mà có lẽ họ là bạn bè với nhau, thấy mảnh đất xứ Đạo này yên bình nên họ rủ nhau về đây tìm sự che trở của Chúa.
   Ông dừng lại kéo áo lau mồ hôi trên mặt rồi lại tiếp tục:
    -Dân sinh sống ở khu vực này, chủ yếu là người Bắc di cư vào đây từ những năm năm tư, thôi thì đủ mọi địa phương đủ mọi thành phần. Nhớ khi chúng tôi về đây, có lẽ cũng đã hơn 15 năm rồi. Cuộc sống ở đây phức tạp lắm, tưởng như không thể ở được với nhau, bất luận chuyện gì cho dù là nhỏ bé nếu không đồng ý với nhau thì đều chia bè kết cánh để tranh giành. Khi thì tranh giành giữa người bản xứ với người nhập cư, khi thì tranh giành giữa những người theo đạo Thiên Chúa với nhau. Các mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày được tích tụ lại, rồi đẫn đến xung đột. Dân làng này đánh nhau với dân làng kia, sự thù hằn lại càng thêm chồng chất. Lúc ấy chính quyền cũ xử lý theo kiểu: Chưa cần biết phải trái mà cứ thẳng tay đàn áp, làm cho mọi bên đều sợ. Dần dần mọi tranh chấp đi vào chiều sâu, âm ỷ và thâm hiểm hơn, đồng thời từ  đó  dân ở vùng này bắt đầu chia rẽ, sống theo kiểu cục bộ địa phương.
   Ông dừng lại, như để đấu tranh tư tưởng xem có nên nói hay không nên nói, chẳng hiểu ông nghĩ gì, rồi ông lại tiếp tục:
    -Tôi nói không biết ông có tin không? Có thể nói hầu hết những người dân di cư từ Bắc vào, những người thuộc diện giầu có, những người có dính dáng đến ngụy quân ngụy quyền, khố xanh khố đỏ, địa chủ cường hào ác bá, chánh tổng lý trưởng, bộ máy quan lại cũ v.v. Tất cả đều căm thù Việt cộng, căm thù các ông, trừ những người có hoàn cảnh đặc biệt như chúng tôi những con chiên ngoan đạo của Chúa, chúng tôi không có lòng hận thù, chúng tôi cả một đời vì Chúa sống tốt đời đẹp đạo theo sự răn dậy của Chúa. Còn những người mà tôi vừa nói với ông, họ căm thù các ông đến tận xương tận tủy, khi có cơ hội là họ tìm cách hại các ông. Theo tôi chuyện ấy là đúng thôi, chắc các ông cũng thừa biết. Bởi vì, các ông đã làm cho họ điêu đứng, tiệt đường làm ăn, họ chạy trốn suốt từ Bắc vào Nam mà các ông cũng không tha cho họ.
   Ông chủ nhà hăng say kể chuyện, có nhiều vấn đề ông nhận thức không đúng, nhưng tôi cũng không muốn cắt ngang những suy nghĩ của ông. Không biết những suy nghĩ của ông là do ông tiếp thu từ nhà thờ hay từ cơ quan tâm lý chiến của Mỹ Ngụy tuyên truyền.
   Tôi nghĩ: Vấn đề nhận thức của những người dân di cư nói riêng và một bộ phận dân sở tại nói chung, đều cho rằng: Miền Bắc xâm lược Miền Nam. Đây là một nhận thức sai lầm, họ có biết đâu Miền Bắc cùng với đồng bào Miền Nam đã bao nhiêu năm nay đã phải chịu đựng hy sinh tất cả kể cả của cải vật chất lẫn tính mạng để thực hiện cuộc cách mạng Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. Mục đích cuối cùng của cuộc cách mạng là được độc lập dân tộc, phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam: Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, từng bước đưa vị thế của nước Việt Nam sánh vai cùng với bạn bè trên toàn thế giới. Tôi thầm nghĩ, để thay đổi được nhận thức của một bộ phận dân chúng, không phải là ngày một ngày hai, mà việc này phải làm lâu dài, không thể nóng vội được.
   Ông chủ nhà lại tiếp tục:
    -Tôi kể ông nghe, chuyện có liên quan đến chuyện thủ tiêu cán bộ của dân vùng này để ông nhắc nhở mấy ông đi đâu không được đi một mình, phải đi từ hai ba người trở lên, đêm tối không nên đi ra ngoài: Cách đây khoảng hơn nửa tháng, trong cái giếng bỏ hoang ở ngoài cánh đồng phía đằng kia kìa. Những người dân đi thu hoạch đỗ họ phát hiện ở dưới giếng có mấy xác người chết. Họ vội vàng về báo cho chính quyền và đơn vị quân giải phóng, đang đóng quân ở đầu làng. Đơn vị bộ đội cử người ra xem xét cụ thể, và cho người xuống vớt lên, tất cả các xác chết đang phân hủy mùi hôi thối nồng nặc, không ai muốn đến gần. Có một điều đặc biệt là các xác chết ấy đều là đàn ông, không có quần áo, chỉ mặc mỗi quần đùi. Trên xác các nạn nhân không nhận ra được dấu vết gì có liên quan đến cái chết, những xác chết đầy bí hiểm. Không biết mấy ông bộ đội đã tìm ra được vụ ấy chưa? Mọi lời đồn đoán đều nghi là xác của mấy ông giải phóng bị thủ tiêu.
   Đã đến giờ nghỉ trưa, trên đường đẩy xe lạc về nhà, ông còn kể cho tôi nghe thêm mấy chuyện nữa. Những câu chuyện ông kể, có chuyện tôi đã được đồng chí chính trị viên kể cho tôi trước khi đi công tác, cũng có những chuyện tôi chưa nghe bao giờ. Lúc này, tôi vẫn nghe ông nói nhưng tôi đang nghĩ cách nào để tiếp cận vấn đề này cụ thể hơn.
   Xe đang bon bon trên đường, tôi thấy thằng Út kéo xe ở phía trước, chào rất to:
    -Cháu chào bác Trùm ạ!
    -Nhà nhổ Lạc hả cháu? Thầy mày đâu?
    -Tôi đây! Chào ông Trùm, ông ở nhà thờ về à?
   Xe chở Lạc vẫn tiếp tục lăn bánh, ông chủ nhà với ông gọi là ông Trùm vẫn đứng nói chuyện với nhau, sau đó ông chủ nhà vội đuổi theo xe lạc và ngoái cổ lại nói với ông Trùm:
   -Tối mời ông Trùm vào nhà xơi nước.
   -Vâng!
(Còn nữa).

Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #163 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2012, 02:23:55 pm »

   
NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
          Một ngày làm việc căng thẳng, đêm thức khuya để gác, sáng dậy sớm làm vệ sinh thu dọn nhà cửa, cả ngày làm quần quật ngoài đồng cùng với gia đình ông chủ để thu hoạch lạc. Ăn cơm tối xong, tôi thấy mệt mỏi chỉ muốn đi ngủ, nhưng nghĩ đến còn một đống lạc vừa thu hoạch về đang để ngoài sân, thế nào tối nay bà chủ nhà cũng nhờ người làm giúp, chả lẽ mình lại đi ngủ e bất tiện.
   Buổi tối, sân nhà ông bà chủ đông vui hẳn lên, hôm nay là Chúa nhật, không phải sinh hoạt thanh niên, chị em nhà cái Chanh huy động nhóm thanh niên tụ tập tại đây để bứt hộ lạc. Dưới ánh lửa bập bùng của những ngọn đèn dầu, đám thanh niên cười nói vui vẻ, tay thoăn thoắt bứt những củ lạc còn dính lẫn đất cát ra khỏi thân cây.
   Bà chủ nhà đi xung quanh chỗ chúng tôi bứt lạc, thu dọn những thân cây lạc đã được chúng tôi đã bứt hết củ,  xếp thành đống ở góc sân, sau đó bà lại bê những cây lạc chưa được bứt củ vào chia cho chúng tôi để tiếp tục công việc.
   Đám thanh niên có 7 người, 2 nam còn lại là nữ, tuổi sàn sàn mười tám đôi mươi. Nhà ông chủ có hai chị em cái Chanh và ba anh em chúng tôi, không kể ông bà chủ nhà thì tất cả là 12 người, đang xúm vào bứt lạc. Người đông, mỗi người mỗi chuyện, người thì giọng Bắc người thì giọng Nam cứ tranh nhau nói, đám thanh niên địa phương cậy mình là chủ nhà nên nói năng rất tự nhiên, họ nói cũng to nhưng vì toàn dùng từ địa phương nên ba anh em chúng tôi lại phải nhờ cái Chanh phiên dịch lại, khi hiểu ra thì tất cả đều cười. Người đông, vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ nên đống cây lạc to lù lù ở góc sân cũng đã vơi dần, những củ lạc được tách ra khỏi cây lại được vun đầy, lạc năm nay được mùa, củ nào cũng chắc nịch.
    Quan sát đám nữ thanh niên đang bứt lạc, tôi có nhận xét: Có lẽ không có em nào xinh bằng cái Chanh con ông chủ nhà. Quả thực là tôi chưa giám nhìn kỹ con gái ông chủ nhà, phần chưa có cơ hội để quan sát, phần vì tối thì mới đến, sáng rồi chiều cứ cặm cụi ở ngoài đồng, chẳng có lúc nào rỗi rãi để nói chuyện. Nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là sợ ông bà chủ để ý có khi lại bị hiểu nhầm, lúc đó khó ăn khó nói. Tuy chưa có thời gian và cơ hội, nhưng con gái của ông chủ bà chủ trong mắt tôi lúc này là một cô gái vùng đất bãi dễ mến,  nước da bánh mật, mái tóc đen mượt đầy đặn thuôn dài đến tận khủy chân. Hấp dẫn nhất vẫn là đôi mắt, Chanh có đôi mắt rất đặc trưng của những cô gái xứ đạo, đôi mắt đen nháy ướt át, mơ màng, lúc nào cũng có xu thế ngước lên, nằm ẩn dưới đôi lông mày đen đậm nằm ngang làm cho khuôn mặt trái xoan của cô gái đang tuổi dậy thì toát lên một vẻ đẹp đoan trang và hiền thục.
   Không biết nhận xét của tôi có đúng không? Nhưng việc thằng Dũng chen vào ngồi bên cạnh cái Chanh, phần nào cũng nói lên được nhận xét của tôi là đúng, bởi vì tôi biết tính nó, cứ thấy gái đẹp là sán lại để tán tỉnh, hơn nữa hôm nay nó với thằng Thành ở nhà quanh quẩn với cái Chanh nên có vẻ thân quen hơn. Công bằng mà nói là thằng Dũng đẹp trai, dáng rất chuẩn, người cao dong dỏng, da trắng. Mặc dù nắng gió chiến trường và khói bụi của chiến tranh cũng không làm giảm đi vẻ đẹp thư sinh của chàng trai Phố Hiến, Hưng Yên.
   Tôi nhớ hồi còn ở Nại Cửu, tôi với nó được cử ra ngoài Đông Hà Quảng Trị, mua một số dụng cụ đồ nghề của thợ mộc, nhẽ ra chỉ đến quầy bán đồ sắt là mua được. Nhưng nó cứ dẫn tôi lòng vòng khắp chợ, chỗ nào có cô bán hàng xinh xắn là nó dừng lại để hỏi giá rồi mặc cả, tôi biết là nó có tiền đâu mà mua, nhưng nó vẫn tiếp tục với trò chơi của nó. Đến một cửa hàng mỹ phẩm, nó thấy em bán hàng mặc váy ngắn người đầy đặn trắng trẻo xinh xắn, đang ngồi với tư thế hớ hênh để lộ cả những chỗ nhạy cảm, nó nháy tôi và kéo tôi vào rồi hỏi giá hết loại nước hoa này đến loại nước hoa kia, mục đích của nó là kéo dài thời gian để theo dõi mục tiêu cần theo dõi. Còn tôi thì cứ ngắm nhìn bộ quân phục nhàu nát của hai thằng mà e ngại,  kéo nó ra nhưng nó vẫn cố tình nán lại để tán tỉnh.
   Có một lần, bây giờ thi thoảng chúng tôi cũng nhắc lại và nhìn nhau cười ngặt ngẽo. Chuyện là: Vào một buổi chiều, mấy anh em đi dạo phố ở thị xã Buôn Ma Thuột, thị xã này vừa mới giải phóng được mấy ngày. Chúng tôi đi vào một con phố gần như còn nguyên vẹn, không có dấu tích về chiến tranh để lại. Đi qua quán café vào lúc chiều tà, dưới gốc cây trước cửa quán có mấy em đang ngồi uống nước, thấy chúng tôi đi qua cứ nhìn chúng tôi chằm chằm rồi cười với nhau. Chúng tôi đã đi qua được một đoạn, lúc đó Dũng mới tới. Mấy em nhìn thấy Dũng đẹp trai quá nên trêu, chắc là Dũng không bỏ qua cơ hội đáp từ nên cũng có lời ong bướm qua lại. Tự nhiên chúng tôi thấy mấy em cười ré lên, quay lại, thấy Dũng đang cố gắng ôm một chị phụ nữ đi ngược chiều để chị không bị ngã và xin lỗi rối rít. Thì ra ông tướng mải tán tỉnh, mồm nói chân bước để theo kịp chúng tôi, không để ý phía trước mình có ai, bất ngờ bị tụt xuống một bậc hè, ngã lao về phía trước, lao đúng vào chị phụ nữ đi ngược chiều với mình, làm cả hai chị em chới với suýt ngã. Lúc ấy thằng Thành đi cùng, được dịp đá đểu Dũng một câu:
    -Sướng chưa? Cứ thấy gái là mắt hoa lên, gái thì không ôm lại ôm bà già.
   Nghĩ đến đấy tự nhiên tôi phì cười, thằng Út ngồi cạnh tôi nó hỏi:
    -Anh Tư cười gì thế?
   Tôi vội chối ngay, lảng sang chuyện khác để trả lời thằng Út:
    -Anh thấy mọi người đang nói: Anh em mình góp vốn để làm ăn, nhưng anh nghe chữ “Vốn” thành chữ “Zốn” làm anh buồn cười.
   Không khí của đám bứt lạc đang ồn ào náo nhiệt tự nhiên im lặng, vì tiếng của con Vện đang sủa ở ngoài cổng. Một người đàn ông đi vào đến sân, ông cất tiếng chào mọi người:
    -Chào cả nhà! Hôm nay đông vui quá.
   Bà chủ nhà chẳng biết từ đâu đon đả chạy ra:
    -Chào bác Trùm! Mời bác vào nhà chơi, thầy em đang ở trong nhà.
   Bà chủ đưa ông Trùm vào trong nhà, ở ngoài sân chúng tôi vẫn tiếp tục công việc, chuyện trò lại nổ như pháo rang. Chàng trai, ngồi bên cạnh hai cô gái người địa phương đề xuất:
    -Mấy anh hai Miền Bắc ca hay lắm, bọn em muốn mấy anh ca cho bọn em nghe với.
   Tôi biết việc này là không thể chối từ, tôi với Dũng thì không sao, kiểu gì cũng chơi được, nhưng có lẽ trò này thì tội cho thằng Thành. Tôi nghĩ rồi không biết nó sẽ xoay sở ra sao khi phải tham gia trò chơi này, những buổi sinh hoạt như thế này, khi đến lượt nó, nó chỉ có hai động tác là: Cười trừ và gãi đầu. Tôi nghĩ, cứ để rồi tính. Tôi nói:
    -Tôi xin hát trước, hát xong một bài tôi có quyền chỉ định người hát tiếp theo và người hát tiếp theo có quyền chỉ định những người hát tiếp theo, cứ thế cho tới kết thúc, nếu mọi người đồng ý thì tôi bắt đầu.
    -Đồng ý! Đồng ý.
   Nói là ca nhưng tôi lại hát. Tôi hát bài: Bèo dạt mây trôi, theo làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh. Lời thì tôi không thuộc, mà chỉ nhớ lõm bõm một vài câu, nhưng đại ý bài hát thì tôi biết, lúc đó tôi chuyển sang nói. Tôi nói về nội dung bài hát ca ngợi đôi lứa yêu nhau, xa nhau và chờ đợi nhau, tôi thao thao bất tuyệt, bịa là chính. Cuối cùng tôi cũng phải xin hết, nhưng thật là bất ngờ mọi người ồ lên:
     -Hay quá! Hay quá, kể tiếp đi.
   Tôi xin khất để lần khác và chỉ vào chàng trai lúc nãy đã khởi xướng ra trò chơi này. Chàng trai khá tự nhiên, không cần giới thiệu, ca ngay một số câu vọng cổ trong trích đoạn Loan và Điệp.
   Trò chơi đang đi vào quy củ cả về nội dung và hình thức thì bà chủ nhà ra nói nhỏ với tôi, gọi là nói nhỏ nhưng những người xung quanh đều nghe được:
    -Ông nhà tôi mời ông vào nói chuyện với ông Trùm.
   Tôi xin phép mọi người rồi vào trong nhà, tôi băn khoăn không hiểu vì sao ông chủ mời tôi vào trong lúc ông chủ đang tiếp ông Trùm. Tôi mơ hồ nghĩ đến việc anh em chúng tôi đến đây có gì đó, dính dáng đến nhà thờ chăng? Nhưng chưa hiểu là chuyện gì.
   Chiếc bàn uống nước được kê ngay ngắn giữa nhà, dưới bàn thờ Chúa, một ngọn nến to để giữa bàn cháy sáng lung linh, soi rõ khuôn mặt hai ông ngồi đối diện với nhau. Thấy tôi vào, cả hai ông vẫn ngồi im mà chỉ đưa mắt nhìn tôi. Tôi nghĩ theo phép lịch sự, khi mới gặp nhau là phải bắt tay nhau sau đó là tự giới thiệu về mình. Nhưng tôi thấy ông Trùm không làm thế nên tôi cũng không làm, tôi giả vờ tối không nhìn rõ lối đi nên cúi xuống để nhìn cho rõ, thực chất là tôi tránh cái nhìn của ông Trùm, đồng thời chờ đợi xem ông chủ nhà bảo tôi ngồi đâu?
   Ông chủ nhà kéo cái ghế bên cạnh chỗ ông ngồi và nói:
    -Mời ông ngồi đây!
   Ông chủ nhà vẫn giữ cách xưng hô “Ông và Tôi” với chúng tôi như lúc đầu mới gặp ông, sáng nay ở ngoài ruộng lạc tôi đã góp ý, không thấy ông nói gì, có lẽ là ông không muốn thay đổi.
   Tôi ngồi xuống ghế, nhìn ông Trùm rồi chào:
    -Cháu chào bác!
   Ông Trùm không nói gì, chỉ gật gật đầu.
   Trong khoảng thời gian vừa qua, tôi biết mọi hoạt động của tôi đều được ông Trùm quan sát, nhưng ông vẫn ngồi yên chưa nói gì. Trong bối cảnh này, nếu hai ông vẫn cứ yên lặng thì rõ ràng là tôi phải lên tiếng trước, tôi nhìn thẳng vào mặt ông Trùm, cái nhìn của tôi hình như cũng có một sức mạnh vô hình, làm cho ông Trùm không giám nhìn thẳng vào tôi mà né sang nhìn ông chủ nhà. Tôi đang định nói với ông chủ nhà, thì ông lại nói trước tôi:
   -Tôi giới thiệu với ông: Đây là ông Trùm, là người cùng quê với tôi. Sáng nay tôi có báo với ông Trùm là nhà tôi có ba ông bộ đội giải phóng xin ở nhờ, trong đó có một ông quê ở tỉnh Ninh Bình. Ông trùm cũng xa quê như tôi, khi nghe tôi nói có người cùng quê ở ngoài Bắc vào, ông đến để hỏi thăm tình hình quê hương.
   Trong lúc ông Trùm đang chú ý nghe ông chủ nhà giới thiệu, tôi quan sát rất nhanh ông Trùm từ đầu đến ngực, phần dưới bị khuất cái bàn nước, nên không nhìn được, nhưng ban nãy khi ông vào tôi cũng đã  nhìn thấy. Ông Trùm, chắc là cùng độ tuổi với ông chủ nhà, có hơn thì cũng chỉ hơn cùng lắm từ 4 – 5 tuổi là cùng. Ông chủ nhà thì làm lụng vất vả, dãi dầu mưa nắng nên da dẻ đen sạm, cuộc sống thăng trầm của ông vẽ lên những nếp nhăn trên mặt. Trong khi đó, ông Trùm thì trắng trẻo, thư sinh nho nhã, đĩnh đạc trong bộ quần áo của nhà thờ, trông ông giống biểu tượng của những con mọt sách, suốt ngày quanh quẩn ở tràng kỷ và bút nghiên. Nhìn ông Trùm, tôi đã nhanh chóng đánh giá ông thuộc đối tượng nào trong đợt công tác này.
    -Nghe ông nhà nói.
   Ông Trùm cất lên một chất giọng trầm ấm và hơi ngọng của những người quê vùng biển Kim Sơn Ninh Bình, từ “Nói” ông phát âm như từ “Lói”. Vẫn những lời lẽ chậm dãi từ tốn ông nói:
    -Ông là người Ninh Bình, tôi mừng quá, tôi định sang từ sớm để hỏi chuyện ông về quê hương, nhưng cứ lấn bấn mãi việc nhà thờ việc họ, mãi bây giờ mới sang được.
   Sau những màn chào hỏi thông thường, chúng tôi bước vào những cuộc phỏng vấn, hai ông hỏi, còn tôi trả lời, hết câu nọ sang câu kia, hết nội dung này sang nội dung khác.
   Thế rồi cả ba chúng tôi rơi vào vòng xoáy, của những câu chuyện quê hương được tôi kể dở dang không đến đầu đến đũa.  Có lẽ những câu chuyện tôi kể, không đạt yêu cầu của các ông, nhìn các ông chăm chú nghe tôi kể, tôi có cảm tưởng các ông là những người đã bị khát nước lâu ngày, bây giờ mới có nước uống, nhưng nước lại chảy quá chậm so với cơn khát của các ông, nên các ông phải nhẫn nại chờ đợi. Có những lúc tôi quan sát thấy mặt các ông dại đi, những lúc như vậy là những lúc các ông đắm chìm vào quá khứ của tuổi thơ, hoặc là tôi đã khơi dậy trong các ông những nỗi buồn quá khứ.
   Tôi kể về những năm chiến tranh phá hoại Miền bắc của không quân Mỹ, các nhà thờ từ thị xã Ninh Bình, đến các vùng quê, ngay nhà nhà thờ đá Phát Diệm quê hương của hai ông, cũng bị ném bom phá hủy. Nhà thờ đá to đẹp là vậy, thế mà phần giảng đạo phía bên phải cũng bị bom Mỹ làm cho tan nát. Đau lòng nhất là trận máy bay Mỹ ném bom vào chợ Kiến Trung, hơn một trăm người bị chết và rất nhiều người bị thương. Xác người bay tung tóe khắp mọi nơi, treo lên cả những hàng dừa, mãi mấy ngày sau bị thối rữa, mới rơi lộp bộp xuống đất…
   Nghe đến đấy, ông Trùm như không kìm chế được nữa, ông thốt ra:
    -Lạy chúa tôi! Những loài nghịch tử.
   Tôi biết, tôi cần phải kể nhiều chuyện thế này. Tôi lại tiếp tục kể về vụ Mỹ Ngụy, dùng máy bay C47 thả biệt kích ở vùng biển Kim Sơn Ninh Bình. Tôi nghĩ vụ này chắc chắn ông Trùm cũng biết, bởi vì nó chấn động cả trong Nam lẫn ngoài Bắc, kể cả trên thế giới, Mỹ Ngụy vẫn lu loa vấn đề này là vi phạm nhân quyền bôi nhọ danh dự của thiên chúa giáo.
   Tôi vẫn tiếp tục kể. Đã nhiều lần ông Trùm định cắt ngang câu chuyện tôi đang kể, nhưng tôi cứ lấn lướt. Lần này ông không nhường nữa, giọng ông như đanh lại, ông nói một câu không có chủ ngữ:
    -Đã phân chia giới tuyến mà vẫn còn chiến tranh.
   Tôi hiểu câu này ông muốn nói gì, tôi cũng nói bâng quơ:
    -Đại đa số, đồng bào Miền Nam, sống khổ sống sở, sống trong tình trạng an ninh chính trị và trật tự xã hội không có, đảo chính lật đổ chính quyền xảy ra liên miên. Cuộc sống như vậy là động lực thôi thúc họ phải giải phóng cho chính họ.
   Cứ như thế, nói qua nói lại. Câu chuyện của chúng tôi chỉ dừng lại khi bà chủ nhà bê đĩa lạc lên và ông Trùm chào ra về.
(Còn nữa).
   

Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #164 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2012, 04:12:50 pm »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
          Vất vả và bận rộn với những công việc không tên trong đợt công tác Dân vận, đã làm cho anh em chúng tôi quên cả thời gian. Ban nãy, sau khi cơm nước xong, Thành lên máy và nhận được bức điện gửi từ sở chỉ huy, Chúng tôi ngồi tính lại thì chỉ kém một ngày nữa là đầy nửa tháng.
   Từ lúc nhận được bức điện, nhìn mặt thằng Dũng, thằng Thành. Tôi chẳng hiểu nó vui hay nó buồn, nhìn chúng lạ lắm. Biểu hiện thái độ của hai đứa em, làm tôi cũng thấy khó xử, tôi chẳng biết phải làm thế nào cho chúng nó đỡ buồn, chúng nó buồn làm tôi cũng buồn. Thực ra, trong sâu thẳm tâm hồn thì tôi vui lắm, điều này có lẽ không chỉ tôi mà tất cả những người trong gia đình tôi và những người thân quen với tôi đã biết bao ngày đêm mong đợi, ngày ấy nó đã đến, đó là ngày tôi được trở về trường đại học Xây Dựng để tiếp tục học tập. Tôi vui lắm, vui không để đâu cho hết vui, nhưng khi nhìn hai đứa em, hai đồng chí của tôi, đã từng bao năm gắn bó máu thịt với nhau, thấy chúng nó buồn, tôi thấy nao lòng.
   Tay tôi run run cầm bức điện mà Dũng vừa đưa cho tôi, tôi nói với hai đứa:
    -Anh em mình phải giữ bí mật về chuyện ngày mai kết thúc đợt công tác, để trở về đơn vị. Việc này chúng ta sẽ công bố với gia đình vào bữa cơm trưa mai, sáng mai chúng ta đến chào cũng là báo cáo đồng chí xã đội trưởng, con người cần cù chịu khó, nhiệt tình giúp đỡ chúng ta trong đợt công tác vừa qua. Trưa mai sau khi cơm nước xong chúng ta chia tay với gia đình trở về đơn vị.
   Thành và Dũng nhìn nhau như có điều gì muốn nói nhưng chưa nói, có ý đang đùn đẩy cho nhau. Tôi muốn phá tan bầu không khí nặng nề đang bao trùm lên cuộc nói chuyện, tôi cố cười, nói đùa với hai đứa:
    -Hay là hai đứa có vấn đề gì với cái Chanh nên bây giờ khó nói?
   Dũng nhìn tôi có vẻ không vui và nói:
    -Anh lúc nào cũng cấm và theo dõi như mật thám, bố thằng nào giám bén mảng đến.
   Tôi vừa cười vừa nói:
    -Không dám bén mảng tới, nhưng dám sách nước vào nhà tắm cho nó.
   Dũng chắp tay vái tôi lia lịa, mồm lắp bắp:
    -Chuyện này mà anh cũng biết. Thôi! Em chắp tay em lạy anh “Già”
   Tôi cười dàn hòa với Dũng:
    -Tao nhắc chúng mày cũng có nghĩa là tao nhắc cả tao nữa, trai thì chưa vợ gái thì chưa chồng. Nhìn cái Chanh cứ mơn mởn, ngực thì tròn trịa đầy đặn như ngực của thần vệ nữ, má thì núng nính, đôi môi, đôi mắt lúc nào cũng ướt át gợi cảm. Anh em mình cứ nhìn mãi có khi phát điên. Mà tao lo nhất là mày.
   Dũng không nói gì, còn Thành thì cười ngặt nghẽo. Thành nói với tôi:
    -Anh em mình về, để nó ở lại.
   Dũng không để ý đến câu chọc gậy của Thành, nó nghiêm túc nói với tôi:
    -Hôm mình đến ông chủ còn mời uống rượu, hôm nay anh em mình chia tay về đơn vị chả lẽ lại không nói gì… Em nghĩ nó thế nào ấy?
   Thành cũng hùa theo:
    -Em cũng thấy thế.
   Không phải tôi không nghĩ tới điều này, phải làm, nhưng làm như thế nào? Toàn bộ lương thực thực phẩm đã đóng góp với gia đình hết cả rồi. Tôi nghĩ: Ở hoàn cảnh này, rõ ràng chỉ còn một cách: Ra mua một thùng laze và mấy con mực nướng về là xong, vừa bí mật vừa bất ngờ. Nhưng khổ nỗi kinh phí quá eo hẹp, chỉ còn một ít tiền gán đồng hồ lần trước còn lại, mà chỗ tiền này đã không ít lần bị xà xẻo, chắc là cũng chẳng còn được bao nhiêu. Tôi bàn với chúng nó về suy nghĩ của tôi, chúng nó đồng ý ngay. Tôi giao luôn nhiệm vụ này cho hai thằng đảm nhận, bữa cơm trưa mai nhất định phải có…
   Trời cũng đã về khuya, Thành gác ca đầu, Dũng trực máy, tôi nằm ngủ. Tôi trằn trọc không sao ngủ được, mỗi lần trở mình các tấm ván dưới lưng lại kêu cọt kẹt. Bất chợt, Dũng hỏi tôi:
    -Về quê, kế hoạch của anh định thế nào?
   Câu hỏi này của Dũng tôi đã nghĩ đến từ lâu rồi nhưng chưa ngã ngũ theo phương án nào, bây giờ Dũng hỏi, tôi nói đại một phương án xem Dũng phản ứng thế nào? Tôi vẫn nằm trong màn thò cổ ra, trả lời Dũng:
    -Anh có nhiều dự định lắm, nhưng có lẽ có hai việc lớn mà anh phải làm ngay, sau đó làm gì thì mới làm. Việc đầu tiên là anh trở lại trường để tiếp tục đi học. Việc thứ hai là anh sẽ đi tìm xem Vân ở đâu, cuộc sống, chồng con ra sao?
   Dũng hỏi tôi:
    -Từ hôm giải phóng đến nay anh đã viết thư về cho gia đình chưa? Anh có viết thư về cho chị Vân không?
   Tôi ngần ngừ một lát rồi trả lời:
    -Anh nghĩ rồi, anh sẽ không viết thư cho ai cả. Khi nào anh về là anh về, khỏi phải thư từ phiền phức, tổ làm cho mọi người nóng ruột. Chỉ khi nào về nhà, lúc ấy mới chắc là còn sống, bây giờ viết cũng chưa chắc.
   Đến giờ Dũng lên máy làm việc, tôi nằm nghe tiếng sột soạt của máy VTĐ mà Dũng đang vặn núm dò tần số liên lạc, nghe tiếng tín hiệu phát ra từ đầu bên kia, tôi miên man và ngủ đi từ lúc nào không hay. Đang mơ màng ngày trở về, thấy Dũng lay chân tôi dậy thay gác, tôi gác phiên thứ ba.
   Vẫn như mọi khi, tôi uể oải xách súng ra góc vườn, đứng tựa lưng vào gốc cây xoan, con Vện nhà ông chủ từ đâu chạy tới liếm chân tôi. Tôi xoa đầu nó và nói thầm một mình: Tao sắp xa mày rồi Vện ơi!
   Gió trời từ hướng sông thổi vào mát rượi, làm cho tôi tỉnh táo hẳn. Tôi hệ thống lại trong đầu, kiểm điểm xem lại mười lăm ngày qua chúng tôi đã làm được gì, những gì còn chưa làm được. Tự tôi cũng cảm thấy hài lòng về những công việc mà chúng tôi đã làm, tôi cười một mình.
   Phía đằng Đông trời đã hửng sáng, một ngày mới lại sắp bắt đầu, trưa nay chúng tôi sẽ chia tay với gia đình để về đơn vị.
      Chiều. Hành quân về đơn vị bằng xe đò, suốt chặng đường hành quân, chúng tôi chẳng nói gì với nhau. Tôi không hiểu Thành và Dũng nghĩ gì, còn tôi, tôi nghĩ về cuộc liên hoan chia tay trưa nay với gia đình ông chủ mà lòng cảm thấy bâng khuâng. Ông bà ông chủ và các em nghĩ về chúng tôi thế nào? Mà sao lưu luyến là vậy? Thế mới biết, tình cảm con người và sức mạnh của tình cảm. Một khi mà đã hiểu nhau, thông cảm cho nhau, thì họ sẵn sàng vì nhau khi đó chẳng có gì có thể cản được.  Bất chợt, tôi nghĩ về những cuộc chia tay của tôi với đơn vị sắp tới mà thấy nghẹn lòng.
   Về tới đơn vị, khoảng bốn rưỡi năm giờ chiều. Nhận xét đầu tiên của tôi là: Không khí sinh hoạt của đơn vị vắng vẻ và nặng nề quá.
   Chúng tôi lên thẳng nhà ban chỉ huy đại đội để báo cáo kết quả của đợt công tác. Trực ở nhà là đồng chí chính trị viên đại đội, sau khi nghe chúng tôi báo cáo xong, đồng chí khen ngợi và động viên chúng tôi, cuối cùng đồng chí thông báo một số tình hình của đơn vị.
   Có lẽ không riêng gì tôi mà Thành và Dũng khi nghe xong những thông tin của đồng chí chính trị viên nói, vẻ mặt cũng hơi biến sắc. Nhiều tin sốc quá, ngoài tin quân đội sẽ trả các sinh viên về trường cũ để tiếp tục học tập, còn hai tin nữa có liên quan đến chúng tôi.
  Tin thứ nhất, đó là: Trung đoàn 95 củng cố lại tổ chức để phù hợp với tình hình mới, chuyển tất cả các chiến sĩ thông tin ở C20 đơn vị về đại đội thông tin C18. Thế là tiểu đội thông tin lại phải chia tay với đại đội trinh sát C20, chia tay với những chiến sĩ trinh sát dũng cảm đã gắn bó máu thịt với nhau kể từ ngày vào chiến trường chiến đấu ở Thành cổ Quảng Trị, đến chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột, giải phóng Xuân Lộc, rồi đến chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn và thống nhất đất nước.
  Tin thứ hai, hiện nay không riêng gì C20 mà có thể nói là tất cả bộ đội đóng ở khu vực Thành Tuy Hạ, đang bị dịch sốt xuất huyết hoành hành cũng có những tổn thất, đã một vài chiến sĩ ra đi.
    Trở về tiểu đội, trong tôi lúc này như tồn tại song song của hai con người, một người rất vui vì sắp được về với mẹ và một người rất buồn vì sắp phải chia tay với những con người đã bao năm cùng nhau vào sống ra chết thương nhau hơn cả anh em ruột thịt. Tôi sống trong tâm trạng hai phần hồn một phần xác, có lúc thì mâu thuẫn có lúc thì thống nhất.
   Ngồi trong nhà nhìn ra ngoài sân, bóng căn nhà đổ dài phía đằng trước. Tôi nhẩm tính, như vậy kể từ giờ phút này tôi còn khoảng độ 38 đến 39 tiếng đồng hồ nữa còn là người của đơn vị, sau thời gian ấy tôi và một số anh em sinh viên sẽ lên đường hành quân trở về Miền Bắc. Lúc ấy tôi không còn là người của đơn vị nữa, tôi sẽ rời xa đơn vị, tôi chưa hình dung được những ngày tiếp theo tôi sẽ sống ra sao và những gì nó sẽ xảy ra? Cái gì xẩy ra thì tôi chưa biết nhưng chắc chắn là tôi sẽ nhớ đơn vị, nhớ từng con người và từng hoàn cảnh cụ thể. Suốt cuộc đời này, tôi không bao giờ có thể quên được những năm tháng mà chúng tôi đã sống và chiến đấu bên nhau.
   Thời gian cứ chậm chạp trôi qua, hoàng hôn tắt dần, bóng tối bao phủ, rồi màn đêm buông xuống. Đêm nay tôi không ngủ được, tôi cố gắng tìm đủ mọi cách để ngủ nhưng bất lực. Tôi chui sang màn của thằng Dũng, hai anh em thì thào nói chuyện, được một lúc thì nó ngủ mất, tôi trở về chỗ nằm chờ trời sáng.
   Sáng nay, tôi được nghỉ để chuẩn bị ngày mai lên đường. Không có việc gì làm, tôi cứ lang thang đi quanh quẩn trong doanh trại, chợt tôi nhớ ra là sang bên trạm phẫu của C24 để thăm người bạn cùng học và cùng nhập ngũ một ngày với tôi, nó được điều về C17 còn tôi về C20. Hôm qua, trong lúc đang cùng anh em lắp đặt đường ống dẫn nước sinh hoạt cho các đơn vị thì bị dính phải quả mìn cóc nên bị thương.
   Bước vào buồng điều trị sau phẫu, tôi không khó khăn để nhận ra nó, nó nằm ở góc trong cùng của dãy giường kê sát tường. Nhìn chiếc quần bộ đội bị cắt cụt ống bên trái, tôi đoán: Chắc nó chỉ bị thương vào chân trái, nên từ đầu gối trở xuống được băng trắng toát, còn các chỗ khác thì không việc gì.
   Tôi đến bên cạnh nó, nó vẫn đang mê man nên không hay biết gì. Không biết nó có bị mất nhiều máu không, mà sao nhìn mặt nó có vẻ nhợt nhạt. Nhìn nó, tôi thấy ái ngại và tiếc cho nó, mai là ngày về rồi mà còn bị dính mìn. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, biết làm sao được. Chiến tranh mà, bom đạn tránh người chứ làm sao người tránh được bom đạn, chắc là nó bực lắm, suốt cuộc chiến tranh ác liệt là thế mà không sao, bây giờ thời bình lại bị thương, số phận sao ngiệt ngã vậy.
   Hình như nó có linh tính là có người đến thăm, nó mở mắt nhìn tôi, tôi nắm chặt lấy tay nó. Nó cười, khuôn mặt nó méo xệch, nó nói với tôi giọng hài hước:
    -May quá chỉ mất mỗi bàn chân, còn lại không việc gì, thế là may mắn lắm rồi. Chúng mày cứ về trước, chắc là tao phải một vài tháng nữa mới về được.
   Tôi động viên nó:
    -Ừ thế là may, nếu hy sinh thì cũng chịu, tất cả đều trông vào sự may rủi thôi. Ở lại, chịu khó điều trị để mau lành vết thương. Anh em chúng tao ra trước mày có nhắn nhủ gì không? À có gửi thư cho cái Điệp không?
   Nó lại cười, rồi tiếu lâm:
   -Chúng mày ra trước trả hết nợ tiền nước chè thuốc lá với kẹo lạc của nhà lão Thiệp đi rồi tao ra, mấy bữa nữa tao cũng về nên không cần nhắn nhủ gì, mới lại có gì đâu mà nhắn nhủ.
   Tôi biết vì sao nó không trả lời câu hỏi của tôi về cái Điệp, bởi vì tôi và nó có những cái giống nhau, cả hai đều là sinh viên, cả hai đều có người người yêu trước khi nhập ngũ, cả hai đều vào chiến trường một ngày, cả hai đều không muốn để những người phụ nữ mất đi những cơ hội mà tuổi thanh xuân của họ phải được hưởng. Vậy thì ít nhiều cũng có suy nghĩ giống nhau, song không giám khẳng định việc mình làm như vậy là đúng hay sai. Thời điểm này chúng tôi chưa biết nên nói thế nào?
   Chia tay nó, ra về. Tôi đi ngang qua buồng cấp cứu, thấy mọi người đang đứng xúm quanh chiếc giường. Trên giường có một chiến sĩ đang nằm bất động, mắt nhắm nghiền, trông anh hiền lành giống như người đang ngủ. Hai lỗ mũi, hai lỗ tai đều được nhét bông, mồm được nhét cục bông to, bông và băng đều có những vết máu còn đỏ tươi. Anh đã hy sinh vì suất huyết nội tạng, máu trào cả ra ngoài. Mọi người đứng im phăng phắc như để tiễn đưa anh về cõi vĩnh hằng, những đôi mắt đỏ hoe rớm lệ, những người không kìm được, nước mắt chảy dòng dòng. Không ai kìm được những giọt nước mắt trước cái chết tức tưởi của những người đồng chí. Tôi không biết anh ở đơn vị nào? Nhưng đã đến được thành Tuy Hạ, có nghĩa là đã theo hết được chuỗi ngày đầy gian khổ và hy sinh của  trung đoàn 95 sư 325. Nhẽ ra anh phải được hưởng hòa bình vì chiến tranh đã kết thúc, thế mà anh lại phải ra đi. Lại thêm một gia đình nữa mất đi những đứa con, mà họ ngày đêm mong đợi.
   Tôi lau khô những giọt nước mắt, bước ra khỏi phòng, ánh sáng chói lòa của mặt trời, kéo tôi trở về với thực tại.
(Còn nữa)
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #165 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2012, 10:05:10 am »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
          Xe đón chúng tôi ở cổng doanh trại, C20 ra tiễn mấy anh em chúng tôi đông lắm, tiểu đội tôi anh em đứng cụm vào một chỗ. Tôi ôm chặt từng người vào vòng tay và nói:
    -Ở lại, nhớ giữ dìn sức khỏe! Anh đã có địa chỉ đây rồi, khi nào có điều kiện thì anh về thăm. Thôi em về đi, anh lên xe đây, nếu không thì anh khóc mất.
   Đơn vị đông quá không thể chia tay từng người được, tôi chắp hai tay giơ cao trên đầu để chào tạm biệt mọi người. Tôi leo nhanh lên xe, sau lưng tôi là những lời chào tạm biệt của bè bạn và anh em:
    -Anh đi mạnh khỏe nhé! Cho em gửi lời thăm gia đình, thăm chị Vân và tất cả mọi người.
  Tôi lau nhanh những giọt nước mắt chảy ra má, giơ tay vẫy và nhìn họ nhạt nhòa trong nước mắt, tôi nói to để không bật ra tiếng khóc:
    -Chào tất cả anh em, tôi về trước nhé!
   Tôi ngồi vào góc thùng xe để mọi người không nhìn thấy, xe đã xếp đủ chỗ và từ từ chuyển bánh, tôi cố nhoai ra để nhìn anh em trong đơn vị thêm một lần nữa, bóng của họ xa dần rồi khuất hẳn. Tôi thở dài, thầm nghĩ: Thế là chia tay thật rồi, bao giờ mới lại gặp nhau?
   Đoàn xe nối đuôi nhau chạy về hướng Bắc, tiếng động cơ nổ ầm ầm, xe toàn là xe cũ nên máy nổ át hết cả tiếng nói chuyện trên xe. Tôi đưa mắt nhìn mọi người để xem có ai quen không? Chẳng quen ai cả. Tôi ngồi im quan sát, xe chật cứng không thể nào cựa quậy được. Tôi nghĩ, chắc mọi người vừa lên nên vẫn còn chật, lát nữa, xe chỉ xóc vài lần là rộng ngay, tôi tự an ủi và cố gắng chịu đựng. Ngồi được một lúc tôi  cảm thấy có điều gì bất hợp lý? Trước kia hành quân cũng loại xe này, số người đông hơn, lại còn vũ khí, quân trang quân dụng và nhu yếu phẩm v.v. Nhiều thứ như vậy, sao không cảm thấy chật trội như hôm nay? Nghĩ mãi, cuối cùng tôi đổ tại nguyên nhân là do trên xe có nhiều khung xe đạp, nhiều những chiếc phích để dùng đựng nước và nhiều những con búp bê được mọi người mang về làm quà. Đã thế mọi người sợ va chạm vào nhau nên chằng buộc, bao bọc rất kỹ lưỡng, cho nên đã chật lại càng thêm chật. Ở đây rõ ràng mọi người đều biết, những chiếc khung xe đạp, những con búp bê rất cồng kềnh chiếm khá nhiều vị trí trên thùng xe làm cho mọi người không đủ chỗ ngồi, nhưng chẳng thấy ai kêu ca, nhưng mà kêu ca với ai mới được chứ? Bởi vì hầu như ai cũng có. Thôi! Ai không có thì chịu đựng vậy, tôi lại tự an ủi mình.
   Nhìn những chiếc khung xe đạp và những con búp bê, tôi nhớ đến thằng Chính. Thằng Chính cũng là người Hưng yên, (Đơn vị tôi chủ yếu là người của ba tỉnh: Thái Bình; Nam Định; Hưng Yên, còn lại là một số ít người ở những tỉnh khác.) tôi vẫn gọi nó là thầy giáo, bởi vì nó là người hướng dẫn tôi về chuyên môn nghiệp vụ của lính thông tin, dạy từ cách gõ Manip, cách thu cách phát, cách chỉnh tần số, cách xử lý khi gặp những sự cố đơn giản. Tôi với nó thường đi một máy, nó là chính tôi là phụ, ấy thế mà những khi hành quân nó tranh mang hết mọi thứ, chỉ bảo tôi mang hai cục pin, mỗi cục có lẽ nặng đến 3 kilo. Những lúc như thế nó thật thà nói với tôi:
    -Ưu tiên anh “Già”, em ở nhà quen đi cầy rồi để em vác cho, anh cứ đi theo em là được.
   Nghe nó nói như vậy, tôi chẳng biết làm sao, đành tuân lệnh nhưng tôi cảm động lắm. Thật ra: Nó có phải to béo gì cho cam, nó cũng gầy gầy xương xương như tôi, nó đi trước tôi đi sau, tôi nghĩ thầm nó không thể đổ về đằng trước hay ngả về đằng sau được, bởi vì trước thì có máy VTĐ sau lưng thì có ba lô, trên vai là một khẩu AK, như vậy rõ ràng người nó nếu vấp ngã chỉ có thể bị ngồi khụy xuống mà thôi.
   Nói về chuyện khung xe đạp và những con búp bê. Hôm trước, Dũng, Thành và Tôi đi công tác Dân vận về. Ngày hôm sau, thằng Dũng, thằng Thành, thằng Chính chẳng hiểu ba thằng chúng nó bàn nhau thế nào? Chúng nó bê đến cho tôi một cái khung xe đạp, một con búp bê to rất đẹp chỉ tội là nhựa mỏng quá, khẽ nắn là bẹp. Thằng Chính nó nhìn tôi và nói rất nghiêm túc, nhìn mặt nó tôi đánh giá được mức độ nghiêm túc của những điều nó nói:
    -Gần bốn năm trời, anh em mình vào sống ra chết, lúc nào cũng có nhau. Mai anh về Miền Bắc, chúng em không biết chuẩn bị quà gì tặng anh để kỷ niệm những ngày anh em ta bên nhau. Ba đứa chúng em đã mua chiếc khung xe đạp và con búp bê để tặng anh, làm kỷ niệm.
   Nó chưa nói xong nước mắt tôi đã chạy vòng quanh , tôi phải bậm chặt môi lại để khóc không thành tiếng, nhưng nước mắt nước mũi cứ dàn dụa. Trong nước mắt, tôi nhìn thấy chúng nó là những con người khác, không phải là thằng Dũng thằng Chính, thằng Thành, hiền lành nhỏ bé và ngây thơ như mọi khi nữa. Mà tôi cảm thấy chúng nó bây giờ đã lớn và trưởng thành rồi, tôi không thể tưởng tượng được chúng nó có những suy nghĩ sâu xa mà cao thượng đến vậy. Ôi! Tình đồng chí, tình bạn sao mà thiêng liêng và cao cả đến nhường này.
   Thằng Chính nói xong, đến lượt thằng Dũng thằng Thành, chúng nó nói gì tôi nghe không rõ, tai tôi ù đặc. Lúc ấy tôi chỉ biết lau nước mắt, nhưng càng lau thì nước mắt tôi càng chảy ra nhiều hơn. Xúc động trước tình cảm chân thật của chúng nó, tôi nói:
    -Lúc này đây, vì quá xúc động nên anh chẳng biết nói thế nào để thể hiện hết tâm trạng của anh, trước lòng tốt của các em. Anh chỉ biết cám ơn các em.
   Lau vội những giọt nước mắt, rồi tôi lại tiếp tục nói:
    -Anh em chúng ta quen biết nhau từ khói lửa của cuộc chiến tranh, chúng ta khôn lớn và trưởng thành trong đạn bom. Gian khổ và vất vả, thậm chí kể cả hy sinh. Nhưng bù lại chúng ta có được tình bạn tình đồng chí cao thượng và vĩ đại quá, đời này kiếp này anh không thể nào quên được, nếu còn có kiếp sau anh cũng sẽ tìm đến các em.
   Nói đến đây thì cả bốn anh em ôm nhau khóc, chúng tôi khóc không thành tiếng, nhưng nước mắt cũng đủ ướt xũng những vai áo bộ đội đã bạc màu. Được một lát, chúng tôi buông nhau ra không khóc nữa, nhưng nước mắt vẫn cứ rịn ra trong khóe mắt. Tôi lại nói:
    -Anh nói điều này, có thể các em không đồng ý. Nhưng mong rằng các em hãy hiểu cho anh. Anh chỉ nhận và mang theo tấm lòng tốt của các em đã giành cho anh, còn những món quà này anh rất cám ơn các em, nhưng anh không thể mang được. Lý do vì sao thì các em đừng bắt anh giải thích, hoàn cảnh gia đình nhà anh thế nào các em đã hiểu hết, đấy chính là những điều để giải thích về việc anh không nhận những gói quà này.
   Sở dĩ tại sao tôi không nhận những gói quà này, vì trong những câu chuyện thường ngày, tôi biết nhà chúng nó nghèo lắm, làm chẳng đủ ăn, ăn độn khoai sắn quanh năm, tháng ba ngày tám thường xuyên đứt bữa, nhà tôi tuy cũng nghèo nhưng có bố tôi là cán bộ thoát ly, nên còn có tem phiếu, riêng chuyện ấy mấy ai có thể theo kịp. Nhưng điều quan trọng ở đây là: Những thứ này do thằng Chính mua về cho gia đình, để mua được những thứ này chắc nó phải tính toán và chắt chiu lắm mới có thể thực hiện được.
   Sau đấy cứ đẩy qua đẩy lại, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng chúng tôi thỏa hiệp với nhau là: Tất cả, đổi bật lửa Zippo và dao cạo râu cánh cụp cánh xòe của Mỹ cho nhau để làm kỷ niệm. Vụ quà kỷ niệm mà các em nó tặng tôi, giải quyết như vậy cũng tạm ổn.
   Đoàn xe bon bon chạy trên đường, tôi nhìn ra ngoài. Bây giờ đã vào mùa mưa rồi, nhẽ ra cây cối phải xanh tốt, nhưng trông vẫn xơ xác cằn cỗi lắm, làng xóm thì tiêu điều hiu hắt, thi thoảng lại nhìn thấy những ngôi nhà đổ nát lạnh tanh chẳng thấy bóng người, rất nhiều dấu tích của chiến tranh còn để lại. Những người dân đi hai bên đường,  nhìn họ đăm chiêu lo lắng, dáng đi của họ tất bật đang lo toan để mưu sinh cho cuộc sống hàng ngày.
   Xe cứ chạy, hậu quả thảm khốc của cuộc chiến tranh cứ hiện dần ra theo chiều  xe chạy, qua biết bao nhiêu làng mạc thôn xóm, nhiều nhiều quá, có thể nói là hầu như hay là tất cả mọi nơi đều ghi lại những dấu ấn ác liệt của cuộc chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi được ít thời gian, bây giờ chỉ còn nhìn thấy cảnh đổ nát, Những đống đổ nát lúc này trông nó trần trụi quá, nó chỉ phản ảnh lên được một vài khía cạnh rất nhỏ của cuộc chiến tranh. Nhưng trong sâu thẳm, từng mảnh đất, từng gốc cây, từng căn nhà, từng góc phố, từng con đường, từng cây cầu, từng đống đổ nát v.v. Đã chất chứa biết bao câu chuyện bi hùng của chiến tranh. Có lẽ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, từ thời Vua Hùng cho đến thời đại Hồ Chí Minh, để có được độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ đều phải trả bằng máu. Máu của dân tộc Việt Nam đã thấm đẫm khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam.
    …Ngày lại ngày, đoàn xe cứ cần mẫn chở anh em chúng tôi tiến ra Miền Bắc. Càng đi càng thấy đất nước ta đẹp quá, trước kia khi hành quân vào, vì chủ yếu là đi xuyên rừng xuyên núi, đi đêm đi hôm nên không có điều kiện quan sát. Bây giờ đi giữa ban ngày, đi thênh thang trên đường quốc lộ, mọi cảnh đẹp dàn trải ở hai bên đường sao mà hấp dẫn và cuốn hút lòng người đến thế. Nhất là khi xe đi qua vùng Tam Quan Bình Định rợp mát bóng dừa, đi dọc theo bờ biển Miền Trung Trung Bộ, mùi hải sản, mùi nước mắm thơm ngậy làm chẩy cả nước miếng, lúc này giá có bát cơm nóng mà chan với nước mắm này thì ăn không biết bao nhiêu bát cơm mới đã?
  Thật là tuyệt vời! Tuy chưa ra khỏi vùng đất này, mà đã mong có ngày trở lại để tham quan du lịch, để chứng kiến sự đổi thay của đất nước. Càng nhìn cảnh đẹp của non sông đất nước vừa được giải phóng, càng cảm thấy nuối tiếc. Nếu không có cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm, nếu không có những căn cứ quân sự, những đồn bốt, những khu phi quân sự, những sân bay dã chiến, những công trình phục vụ chiến tranh, những dấu tích hủy diệt của hàng triệu tấn bom đạn, thì Miền Nam Việt Nam còn đẹp biết chừng nào.
   Có lẽ bất kể ai, khi nhìn thấy cảnh này đều lắc đầu ngao ngán và cảm thấy nuối tiếc cho những gì đã mất, đến bây giờ mới lấy lại được để bắt đầu xây dựng lại từ đầu.
(Còn nữa).
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #166 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 11:15:23 am »

 

           Chào bạn Quânvn.
    Tôi đang theo giõi “những cuộc hành quân” của bạn. Bạn viết rất hay. Bạn có lối kể, không chỉ kể những chuyện mình đã làm một cách chân thật mà bạn còn lồng trong đó tâm trạng, tình cảm người kể ở những tình huống cụ thể. Bởi vậy tuy không phải là nhà văn mà bài viết của bạn mang dáng dấp văn học. Cách kể chuyện nhẹ nhàng, sâu sắc, không lên gân, không giáo huấn. Thái Minh Hùng nói phải: “Đáng ra quân đội phải đưa bạn về trường sỹ quan chính trị để đào tạo thành chính trị viên hoặc cán bộ tuyên huấn thì chuẩn quá”. Tôi là một cán bộ tuyên huấn sư đoàn nhưng tôi không viết được như bạn.
     Chúc ban sức khoẻ, hạnh phúc, đều tay phím, làm đẹp thêm trang VMH.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #167 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:57 am »

   Chào anh Vanthang 341ht, chào các bạn đọc giả. Cám ơn anhVanthang quá khen, để đạt được những điều như anh nói thì tôi phải đi học thêm nghề này. Chắc là cố gắng học thì cũng làm được, vì mình là người lính mà. Nhưng mà bây giờ đã nghỉ hưu rồi, sống hoài niệm nên tôi viết để nhớ đến đồng đội, nhớ lại ngày xưa và cũng không dấu diếm các anh, tôi cũng có ý viết để lại cho con cháu tôi. Bây giờ con cháu tôi nó đang mải bươn trải lo kiếm sống, chúng chưa có thời gian đọc. Sau này, tôi tin rằng nó sẽ đọc. Khi nó đọc rồi, nó mới hiểu được ông cha nó sống như thế nào để có ngày hôm nay. Khi ấy nó mới trân trọng quá khứ vinh quang của chúng ta, của dân tộc. Kể ra làm như vậy cũng hơi lạm dụng, mong anh Vanthang341ht và các bạn bỏ qua cho. Nay kính.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #168 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 09:47:00 am »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
          Sau mấy ngày nghỉ chờ xe, sáng nay chúng tôi lại tiếp tục hành quân ra Bắc, xe qua Huế cố đô của nhà Nguyễn. Vùng đất này, không phải là địa bàn hoạt động của đơn vị tôi, nên tôi không biết gì về Huế. Ngày còn đi học, tôi chỉ biết Huế qua sách vở. Theo lời kể của mọi người thì Huế là một thành phố đẹp nằm soi bóng bên bờ sông Hương thơ mộng, con gái xứ Huế hồn nhiên, mơ mộng, dịu dàng và thướt tha trong tà áo dài mầu tím, mầu biểu tượng cho tình yêu chung thủy và đợi chờ. Vẻ đẹp của Huế chỉ có vẻn vẹn như vậy trong tôi. Hôm nay đi qua Huế, tôi chưa cảm nhận được cái đẹp ấy, phải chăng là do chiến tranh đã lấy đi cái đẹp của Huế. Tôi thấy Huế trần trụi và đầy nắng gió.
   Ra đến gần khu vực Thành Cổ Quảng Trị, tôi cố gắng tập trung theo dõi để nhìn lại mảnh đất mà tôi đã sống và chiến đấu ở đây gần ba năm trời, từ tháng 8 năm1972 đến tháng 2 năm 1975. Sau đó đơn vị chúng tôi hành quân đi chiến dịch Tây Nguyên giải phóng Buôn Ma Thuột, giải phóng Long Khánh Xuân Lộc, rồi đến chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn thống nhất đất nước, đến bây giờ mới quay trở lại.
   Xe chạy cũng không nhanh lắm, nhưng cảnh vật hai bên đường cứ loang loáng chạy lùi lại phía sau xe, tôi cố gắng quan sát, hết nhìn bên phải lại nhìn sang bên trái, cứ nhìn được bên này lại mất bên kia. Giá mà lúc này xe dừng lại ít phút, để tôi được nằm bò ra mảnh đất này để ôm lấy nó vào lòng, được hôn hít nó, để ngửi được mùi của đất, mùi xương máu của biết bao nhiêu đồng bào và chiến sĩ đã đổ xuống mảnh đất này.
   Xe qua cầu phao bắc qua sông Thạch hãn, nhìn dòng sông thân quen, nhìn chiếc cầu đổ, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về trong tôi. Đoạn sông từ Tri Bưu ngược lên thượng lưu đến thôn Đá Đứng, rất nhiều đoạn mà tôi với anh em đã vượt qua, bơi qua bơi lại không biết bao nhiêu lần. Sông Thạch Hãn vào mùa mưa nước dâng cao và chẩy xiết, sông trở nên hung giữ, vào mùa khô nước lững lờ trôi, nước sông trong xanh và hiền hòa.
   Tự nhiên tôi cảm thấy rùng mình, người ớn lạnh, khi tôi nghĩ về những cuộc vượt sông. Không phải cuộc vượt sông nào cũng trót lọt, có những cuộc vượt sông đau thương và xót xa. Pháo địch cấp tập bắn xuống sông, những cột nước dựng lên đục ngầu trộn lẫn cả máu tươi, xác người, xác cá, xác xuồng cao su, vỏ phao bơi tung lên rồi rơi xuống, tiếng kêu cứu tiếng la hét chìm trong tiếng nổ chát chúa của những trái pháo… Mấy năm trời như vậy, hàng chục cây số đường sông từ thôn Đá Đứng ra đến Cửa Việt, ai có thể biết được đã có bao nhiêu thi hài những chiến sĩ của chúng ta nằm lại dưới đáy sông.
    Xe ra đến giữa cầu, tôi ngoái nhìn lại Thành cổ Quảng Trị. Sự thật là tôi không thể nhận ra được chút gì gọi là Thành cổ, mà tôi chỉ thấy đó là một đống đổ nát và hoang tàn. Trời cũng đã quá trưa rồi, ánh nắng mặt trời chói chang, tôi chắm chú nhìn không rời mắt, càng nhìn càng thấy âm khí cứ cuồn cuộn bốc lên. Không biết có phải là hiện tượng bức xạ nhiệt do ánh sáng mặt trời hay không? Hay là linh hồn của các chiến sĩ đang hiện về để nhắn nhủ chúng tôi. Đầu óc tôi quay cuồng, tôi khấn thầm:
    -Các anh sống khôn chết thiêng hãy về phù hộ cho bố mẹ, vợ con, gia đình và người thân, các anh cũng đừng quên phù hộ cho chúng tôi, những đồng chí đã cùng các anh sông pha dưới mũi tên hòn đạn, chẳng may số phận ngiệt ngã đã bắt các anh phải ra đi, chúng tôi may mắn còn sống sót, có được ngày hôm nay chúng tôi mang ơn các anh nhiều lắm, các anh đã hy sinh để chúng tôi được sống.
   Các anh ơi! Ở dưới suối vàng các anh có biết không? Chúng tôi đã làm được những điều mà khi còn sống, các anh và chúng tôi ai ai đều mong ước đó là: Giải phóng Miền nam thống nhất đất nước, chúng ta sẽ cùng nhau trở về quê hương để phụng dưỡng bố mẹ già và chăm sóc vợ con. Chỉ tiếc là, Miền Nam đã giải phóng, đất nước đã thống nhất, ước mơ của chúng ta đã thành sự thật. Nhẽ ra chúng ta cùng nhau trở về, nhưng thương ơi các anh vẫn còn nằm lại nơi đây, chúng tôi buồn lắm nói chẳng thành lời.
    Giờ này đây, tôi đang ngồi trên xe hành quân ra Bắc, xe qua chỗ các anh nằm, tôi biết các anh hiện nay người thì nằm dưới sông người thì nằm trên bờ, ở dưới đó bạn bè đồng chí thì đông, nhưng các anh vẫn cô đơn và trống trải, các anh đang khát khao muốn nghe lời ru của mẹ, muốn nhìn thấy sự điềm tĩnh đến khắc khổ của cha, các anh muốn nghe thấy tiếng trẻ thơ bi bô, thấy đàn em tung tăng cắp sách tới trường, thấy nhịp sống của gia đình mình của làng xóm quê hương và sự đổi thay của đất nước. Những mơ ước của các anh là chính đáng, thời gian nữa gia đình đồng đội, tổ quốc sẽ làm hết sức mình để đưa các anh về với nơi chôn nhau cắt rốn, về cái nơi mà các anh đã được sinh ra và lớn lên, nơi có bố mẹ và gia đình, nơi cội nguồn của sự sống.
   Các anh ơi! Hoàn cảnh hy sinh của các anh chỉ có những người trong cuộc như chúng ta mới biết được, các anh thấy có đúng không? Nó đa dạng và phức tạp lắm, bởi vì chiến tranh quá phũ phàng nên nhiều người hy sinh không được toàn thây, người nọ chồng lên người kia, có người vừa chôn xong thì đạn pháo lại cướp mất xác, bom đánh trúng hầm xóa đi tất cả dấu vết của biết bao con người, người hy sinh dưới sông người hy sinh trên bờ, người trong hầm người dưới giao thông hào, đủ mọi kiểu, mọi vị trí. Tôi nói vậy là mong các anh hiểu cho và thông cảm với những người sau này đi tìm hài cốt của các anh, có thể có gia đình tìm thấy, thì đấy là điều hạnh phúc của các anh của gia đình, nhưng tôi tin rằng sẽ có nhiều gia đình không tìm thấy. Khi ấy, giải pháp cuối cùng của họ là bốc nắm đất trong đó có cả xương thịt của anh và đồng đội, mang về thờ cúng cho nguôi ngoai nỗi nhớ. Mong các anh đừng giận và đại xá cho, đừng oán trách gia đình và người thân mà tội nghiệp.
   Trên xe, không đồ lễ, không có lấy thẻ hương, thậm chí không có một điếu thuốc lá, để tôi đốt lên mời các anh hút chung. Tôi chỉ có lòng thành, chắp tay bái vọng, cầu mong linh hồn các anh ở dưới suối vàng  siêu thoát. Các anh sống khôn chết thiêng phù hộ cho những người còn đang sống. Tổ Quốc tri ân các anh, lịch sử đời đời ghi nhận công lao của các anh, những người con đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc.
   Xe ra đến căn cứ Ái Tử, ở đây không còn sự uy nghi và đồ sộ của một khu căn cứ như hồi nào, thời gian ngày tháng với sự tác động của con người đã làm cho nó biến dạng và dần mất đi. Ở đây chỉ còn lại những vạt cát trắng, những rặng phi lao cằn cỗi và trơ trụi. Xa xa, nhìn về phía động Ông Do đã thấy những chỗ có cây mọc xanh um, nhưng vẫn còn nhiều chỗ vẫn đỏ ối, loang lổ khắp mọi nơi.
   Xe qua cầu Lai Phước, qua thị xã Đông Hà. Tôi lặng lẽ chào tạm biệt mảnh đất thân thương đã chứa đựng biết bao nhiêu kỷ niệm đầy máu và nước mắt, của một thời gian khổ và ác liệt. Chào đường quốc lộ số 9, đi Khe Sanh Lao Bảo, tuyến đường đã đưa chúng tôi sang nước bạn Lào, rồi lại quay lại Việt Nam để hoàn thành sứ mạng lịch sử là giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
   Xe bon bon qua Cồn Tiên Dốc Miếu, đoàn xe hùng dũng uy nghi chở những người chiến thắng, đi xuyên qua hàng rào điện tử Macnamara, đã từng một thời mà Mỹ Ngụy coi là bất khả xâm phạm, con sâu cái kiến cũng không thể vượt qua được, chứ đừng nói đến Việt Cộng, rồi là nếu Việt Cộng cố tình đánh vào thì hàng rào này chỉ có chùng xuống chứ không thể bị đứt được v.v. Tất cả chỉ còn là ảo tưởng.
   Chúng tôi đi qua khu phi quân sự, cảnh hoang tàn và lãnh lẽo, không biết bao tấn chất diệt cỏ được rải vào đây? Còn bao nhiêu bãi mìn chưa nổ chúng nằm ở những chỗ nào? Rồi còn bao nhiêu lớp hàng rào kẽm gai? Tất cả đều là thứ vũ khí giết người, để phục hồi lại đất đai, chắc chắn chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn, thậm chí phải đổ cả máu.
   Qua cầu Hiền Lương. Lần đầu tiên trong đời, tôi được biết cầu Hiền Lương. Trước kia tôi chỉ biết cầu Hiền Lương trong sách vở và phim ảnh, qua đây tôi nhớ tới những bộ phim: Chung một dòng sông; Con chim Vành Khuyên; Chị Tư Hậu; Vĩ tuyến mười bẩy ngày và đêm v.v. Qua sông Hiền lương, tôi thực sự xúc động. Con sông nhỏ bé này, thế mà hơn hai mươi năm trời lại là giới tuyến chia cắt hai miền Nam Bắc. Tôi nghĩ, con sông này sẽ vĩnh viễn đi vào lịch sử, bởi nó đã chứng kiến không biết bao nhiêu những cuộc chia ly, chứng kiến hơn hai mươi năm qua nước sông hòa cùng nước mắt,  chứng kiến tình cảm của người bờ Bắc thương nhớ người bờ Nam, người bờ Nam mong mỏi đợi chờ người bờ Bắc.
   Xe qua cầu, trên xe chẳng ai nói với ai, nhưng tất cả đều ngoái lại để nhìn mảnh đất đau thương và anh dũng ấy một lần nữa.
   Xe chúng tôi tiến vào địa phận Vĩnh Linh, mọi người trên xe cố gắng tập trung quan sát xem mảnh đất và con người Vĩnh Linh bây giờ thế nào? Tham vọng như vậy, nhưng sự thật thì không có cơ sở để nhận xét, bởi lẽ: Trước kia không biết Vĩnh Linh thế nào, để so sánh với Vĩnh Linh hôm nay. Vĩnh Linh hôm nay, tất cả đều trơ trụi không còn gì. Bom đạn nhiều đến nỗi con người không thể ở được trên mặt đất mà tất cả đều phải xuống địa đạo, những ai không còn đủ sức chiến đấu thì ở dưới địa đạo, ai còn đủ sức thì lên mặt đất, bám đất giữ làng, trẻ đang độ tuổi đi học thì gửi ra Miền Bắc tiếp tục đi học, cuộc sống cứ như vậy diễn ra hàng ngày và kéo dài biết bao năm trời… Thật là khó tưởng tượng tại sao con người lại vẫn tồn tại được trên mảnh đất này. Bây giờ, Vĩnh Linh sự sống đang vươn lên mãnh liệt, mảnh đất đã bắt đầu hồi sinh.
   Đi vào đất Quảng Bình xe qua thị xã Đồng Hới, chợt tôi nhớ đến bài hát: Bình Trị Thiên khói lửa. Đúng là: “ Ôi đau thương điêu tàn… Đồng bào ơi, cùng Bình Trị Thiên đứng lên…Cho đàn em cất tiếng hát. Cho cánh đồng lúa bát ngát. Cho nơi nơi yên vui chan hòa…”. Tôi cầu mong cho Bình Trị Thiên không còn khói lửa chiến tranh, để cho mọi nơi mọi chốn yên vui chan hòa.
   Xe qua Hà tĩnh, vào đất Nghệ An. Dải đất khu bốn anh hùng và bất khuất. Nhìn những người dân Miền Trung, hiền lành chụi khó đang cần cù lao động ở những thửa ruộng hai bên đường, tôi nghĩ: Cuộc chiến tranh này, nếu không có sự đóng góp sức người sức của, của quân và dân khu bốn thì không biết nó sẽ ra sao?
   Sự hy sinh của người dân khu bốn âm thầm và lặng lẽ quá, người trước ngã xuống, người sau lại tiến lên, cuộc sống không ai còn biết nghĩ cho mình nữa, lúc nào cũng lo an toàn cho những cung đường và đảm bảo thông xe ra chiến trường. Đường tắc, những đoàn xe vận tải quân sự ùn lại, lại thấy bóng những thanh niên xung phong, những dân quân tự vệ tràn ra mặt đường đảm bảo giao thông, nhiều gia đình đã dỡ cả nhà để bắc cầu cho xe qua. Người dân khu bốn sẵn sàng hy sinh tất cả, vì độc lập tự do của Tổ Quốc.
   Nghĩ đến một chuyện mà tôi chạnh lòng nhưng chưa một lần xác nhận điều ấy. Tất cả những người lính trên đường hành quân ra trận, không nhiều thì ít, cũng đã có lần dừng lại nghỉ chân tại những nhà dân ở khu vực này. Đã nghỉ lại chắc chắn mọi người sẽ đọc được những mẩu tin chi chít viết bằng đủ mọi loại chữ, đủ mọi loại bút, lên tường nhà lên cột nhà. Nội dung của những mẩu tin ấy cũng đa dạng phong phú, từ tên tuổi, kỷ niệm ngày đến ngày đi, đến phiên hiệu đơn vị. Cũng có những mẩu tin ghi cần phải cảnh giác với gia đình này vì bộ đội bị mất cái nọ cái kia v.v. Ngay từ những lúc ấy, tôi đã nghĩ những người viết mẩu tin này hơi quá đáng. Nếu nó là thật, thì âu cũng là hoàn cảnh chiến tranh ác liệt quá, mà con người thì vẫn phải sống và tồn tại để phục vụ chiến tranh, bởi thế cũng không nên viết như vậy. Hôm nay trên đường trở ra Miền Bắc, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm ấy và tôi vô cùng kính phục quân và dân khu bốn.
   Từ thành phố Vinh trở ra, chúng tôi được đi bằng tầu hỏa. Mang tiếng là đi bằng tầu hỏa êm hơn và không xóc, nhưng quá sốt ruột vì tầu đi chậm hơn cả sên bò. Lòng dạ lính tráng thì đang nóng như lửa đốt, mong ngày mong đêm để được về nhà, trong khi đó thì đoàn tầu cứ như vô cảm, cứ ẽo à ẽo ẹt, lăn bánh trên những thanh ray và những thanh tà vẹt cũ rỉ đã phải thay đi thay lại nhiều lần do bị bom Mỹ làm cho hư hỏng. Mỗi lần đoàn tầu qua cầu, cầu thì rung còn người thì run, tất cả mọi người trên tầu nín thở chờ đợi những phút giây nguy hiểm sẽ qua đi.
   Chúng tôi đang đi trên Miền Bắc XHCN, xung quanh chúng tôi chi chít những hố bom, những nhà máy những công trình bị bom Mỹ làm cho đổ nát. Tầu chạy đều đều, tôi lẩm nhẩm xắp xếp lại công việc cần làm của những ngày sắp tới, tôi mơ gặp người này gặp người kia, tôi thấy vui lắm. Đang vui vẻ phấn khởi, chẳng hiểu sao tôi lại nghĩ về tương lai của mình, tương lai của đất nước. Chắc rằng: Chuỗi ngày tiếp theo sẽ là chuỗi ngày đầy khó khăn thách thức, vì đất nước và con người vừa trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài hơn hai mươi năm. Kể ra thì cũng buồn, nhưng không sao. Vì: “Bàn tay ta làm ra tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm.” Nghĩ đến đấy tôi se sẽ hát.
    Đoàn tầu đưa chúng tôi về ga Thường Tín, điểm cuối cùng của chặng đường hành quân. Tôi tự hỏi: Không biết đây đã là cuộc hành quân cuối cùng trong cuộc đời binh nghiệp của tôi chưa?
                                                     HẾT.
   
   

Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #169 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2012, 02:12:18 pm »

      Cám ơn bác Quân, bác đã nói được nỗi lòng của những người lính sau chiến tranh được trở về nhà với những người thân và gia đình. Đúng là :"Xiết bao sướng vui được hành quân ra Bắc.."
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM