Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:05:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 4)  (Đọc 411877 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #260 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2012, 11:46:11 pm »

Một kết thúc có hậu. Khi nào TTNL kể chi tiết thêm nhé.

     Chuyện chi tiết thì kể sau nha !
     Hãy biết là bây giờ gặp nhau, anh em vẫn trêu anh Thêm cái vụ "con nhà dzầu" ăn chơi thời trang "dzăng vàng". Cả nhà cười phá giàn, rất vui.

Còn đại phó phu nhân là cô giáo hồi xưa ở Đông Hà (Cửa Việt?) phải không? Đẹp đôi quá!

     Cô giáo ở Cửa Việt là người Thái Bình do anh Phi giới thiệu. Hồi đó lão Thêm "dzăng vàng" cũng hăng say yêu lắm. Anh em vẫn còn nhớ chị ấy tên là Khoan.

     Ấy vậy mà đại phó phu nhân lại không phải "em" Khoan, mà . . . là "em" khác. "Em" này cũng là giáo viên.


       Ông bà với con rể, cháu nội và cháu ngoại.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Một, 2012, 11:51:35 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #261 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 09:00:49 am »

Thủ trưởng Thêm hơn bọn mình bao nhiêu tuôi nhỉ?
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #262 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 10:59:08 am »

.
     Anh Thêm sinh năm 1947, hơn "Thắng Quản" một tuổi.

                 Trả lai răng vàng cho anh
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2012, 10:29:43 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #263 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2012, 11:03:11 am »

Chào bác TTNL,

Phải nói "Lão "vàng dzăng"" nhập ngũ 67 mới đúng chứ, phải không bác?
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #264 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2012, 10:24:00 am »

Trích dẫn từ: TichTuongNhuLe link=topic=16167.msg227108.html#msg227108

CHUYỆN V: MỘT CHUYẾN LUỒN SÂU . . . .(tiếp 3)
. . . . . .
   Trong khi chúng tôi xuống súng, tháo gùi và xanh tuy rông thì anh huyện uỷ móc túi áo sơ mi (mọi người đều mặc đồ dân sự, trừ anh P. và tôi) lấy ra một túi bóng, bên trong là thuốc rê và bao diêm. Anh vấn thuốc bằng giấy mỏng đàng hoàng (chứ không phải là giấy 5 hào 2 hay giấy giang đen). Loáng một cái, đảo lưỡi một vòng, xuất xưởng ngay một điếu sâu kèn cực đẹp. Anh châm thuốc rít một hơi dài và nhả khói từ từ, rất đậm đặc. Thật là khoan khoái, ngon chưa từng thấy!
   Bây giờ anh mới bỏ đồ ra. Đã bao nhiêu lần cố nhớ tên anh mà không sao nhớ ra được (ở trên đã nói, nhật ký của tôi đã bị cháy). Tôi nhớ tên anh có vần "anh", mà cũng không chắc. Tôi sợ nhiều lần cố nhớ nên cuối cùng bị ám thị một tên hay một vần nào đó. Không biết có phải là Hạnh, là Chánh hay là Thành ?
  Thì ra anh không phải là huyện uỷ viên như tôi tưởng mà là trung uý, huyện đội phó huyện đội Hải Lăng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ta hãy cứ tạm gọi anh là Chánh, cho nó có gì đó là Mỹ Chánh quê miềng.
   Anh Chánh người nhỏ bé, gày guộc. Phải nói là rất gày. Anh có nước da đen mái, tóc rất thưa, cắt 3 phân, gần như không có râu. Đôi má hóp của anh có đến ngoặc tam ngoặc tứ, nhất là mỗi khi cười. Mới tầm 40 mươi nhưng trông anh rất già (không biết có phải lúc đó mới có 21, 22 tuổi nên nhìn anh tôi thấy rất già). Trông anh như người đau bao tử lâu năm, rõ là sốt rét chuyên nghiệp rồi. Chỉ có đôi mắt trũng sâu là tinh anh. Giá như bây giờ, mọi người sẽ tưởng anh là con nghiện bố chấy.
   Cả ngày hôm đó, chúng tôi nghỉ ngơi trong động và tôi được nghe anh kể rất nhiều chuyện, nhiều nhất là chuyện đánh nhau. Một du kích và bộ đội nhanh như sóc. Khi chúng tôi hỏi chuyện vợ con thì anh chỉ im lặng. Mãi rồi anh mới cười, anh cười rất thoải mái, đuôi mắt xoè ra những nếp nhăn như dẻ quạt. Trong tiếng cười hồn hậu anh buông ra chậm rãi:
-   Cả một đời vì nước vì non !
Rồi lại cười. Chắc chắn những đồng đội của anh sẽ không thể quên được: "Cả một đời vì nước vì non !" Cậu du kích xã Hải Phú còn trêu anh với một cô y tá nào đó ở huyện, thì anh vẫn cười và lại lặp lại đúng câu đó.
   Tôi tả kỹ anh như vậy, hy vọng sẽ có ai đó nhận chân dung và cho tôi được biết lại tên anh, cho tôi biết thêm về hoạt động và cuộc sống của anh sau này.  Bức chạm về một người nông dân, huyện đội phó, anh hùng nhỏ thó đó khắc vào tâm khảm tôi, đã bao nhiêu năm, vẫn chẳng mờ đi một nét nào.


     May quá ! Gặp anh thêm, hỏi tên người huyện đội phó Hải Lăng năm xưa tôi không nhớ tên. Anh Thêm rất nhớ, nhưng cũng chỉ nhớ được tên.

     Tên anh ấy là Thế. Biết tên anh, thể nào anh em cũng tìm ra . . .  
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2012, 02:02:54 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #265 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2012, 08:26:09 pm »

.
Lời dẫn từ TichTuongNhuLe

     Nguyến Trọng Thập nguyên là lính Tây Nguyên. Anh là họa sỹ và đã nghỉ hưu. Sau bao năm vất vả lăn lộn với cuộc mưu sinh, bây giờ anh đã nghỉ công việc ngoài đời để trở về với dầu và cọ, trở về với ký ức một đời dằng dặc. Niềm vui của anh bây giờ là vẽ, viết và bạn bè.
------------------------------------------------------------------


CHUYỆN THẬT CHƯA ĐẶT TÊN
Nguyễn Trọng Thập – Tự chuyện

     Từ lâu lắm rồi tôi vẫn đau đáu một ước mơ, một ngày nào đó tôi sẽ phải viết, phải viết bằng hình thức nào đó để ghi lại những kỷ niệm dọc theo năm tháng của cuộc đời mình. Một cuộc đời với không ít vui buồn, cay đắng, ngọt ngào, thành công và thất bại của tôi, một cuộc đời đầy ân và đầy oán, . . . Viết, chẳng để làm gì, chỉ nhằm giải tỏa sự trăn trở  trong tôi. Viết cho tôi, và nếu có thể, cho con cháu tôi hiểu, cảm thông và chia sẻ một phần nào chăng?!
 
     Tiếc thay, khiếu viết văn của tôi không có, học hành thì chắp vá, ngôn ngữ nghèo nàn. Sự kiện và kỷ niệm thì đầy ắp mà không biết sắp xếp như thế nào, bắt đầu từ đâu, viết theo thể loại gì ? Giá như có ai bảo cho một lần, hướng dẫn cho một chút thì hay biết mấy ! Nhưng nếu tôi cứ ngại ngùng thì ước mơ sẽ không bao giờ được thực hiện. Vợ con và bạn bè tôi động viên: ”Cứ viết bừa đi, nghĩ sao nói vậy. Mình có phải nhà văn đâu mà sợ, . . . “

     Thế là tôi đánh liều, cứ ghi chép ra đây những suy nghĩ của mình bằng lối viết khờ khạo và non nớt, dù câu chữ có thể không ra sao, hành văn rối rắm đến thế nào. Còn, nếu mất lỗi chính tả chắc con tôi sẽ sửa hộ.

     Đây là những tình cảm chân thành và trung thực, những kỷ niệm có thật, không thêm bớt hay hư cấu. Tôi cố xếp sắp mạch chuyện theo trình tự thời gian, tất nhiên, có lúc quên, lúc nhớ. Nếu đủ kiên nhẫn và dũng cảm mà sau này viết xong, vô tình có họ hàng hay bạn bè đọc thấy (nếu có người đọc) thì tôi ngàn lần xin được cảm thông và lượng thứ . . .

Hà Nội, ngày 14/2/2012
Ngyễn Trọng Thập

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2012, 02:40:06 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #266 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 11:40:20 am »

CHUYỆN THẬT CHƯA ĐẶT TÊN

CHƯƠNG I      SINH RA

     Hắn sinh ra tại một phố huyện nghèo nơi vùng quê chiêm chũng. Gọi là phố nhưng thực ra chỉ có một đoạn dài chừng dăm trăm mét với ít nóc nhà lèo tèo bám hai bên đường số năm nối từ Hà Nội xuống Hải Phòng, cách khoảng ba chục cây số. Đằng sau phố là làng với các xóm thôn cổ kính, nơi họ hàng Tổ Tiên hắn ở đó. Sau nữa là cánh đồng chiêm vời vợi xa mù xa.
 
     Khi hắn sinh ra, quê hắn rất nghèo. Nhưng đó là cái nghèo chung của cả xã hội lúc bấy giờ. Tuy vậy, hắn ở phố nên cũng oai ra phết. Gì gì thì đó cũng là huyện lỵ, trung tâm văn hóa, chính trị của huyện đóng ở đó.

     Từ ngã tư Phố Nối xuống làng hắn chừng ba cây số. Đầu làng bên tay trái là nghĩa trang của làng. Cạnh nghĩa trang là đình làng với một cây quéo cổ thụ cao to lừng lững. Đối diện với đình làng là ao Cổ Ngan rộng mênh mông, ước chừng có đến một vài chục mẫu. Bên bờ ao, phía đường Quốc lộ là một hàng cây, nào là xà cừ, nào là phượng vĩ và bàng cổ thụ xà nghiêng xuống mặt nước. Vào mùa hè, Ao Cổ Ngan là nơi đám trai làng và lũ trẻ con thỏa sức bơi lội. Đêm đến, nơi đây lại là nơi vài cặp trai gái bí mật hẹn hò. Ở làng hắn bấy giờ chuyện yêu đương là chuyện tế nhị luôn phải dấu diếm. Trai gái thích nhau chỉ dám liếc mắt hay mỉm cười. Rồi thì dấm dúi viết thư dấu vào hốc cây hay lóng tre đầu mái nhà. Chuyện hẹn hò, âu yếm là cấm kỵ. Chuyện đó nếu bị dân làng biết được là rầy rà to. Khi hắn học lớp bốn, thày dạy hắn là ông giáo Tứ, có ngầm yêu nhau với cô con gái lớn  con cụ cả Riêng. Hai người hẹn nhau dưới một gốc cây ven ao Cổ Ngan. Thế nào mà chuyện âu yếm nhau bị dân làng phát hiện. Ngay ngày hôm sau, một bài vè được bay truyền trong khắp làng:

Ao Cổ Ngan có cây Năm Trai,
     Đường số năm có ếch chập đôi.
   Ai về làng Thứa quê tôi,
   Nhắn bà Tư Trước ra lôi ếch về.


     Bà Tư Trước chính là mẹ thầy Tứ của hắn đấy. Bài vè nhanh chóng trở thành bài đồng dao của lũ trẻ trong làng. Chẳng có gì khoái trá hơn là râm ran bàn tán chuyện vui thời sự hiếm có như vậy. Đối với lũ trẻ con thì chẳng có gì thích thú hơn là được dong duổi, chạy khắp đường làng mà hát đồng ca một bài hát mới hay đến như vậy. Thầy Tứ của hắn ngượng quá mới xung phong đi bộ đội. Ngày thầy lên đường, cả lớp hắn đi bộ ba cây số, tiễn thầy tới tận làng Yên Tập. Lúc thầy khoác ba lô chuẩn bị đứng vào hàng quân thì lũ trẻ con túm tụm bên thày, dưới gốc đa, chúng dấm dứt khóc, nước mắt nước mũi nhoe nhoét cả hai bên vạt áo thầy.

Nguyễn Trọng Thập
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2012, 02:42:01 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Zin Ba Cầu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1001



« Trả lời #267 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 04:22:43 pm »

.
Lời dẫn

     Nguyến Trọng Thập nguyên là lính Tây Nguyên. Anh là họa sỹ và đã nghỉ hưu. Sau bao năm vất vả lăn lộn với cuộc mưu sinh, bây giờ anh đã nghỉ công việc ngoài đời để trở về với dầu và cọ, trở về với ký ức một đời dằng dặc. Niềm vui của anh bây giờ là vẽ, viết và bạn bè.
------------------------------------------------------------------


CHUYỆN THẬT CHƯA ĐẶT TÊN
Nguyễn Trọng Thập – Tự chuyện

     Từ lâu lắm rồi tôi vẫn đau đáu một ước mơ, một ngày nào đó tôi sẽ phải viết, phải viết bằng hình thức nào đó để ghi lại những kỷ niệm dọc theo năm tháng của cuộc đời mình. Một cuộc đời với không ít vui buồn, cay đắng, ngọt ngào, thành công và thất bại của tôi, một cuộc đời đầy ân và đầy oán, . . . Viết, chẳng để làm gì, chỉ nhằm giải tỏa sự trăn trở  trong tôi. Viết cho tôi, và nếu có thể, cho con cháu tôi hiểu, cảm thông và chia sẻ một phần nào chăng?!
 
     Tiếc thay, khiếu viết văn của tôi không có, học hành thì chắp vá, ngôn ngữ nghèo nàn. Sự kiện và kỷ niệm thì đầy ắp mà không biết sắp xếp như thế nào, bắt đầu từ đâu, viết theo thể loại gì ? Giá như có ai bảo cho một lần, hướng dẫn cho một chút thì hay biết mấy ! Nhưng nếu tôi cứ ngại ngùng thì ước mơ sẽ không bao giờ được thực hiện. Vợ con và bạn bè tôi động viên: ”Cứ viết bừa đi, nghĩ sao nói vậy. Mình có phải nhà văn đâu mà sợ, . . . “

     Thế là tôi đánh liều, cứ ghi chép ra đây những suy nghĩ của mình bằng lối viết khờ khạo và non nớt, dù câu chữ có thể không ra sao, hành văn rối rắm đến thế nào. Còn, nếu mất lỗi chính tả chắc con tôi sẽ sửa hộ.

     Đây là những tình cảm chân thành và trung thực, những kỷ niệm có thật, không thêm bớt hay hư cấu. Tôi cố xếp sắp mạch chuyện theo trình tự thời gian, tất nhiên, có lúc quên, lúc nhớ. Nếu đủ kiên nhẫn và dũng cảm mà sau này viết xong, vô tình có họ hàng hay bạn bè đọc thấy (nếu có người đọc) thì tôi ngàn lần xin được cảm thông và lượng thứ . . .

Hà Nội, ngày 14/2/2012
Ngyễn Trọng Thập



Chào bác Nguyễn Trọng Thập.
Bác quá khiêm tốn. Cứ nghe lời tự chuyện là biết câu chuyện của bác sẽ rất hay và đầy chất văn rồi.
 Rất vui khi được nghe câu chuyện của người trai đất: Hải Hưng anh dũng tuyệt vời...
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2012, 02:43:36 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #268 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 06:35:22 pm »


Chào bác Tich Tuong Nhu Le
Những dòng đầu của thiên hồi ký của bác tôi thấy rất ổn. Hy vọng sẽ được tiếp tục đọc  những trang tiếp theo của bác. Điều đầu tiên mà tôi thấy, mỗi câu chữ thấm đậm nét chân thực và có cả tấm lòng người viết ở trong đó.
Với rất nhiều người đọc(Trong đó có tôi) Đó chính là điều thú vị khi tiếp cận mỗi trang viết.

Quả là vẫn còn đâu đó lỗi chính tả. Nhưng điều đó không ảnh hưởng lắm tới tình cảm người đọc. Trước khi in ra giấy bác sửa cũng được mà.

Chúc bác luôn vui, khỏe. Và gõ phím đều bác nhé. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #269 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2012, 08:28:30 pm »



     Thú vị thật, chuyện ngày xưa - lâu quá rồi nay mới có người viết ra; thế hệ trẻ nay đọc có thể tròn vo con mắt thế à, chuyện đó có gì đâu...bình thường thôi mà...chúng đâu có biết chỉ mới hơn 40 năm về trước đó là một sự kiện ghê gớm...nếu chàng không lên đường nhập ngũ để bớt mũi dùi về phía cô gái ..thì không khéo cô gái phải bỏ xứ mà đi...hay...thôi để cho bác chủ kể tiếp, chàng tễu xuanxoan này rong chơi cái đã Roll Eyes
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM