Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:51:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 199928 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:43:42 am »

Cám ơn bác Tranphu 341. Nhờ sự động viên của bác, tôi sẽ sẽ viết tiếp, nhưng cũng đang đắn đo có nên nói thật cái hiện thực từ chuyện làng xã, của cả hoàn cảnh, nhân tình thế thái quê tôi ngày đó không vì cũng vẫn sợ đụng chạm.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:57:14 am »

     Chào Vetran:

     Chúc mừng bạn đã mở một Topic mới.

     60 trang, một khoảng lớn để bạn viết được rất nhiều chuyện trong hồi ký của bạn. Chuyện bạn viết rất hay, nhưng bạn có thể viết theo Font Unicode cho dễ đọc hơn được không.

      Bạn nên ngắt thêm nhiều đoạn và chèn thêm cách dòng vào để bài viết trông thoáng và hấp dẫn hơn.

      Chúc bạn khỏe và viết đều tay.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:58:33 am gửi bởi VMH » Logged
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #42 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:59:35 am »

Thành viên vetran chú ý: Quy định của Diễn đàn là tên các topic không được viết HOA toàn bộ!
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 12:22:07 pm »

 Thanhk VMH tôi cũng không rành các qui định. Mong cúc cụ chỉ giáo.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 05:47:42 am »

Thưa bác trinhsat và bà con, cái vụ vi tính này, tôi còn dốt hơn Lão Trư, hì hục từ 4h30 đến giờ mà chưa giải quyết được gì, mà đến giờ trả bài rôi, xin các bác chịu khó đọc tiếp, ngày mai tôi tính. Xin cám ơn.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 08:25:19 am »

Ngày ấy đi khám bệnh cho dân vui đáo để. Ở khu vực cây số 9 là nơi cư trú của người Chăm, đặc biệt phụ nữ Chăm rất trắng và đẹp. Hôm ấy, có người tới cổng trung đoàn mời đốc tờ tới khám bệnh. đơn vị cho xe zeep, Thơ xách túi y cụ thuốc men, Toán đeo K54d9i bảo vệ. Bệnh nhân là một cô gái Chăm chừng 19 tuổi, mới cưới chồng một tháng (các cụ chú ý (cưới chồng) đúng nghĩa đen nhé) bởi vì chồng phải về ở rể sau khi nhà gái cưới về. Chà, sắc mặt nhợt nhạt, cặp mắt thiếu tinh anh. Khám xong không phát hiện ra bệnh, không có dấu hiệu thai nghén, triệu chứng duy nhất là đau toàn ổ bụng và cơ bụng rất cứng. Mới ra trường, trình độ chuyên môn lùn, thuốc quân y cục cấp cho vừa thiếu chủng loại vừa cũ.. Chà, tính sao đây... Nhưng hàng chục cặp mắt mở trố ra theo dõi từng động thái nhỏ của ông đốc tờ. Đánh liều tôi cắt thuốc theo bài điều trị rối loạn tiêu hóa uống một tuần, rồi vội vàng rút quân......
Một tuần sau, có người tới mời lên gia đình gặp. Vì vốn ngoại ngữ dun dế không rành nên tôi không thể khai thác tình hình trên cây số 9 qua người tới mời. Lại lên xe zeep và cũng vẫn có Thơ và Toán đi theo. Tới gần nhà, nghe tiếng nhạc và giọng cầu nguyện đều đều. Chết cha rồi, có lẽ bệnh nhân ngoẻo rồi. Tôi tính quay lên đường để chuồn, nhưng dân chúng vây quanh và một cụ ông bận áo xô trắng, đội mũ trắng kính cẩn mời ông đốc tơ lênh sàn nhà. Mừng ơi là mừng khi thấy cô bệnh nhân nhoẻn miệng cười toe toét với nét mặt mày hồng hào sáng sủa ngồi giữa nhà bên cạnh anh chồng lóng ngóng rót nước mời khách. Thì ra con gái cung của gia chủ hết bệnh và hôm nay làm lễ cầu an và mới ông đốc tờ tới để tạ ơn. Thật hú hồn... Sau nay tôi nghĩ dù trường hợp này như (chó ngáp phải ruồi ) nhưng cũng có cở sở vì người dân lâu ngày không dùng tân dược, nay tôi cho một liều kháng sinh nhỏ cung8 ep phê ngay. Thôi tạm dừng ở đây
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
quannhu172
Thành viên
*
Bài viết: 188

Chết vì cuồng vọng một cách lố bịch!


« Trả lời #46 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 02:10:57 pm »

   Ngày xưa áo trắng em yêu
   Ngày nay áo trắng mục tiêu quân thù .
 Vì thế mà phải đem áo trắng đi ngâm bùn cho đen đi đấy các bác ạ !
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 03:12:59 pm »

               Chào bạn vetran. Chuyện bạn kể thật hay và hấp dẫn , rất lôi cuốn người đọc. Chúc mừng bạn. Đồng hương cạnh tỉnh. Grin Grin Grin

               Bạn có thể nhờ các cháu, ( nếu không tự làm được) thì nên sắp xếp lại bài viết cho ae dễ đọc. Chứ tuổi mình bây giờ nhìn vào trang viết dầy đặc chữ là thất choáng đầu rồi. Khó đọc lắm.

              Chúc bạn có nhiều sức khỏe và niềm vui để tiếp chặng đường còn dài!
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:03:15 pm »

hehe em xin đính chính tí , chị Anh Thơ ở Kông Pông Chàm thì chỉ có thể nhập viện 7D chứ không phải 7E ( Xiêm rệp )  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:34:28 pm »

Sau khi mẹ thái lòng xếp lên cái đĩa nhỏ bằng cái bàn tay rồi lấy miếng lá chuối đậy lên để tôi bưng qua biếu ông nội theo tục lệ (biếu lòng sốt bậc tiền nhân), còn lại vào bữa tất niên mỗi đứa được mẹ gắp cho một miếng dồi, gan, tim, phèo, huyết luộc, mẹ thái rất mỏng, bố và người lớn có thêm đĩa tiết canh đỏ au với rất nhiều rau thơm và lạc rang rắc trên. Và cũng chỉ có dịp tết mới được mặc áo mới, được ăn kẹo mứt, bánh chưng. Cả năm còn lại chỉ trông chờ có đình đám giỗ chạp của họ hàng trong làng mời mẹ dự là chúng tôi bắt đầu nuôi hy vọng bởi cái tục lệ bất thành văn quê tôi: với mâm cỗ bốn người lớn ngồi bốn góc (không bao giờ có trẻ con nơi đám tiệc), khách mời dự tiệc chỉ được ăn những món có nước như xào, nấu, canh rau, các món khô để cuối tiệc chia phần gói vào lá chuối đưa về cho con cháu ở nhà cho bõ năm đồng bạc mừng đám. Vì lẽ đó ngay từ lúc mẹ ra đi dự tiệc thì anh em tôi ngồi nhà ngóng trông, khi về thế nào cũng có phần cho mỗi đứa một nửa hoặc một phần ba miếng thịt ba rọi bằng một đốt ngón tay, nhà đám thái mỏng như lá lúa, cho vào miệng nhẹ nhàng ngậm lại ngay sợ thở mạnh miếng thịt bay mất, và cũng rất nhanh chóng tan trong miệng xuống dạ dày trước sự tiếc rẻ vì chưa kịp cảm nhận sự sung sướng của mỡ thấm vào chân răng. Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội” Thì sự thắt lưng buộc bụng của toàn xã hội lúc đó là tất nhiên và diệu kì đến kinh ngạc. Quê tôi là đất thuần nông cho nên toàn bộ đời sống sinh hoạt đều trông chờ vào hạt thóc: từ quan hôn tang tế đến mua sắm gia cụ, hoặc tiền học phí của học sinh, tất cả phải đưa thóc ra chợ bán mới có tiền trang trải, trong khi số thóc được HTX chia mỗi vụ mùa không đáng là bao. Làng tôi gần như một trăm phần trăm nhà đắp bằng đất, những bức tường có bề dày nửa mét để tránh bị đổ sập vào mùa mưa bão và đặc biệt vật liệu lợp mái duy nhất là rạ lúa, còn rơm lúa làm thức ăn trâu bò của HTX,  mà ngay khoản này cũng hiếm hoi vì phân chia của HTX cho mỗi hộ cũng theo chuẩn nhất định, trong khi đó còn phải dành một phần làm chất đốt cho cả sáu tháng trời cho nên nhà nhà dột nát. Mỗi lần mưa xuống thì tất cả xô nhôm, chậu sành, nồi đồng đều được huy động hứng dột mà trong nhà vẫn ướt hơn ngoài sân. Cái đói rét, nghèo nàn treo lơ lửng trên đầu mỗi người dân quê, và anh em tôi cũng không ngoài tầm kiềm tỏa của số phận.
- Nhà tôi nghèo lắm, vì neo đơn không có nhân lực tham gia sản xuất, chỉ có mẹ và chị Hai với sức khỏe không mấy dồi dào, cố gắng lao động nuôi sống gia đình, mà cái thành quả ít ỏi ấy cũng bị cán bộ đội sản xuất gặm nhấm một phần, vì vậy mỗi mùa giáp hạt nhà tôi sẽ thiếu ăn. Nhiều ngày đi học với cái bụng đói meo, sôi réo ùng ục. Tan học, trên đường về, không kéo lê nổi đôi dép cao su, đành nhặt lên kẹp vào lách đi cho đỡ mệt, tới nhà chân run mắt mờ, mồ hôi túa ra như tắm mà cuối cùng cũng chỉ có củ khoai cằn, củ dong sượng mẹ nấu cho ăn thay cơm, Vì mẹ đi khắp cả làng mượn gạo không có. Cái đói cơm ngày đó ám ảnh tôi suốt một thời niên thiếu, rồi quên được vài năm đầu trong quân ngũ đến năm 1978 học ở trường quân y, lịch sử lặp lại. Thỉnh thoảng bố được cơ quan cấp cho mấy chục cân cám chăn nuôi, mẹ ngồi sàng sảy lại lấy tấm và cám nhuyễn để nấu cháo, độn cơm hoặc làm bánh cám, dù hơi đắng nhưng ăn vẫn ngon vì đói quá. Viết tới đây, cũng vì cái đói mà tôi nhớ lại hình ảnh mái tóc rất dày của mẹ, mỗi lần gội bồ kết mẹ vừa hong tóc cho khô vừa chải và cuối cùng mẹ lấy chân di tròn dưới đất được một búi nhỏ tóc gãy rụng, cất gọn vào một chỗ nào đó rồi vài tháng lấy những mớ tóc rối ấy xuống, đôi khi trong đó mẹ cất thêm một hai cái răng gãy để chờ khi nào nghe tiếng rao: đồng nát bán, đổi kẹo đơ..ây, thì chúng tôi nhanh chân đưa búi tóc rối, răng gãy và đôi khi lấy trộm luôn cái âm nhôm sứt méo trong bếp đổi được mỗi đứa một que kẹo kéo gọi là (kẹo mạch nha) để mút mát nhâm nhi rất lâu chứ không giám bỏ vào miệng nhai mau hết thì tiếc lắm. Ngày ấy mẹ và chúng tôi sống trong căn nhà xây to nhất làng là căn nhà của địa chủ chính quyền tịch thu cấp cho bố mẹ lúc từ chiến khu về quê nhưng bên trong rỗng tếch chỉ có hai cái giường và cái tủ gỗ tạp cơ quan phân phối cho bố, hai bộ chăn màn cũ, vá chằng vá đụp, vài đồ gia cụ cũ kĩ, ngoài ra không còn gì đáng giá mười đồng. Nhưng không vì thế mà kém vui, anh em chúng tôi đã biết trồng rau cải rau đay, thả bè rau muống dưới ao hoặc ra mương ra ruộng đánh bũng đánh dậm bắt cua cá hay thả vó bắt tép về cho mẹ kho làm thức ăn. Tôi rất ngán khi vào mùa lúa bắt rễ xanh đồng. Cứ đến đêm khuya anh Đức bắt tôi phải đeo cái bị cói đi theo anh dùng lơm úp cá đẻ, theo anh lội ruộng bì bõm trong đêm tối rất cực, mà tôi là chúa lười lại sợ rét, sợ đỉa và rất sợ ma, trong khi anh  lại cứ lọ mọ vào những khu ruộng có mồ mả và nghĩa địa, có khi anh tắt đèn ló ngồi canh hàng giờ trên những cái gồ giữa cánh đồng thanh vắng. Vì vậy chập tối tôi thường tìm cách chuồn ra sân nhà thờ chơi với tụi trẻ, nhưng khổ nỗi khuya cũng phải về ngủ, mà cái giống đời đi úp cá đẻ thì chờ khuya mới đi, thế là lại không thoát. Có đêm tôi tức quá gét anh ra mặt. Nhưng nhiều đêm anh úp được kha khá cá chép, cá nheo, cá diếc với những cái bụng căng tròn đầy trứng, vậy là ngày mai mẹ sẽ đưa ra chợ bán và mua gạo nấu cơm cho anh em tôi ăn với rau muống luộc chấm mắm rốc chứ không được ăn cá. Mà cũng rất lạ, nhiều lúc các anh bên hàng xóm rảo suốt đêm cũng không úp được con cá nào, có khi cũng chỗ mạch nước ấy, anh kia đi qua không có dấu hiệu gì nhưng anh Đức tới thì phát hiện có một cặp cá chép vờn nhau, tôi khoái quá tưởng anh Đức úp liền là chắc ăn, nhưng anh bỏ qua và tắt đèn ngồi chờ, tôi nóng ruột sợ anh bỏ lỡ cơ hội để sổng hai con cá thì tiếc đứt ruột, tôi hối úp hoài mà anh vẫn tỉnh queo. Lúc lâu sau nghe rất nhiều tiếng cá quẫy ranh rách, anh mới bật đèn sáng lên và úp, bắt lia lịa được đủ loại cá, hôm ấy trúng to, sau anh giải thích: khi phát hiện có cặp cá chép vờn là  một cặp cá đực cái, con cái sắp đẻ, con đực bám theo sau thụ tinh. Nếu xung quanh khu ruộng không có người khác cùng đi úp thì bình tĩnh chờ những loài cá khác như cá nheo, cá rô, cá diếc bám theo ăn trứng cá chép, lúc đó mới úp là trúng đậm. Vì vậy các bác các cô trong xóm nói anh  Đức có số sát cá. Ngày ấy đối với lũ học sinh chúng tôi cái gì cũng mới mẻ cũng tò mò, có lần phi cơ Mỹ vừa bay qua thì xuất hiện những vật rơi tự do, sáng lóa cả bầu trời, chúng tôi vọt lên khỏi hầm trú ẩn đuổi theo và nhặt lên xem thì mới biết là những búi sợi kim tuyến (Sau này mấy chú ngoài trận địa pháo nói cho biết là tàu bay thả xuống để làm nhiễu Radar phòng không của ta khi chúng vào đất liền oanh kích). Có những lần tàu bay thả tiền giả loại một đồng rất nhiều, nhìn qua rất giống tiền thật, bên cạnh phần tiền có thêm phần giấy in những nội dung tuyên truyền đe dọa đánh phá miền Bắc và kêu gọi nhân dân nổi dậy chống chế độ XHCN. chúng tôi chạy theo nhặt, sau đó cắt bỏ phần truyền đơn rồi vò phần tiền cho nhàu cũ giống tiền thật, xuống quán tạp hóa chỗ cây đề Giao Thuận lừa mấy bà cụ bán quán, mắt mũi kèm nhèm để mua kẹo nhưng cũng chỉ mua được một lần, do rút kinh nghiệm nên các bà xăm soi rất kỹ và phát hiện tiền giả là nhanh tay chụp ngay cái chổi chà  rượt đuổi chúng tôi chạy trối chết. Thằng Mỹ cũng ngu, có lẽ mục đích chúng thả tiền giả xuống nhằm phá hoại kinh tế của ta, với mọi chi tiết thì rất giống tiền thật nhưng nó lại in mệnh giá là chữ (MOT DONG) nên dễ phát hiện giả. Một buổi sáng cùng mấy bạn học, lông nhông ra bãi biển bắt còng gió, ngồi xem dã tràng se cát, hái trái sú vẹt, rồi lội theo mấy ngư dân xem họ xâm cá Nhệc. Mặc dù sống ở quê miền biển nhưng hôm nay xảy ra những chuyện làm tâm trí con nít chúng tôi ngỡ ngàng. Đang lang thang ngoài mép nước thì thấy một hình ảnh rất ngộ là các anh ngư dân lực lưỡng đẩy te lưới dưới biển mà chân lại đi lênh khênh cao hơn mặt nước bằng cà kheo như làm xiếc đang tiến dần vào bờ rồi trượt lưới lên bãi cát với vô số cá tôm. Đang trố mắt thán phục thì trời ơi! Ở đâu ào đến hàng chục người, có cả đàn ông đàn bà với đặc điểm trên mình chỉ có duy nhất là cái áo dài tay, còn phía dưới hoàn toàn để không cho mát, quần dài quần ngắn quấn quanh đầu thành một búi như dân hồi giáo quấn khăn, họ đồng loạt nhào vào nhặt hôi cá tôm nhỏ do te cảo hất bỏ xuống bãi sau khi chủ te chỉ gôm cá lớn. Sau này tìm hiểu kỹ qua đám bạn học ở xã Giao An tôi mới được biết: Phần lớn dân bãi biển rất nghèo, không có tiền mua ngư cụ đánh bắt lớn mà chủ yếu dùng te loại nhỏ và trầm mình dưới nước biển mặn đánh bắt cá tôm nhỏ ngay ven bờ nước sâu tới bụng do vậy họ không thể mang một vật gì khi đẩy te vì sự cọ sát của quần áo trong nước muối mặn sẽ làm da thịt tấy lên. Hơn nữa, nếu mặc quần áo ướt nhuộm muối mặn từ mép nước về tới làng mấy cây số thì sự co sát gây nở loét trầm trọng thì coi như ngồi nhà nhịn đói, còn những người đi cà kheo đẩy te lớn là lớp ngư dân đã có bát ăn bát để, họ có điều kiện đánh bắt bằng te đẩy lớn xa bờ hơn và di chuyển trên cà kheo mà không chấp nhận trầm mình dưới nước biển, chỉ thu lượm cá tôm lớn. Cá tôm nhỏ bỏ lại bãi biển trở thành điều mơ ước của phần lớn ngư dân nghèo nên họ vừa đẩy te nhỏ vừa luôn canh me các te lớn và nhanh chân nhào vào hôi cá tôm mà quên luôn cái hình ảnh kỳ cục chúng tôi mới nhìn thấy cho trời biển chiêm ngưỡng mà không suy nghĩ lăn tăn. Còn tổ chức đánh bắt qui mô lớn ngoài khơi xa chỉ dành cho xã viên hợp tác xã ngư nghiệp trên các con thuyền gỗ với lưới vây, lưới vét. Rồi nữa, có những lần mò mẫm ra bãi biển, vì hú choi quá mà không phát hiện một điều bất thường là cả chiều dài hàng cây số mép nước không có bóng dáng ngư dân, đến lúc nghe tiếng rào rào thật lớn, nhìn ra khơi thấy cột nước cao đang lăn vào bờ, tất cả chúng tôi co cẳng chạy như ma đuổi, mệt quá đổ vật tấm thân lên lườn taluy chân đê cũng là lúc nước biển ập tới, thật hú hồn vì cái dốt của dân trong ruộng không hiểu gì chu kỳ thủy triều, cứ hiên ngang ra biển. Có những buổi trốn học lang thang qua chợ Đại Đồng mà trong túi không có hào nào với hi vọng mong manh gặp ai đó trong làng Định Hải quen thân với bố mẹ hay bà con họ hàng đi chợ thì thế nào cũng được họ mua cho vài củ ấu, quả ổi hoặc vài miếng Sứa chấm mắm tôm ăn với quả sú non vừa chát vừa dòn cho đỡ thèm, sau đó đi vào nhà anh rể, gần nhà thờ Đại Đồng và cũng gần chợ, chơi với cháu. Có một lần qua Đại Đồng, chị Cả không có nhà, tôi cõng trộm cháu Thúy về Định Hải, cả ngày thì không sao nhưng đến gần tối nó nhớ mẹ, khóc hoài, tôi phải cõng lòng vòng ra sân nhà thờ cho nó nín, trong khi mẹ mắng té tát và bắt tôi cõng cháu đi trả mà trời đã tối, phải qua mấy khu đồng mộ mả xa năm cây số làm sao tôi giám đi. May quá một lúc sau thấy đầu làng có tiếng xôn xao và chị tôi vừa khóc vừa vội vàng vồ lấy con bé trên lưng tôi im lặng ngây dại vì từ sáng đến giờ chị đã khóc hết nước mắt cùng nhà chồng mò khắp các ao hủng quanh nhà, quanh xóm với tâm trạng không hy vọng. Nghĩ lại thấy mình dại, dại đến mức người lớn cũng không nghĩ Cậu nó giám làm vậy. Mỗi lần qua chơi với cháu thì vui rồi, nhưng đó không phải là mục đích cuối cùng, có khi thấy cái  gương soi của chị đẹp, lấy trộm, nhưng mê nhất là con dao găm của anh rể, lấy luôn. Nhưng cái quan trọng nhất là đợi chị Cả đơm cho bát cơm trắng tinh mới nấu nóng hổi và thịt ba rọi băm chung với củ riềng nhỏ như hạt lựu xào với mắm tôm. Tôi ăn trong ngấu nghiến thèm thuồng, mỡ và mắm thấm vào lưỡi tới tận cùng chân răng làm tôi sung sướng nhớ mãi mà lúc ấy  không đủ sáng suốt và trí khôn hiểu rằng mỗi lần như vậy chị Cả cũng lo ngại đau lòng lắm vì chị và cháu còn đang sống chung và phụ thuộc nhà chồng. Việc này cũng giải thích tại sao tôi hay lang thang ra biển Giao Lạc mà không phải biển Giao Hương, Giao Thiện, Giao An nơi có công trình quai đê lấn biển lừng lẫy một thời tạo nên anh hùng lao động Trần Thuần. Qua vụ này tôi bị mẹ và chị cả cấm không cho qua chơi với cháu nữa và đồng nghĩa với việc không còn cơ hội được ăn cơm với thịt ba rọi băm xào mắm tôm (ngay bây giờ tôi vẫn còn có dư cảm món đó). Có lần lang  thang ra điếm canh đê biển ở xã Giao Lạc, thấy quá nhiều người tập trung, có cả công an và biên phòng. Tôi và mấy bạn vừa chui vừa lách vào trong điếm coi thì hết hồn lùi trở ra vì tôi nhìn thấy một em bé da trắng, tóc vàng đã chết nằm trong một cái thùng nhôm khá lớn. Chui lách ra ngoài vòng người tôi mới được nghe: sáng sớm ngư dân vớt được rất nhiều thùng bọc móp xốp bên ngoài và rất nhiều vật dụng đẹp lạ trôi dạt ngoài khơi vào bãi biển, dân đưa vào chân đê mở ra thì thấy mỗi thùng có hàng chục cái đài (radio) nhỏ bằng bàn tay rất đẹp mà chỉ nằm mơ chuyện cổ tích, hoặc chỉ thấy trên phim tình báo mới có những cái đài nhỏ bé ấy, cái nào cũng đang tuyên truyền và hát nhạc vàng, nhưng không ai giám lấy cái nào, vì mấy chú công an biên phòng cảnh báo coi chừng địch cài mìn trong đài.Trong số các thùng hàng thì đặc biệt có một cái rất to, đai sắt chắc chắn, dân khui ra thấy trong chứa đầy đường trắng, một vài ngư dân ngổ ngáo nhất rụt rè nếm thử, thấy không chết, mọi người đổ xô vào bốc hốt đầy khăn, áo, mũ, nón, nhưng ngay sau đó cũng nhanh chóng như lúc bốc hốt, vội vàng đổ hất tung tóe khi có người trong điếm kêu ré lên vì thấy giữa thùng hàng có một thi hài em bé chừng ba tuổi, tóc vàng da trắng gói trong những lớp vải nhựa trong suốt mà có lẽ đường là chất bảo quản…Gặp chuyện lớn rồi. Báo gấp cho công an biên phòng và rồi các cơ quan chức năng vào cuộc. Giải quyết đầu tiên là chở thi hài em bé về Hà Nội, tập trung đài và các hàng hóa khác vào một đống đổ xăng đốt tại chân đê. Sau này nghe bố nói lại: số hàng hóa ngoài bãi biển Giao Lạc không cùng xuất xứ: Số đài chỉ có một giải tần FM do tụi Mỹ chủ động thả vào bờ biển nước ta trong chiến dịch tâm lý chiến, với điểm phát sóng đặt trên hạm đội 7 ngoài khơi vịnh Bắc bộ. Các hàng hóa khác và thi hài em bé từ một con tàu tư nhân nào đắm ngoài hải phận quốc tế mà thi hài em bé gốc Âu này là một trong những kiện hàng do gia đình thuê mang về nước sau một nguyên nhân nào đó bị tử vong ở một nơi nào đó trong vùng Đông Nam Á đang trên đường trở về chính quốc của họ. Vì vậy những tặng phẩm gửi từ biển cả vào quê tôi cùng một lúc chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Có một sự kiện khá đặc biệt và sôi động ở hai tỉnh Thái Bình và Nam Định phía bờ biển trong đó có quê tôi. Sau một thời gian quê tôi xuất hiện từng tốp người lạ, trên vai đeo lỉnh kỉnh đủ thứ máy móc đến từng vùng đo đo vẽ vẽ. Tiếp theo họ khoan dọc những trục đường và nổ mìn rung động đất làng hàng tháng trời. Rồi những chuyến xe vận tải chở sắt thép ra bờ biển dựng chình ình ba cái tháp cao ngất trời ở Cồn Lu, cầu Giao An và chùa Hà Cát. Với ánh điện sáng trưng, âm thanh ầm ầm của động cơ suốt ngày đêm khoan vào lòng đất. Lúc ấy mọi người mới vỡ lẽ là nghành địa chất khoan thăm dò vì họ phát hiện quê tôi nằm trên mỏ dầu.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM