Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:16:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 4)  (Đọc 411537 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #120 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2012, 11:09:02 pm »

bác viết hoàn toàn đúng , keo da người dính hơn ta tưởng . chúng tôi cũng đã từng chịu không khí ấy trên đường số 7 .
Với đồng đội mình , lúc ấy muốn khóc cũng không khóc nổi . Những vết thương vỡ toang đầy giòi . Tháng 8 , mùa mưa lại càng nhiều hơn . Bác tichtuongnhule viết cảm động lắm . Dù những cảnh đó anh em mình đã chứng kiến dến bây giờ nghĩ lại , đọc lại vẫn lạnh sống lưng bác ạ .
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #121 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2012, 12:19:26 am »

Không phản cảm chút nào đâu chú TTNL ơi. Chỉ có những người đã trải qua chiến tranh như các chú mới miêu tả được hết sự trần trụi, tàn khốc của chiến tranh. Để lớp hậu sinh con cháu mới hiểu được hết cái giá phải trả cho hòa bình độc lập ngày hôm nay là bao nhiêu người không về nữa, bao nhiêu gia đình mất người thân và bao nhiêu bà mẹ, người vợ vẫn khắc khoải mong chờ để biết được tin con hay chồng mình đang nằm ở đâu. Để cho dân tộc ta quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như sự độc lập, tự do mà thế hệ trước đã phải hy sinh bao nhiêu người mới có được như ngày hôm nay. Đọc đến đây chỉ thấy trào lên sự thương xót, tiếc nuối mà không hề có 1 chút gì đó gọi là ghê tởm. Ai ở trong hoàn cảnh chú Huân cũng đều làm vậy và có những suy nghĩ như vậy thôi. Đồng đội của mình mà, có phải ai xa lạ đâu. Nhiều khi chính đồng đội đã hy sinh để che đạn cho mình được sống (do cháu chưa đi lính nên đấy chỉ là suy luận của riêng cháu thôi qua sách báo nên nghe thì có vẻ hơi bị sách vở. Còn sự thật thế nào thì sẽ do các chú CCB trả lời qua các dòng hồi ức trong các topics) Do vậy không có gì là phản cảm hay ghê sợ cả. Chú cứ viết tiếp đi chú ơi
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #122 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2012, 08:20:36 am »

Cái khốc liệt của chiến tranh đến bây giờ đã mấy chục năm trôi qua vẫn luôn luôn hiện hữu trong tâm trí những người lính chúng ta. Lần đầu tiên vào chốt giữa 1 bầu không khí đặc quánh mùi thuốc súng nhưng không thể xua đi một thứ mùi vị không thể mô tả được (lần đầu tiên ngửi thấy) nhưng linh cảm của đồng loại đó là mùi phân hủy từ những xác chết, nó cứ tởn tởn chạy dọc từ sống lưng cho tới tận ót, khi nhìn thấy tại 1 đoạn hào của c6/d2/e101 tại khu chợ Sãi (chỗ nhà lưu niệm ông LD bây giờ) chồng chất xác anh em mình chưa được vận tải mang ra bốc lên cái mùi đó thì cảm nhận ban đầu là đúng như cảm nhận. Ôi! Chúng ta bao giờ cũng có những linh cảm đặc biệt của đồng loại dù cho đó là ai, bên này hay bên kia chiến tuyến... Angry  
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2012, 01:19:57 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #123 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2012, 11:06:00 pm »

.
     Xin đưa bản đồ toàn cảnh từ Thượng Đức đến Đà Nẵng để thấy rõ tầm quan trong chiến lược của Thượng Đức.



     Từ động Bà Nà nổi tiếng về du lịch hiện nay (đỉnh cao nhất là 1487) nhìn thẳng về phía nam là động Thượng Đức (THO THENON) mà đỉnh cao nhất là 1235. Từ 1235 đến trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 28 km. Trấn được động Thượng Đức thì nhìn xuống Đà Nẵng như nhìn vào lòng bàn tay.

     Từ đỉnh 1210 của động Thượng Đức, dích xuống phía nam một chút, thấy có một đường bình độ ghi số 500. Đấy là lý do mà anh em gọi tên nó là chốt "Bình độ 500".
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2012, 11:22:43 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2012, 01:46:18 pm »


...
Khi đã quay về cuối thôn La Chữ, tôi dừng lại một quán nước ven đường..... Tình cờ nói chuyện với chủ quán về những năm tháng tôi đã ở đây thì bà chủ quán bắt nhịp và kể chuyện của bà. Thì ra, chị là cơ sở của biệt động Huế từ những năm 67 – 68. Chị kể, vùng này, hồi đó, ban ngày Quốc Gia kiểm soát mà ban đêm là biệt động và các lực lượng khác của Việt Cộng bí mật đi lại rất nhiều. Nhà chị rất nghèo nhưng đã nuôi dấu rất nhiều Việt Cộng. Sau năm 1968, chị bị bắt tù.

-     Chao là cực ! Con tui còn dỏ nờ. Mà chi hắn đánh đau dữ hề.
-    Thế chị có khai không ?
-    Khai chi mà khai, càng khai càng chết chứ mồ.  Hai năm ở tù, tôi nỏ khai chi hết. Vầy chứ, nó mới thả tôi ra tề !
-    Rồi sau chị có làm cơ sở cho Việt Cộng nữa không ?
-    Thì vẫn rứa chứ răng !




 Ngày đó, người dân vùng Thừa Thiên Huế nói chung là theo bên nào cũng chết bác ơi. Grin

 Nguyên văn chuyện BY em nghe kể lại từ người thân.

 Ban ngày VNCH kiểm soát, ban đêm VC làm Vương, dân chết bẹp ở giữa 2 làn đạn, người dân ở đầu vườn nhà mình thì cuối vườn lính VNCH nằm phục kích và nó chẳng ngại quay luôn mìn Claymor về hướng nhà dân, sợ nhất là lính VNCH hạ được VC trên đất nhà mình dù là cuối vườn thì coi như gia đình gặp "đại hạn", ngay xác chết của lính VC cũng bị lính VNCH mang ra "làm tiền" người dân. Họ hàng gần xa, ruột thịt, xóm giềng "tương tàn" nhau bằng đủ mọi mánh khóe cùng ăn miếng trả miếng giằng giật. Theo VNCH thì du kích hay VC cắt cổ luôn và theo VC thì lính bảo an dân vệ VNCH nó cho ra bã cả nhà. Vậy nên người dân buộc phải sống theo kiểu nhiều không. Không biết, không nói, không nghe, không gọi, không thưa, không hiểu.

 Nhưng 1 thứ phải hiểu là: Nộp tiền hoặc gạo, thực phẩm cho cả 2 phía, nếu không có thì cả 2 phía sẵn sàng nhả đạn vào nhà dân. Thanh niên mới lớn lên chưa đủ tuổi đi lính thì bị cả 2 bên giằng kéo, tên tuổi đã được chấm trong sổ Tam Tào, đi bên này thì bên kia hỏi, đi bên kia thì coi như cả nhà mày sắp lên nóc tủ. Vì vậy nhiều người, nhiều gia đình buộc phải bỏ làng bỏ xóm mà đi tìm lấy cho mình cuộc sống yên ổn, nhiều người từng nói: Thời đó muốn làm người dân sống lương thiện cũng là điều cực kỳ khó.

 Nhiều chuyện của người dân Thừa Thiên Huế sống trong thời chiến tranh ngày đó nghe đau lòng lắm bác ạ.

Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Vietnamyeudau
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #125 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2012, 08:01:10 pm »

Cảm ơn các bác CCB đã cho thế hệ sau có được con mắt và tai nghe gần hơn để hiểu được sự tàn khốc khủng khiếp của cuộc chiến tranh này, có lẽ rất là ít gia đình Việt Nam nào trọn vẹn đi qua cuộc chiến này mà không có mất mát.

Thế hệ em gần với các CCB trong chiến tranh BGPB và BGTN và được nghe hoặc cảm nhận về nó nhiều hơn là cuộc chiến mà các bác đã trải qua. Ông cụ nhà em từ viện QY108 cuối 1967 có lệnh đi B được điều vào đội điều trị quân y tại chiến trường Trị thiên – Huế phục vụ Mậu thân 1968 giữa 1969 bị thương ra Bắc, đầu 1971 cụ lại có lệnh đi B tiếp đến đầu 1973 lại bị thương tiếp lần này nặng hơn thì ra Bắc hẳn. Mỗi lần các con hỏi không bao giờ cụ nói gì cả, em nhớ hồi bé hay rờ vào các vết sẹo cũ của cụ mà mảnh hay bi nó chạy lung tung không lấy ra được nữa (khoảng 5 hay 6 vết gì đó).

Chúc các bác mạnh khỏe, hy vọng tiếp tục được đọc của các bác !

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ 9 người con hy sinh


Theo chương trình thông tin về Liệt Sĩ „Trở về từ ký ức“
Theo thống kê của Cục Người có công - Bộ LĐ-TB-XH, cả nước có trên 1,1 triệu liệt sĩ. Hiện có 318.953 mộ trong các Nghĩa trang Liệt sĩ còn khuyết danh, hoặc chưa đầy đủ thông tin. 237.297 liệt sĩ còn chưa tìm được hài cốt. Như vậy, hiện có tổng cộng 556.250 liệt sĩ (bằng ½ tổng số liệt sĩ hi sinh trong 2 cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc) còn chưa được an nghỉ. Con số này còn có nghĩa là, 556.250 gia đình đã cống hiến con em, chồng, cha của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thống nhất đất nước, còn chưa được biết người thân của mình đã ngã xuống ra sao và nằm lại ở đâu. Hơn thế nữa, rất nhiều trong số hơn nửa triệu gia đình đã biết nơi an nghỉ của liệt sĩ thân nhân, cũng chưa từng được biết liệt sĩ đã sống, chiến đấu và hi sinh vì Tổ quốc ra sao.
http://www.facebook.com/trovetukyuc
http://www.facebook.com/nhuchuahecocuochialy
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2012, 04:59:09 am gửi bởi Vietnamyeudau » Logged
Yên_dân
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #126 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2012, 02:47:25 pm »

Những dòng chữ làm sống lại tuổi hai mươi của bác cuốn hút quá.  Chúc bác và đồng đội cũ mạnh khỏe
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #127 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2012, 09:23:31 pm »

.
Chuyện XXX     CHUYỆN CỦA THẨM PHÚ HUÂN (tiếp 5)

Quân ta bắn quân mình

     Trung đội Huân chuẩn bị tấn công chiếm lại một chốt bị mất trên một điểm cao ở lưng chừng động Thượng Đức. Địa hình ở đây thì anh em đã biết, đường đi lối lại cũng thông thạo rồi. Đại trưởng giao nhiệm vụ và thảo luận phương án tác chiến cùng trung đội. Phương án bí mật tiếp cận mục tiêu trong đêm rồi đồng loạt xung phong đã được lựa chọn. Các yêu cầu về hỏa lực cấp trên hỗ trợ khi cần thiết đều được chấp nhận. Nhiệm vụ được phân công cho 3 tiểu đội. Mỗi tiểu đội sẽ áp sát mục tiêu theo một hướng. Vì các tiểu đội đều có người đã chốt tại mục tiêu này trước đó nên ngóc ngách lên điểm cao này đều thuộc.

     Đêm đầu tiên, trung đội đã bí mật xuất phát từ chân núi và leo lên cách mục tiêu khoảng ba trăm mét. Lợi dụng các tảng đá hoặc khe đá, mọi người đều có chỗ ẩn nấp an toàn.
     Ngày hôm sau, dự kiến khi trời tối sẽ bò lên tiếp cận mục tiêu. Hoặc, nếu mục tiêu có mây che phủ từ lúc nào thì sẽ xuất phát sớm từ lúc đó.

    Trời chiều lòng người, khoảng 4 giờ chiều, mây trắng đã che phủ phần trên cao của động Thượng Đức và đã bắt đầu lan tới che phủ mục tiêu. Tốt rồi ! Trung đội bắt đầu tiến lên. Anh em chẳng cần phải bò mà chỉ cần chạy lom khom. Họ đã thống nhất với nhau sẽ áp sát mục tiêu và khi bắt đầu tối xẽ đồng loạt xung phong từ ba hướng theo hiệu lệnh của bê trưởng. Ai nấy đều chắc mẩm trận đánh sẽ diễn ra nhanh gọn.

    Cảnh sông Vu Gia và mây núi động Thượng Đức nhìn từ núi Am Thông


     Từ trên một điểm cao ở phía sau, khẩu đội cối 82 của đơn vị bạn cũng đang quan sát bao quát toàn bộ khu vực động Thượng Đức. Nhiệm vụ của họ là “bắn tỉa” lính địch khi chúng di chuyển ngoài công sự. Bất ngờ họ phát hiện một toán lính đang di chuyển trên sườn núi. “Chúng” đang vận động lên núi. Chỉ một chút nữa thôi là “chúng’ sẽ khuất vào trong đám mây mù. “Bắn nhanh đi ! Khẩn trương ! . . . ”

     Phát đạn đầu tiên đã khá chuẩn, và, họ liên tiếp thả đạn vào nòng cối. . . .

     Đang vận động, bất ngờ bị bắn, mọi người tá hỏa. Ai nấy đều lăn nhào xuống, tìm nơi ẩn nấp. Đến phát bắn thứ hai thì Huân nhận ra là cối của mình ở phía sau bắn sang. Anh quát: “Cối của ta, đ . . . mẹ thằng nào bắn thế !”

     Đại trưởng đang ở cùng hỏa lực của tiểu đoàn để theo dõi trận đánh và kèm sát hỏa lực để yêu cầu hỗ trợ khi cần. Anh bồn chồn và hồi hộp nhìn anh em đang tiến đến mục tiêu. Đột nhiên thấy lính của mình bị cối bắn, anh giật mình. Thoáng nghĩ “Thế là hỏng việc . . . !”.  Rồi khi thấy thằng cối giã tiếp, anh điên tiết nhảy ngay vào khẩu đại liên đang ở gần. Quay ngược súng, anh chĩa vào “bọn cối” và nhả đạn . . .

     “Bọn cối” liền im tịt. Nhưng trận đánh phải hủy bỏ.

     Rất may không ai bị thương vong, kể cả “bọn cối”.

. . . (còn nữa)  
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2012, 10:21:55 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Đậu Thanh Sơn
Thành viên
*
Bài viết: 552


1975 - Mãi mãi là người chiến sỹ SĐ Sông Lam


« Trả lời #128 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2012, 11:41:56 am »

Chào bác TTNL
Vô cùng xúc động chuyện của bác kể về Thẩm Phú Huân đưa liệt sỹ về đơn vị. Có lẽ chỉ có những đồng đội sống chết với nhau mới làm được như vậy. Mặc dù là nhiệm vụ, nhưng thật cao quý và khâm phục bác Huân và anh em quá.
Tôi nhớ khoảng tháng 6 hay tháng 7 năm 1975, sau khi về làm nhiệm vụ quân quản tại thành phố HCM. Đơn vị tôi tổ chức vào rừng để quy tập anh em liệt sỹ về nghĩa trang. Sau khi chính trị viên đại đội 3 Quách Thanh Tiễn phổ biến nhiệm vụ, quán triệt tư tưởng cho tất cả CB-CS trong đại đội xong, đồng chí ấy bảo trước tiên là lấy tinh thần xung phong của anh em. Thì hầu như 100% anh em đều giơ tay xung phong, bản thân tôi cũng vậy, mặc dù tôi cũng sờ sợ thế nào ấy. Nhưng sau đó đại đội chỉ lấy một số người, tôi không được đi trong số đó.

Sau khi anh em hoàn thành nhiệm vụ về, một số anh em bị ốm lăm ốm lóc, tôi còn nhớ anh Ngân lính năm 1972 quê Thái Bình ốm đến nỗi rụng hết tóc. Những anh em đó hễ mỗi lần ăn cơm thấy thịt lợn hộp là không ăn cơm được. Các anh ấy kể, vì anh em hy sinh chỉ một vài tháng trước ngày 30/4 thôi, khi chôn thì quấn tăng hoặc võng để chôn, vì thế khi đưa anh em từ huyệt lên cứ lùng bùng... nhưng vì tình cảm đồng đội và trách nhiệm với đồng chí nên đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
Có thể nói rằng không có tình cảm nào cao quý hơn tình cảm của những người đồng đội cùng sống chết với nhau trong chiến hào.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2012, 08:23:20 pm gửi bởi Đậu Thanh Sơn » Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #129 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2012, 06:52:45 pm »

Mà cũng lạ là tại sao lính mình và lính dù quần áo trang bị khác hẳn nhau mà sao lính cối lại không nhận ra nhỉ. Hay là ở cách xa nhau quá nên không nhận ra. Kể cả việc hợp đồng cũng như thông báo ngày giờ cho các đơn vị hỏa lực ở xung quanh điểm cao hay phối thuộc. Có lẽ BCH cấp C,D không tính đến trường hợp này nên lính cối cứ theo lệnh trước đây mà toong cối. Tiếc thật đấy! Nếu không quân mình đã có thêm 1 chiến công khi quân ta áp sát rồi đồng loạt xung phong. Thôi thì đành tự an ủi nhau là quân ta lẫn lính cối không ai bị thương vong vì đạn của quân mình là may rồi. Nếu không thì... ân hận lắm.
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM