Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:18:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 199926 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #590 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:08:27 am »

*- Biện Luận Về Mạch.
Theo sách ‘Trung Y Chẩn Đoán Học Giảng Nghĩa’ thì khi biện luận về mạch cần chú ý đến hai yếu tố chính là:
- Không nên câu nệ về tính chất đặc thù của từng mạch.( trong phần này bác BS-318 chú ý các từ tôi bôi đậm)
Thí dụ: Khi nói đến biểu là phải quy về mạch Phù, nhiệt là Sác, lý là Trầm, hàn là Trì, mạch Huyền, Cường là Thực, Tế, Vi là Hư... tuy nhiên, phải cần lưu ý đến các yếu tố chân, giả.
Bàn về vấn đề này, Trương Cảnh Nhạc trong chương ‘Mạch Thần’ của bộ Cảnh Nhạc Toàn Thư đã giải thích như sau: “Mạch Phù tuy thuộc về biểu nhưng hễ âm hư, huyết thiếu, khí trung tiêu suy tổn sẽ thấy mạch Phù mà vô lực, vì vậy, không thể cho rằng mạch Phù hoàn toàn liên hệ với phần biểu. Mạch Trầm tuy thuộc về phần lý nhưng hễ ngoại tà mới cảm mà đã vào sâu thì hàn tà bó lấy kinh lạc, mạch khí không thông đạt được, sẽ thấy mạch Trầm, vì vậy, không thể cho rằng mạch Trầm hoàn toàn thuộc về phần lý. Mạch Sác là nhiệt, nhưng chân nhiệt chưa hẳn đã là Sác. Chứng hư tổn, âm dương đều bị khốn quẩn, khí huyết hỗn loạn, hư nhiều, mạch Sác cũng nhiều, vì vậy không thể nói là Sác hoàn toàn thuộc nhiệt được. Trì là hàn nhưng bệnh thương hàn, tà khí mới lui, nhiệt chưa hết, mạch phần nhiều là Trì Hoạt, vì vậy đừng cho rằng Trì hoàn toàn là hàn. Huyền, Cường thuộc Thực nhưng chân âm, vị khí hư quá và các chứng âm dương quan cách (bị ngăn trở), mạch sẽ Huyền, Cường, vì vậy Huyền cũng không hẳn là Thực, Mạch Vi, Tế thuộc hư trường hợp bị đau quá, khí bị bế, vinh vệ bị ủng trệ không thông, mạch sẽ phải ẩn nấp (Phục), vì vậy mạch Phục không phải hoàn toàn là Hư... từ đó có thể suy ra... trong các mạch đều có vấn đề”.
- Sự Khác Nhau Lúc Mới Đặt Tay Vào Mạch Và Lúc Xem Mạch Một Lúc Thật Lâu.
Có khi mạch mới xem và xem một lúc lâu có sự khác biệt. Thí dụ: Lúc mới xem thấy mạch nổi to, xem một lúc thấy mạch chìm lặng. Hoặc mới xem thấy mạch mềm nhũn, xem lâu lại thấy bật dưới tay. Có khi lúc đầu thấy mạch Huyền, một lúc sau lại là Hoãn.
Bàn về vấn đề này, Trương Đăng trong chương ‘Vấn Sơ Chẩn Cửu Án Bát Đồng Thuyết’ (CTT. Muội) nhận định rằng: “Khi chẩn mạch loại khách tà bạo bệnh mà mạch Phù là đúng. Nếu bệnh đã lâu, sức đã hư tổn, nên chẩn căn khí làm gốc. Nếu thấy Phù, Đại, ấn tay lâu thấy chìm mất, là hiện tượng chính khí quá hư, không cần hỏi là bệnh lâu hoặc mới nhiễm, tuy rằng chứng mà thấy nóng nhiều, phiền nhiễu do chính khí suy không tự chủ được mà hư dương thoát ra ngoài. Khi mới xem mạch thấy Nhu, Nhuyễn, bắt đầu thấy bật dưới tay là dấu hiệu bệnh ở phần lý, phần biểu không bệnh. Không phải tạng khí bị thụ thương thì là kiên tích ẩn phục bên trong, trường hợp này không thể cho đó là mạch Trầm mà lầm là bị hư hàn. Mới xem thấy mạch hơi Huyền, xem lâu lại thấy hòa hoãn, hễ bệnh đã lâu thì sắp khỏi, khí huyết tuy kém nhưng tạng khí chưa bại. Cách chung, mạch của người bệnh lúc mới đặt tay vào tuy thấy vô lực hoặc Huyền Tế, không hòa hoãn, xem lâu trên mười chí lại thấy điều hòa dần, thì bệnh có thể chữa. Nếu mới xem mạch thấy hòa hoãn nhưng xem lâu lại thấy Vi, Sác không ứng tay hoặc dần dần Huyền, cứng (ngạnh) thì bệnh khó chữa”.
-


Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #591 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:09:22 am »

 Bỏ Mạch Theo Chứng-Bỏ Chứng Theo Mạch.
(Xả Mạch Tòng Chứng - Xả Chứng Tòng Mạch)
Thông thường thì mạch và chứng tương ứng với nhau, nhưng có nhiều trường hợp mạch và chứng lại không đi đôi với nhau như dương chứng mà lại thấy mạch âm hoặc âm chứng mà thấy mạch dương... Sách ‘Y Biên’ giải thích rõ như sau: “Phàm bệnh mà và chứng không hợp thì một bên thật, một bên giả, cần phân biệt kỹ. Như bên ngoài tuy phiền nhiệt mà thấy mạch Vi, Nhược thì hư hỏa, hư tướng, lại chịu được công phạt sao?. Nên theo mạch mà chữa chứng chân hư chứ không theo chứng là giả tượng. Hoặc trường hợp bệnh vốn không có phiền nhiệt mà thấy mạch Hồng, Sác thì không phải là hỏa tà. Bệnh vốn không có trướng đầy, ứ trệ mà thấy mach Huyến, Cường thì không phải là chứng thực ở bên trong. Không nhiệt, không trướng lại có thể chịu được phép tả hay sao?. Nên theo chứng hư chứ không theo mạch giả thực... Nếu là tà làm thương tổn bên trong hoặc thực trệ, khí trệ mà bụng trên đau thắt đến nỗi mạch Trầm, Phục hoặc Xúc hoặc Kết, đó là tà bế tắc kinh lạc gây ra. Đã có chứng thực làm căn cứ thì mạch hư tức là gỉa, trường hợp này nên theo chứng chứ không theo mạch. Hoặc như bệnh thương hàn, tay chân gía lạnh, rét run mà mạch thấy Hoạt, Sác, đó là do nội nhiệt làm cách âm. Làm sao có thể biết được? Vì bệnh truyền từ kinh này sang kinh khác chứ không phải trực trúng âm kinh, từ chứng nhiệt chuyển sang hàn. Đã có mạch Sác, Hoạt làm căn cứ thì ngoại chứng là giả hư, cũng theo mạch chứ không theo chứng vậy”.
Trường hợp nào nên bỏ mạch mà theo chứng, Lê Đức Thiếp trong sách ‘Định Ninh Tôi Học Mạch’ đã nhận định:
Nên bỏ mạch theo chứng trong các trường hợp sau:( Bác BS-812 chú ý  các trường hợp này thường có đặc thù về chân mệnh hoặc khiếm khuyết về giải phẫu)
- Những bệnh mà nhận xét về mạch khó chính xác như những người không thể chỉ căn cứ vào mạch hoặc những người không có bộ mạch để xem.
- Những người thanh cao, 2 tay thường không có mạch, nếu có thì mạch đi rất êm dịu, nhẹ nhàng, bé nhỏ.
- Những người mạch tay trái thường rất nhỏ hơn tay phải hoặc ngược lại.
- Những người có mạch Phản Quan.
- Những người không may bị cụt một hoặc cả hai tay.
- Những người bị thương ngay vị trí để xem mạch.
Kính chào bác và chúc bác cập nhật được nhiều thông tin về Y HỌC DÂN TỘC.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #592 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 09:11:24 am »

Cám ơn bác rất nhiều
Chào bác Vệ .Định không làm phiền bác nữa ,nhưng lại cứ thắc mắc .Đó là khi ở bđ ,có ông cán bộ D có biệt danh là" hà thủ ô" (Thành hà thủ ô ) vì ông này chuyên sai cần vụ bứt 1 loại dây leo ,giống như là dây mơ lông ,dây này khi bứt ,chảy mủ trắng ,ông ấy gọi là hà thủ ô (rất nhiều người miền Nam cũng dùng và gọi là dây hà thủ ô ) ,và nấu uống ,vì ông chuyên uống loại này nên mới có biệt danh đó ;Còn theo em tìm hiểu qua các nhà thuốc đông y ,thì hà thủ ô có thân và lá gần giống dây lá giang (nấu canh chua),còn củ (dùng làm thuốc) thì giống củ khai lang đỏ ,nhưng có khía cạn .Vậy thì dùng loại dây mọc hoang có mủ mà người ta gọi là Nam hà thủ ô đó có hại gì không .Cám ơn bác
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 09:46:13 am gửi bởi BS-812 » Logged
Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #593 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 02:32:19 pm »

Chà chà, nhà của vetran mới xây ngày nào mà bây giờ đã đầy đồ đạc tiện nghi sang trọng và cao cấp rồi. Cứ đà này chắc vetran sẽ xây tiếp nhiều nhà nữa đây.

Phải dành nhiều thời gian mới tham quan hết ngôi nhà của vetran. Nhưng sẽ rất lý thú vì biết đc rất nhiều kiến thức y học cả đông tây kim cổ, hihi.
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #594 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 02:43:42 pm »

 Bác vetran xây nhà mới thôi ,nhà cũ đầy chật rồi ! thằng em vẫn chăm chú theo dõi ,đọc bài của bác mà chưa dám có ý kiến gì ,rất uyên thâm ,rất bổ ích bác ạ !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #595 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 04:37:18 pm »

Thưa bác BS-812, tôi cũng có nhiều dịp tiếp cận với cây hà thủ ô. Như vậy cái cây mà bác BS-812 mô tả có lẽ không phải là Hà thủ ô, riêng cái cây có mủ trắng,  lá  và thân dây leo lá hình tim dài, có lông mịn mới là đúng. Thời gian cuối năm 1975, chúng tôi thu hái khá nhiều ở rừng Long Khánh, Bình Long. Đến cuối năm 1976 khi trung đoàn thiết giáp 26 của tôi chuyển cứ về  khu đồi cuối phi trường Biên Hòa gần ngã Tư Tân Hiệp, tôi thấy người dân đi đào củ hà thủ ô và thu hoạch khá nhiều, có củ dài tới cả mét, nhưng không thể lấy nguyên củ vì đây là khu đồi trọc, đấtrất cứng. So sánh với loại cây của anh Thành cán bộ D chỗ bác là chính xác, chứ cái cây bác tìm hiểu ở hiệu thuốc là không phải. Tôi xin đưa những thông tin này về hai loại hà thủ ô( Trắng và đỏ tôi đã gặp và trong dân sử dụng nhiều. và cả gia đình tôi thường sử dụng cùng với lá đinh lăng phơi  khô, nếu nấu nước uống hàng ngày thì không cảm được vị, nhung loại củ thái phơi khô ngâm rượu hoặc sắc uống thì nhẫn nhẫn đắng. Tôi không biết bác chứng kiến các bác khác sao chứ tôi ngoài tuổi “Tri thiên mệnh” nhưng đố bác tìm thấy một sợi tóc bạc (mà nhất định không nhờ mấy em nhổ bằng răng đâu nha. Chúc bác khỏe và tìm hiểu thêm.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Hai, 2012, 04:49:47 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #596 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 04:39:08 pm »

Hà Thủ Ô còn có tên khác: Dạ giao đằng
 
. Là một loại Dây leo, sống nhiều năm. Thân rễ phồng thành củ. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân. Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 - 8cm, rộng 2,5 - 5cm, đầu nhọn, mép nguyên hoặc hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Bẹ chìa mỏng, màu nâu nhạt, ôm lấy thân. Hoa tự chùm nhiều nhánh. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ những lá bắc ngắn, mỏng. Bao hoa màu trắng, 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn). Bầu hoa có 3 cạnh, 3 vòi ngắn rời nhau. Đầu nhụy hình mào gà rủ xuống. Quả 3 góc, nhẵn bóng, đựng trong bao hoa còn lại, 3 bộ phận ngoài của bao hoa phát triển thành cánh rộng, mỏng, nguyên.
Dược liệu: Rễ củ hình tròn, dài, không đều, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi theo chiều dọc, hay chặt thành từng miếng to. Mặt ngoài có những chỗ lồi lõm do các nếp nhăn ăn sâu tạo thành. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng màu nâu sẫm, mô mềm vỏ màu đỏ hồng, có nhiều bột, ở giữa có ít lõi gỗ. Vị chát.

 thường dùng Rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson).
bác cũng biết  Cây này mọc hoang ở hầu hết các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, có nhiều ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, một số tỉnh khác như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoà Bình có số lượng ít hơn. Hiện nay, Hà thủ ô được trồng ở nhiều nơi vùng ở phía Bắc (Vĩnh Phú) và cả ở phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Thường thì thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn.
Tác dụng dược lý của hà thủ ô
+ Hà thủ ô có tác dụng hạ Cholesterol huyết thanh, được chứng minh rõ trên mô hình gây cholesterol cao ở thỏ nhà, thuốc còn có tác dụng làm giảm hấp thu cholesterol của ruột thỏ, theo tác giả, thuốc có thành phần hữu hiệu kết hợp với cholesterol (Tân y học, 5 - 6, 1972). Thuốc có tác dụng phòng chống và giảm nhẹ xơ cứng động mạch. Có thể tác dụng giảm xơ cứng động mạch và do thuốc có thành phần Lecithin (Tân y học, 5 - 6, 1972).
+ Thuốc làm chậm nhịp tim. Làm tăng nhẹ lưu lượng máu động mạch vành và bảo vệ được cơ tim thiếu máu.
+ Thuốc giữ được tuyến ức của chuột nhắt già không bị teo mà giữ được mức như lúc chuột còn non, tác dụng này có ý nghĩa chống lão hóa nhưng cơ chế còn cần nghiên cứu thêm.
+ Thuốc có tác dụng nhuận tràng do dẫn chất oxymethylanthraquinone làm tăng nhu động ruột (Trích yếu văn kiện nghiên cứu Trung dược - Nhà xuất bản Khoa học xuất bản 1965, trang 345 - 346). Hà thủ ô sống có tác dụng nhuận tràng mạnh hơn Hà thủ ô chín.
+ Tác dụng kháng khuẩn và virus: thuốc có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn lao ở người và trực khuẩn lỵ Flexner. Thuốc có tác dụng ức chế virus cúm (Học báo Vi sinh vật 8,164, 1960).
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #597 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 04:40:19 pm »

Các chất hoá học được phân lập: Thân rễ Hà thủ ô chứa antranoid, trong đó có emodin, chrysophanol, rhein, physcion; protid, tinh bột, lipid, chất vô cơ, các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). 2,3,5,4 tetrahydroxytibene -2-O-b-D-glucoside. Tanin
- Công dụng: Bổ huyết giữ tinh, hoà khí huyết, bổ can thận, mạnh gân xương, nhuận tràng.
- Công dụng: Bổ máu, trị thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng, mỏi gối, di mộng tinh, bạch đới, đại tiểu tiện ra máu, mẩn ngứa. Uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sớm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.
- Cách dùng, liều lượng: 12-20g một ngày, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu bổ. Trước khi dùng phải chế biến, phụ liệu chính là đậu đen.
- cách chế Hà thủ ô: Rửa sạch củ, ngâm nước vo gạo 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Đổ nước đậu đen cho ngập (cứ 1 kg Hà thủ ô cần 100 g đậu đen, 2 lít nước, nấu đến khi đậu đen nhừ nát), nấu đến khi gần cạn, cần đảo luôn cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Thái hoặc cạo mỏng rồi phơi khô lấy vải mỏng lọc nước cốt, nấu thành cao, thêm 1/2 lít mật ong, nấu lại thành cao, để trong thố đậy kín, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, dùng được lâu mới công hiệu
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #598 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 04:40:59 pm »

****Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò - Streptocaulon juventas Merr., thuộc họ Thiên lý - Asclepiadaceae. Là một loại dây leo bằng thân quấn dài 2-5m. Vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn. Lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, dài 4-14cm, rộng 2-9cm. Hoa nhỏ, màu lục vàng nhạt, mọc thành xim ở nách lá. Quả gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò. Hạt dẹt mang một mào lông mịn. Toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.  Bộ phận dùng: Rễ củ - Radix Streptocauli Juventatis. Nơi sống và thu hái: Cây của miền Đông Dương, mọc hoang rất nhiều ở vùng đất cao, đồi gò, rừng thứ sinh, đặc biệt là trên các nương rẫy đã bỏ hoang hoặc mới khai hoang. Cây tái sinh khoẻ. Thu hái rễ củ quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, thái lát dày khoảng 3cm, phơi hay sấy khô. Có thể ngâm nước vo gạo một đêm trước khi phơi hay sấy khô.
Thành phần hóa học: Rễ củ chứa tinh bột, nhựa đắng, tanin pyrogalic và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định.
Tính vị, tác dụng: Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa thiếu máu, thận gan yếu, thần kinh suy nhược, ăn ngủ kém, sốt rét kinh niên, phong thấp tê bại, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, bạch đới, ỉa ra máu, trừ nọc rắn cắn, bạc tóc sớm, bệnh ngoài da mẩn ngứa. Có nơi còn dùng củ và thân lá của cây để chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có người còn dùng dây sắc lấy nước cho phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa uống cho có thêm sữa. Cây lá cũng được dùng đun nước tắm và rửa để chữa lở ngứa. Người ta còn dùng củ chữa cơn đau dạ dày.
Cách dùng: Thường dùng mỗi ngày 12-20g dạng thuốc sắc. Có thể nấu cao hay ngâm rượu uống. Cành lá dùng với liều lượng nhiều hơn. Người ta cũng thường chế Hà thủ ô trắng cũng như Hà thủ ô đỏ.
Đơn thuốc: Bồi dưỡng cơ thể, tăng cường sức lực, chữa đau lưng mỏi gối; giúp ăn ngủ được: Đậu đen 50g, Đậu đỏ 10g, Đỗ trọng dây 50g, Ráng bay 15g, Củ sen 50g, Bố chính sâm 15g, Hà thủ ô trắng (sao muối) 50g, Phục linh 15g. Các vị hiệp chung, tán làm viên hoàn, mỗi lần uống 3g, ngày uống 3 lần. (Kinh nghiệm ở An Giang).
Kiêng kỵ: Không dùng Hà thủ ô trắng đối với người hư yếu, tạng lạnh, đồng thời kiêng ăn tiết canh lợn, cá, lươn, rau cải, hành tỏi.
Xin chào bác
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #599 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2012, 05:12:32 pm »

 Topic đã vừa đủ 60 trang. BY xin được khóa lại. Grin

 Mời bác quân y vetran mở topic mới. Xin trân trọng gửi tặng đến vợ chồng bác vetran Anh Thơ những bó hoa đẹp nhất Grin

Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM