Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:00:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bão thép - Tập 3  (Đọc 63495 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #80 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:28:08 am »

Bên cánh đông của Hòa cũng chẳng khá hơn. Từ hôm bắt đầu mùa mưa các anh đã chuyển vào ở trong làng. Tuy bộ đội có cái mái nhà che được mưa gió nhưng hầm hố thì lúc nào cũng ngập đầy nước. Ấy, ngập thế nhưng động một tý vẫn phải nhảy xuống. Thành ra cứ suốt ngày ở trần mặc độc chiếc quần lót, lúc có động nhảy xuống hầm cho tiện. Hôm qua cậu Nhật lại có sáng kiến làm cái hầm nổi Hòa thấy cũng hay hay. Chặt mấy cây gỗ làm khung, nhặt đâu đó về mấy tấm cánh cửa hoặc tấm tôn rách áp vào thành hai cái mái, sau đó thì đổ đất trùm lên, bên ngoài xếp thêm một lớp bao cát thế là được một cái hầm kèo khá vững chắc và khô ráo. Hòa định bụng sẽ kéo các xe khác đến tham quan để làm theo. Nhìn Nhật đang đắc chí với công trình của mình Hòa lại buồn cười nhớ lại cái đêm chạy mưa hôm nào.
Đêm ấy, trong lúc anh và Nhật đang ôm nhau ngủ trong căn hầm chữ A chật hẹp trên cồn cát thì mưa đổ xuống. Đang ngủ say hai anh em cứ nằm rốn. Thế rồi, chỉ một lúc sau nước đã xâm xấp mặt sạp hầm. Thấy lạnh lưng hai anh em mới bật dậy ôm chăn chiếu chạy lên xe. Lát sau cả kíp xe và tiểu đội bộ binh cũng lên chen chúc nhau trong khoang chở bộ binh. Chỉ có Toản từ khi xe về đây đã chiếm chiếc ghế lái xe để ngủ là vẫn dàng hoàng. Thấy mấy anh em co ro chen vai thích cánh ngủ ngồi hắn còn toe toét cười trêu chọc:
- Sướng chưa? Cứ bảo ngủ trên xe độc mùi dầu sao lại còn chen lên đây cho khổ?
Thế mà nào đã xong. Ngủ thêm được một lúc nữa thì mấy cậu bó gối ngủ ngồi dưới sàn xe kêu toáng cả lên vì ướt quần. Toản với tay bật cái đèn cấp bị mọi người giật mình thấy nước đã lênh láng trong xe. Trên mặt nước là lớp dầu cặn nhầy nhụa, váng vất. Mà cái xe lại như hơi tròng trành nữa chứ. Hòa ngạc nhiên không hiểu “đầu cua tai nheo” ra sao, anh hơi gắt:
- Mấy cậu lúc nãy che bạt thế nào mà để nước vào thế này?
Toản soi cái đèn công tác lên tấm bạt nhưng không thấy giọt nước nào cả, cậu ta lắc đầu:
- Không phải dột! Có lẽ do nước ngấm từ ngoài vào, anh ạ!
Hòa lầm bầm:
- Nước ở đâu mà ngấm vào được? Mà ngấm làm sao được, đây là xe bơi nước cơ mà!
Nói vậy nhưng anh vẫn vén bạt nhìn ra. Dưới ánh chớp vừa nháng lên Hòa giật mình thấy đám ruộng xung quanh nước trắng băng cả, còn cái hầm của xe anh lúc này đã thành một cái ao đầy nước. Trong cái ao đó xe anh tròng trành là phải. Nhật và Toản cũng đã ghé đầu nhìn ra, Toản phán đoán:
- Chắc là do gioăng, đệm của mình cũ rồi nên nước mới ngấm vào được. Bình thường lúc bơi còn có máy bơm nước chạy đồng hành. Còn bây giờ nằm đây một lúc nữa khéo nước vào đầy xe mất.
Đúng lúc ấy mấy trưởng xe trong đại đội lúp xúp chạy đến. Cậu Hào trưởng xe 235 mếu máo:
- Đại trưởng ơi, nước vào đầy trong hầm, trong xe rồi. Làm thế nào bây giờ?
Hòa nhìn quanh, mưa vẫn như trút nước. Biết rằng không thể chần chừ được nữa Hòa bảo:
- Cứ đánh xe lên khỏi hầm đi đã!
Hào vẫn chưa chịu đi:
- Nhưng mà lên khỏi hầm rồi thì ngụy trang ra làm sao đây? Sáng mai tạnh mưa nó mà mò ra thì chết cả lũ à?
Hòa gắt:
- Thì cứ về đưa xe lên đi đã! Mọi việc khác tính sau.
Khi mấy chiếc xe đánh lên khỏi hầm rồi Hòa mới thấy Hào có lý. Trên trảng cát trống huếch, trống hoác lơ thơ vài đám cây bụi thì 4 chiếc xe thiết giáp đứng lồ lộ đúng là những mục tiêu ngon lành cho đám OV10 hay L19. Tuy nhiên, đây lại là vị trí mà trung đoàn quy định cho đại đội anh bố trí để sẵn sàng tham gia đánh địch hỗ trợ cho các đơn vị phòng ngự trong Thành Cổ và thị xã Quảng Trị. Bây giờ bỏ đi cũng chết mà ở lại cũng chết. Chui vào xe  xe mở đài liên lạc với trung đoàn không được, Hòa quyết định:
- Cứ chạy vào làng cái đã! Mọi cái tính sau!
Mất gần một tiếng trầy trụa, lúc bơi, lúc lội, lúc đi chế độ hỗn hợp đại đội Hòa mới mò được vào bìa làng Phương Lang. Bố trí xong xuôi đâu đấy thì trời vừa sáng. Đúng lúc đó một trận bom tọa độ chụp xuống cồn cát. Hòa thở phào:
- Đúng là trong cái rủi lại có cái may!
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #81 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:29:28 am »

Đối với Thắng thì đó là những ngày khá vất vả, cực nhọc. Sau khi đánh Kon Tum không thành công tiểu đoàn của anh được lệnh rút lên phía Bắc để củng cố. Cả tiểu đoàn còn chưa đầy hai chục xe nhưng cái nào cũng có vấn đề về kỹ thuật, không hỏng cái này thì hỏng cái khác. Ngoài ra các anh còn tổ chức thu dung đưa về hậu cứ được hơn chục chiếc xe tăng của địch. Tiểu đoàn giao nhiệm vụ cho nhóm kỹ thuật bao gồm các kỹ thuật viên và thợ sửa chữa phải tổ chức khôi phục tình trạng kỹ thuật của cả xe ta lẫn số thu được của địch. Đồng thời phải nghiên cứu tài liệu để tổ chức huấn luyện cho bộ đội về sử dụng số xe thu được.
Công việc chưa đâu vào đâu thì mùa mưa ập đến. Con sông Đăk Mỹ ngay cạnh chỗ trú quân của tiểu đoàn vừa hôm trước xắn quần lội qua bỗng trở thành một đại trường giang sau đúng một đêm mưa. Thế rồi nước cứ như có người nghiêng chĩnh rót từ trên trời xuống. Mọi công việc phải đình lại. Tiểu đoàn quyết định làm lán cho xe. Cũng may rừng Ngok Linh vẫn còn nhiều cây cối nên vật liệu làm lán xe không mấy khó khăn. Tuy nhiên, lính thì vất vả vô cùng. Mưa như trút vẫn phải lội rừng chặt gỗ, cắt tranh. Phải mất hơn một tuần cật lực lán xe mới hoàn thành. Xong được mấy cái lán xe thì lác đác vài chiến sĩ lăn ra sốt. Thế rồi như một đại dịch tràn đến, cả tiểu đoàn lần lượt sốt rét không sót một ai. Còn một điều may mắn nữa là vị trí trú quân ở khá sâu nên ít bị máy bay các loại hỏi thăm.
Đêm hành quân qua Đắc Tô để về trên này khi ngang qua chỗ mai táng bốn anh em xe 377 đại đội trưởng Độ cho đại đội dừng lại nghỉ ngắn. Xe vừa dừng anh đã lớn tiếng:
- Xe nào cần kiểm tra kỹ thuật hoặc bổ sung nước thì tranh thủ làm đi! Còn các đồng chí khác cùng tôi lên viếng mộ đồng chí Triệu và các anh em xe 377.
Chẳng biết có xe nào cần phải làm gì không nhưng rồi tất cả đều bỏ đấy leo lên lưng chừng đồi, nơi bốn anh em xe 377 nằm. Dưới ánh trăng mười sáu vằng vặc bốn ngôi mộ nằm song song quay mặt về hướng Bắc trông thật là cô quạnh. Sau thủ tục mặc niệm của đại đội Thắng ngồi sụp xuống cạnh mộ Triệu. Anh móc trong túi ra bao thuốc lá “Quân tiếp vụ” đổi được của một tay bộ binh hôm ở Kon Tum rồi bật lửa châm một điếu. Ngắt một cọng cỏ Thắng cắm điếu thuốc vào rồi cắm lên mộ Triệu. Anh châm ba điếu nữa lần lượt cắm lên mộ Vinh, Cao, Tiến rồi đưa bao thuốc mời mọi người hút. Những ngọn gió cao nguyên lồng lộng thổi làm đầu những điếu thuốc đỏ rực lên như một hòn than.
Đợi cho mọi người hút hết điếu thuốc, mấy điếu thuốc cắm trên mộ bốn liệt sĩ cũng đã tàn thì Độ đứng dạy, anh hô nhỏ nhưng dằn từng tiếng:
- Toàn đại đội chú ý! Thành hai hàng ngang, tập hợp! Chúng ta chia tay các liệt sĩ rồi còn tiếp tục hành quân.  Một phút mặc niệm, bắt đầu!- Cả đại đội cúi đầu, mỗi người dường như đều đang theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình. Một lát sau Độ dằn giọng- Thôi! Các đồng chí đi vòng quanh một lượt chia tay các liệt sĩ rồi về xe ngay. Năm phút nữa tiếp tục hành quân.
Mọi người đã về xe hết rồi Thắng vẫn nán lại bên mộ Triệu, anh tần ngần một lát rồi vốc một nắm đất trên mộ Triệu bỏ vào túi quần. Từ hôm ấy, nắm đất trên mộ Triệu cùng với nắm cơm cháy được anh giữ gìn như những báu vật trong một chỗ kín đáo trong buồng thao tác của chiếc xe dắt.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #82 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:30:19 am »

Nhưng có lẽ không ở đâu cảm nhận hết cái cay cực của mùa mưa bằng cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn xe tăng 408 của quân khu Trị Thiên. Cái tiểu đoàn được hình thành với ý định làm một con dao đâm vào sườn thành Huế nay đang chôn chân ở đường 12 và thung lũng A Sầu. Nằm ở cái rốn mưa của dải Trường Sơn, lúc nào cũng thấy nước trên trời dội xuống mấy cậu lính trẻ cứ ngơ ngác hỏi nhau: “không biết nước ở đâu ra mà lắm thế?”. Mà đúng thế thật! Những nơi khác mưa vài ngày còn có ngày hửng nắng, ngay trong một ngày có lúc mưa nhưng cũng có lúc ngừng. Còn ở đây mưa dường như bất tận. Mưa suốt ngày suốt đêm. Mưa ngày này qua ngày khác. Không ào ào thì lại tý tách giọt ngắn, giọt dài. Mưa biến suối thành sông, biến sông thành dòng thác lũ cuốn trôi mọi thứ nó gặp trên đường. Chính trị viên phó đại đội 4 Vũ Đăng Toản đã từng ở vùng này hồi năm 69 thì ngạc nhiên: “không hiểu mùa mưa năm nay sao ác liệt đến vậy?”. Đối với đại đội 3 vào sau được nằm ở hậu cứ còn đỡ chứ đại đội 4 đang châng lâng ở cây số 17 đường 12 thì “hết chỗ nói”.
Khi ở Quảng Trị bắt đầu đợt Một của chiến dịch thì đại đội 4 được lệnh tiến theo đường 12 để xuống Huế. Trầy trật hai ngày, hai đêm đại đội mới lết vào đến cây số 17 thì đành nằm lại vì đường không thể cơ động được. Con đường độc đạo từ đỉnh Trường Sơn xuống đồng bằng một bên là ta- luy dương cao vút, một bên là vực sâu thăm thẳm nhìn xuống chóng hết cả mặt. Đã thế do là vùng tranh chấp, không được bảo dưỡng, duy tu thường xuyên nên sạt lở từng đoạn dài. Mặt khác, sau mấy ngày đầu thuận lợi, cuối đợt Một chiến dịch gặp nhiều khó khăn nên hướng tây này cũng không có hoạt động gì phối hợp được. Cả thiên thời lẫn địa lợi không ủng hộ, đại đội 4 đành nằm lại hai bên bờ sông Bồ chờ thời cơ khác.
Nhưng thời cơ đâu chẳng thấy, chỉ thấy mùa mưa chụp xuống đầu một cách bất ngờ. Con sông Bồ chia đôi vị trí trú quân của đại đội bây giờ thành một vật chướng ngại dường như bất khả xâm phạm. Nhưng điều đáng sợ hơn là những mảng đường lại tiếp tục theo nhau sạt lở, nhiều chỗ lở gần hết mặt đường, người đi bộ cũng phải nép sát vào ta- luy mới dám đi qua. Nhìn cái cảnh “tiến thoái lưỡng nan” của đơn vị, đại đội trưởng Thuận thật sự lo lắng. Anh tự hỏi: “nếu lúc này mà địch nó nống ra thì đánh đấm thế nào?”.
Rồi cái lo ấy cũng trở thành hiện thực: quân địch đã nống ra đến Tà Lương, cách chỗ đơn vị trú quân chỉ hơn 4 ki- lô- mét. Thuận một mặt cho người cấp báo tình hình lên quân khu đề nghị hỗ trợ, một mặt anh triệu tập cán bộ toàn đại đội đến hội ý để bàn phương án đánh địch tại chỗ.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #83 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:31:17 am »

Trong lúc đó, tại một cánh rừng cao su sát biên giới Việt Nam- Căm Pu Chia, Cân đang bận tíu tít với công việc chuẩn bị cho lễ ra mắt của Đoàn thiết giáp M26. Đây được coi là một sự kiện trọng đại vì lần đầu tiên xe tăng có mặt ở chiến trường này, lại còn ra quân đánh thắng trận đầu thật giòn giã ở Lộc Ninh. Mới cách đây vài hôm hai tiểu đoàn xe tăng vừa được bổ sung vào nâng tổng số đơn vị xe tăng ở đây lên đến bốn tiểu đoàn. Chính vì nhận thấy vai trò của tăng thiết giáp ngày một lớn nên Bộ Tư lệnh Miền đã quyết định thành lập đoàn thiết giáp M26. Có thể coi đây là một bước phát triển vượt bậc của Quân giải phóng B2, hứa hẹn những trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn trong một tương lai gần.
Buổi lễ diễn ra giản dị nhưng trang trọng. Sau các thủ tục công bố quyết định thành lập, ổn định về tổ chức biên chế là bài phát biểu của chính ủy Miền và lời chào mừng của các binh chủng bạn. Cuối cùng đoàn trưởng Mai, tư lệnh kiêm chính ủy đoàn đứng dậy, giọng đầy xúc động:
- Kính thưa đồng chí chính ủy! Thưa toàn thể các đồng chí! Cách đây hơn tám năm, tôi và một số đồng đội nữa nhận lệnh rời binh chủng đi tay không vào mặt trận với nhiệm vụ nghiên cứu chiến trường, chuẩn bị cho xe tăng vào tham gia chiến đấu đồng thời tổ chức lấy xe địch đánh địch. Thật tình, lúc đó đi thì cứ đi nhưng ít ai nghĩ có ngày những chiếc xe tăng lại có thể vượt hàng nghìn cây số dưới mưa bom, bão đạn của quân thù để vào được đến đây. Thế mà hôm nay, điều đó đã trở thành hiện thực. Với những nỗ lực cao nhất của mình, với sự giúp đỡ của bộ đội Trường Sơn và các đơn vị bạn, những chiến sĩ xe tăng Việt Nam đã làm được những việc chỉ có trong chuyện cổ tích ngày xưa. Đối với chúng tôi, những cán bộ chiến sĩ từ binh chủng ra đi năm xưa thì ngày mà chiếc xe tăng đầu tiên của ta lăn xích trên chiến trường B2 thật sự là ngày… hạnh phúc nhất- Anh chợt dừng lại đưa tay lên quệt ngang mắt. Hội trường im phăng phắc. Một vài người mắt cũng rưng rưng. Phải một lát sau Mai mới tiếp tục bằng cái giọng khản đặc- Tuy nhiên, chúng tôi cũng xin chân thành nhận khuyết điểm là chưa đáp ứng được kỳ vọng của các thủ trưởng và của các đơn vị bạn, nhất là trong trận đánh An Lộc vừa qua. Thay mặt cán bộ chiến sỹ tăng thiết giáp miền chúng tôi xin hứa sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm để thời gian tới sẽ hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc hơn. Một lần nữa xin cảm ơn các đồng chí!
Ngồi trong một góc hội trường Cân tỏ ra vô cảm với tất cả những bài phát biểu đang được cất lên một cách trang trọng trên diễn đàn. Trong lòng anh nhoi nhói một nỗi đau không thể nói lên lời. Cách đây chỉ hơn một tháng chứ mấy, cứ sau mỗi trận đánh chính bản thân anh đã phải mò vào thị xã An Lộc để hủy xe hỏng và lấy thi hài đồng đội ra. Xe thì dù sao cũng chỉ là những vật vô tri vô giác, có cháy, có hỏng rồi sẽ được bổ sung vào. Nhưng còn các đồng đội của anh, đó là những người con của một gia đình, là chồng của một người vợ, là cha của những đứa con, là niềm thương nỗi nhớ của bao nàng thiếu nữ thì đã mất đi sẽ không bao giờ sống lại được nữa. Mà nào có lấy về được bao nhiêu đâu. Những xe không cháy anh em chạy ra ngoài thì chẳng biết đằng nào mà tìm. Còn những xe bị cháy có khi cả bốn người chỉ còn một dúm. Những đêm đầu Cân còn khóc được. Về sau, dường như nước mắt anh cũng đã cạn khô. Những cảm xúc tưởng như chai lì đi giờ đây lại trỗi dậy. Anh cảm thấy giận những người đang thao thao bất tuyệt kia: “sao họ nói hay vậy mà họ lại chẳng làm gì để bớt đi những cái chết của đồng đội?”. Anh bỏ ra ngoài đi sâu vào trong rừng và ngồi như hóa đá bên một con suối cạn mà không dự bữa liên hoan.
Nhưng có một người đã phát hiện ra sự vắng mặt của Cân, đó là đoàn phó Hồng. Thực ra, từ hôm Cân lên đây giúp việc cho phòng chính trị chuẩn bị cho lễ ra mắt Hồng đã đoán chắc trong lòng người cán bộ trẻ này đang có điều gì đó vô cùng bức xúc giằng xé. Quen biết nhau từ hồi chuẩn bị đánh Làng Vây anh biết đó là một thành niên tốt, một chiến sĩ giỏi, một con người tận tụy với công việc và có trách nhiệm cao với mọi người. Trong những lúc khó khăn, gian khổ nhất ở cậu ta vẫn toát lên sự lạc quan, yêu đời và có phần lãng mạn. Có lẽ suốt đời anh sẽ không thể quên cái căn hầm dưới bụng xe 567 trong cái đêm giao thừa năm Mậu Thân ở đồi Pê Sai chỉ cách địch có 6 ki- lô- mét. Từ hồi đó anh đã tự bảo mình: “với những chiến sĩ như thế này chắc chắn chúng ta sẽ thắng”. Thế mà lần này cũng con người đó lại mang một bộ mặt khác hẳn. Nhưng rồi công việc bận bịu đã không cho phép anh tìm hiểu sâu thêm. Định bụng sau buổi lễ anh em sẽ ngồi tâm sự nhưng rồi trong bữa liên hoan chẳng thấy cậu ta đâu nên Hồng quyết định đi tìm. Khi nhìn thấy Cân đang ngồi lặng phắc bên con suối nhỏ trong rừng anh lặng lẽ lại gần và ngồi xuống.
Không niềm nở như mọi lần anh em gặp nhau, Cân lẳng lặng nhìn như xoáy xuống dòng nước đang lặng lờ chảy dưới chân, đôi mắt ầng ậc nước. Hồng là người đầu tiên phá vỡ sự im lặng, anh nhẹ nhàng đặt tay lên vai Cân:
- Có chuyện gì thế em? - Từ ngày gặp lại nhau ở chiến trường này Hồng vẫn gọi Cân âu yếm như vậy.
Cân vẫn lặng im không nói nửa lời. Có vẻ như cậu ta đang cố nuốt một cái gì đó đang mắc nghẹn ở cổ họng vào trong bụng. Lại một lần nữa Hồng vỗ về:
- Thôi, có cái gì vướng mắc thì cứ nói hết ra mới nhẹ lòng được em ạ!
Cân vùng vằng:
- Em chẳng có gì vướng mắc cả!
Hồng tỏ vẻ quan tâm:
- Thế thì vì sao? Từ hôm em lên đây anh đã thấy em khang khác. Mệt mỏi quá à? Hay là vì…
Không để Hồng nói hết câu, Cân bùng lên như một thùng thuốc súng:
- Vì sao à? Vì các anh đấy! Các anh ở trên này làm cái gì mà để người ta xua anh em mình vào chỗ chết hết trận này đến trận khác thế? Sao các anh không chịu rút kinh nghiệm với bộ binh? Sao các anh không có ý kiến gì với cấp trên? Bốn, năm trận đều cùng một kết cục như nhau, các anh không thấy xót à?
Hồng ngớ ra. Thì ra tâm tư của người cán bộ trẻ này là như vậy. Cậu ta xót xa vì sự hy sinh liên tiếp của đồng đội trong mấy trận đánh vừa qua. Thật tình anh cũng đau xót chẳng kém gì cậu ta cả. Biết bao mong mỏi, biết bao gian nan mới đưa được một chiếc xe tăng vào đây. Thế mà chỉ nguyên cái thị xã An Lộc bé con con này thôi đã xóa sổ ngót một tiểu đoàn. Đau lắm chứ! Nhưng có phải ai cũng hiểu hết nỗi lòng các anh? Sự kỳ vọng quá đáng của cấp trên? Đúng! Đã bao năm mong đợi mới có ngày này cơ mà. Sự hối thúc, ỷ lại của bộ binh? Đúng! Từ xưa đến nay họ đã đơn độc chiến đấu, nay có xe tăng tội gì mà không dùng. Tâm lý giành thắng lợi bằng mọi giá? Rất tiếc là cũng đúng. Mà không phải chỉ có cấp trên, ngay cả trong số cán bộ xe tăng mình cũng có. Nhưng cũng không thể không kể đến những yếu kém, sự thiếu kinh nghiệm của anh em mình. Không chỉ có chiến sĩ mà cả cán bộ cũng vậy. Biết thế nhưng cũng chẳng trách anh em được. Huấn luyện ngoài kia thì chủ yếu là tiến công quân địch phòng ngự vững chắc trên điểm cao, vùng đồi núi. Có ai được huấn luyện và thực hành chiến đấu ở thành phố, thị xã bao giờ? Bản thân anh anh cũng phải tự nhận là mình đã có phần hữu khuynh, mặc dù cũng đã lờ mờ nhận ra những bất cập sau một, hai trận đánh nhưng đã thiếu kiên quyết, thiếu mạnh dạn đề đạt với cấp trên suy nghĩ của mình. Nhưng còn một vấn đề nữa mà bây giờ anh mới nhận ra là tác động của những tổn thất ấy lớn đến mức nào. Ngay cả một cán bộ trẻ đày tâm huyết như Cân mà còn lung lay thế này thì các chiến sĩ trẻ sẽ ra sao? Có lẽ điều cần thiết nhất bây giờ là phải “vực” tư tưởng bộ đội dạy. Rồi anh sẽ phải phản ánh vấn đề này với đảng ủy. Nhưng đó là việc về sau. Còn bây giờ phải kéo chú em Cân ra khỏi trạng thái này càng nhanh càng tốt. Nghĩ vậy Hồng hết sức mềm mỏng:
- Em đừng nghĩ thế mà oan các anh. Thấy đồng đội hy sinh, thấy xe mình bị cháy nhiều như vậy bọn anh cũng xót xa lắm chứ. Vừa rồi bọn anh trên này cũng đã rút kinh nghiệm rất sau sắc rồi. Em cứ tin rằng từ nay những chuyện như vậy sẽ không xảy ra nữa.
Cân vẫn sụt sịt:
- Nhưng những người đã chết cũng sẽ không bao giờ sống lại được nữa.
Mặc dù biết những lời mình sắp nói đầy sáo rỗng song Hồng vẫn phải nói:
- Chiến tranh mà em. Thế nào mà chả có tổn thất.
Hồng không ngờ câu nói ấy của anh làm Cân bùng lên một lần nữa:
- Các anh đừng có dựa vào đấy mà ngụy biện. Anh em chúng tôi đâu có sợ chết. Vấn đề là chết như thế nào mà thôi. Nếu các anh xót xa sao không dừng lại mà rút kinh nghiệm ngay. Nếu các anh làm được như thế biết bao người sẽ đỡ phải chết oan ức. Anh không biết chứ, nhiều cái chết thảm lắm…- Vừa dứt lời Cân bật khóc tu tu.
Chẳng biết nói gì nữa Hồng chỉ ngồi vỗ vỗ nhẹ vào vai Cân. Chừng như những giọt nước mắt đã làm lòng Cân nhẹ bớt nên anh thủ thỉ:
- Em xin lỗi thủ trưởng! Chả là cứ sau mỗi trận em đều phải vào thị xã làm công tác thương binh, tử sĩ. Em đã tận mắt nhìn thấy đồng đội của mình hy sinh như thế nào nên đã không giữ được bình tĩnh. Nhưng nói thật, em rất không bằng lòng với các cán bộ cấp trên của mình. Biết rõ sẽ thất bại, sẽ bị tổn thất vô ích mà vẫn xua quân vào theo em đó cũng là tội lỗi, thủ trưởng ạ.
Hồng đắng lòng, anh lặng im suy nghĩ và tự nhủ: “Không! Cân ơi! Em đã đúng! Chính các anh mới là người có lỗi!”.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:32:17 am »

Những nỗ lực trong tuyệt vọng của Bộ Tư lệnh quân viễn chinh Mỹ và quân ngụy Sài Gòn được sự hậu thuẫn của mùa mưa khác thường năm Nhâm Tý cũng đã đem lại một số kết quả nhất định. Trên các địa bàn chiến lược chúng cũng đã chiếm lại được một số vị trí, tuy nhiên còn xa mới đạt được mục tiêu “khôi phục nguyên trạng như trước ngày 29 tháng Ba năm 1972” mà chúng đề ra. Trên mặt trận Quảng Trị, sau 81 ngày đêm phát động chiến dịch “Lam Sơn 72” và chấp nhận những tổn thất khá nặng nề chúng đã chiếm lại được thị xã Quảng Trị. Nhưng những nỗ lực đó  cũng đã làm cho quân ngụy Sài Gòn kiệt lực và Oa- sinh- tơn mệt mỏi. Ngay cả chiến dịch “Lai- nơ- bếch- cơ” dùng máy bay chiến lược B52 ném bom hủy diệt Hà Nội cũng không làm cho cái dân tộc nhỏ bé nhưng đày kiêu hãnh này khuất phục, Mỹ buộc phải thúc ép chính quyền Sài Gòn cùng ngồi vào bàn ký Hiệp định Pa- ri.
Cái tin Hiệp định Pa- ri đã được cả bốn bên ngồi vào ký như một luồng gió mát lành lan đến mọi hang cũng ngõ hẻm trên cái đất nước mà suốt mấy chục năm qua cứ liên miên hết cuộc chiến tranh này đến cuộc chiến tranh khác. Đi đến đâu, ngồi ở đâu cũng thấy người ta bàn tán về hiệp định, về hòa bình và trong ánh mắt những người mẹ, những người vợ cùng sáng lên cái hy vọng con họ, chồng họ sẽ được trở về nay mai.
Ở nhà ông Đào, bà Hạnh phấn khởi ra mặt: “thế là từ nay ông ấy thôi không phải ra chốn hòn tên, mũi đạn nữa rồi”. Gớm, cái hồi ông ấy ở trong chiến trường Quảng Trị ra dạo tháng Sáu, tháng Bảy năm ngoái trông mới khiếp làm sao. Tuy không bị thương thêm lần nào nhưng trông ông ấy già đi đến hàng chục tuổi, người thì sút đi dễ đến hàng chục cân. Tính khí thì lại trở nên bẳn gắt còn hơn trước khi bị thương. Hình như có những điều gì đó ông ấy không được vừa ý thì phải. Hỏi câu gì thì trả lời câu ấy, mà lại cộc lốc nữa chứ. Con cái vì vậy cứ “len lét như rắn mồng năm”. Mãi sau này ông ấy mới lại người, tính nết cũng đỡ khó chịu. Thế nhưng nhân hôm chủ nhật ông tranh thủ qua nhà, bà đem chuyện hiệp định Pa- ri ra nói với ông thì mặt ông cứ khó đăm đăm:
-Bà thì biết cái gì mà nói! Thằng thầy nó rút rồi nhưng còn thằng tớ nó ở đấy thì bà bảo yên sao được? Thế nào rồi cũng vẫn phải giải quyết thôi!
Bà tỏ vẻ ngạc nhiên kèo nèo:
- Sao bảo sau khi Mỹ rút thì bên nào ở nguyên bên ấy cơ mà?
Đến lúc này thì ông gắt um lên:
- Đã bảo bà không biết thì đừng có nói rồi mà- Nhưng có lẽ thấy mình cáu gắt với vợ là vô lý nên ông dịu giọng- Đó là sách lược của mình thôi bà ạ! Bác Hồ đã dạy “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” rồi cơ mà. Nghĩa là ta phải làm từng bước, sau khi đuổi thằng Mỹ ra khỏi đất nước ta rồi ta sẽ đánh đổ nốt thằng ngụy. Có làm như thế mới thống nhất được nước nhà chứ.
Hôm qua ông cũng vừa mới gửi một bức điện đến tất cả các đơn vị xe tăng yêu cầu bộ đội nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đánh bại mọi âm mưu lấn chiếm của kẻ địch. Thực tế mấy chục năm cầm súng đã dạy cho ông bài học không bao giờ được đặt lòng tin vào kẻ thù. Thì đấy, cuối tháng Mười hai chính phủ vừa mới thỏa thuận với nhau, tưởng rằng mọi việc đã đâu vào đấy thì 18 tháng Mười Hai nó cho B52 hủy diệt mình. Thật may, nếu không có những bộ óc thiên tài dự đoán được hành động phiêu lưu điên rồ này của chúng thì thiệt hại còn lớn đến đâu. Đúng là đàn bà, nhẹ dạ cả tin quá thể.
Bên nhà Nhã cũng vậy. Từ hôm phong phanh nghe tin Mỹ đồng ý ký hiệp định bà cứ ở rịt bên ông trưởng tộc để nghe ké tin tức từ cái đài bán dẫn cổ lỗ sỹ mà anh con cả mua biếu bố từ năm ngoái. Nghe rồi về nhà bà lại thẽ thọt với con dâu từng câu, từng chữ y như trên đài. Cuối cùng thế nào bà cũng chặc lưỡi:
- Con ạ! Thế là yên hàn rồi. Chắc là thằng Nhã sắp được về. Con cũng phải tẩm bổ dần đi mới được. Lần này thế nào cũng phải có cháu cho mẹ đấy!
Hôm nào cũng phải nghe cái điệp khúc ấy của mẹ chồng nhưng Hiền vẫn phải tươi tỉnh:   
- Mẹ cứ yên tâm! Lần này con đã chuẩn bị rất tốt rồi. Thế nào cũng có cháu cho mẹ bế mỏi tay.
Nói thì nói vậy chứ cô cũng hơi buồn. Quả thật cũng đã có đôi lời dị nghị từ bên phía họ nhà Nhã rằng cô “không biết đẻ”. Nhưng cũng chẳng trách họ được. Hai vợ chồng đều khỏe mạnh, lấy nhau cũng đã năm, sáu năm mà chẳng thấy chửa đẻ gì thì thế nào chẳng có lời ra, tiếng vào. Nhất là trong hoàn cảnh gia đình như nhà Nhã hiện nay. Nhưng cô biết thanh minh với ai được? Chỉ có Nhã mới biết mà thôi! Nhưng liệu có đúng như lời mẹ nói không? Nếu đúng như vậy thì bao giờ anh mới về?
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #85 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:33:15 am »

Trong khi đó tiểu đoàn của Nhã đang trú quân ở khu vực miếu Bái Sơn. Sau khi nằm lại ở Tân Vĩnh một thời gian để hỗ trợ cho bộ binh chiến đấu giữ thị xã Quảng Trị thì đơn vị của Nhã được điều về tập trung tại đây để củng cố. Có về ở tập trung tại đây mới biết tổn thất trong cả hai đợt chiến dịch vừa qua lớn biết chừng nào. Không một đơn vị nào còn đủ một phần hai số xe so với biên chế, những cái còn lại cũng thương tích đầy mình. Tổn thất về người tuy không lớn lắm nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị. Đã thế, chắc là công tác tiếp nhận viện trợ ở ngoài Bắc cũng gặp khó khăn do bị Mỹ phong tỏa các cảng biển nên dù thiếu hụt vậy nhưng các đơn vị chỉ được bổ sung rất nhỏ giọt. Như đại đội của Nhã chỉ còn bốn xe nay cũng chỉ được bổ sung có “nhõn” một xe theo cách nói của Kỳ. Liên “triết gia” thì bình luận: “Thế cũng tốt chán rồi! Còn hơn là không có gì cả!”. 
Với Nhã, được như thế cũng là quá tốt rồi. Cho đến giờ anh mới thấm thía hơn cái câu “quân cốt tinh, không cốt nhiều” mà mình đã được nghe nhiều lần từ hồi nảo, hồi nào. Nhiều mà làm gì khi dúm dụm với nhau để đến nỗi thằng bị cháy, thằng bị băt sống như hôm đánh Phượng Hoàng. Sau này, nhiều lúc nghĩ lại Nhã vẫn thấy xót xa. Lúc ấy, giá như một xe chiếm địa hình có lợi trên sườn điểm cao 52 thì mấy cái xe tăng địch ra phản kích kia sẽ biến thành miếng mồi ngon chứ sao mà làm mưa, làm gió được. Nhưng trong chiến tranh không có chữ “giá như”. Tất cả những sự dốt nát, ngờ nghệch đều đã phải trả giá. Cái còn lại may ra chỉ là những kinh nghiệm cho các thế hệ sau mà thôi.
 Hiểu sâu sắc điều đó nên Nhã cố gắng tranh thủ thời gian này để nâng cao sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Một mặt anh đề nghị trung đoàn tăng cường một số thợ sửa chữa để cùng anh em lái xe trong đơn vị khắc phục bằng hết những hư hỏng từ lớn đến nhỏ của xe máy và vũ khí. Một mặt anh tập trung huấn luyện bổ sung những kiến thức mà anh thấy cần thiết cho từng nhóm thành viên. Trong các buổi huấn luyện ấy thì việc trao đổi kinh nghiệm được coi là phần trọng điểm. Chính vì vậy các buổi học trở nên rất sinh động và sôi nổi.
Đúng lúc ấy thì tin hiệp định Pa- ri chuẩn bị được ký kết ào đến. Đi đến đâu cũng thấy lính tráng bàn ra, tán vào chuyện hiệp định. Học cũng bàn tán. Bảo dưỡng xe cũng bàn. Đang ăn cũng nhồm nhoàm vừa nhai vừa nói. Đêm đã chui vào hầm rồi cũng vẫn không dứt ra được. Pháo thủ Thủy thì cứ toang toác:
- Hiệp định ký rồi! Có khi Tết này ta được về phép ấy chứ, các “quê” nhỉ?
Nghe đến chuyện này pháo hai Kỳ hào hứng lắm, cậu ta lắp bắp:
- Có thật thế không, anh “quê”? Từ hồi đi đến giờ em chưa được về nhà lần nào. Giá Tết này mà được về thì sướng phải biết.
Liên “triết gia” thì luôn tỏ vẻ nghi ngờ mọi thứ:
- Các “quê” làm gì mà vội “phởn” thế! Tớ thì nghĩ rằng chẳng có gì thay đổi cả. May ra thì bom đạn ít đi một chút mà thôi.
Thủy trợn mắt:
- Sao “quê” lại bảo không có gì thay đổi là thế nào? Không thay đổi thì ký làm cái quái gì? Mà ký được đâu có dễ?
Liên vẫn điềm đạm:
- Thế “quê” không thấy bọn ngụy nó vẫn còn sống nhăn răng ra đấy à? Nó còn ở đấy thì ta còn phải đánh nhau. Thế thì có khác gì bây giờ đâu nào?
Cả Thủy và Kỳ ngẩn mặt ra:
- Thế thì chán nhỉ!
Nghe các thành viên cứ bàn ra tán vào không biết đến bào giờ mới dứt ra được Nhã đành lên tiếng:
- Cậu Liên nói đúng nhưng mà chưa đủ! Phải nói là việc ký hiệp định Pa- ri sẽ tạo ra sự thay đổi rất to lớn trong cục diện chiến lược chứ. Trước hết là ta sẽ đuổi được thằng Mỹ cút về nước. Vì vậy, tuy vẫn phải đánh nhau nhưng chỉ phải đánh với thằng ngụy thôi. Mà thằng Mỹ đã rút rồi thì bom đạn, phi pháo chắc cũng sẽ không dồi dào như trước nữa. Mà thôi, các cậu cũng ngủ đi! Ngày mai còn nhiều việc phải làm đấy.
Giục chiến sĩ đi ngủ nhưng rồi chính Nhã lại trằn trọc mãi không ngủ được. Tận trong sâu thẳm cõi lòng anh cũng hy vọng hiệp định Pa- ri sẽ sớm mang lại hòa bình cho đất nước. Và thế nào anh cũng sớm được gặp lại Hiền.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #86 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:34:14 am »

Những tin tức về việc chuẩn bị ký kết hiệp định Pa- ri về Việt Nam đến với Hòa lúc anh đang ở Vĩnh Thạch. Sau một thời gian ở lại Triệu Phong hỗ trợ các đơn vị bộ binh chống lại cuộc hành quân “Lam Sơn 72” của địch, đơn vị của Hòa đã được kéo ra ngoài này để củng cố. Đối với Hòa cũng như toàn thể anh em trong đơn vị khi nhận quyết định này thì đúng như người “sắp chết đuối vớ được cọc”. Nằm ở Triệu Phong mấy tháng mùa mưa đơn vị anh đã thật sự kiệt quệ về mọi mặt. Xe hỏng đằng xe. Người ốm đằng người. Việc vận chuyển khí tài, lương thực, thực phẩm và cả đạn dược, nhiên liệu đều hết sức khó khăn. Đang bí rì rì thì có lệnh rút ra. Không nói ra miệng nhưng Hòa như trút được gánh nặng. Còn đám lính trẻ thì khỏi phải nói, nhất là cậu Toản. Cái miệng nó cứ bô bô: “lại được lên thiên đường rồi!”.
Ra nằm đây hơn tháng tình hình đã được cải thiện nhiều. Đáng kể nhất là sức khỏe bộ đội đã phục hồi khá nhanh. Toàn lính trẻ, dứt sốt một cái, ăn trả bữa vài hôm là lại sức ngay. Cậu nào cậu nấy đã thấy sắc hồng trở lại trên má. Mấy cái xe BTR- 50 PK rách nát đưa ra được chuyển ngay cho đại đội sửa chữa trung tu và lắp cao xạ 23 ly. Còn đại đội Hòa nhận về một xe tăng bơi K63- 85 cùng năm chiếc thiết giáp K63 vừa xuất xưởng đại đội sửa chữa. Tuy là xe mới được sửa chữa nhưng theo nhận xét của lính tráng thì cũng chỉ ở dạng “méo mó có hơn không” chứ cũng “tã” lắm rồi. Với Hòa anh cho thế là được. Thực tâm anh khoái mấy cái K63 này hơn vì hỏa lực bản thân của nó có khẩu trọng liên 12 ly 7 khá mạnh, lại có cửa sau nên khi tác chiến thuận lợi hơn. Chỉ bực cái nó bơi cứ như con chó sặc nước, nhất là “thằng” nào không may mất hộp xích thì không cả bơi được nữa. Đã thế lại có một xe tăng trong đội hình, với một khẩu pháo 85 ly, một khẩu 12 ly 7, một khẩu đại liên 7 ly 62 nên sức mạnh hỏa lực được tăng lên gấp bội. Nói tóm lại, với Hòa thì mọi thứ đều tốt đẹp nếu không có hai chuyện không như ý xảy ra.
Chuyện thứ nhất là anh phải chia tay với Nhật và Toản. Vừa mới ra Vĩnh Thạch được ít ngày thì Bộ tư lệnh giao cho H02 thành lập một tiểu đoàn để đưa vào B1. Yêu cầu của trên là phải ưu tiên lựa chọn những thành viên có kinh nghiệm đưa đi đợt này vì họ sẽ phải độc lập hành quân vào và độc lập chiến đấu ở một chiến trường khó khăn, ác liệt vào loại nhất. Vì vậy, dẫu rất muốn nhưng Hòa cũng không làm sao giữ được Nhật và Toản ở lại với mình. Ngày chia tay, chỉ thấy Toản có vẻ bịn rịn, còn Nhật vẫn tươi tỉnh như thường. Cậu ta còn toe toét: “Quả đất tròn mà anh! Thế nào rồi anh em mình chả gặp lại nhau. Có khi còn được gặp nhau ở Sài Gòn ấy chứ!”. Ngoài Nhật và Toản một số thành viên cũ khác cũng bị rút đi, một loạt chiến sĩ mới từ miền Bắc bổ sung vào. Vì vậy Hòa thêm bận bịu vì phải tập trung huấn luyện bổ sung cho số anh em này. Cũng may, lái xe Thu và xạ thủ Dịp của cái xe 059 mà anh chọn làm xe đại đội trưởng cũng là lính cũ và ít nhiều có kinh nghiệm nên Hòa cũng đỡ vất vả.
Còn chuyện thứ hai làm anh đau đầu thì vừa đơn giản lại vừa cực kỳ phức tạp, lắm lúc làm anh ăn không ngon, ngủ không yên. Đó chính là việc giải quyết mối quan hệ với cô dân quân Vĩnh Thạch làm sao cho ổn thỏa. Hôm vừa chân ướt chân ráo từ Triệu Phong ra đến Vĩnh Thạch cô đã làm cho anh hoảng hồn vì cách thể hiện tình cảm của mình. Trước mặt toàn thể đại đội và số anh em tại hậu cứ ra đón, cô lao vào ôm chặt lấy anh mà khóc như một người vợ đón người chồng vừa từ cõi chết trở về. Số anh em ở hậu cứ cho biết từ hôm các anh vượt sông Cửa Tùng lần thứ hai không hôm nào cô không sang hỏi thăm tin tức của Hòa. Cô nói với mọi người rằng anh đã yêu cô và hẹn sẽ trở về với cô ngay khi có dịp. Câu chuyện cứ thế râm ran cả trung đoàn, Hòa thì chẳng biết thanh minh thế nào với mọi người. Cái cậu Toản lại còn nhấm nháy: “em nó thích thì anh cứ chiều nó một cái. Đi đâu mà thiệt!”. Người không rõ đầu đuôi câu chuyện thì mỉa mai: “sao mà dân vận giỏi thế! Nằm ở đấy có mấy ngày đâu mà đã dính như keo thế rồi?”. Thực tâm Hòa vẫn nhất quyết trung thành với lời nguyền của mình. Vì vậy, hồi nằm ở đây sau cuộc vượt sông lần thứ nhất ra anh đã cố tránh né mọi cuộc gặp gỡ với Thủy. Nhưng nào có được. Cô dân quân miền đất lửa Vĩnh Linh vừa có một tình yêu cháy bỏng với Hòa, vừa có sự dạn dĩ của những người đã nhiều lần đối mặt với cái chết nên cứ lăn xả vào. Đuổi cô về thì không nỡ nhưng ngồi riêng với nhau thì sợ nên lần nào cô sang anh cũng tìm cách đưa ra gặp nhau trước anh em hoặc ít ra cũng gọi Nhật vào giúp sức. Nhiều lúc anh cũng không biết ở mình có cái gì hấp dẫn mà lại làm cô ta chết mê, chết mệt như vậy. Bây giờ Nhật đi rồi, còn lại một mình ở đây có khi cái quyết tâm của anh cũng lung lay mất.
Đúng lúc ấy tiểu đoàn của Hòa có lệnh cơ động vào Cửa Việt để sẵn sàng làm lực lượng phản đột kích khi quân địch lấn ra. Lính tráng thì có hơi phàn nàn: “tưởng rằng ký hiệp định rồi sẽ không phải đi đánh nhau nữa”. Riêng Hòa thì mừng như bắt được vàng. Ít ra anh cũng tránh được cái kiếp nạn này một thời gian.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #87 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:35:23 am »

Chỉ sau gần một đêm hành quân tiểu đoàn 66 của Hòa đã đến vị trí quy định ở bờ bắc sông Cửa Việt. Theo yêu cầu của mặt trận tiểu đoàn tổ chức thành hai thê đội. Thê đội 1 do Hòa phụ trách gồm 1 xe tăng, 2 xe K63 và 2 xe thiết giáp lắp cao xạ sẽ sang bờ nam ngay. Còn thê đội 2 ở lại bờ bắc sẵn sàng chi viện. Thêm một đêm nữa thê đội 1 của Hòa đã có mặt bờ nam. Đã nắm tương đối chắc địa hình khu vực nên Hòa quyết định chiếc xe tăng cùng 2 xe K63 sẽ bố trí ở điểm cao 12 ngay cạnh thôn Hà Tây. Còn 2 xe cao xạ anh đặt cạnh Vĩnh Hòa Phường làm nhiệm vụ yểm hộ chung cho cả khu vực.
Mặc dù độ cao chỉ có 12 mét nhưng trên bãi biển bằng phẳng điểm cao này vẫn là một vị trí có lợi thế khá lớn về chiến thuật. Đứng trên đó có thể khống chế được một vùng rộng lớn suốt từ Cửa Việt đến tận mạn Thanh Hội, Long Quang. Vừa đến nơi Hòa lệnh cho các xe đào công sự ngay. Cũng may, đất cát nên tang tảng sáng 3 chiếc xe đã nằm gọn trong công sự. Cho anh em ăn sáng và nghỉ ngơi, còn Hòa đứng một mình trên tháp pháo chiếc 704 ngắm nhìn bốn phía. Cuối cùng ánh mắt anh dừng lại ở con sông Cửa Việt mênh mông thấp thoáng đằng xa.
Đã sang cuối tháng Chạp ta, trời đầy mây. Gió mùa đông bắc ù ù thổi từng cơn lạnh buốt. Mặt sông Cửa Việt cuối mùa mưa như nở ra, nhìn hút tầm mắt.
Cửa Việt! Tại sao nó lại là Cửa Việt chứ không phải là một cái cửa gì đó?
Phải chăng con sông này, cửa biển này có nhiều ưu điểm vượt trội nên đã được ưu ái mang cái tên kiêu hãnh ấy? Có lẽ đó là sự thật!
Không phải ngẫu nhiên mà gần 500 năm trước, khi được cử đi trấn thủ xứ Thuận Hóa Đoan quận công Nguyễn Hoàng đã đưa hạm đội của mình vào đây và quyết định chọn Ái Tử, Trà Liên của xứ này làm nơi xây nên những dinh thự đầu tiên, đặt nền móng cho một thời kỳ mới của xứ Đàng Trong.
Không phải ngẫu nhiên mà từ mấy trăm năm trước ở đây đã dập dìu trên bến dưới thuyền. Đủ thứ sản vật trong Nam, ngoài Bắc, từ Lào đưa sang, từ Trung Hoa, Nhật Bản đưa đến đã được trao đổi ở đây.
Không phải ngẫu nhiên mà trước khi về với tổ tiên Nguyễn Hoàng đã trối lại cho con trai yêu Nguyễn Phúc Nguyên rằng: “Đất Thuận - Quảng phía bắc có Hoành Sơn và sông Gianh hiểm trở, phía nam có núi Hải Vân và núi Đá Bia vững bền. Núi sẵn vàng, sắt; biển có cá, muối. Thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân luyện binh để chống chọi với họ Trịnh thì đủ dựng xây cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta”.
Cũng không phải ngẫu nhiên mà ngay từ khi có mặt tại Việt Nam, đế quốc Mỹ đã xây dựng Cửa Việt thành một quân cảng lớn với khả năng tiếp nhận hàng chục tàu cùng một lúc. Nó đã từng là nơi trú đóng của hàng chục tàu chiến thuộc hạm đội 7 của Mỹ mỗi khi vào tham chiến ở Biển Đông. Cũng qua cảng này hàng trăm nghìn tấn trang thiết bị quân sự và hàng quân dụng đã được tiếp tế đưa lên Khe Sanh, Tà Cơn và sang cả đất Lào. Nó cũng là điểm cực đông của hàng rào điện tử mang tên vị bộ trưởng quốc phòng của nước Mỹ đã đẻ ra nó.
Người ta có thể hiểu được những nguồn cơn ấy khi tìm hiểu kỹ về địa thế của vùng đất này.
Quả thật, trên dải đất từ Hoành Sơn vào đến tận Hải Vân không có một con sông nào như sông Cửa Việt, không có một cửa biển nào như Cửa Việt. Là hợp lưu của hai con sông Thạch Hãn và Miễu Giang, hai con sông lớn cùng phát nguyên từ dải Trường Sơn hùng vĩ nên sông Cửa Việt lúc nào cũng dồi dào nước. Chỗ rộng nhất của nó đến gần cây số, đứng bên này nhìn sang bờ bên kia cứ ngút ngát cả tầm mắt. Sông có nguồn từ Trường Sơn, nước lúc nào cũng chảy mạnh nên không bị bồi lấp bao giờ. Chính đó là những điều kiện hết sức thuận lợi để xây dựng Cửa Việt trở thành một cảng biển lớn của miền Trung. Và cũng vì vậy, chỉ gần một ki- lô- mét sông sát biển đã có ba hải cảng được xây dựng. Phía ngoài cùng nằm sát biển là quân cảng chỉ dành riêng cho tàu Mỹ. Lúc nào ở đây cũng có vài chiếc tàu lớn đang tiếp dầu, tiếp đạn hoặc vào bảo dưỡng sau những chuyến hải hành dài ngày trên biển. Trong đó có cả những tuần dương hạm và khu trục hạm tên tuổi lẫy lừng của hạm đội 7. Lui vào bên trong là quân cảng của ngụy. Đây là căn cứ tiếp vận lớn nhất của quân khu Một với hàng nghìn tấn hàng hóa, đạn dược mỗi ngày cho các lực lượng đang chiến đấu ở vùng giáp ranh với miền Bắc xã hội chủ nghĩa của ta. Bên trong cùng là cảng dân sự nằm cách xa hẳn hai quân cảng. Vì là vùng chiến sự ác liệt nên cảng dân sự Cửa Việt không còn sầm uất như xưa mà trở nên hết sức tiêu điều, vắng vẻ.
 Đi dọc theo hai chi lưu của sông Cửa Việt này tàu bè có thể lên đến tận Cam Lộ, Ba Lòng. Đặc biệt là có thể đến được những cứ điểm cực kỳ quan trọng trong hệ thống phòng thủ ở đây là Đông Hà, Ái Tử, Quảng Trị, La Vang. Vì vậy quân cảng Cửa Việt không chỉ là nơi giao nhận hàng hóa quân dụng mà còn là xuất phát điểm của những giang đoàn thủy quân đi càn quét sâu vào hậu cứ của ta. Sau khi ta chiếm được cảng này Cửa Việt trở thành một cửa khẩu lớn tiếp nhận hàng hóa từ hậu phương lớn miền Bắc vào cung cấp cho cả chiến trường Trị Thiên, đồng thời cũng là hải cảng nối liền với quốc tế của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đang có trụ sở tại Cam Lộ.
Với vị trí địa lý và vai trò như vậy, Cửa Việt đã trở thành một trọng điểm trong hệ thống phòng thủ của quân khu Một và là nơi mà cả địch và ta cùng muốn làm chủ. Nói cho công bằng, quyết định triệt thoái Cửa Việt trong tháng Tư năm 1972 là một quyết định hết sức sai lầm của tướng Hoàng Xuân Lãm. Và dường như đã nhận ra điều đó nên Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ mà đích danh là đại tướng Abra- ham cùng với tư lệnh quân khu Một Ngô Quang Trưởng quyết định sẽ chiếm lại Cửa Việt bằng cuộc hành quân mang tên “Tăng- gô- xi- ty”. Với một lực lượng hùng hậu bao gồm lữ đoàn đặc nhiệm vừa thành lập, lữ đoàn thủy quân lục chiến 147 cùng 3 thiết đoàn 17, 18, 20 lại được chi viện bởi không quân và pháo hạm Hoa Kỳ, Abra- ham và Trưởng hy vọng sẽ tạo nên một sự đã rồi trước khi hiệp định Pa- ri có hiệu lực.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #88 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:36:16 am »

Có lẽ cũng đoán được ý đồ của Trưởng nên Bộ Tư lệnh B5 đã chỉ thị cho cánh bắc và cánh đông chuẩn bị mọi mặt nếu quân địch liều lĩnh tiến công. Ba trung đoàn bộ binh đã được bố trí dọc theo đường số Bốn từ nam Cửa Việt qua Vĩnh Hòa về tận Thanh Hội, Long Quang. Ngoài ra các lực lượng binh chủng cũng được tăng cường để hỗ trợ cho trận địa phòng ngự của bộ binh. Thê đội Một của tiểu đoàn thiết giáp 66 được bố trí tại điểm cao 12 làm nhiệm vụ phòng ngự cơ động, sẵn sàng xuất kích phản kích đánh địch đột nhập trận địa trên tất cả các hướng. Sau khi giao nhiệm vụ cho Hòa, trung đoàn trưởng M01 nửa đùa, nửa thật:
- Các cậu là đội “cận vệ đỏ” bảo vệ đại bản doanh đấy! Các cậu mà để mất trận địa này thì chúng tớ cũng đi luôn- Quả thật, sở chỉ huy trung đoàn M01 nằm ngay rìa thôn Hà Tây 1, chỉ cách điểm cao 12 chừng hơn trăm mét.
Cho đến hôm nay, hiệp định Pa- ri đã được cố vấn Lê Đức Thọ và ngoại trưởng Hoa Kỳ Kít- xinh- gơ ký tắt nên có vẻ như cả hai bên đều đang gầm ghè “lừa miếng” lẫn nhau. Nhưng đó là chuyện “triều đình”, còn với lính tráng thì được thêm ngày nào yên lành không phải đánh nhau là quý ngày ấy.
Trên đỉnh điểm cao 12 gần như toàn thể đại đội Hòa túm tụm sau xe 059 để nghe đài. Hôm qua, thêm một xe thiết giáp nữa mới được bổ sung sang. Chiếc đài Li- do để trên sườn xe đã mở to hết cỡ nhưng vẫn tiếng được, tiếng chăng vì gió thổi ào ạt từng cơn. Bản tin sáng đang điểm lại những tiến trình cơ bản của hội nghị Pa- ri về Việt Nam. Tiếp đó là bài bình luận khá đanh thép nói về thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam trước một thế lực hùng mạnh bậc nhất của thời đại là đế quốc Mỹ. Hòa ngồi lặng im nhìn những chiến sĩ của mình. So với gần một năm về trước, khi bước vào chiến dịch họ đã dạn dày hơn biết bao nhiêu. Những gương mặt ngày nào còn phúng phính, trắng hồng nay sắt lại, đen sạm và đầy cương nghị. Anh tin rằng với những chiến sĩ thế này không có việc gì không thể làm được.
Bản tin thời sự sáng đã hết, đài chuyển sang chương trình ca nhạc. Tiếng ồn ào bỗng nổi lên. Xạ thủ Dịp cũng là tay nhiều chuyện bất ngờ lên tiếng:
- Này, các quê! Nếu bây giờ hai bên đang đánh nhau mà đến giờ hiệp định có hiệu lực thì làm sao nhỉ?- Chợt thấy đại đội trưởng cũng đang có mặt tại đấy cậu ta láy lại- Lúc ấy mình phải làm sao hả đại trưởng?
Câu hỏi của Dịp quả thật đã làm Hòa bị bất ngờ. Thực ra khi nhận nhiệm vụ lần này các anh cũng chỉ nhận được những nhiệm vụ chung chung là bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, chống sự lấn chiếm của địch. Ngoài ra cũng chỉ được phổ biến là từ thời điểm hiệp định có hiệu lực thì sẽ phải ngừng bắn, bên nào ở nguyên bên ấy và không xâm phạm lẫn nhau. Còn những vấn đề cụ thể như Dịp nêu ra thì chưa bao giờ được nhắc đến ở bất cứ chỗ nào. Trong lúc Hòa đang suy nghĩ thì cả hội nhao nhao bày tỏ ý kiến riêng của mình. Đầu tiên là lái xe Thu:
- Vớ vẩn! Thế mà cũng phải hỏi. Đang đánh nhau thì cứ phải đánh cho đến thắng thua chứ còn gì nữa.
Tiếng ồn ào nổi lên hưởng ứng. Dịp lắc đầu:
- Không được! Thế thì lại vi phạm hiệp định mất rồi.
Mấy gương mặt đang cổ vũ Thu cùng tưng hửng. Cậu Hào tiểu đội trưởng bộ binh thì rụt dè:
- Theo tớ lúc ấy thì tất cả dừng lại, giữ nguyên hiện trạng thôi.
Thu trừng mắt:
- Thế lúc ấy đang đánh giáp lá cà, hai thằng hai bên đang vật nhau cũng giữ nguyên như thế à? Giữ thế quái nào được?
Tiếng ồn ào lại nổi lên, một phe ủng hộ Hào, một phe ủng hộ Thu. Dịp quay sang Hòa:
- Đại trưởng bảo phải thế nào ạ?
Mặc dù tự cho rằng suy nghĩ của mình chưa thật thấu đáo cho lắm nhưng Hòa vẫn quả quyết:
- Theo tớ thì Thu nó nói phải đấy! Cứ phải tiếp tục đánh cho đến khi phân định rõ thắng thua mới được.
Vẫn là Dịp:
- Báo cáo đại trưởng, như thế thì trái với nội dung hiệp định rồi.
Hòa lắc đầu dứt khoát:
- Cứ phải đánh, vi phạm thì cùng vi phạm. Dừng lại lúc ấy để mà chết à? Mà xem ra mấy thằng ngụy này cũng ngoan cố lắm, cứ tin vào chúng nó thì “toi” đấy!
Hòa không ngờ rằng lời tiên đoán của anh lại thành sự thật.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #89 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 09:37:27 am »

Nửa đêm ngày 27 tháng Giêng năm 1973, khi mà ở Pa- ri đại diện bốn bên tham gia hội nghị chính thức ngồi ký vào văn bản hiệp định thì một chiến sĩ gác hốt hoảng đập mạnh vào vai Hòa:
- Đại trưởng! Đại trưởng! Phía ngoài biển có nhiều tiếng động lạ lắm.
Hòa giật bắn mình. Phản xạ của người chỉ huy chiến đấu làm anh tỉnh ngủ rất nhanh. Anh nhổm người dậy nghiêng tai lắng nghe. Đúng là bên cạnh tiếng sóng biển ầm ào liên tục có những tiếng động lạ nghe như tiếng động cơ xe máy lúc to, lúc nhỏ. Chưa hiểu chuyện gì nên Hòa bảo chiến sĩ gác:
- Báo động chiến đấu toàn đại đội ngay!- Anh vớ khẩu AK và chỉ vào chiến sĩ thứ hai- Đồng chí đi với tôi!
Hai anh em rời xe chạy xuống phía bãi biển. Đêm cuối tháng tối đen như mực nhưng vì đã ở đây mấy ngày nên họ đã quen địa hình và vẫn chạy băng băng. Cát lún xuống dưới mỗi bước chân làm hai anh em mệt nhoài. Cách mép nước chừng hai trăm mét, đã bắt đầu thấy những đốm lân tinh lấp lánh trên đỉnh những con sóng thì Hòa giật mình dừng phắt lại: chếch về phía nam một đoàn xe tăng, xe thiết giáp đang lầm lũi bò sát mép nước về phía cảng Mỹ. Chúng đi rất chậm nên tiếng động cơ rất nhỏ như hòa lẫn vào với tiếng sóng biển. Anh vỗ vai người chiến sĩ:
- Bọn này nham hiểm thật! Bây giờ ta đến gần thêm một chút để xem lực lượng của chúng thế nào rồi sẽ tính. Bám sát tớ nhé! 
Hai anh em không chạy nữa mà lom khom bước tiếp về phía biển. Thêm vài chục mét nữa họ đã nhìn rõ ngoài xe tăng, thiết giáp còn có khá đông bộ binh lốc nhốc theo nhau. Hòa đang còn nhẩm đếm những bóng đen đang lừ lừ tiến lại thì cậu chiến sĩ đi cùng vỗ vai anh, tay chỉ về phía nam:
- Đại trưởng này, hình như phía kia cũng có địch.
Hòa căng mắt nhìn theo hướng tay cậu chiến sĩ nhưng không thấy gì cả, anh ngơ ngác:
- Có thấy gì đâu?
Cậu chiến sĩ thì thầm:
- Đại trưởng phải cúi xuống thật thấp mới nhìn thấy.
Đúng vậy, khi cúi xuống anh đã thấy trên nền trời bàng bạc nổi bật hình bóng mấy chiếc xe tăng đang lừ lừ trườn về phía điểm cao 12. Trong đầu Hòa một ý nghĩ thoáng qua: “Gay rồi! Như vậy là mình đã bị kẹp giữa hai gọng kìm rồi”. Thầm tính toán một lát anh đi đến quyết định: “Dưới cảng Mỹ cũng đã có bộ binh rồi. Có lẽ cần phải giải quyết mấy thằng đang uy hiếp mình đi đã. Nhưng bây giờ cái cần nhất là phải về xe để tổ chức chiến đấu càng nhanh càng tốt”. Anh bảo khẽ cậu chiến sĩ cùng đi:
- Thôi, ta phải về xe ngay! Chạy theo tôi nhé!
Có lẽ chưa khi nào Hòa chạy nhanh đến như vậy. Chỉ vài phút sau hai anh em đã về đến xe. Cũng may, ở nhà toàn đại đội đã sẵn sàng. Hòa nhảy vội vào xe, anh bảo Dịp:
- Cậu xuống tập hợp đại đội cho tôi!
Chưa dứt lời Hòa đã chụp vội cái mũ công tác lên đầu. Theo quy định đài của anh lúc nào cũng mở và để ở chế độ thu canh nên anh ngay lập tức bóp công tắc ngực về phát:
- 01 gọi 66! 01 báo cáo, địch đang chuẩn bị tiến công. Xin chỉ thị! Nhận đủ trả lời!
Anh nhắc đi nhắc lại hai lần. Trên sở chỉ huy có vẻ như bị bất ngờ về tin này, tiếng tham mưu trưởng Ngô hớt hải:
- 01 đâu! Báo cáo cụ thể hơn xem nào!
Thời gian đã quá gấp gáp rồi nên Hòa cũng trở nên lập cập:
- 01 báo cáo, quân địch lợi dụng đêm tối đang tiến về phía cảng Mỹ và điểm cao 12. Lực lượng mỗi hướng khoảng 10 xe tăng, thiết giáp và 1 đại đội bộ binh. Hiện chúng cách chúng tôi khoảng bốn trăm mét. Tôi định tập trung đánh bọn địch ở nam điểm cao 12 trước, sau đó sẽ đánh vào sườn bọn địch đang cơ động về cảng Mỹ. Đề nghị thủ trưởng thông báo cho bên bộ binh ngay, hình như họ chưa biết gì cả. Báo cáo hết!
Vài giây im lặng mà tưởng như hàng giờ. Rồi tiếng tham mưu trưởng Ngô cũng vang lên:
- Được! Tôi đồng ý! Đồng chí cho tiến hành theo kế hoạch! Tôi sẽ báo cho bộ binh ngay.
 Chẳng kịp trả lời, Hòa lột vội cái mũ công tác ra khỏi đầu rồi nhảy xuống đất. Dịp đã tập trung toàn đại đội ngay cạnh xe anh. Không kịp hội ý cán bộ Hòa hổn hển vừa thở vừa nói:
- Các đồng chí chú ý! Hiện nay bọn địch lợi dụng đêm tối đang triển khai lực lượng theo hai hướng. Hướng thứ nhất tiến dọc theo mép nước về phía cảng Mỹ. Hướng thứ hai đang triển khai lực lượng ngay trước mặt chúng ta, hiện chỉ còn cách chúng ta chừng bốn, năm trăm mét. Ý định của tôi như sau: trước mắt sẽ cho bộ binh bí mật tiếp cận đội hình địch, bất ngờ nổ súng tiêu diệt ngay các mục tiêu chủ yếu. Tiếp theo các xe tăng, thiết giáp sẽ xuất kích vừa chạy vừa bắn, dùng tốc độ cao lao thẳng vào đội hình chúng. Sau khi diệt được bọn này ta sẽ đánh vào sườn bọn đang tiến công cảng Mỹ. Các đồng chí rõ cả chưa?
Trưởng xe 704 lên tiếng:
- Đề nghị đại trưởng cho biết đội hình thế nào.
Hòa khẽ dằn giọng:
- Cứ hàng ngang mà tiến! Xe 704 chú ý diệt xe tăng địch nhé, nhất là mấy cái M48 ấy! Sau đây các đồng chí tiểu đội trưởng bộ binh chỉ huy cho anh em cơ động luôn, nhớ là càng đến gần địch càng tốt. Còn các thành viên kíp xe thì về xe chuẩn bị vũ khí, chờ lệnh tôi! Bắt đầu đi!
Trong bóng tối nhưng tất cả đều hành động rất nhanh chóng và chính xác. Ba tiểu đội bộ binh đã lặng lẽ tiến về phía trước, các thành viên kíp xe thì về xe mình. Thu đã ngồi vào ghế lái, cậu bật đèn chiếu sáng bảng đồng hồ kiểm tra các chỉ số rồi đội mũ công tác ngồi chờ, dáng sốt ruột tợn. Xạ thủ Dịp đã lắp đạn xong cho khẩu 12 ly 7, cậu kéo khóa nòng “rốp” một tiếng rồi nhẹ nhàng mở khóa tầm, khóa hướng. Xong đâu đấy Dịp chụp chiếc mũ công tác lên đầu và bình thản chờ. Trong khi đó Hòa đã vào đứng ở vị trí trưởng xe, anh đội mũ công tác và nhổm hẳn người lên căng mắt nhìn về phía trước nhưng cũng chẳng thấy gì cả. Đúng lúc ấy tiếng trưởng xe 704 vang lên trong tai nghe đầy hốt hoảng:
- 04 gọi 01! Báo cáo 01, đèn chiếu sáng kính ngắm bị cháy. Xin chỉ thị!
Đúng là sét có đánh ngang tai Hòa cũng không thấy choáng như khi thấy cái tin này, anh giật giọng:
- Thay ngay lập tức! Nhanh lên!
Vẫn tiếng trưởng xe 704:
- Báo cáo, trong hộp phụ tùng không còn bóng đèn dự bị nào.
Hòa nghiến chặt hai hàm răng, bàn tay phải của anh nắm chặt tưởng chừng như bóp vỡ chiếc công tắc ngực. Anh gầm lên trong cổ họng: “Thế này thì bằng bóp giái nhau chứ còn gì. Cả đại đội chỉ trông vào hỏa lực của nó mà nó lại giở chứng thế này thì…”. Nhưng không còn thời gian để sửa chữa nữa rồi. Chợt nhớ lại tình huống xe đại đội trưởng Nghi hỏng kính ngắm hồi đánh Làng Vây, anh bóp công tắc phát dằn giọng:
- Bảo cậu Toán bắn bằng kính mặt bằng ấy, nếu điều kiện cho phép thì ngắm qua nòng pháo. Cứ bắn đi rồi quan sát vết đạn mà sửa- Đúng lúc ấy những chớp lửa của B41 nháng lên ở phía trước. Như vậy là bộ binh đã nổ súng, anh hét vào ống nói- 01 gọi 11! Xuất kích! 47!
Chẳng đợi Hòa ra lệnh Thu đã nổ máy rồi nhanh chóng khởi xe. Chiếc xe rùng mình rời khỏi công sự lao thẳng về phía những chớp sáng và tiếng nổ ở phía trước. Đã xuất hiện hai đám cháy từ hai chiếc xe tăng bị B41 bắn trúng nên có thể quan sát được tình hình. Dịp cũng đã nhìn thấy mục tiêu nên cậu ta đang kéo từng điểm xạ ngắn gọn mà chắc nịch. Các xe kia cũng đã lên tiếng. Riêng xe 704 áp dụng phương pháp tạm dừng bắn. Cứ vài chục mét nó dừng lại một lần, rồi một bọng lửa sáng lòa lại bùng lên. Có lẽ do khoảng cách bắn đã rất nhỏ nên mặc dù không có đèn chiếu sáng kính ngắm nó vẫn bắn trúng được xe tăng địch. Thêm một đám cháy nữa bùng lên phía trận địa địch.
Khoảng cách giữa hai bên ngày một gần lại. Có vẻ như sự choáng váng ban đầu đã qua nên bọn địch bắt đầu tổ chức đánh lại. Chúng bắn như đổ đạn về phía điểm cao 12. Một vài quả đạn chống tăng bay xẹt qua đầu Hòa. Có lẽ chúng gặp khó khăn hơn các anh vì không có đám lửa nào chiếu sáng mục tiêu. Thêm một chiếc M48 bị xe 704 bắn cháy. Ngọn lửa từ đám cháy này bốc cao cùng những tiếng đạn nổ dữ dội làm bọn địch hoảng sợ thì phải nên chúng lùi dần. Thừa thắng xông lên, chiếc 704 bắn cháy tiếp một chiếc M41 nữa.
Chợt nhớ ra còn hướng tiến quân sát mép nước của địch về cảng Mỹ, Hòa vội lên đài:
- 01 gọi 11! Dừng lại, cho bộ binh lên xe quay về cảng Mỹ! Nhận đủ trả lời!
Trong chốc lát ba xe thiết giáp đã gom đủ quân về. Kiểm tra sơ bộ một vòng Hòa thấy trong lòng vui như hội, không một chiến sĩ nào của đại đội bị thương vong. Anh nghĩ bụng: “đúng là một phép màu” rồi vội vã trở về xe. Đúng lúc ấy tiếng tham mưu trưởng Ngô vang lên trong ống nghe:
- 66 gọi 01! Nhanh chóng cơ động lực lượng chi viện cho bộ binh giữ cảng Mỹ. Nhận đủ, trả lời!
Thật may, việc đánh bọn địch tiến công trực diện đã xong. Hòa bóp phát:
- 01 nhận đủ! 11 chú ý, nhanh chóng cơ động về phía cảng Mỹ. Nhận đủ trả lời!
Trận đánh ở khu vực cảng Mỹ đang diễn ra hết sức quyết liệt. Những làn đạn đan chéo nhau tạo thành một cái lưới đỏ rực. Có vẻ như quân địch đang thắng thế vì có xe tăng, thiết giáp hỗ trợ. Cách địch chừng bốn trăm mét Hòa lên đài:
- 11 chú ý! Thành đội hình hàng ngang đánh thẳng vào sườn đội hình địch. Nhận đủ, trả lời!- Lác đác tiếng trả lời trong tai nghe. Trong bóng tối lờ mờ Hòa nhìn thấy ba xe kia đã tiến lên ngang với xe mình. Một lần nữa anh bóp phát và dằn giọng- Tiến!
Có lẽ những tên chỉ huy cuộc tiến công vào cảng Mỹ không thể hiểu được đoàn xe tăng, thiết giáp kia mọc ở đâu ra. Điều khó chịu hơn nữa là nó lại húc thẳng vào sườn bọn chúng một cách bất ngờ. Pháo súng thì đang hướng hết về phía bắc, không kịp quay lại để đối phó. Chắc vì vậy nên chỉ sau vài phút thế trận đã thay đổi 180 độ. Cả xe tăng, thiết giáp lẫn bộ binh không còn bụng dạ nào để chiến đấu mà quay đầu chạy trối chết để lại đằng sau 2 chiếc M113 đang cháy bùng bùng. Chiếc 704 đang say máu, nó bám sát phía sau và tiếp tục xả hàng tràng đại liên vào đội hình đang tán loạn của địch. Một ý nghĩ thoáng nhanh qua óc Hòa: “không cẩn thận sẽ rơi vào bẫy của chúng. Điều cần nhất bây giờ là phải quay về giữ điểm cao 12” nên anh vội lên đài:
- 01 gọi 11! 11 khẩn trương cơ động về trận địa 12. Nhận đủ, trả lời!
Vài phút sau bốn xe của đại đội Hòa lại về nằm trong công sự trên đỉnh điểm cao 12. Xe vừa tắt máy đã thấy những tiếng xuýt xoa trêu chọc nhau nổi lên rào rào. Hòa lại phải cao giọng:
- Mỗi xe cử một người cảnh giới, còn lại tranh thủ nghỉ đi một lúc!
Nhưng rồi cũng chẳng ai ngủ nghê gì được. Hòa vừa dứt lời thì một trận pháo kích dữ dội chưa từng thấy chụp xuống điểm cao 12 và khu vực cảng Mỹ. Toàn đại đội nín thở dán mình dưới gầm xe. Nghe tiếng pháo nổ Hòa biết đó là pháo từ biển bắn vào, toàn loại 203 ly, quả nào quả ấy như một quả bom con. Anh nghĩ bụng: “xe K63 này mà xơi một quả chắc đi tất”. Thật may, cho đến lúc trận pháo dừng không có xe nào bị trúng đạn.
Dường như bọn địch đã phát hiện ra trận địa phòng ngự tại điểm cao 12 và sự lợi hại của cái điểm cao đột xuất này nên quyết tâm phải nhổ cho bằng được. Từ sau trận pháo kích chúng còn tổ chức đánh vào đây thêm hai đợt nữa. Nhờ lợi thế nằm trong công sự và sự cơ động lực lượng hợp lý nên đại đội Hòa đã đánh lui cả hai đợt tiến công này. Tuy nhiên, đại đội anh cũng chịu một số tổn thất, hai xe bị trúng đạn trong đó có cái 704. Anh em cũng đã hy sinh và bị thương ngót chục người.
Chỉ có trong tay đúng một cái xe tăng, nay lại bị loại khỏi vòng chiến đấu Hòa thấy hơi bối rối. Thật sự từ đêm hôm qua tới giờ chiếc 704 đã góp một phần không nhỏ vào thắng lợi của đại đội anh. Với khẩu pháo 85 ly bắn trực tiếp nó đã “đốt” của địch ít nhất 5 xe tăng, thiết giáp. Bây giờ không còn sự góp sức của nó nữa các anh sẽ khó khăn hơn nhiều. Liếc nhìn chiếc đồng hồ xe Hòa thấy cái kim ngắn xanh biếc dạ quang của nó đang chỉ ở con số 4. Như vậy chỉ còn 3 tiếng nữa hiệp định sẽ có hiệu lực. Từ giờ tới lúc đó chắc chắn bọn chúng không chịu nằm yên. Với lực lượng thế này các anh khó lòng mà giữ vững được trận địa. Không còn cách nào khác Hòa đành lên đài cầu cứu:
- 01 gọi 66! Tình hình gặp nhiều khó khăn, 704 và 068 bị hỏng. Toàn 11 chỉ còn 2 xe. Đề nghị 66 chi viện gấp! Nhận đủ, trả lời!
Đầu bên kia ắng đi một lúc mới thấy tiếng tham mưu trưởng Ngô:
- 66 gọi 01! 66 nhận đủ, ngay sau đây 66 sẽ đưa thêm hai xe cao xạ và hai bệ B72 sang chi viện. Trước mắt điều chuyển 231 và 232 về cho 01. Chuyển về tần số dùng chung để lập mạng. Nhận đủ, trả lời!
Hòa mừng như bắt được vàng. Như thế là tốt lắm rồi. Như vậy, nếu mọi sự hanh thông trong tay anh sẽ có thêm 4 xe thiết giáp lắp cao xạ 23 ly 2 nòng và hai bệ tên lửa chống tăng B72. Mà pháo cao xạ 23 ly hạ nòng bắn cũng lợi hại ra phết. Gì chứ xe M113 thì nó xơi ngon. Còn mấy quả B72 này sẽ dành cho mấy thằng M48. Ngay lập tức anh bóp công tác phát:
- 01 nhận đủ!
Hòa nhanh chóng chuyển sang tần số liên lạc mới. Chỉ vài phút sau anh đã bắt liên lạc được với 2 xe 231 và 232. Đã định gọi cả về điểm cao 12 nhưng Hòa chợt nảy ra ý nghĩ: “cứ để bọn nó ở đấy thành hai trận địa hỗ trợ cho nhau lại hay hơn”. Thế là anh lên đài:
- 01 gọi 23! 23 tiếp tục ở lại trận địa cũ. 01 sẽ tăng cường cho 23 một số bộ binh. Chú ý hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng bạn và chờ lệnh của 01. Nhận đủ, trả lời!
Tiếng trưởng xe 231 dõng dạc vọng về:
- 23 nhận đủ!
Điều một tiểu đội bộ binh đã bị cháy xe đi Vĩnh Hòa Phường xong Hòa thư thái ngồi ngắm bầu trời đang sáng dần lên.
Trong khi đó 2 xe cao xạ của thê đội 2 cũng đang bắt đầu vượt sông. Nửa tiếng sau họ đã đến điểm cao 12 để bổ sung cho trận địa phòng ngự của Hòa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM