Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:58:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200144 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:06:02 am »

1/ Hii, anh H3 chịu khó một chút vậy, có lẻ anh Vệ chưa quen đấy thôi.
2/ Chuyến đi sắp tới, có đến Phôm Pênh, anh nhớ đến đơn vị cũ trung đoàn bộ E685 (Binh trạm 179 cũ) chụp giúp chúng em một tấm hình làm kỉ niệm anh nhé! Cảm ơn anh trước nghen! hiii, em thấy vui lắm anh H3 ơi !

1/ Là mình góp ý về cách trình bày bài viết để phục vụ người xem tốt hơn đấy mà.

2/ Binh trạm 179 cũ ở Phnom Pênh tôi không biết đặt ở chỗ nào, cô đặt hàng nơi Dũng tây nhe, hoặc có gặp cánh Dũng tây, Mỹ đen thì chỉ đường cho bọn hắn. Dũng tây làm trưởng đoàn nên việc dừng xe ở những nơi đâu hắn có quyền sắp đặt sao cho khớp thời gian hành quân trên lộ trình Phnom Penh - Sisophon dài gần 400km vào ngày 17/12 tới đây Grin Nếu thuận đường hành quân tất nhiên chúng tôi sẽ tấp xe vào chụp hình cô ạ.
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:30:02 am »

                      TẶNG EM YÊU
Giây phút đầu nhìn em nơi cửa sổ
bên cành hoa phượng vĩ vào mùa
Ánh mắt long lanh ngắm chiều hè nắng nhạt
Mái tóc huyền làm xao xuyến lòng anh.

Nhưng  thời gian lại đong đầy thử thách
Như dòng Tonlesap đượm tình buồn
Xa Phnompenh, Conponcham Em đến
Nhật nguyệt xóa dần nhung nhớ em ơi!

Nơi chiến trường tử sinh khốc liệt
Giây phút nào em  cảm xuyến xao
Những chiều hè phượng rơi vào cửa sổ
Có một người đăm đắm đợi chờ em.

Ngày tháng trôi qua nguyệt khuyết lại tròn
Bên dòng sông đầy vơi nhung nhớ
Anh đón em về trong tiếng nhạc hoàn  ca
  Điểm thêm hồng cho mối tình ta.

Em còn nhớ chăng ngày đầu mình hò hẹn
Bên dòng tonlesap hiền hòa
Trên  cầu chunava gãy nhịp chênh vênh
Trong  watphnom tĩnh mịch một ngôi đền.

Đêm trăng thanh trời hoàng cung cao vời vợi
Những nụ hôn và những ánh mắt nhìn nhau
Dù không nói mà như đã nói ngàn lời
I love you too much. Thơ ơi!

Tình yêu ta như hoa nở cành xuân
Có vun đắp trong tình thương đồng đội
Tình bạn bè tri kỷ đến mai sau
Cầu chúc mình hạnh phúc mãi bên nhau.

Chiều cuối thu miền ấy nắng dịu êm
Hai con tàu ra đi hai thời khắc
Mang trong mình là hai đứa yêu nhau
Cùng một hướng lao về miền Bắc,

Trên quê hương lúc đầu đông chớm lạnh
Mà lòng mình  ấm áp tựa mùa xuân
Hai trái tim ta hòa cùng nhịp đập
Kết trái tình yêu mãi mãi vĩnh hằng

                               Phnom-penh
                               Mùa đông 1982
Về miền Bắc tổ chức đám cưới, hai chúng tôi trở lại Phnompenh trả phép và dấu nhẹm chuyện kết hôn vì mấy lý do: Thượng Úy Thắng bí thư chi bộ hậu cần, người trực tiếp giới thiệu tôi vào Đảng từng tuyên bố: Nếu mày cưới con Thơ sớm lúc này là tao cho thối luôn.( tức là ngưng kết nạp Đảng) Lúc đó Thơ chưa hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Thật họa vô đơn chí “ trời chẳng cho ai tất cả và cũng không lấy đi tất cả”, Nay nghĩ lại, tại sao con người cứ tự làm khổ mình, khổ người vì những quan niệm không đâu vừa trái với tự nhiên, trái với tình người. Dù men tình đang nồng, hàng ngày vẫn công tác gần nhau mà tối đến phải sống trong vắng lạnh, mỗi đứa ở một khu nhà khác nhau. Nhưng rồi chẳng dấu được lâu khi mọi người phát hiện vợ tôi cứ bứt lá chuối non ăn. Chuyện gì đến sẽ phải đến, Thơ nhận quyết định phục viên. Lặng lẽ tiễn Em về tổ quốc mà trong tôi chất chứa một tâm trạng trống rỗng vô định khi phải xa nhau trong nghèo nàn thiếu thốn trăm bề mà tương lai sinh nở, nuôi nấng con cái sao đây giữa đất khách quê người. Tôi ở lại đơn vị sống trong thấp thỏm lo âu, và công tác trên một tâm thế trống rỗng. Hai năm tiếp. Sau đợt rút quân đầu tiên, tôi được điều động về tổ quốc. Từ tiền phương cục vận tải, tôi được điều về trung đoàn 684 tiếp tục công tác tại quân y tiểu đoàn 68 Tân Cảng. Để lại chiến trường bốn năm tám tháng với bao địa danh và kỷ niệm nhớ đời như chợ Oxay, chợ Tucthala, chợ 479 (nơi có tiểu đoàn 479)  chợ bờ sông, Watphnom, hoàng cung, điện Chamcamon, đài Độc Lập, bãi rau tăng gia bờ sông, cây số 9, cây số 11, tiền phương cục quân báo, đội điều trị 5, trường nữ sĩ quan K. Trường y tế quốc gia, chứng tích diệt chủng Tunsleng.v.v......
Thưa anh chị là CCB binh trạm 179 Kampuchea. Quân đội nhân dân Việt Nam là những gì tốt đẹp hồn nhiên vô tư và cũng khắc nghiệt nhất trong cuộc đời tôi. Ra đi Lúc 16 tuổi bốn tháng từ C3, D 930, E 15 bộ binh quân khu hữu ngạn – Thạch thành – Thanh Hóa. Năm 1975 từ trường Quân Cụ - Tổng cục kỹ thuật - Gò Vấp (Vihempich) trở thành lính thợ sửa chữa xe tăng – thiết giáp. Về C11 trung đoàn 26 thiết giáp, QK7 đóng quân tại trung tâm 43 bảo toàn trung hạng , tổng kho Long Bình. Rồi về căn cứ 26 Gò Vấp. Rồi về suối Máu ngã ba Tân Hiệp cuối đường băng sân bay Biên Hòa. Rồi cuối năm 1978 từ khu rừng cao su gần tòa thánh Tây Ninh (sở chỉ huy tác chiến của E26 thiết giáp quân khu 7 trong chiến dịch phản công biên giới) tôi được lệnh về trường quân y. Rồi cuối cùng sau mấy năm dùi mài kinh sử, tôi tới nơi chắp cánh cho mọi ước mơ hoài bão của mình, nơi tôi trưởng thành và tìm được nửa kia của mình bằng mối tình hơn cả tình yêu thông thường vì còn chứa đựng trong đó tình đồng đội của hai người lính quân y giữa chiến trường. Nơi đó, binh trạm 179 – Trung đoàn 685 – Phnompenh. Ngoài ơn sinh thành của cha mẹ thì  quân đội nhân dân nói chung, các trường chuyên môn kỹ thuật quân đội, các đơn vị vận tải quân sự nói riêng, tôi coi là huyết nhục, là tất cả những gì tôi có trên đời này, vì vậy thương nhớ lắm một thời từng là người chiến sĩ binh trạm 179 vận tải quân sự, quân tình nguyện Việt Nam. Gần hai mươi năm khoác áo lính, tôi về cuộc sống đời thường và hơn hai mươi năm nay lại tiếp tục công tác nghành y như một duyên nghiệp, nay đang định cư tại quận 7 thành phố Hồ chủ tịch. Tôi rất hy vọng có một điều kiện nào đó gặp mặt lại những người lính 179 năm xưa để chúng ta ôn lại những vui buồn đắng cay, những khốc liệt chiến trường. Nơi bao kỉ niệm một thời để nhớ. Qua trang QSVN tôi xin chân thành cám ơn những bạn bè xa gần quan tâm đến những người lính vận tải quân sự chiến trường K. Hy vọng chúng ta gặp nhau ngoài đời thường chứ không chỉ trên mạng, mà biết đâu trên tinh thần cố kết dân tộc với những con người sống nhân văn lại mở ra những trang mới cho cuộc sống chúng ta thêm đẹp hơn.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:35:50 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:37:54 am »

cám ơn Bác H3 Hùng, em Đoan thực tình tôi rất nhát ở chiến trường mà bản chất văn dốt, võ dát cho nên nghĩ sao viết vậy làm luôn một mạch, mong các bác cố gắng luận ra.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:43:25 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 11:17:46 am »

                   Chào bạn vetran.! Tranphu341 đọc bài bạn viết về cuộc sống, chiến đấu, tình cảm của bạn 30 năm trước thật hay, thật cảm động. Bài thơ cũng thật giá trị. TP rất mừng là bạn đã có cuộc sống riêng ổn định tại TP HCM.

                   Chuyện tình yêu và hôn nhân của bạn thật hấp dẫn. Vây bây giờ "tác phẩm" đầu tiên của bạn cũng đã khoảng 30 tuổi rồi. Cháu được đọc lại chuyện tình và sự ra đời của cháu, của 1 tình yêu cao đẹp. Thì không còn gì để tả hết ý nghĩa, giá trị lớn đó nữa. TP chúc mừng hạnh phúc củ bạn, của gia đình bạn. và cũng chúc bạn sẽ gặp được nhiều ae cùng đ/v trong diễn đàn này, để cùng chia sẻ những kỷ niệm của những năm tháng hào hùng mà bạn, mà chúng mình đã sống.

                    Chào bạn!
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 05:32:12 pm »

xin chào bác hungnguyen0360. anh Thực lái xe car của 684 chở cán bộ công tác qua k và ngược lại thành phố Hồ Chí Minh là anh Thực quê thành phố Thái Nguyên chứ không phải Thực Thanh Hóa, tôi vẫn thường xuyên liên lạc vì anh đang nghỉ hưu ở quê. tôi có một số hình ảnh ở Phnompenh nhưng không biết cách up hình. Huh
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 05:37:34 pm »

xin chào bạn Tranphu341 tác phẩm của chúng tôi năm nay 29 tuổi dược sĩ công tác cùng với ba. May quá giống y khuôn chứ không pha chút xíu da màu đen nào. Tác phẩm thứ 2 là đực rựa cách chị 15 năm, học giỏi và chơi organ tuyệt vời. Hi vọng chúng ta hiểu về nhau nhiều hơn.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 05:50:22 pm »

chào em Đoan và các cựu chiến binh sống ở trung đoàn bộ 685 muốn nhìn lại chỗ mình ở xin vào http://maps.google.com/maps?ftr=earth.promo&hl=en&utm_campaign=en&utm_medium=van&utm_source=en-van-na-us-gns-erth&utm_term=evl ............ lấy chuẩn từ hoàng cung bám theo bờ Tonlesap rồi qua cầu sập tới cây số 2 là thấy liền. trên hình ảnh vệ tinh thì cầu sập nay đã được bắc lại một cây cầu mới. phà phlechdam cũng trở thành một cây cầu. khúc giữa phlechdam với cầu sập có một cây cầu mới bắc qua Tonlesap.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:34:21 pm »

Xin trao đổi với Binhyen160. Chính xác điều BY phát hiện, những  nữ quân y sĩ tương lai đó thuộc K31A, đợt thực tập đầu tiên vào những tháng cuối năm 1979. Nhưng rút kinh nghiệm sau những bất cập khi đưa Koong top sray xuống tới đơn vị chiến đấu là sai lầm về tính cần thiết, tâm lý, sức khỏe của mấy nàng và còn gây nhiều phiền nhiễu cho cả đơn vị tiếp nhận thực tập, nên các đợt thực tập sau phải để các vị thực tập ngay tại PhnomPenh. Xin trích một đoạn trong (Tâm sự đời tôi) giai đoạn ấy.
....Có lẽ dưới con mắt của các nhà hoạch định chiến lược toàn cầu về trật tự thế giới nhận thấy đất nước ta  luôn là khu vực Địa – Chính trị nhạy cảm, cho nên một lần nữa ‘họa vô đơn chí’. Tổ quốc lâm nguy. Chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, đối trọng bạn thù lệch hẳn rất bất lợi cho ta vì tâm địa bành trướng từ ngàn năm lại trỗi dậy khi chúng nhận thấy chiến lược dùng bọn Khơ Me đỏ đánh phá ta đang bị phá sản. Các đơn vị chiến đấu chủ lực dàn quân ra Bắc, chúng tôi cũng không có sự lựa chọn, thời gian thực tập lâm sàng rút ngắn. Tiếp theo chúng tôi đi thực tế về chiến thuật quân y cấp tiểu đoàn ở các đơn vị chiến đấu tại mặt trận 479.
-  Theo tuyến giao liên của cục vận tải tổng cục hậu cần. Chúng tôi tới thủ đô Phnompenh – Kampuchea sau một ngày hành quân qua cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh. Các bạn nữ được thực tập ở quân y viện V binh đoàn Cửu Long tại thủ đô. Nam học viên thực tập ở Sư đoàn 7, binh đoàn Cửu Long trong khuôn khổ tác chiến của mặt trận 479 tại tỉnh Komponspeu. Xuất phát từ thủ đô Phnompenh hành quân đi cố đô Udong. Ba tháng đầu tiểu đội một của tôi thực tập tại trạm xá sư đoàn, nói chung việc thu dung điều trị thương bệnh binh từ chiến tuyến đưa về là công việc thường qui. Tôi chỉ ghi nhận một vấn đề là tỷ lệ sát thương đối với bộ đội ta chủ yếu do mìn, còn thương tích do đạn bắn thẳng rất ít vì tụi địch bị quân ta lùa vào hang hốc trong núi nên chỉ đánh lén và cài mìn là chính, ít có những trận gây thương vong lớn. Bệnh binh chủ yếu do sốt rét với các thể ác tính như: thể tiểu huyết cầu tố, thể não và đặc biệt gan lách rất to. Thường các y sinh thực tập được xắp xếp sống trong mấy lán trại làm bằng lá thốt lốt bên kia bờ một cái hồ, mùa khô đang cạn nước, bên này hồ là khu điều trị và nơi ở của cán bộ và nhân viên trạm xá sư đoàn trong các căn nhà xây nhưng không còn cánh cửa nào, sát trục lộ đi Komponchnan cho nên đêm khuya ngủ trong nhà xây cũng rất ngán vì  sống ở cái đất nước này, ban ngày chúng là dân mà đến đêm lại là địch không chừng. Thời gian thực tập ở trạm xá sư đoàn, tôi gặp những trường hợp nhớ đời, mà cho đến nay hơn ba mươi năm rồi đôi khi trong chiêm bao, tôi vẫn thấy được dư cảm ngày đó. Một chiều, tôi trực cấp cứu với thiếu tá bác sỹ Xuân Đán trạm xá trưởng. Khoảng bốn giờ chiều thì nghe tiếng nổ rất lớn phía đại đội xe...Bình thường thôi, chiến trường mà. Nhưng không, ngay lập tức bốn cái băng ca khiêng đến bốn thân hình không nguyên vẹn, mặc dù đã huy động cả trạm xá sư đoàn tham gia cấp cứu khẩn cấp nhưng không ai qua khỏi, thượng úy đại đội trưởng là người la hét kích động nhất nhưng kết thúc ra đi nhanh nhất chừng hai mươi phút. Một trái mìn xóa sổ ban chỉ huy đại đội xe trong đó có liên lạc viên bằng tuổi tôi trong lúc cuốc đất trồng rau. Chiến tranh là vậy, tổn thất đồng đội ai cũng xót đau, ban chính sách và cả trạm xá sư đoàn lặng lẽ khâm niệm các anh bằng những cái túi tử sỹ rất sẵn có ở chiến trường. Đêm đó đối với tôi thực sự là đêm căng thẳng vì trực bên cạnh trông coi bốn thi hài đồng đội nằm trong bốn quan tài nhôm chờ ngày mai đưa các anh ra phi trường Pochenton bay về tổ quốc. Mà nói phòng cấp cứu cho oai chứ đó là cái kho cũ cải tạo tạm, chỉ che chắn bằng mấy tấm paraban vải trắng ngăn cách khu để thi hài và giường nằm trực của y sinh, mà ngày đó tôi cực kỳ sợ ma. Từ vụ này và những trường hợp thương tích khác của cả ta và địch, tôi ghi nhận một điều thuộc về dấu hiệu lâm sàng: Nạn nhân càng la hét kích động nhiều thì càng kết thúc sự sống nhanh, ngược lại nạn nhân thoi thóp im lìm vô cảm thì lại có cơ may thoát chết vì có một nghịch lý khi xử lý thương tích nhiều người một lúc thì nhà chuyên môn thường ưu tiên những người thoi thóp sợ họ sắp đi sớm còn người la hét kích động nhiều thì cho là còn khỏe nên dễ bị một kết thúc xấu nhanh hơn. Còn nữa, chuyện của anh Tuấn (quê Hải Hưng) y tá lâu năm thuộc đội phẫu của trạm xá. Tối nào cũng thấy anh tự tiêm vào đùi mình, sau này mới biết anh bị khủng hoảng tinh thần và trầm cảm quá mức nên mỗi tối phải tiêm Morphin mà lúc này anh đã nghiện nặng bởi các cơ số chống sốc cơ động đều bị mất thuốc này, rồi chuyện chưng nước cất bằng dụng cụ cũ kĩ để pha bột glucoza tiêm truyền hoặc lấy trái dừa không già không non vạt vỏ ngoài, sát khuẩn rồi cắm kim truyền tĩnh mạch cho bệnh binh sốt rét. Những chuyện này các thầy cô trong trường không dạy và cũng không tìm thấy ở y văn nào nói tới. Trong thời gian thực tập cũng có những đồng chí bệnh binh không qua khỏi những trận sốt rét tiểu huyết cầu tố hoặc sốt rét thể não, nhìn cảnh đồng đội ra đi trong vật vã cuồng loạn rất đau lòng mà sau này khi về sống trong yên bình, tôi có suy nghĩ “Những cái chết của đồng đội, ngoài yếu tố dịch tễ khốc liệt của rừng thiêng nước độc, cũng không loại trừ yếu tố thiếu thốn thuốc men và cả khả năng chuyên môn lúc đó quá thiếu và yếu so với yêu cầu chiến trường”. Một chi tiết nữa cũng làm tôi suy nghĩ một thời gian dài. Hôm đó phiên trực của Quí và Khánh, trời chập choạng tối, ngồi dưới lán không đèn đóm cũng buồn, cả tiểu đội tập trung lên khu cấp cứu ngồi tán chuyện chơi. Lúc sau có một tàn quân Khơme đỏ bị thương do bộ đội bạn đưa vào cấp cứu. Ngồi xa năm mét nhưng nghe tiếng rít ở vết thương theo nhịp thở là tôi biết chắc bị vết thương ngực hở, mà nguyên tắc cấp cứu vết thương này phải cực kỳ nhanh chóng nếu chậm trễ nạn nhân chết rất nhanh khi các thùy phổi sẽ teo lại vì khí chèn ép từ khoang ảo màng phổi. Nhưng từ bác sĩ trực chính đến kíp trực thờ ơ, không hề có động thái nào, một lúc sau cái gì tới đã tới. Đành rằng trước hòn tên mũi đạn của hai phe đối địch ai phản xạ nhanh thì sống nhưng những trường hợp như thế này...? Sau này về Việt Nam có những lúc ôn lại sự cố vừa qua lại gây thành tranh luận căng thẳng tới mức có đồng môn nâng vấn đề nên thành quan điểm chính trị, nhưng sự hối hả cho thi cử cũng không còn thời gian cho những ưu tư. Rồi thời gian thực tập ở Udong cũng trôi qua trong điều kiện đặc biệt thiếu nước đến trầm trọng, mặc dù đóng quân ngay cạnh một cái hồ lớn nhưng quan sát số nước còn lại dưới đáy hồ có cảm giác đặc quánh một màu xanh rêu nên không anh nào đủ can đảm tắm giặt. Ba bốn ngày mới canh me ngoài cái giếng duy nhất của Phum múc được xô nước tắm qua loa cho đỡ ngứa, quần áo thì ít nghĩ tới giặt cho nên toàn thân anh nào cũng có mùi đặc biệt. Ba tháng tiếp theo xuống tiểu đoàn thực tập chiến thuật quân y đã làm tôi khủng hoảng tinh thần. Tôi và hai bạn cùng tiểu đội đeo ba lô vác súng theo chân một giao liên sư đoàn 7 rời khỏi thị trấn lúc mờ sáng đi về hướng Bắc. Xuyên qua mấy chục km đường rừng đến tiểu đoàn 3 gần dãy núi Uran, dọc đường đi lúc nào cũng có cảm giác rờn rợn, tiếng cú rúc tiếng chèo bẻo kêu làm lạnh xương sống nhưng kinh hãi nhất khi gặp cơ man nào là những bộ xương trắng hếu trên cát trắng chả ai quan tâm dọn dẹp. Đến chiều hôm đó tới đơn vị thực tập là một đơn vị chiến đấu đóng quân ở một khu trảng khá lớn, ngoài số doanh trại tạm bợ còn có một số nhà hoang để làm cơ quan tiểu đoàn bộ. Chương trình thực tập cũng không có gì phức tạp, công việc thường qui là xử lý thương tích nhưng rất ít mà chủ yếu là sốt rét, cán bộ chiến sỹ sốt rét đến vàng da, bạc mặt, môi thâm tím, cặp mắt trắng dã không có hồn, với những bước chân xiêu vẹo, ký sinh trùng sốt rét khu vực này chủ yếu C. Fancifarum và C. Malaria cho nên hay xảy ra những ca sốt rét thể não và tiểu huyết cầu tố. Nhân đây tôi ghi nhận thêm một điều là cả cuộc đời chiến sĩ dù đã ở rừng rú rất nhiều kể cả trong vùng sốt rét nặng nhưng chưa bao giờ tôi bị sốt rét và cũng không bao giờ uống thuốc ngừa sốt rét, không lẽ tôi được muỗi sốt rét ưu tiên. Việc tiếp theo là căn cứ những kiến thức đã được truyền thụ ở trường, so sánh, khảo sát thực tế việc bố trí lực lượng thực hành chiến thuật quân y cấp tiểu đoàn: Với sơ đồ trận địa, tình hình địch, mục tiêu tiến công, bố trí hỏa lực, số và chất lượng hệ thống giao thông. Chỉ huy quân y cấp tiểu đoàn chúng tôi phải là một cán bộ tác chiến nhạy bén, biết địch biết ta. Từ đó đề ra tình huống giả định, xây dựng kịch bản, tổ chức chỉ huy toàn bộ quá trình hoạt động của quân y các đại đội, tổ cứu thương, tổ phẫu cơ động của tiểu đoàn sao cho tiếp cận thương binh và cấp cứu kịp thời nhất, chuyển thương nhanh chóng an toàn nhất, giảm thiểu tình huống tái chấn thương và tránh các khả năng xấu nhất đến với thương binh. Nhưng tôi nhận thấy lý thuyết vẫn chỉ là lý thuyết khi vào trận mới thấy muôn vàn bất trắc xảy ra mặc dù kịch bản khá nhuyễn vì còn phải căn cứ địa hình địa vật, tính chất cuộc hành binh, tiến kích hay thế thủ, tương quan lực lượng, số và chất lượng quân y, cơ số cấp cứu và hàng chục tình huống bất ngờ xảy ra trong trận đánh v.v. Tất cả những thu thập từ đợt thực tập chúng tôi sẽ có dịp rút kinh nghiệm so sánh với lý thuyết để áp dụng trong thực tiễn sau này khi về các đơn vị công tác. Sống với lính chiến cũng có cái thi vị của nó. Vẫn vui vẫn ca hát, đặt vè hoặc bịa chuyện bêu xấu Tỉnh, Huyện của nhau về các tập tục xấu như: Cầu tõm, chín củ thành mười (tỉnh Hà Nam). Dân đào rau má phá đường tàu (tỉnh Thanh Hóa). Ở nhà đói quá, con xin xung phong đi bộ đội mạ ơi! (Nghệ An, Hà tĩnh).Rồi kể ra những thói quen, tập tục lạ của từng địa phương như:
         Đất Thanh Hóa, khu bốn đổ ra, khu ba đổ vào
          Bán cho Lào, Lào không nhận
          Cả tỉnh tức giận về lập quốc gia riêng       
          Quốc kì hình cành rau má, quốc ca là bài dô tá           
          dô tà...                                                                                                               
 hay về chuyện đào ngũ:
Hà chuồn, Nam lủi, Thái Bình bay
Hải Hưng anh dũng trốn ban ngày
Thanh Hóa mất mùa xin ở lại
Nghệ An thấy vậy cũng giơ tay
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 07:35:50 pm »

chính những chuyện không đâu này mà đôi khi xảy ra khẩu chiến nhưng một chút thôi mọi người lại vui vẻ. Rồi bận rộn hành quân đánh các chốt địch trên núi. Có những lần trinh sát tiểu đoàn bám theo một đoàn phụ nữ Kampuchea dân tộc thiểu số Phnong gùi hàng từ các Phum Sóc đi vào thung lũng trong dãy Uran có doanh trại tàn quân của Tamoc. Tiểu đoàn tổ chức đánh vào nhưng không hề tiêu diệt được tên nào vì chúng chạy vào hang trong núi rất nhanh, chỉ tịch thu được muối, gạo và rất nhiều phụ tùng phụ nữ mới nguyên đai kiện có lẽ nhập từ bên kia núi  giáp Thailand mà đoàn phụ nữ sẽ vận chuyển vào nội địa bán lấy lãi mua lương thực nuôi tàn quân. Ngược lại cũng có đêm địch mò sát vào doanh trại của tiểu đoàn nhưng do canh gác tốt và phát hiện kịp thời rồi bắn nhau ì đùng nhưng không có thương vong nào. Trận này có một tiểu đội trưởng bị bắn một trái M79 vào bụng, bị ngã ngửa ra sau, còn trái đạn rơi ngay xuống chân mà vẫn bình yên vì tầm bắn quá gần, sau đó trở thành câu chuyện tếu của đơn vị “tại gặp rốn có mùi nên trái M79 cũng câm luôn”. Mỗi lần đi truy kích tàn quân, trung sỹ Hiếu lại đưa cho chính trị viên tiểu đoàn một dây chuyền vàng và dặn: Nếu em trở về cho em xin lại. Chuyện trước khi đi chiến đấu nói vậy ai cũng ái ngại nhưng cứ gửi, cứ đi đánh rồi nhận lại nhiều lần như vậy cũng tạo ra một chuyện tếu: tại tụi tàn quân nhìn Hiếu không đeo giây chuyền nên không thèm đánh lại. Trong lần phục kích lính ta bắt được một tên đưa về trói ở cột gôn ngoài bãi bóng đá của tiểu đoàn, không tra tấn đánh đập mà cứ để đó phơi nắng cho chết. Một sáng chủ nhật mấy chiến sỹ rủ vào rẫy hoang lấy xoài và mía gần núi, trong khu vực này lâu nay không có người ở và thu hoạch. Gặp đám tàn quân khơ me trong núi cũng đang bứt xoài. Đoàng... đoàng. chạy... hai bên vừa chạy ngược vừa bắn xối xả trở lại, rút cục không được trái xoài nào mà hú hồn, từ đó xin kiếu, tôi thì sợ mà bộ đội cứ cười như vừa chơi trò ú tim ( bộ đội ở đơn vị đều trạc tuổi tôi) . Qua một tháng ở tiểu đoàn bộ, hôm ấy đến phiên đổi xuống đại đội hai. Ở chung với Khánh (dân Hà Nội) hai mươi tuổi, là thông tin tiểu đoàn nằm chốt đại đội. Đêm đó Khánh nói: anh cứ ngủ để em gác cả phiên của anh, ở đây em thức thâu đêm quen rồi! Trong lòng mừng thầm để rồi mờ sáng hôm sau, sau hồi kẻng báo thức, nhổm dậy thò chân xuống sàn tìm dày thì cứ thấy cái gì tròn tròn lủng củng, vội nhìn xuống ..trời ơi! bốn năm cái sọ người trắng hếu lăn lóc dưới chân, đang hết hồn thì Khánh đứng dưới chân  cầu thang  nhà sàn cười khanh khách và nói : Tối qua gác thay anh thấy thời gian dài quá nên nhặt một số sọ dừa dọa bác sỹ chơi! Tôi hỏi Khánh lấy ở đâu mà nhiều thế? Khánh nói, ôi! chờ rờn,(tiếng k là thiếu gì) sáng nay ra suối chơi sẽ thấy. Thực tình cũng ái ngại, nhưng tính tò mò và trò trẻ con lại trỗi dậy. Dọc con suối cạn toàn cát rất sạch sẽ (có lẽ chỉ mùa mưa mới có nước) hằng hà các bộ xương lớn nhỏ trắng và sạch bong với đặc điểm là không có cái sọ nào còn nguyên vẹn ,chủ yếu bị đập từ phía sau. Sau này tìm hiểu qua cán bộ chính trị tiểu đoàn tôi được biết: “Trước đây nơi này là một phum người Kampuchea thiểu số Samry bị bọn lính của Tamoc, thủ lĩnh khơ me đỏ ở núi Uran tàn sát. Vì khu dân cư heo hút này xa các trục giao thông, thị tứ nên chính quyền mới cũng chưa thu dọn xử lý số xương cốt này, nhất là đang trong vùng chiến sự và hàng chục lý do khác’’ Thời gian sau, khi đã khá thân mật, vào một buổi tối Khánh lấy hai suất cơm về hai anh em ăn, Khánh bê một bình rượu khoảng hơn một lít màu vàng chanh mời tôi một ly, hỏi rượu gì, Khánh nói rượu mật người. Cho là Khánh muốn chọc như trò nhặt sọ hôm trước, nên tôi uống, trong bữa cơm sẵn chuyện cho vui tôi hỏi: mày nói rượu mật người mày lấy đâu ra, lấy cách nào? lúc này Khánh đã ngà ngà say và nói (Khúc này cho tôi miễn kể lại). Tôi rùng mình tin là Khánh nói thật, đêm đó móc họng nôn mửa mệt nhoài và chắc Khánh nghĩ tôi say, nhưng thời gian sau đó không cho Khánh lấy cơm về mà cả hai xuống nhà ăn của đơn vị ăn chung, với mục đích để Khánh không có cơ hội mời rượu. Cũng may một tuần sau  tới phiên đổi ca thực tập sang đại đội khác. Chứng kiến tất cả những gì xảy ra thời gian qua đã vượt quá sức tưởng tượng của một anh lính công tử như tôi cả về tư tưởng, tâm lý, tính nhân bản và lý thuyết chính trị đã học ở trường. Nhưng sau này già dặn hơn, bản lĩnh hơn tôi mới ngộ ra lần thứ hai “Chiến trường không phải trò đùa, mà nó còn tàn khốc đến cùng cực cho tất cả các phía” kể cả vấn đề nhân tính. Chuyện ăn uống hàng ngày cũng cực khổ, lương thực, thực phẩm ở Việt nam qua sư đoàn, trung đoàn rồi tới nơi là cả một hành trình gian nan qua các khâu vận tải, bảo quản và phân phối của hậu cần quân đoàn 4. Mà chủ yếu cũng là đồ khô như: cá khô, mắm kem, hoặc chà bông cá.v.v nhu yếu phẩm cũng thiếu thốn tương tự, xà phòng 72% của Liên Xô, hôi một chút nhưng giặt quần áo rất sạch nhưng cái gói bột nhuyễn để đánh răng do ta sản xuất thì có chuyện. Không biết thời gian đó có anh lính nào rụng cả hàm răng vì bột đánh răng không? Còn rau xanh, bộ đội mỗi đơn vị tăng gia tự túc, có bữa anh nuôi hái rau muống hoang ngoài rẫy về luộc ăn, hậu quả gần cả tiểu đoàn bộ tiêu chảy. Thời gian đã cuối mùa khô, một tuần mới tắm một lần vì không có nước, lúc nào trong mình cũng ngứa ngáy bứt rứt, nhất là vào buổi trưa nắng, mụt ngứa nổi lên thành dề, may mình là quân y nên không phải làm gì nặng nhọc ra mồ hôi thì chắc điên vì ngứa. Cả tiểu đoàn bộ chỉ có một cái giếng đào mà nước ri rỉ cả ngày chỉ đủ để nhà bếp nấu cơm, muốn tắm giặt phải xách quần áo và đừng quên khẩu AK47 ra suối cách cả cây số với dòng chảy chừng hơn nửa mét, phải rất nhẹ nhàng không thì bị vẩn đục, ngồi chờ và dùng ca nhôm múc từng ca nước đổ vào xô, đủ xô rồi xách sâu vào chỗ đất cứng tắm giặt, vừa tắm giặt vừa cảnh giác kẻo mấy ông bạn trên núi bò tới là nguy. Vì vậy hơn một tuần tôi mới giặt quần áo, màn thì hai tháng, cũng vì nhà dột thấm nước mưa hôi quá mới giặt, sau sáu tháng thực tập về Việt Nam, nhìn cái chăn đơn thấy màu và mùi nó kỳ quá, bỏ luôn. Sớm mai chỉ có một ca nước vừa đánh răng vừa rửa mặt (nếu dùng quá hết phần người khác) vì vậy sau khi lau mặt buổi sáng, nắm vắt cái khăn rửa mặt nó dẻo quẹo như có hồ, không thèm bung ra. Ba tháng thực tập chiến thuật quân y cấp tiểu đoàn, tưởng như dài hàng thế kỷ trong sự bất an sợ hãi cũng trôi qua. Tôi phấp phỏng chờ ngày trở về sư đoàn, thế mà ngày ấy lại là một phen muốn đứt tim. Do thống nhất  giờ xuất phát không cụ thể  từ ba địa điểm ở ba đại đội khác nhau mà Khánh và Hòa là hai đồng môn bỏ về sư đoàn trước, mang theo khẩu súng tiểu liên AK 47 duy nhất của tổ ba người lúc từ sư đoàn đi. Tôi cảm thấy vô lý đến tột cùng. Anh quân y sĩ tiểu đoàn nói ở lại ít ngày nữa có ai đi công tác trên sư đoàn thì anh gửi  theo, dù rất hoang mang tuyệt vọng nhưng tôi cũng không còn tâm trí ở  lại đây một ngày nào nữa. Đánh liều tôi bẻ một khúc cây và tạt qua chỗ Khánh xin một trái lựu đạn chày của Trung Quốc sau đó đeo ba lô lên đường. Trên suốt hành trình chỉ cầu mong có một cán bộ, chiến sỹ nào của đơn vị chiến đấu đi công tác cùng chiều thì tốt biết mấy, lúc này mùa mưa đã đến, sông suối xuất hiện nhiều, con đường cũ mất tiêu, có đôi lúc  mất phương hướng. Đang đi tự nhiên lại có con suối rất lớn mọc ra từ bao giờ chảy cuồn cuộn chắn ngang đường, do dự một lúc ngó trước sau không có ai thế là sexi rồi đội ba lô lên đầu lội qua cho khỏi ướt quần áo. Tiếp tục đi  được chừng năm cây số, đột ngột có một bóng đen nhảy từ lườn ta luy phía bên phải nghe uỵch. Tôi hết hồn nhảy đại vào một gốc cây lớn quan sát, tai ù đặc, mắt tối đen, sém nữa thì tôi rút chốt lựu đạn, lúc sau tôi bình tĩnh nhìn lại là một đứa trẻ khoảng mười lăm tuổi ở trần đen sì, tay  nó cầm một khúc cây, phía sau nó ngay bìa rừng có hai con bò đủng đinh đi ra, nó nhìn tôi cười nhưng cũng rụt rè hỏi: pu koong tóp tâu na? Tôi trả lời: pu tâu Udong, nó giơ tay vẫy tạm biệt nói: Pu tâu tiết, côn mô vinh. Tôi lầm lũi dọc đường, cảnh giác cao độ, chỉ một tiếng động nhỏ là giật mình, tim đập thình thịch, đầu óc như dại đi, tóc dựng ngược, mồ hôi túa ra như tắm, nhưng lúc nào cũng nghĩ khi về tới sư đoàn sẽ cho mấy thằng kia một mẻ. Đúng thật, một cuộc khẩu chiến nổ ra khi về tới sư đoàn bộ nhưng cũng qua mau vì cái cảm giác (thoát nạn) an toàn quamấy chục km đường rừng đã hóa giải mọi chuyện, hơn nữa cả lớp gặp lại nhau đủ cả không hao người nào và cũng không sứt mẻ gì nên vui quá quên hết những xung đột ưu phiền. Trở về Phnompenh gặp các bạn nữ cùng lớp thực tập ở viện V, sau đó hành quân trở về tổ quốc bằng ô tô của tuyến giao liên binh trạm 179 cục vận tải, tổng cục hậu cần. Mà không ngờ sau này lại là đơn vị tôi nhận nhiệm vụ...
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 07:35:48 am »

xin chào bác trinh sát, tôi là dân mù tịt mấy cái vụ vi tính này, sợ không đủ chỗ cho mình giãi bày trăn trở một thời làm lính. Tôi viết khá nhiều nhưn đôi khi cũng cân nhắc vì có những chuyện nó rất cá nhân, nhất là giai đoạn giữa những năm 70 thế kỷ trước khi quyết tâm khoác áo lính lúc tuổi trăng tròn mà một trong những yếu tố thúc đẩy sự quyết tâm (lên đường) là vì đói quá. Cám ơn bác đã quan tâm, hi vọng chúng ta hiểu nhau hơn.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM