Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:20:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở C20-E95-F325  (Đọc 191137 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #100 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 03:04:54 pm »


                                  NHỮNG NGÀY Ở NẠI CỬU
          Trong thời gian huấn luyện ở Phú bình Bắc thái, Vân có lên thăm tôi một lần, chỉ một lần, rồi sau đó ít ngày là đơn vị lên đường đi chiến đấu. Lần ấy lên thăm tôi, Vân cũng đầy nước mắt. Hoàn cảnh thật trớ trêu cho chúng tôi, lúc Vân lên đơn vị thì tôi ở ngoài thao trường, không có ai thông báo cho tôi biết là có Vân lên chơi nên tôi không biết, hết giờ ngoài thao trường về đơn vị mới biết là Vân lên chơi, oái ăm thay đêm ấy toàn tiểu đoàn báo động hành quân chiến đấu, không một ai được phép vắng mặt. Tôi không biết làm cách nào để có thời gian ra chơi với Vân được, tôi đành nói khó với đồng chí trung đội trưởng là cho phép tôi vắng mặt từ 17 giờ 30 đến 19 giờ, đồng chí trung đội trưởng cũng miễn cưỡng đồng ý.
  Mới xa nhau gần hai tháng, lúc gặp tôi vân nhìn tôi không chớp, hai hàng nước mắt cứ chảy tràn. Tôi ào vào như một cơn lốc ôm chặt lấy Vân. Tôi quên mất không nhìn xung quanh chúng tôi xem có còn ai nữa không, tôi cũng quên luôn là tôi vừa ở thao trường về, người tôi toàn mồ hôi ướt sũng lấm lem bụi đất.
  Có rất nhiều tiếng cười xung quanh, tôi buông Vân ra để quan sát, ở trong nhà thiếu ánh sáng nên cũng hơi tối, nhưng cũng không khó khăn để tôi nhận ra mấy người xung quanh, tất cả đều là bạn bè mà chúng tôi quen biết nhau khi còn học ở trong khoa, trong trường.
  Chúng tôi chào nhau rồi thông báo cho nhau tình hình tối nay, sau đó các đôi tản ra các góc khuất để nói chuyện. Căn nhà mà chúng tôi đang nói chuyện với nhau, là nhà của một người dân gần nơi đơn vị đóng quân, mấy chị em Vân đã xin được ở nhờ qua đêm rồi mai lại về trường. Những nhà dân ở gần nơi đơn vị đóng quân chắc đã quá quen với những trường hợp này nên họ cũng rất tốt và tạo điều kiện để chúng tôi nói chuyện với nhau.
  Hai đứa chúng tôi ngồi ở ngoài hiên, Vân lôi từ trong túi du lịch ra những thứ lỉnh kỉnh, được gói gói buộc buộc, Vừa làm Vân vừa nói:
    -Đây là mấy lạng thuốc lá sợi Lạng sơn và một bức thư bố gửi cho anh, còn đây là mẩu sâm của mẹ, mẹ dặn chỉ khi nào kiệt sức mới được mang ra ngậm, nhớ là lúc nào cũng phải gói mẩu sâm vào túi gạo rang nếu bỏ ra ngoài thì nó giảm tác dụng. Đây là hộp dầu cao con hổ, đây là bàn chải thuốc đánh răng, gói to và nặng này là bánh chè lam khi nào đói thì mang ra ăn.
  Cứ như thế, tay làm miệng nói, Vân cũng chẳng thèm để ý là tôi có nghe Vân nói không. Cho đến gói nhỏ cuối cùng, Vân mới ngước lên nhìn tôi. Tôi nắm tay Vân, ngồi yên lặng nhìn nhau.
  Vân đẹp quá, ráng chiều làm cho khuôn mặt của Vân hồng lên, soi rõ những vệt nước mắt còn đọng trên bờ my vẫn chưa kịp khô, đôi mắt buồn của Vân nhìn tôi chia sẻ, cặp môi chín mọng đầy gợi cảm của Vân cứ mấp máy như muốn nói gì, nhưng chưa nói được. Có lẽ chưa bao giờ tôi thấy Vân đẹp như hôm nay, một vẻ đẹp thật thà đôn hậu của cô gái đang độ tuổi trưởng thành. Tôi cứ nhìn Vân mãi, tôi không muốn mất đi hình ảnh của Vân lúc này. Tôi cũng không thể ngờ được, lần gặp nhau ấy lại là lần cuối cùng cho đến tận bây giờ, hình ảnh của Vân hôm ấy cũng là hình ảnh mà tôi nhớ nhất theo tôi dọc đường hành quân cũng như lúc xông pha trận mạc.
  Vân nắm chặt tay tôi như để kéo tôi về thực tại, Vân nói:
    -Bố mẹ vẫn khỏe, hôm em về thông báo với bố mẹ là anh đã nhập ngũ, em nói với  bố mẹ vì không có điều kiện nên anh không về thăm bố mẹ được, mong bố mẹ thông cảm, anh chúc bố mẹ mạnh khỏe. Hôm ấy bố mẹ cũng có vẻ buồn, và tiếc cho anh tốn bao nhiêu công lao học tập. Bố mẹ nói với em cố thu xếp để lên thăm anh và đông viên anh, thế là bố mẹ gói gém những thứ này để em mang đi. Bố mẹ nói anh cố gắng giữ dìn sức khỏe và nhớ viết thư về.
  Tôi ngồi yên xúc động, nước mắt chạy vòng quanh, thầm cảm ơn bố mẹ Vân đã chăm lo chu đáo, thương cho bố mẹ tôi vì ở quá xa nên khi nhập ngũ tôi không về qua nhà được.
  Tất cả niềm vui nỗi buồn ùa về một lúc mừng mừng tủi tủi, thời gian tôi trở về đơn vị cũng đã đến gần, tôi không biết nói gì và làm gì trong lúc này, ruột gan thì bồn chồn, tay chân bứt rứt thừa thãi. Như hiểu được ý tôi, Vân nói như động viên:
    -Anh cũng đừng buồn, gặp được nhau như thế này là tốt lắm rồi, có khi còn chả được nhìn mặt nhau, lúc ấy cũng chẳng trách ai được. Thôi bây giờ mình vừa ăn vừa nói chuyện, kẻo đến giờ về đơn vị lại không kịp ăn.
  Vân âu yếm nhìn tôi, tràn ngập tình yêu thương. Tiện tay, Vân nhặt những bông hoa cỏ may còn sót lại trên bộ quân phục bạc trắng mồ hôi của tôi. Vân nói:
   -Số em thật xui xẻo, lên đúng hôm anh lại phải đi tập cả ban đêm, tiếc quá, nhưng biết làm sao được. Thế này là em mừng lắm rồi, anh cứ yên tâm không phải lo cho em đâu, tối nay bọn em ngủ ở đây với nhau, mai ra ga để về trường sớm, em về đến trường sẽ báo tin cho anh. Thôi bây giờ anh em mình ăn tạm cái này.
   Vân lấy trong túi xách ra 4 cái bánh chưng nho nhỏ, lúc đói tôi có thể ăn được 5-6 cái, và một nhúm chuối ta. Chắc những thứ này Vân mua ở ngoài ga mang vào, cũng may có những thứ này nếu không có thì cũng chẳng biết lấy gì mà ăn, mua gạo để nấu cơm cũng không kịp giờ. Vân bóc cái bánh chưng đưa cho tôi và dục tôi ăn đi, Vân cũng bóc một chiếc cùng ăn với tôi. Tôi nghẹn ngào khó nuốt, rồi tôi cũng cố ăn hết được một chiếc , vừa ăn chúng tôi vừa dặn dò nhau, anh phải thế này em phải thế kia, cứ như thế chúng tôi dặn dò nhau mãi không hết.
  Thời gian trôi đi nhanh quá, đã đến lúc tôi trở về đơn vị. Vân tiễn tôi ra đầu cổng và đưa tôi chiếc túi đựng quà, Vân nói qua nước mắt:
    -Anh giữ dìn sức khỏe và nhớ biên thư về cho em, nhớ thương anh nhiều lắm, tạm biệt anh, em yêu anh.
  Không kìm nổi lòng mình, tôi ôm chặt lấy Vân, mặc dù tôi cố kìm chế nhưng những giọt nước mắt lúc chia ly vẫn cứ chảy tràn trên mặt tôi. Bây giờ đã đến lúc tôi không muốn dấu Vân là tôi đang khóc, ngược lại tôi muốn Vân biết là tôi đang khóc, nước mắt của tôi chảy thấm đẫm vai áo Vân, những giọt nước mắt này đang thay tôi nói lên tất cả, đối vối những người ở lại.
  Tôi nhẹ nhàng gỡ tay Vân ra, bốn mắt nhìn nhau nhạt nhòa trong nước mắt, tôi nói với Vân:
    -Em hãy can đảm lên, anh biết em là người con gái có nghị lực, anh tin rằng em sẽ vượt qua tất cả những khó khăn của cuộc sống để đi tới vinh quang, em cố gắng học hành thành đạt như bố mẹ hằng mong muốn. Vắng anh có thể làm em buồn, nhưng rồi cũng sẽ quen. Anh rất yêu em, tạm biệt em.
  Chúng tôi chia tay nhau, tôi trở về đơn vị trời cũng vừa tối, tôi cảm thấy buồn, tìm một chỗ ngồi để chờ lệnh báo động hành quân và nghĩ về Vân. Đấy là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng mà Vân đến thăm tôi, khi tôi đang huấn luyện ở tiểu đoàn 60 sư đoàn 304 ở Phú bình Bắc thái.
      Sau đó ít ngày, chúng tôi được lệnh hành quân lên đường đi chiến đấu. Hành quân bộ từ đơn vị ra ga Phổ yên, sau đó đoàn tầu đưa chúng tôi từ ga Phổ yên đến ga Yên viên thì dừng lại, chúng tôi lại hành quân bộ từ ga Yên viên về Hà nội. Càng tiến gần về thủ đô, không khí chiến đấu càng sôi sục, từng đoàn người đoàn xe đang rầm rập di chuyển về phía nam, từng tốp công nhân, dân công hỏa tuyến đang hối hả khắc phục sửa chữa cầu đường đảm bảo giao thông. Mùi  của khói bom còn vương lại, cộng với mùi xăng của động cơ ô tô, mùi bùn đất của hố bom, có lẽ còn có cả mùi máu, tạo thành hỗn hợp có mùi khét lẹt tanh nồng, lợm giọng.
  Về đến Hà nội, lúc ấy không biết là mấy giờ sáng, chúng tôi chờ xếp xe để tiếp tục hành quân. Trong lúc chờ đợi, mục tiêu của tôi là phải gặp được một ai đó để tôi gửi mấy bức thư. Cũng may mắn cho tôi, cầu được ước thấy, tôi gặp được một người đàn ông tầm 35-40 tuổi, mặc bảo hộ lao động đang đi về hướng tôi. Sau khi nghe tôi trình bầy, anh vui vẻ nhận lời và nói với tôi:
    -Em cứ yên tâm, anh rẽ qua Bờ hồ bỏ ngay vào thùng thư cho em bây giờ, bố mẹ em cũng như bố mẹ anh, hoàn cảnh thời chiến anh biết họ mong mỏi tin con từng ngày từng giờ.
  Vừa nói anh vừa dục tôi:
    -Đưa đây cho anh, còn những bức thư nào chưa gián tem để anh gián cho, em không phải e ngại gì, chúng ta không giúp nhau lúc này còn giúp nhau lúc nào.
  Tôi cảm ơn anh rồi chia tay anh, vừa đi tôi vừa nghĩ: Chiến tranh ác liệt đã làm cho con người gần nhau hơn và thương yêu nhau nhiều hơn. Tôi rất cảm động.
  Chúng tôi tiếp tục hành quân, đêm hôm ấy ngủ ở trạm Thường tín, hôm sau dừng chân ở Ninh bình. May mắn cho tôi, khi hành quân qua Ninh bình tôi lại được rẽ về thăm nhà, thế là tôi toại nguyện lắm rồi. Khi tôi nhập ngũ ở trường, tôi chỉ băn khoăn một điều là gia đình tôi không ai biết tôi đã nhập ngũ. Hôm được về qua nhà, thật tiếc là tôi chỉ gặp được mẹ tôi còn mọi người đi vắng cả. Vài tiếng đồng hồ ở nhà với mẹ, sau đó tôi trở lại đơn vị, tối hôm ấy lại tiếp tục hành quân.
  Càng đi sâu xuống phía nam, không khí chiến tranh lại càng cận kề, chúng tôi cứ tưởng tượng địch đang ở rất gần mình. Đến Đò lèn đoàn quân phải dừng lại chờ thông đường, vì đoạn đường này vừa bị pháo kích từ Lạch trường vào. Đi vào đến Hàm rồng, đoàn quân phải ngược lên phía thượng lưu để qua phà,  trên trời là pháo sáng, dưới mặt đất là những đoàn xe vận chuyển vũ khí khí tài nhu yếu phẩm phục vụ chiến tranh, hai bên lề đường là những đoàn quân đang hừng hực khí thế, tất cả đang trên đường ra mặt trận. Không khí của cuộc chiến tranh đang thực sự được đốt nóng trên mọi nẻo đường ra trận.
  Ngày nghỉ, đêm đi, ngày lại ngày, cứ như thế chúng tôi cũng chẳng còn đếm được ngày tháng nữa, càng vào sâu địch càng đánh phá ác liệt hòng ngăn chặn sự tiếp tế của miền Bắc vào miền Nam. Càng vào sâu càng thấy sự gian khổ hy sinh của đồng bào khu bốn, càng vào sâu càng thấy sự khốc liệt của cuộc chiến tranh và sự hy sinh xương máu của toàn dân tộc. Tuy gian khổ và ác liệt như vậy, song có một điều mà ai cũng nhận thấy: Tất cả đang tiến ra mặt trận, tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước.
  Trước những thực tế của cuộc chiến tranh, tôi cũng đã xem xét lại những suy nghĩ của mình về tình yêu và sự chờ đợi.
(Còn nữa)

 
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #101 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 05:19:03 pm »


 
  Tôi cứ nhìn Vân mãi, tôi không muốn mất đi hình ảnh của Vân lúc này. Tôi cũng không thể ngờ được, lần gặp nhau ấy lại là lần cuối cùng cho đến tận bây giờ,


     Chả có nhẽ, ngày trở về chàng không đi tìm nàng ?
Logged

thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #102 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:04:28 pm »

Bác Quân hành quân nhanh quá, từ Phú Bình hành quân về đến bến phà Bác Cổ phải đi hết hai ngày rưỡi. Khi đến Thường tín đã gần hai giờ sáng. Đến 17h lại lên ô tô để vào Ninh Bình. Tiếp tục đi bác nhé
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #103 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2012, 10:05:12 am »


 
  Tôi cứ nhìn Vân mãi, tôi không muốn mất đi hình ảnh của Vân lúc này. Tôi cũng không thể ngờ được, lần gặp nhau ấy lại là lần cuối cùng cho đến tận bây giờ,


     Chả có nhẽ, ngày trở về chàng không đi tìm nàng ?

Bác viết ra dòng này nhanh quá làm ai cũng sững sờ.

Không có nhẽ thế thật sao. Có chuyện gì xảy ra với Vân ở hậu phương vậy. Hay là đã có chuyện gì khi đoàn sinh viên của DHXD vào thực tế ở 559?

Tôi biết có một người đọc chuyện tình của bác như nuốt từng lời. Cậu ta đọc đến đây sẽ bần thần ra mất mấy hôm chứ không ít. (Đó là anh bạn trẻ HH đấy bác QuânVN ạ).

Logged

quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #104 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2012, 11:04:33 am »

Chào các bạn: TTNL, TMH, TrongC6, Cảm ơn các bạn đã ghé thăm. Thành thật xin lỗi các bạn vì Quanvn hành văn kém nên đã để các bạn hiểu nhầm. Quanvn đành phải chú thích vậy:...lần gặp nhau ấy lại là lần cuối cùng cho đến tận bây giờ. Ý quanvn muốn nói: bây giờ có nghĩa là lúc quanvn đang kể chuyện này, chứ không phải là thời điểm khác. Mong các bạn đại xá. Chào.
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #105 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 03:31:06 pm »


                                NHỮNG NGÀY Ở NẠI CỬU
          Những ngày sau đó, khi có điều kiện là tôi lại viết thư tâm sự với Vân, kể cho Vân nghe những chuyện trên đường hành quân, chuyện vui chuyện buồn, chuyện nhớ nhà nhớ Vân. Những bức thư chưa kịp gửi được gom lại, khi nào có người ra bắc là gửi, tất nhiên những bức thư ấy đều không có tem, nhưng cũng không sao, người nhận chuyển thư đi cũng rất sẵn lòng và cảm thấy vui vẻ, vì họ đang làm một việc vô cùng ý nghĩa đối với những người đi chiến đấu. Tất cả những bức thư ấy không biết có đến được tay Vân hay không thì không biết, nhưng dẫu sao tôi cũng thấy trong lòng nhẹ nhõm tư tưởng thoải mái và vui sướng, tin tưởng rằng Vân sẽ nhận được thư của tôi.
  Thư viết thì nhiều, nhưng chưa thư nào tôi đủ can đảm nói lên được điều mà bấy lâu nay mỗi khi nghĩ đến nó là tôi có cảm giác nghẹt thở. Sự thật quá phũ phàng và ngiệt ngã, tôi không thể không nói, tôi sẽ nói, tôi biết nói ra không dễ chút nào, có lẽ tim tôi  lúc ấy sẽ đau đớn lắm. Tôi tự hỏi trên cõi đời này có ai đang yêu nhau thắm thiết lại phải nói lời chia tay không? Hay là chỉ có tôi. Vì sao lại phải nói lời chia tay? Tôi không thể giải thích được vì sao. Nhưng tôi vẫn phải nói, những điều tôi nói ra sẽ có những người cho rằng tôi hèn nhát, trốn tránh, không tin vào chính mình thì làm sao có đủ lòng tin với người mình yêu. Nhưng nếu tôi không nói, tôi trở thành kẻ tham lam, ích kỷ, và biết đâu đấy nó lại là một tội ác để người đời lên án. Trong hoàn cảnh này cho dù người đời cười chê, tôi vẫn quyết định sẽ nói với Vân điều này.
  Thế rồi, vào một chiều hành quân qua những đồi cỏ tranh, xen lẫn những cây sim cây mua, tôi chợt thấy có mấy ngôi mộ mới chôn, tôi đoán là của bộ đội ta. Mộ của các anh được chôn cất trên những quả đồi, dọc theo đường hành quân. Suốt cả đêm hôm ấy tôi cứ suy nghĩ mãi. Hôm sau, tôi viết thư cho Vân.
          Em thương yêu! Anh viết cho em bức thư này, khi anh còn đang ở một vùng nào đó mà anh không biết địa danh nhưng anh đoán là đã gần mặt trận lắm rồi. Khi em nhận được thư này, chắc là anh đã vào sâu trong mặt trận, cũng có thể anh nằm lại đâu đó trên dọc dường hành quân. Tất cả đều có thể, chiến tranh là như vậy, chắc em cũng chẳng ngạc nhiên. Xuất phát từ thực tế của cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt này, hôm nay anh viết thư gửi em để nói lên một điều mà anh chưa bao giờ nói. Điều này cũng chỉ mới xuất hiện trong anh thời gian gần đây, đã nhiều đêm anh suy nghĩ về điều này, anh thấy cần phải nói với em.
  Em thương yêu! Anh bước vào cuộc chiến tranh rất thanh thản, làm trai như anh trong thời buổi đất nước có chiến tranh, được cống hiến tuổi thanh xuân cho non sông đất nước là vinh dự lắm rồi. Anh sẽ sống và chiến đấu như hàng triệu con người đang xả thân vì độc lập và tự do cho tổ quốc. Anh chỉ thương em, thương cô người yêu bé nhỏ của anh, ngày lại ngày mong ngóng tin tức của anh từ chiến trường gửi về.
  Em thương yêu! Bất cứ cuộc chiến tranh nào đều có tổn thất kể cả về người và của, sự hy sinh mất mát là không tránh khỏi. Vẫn biết đau thương mất mát này là không của riêng ai, mà là của cả một dân tộc đứng lên để giành độc lập tự do. Nhưng nói cho cùng, đau khổ và thiệt thòi nhất vẫn là những bà mẹ những người vợ, những người phụ nữ, những đứa trẻ thơ, là thân nhân của các thương bệnh binh, các liệt sĩ đã hy sinh thân mình cho tổ quốc. Không ai muốn người thân của mình có trong danh sách ấy, nhưng chiến tranh là không tránh được.
  Em thương yêu! Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật này. Anh vẫn biết em thường nói với anh là em sẵn sàng chờ anh suốt cả cuộc chiến tranh, miễn là anh trở về và anh vẫn yêu em, cho dù lúc đó con người anh không còn nguyên vẹn. Cũng như trường hợp em mãi chờ anh, năm năm mười năm, hay lâu hơn mà anh không trở về, anh đã hy sinh vì dân vì nước ở chiến trường, lúc đó em ở vậy để chung thủy với anh trọn đời… Những lần được nghe em nói như vậy, anh xúc động lắm, anh không biết nói gì, chỉ thầm cảm ơn ông trời đã trao em cho anh, cảm ơn em đã cho anh đặc ân này, sự hy sinh của em lớn lao quá ngoài trí tưởng tượng của một người như anh. Anh vẫn tự hỏi: Anh đã làm gì để có quyền được hưởng đặc ân này? Rồi thời gian cứ trôi đi, anh vẫn chưa có câu trả lời.
  Em thương yêu! Những đêm dài hành quân là những đêm không ngủ, dọc đường hành quân, anh cố gắng gạt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ khác, để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Càng tiến gần đến mặt trận, sự suy nghĩ của anh lại càng chín chắn hơn, mọi mặt của vấn đề mà em nói đều được xem xét một cách biện chứng và logic, cộng với hoàn cảnh chiến tranh, bom đạn của kẻ thù cũng làm cho anh nhìn vấn đề thực tế và cụ thể hơn. Điều mà anh sắp nói với em hôm nay, là điều không ai muốn, em và anh đều không muốn, nhưng nó lại là sự thật, một sự thật phũ phàng. Nguyên nhân sâu xa của sự thật phũ phàng này là cuộc chiến tranh hiện nay, em và anh là những người đang trong vòng xoáy của nó.
  Em thương yêu! Đau đớn và chua xót khi anh phải nói lên những điều  anh sắp nói. Anh không biết bắt đầu từ đâu, và nói thế nào để em thông cảm và tha thứ cho anh. Có lẽ anh xin bắt đầu từ câu cảm ơn em, và gia đình, về tất cả những gì tốt đẹp mà em và gia đình em đã giành cho anh trong suốt thời gian chúng ta yêu nhau. Tiếp theo là anh xin lỗi em và gia đình, vì anh không đáp ứng được sự kỳ vọng của mọi người. Anh không giám nhận đặc ân mà em giành cho anh, em đừng hỏi anh vì sao…
  Em thương yêu! Em có thể đoán được mơ ước của anh bây giờ là gì không? Chắc là em không đoán được, để anh nói cho em nghe: Nếu như tạo hóa cho chúng ta đầu thai vào kiếp sau, thì dù có khó khăn đến mức độ nào, anh cũng tìm được em, cưới em làm vợ, để chúng ta sống trọn đời trọn kiếp bên nhau, bù lại những mất mát mà chúng ta phải chấp nhận hy sinh của kiếp này.
  Em thương yêu! Còn biết bao nhiêu điều mà anh muốn nói với em, nhưng nói làm sao hết được. Thôi hãy để thời gian nói hộ chúng ta, anh xin dừng bút và hôn em lần cuối. Chào em, người mà anh yêu còn hơn cả chính bản thân anh.
     Đây là bức thư cuối cùng tôi viết cho Vân, trên đường hành quân vào mặt trận. Sau đó, như các anh đã biết khi chúng tôi hành quân vào bãi Hà thì được các đơn vị của của sư 325 ra nhận và đón về. Tôi được bổ xung vào C20 E95 F325, cùng với 10 anh em khác đều là sinh viên của trường đại học Xây dựng. Tôi, anh Xuân, anh Thọ, Anh Định, bốn người về trung đội 4, bù vào chỗ những người vừa bị hy sinh trong thành cổ.
  Kể từ đó sự ác liệt của chiến trường Quảng trị, đã cuốn hút tôi, làm cho  tôi quên cả thời gian và ngày tháng, nhưng có cái tôi không bao giờ quên được, cho dù trong những lúc ác liệt nhất tôi vẫn nhớ, đó là Vân và tình yêu của Vân giành cho tôi. Sau này, khi đơn vị rút ra Nại cửu làm công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Do có nhiều thời gian để nghĩ đến gia đình nghĩ đến quê hương và những người thân, hơn nữa lại xa tiếng súng, nên tôi lại càng nhớ Vân nhiều hơn, đã có lúc không kìm nổi lòng mình tôi đã viết thư cho Vân, thậm chí viết rất nhiều, viết cho đỡ nhớ sau đó xé đi không gửi. Đã nhiều lần như vậy, nên đến giờ phút này mọi thông tin về tôi tất cả mọi người đều không biết, kể cả bố mẹ tôi.
  Tôi kể đến đây, đã có nhiều người phản đối. Có người nói:
    -Nói gì thì nói, anh làm như thế là không được. Anh phải viết thư về nhà cho bố mẹ và mọi người biết tin. Sống chết nó có số, anh tưởng chết một mạng người là dễ lắm à. Ngày mai anh phải viết thư về ngay đi.
  Lại cũng có người cho rằng:
    -Nhận được thư của con, bố mẹ mừng là biết con lúc đó còn sống và đang viết thư gửi cho bố mẹ. Đến khi nhận được thư thì đã lâu lắm rồi, bố mẹ chưa kịp mừng thì lại phải lo ngay. Khổ thân cho bố mẹ, cứ vừa mừng vừa lo. Tôi nghĩ, không viết thư như anh Quân là tốt nhất, để bố mẹ lo luôn một thể, đến khi mình về bố mẹ mừng luôn một thể.
  Mọi người cười ồ, cũng có người nói:
    -Bố mẹ chờ con bao nhiêu cũng được, còn chị Vân cứ chờ người yêu thì chết già à. Không được, con gái thì chỉ có thì thôi, không chờ được.
  Trong số những người nghe tôi kể chuyện, có chú em tên là Dũng quê ở thị xã Hưng yên. Tôi để ý, lúc nào Dũng cũng chăm chú nghe, không khi nào chen ngang hay chêm chọc gì. Hôm nay, Dũng hỏi tôi:
    -Nếu sau này anh còn sống trở về, chị Vân vẫn chờ anh thì anh tính sao?
  Tôi cười nhìn Dũng, rồi nói:
    -Trong thư gửi chị Vân anh cũng đã nói, điều mơ ước của anh là: Nếu kiếp sau được đầu thai lại làm người, anh vẫn cưới Vân về làm vợ.
  Chúng tôi đang tranh luận với nhau, nên hay không nên. Cuộc tranh luận chưa đến hồi kết, thì có đồng chí liên lạc của đại đội xuống, mời tôi về gặp ban chỉ huy đại đội.
          Tại căn hầm âm của ban chỉ huy đại đội, tôi thấy các đồng chí: Chính trị viên đại đội; Đại đội trưởng; Đại đội phó, ngoài ra còn có cả đồng chí y tá của đơn vị, thấy tôi bước xuống hầm mọi người tập trung nhìn tôi, tôi đoán chắc là tôi nói chuyện khuya làm ảnh hưởng sức khỏe của anh em trong đơn vị, nên bị gọi về nhắc nhở. Chờ tôi ổn định chỗ ngồi, đồng chí đại đội trưởng hỏi tôi:
    -Anh đã viết xong báo cáo về công tác kiểm kê vũ khí khí tài, quân trang quân dụng, của đơn vị tính đến thời điểm này chưa? Anh có gắng làm nhanh để đơn vị còn tập hợp báo cáo trung đoàn, kịp xin điều chỉnh bổ xung. Bây giờ, chúng tôi muốn nghe anh báo cáo sơ bộ tình hình để chúng tôi nắm được. Vừa rồi chúng tôi đã nghe đồng chí y tá báo cáo về tình hình thuốc men, bây giờ xin mời anh.
  Sau khi nghe đồng chí đại đội trưởng yêu cầu báo cáo sơ bộ, do đã chuẩn bị trước nên tôi báo cáo ngay:
    -Báo cáo các anh, về công việc này tôi đã chuẩn bị cơ bản đã xong. Chiều mai tôi sẽ nộp báo cáo. Nói chung về công tác này các anh cứ yên tâm không phải lo lắng gì, vì tôi có mấy anh bạn rất thân ở ban hậu cần  của trung đoàn, C20 cần gì là các anh ấy sẵn sàng giúp đỡ.
  Thực ra việc viết báo cáo công tác kiểm kê vũ khí khí tài quân trang quân quân dụng của một đơn vị trinh sát bộ binh, không có nhiều danh mục nên về cơ bản tôi viết đã xong, hiện tôi muốn đối chiếu lại một số vật tư, thiết bị phục vụ cho tiểu đội thông tin, cái nào cũ xin đổi, cái nào hỏng thì yêu cầu sửa chữa, một vài cái thiếu đã kê khai bổ xung.Viết báo cáo là theo quy định, chứ khi cần gì tôi lên gặp mấy anh bạn là xin được ngay.
  Nghe tôi báo cáo xong, đồng chí chính trị viên nói:
    Hiện nay chúng ta chưa nhận được lệnh, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ  tham gia chuẩn bị chiến dịch. Đi đâu? Đi hướng nào là điều hoàn toàn bí mật, kể cả các đồng chí trong ban tham mưu trung đoàn cũng không được biết, khi cần sẽ có giao liên dẫn đường, đến nơi mới giao nhiêm vụ, tất cả đều tuyệt đối bí mật. Do yêu cầu khẩn trương và bí mật tuyệt đối, nên chúng ta phải chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho những cuộc hành quân sắp tới. Ngày mai, chi ủy sẽ họp để chuẩn bị nhân sự đi đợt đầu. Bây giờ các đồng chí về nghỉ, chuẩn bị cho những cuộc hành quân.
                                                      HẾT
                                     
Logged
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #106 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2012, 11:36:59 pm »

Ý quanvn muốn nói: bây giờ có nghĩa là lúc quanvn đang kể chuyện này, chứ không phải là thời điểm khác.
May quá!
Chú Quanvn kính mến,
cháu cũng say mê đọc câu chuyện về mối tình đẹp "hơn cả tuyệt vời" của cô chú. Cháu đã cảm thấy quá đáng tiếc khi thấy "lần gặp nhau ấy lại là lần cuối cùng cho đến tận bây giờ".

"Những ngày ở Nại Cửu" đã hết rồi hả chú? Chú có thể thêm một chút "vĩ thanh" về "hai nhân vật chính" hiện nay được không ạ?


Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #107 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2012, 03:17:55 pm »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
          Bây giờ vào khoảng trung tuần tháng giêng năm 1975, nhìn bề ngoài, mọi hoạt động của trung đoàn 95 sư 325 ở khu vực Nại cửu có vẻ yên ắng, các sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường. Song sự thực bên trong từ cán bộ đến chiến sĩ đang có sự chuẩn bị nhận nhiệm vụ chiến đấu rất khẩn trương.
  C20, sau khi họp chi ủy triển khai nghị quyết, công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu đã được phổ biến và quán triệt đến tận từng cán bộ chiến sĩ, các trung đội tiểu đội có kế hoạch cho anh em ăn tết trước, chuẩn bị hành quân thần tốc như chiến dịch của Quang Trung Nguyễn Huệ.
   Một mùa xuân nữa lại về, tết 72-73 ăn tết ở chiến hào Tích tường Như lệ, tết 73-74 ăn tết ở Nại cửu, năm nay 74-75 chắc là ăn tết trên đường hành quân.
  Mấy bữa nay, ở Nại cửu các trung đội, tiểu đội đang tổ chức cho anh em ăn tết trước, đúng là chỉ ăn thôi chứ không phải là ăn tết, bởi vì nó thiếu nhiều thứ của tết quá nên không thể gọi là ăn tết được. Tuy vậy, trên các gương mặt của cán bộ chiến sĩ đều rất hồ hởi và phấn khởi, lúc nào trên môi cũng nở những nụ cười tươi. Họ cố mời mọc và lôi kéo nhau về trung đội tiểu đội mình để ăn tết cho vui, hôm nay tiểu đội này mai lại tiểu đội khác, cứ thế dài dài. Mấy ngày ăn tết, đơn vị nào cũng thi nhau mổ gà, mổ ngan, bếp của đại đội thì mổ lợn. Riêng thịt chó thì không đơn vị nào giám mổ, chắc là các đơn vị đều kiêng, để cho những cuộc hành quân gặp nhiều may mắn.
  Ban chỉ huy đại đội đã chuẩn bị xong nhân sự đi đợt đầu, nhưng chưa công bố. Những ngày này, toàn đại đội có bầu không khí giống như chuẩn bị chia tay. Các đơn vị cứ đoán già đoán non, đoán đơn vị này đi trước đơn vị kia đi sau. Trong các bữa ăn của những ngày ăn tết trước, mọi người chúc nhau những điều tốt lành và hẹn nhau giữ dìn sức khỏe, chuẩn bị các thứ đầy đủ để đón những người vào sau.
     Khoảng hai, ba ngày sau, đoàn tiền trạm bắt đầu xuất phát, danh sách đoàn tiền trạm thật là bất ngờ, đoàn do đồng chí đại đội phó chỉ huy, bao gồm đồng chí trung đội phó và 8 chiến sĩ lấy từ các trung đội trinh sát và tiểu đội thông tin, đoàn được trang bị đầy đủ vũ khí khí tài quân trang quân dụng để độc lập tác chiến dài ngày. Hôm chia tay ở sân nhà ban chỉ huy đại đội, chúng tôi ôm nhau rất lâu, chúc nhau thượng lộ bình an, nhắc nhau giữ dìn sức khỏe, và hẹn sớm sẽ được gặp nhau. Trong cuộc chia tay ấy cũng có những người vội vàng quay đi để dấu những giọt nước mắt, cũng đúng thôi trong hoàn cảnh này cuộc chia tay nào mà lại không có tý nước mắt.
  Họ đi rồi những người ở lại cảm thấy trống vắng, mọi người cố gắng quên đi nhưng cũng không thể che dấu được sự hụt hẫng. Họ đi rồi chúng tôi mới biết nhiệm vụ của họ là đi chuẩn bị cho chiến dịch phía tây Thừa Thiên Huế, nghe thế thì biết thế, lính tráng như chúng tôi thì cũng chẳng am hiểu về lĩnh vực này.
  Những người ở lại, vẫn tiếp tục cần mẫn với những công việc thường ngày, nhưng nhìn ai cũng có vẻ nôn nóng. Xuống đến các đơn vị, nhìn vào giá ba lô và súng ống còn mới tinh đã được chuẩn bị sẵn sàng, anh em tất cả cũng đều sẵn sàng, có lệnh là lên đường bất kỳ lúc nào. Xung quanh doanh trại đã được dọn dẹp sạch sẽ để bàn giao cho đơn vị khác, trong chuồng cũng còn một hai con lợn, tôi cố tình giữ lại để mang đi dọc đường cho anh em ăn tết, ở các trung đội và tiểu đội vẫn còn một số gia cầm và một vài con chó.
  Ở tiểu đội thông tin cũng có một con chó, cả tiểu đội ai cũng thương nó, bây giờ đơn vị chuẩn bị hành quân đi chiến đấu, không biết giải quyết thế nào. Nhớ lúc nó còn bé, anh tiểu đội trưởng chẳng biết đi mua hay xin ở đâu về, trông nó đẹp lắm, nó là một con chó đực, có bộ lông mầu vàng xám tai vểnh, bụng thót chân cao, đuôi dài. Anh bảo nó là giống chó Lào, bây giờ nó đã lớn trong nó oai phong hùng dũng giống như chó nghiệp vụ của công an. Con chó này cũng có cái đặc biệt, chỉ theo anh tiểu đội trưởng chứ không theo ai, anh nói gì là nó nghe, còn người khác nói thì nó mặc kệ. Nhưng từ khi tôi chuyển về tiểu đội thông tin thì thi thoảng nó cũng theo tôi, nhưng chỉ khi nào anh tiểu đội trưởng chỉ vào tôi nó mới theo. Tôi và nó cũng có nhiều kỷ niệm, nhất là những đêm tôi đến phiên gác, nó là tai mắt của tôi trong đêm, làm cho tôi đỡ sợ và yên tâm hơn. Hay là những hôm chúng tôi đi kiểm tra các bẫy thú, những con thú nào bị sập bẫy khi thấy nó đến là cứ nằm yên không giám ngo ngoe. Nó với tôi có nhiều kỷ niệm như vậy, nên tôi nghĩ tôi sẽ mang nó theo, nhưng chưa giám tiết lộ ý đồ.
  Đoàn tiền trạm đi rồi, có lẽ phải đến nửa tháng sau. Vào một buổi chiều, lúc đó khoảng độ hai hay ba giờ chiều gì đó, trời nắng chang chang, không có một gợn mây, chúng tôi được lệnh chuẩn bị hành quân. Tất cả các đơn vị đều phải ngụy trang, và di chuyển theo đội hình hành quân mỗi người cách nhau 3 đến 5 mét, riêng bộ phận hậu cần sẽ đi sau cùng, khi nào có lệnh sẽ xuất phát.
  Đoàn quân âm thầm rút ra khỏi doanh trại, tiến về hướng tây bắc, có lẽ là ra Cam lộ. Đoàn người được ngụy trang trông như những bụi cây di động, đang di chuyển vòng vèo theo con đường mòn của những dãy đồi bát úp trùng điệp. Cỏ tranh tốt ngập đầu, gió thổi ào ào từng đợt, rừng cỏ tranh rạp xuống rồi lại đứng lên tạo thành những con sóng nhấp nhô đuổi nhau chạy xa tít tắp tận phía chân trời. Anh nắng chiều, chiếu xiên xiên vào đoàn quân, nhìn bóng chiếc mũ tai bèo, chiếc ba lô cứ nhấp nhô, lúc nhìn thấy lúc không nhìn thấy, cứ xa dần rồi mất hút sau những đồi cỏ tranh.
  Tất cả mọi người đi rồi, chỉ còn mấy anh em của bộ phận hậu cần ở lại, doanh trại lúc này sao im lặng thế. Mới cách đây có mấy tiếng đồng hồ, ở nơi đây còn rộn rã tiếng cười đùa, người chạy đi người chạy lại, người khuân người vác, thế mà bây giờ vắng tanh. Nhìn doanh trại trống vắng, nhìn anh em buồn bã nhìn nhau, tôi cũng buồn lây, buồn vì phải xa doanh trại, xa Nại cửu, xa mảnh đất mà chúng tôi đã gắn bó suốt cả một quãng thời gian dài từ tháng 7 năm 1973 đến nay tháng 01 năm 1975. Buồn là vì đồng chí Xuân không vào kịp, mọi công việc của quản lý đại đội chắc là tôi vẫn  phải tiếp tục.
  Đang ngao ngán, nghĩ ngợi lung tung thì đồng chí liên lạc của đại đội trở về. Tôi đoán là truyền lệnh hành quân cho chúng tôi, nếu đi bây giờ thì gay go cho chúng tôi quá, vì còn một số dụng cụ của nhà bếp chưa phân công cho các đơn vị mang giúp, còn để lại cả đây, quan trọng là còn chú lợn đến 50 kg và hơn 15 con gà còn đang nhốt trong chuồng. Tôi nghĩ cố động viên anh em mang đi được chừng nào thì tốt chừng ấy, không mang hết đành bỏ lại.
  Sau khi nhận lệnh chúng tôi thở phào nhẹ nhõm, mấy anh em lại vui vẻ cười đùa, ôm nhau lăn lộn trên bãi cỏ tranh. Tôi thúc dục anh em khẩn trương chuẩn bị nấu ăn tối cho đơn vị. Hóa ra đợt hành quân này là hành quân thử để rút kinh nghiệm cho sắp tới hành quân thật. Đúng là nghệ thuật quân sự, cứ hư hư thực thực, chẳng biết lúc nào là thật lúc nào là giả.
  Tối đến, toàn đơn vị đúng là vui như tết, bếp tập thể thơm nức, nào là thịt gà rang, thịt gà luộc,  môn thục xào thịt hộp, lá lốt nấu canh, rau cải xào lòng gà v.v. Tuy ăn hơi muộn, anh em ai cũng đói meo, đến khi ăn uống no nê anh em lại hát  hò trêu trọc nhau như mọi khi. Tối nay được đi nghỉ sớm, trừ những người có nhiệm vụ canh gác, còn lại toàn đơn vị chìm vào giấc ngủ ngon lành.
  Sáng sớm hôm sau, đồng chí đại đội trưởng gọi tôi lên để trao đổi công việc, đồng chí khoe ngay:
    -Anh có biết không? Tối hôm qua và sáng hôm nay, tôi nghe đài BBC bình luận, nó nói quân cộng sản Bắc việt bắt đầu điều quân di chuyển, một số đơn vị đã thay đổi phiên hiệu để đánh lạc hướng, đồng thời công sản tạo ra nhiều cuộc hành quân nghi binh để đánh lừa đối phương… Và nó bảo: Mùa khô này quân cộng sản chuẩn bị đánh lớn trên toàn chiến trường Miền nam.
  Hứng chí đại đội trưởng còn nói một thôi một hồi, cuối cùng anh chốt lại:
    -Anh đã thấy: Nhất cử nhất động. Mọi hoạt động của ta đều bị địch theo dõi, cho nên ta phải hết sức bí mật. Đồng thời phải tạo ra nhiều hiện trường giả để làm nghi binh đánh lừa quân địch. Chiều hôm qua, theo ý đồ của tham mưu trung đoàn ta cố gắng hành quân rất lộ liễu để thu hút sự chú ý của địch, lúc đi trời còn đang nắng chang chang, tối hẳn đơn vị mới được hành quân quay lại.
  Tôi vẫn ngồi nghe, không nói gì. Anh nhìn tôi và chuyển đề tài:
    -Tôi mời anh lên là để trao đổi và giao nhiệm vụ cho anh. Như anh biết, đồng chí Xuân là không vào kịp, mọi nhiệm vụ về quản lý của đại đội là anh chịu trách nhiệm, bây giờ tình hình chiến sự cũng đã thay đổi không như thời kỳ vừa qua, thời kỳ vừa qua là huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Sắp tới sẽ chuyển sang hình thái vận động tấn công, hình thái này tương đối phức tạp, mọi cán bộ chiến sĩ yêu cầu phải gọn nhẹ, nhưng phải bảo đảm sức chiến đấu và tính cơ động cao. Vì vậy ban chỉ huy đại đội đề nghị anh nghiên cứu và đề xuất phương án bảo đảm hậu cần phù hợp với nhiệm vụ mới.
  Tôi nhận nhiệm vụ, sau đó hai ngày tôi trình bầy phương án đề xuất. Các anh trong ban chỉ huy đại đội, cơ bản nhất trí và đề nghị tôi cho vận hành thử để rút kinh nghiệm. Nguyên tắc cơ bản của phương án tôi đề xuất là chia nhỏ phần hậu cần tới từng cá nhân, tổ ba người, nhưng tiểu đội là chủ yếu, mục đích là gọn nhẹ và cơ động, sẵn sàng hỗ trợ cho các tiểu đội khác trên đường hành quân. Riêng về lương thực thực phẩm, phải có một lượng tối thiểu, đủ cơ số dự phòng, đề phòng bị đứt bữa khi gặp khó khăn. Nếu thực hiện thành công theo phương án này, thì lúc đó sẽ không tồn tại bộ phận hậu cần nữa, lực lượng này sẽ được bổ xung cho các tiểu đội, nếu cần thì lại được điều động trở lại.
   Cuộc sống của C20 lại tiếp tục ở trạng thái chuẩn bị cơ động, hành quân chiến đấu, thêm một thời gian nữa.
(Còn nữa)
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #108 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2012, 03:44:00 pm »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
          Giải lao, ngồi trên đồi cỏ tranh, gió đông nam mang hơi nước từ ngoài Cửa việt thổi vào mát rượi. Hoàng hôn đang tắt dần sau những dãy núi xa xa, phía bên ấy là đất nước Lào.
  Cả đoàn quân không ai bảo ai,  tất cả đều ngồi quay lại nhìn về phía Nại cửu, tâm trạng của cán bộ và chiến sĩ C20, đang nói lên lời chia tay với Nại cửu. Chào Nại cửu, chúng tôi đi, hẹn ngày chiến thắng sẽ gặp lại…
  Hết giờ giải lao, trời cũng đã xẩm tối, chúng tôi lại tiếp tục hành quân, đi về phía đường quốc lộ số 9. Nhớ hồi đơn vị hành quân dã ngoại, cũng đã có lần chúng tôi đi dọc theo quốc lộ số 9, đây là tuyến đường nối từ thị xã Đông hà qua Cam lộ lên Đầu mầu rồi đi đâu nữa tôi cũng không rõ, chắc là chạy sang Lào.
  Ra đến đường 9, đây thuộc địa phận của quận Cam lộ. Tôi thấy có rất nhiều đơn vị bộ đội đã có mặt ở đấy, trời tối nên không nhận ra được người của đơn vị nào. Theo hướng dẫn của đồng chí liên lạc, chúng tôi đi ngược lên hướng Đầu mầu, đang đi tôi nghe thấy tiếng nói quen quen, tiếng của đồng chí trợ lý tham mưu nói với ai đó:
    -C20 đi đầu tiên, tiếp theo là trung đoàn bộ, rồi đến các đơn vị tiếp  theo, đúng như đội hình đã được xắp xếp gửi đến các đơn vị.
  Hình như, toàn trung đoàn tập trung ở đây, trợ lý tham mưu trung đoàn đang trao đổi với các chỉ huy đơn vị để xắp xếp đội hình hành quân. Bộ đội đến mỗi lúc một đông, đặc kín cả một đoạn đường 9.
  Hôm nay đã là 23 hay 24 tháng chạp năm 1974, chỉ còn khoảng năm hay sáu ngày nữa là tết Nguyên đán, lúc này vào khoảng chín mười giờ tối. Tháng này là tháng củ mật, trời cũng tối nhưng không đến nỗi tối lắm, ánh sáng không nhìn rõ được mặt nhau, nhưng vẫn lờ mờ đủ sáng để làm những công việc khác, bộ đội vẫn hoạt động bình thường. Đường 9 to và rộng là thế, bây giờ như bé lại, bởi những đơn vị bộ đội xếp hàng theo đội hình hành quân dọc theo đường 9, những hàng quân phủ gần kín mặt đường.
  Chúng tôi được phổ biến: Đội hình hành quân đêm nay, sẽ đi bằng ô tô, đi đâu là do giao liên của mặt trận dẫn đường, mọi cán bộ và chiến sĩ phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật hành quân. Do hành quân bằng cơ giới và chất lượng đường xá rất xấu, để đảm bảo tuyệt đối an toàn khi hành quân. Tất cả các đơn vị phải thật chú ý đến các chốt an toàn của vũ khí, đặc biệt là các chốt an toàn của lựu đạn mỏ vịt, kể cả của Mỹ cũng như của Liên xô. Đề nghị các đồng chí, dùng dây nịt cao su quấn chặt các vòng chốt an toàn, đề phòng các vòng này khi xe chạy bị xóc và lắc mạnh, các chốt sẽ ngoắc vào những vật dụng khác làm bật chốt an toàn làm phát nổ khi đó sẽ gây kích nổ cả xe, nhiều khi lan sang các xe khác lúc đó sẽ gây ra thương vong lớn và làm rối loạn đội hình hành quân. Các đồng chí đặc biệt chú ý và tự giác chấp hành, các đồng chí cán bộ được giao nhiệm vụ trưởng xe thường xuyên kiểm tra nhắc nhở.
  Ngồi xếp hàng chờ xe, Dũng ngồi trước tôi, quay lại hỏi tôi:
    -Không biết mình đi đâu anh nhỉ?
  Tôi ậm ự trả lời mò mẫm:
    -Chắc là đi vào Bạch mã, Tây bắc Thừa Thiên Huế, vì hôm trước C20 đã đi trước tiền trạm.
  Tôi nói bừa vậy thôi chứ làm sao biết được, ngay cả đến các đồng chí trong ban chỉ huy đại đội cũng còn không biết thì làm sao lính tráng biết được. Tuy vậy đợt hành quân này, tôi nghe bạn bè nói là hành quân bằng ô tô, biết thế tôi âm thầm chuẩn bị cái rọ nhốt chú lợn vào đó, phân cho hai đồng chí to khỏe nhất của bộ phận hậu cần, chịu trách nhiệm mang theo, ngoài ra tôi còn động viên anh em cố gắng mang thêm những cái thật cần thiết để có cái dùng trong điều kiện giao thời này.
  Đang suy nghĩ miên man, thì chú chó của tiểu đội từ đâu chạy đến, nó hít hít đánh hơi vào ba lô của tôi, sau khi nhận ra, nó liếm vào tay tôi. Tôi túm lấy hai chân trước của nó, kéo nó vào lòng, nhưng nó to quá tôi kéo không nổi, tôi vuốt ve nó, nó ngoan ngoãn nằm xuống bên cạnh. Ban nãy, khi đơn vị hành quân nó cứ chạy lăng xăng, bên cạnh anh em tiểu đội thông tin, có lúc chẳng biết nó phát hiện được cái gì thế là nó biến mất vào rừng cỏ tranh, rồi sau mới lại thấy nó xuất hiện trở lại.
  Thường ngày khi còn ở Nại cửu, nó không hợp với Dũng, vì Dũng hay quắc mắt và quát tháo nó, nên khi nó nhìn thấy dũng là nó cứ linh lỉnh đi chỗ khác, không muốn tiếp xúc với Dũng. Nhưng hôm nay thì có vẻ hòa bình, Dũng xoa xoa đầu và nói với nó:
    -Chịu khó đi theo chúng tao, đừng chạy lung tung người ta bắt mất thì khổ, có khi lại còn chết đói.
  Nó cứ nằm im, nghe chừng nó cũng có vẻ đăm chiêu nghĩ ngợi về cuộc hành quân này. Nghĩ mà thương nó quá, chiến tranh thật là tàn nhẫn. Nằm một lúc rồi nó lại quay về với tiểu đội thông tin.
  Có tiếng động cơ ô tô, rồi một đoàn xe tải lù lù xuất hiện. Chúng tôi được xếp lên xe, mỗi xe ngồi thành 4 hàng, hai hàng sát hai bên thành xe, ngồi quay mặt vào trong xe, hai hàng ở giữa ngồi quay lưng vào nhau. Có lẽ mỗi xe chở được 24-26 người, ngoài ra còn có một số xe để chở vũ khí khí tài,và xe hộ tống.
  Đoàn xe rùng rùng chuyển động về hướng Đầu mầu, bóng đêm mịt mùng nuốt chửng cả đoàn xe. Trên xe, lúc đầu mọi người còn nói chuyện với nhau rôm rả, hỏi nhau xem bao giờ được gặp nhóm đi tiền trạm, hẹn hò nhau đủ chuyện. Xe cứ chạy đều đều, có những lúc gặp những đoạn đường xấu xe lắc mạnh, anh em ngả ngiêng xô dạt vào nhau. Cứ thế, nhiều lần ngả ngiêng xô dạt, tạo cho anh em quen với hoàn cảnh, hơn nữa đêm cũng đã về khuya, cộng với mệt mỏi, nên phần đa anh em ngủ gà ngủ gật lắc la lắc lư. Động cơ ô tô, cứ nổ đều đều đưa anh em vào giấc ngủ.
  Đã mấy năm nay, như là thói quen, mỗi khi tôi ngồi một mình, hay là những lúc như thế này, là tôi lại suy nghĩ về gia đình về bè bạn và nhiều nhất vẫn là suy nghĩ về Vân. Bao nhiêu kỷ niệm cũ lại ùa về, tôi nghẹn ngào tiếc nuối, nhưng biết làm sao được, đành thở dài, rồi lại tự mình động viên mình, hãy giữ dìn và nâng niu những kỷ niệm đẹp ấy, để nó sống mãi với thời gian.
  Vân ơi! Hôm nay ngồi tính ra, chúng ta đã xa nhau gần ba năm rồi. Như vậy, nếu như không có chuyện gì xảy ra và tính theo thời gian, thì Vân đã ra trường được hơn một năm rồi. Bây giờ Vân ở đâu? Làm gì? Giờ này Vân còn thức hay đã ngủ say? Vân có còn nhớ đến anh không? Chắc là Vân vẫn còn nhớ, quên làm sao được. Vân ơi! Anh xin nhận tất cả, tất cả mọi lỗi lầm đều do anh gây nên, vì vậy anh không thể đưa ra lời thanh minh hay ngụy biện nào cho việc làm của mình. Anh mong Vân thông cảm và hiểu cho anh, anh cũng không thể nói ra tất cả những suy nghĩ của anh để Vân hiểu được, anh cầu mong Vân có cuộc sống hạnh phúc, rồi thời gian sẽ làm sáng tỏ những điều anh chưa nói được, đừng vội căm ghét anh mà tội nghiệp.
  Đang mơ màng lắc lư, chợt nghe thấy nhiều tiếng nói vọng lại từ đầu đoàn quân, sau đó đoàn xe dừng lại hẳn. Chắc đây là biên giới Việt Lào, ngồi trên xe tôi nghe thấy mọi người nói với nhau bằng hai thứ tiếng, cả tiếng Lào và tiếng Việt. Ít phút sau đoàn xe lại tiếp tục chuyển bánh, trên xe lúc này nhiều người đã tỉnh giấc, ngoài trời vẫn tối như bưng, thi thoảng mới nhìn thấy ánh sáng vàng ệch của đèn ô tô trong lớp bụi đặc quánh.
  Anh em giọng ngái ngủ hỏi nhau:
    -Mình đi sang Lào hả anh?
  Có ai đó trả lời:
    -Ừ! Có lẽ thế.
  Huyên náo trong xe được ít phút, mọi người lại chìm vào giấc ngủ. Tiếng động cơ ô tô vẫn nổ đều đều, thành xe lắc lư vặn vẹo, kêu cọt kẹt. Cả một tổ hợp tạp âm, nhưng vẫn dễ dàng nhận ra được những tiếng ngáy đều đều của những chàng trai đang ngon giấc trên đường hành quân.
  Tôi cũng chìm vào giấc ngủ từ lúc nào không biết. Tôi mơ, tôi với Vân đang đi chợ Hương canh. Vào chợ, Vân đi trước tôi đi sau, Vân mua hến, mua cà chua, mua rau thơm, tôi cứ đi theo sau để xách các thứ. Ra khỏi chợ đi về phố huyện, đây là huyện Bình xuyên của tỉnh Vĩnh phú, tôi rủ Vân vào ăn bánh cuốn, ăn xong chúng tôi sánh vai nhau đi bộ ra ga Hương canh đi dọc đường tầu để về trường. Đi bên nhau, Vân hỏi tôi:
    -Anh ơi! Sau này ra trường mình xin về đâu?
  Tôi nói với Vân:
    -Tình hình chiến tranh thế này, chắc là mình không thể xin được đâu em. Có chăng chỉ xin được hai đứa về cùng một chỗ cũng đã là tốt lắm rồi.
  Vân nói:
    -Em cũng nghĩ thế, nếu chúng ta được phân công ở mấy tỉnh từ Ninh bình trở ra thì tốt, còn từ Ninh bình trở vào thì chiến tranh ác liệt quá.
  Nghĩ một lát, Vân lại nói tiếp:
    -Theo em: Đi đâu thì đi, cứ có hai anh em mình là được rồi, em chẳng phải lo lắng gì cả.
  Tôi hỏi Vân:
    -Vân ơi! Em có muốn chúng ta tự phân công không?
  Vân hỏi tôi:
    -Bằng cách nào?
  Tôi cười rồi nói:
    -Ra trường, chúng ta cưới nhau rồi xin về quê làm ruộng, sinh cho anh ba bốn đứa con và vui thú với điền viên là xong.
  Vân không nói gì, chỉ đưa mắt lườm tôi, ngụ ý đừng bao giờ nghĩ thế.
  Chiếc xe lắc mạnh quá, làm đầu tôi đập vào thành xe đau điếng. Tôi tỉnh ngủ, trời cũng gần sáng, tuy chưa có ánh sáng mặt trời nhưng nhìn cũng rất rõ cảnh vật xung quanh. Trời cao xanh không có một gợn mây, báo hiệu một ngày nắng đổ lửa, nhìn ra bên ngoài, chúng tôi đang đi giữa một khu rừng đại ngàn, những cây gỗ cao to, lá và tán lá thì lưa thưa nhìn thấy cả bầu trời. Rừng này là rừng gì trông lạ lắm, gần như chỉ thấy một loại cây giống nhau, lá rất to, mầu xanh vàng đang chuyển dần sang mầu đỏ úa, chắc mùa này rừng đang là mùa rụng lá, lá rụng phủ kín cả mặt đất, tầng rừng sát đất không có loại cây dây leo, trơ trụi những cây thân gỗ cao vút.
  Nhìn vào trong xe, nhìn mấy anh em còn đang ngủ, tôi thấy bụi phủ kín hết đến nỗi không còn nhận ra được là ai nữa, chỉ có mỗi mũi và mồm được anh em che lại là còn thấy mầu da, còn tất cả đều phủ dày một màu bụi đất.
  Xe tiếp tục chạy khoảng hơn tiếng đồng hồ nữa đến điểm giải lao và dừng lại, anh em lục tục xuống xe, do ngồi lâu trên xe và ngồi ở một tư thế nên khi xuống xe phải có người đỡ. Xuống dưới đất mọi người bò kềnh bò càng cho thoải mái, lát sau tất cả mọi người mới bắt đầu rũ bụi, bụi bay mù mịt, rũ cũng chẳng hết, bụi chui vào người bụi bám vào đầu vào tóc, bụi chui vào lỗ mũi lỗ tai, cổ họng cũng khê đặc vì bụi, mồm đặc quánh lạo xạo toàn đất
  Sau thời gian nghỉ giải lao ăn sáng, chuẩn bị nước nôi, xe cộ thì tiếp xăng tiếp dầu. Chúng tôi lại tiếp tục hành quân, chặng đường này chúng tôi được phổ biến là đang đi trên đất bạn Lào, chặng này hoàn toàn  không có nước, tất cả các suối đều khô cạn, hiện nay trạm dừng chân cũng không có nước mà phải đi cách đó khoảng 5-6 cây số đường rừng mới đến được nguồn nước. Vì vậy yêu cầu mọi người tuyệt đối tiết kiệm nước.
(Còn nữa)
Logged
quanvietnam
Thành viên
*
Bài viết: 202


« Trả lời #109 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2012, 03:53:06 pm »


NHỮNG CUỘC HÀNH QUÂN
          Hết giờ giải lao, đoàn xe lại tiếp tục chuyển bánh, khói bụi bay mù mịt tạo thành đám mây bụi mầu vàng đục kéo dài từ đầu đoàn xe đến cuối đoàn xe, bụi len lỏi trong rừng, vẩn vơ lượn lờ dưới tán lá rừng, chúng bay lang thang rủ nhau tìm về với cát bụi.
  Nhìn đoàn xe nối đuôi nhau, không biết là có bao nhiêu chiếc, nhưng tôi đoán chắc là nhiều vì phải vận chuyển cả một trung đoàn bộ binh cơ mà. Trong đội hình hành quân tôi chỉ nhìn thấy hai ba chiếc đi trước và một hai chiếc đi sau xe mình. Lúc nãy, giải lao tôi tranh thủ nói chuyện với đồng chí lái xe, hỏi thăm tình hình, nhưng đồng chí ấy nói không biết gì, tất cả đi theo xe dẫn đường. Hỏi về quê quán, mới biết đồng chí quê ở Thái bình, năm nay chưa đầy 21 tuổi, hiện đang lái xe cho trung đoàn vận tải gì ấy, thuộc đường dây 559, đồng chí ấy nói nhưng tôi quên mất.
  Nhìn đồng chí lái xe vóc người bé nhỏ, chắc khoảng độ 41-42 kg gì đấy, tôi cảm thấy e ngại về sức khỏe của đồng chí ấy và cũng thấy thương thương, tôi nghĩ rằng đồng chí lái xe  phải cố gắng lắm mới đủ khả năng để điều khiển chiếc zin ba cầu to vật vã này. Thấy đồng chí ngồi lọt thỏm sau vành tay lái, đầu trùm chiếc khăn mầu xanh của bộ đội đã được thấm sũng nước để chống nóng, mồ hôi ướt đẫm sau lưng áo, dính bết bụi đường.
  Không hiểu tuyến đường này tên là gì? Là quốc lộ hay là tỉnh lộ của nước bạn Lào? Cũng không biết trước đây tuyến đường này được xây dựng bằng loại vật liệu gì? Xây dựng được bao nhiêu năm rồi mà bây giờ không còn nhìn thấy một dấu vết gì của quá khứ để lại. Giờ đây, những chiếc xe cứ lầm lũi bám theo vệt đường cũ để đi, đi tới đâu bụi bay mù mịt tới đó, bụi ở hai vệt bánh xe có lẽ phải dầy đến nửa mét, ban nãy tôi vô tình lội vào, bụi ngập đến tận đầu gối. Bụi quá, chúng tôi không ai nói chuyện với ai. Khăn mũ trùm kín mít, tựa vào vai nhau nghỉ ngơi, thi thoảng mọi người trong hàng lại đề nghị đổi tư thế ngồi.
  Đoàn xe cứ lầm lũi tiến lên phía trước, trời xanh cao ngằn ngặt, nắng như đổ lửa, ánh nắng xuyên qua khẽ lá chiếu vào đoàn xe loang loáng. Ngồi trên xe, mà mồ hôi cứ nhớp nháp trong áo, có lúc mồ hôi thành dòng chảy từ ngực xuống đến bụng rồi thấm vào áo, tạo một cảm giác tê tê buồn buồn và man mát dễ chịu. Tôi lấy tay lắc lắc bình tông nước và nghĩ, tình hình này nếu không tiết kiệm nước sẽ thiếu, bây giờ mới là gần trưa mà bình tông nước đã vơi quá nửa. Thấy tôi lắc bình tông nước, Dũng hỏi tôi:
    -Anh hết nước rồi à? Lấy của em mà uống, của em vẫn còn nhiều, em gầy nên ít uống nước, anh béo nên uống nhiều hơn em.
  Tôi lắc đầu, trả lời Dũng:
    -Của anh vẫn còn, anh kiểm tra xem còn nhiều hay ít để biết mà điều chỉnh.
  Chiếc xe cứ hồng hộc thở dốc, vật vã bò qua những ổ trâu ổ voi, gặp những đoạn đường xấu, đồng chí lái xe phải chui cả ra ngoài cửa xe để nhìn đường. Trong xe, hầu hết mọi người dấu mặt vào mũ tai bèo và khăn trùm mặt để tránh bụi, nên không ai nói chuyện với ai. Đột nhiên, Dũng lấy khủy tay huých vào sườn tôi và nói:
    - Mình đi thế này chắc là vào sâu chứ không phải đi vào Bạch mã đâu anh ạ, có khi là vào tận B2 chứ chẳng chơi đâu.
  Tôi trả lời Dũng:
    -Anh cũng có linh tính như vậy. Nhưng anh vẫn thắc mắc. Tại sao? Hôm trước đoàn tiền trạm lại đi vào hướng tây Thừa thiên Huế, mà hôm nay trung đoàn lại đi theo hướng này. Có khi trung đoàn đang thực hiện nhiệm vụ làm công tác nghi binh để đánh lừa tình báo của địch thì sao? Chẳng biết thế nào mà lần.
  Im lặng một lúc, không thấy Dũng nói gì, tôi lại tiếp:
    -Mà thôi, nghĩ ngợi làm gì cho mệt óc, hơn nữa nếu có biết cũng chẳng giải quyết được gì, cứ kệ nó, mọi người đi đâu ta đi đến đấy. Cố gắng, nghỉ ngơi để lấy sức, nói nhiều khô cổ lại tốn nước, mà nước lại đang cần phải tiết kiệm.
  Dũng chuyển chủ đề:
    -Em nhớ nhà quá anh ạ!
  Tôi lấy khủy tay huých huých vào sườn Dũng:
    -Ai mà không nhớ, em lại sa lầy vào chủ đề muôn thở rồi. Thôi không nói chuyện nữa.
  Nói với Dũng vậy thôi, thực ra tôi cũng đang nghĩ về gia đình. Tôi không thể không nghĩ được, vì từ khi tôi được tranh thủ rẽ qua nhà, trong đợt hành quân đi chiến đấu, cho tới bây giờ. Tôi hoàn toàn không có tin tức về gia đình, sự thật là tôi rất lo lắng, lo cho mọi người ở nhà, không biết mọi người có được an toàn không. Nói ra thì có vẻ vô lý,  ai đời người ở chiến trường lại lo cho người ở nhà. Nhưng ở hoàn cảnh gia đình tôi thì đúng là như vậy. Quê tôi tuy không phải là chiến trường ác liệt, mặt đối mặt với kẻ thù, cũng không phải là vùng tập trung đánh phá trọng điểm của kẻ thù như: Hà nội, Hải phòng, Nam định và một số vùng trọng điểm khác. Nhưng quê tôi là vùng đảm bảo giao thông thông suốt nối liền châu thổ sông Hồng với khu 4 cũ, nếu tắc giao thông đường số một, đã có mạng lưới giao thông vùng duyên hải đảm nhận. Kẻ thù đã phát hiện ra điều ấy, nên hàng ngày máy bay của chúng săn lùng gắt gao, trên cả đường thủy lẫn đường bộ. Cũng đã có lần chúng phát hiện được mục tiêu và tổ chức đánh phá, chúng ta bị tổn thất kể cả về người cũng như về của, và đấy chính là lý do khiến tôi lo lắng. Vẫn biết rằng lo cũng chẳng giải quyết được gì, nhưng hàng ngày hàng giờ tôi vẫn hướng về nơi chôn rau cắt rốn ấy, cầu mong cho mọi người được bình an.
  Đang mải mê theo đuổi dòng suy nghĩ, Dũng lại huých vào vai tôi và ghé vào tai tôi nói:
    -Anh có nhớ chị Vân không? Theo anh, chị ấy đã đi lấy chồng chưa?
  Tôi trả lời Dũng:
    -Nhớ lắm, Dũng ạ! Nhưng bây giờ chỉ còn kỷ niệm thôi, anh đâu có còn người yêu nữa, anh đã mất chị Vân thật rồi.
  Nghẹn ngào, một lúc sau tôi mới lại nói tiếp cho Dũng:
    -Còn việc chị Vân đã lấy chồng chưa thì thật là khó nói, nhưng theo anh thì có lẽ chị Vân đã có người yêu rồi, vì tính cho đến nay anh chị đã xa nhau gần ba năm rồi còn gì, còn cưới hay chưa thì cũng không còn quan trọng nữa.
  Dũng hỏi tôi:
    -Cở sở nào mà anh lại nói thế?
  Tôi nói với Dũng:
    -Dũng hỏi anh cơ sở nào thì anh xin chịu, nhưng anh mong muốn chị Vân như thế, nên anh đoán vậy.
  Chúng tôi ngồi gục đầu xuống lấy khăn bịt mồm để tránh bụi, không nói chuyện với nhau nữa. Được một lúc, Dũng lại hỏi tôi:
    -Nếu còn sống quay về, anh có tìm gặp chị Vân không?
    -Chuyện ấy là nhất định phải làm rồi, nhưng làm vào thời gian như thế nào thì còn phải cân nhắc. Tôi khẳng định với Dũng như vậy.
  Dũng bảo:
    -Cho em đi theo với.
  Cả hai đứa chúng tôi cùng cười và chìm vào im lặng, mỗi người theo đuổi suy nghĩ của mình…
  Sau khi nghỉ giải lao và ăn trưa xong, đoàn xe lại hối hả lên đường. Đoàn quân đang tiến về phía nam, lúc này mặt trời đã chếch sang bên phía bên phải. Nắng vẫn như đổ lửa, rừng khô rang, dọc đường đi rất hiếm mới bắt gặp được một bụi cây có mầu xanh của lá, cả một cánh rừng vàng xỉn mầu lá rụng, khô khốc.
  Sau một đêm và hơn nửa ngày hành quân bằng ô tô, hầu hết anh em trên xe đã thấm mệt, tất cả đều tựa vào vai vào lưng nhau ngủ gà ngủ gật. Buổi sáng còn có người khen rừng, chỗ này đẹp chỗ kia cũng đẹp, bây giờ chẳng ai thèm để ý, thấy đi lâu quá, thi thoảng lại hỏi nhau bâng quơ:
    -Không biết bao giờ thì đến nơi nhỉ?
  Có lúc thì có người trả lời:
    -Bao giờ đến thì đến, giao liên họ dẫn đường, mình phải đi theo họ, bao giờ họ bảo đến là đến. Mình sao biết được.
  Cũng có lúc cũng chẳng có ai trả lời, tất cả đều im lặng.
  Đã xế chiều mà nắng vẫn còn gay gắt, cường độ ánh nắng có vẻ như giảm xuống, nhưng nhiệt độ không khí lại như tăng lên. Mồ hôi ra đến đâu bay hơi ngay đến đó, sờ tay vào trong người thấy mồ hôi dính nhớp nháp. Bình tông nước đã cạn gần đến đáy, nhẹ tênh bên hông, mồm miệng khô đắng, lạo xạo toàn cát.
  Nhìn mọi người trên xe tôi thấy thương quá, phần vì đi đường xa mệt mỏi, phần vì khát nước cháy cổ, tất cả mọi người đều rũ rượi như dưa cải bị phơi héo. Một chân tôi bị tê cứng, véo cũng không thấy đau, tôi đổi tư thế ngồi cho máu lưu thông. Thấy tôi cựa quậy, Dũng hỏi tôi:
    -Anh đang làm gì đấy?
  Tôi trả lời Dũng:
    -Chân anh bị tê quá, không co cũng không duỗi được, anh đang đổi tư thế ngồi cho đỡ mỏi.
  Dũng bảo tôi:
    -Anh ơi! Đang khát thế này, bây giờ có gáo nước mưa mà uống thì quá đã anh nhỉ.
  Tôi nói:
    -Thế thì còn gì bằng, bây giờ chỉ cầu có nước mà uống cho thật thoải mải cũng tốt rồi cần gì phải là nước mưa.
  Đoàn xe cứ mải miết chạy cho tới khi mặt trời còn độ hai con sào nữa là lặn xuống đằng sau khu rừng phía bên phải, thì dừng lại. Bây giờ vào khoảng năm giờ chiều, chúng tôi nhận được lệnh, đêm nay tạm nghỉ tại đây, ngày mai lại tiếp tục hành quân, các đơn vị cử hai người mang ba lô và phao bơi đi lấy nước, nguồn nước cách đây khoảng năm Km.
  Đoàn người đi lấy nước, theo đồng chí dẫn đường cắt rừng đi về phía tay trái dọc theo hướng hành quân. Số anh em còn lại thu dọn đồ đạc di chuyển về nơi nghỉ tạm.
  Những anh em được cử đi lấy nước, lúc đầu hăng hái theo sát nhau, sau vì mệt, dần dần tách thành từng nhóm. Chật vật lắm mọi người cũng đến được điểm lấy nước.
  Quan sát điểm lấy nước, tôi thấy: Đây là đoạn phình to của một con suối đã cạn ở hai đầu, chỉ có mỗi chỗ này là còn nước, còn xung quanh đều khô rang, từ trên bờ xuống đến mép nước, có lẽ cũng sâu đến hàng chục mét, phải đi men theo bờ suối mới xuống để múc được nước.
  Do tình hình nước nôi khan hiếm, trung đoàn đã cử đồng chí trợ lý tham mưu trực tiếp đứng ra chỉ huy việc lấy nước của các đơn vị. Việc lấy nước lúc đầu còn lộn xộn, do tâm lý sợ thiếu nước và tranh giành lấy trước lấy sau. Sau đó phải chấn chỉnh lại bằng cách gọi theo danh sách và chia thành các khu vực lấy khác nhau, khu vực các đại đội trực thuộc, khu vực các tiểu đoàn bộ binh, khu vực trung đoàn bộ và ban hậu cần v.v.
  Nhìn những người xuống lấy nước, chẳng ai bảo ai, nhưng tất cả mọi người đều giống nhau về động tác. Việc đầu tiên là khỏa khỏa lớp nước trên mặt sau đó là vục xuống mặt nước uống lấy uống để, uống cho no nê đã cơn khát cháy cổ, cuối cùng mới là việc cho vào phao bơi buộc lại, rồi nhét vào ba lô gùi về, cũng có những đơn vị cho vào phao bơi rồi để vào võng cáng về, rất nhiều kiểu sáng tạo của lính.
  Đứng trên bờ để chờ đến lượt, tôi sốt ruột quá, vừa khát lại vừa sợ hết nước, nên nhìn thấy đơn vị nào làm chậm là tôi lại hậm hực khó chịu. Nhưng cũng thật may, đúng là vũng nước Thạch sanh, lấy mãi mà vẫn chưa vơi đi bao nhiêu, tất cả mọi người bây giờ đều yên tâm không còn sợ thiếu nước nữa nên cũng bớt tranh dành xô đẩy.
  Đến lượt đơn vị tôi, chúng tôi cũng làm như vậy. Khi tôi vục mặt xuống uống hớp nước đầu tiên, tôi thấy có mùi lạ khó tả, không biết là mùi gì, nhưng vì quá khát nên cứ uống cái đã có gì thì tính sau. Vừa uống tôi vừa nghĩ: Hồi còn ở bãi mít Tích tường Như lệ, chúng tôi ở phía bờ nam, phía bên bờ lồi. Hầm trú ẩn của chúng tôi ở sát trong bờ, từ bờ ra đến mép nước của sông Thạch hãn, có lẽ phải vài ba trăm mét là bãi cát trắng. Địch ở rất gần chúng tôi và lại ở trên cao nên nó quan sát chúng tôi rất rõ, chỉ cần chúng nhìn thấy bóng của bộ đội ta đi lại trên bãi cát là chúng gọi pháo bắn, mà pháo binh của quân lực VNCH thì thôi rồi. Nói thật, không khen cũng không được, vì nó bắn khá chính xác. Điều ấy cũng phải thôi, vì pháo của nó được di chuyển bằng cần cẩu bay, không bị quăng quật va quệt hay hỏng hóc gì, thuốc pháo thì đủ liều không bị rút trộm để nhóm bếp nấu ăn. Nếu pháo binh của ta được như thế chắc là cũng chẳng kém cạnh gì, có khi còn bắn chính xác hơn.
  Chính vì pháo binh của địch như vậy, nên chúng tôi rất hạn chế ra sông, nhưng việc lấy nước để phục vụ sinh hoạt hàng ngày thì bắt buộc. Vấn đề nước sinh hoạt là vấn đề sinh tử, nên bộ đội ta đi lấy nước vào những giờ, địch không quan sát thấy, chúng biết ý đồ của ta, chúng chuyển sang bắn cầm canh, bắn hú họa may ăn may thua. Nhưng cũng có những hôm không thể ra sông lấy được, đành lấy ở các hố pháo ngay trên bãi cát, nước thì mầu xanh lại hơi nhớt, mùi tanh nồng, vì trên bãi cát cũng có một số mộ được chôn từ khi nào không rõ.
   Hôm nay, suốt một ngày hành quân bằng ô tô bây giờ mới gặp được vũng nước là hạnh phúc lắm rồi.
(Còn nữa)
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM