Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:28:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hoàn cảnh giải thể của Sư đoàn 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1974!  (Đọc 5615 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« vào lúc: 27 Tháng Chín, 2018, 10:29:47 pm »

Các bài viết được dẫn lại, sao chép từ các bài viết tranh luận, ý kiến đa chiều của các nick Facebook.
Chủ đề được nêu bắt nguồn từ câu hỏi của nick FB: Bao Anh Thai ngày 26/9/2018 như sau: 

"...Cháu đang tìm hiểu về hoàn cảnh giải thể của Sư đoàn 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1974. Các chủ nhiệm có ai biết thông tin hay sách nào nói về sự kiện này thì ới cháu một tiếng ạ. Cháu cảm ơn trước. Tung DuongNguyễn Tuấn Trung Qsc Mamamia Ma..."

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2018, 10:32:32 pm »

Các phản hồi của nick FB Bao Anh Thai:

"... cháu đọc trên quân sử thấy cụ ấy cũng có nói về F1 nhưng ngắn gọn lắm, chẳng thấy nói sao lại giải thể năm 1974. Mấy ông bên VNCH thì nói là F1 bị giải thể vì năm 1974 trong các trận đánh vùng Bảy Núi, An Giang, bị quân lực VNCH đánh cho gãy xương sống, sụn bà chè nên phải giải thể. Tuy nhiên, cháu lại nghi nghi vì thấy cái E66 của F1 cũ năm 1975 lại là đơn vị vào Dinh Độc Lập đầu tiên. Thế nên mới phải hỏi ..."

- "....Đây là đoạn anh Ngô Quang Trưởng, tư lệnh vùng 4 nói về việc giải thể sư đoàn 1:

"Gần cuối năm 1974, Bộ TTM đệ trình kế hoạch cải tổ binh chủng BĐQ để tổ chức lực lượng tổng trừ bị cho QLVNCH, với viễn ảnh hai sư đoàn Dù và TQLC có thể phải đóng quân lâu dài tại quân khu 1. Do tình hình an ninh vùng biên giới Việt - Miên trở nên khả quan hơn, hai trung đoàn 52 BB và 44 đặc công bị tổn thất nặng trong những trận đánh trong vùng Thất Sơn nên đã bị giải tán. Trung đoàn 101Đ chỉ còn khoảng 200 cán binh nên phải rút sang đất CPC vào tháng 9/1973 để tái trang bị và bổ sung quân số. Do đó, CS phải cho giải tán sư đoàn 1 vào cuối năm 1973[42]. Tình trạng an ninh được cải tiến nên BK 44 được giải tán vào cuối năm 1974. Các tiểu đoàn BĐQ trực thuộc được đưa sang các quân khu khác."

http://www.quocgiahanhchanh.com/quankhu_4_72.htm...."

Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2018, 10:34:13 pm »

Các phản hồi của nick FB Cả Thật - CCB F1:

"....Bình luận có bạn dẫn nhật ký của Ngô Quang Trưởng nói e44 và e52 tổn thất nặng phải giải tán. Tôi là ccb của E44 có mặt từ ngày thành lập đến cuối 1973 bàn giao cho qk9 đây.
Xin hỏi có phải năm 1975 Ngô Quang Trưởng tự sát tại dinh của hắn ở Cần Thơ. Bạn biết vì sao không..."

"....f1 thành lập cuối năm 1965 và giải thể cuối năm 1974 ở Tây ninh, sau khi bàn giao các trung đoàn e101c, e44; e46 và các đơn vị chiến đấu trực thuộc f1 cho qk9. Tháng 10/1973 sư bộ và cơ quan trực thuộc sư hành quân từ căm pốt cpc về Tây ninh. Số cán bộ còn trẻ, có sức khỏe được bổ xung cho các quân đoàn và Miền. Một số được điều ra bắc bổ sung cho các cơ quan BQP, số là thương bệnh binh được ra bắc điều trị sau đó một số có thương tật dưới 30/ trăm được bổ xung cho các quân khu và tỉnh đội. Đến tháng 12/1974 thì Miền qđ. Giải thể....."

"...việc này bạn phải hỏi Tổng hành dinh Quân đội mới có câu trả lời chính xác.
Riêng sự hiểu biết của tôi, thì việc giải thể sư 1 là do bố trí thế trận và tổ chức lực lương để chuẩn bị cho giải phóng Miền nam sau hiệp định Pa ri 1973 đã hoàn chỉnh. Ở đồng bằng sông Cửu long, sau hiệp định pa ri thế trận ở Qk9 cũng đã bày binh khá vững, không cần thiết phải có thêm một sư chủ lực Miền đứng chân (vùng này đã có sư 4 qk9 đứng chân), nên Miền đã giao toàn bộ các đơn vị chiến đấu của f1 cho qk9, rút sư bộ về Miền rồi giải tán.
Tóm lại sau 9 năm hoạt động, Sư1 đã hoàn thành nhiệm vụ chiến lược của một sư chủ lực Miền, giao tác chiến trên bốn chiến trường là Tây nguyên, Đông Nam bộ, Tây nam bộ và Tây nam cpc
Hiện nay, khắp các đơn vị chủ lực vẫn còn các trung đoàn tiền thân từ sư 1 như: e66 (qđ3), e95c (e3, f9 qđ4), e174 (tây ninh), e101c ( hải quân), e20 (f330 qk9), e209 (f7 qđ4).....f1 tự hào vì là cái nôi của các đơn vị thiện chiến nêu trên...."
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2018, 10:36:16 pm »

Các phản hồi của nick FB Mamamia :


"....Hình như cuốn F1 Anh hùng trên 39 LTK là của Phan Trường Sơn thì hiện anh đang cầm.

Chính sử F1 hiện nay thì độc nhõn cuốn trên nhưng rất tiếc là thống kê được một số phiên hiệu/ mật danh và từng giai đoạn hoạt động của các đơn vị trực thuộc - chủ yếu là cấp trung đoàn bộ binh. Ngoài ra thì có một số hồi ức, hồi ký và thơ văn các loại thôi. Hình như sắp tới có định ra cuốn tập 2 thì phải, bác Cả Thật nhỉ!

Quan điểm cá nhân về lý do F1 bị giải thể:
- một, chiến trường khu 8, 9 có những đặc trưng riêng và ưu thế lớn nghiêng về phía VNCH. Việc thiết lập vùng trắng trên diện rộng và các vài đai (hệ thống kênh mương) như những chiến hào tự nhiên đã hạn chế rất lớn đến tác chiến và chiến thuật từ cấp tiểu đoàn trở lên. Việc bám trụ là rất khó khăn, khu căn cứ hoặc vùng lõm như các Quân khu, chiến trường khác là yếu và thiếu - nổi bật nhất thì chắc có khu 7 núi Thất Sơn An Giang. Mô hình hoạt động và phương thức hoạt động chủ yếu cấp đơn lẻ từ đại đội trở xuống sẽ dễ xoay sở, ứng biến trong nhiều mặt;

- hai, nơi xa nhất của tuyến hậu cần Miền và gặp nhiều khó khăn trong công tác vận chuyển + xây dựng và đảm bảo hành lang tuyến hậu cần. Trên đất K, Miên "hai mặt" và phân biệt Miên rất khó khăn.

- ba, Tuy quân số F1 là người bắc làm nòng cốt nhưng có những thời điểm 1971-1973 thì lính K trong đội hình F1 cũng tương đối (điều này được kiểm chứng tại thực tế + lời kể CCB + qua công tác tổng hợp tra cứu danh sách LS tại web cục chính sách). Sự yếu và thiếu, nhất lại từ lính gốc K dẫn đến độ máu lửa, lỳ lợm và dữ dội trong tác chiến cũng như truyền thống các trung đoàn bộ binh dần "mai một" chăng?

- bốn, thật sự thì Miền đã rất cân nhắc và tính toán các đơn vị bộ binh khi đưa xuống đồng bằng trắng khu 8, 9 - điển hình là việc đưa E320 về Mộc Hóa, Kiến Tường, Long An; đưa E10, E20 xuống QK9;... Ngay kể cả một trung đoàn bộ binh có thâm niên hoạt động trên đất K như E207, sau hiệp định Paris được đưa về cũng tổn thất rất nặng ngay trong giai đoạn đầu và gặp rất nhiều khó khăn mới có thể cơ cấu lại được đấy thôi.
Có lẽ yếu tố tầm chiến lược cần gây dựng lại phong trào và giữ vững địa bàn tại khắp các quân khu, vùng chiến trường đã được đặt lên hàng đầu và việc thiết lập lại thế trận sau 1968 là yếu tố kiên quyết phải "cắn răng" thực hiện nên các trung đoàn bộ binh như E320, E88A, E10, E20, E52 ...phải chịu nhiều "thiệt thòi" khi không được tác chiến và đánh theo đúng sở trường, điểm mạnh của mình ở một nơi lạ hoắc với yếu tố địa lợi rất kém và hay bị "lộ" tin sớm.

Nói riêng về F1 xíu khi Miền đưa xuống Qk9:
- Miền rất "hiểu" và ngoài tiểu đoàn đặc công trực thuộc thì đã tập trung thêm đến 4 tiểu đoàn đặc công (D3/T30, D4/T40, D5/T50, D6/T60) của lữ đoàn 429 đặc công Miền để theo chân F1 xuống Tây Nam Bộ. Nói như vậy thì chắc các chủ nhiệm hiểu quá rõ về yêu cầu tác chiến và nhiệm vụ chiến thuật khi Miền giao rồi. Thực tiễn chứng minh là giai đoạn F1 đánh tập trung trên đất K để giải phóng, bảo vệ căn cứ và hành lang hậu cần, phá vỡ thế trận đối kháng tiền tiêu của Miên + VNCH thì khá hợp lý với cấp độ trung đoàn. Quá trình vượt kênh, băng đồng chó ngáp khi về đất ta thì quả thật quá gian nan và bi tráng. Cái này có một ví dụ minh chứng cực thực tế bây giờ khi mấy năm trước em có qua đoạn này, vị trí của F330 hiện nay đóng cách biên không xa nhưng bao - phổ quá hết cả một địa bàn lớn với tầm nhìn chiến thuật... chả có gì là che dấu được.
- Nhiều thánh chém là F1 giải thể cũng là do cụ Trân bị bắt và abc xyz....; F1 mất chỉ huy nên "vỡ"; nhà cháu thì thấy đó là một phần mà thôi, chưa đủ để tạo nên cơn địa chấn khủng cho Miền tại thời điểm đó đâu dù lúc đó cụ Trân gần như là chỉ huy chung của Đoàn Phước Long - bao gồm cả sư đoàn 1 nhé; hị hị....

Cái thông tin cụ Bao Anh Thai đưa về E66 1975 vô dinh độc lập có liên quan gì đến F1 không thì câu giả-nhời là vừa có vừa không cụ lực sư nhé. F1 đánh và tác chiến ở Tây Nguyên thì E66 Pleime có đứng chân trong đội hình và khi F1 xuôi nam 1968 (cái này chắc cụ biết) thì E66 ở lại làm trung đooàn độc lập chủ lực của B3 Tây Nguyên; sau về với F10 rồi. Quá trình bi tráng sau này của F1 khi xuống thuộc Miền rồi lại luồn lách về khu 9 mới là quãng thời gian kinh khủng nhất - và rất may cho E66 là họ không có mặt ở đó. Nếu có họ ở đó thì chắc cũng chỉ được đến thế, như các đơn vị bạn mà thôi.

Thui, chém thế thui để rộng đường các chủ nhiệm "ném đá" - vở lại còn phải câu like, câu "ka-phây" nữa chớ, dạo này nhạt mồm nhạt miệng quá à :V :v :v...."


"....à đúng, nhưng xét về chiến thuật chiến lược nhà mình thì việc xoay sở trong giai đoạn 70-71 của ta cực hay đấy - nhất là khi phải hứng chịu quả tổn thất cực nặng 68-69; nếu không chưa chắc đã làm được cái 72 khá huy hoàng đâu cụ ạ. Cái gì cũng có lý do của nó. Nhà cháu đưa vài tư liệu các chủ nhiệm tham khảo cho vui vui:
- ở tây nam bộ, số CBCS hy sinh trong giai đoạn 68-69 lên đến hơn 30.000 người; quãng hơn 10.000 bị bắt; hơn 12.000 bỏ ngũ; một số làm tay sai, phản bội cũng không nhỏ. Lực lượng du kích giảm từ 45.000 người xuống còn 6.200. Các đơn vị chủ lực bị tổn thất nặng. Cuối 69, VNCH chiếm gần hết Nam Bộ.

Một ví dụ đơn giản như sau:
- năm 69, Cà Mau chỉ còn đúng 13 xã được giải phóng; tuyển được 7 tân binh cho chủ lực; toàn Nam bộ tuyển được hơn 100 chiến sỹ mới;
- các tiểu đoàn bộ binh thuộc tỉnh có quân số từ 30-100 người; các trung đoàn chủ lực cũng chả kém.

Các chủ nhiệm đều biết, đối với các đơn vị cấp E, F trong cuộc chiến thì ngoài lực lượng đã có thì để bổ sung quân số hao hụt qua các mùa chiến dịch, thường chỉ có 2 phương thức:
- nguồn bổ sung chi viện từ bắc vào;
- nguồn tuyển tại chỗ;

Giai đoạn sau hiệp định Paris, Viên Chăn quãng đầu 1973 và nhất là sau đó thì ta có thêm nguồn lính đảm bảo đường dây và từ các E độc lập thuộc các C30, C40, C50 bên K bổ sung về. Quãng này bên K chỉ còn tiếng bom đạn từ pháo tầm xa và không quân VNCH ngăn chặn. Thế nhưng riêng với Tây Nam Bộ thì có vẻ hơi thiệt thòi xíu xíu - tại sao thì sẽ phân tích sau, nêu trước dẫn chứng:
- E20 đầu 1973 - lúc này chưa thành lập F4 nhé - thì cơ cấu tổ chức và phương thức vẫn giữ nguyên nhưng mỗi tiểu đoàn bộ binh cũng chỉ có từ 100-130 CBCS, nguồn bổ sung từ bắc vào không nhiều. Hì!

Huh..."
Logged

Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM