Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:11:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch c81 dưới mắt người lính bộ binh  (Đọc 230970 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 05:08:13 pm »

Vậy khi bị trúng mìn bác ta còn tỉnh táo lắm phải không bác ,và còn nói giởn đuợc mới ghê chứ ///

   Bác ấy hoảng quá thì đúng hơn . Vì trúng mìn thì bác nói ngọng ra thành trúng mánh ?

 Không phải vậy đâu bác ạ, có người từng hô trúng mánh rồi khi đạp mìn địch là thật đấy.

 Hồi đầu của chiến tranh BGTN lúc đó căng thẳng lắm và chưa thấy có loại mìn KP2 "khốn nạn" như ở giáp BG Thái Lan như sau này, khi đó nhiều mìn hơi K58, loại mìn này khi dính chắc chắn bay mất bàn chân và tước thịt như dóc mía đến ngang đầu gối chơ khúc xương trắng hếu ra nhìn ghê lắm. Lính ta đánh vận động thường dính loại mìn này khi vượt lên quyết chiến điểm, địch hay giải mìn khắp mặt chốt và ta bao giờ cũng có công binh dò mìn trước khi đánh nhưng chiến trường rộng lớn khó dò hết nên lính ta hay dính đòn mìn của địch. Địch cũng rất ác, lúc bỏ chạy chúng còn gài mìn và lựu đạn trong phum, trước cửa nhà hay trên mái chụp xuống nếu ta bước đè lên tấm ván ngay cửa, nhiều kiểu hy sinh vì mìn và kiểu dính K58 chỉ cụt 1 chân là nhẹ nhất, cơ may sống sót là rất nhiều. Ưa điểm của loại mìn K58 là ai đạp người đó dính ít người dính mảnh của nó vì cơ bản là dùng hơi của sức nổ TNT, vỏ ngoài bằng nhựa, không như KP2 1 quả nổ có khi cả chục người dính mảnh, cũng có thể 6 7 người sẽ hy sinh vì trong kíp nổ của nó nếu có thủy ngân, chất cực độc. Người dính KP2 ít người sống sót nhất là điều kiện chiến trường rất khó trong công tác cứu chữa kịp thời.

 Vì vậy nhiều trường hợp anh em dính mìn K58 cụt chân, nằm trên võng thò khúc xương ra ngoài để khoe đồng hương là trúng mánh rồi cũng là chuyện bình thường thôi. Lúc đó ai tỉnh táo ít đau đớn nhất thì thường hay "ngỏm" luôn, ai ngất xỉu mê man như chết hoặc đau đớn quằn quại lại sống nhe răng ra. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 05:42:51 pm »

Thời gian đầu giải phóng K các anh em nhập ngũ từ năm 76-79 xác định lâu dài trong quân ngũ , luật nghĩa vụ QS chưa ban hành nên không ai biết ngày về , đơn vị mình lúc ấy đóng sát biên giới nên bọn Pốt tập kích và phục kích liên tục , có hôm chúng giã vô đơn vị vừa B40 vừa cối đến dăm ba lần , sốt rét cộng anh em thương tử liên tục quân số cả B chỉ còn vài ba thằng , gác ngày gác đêm tinh thần lúc nào cũng căng như sợi dây đàn , vào đêm trăng sáng luôn thấp thỏm lo âu địch có bò vô không , anh em đơn vị TS thương tử rất cao nếu đạp mìn mà đang đi cắt rừng sâu trong biên Thái thì cứ coi như 90% là tử dù có garo gì chăng nữa , lẹ nhất phải trên 3 ngày mới được cáng về tới BX E cho bác sĩ cưa giò ,.
Thằng Bình lúc ấy bị thương ngay tại đơn vị , C trinh sát nằm cách BX chỉ non 2km nên tỷ lệ sống rất cao , nhưng cũng vì cái tính ba toác ấy mà đời sống hiện nay của nó chẳng ra gì , ai đời cùng anh em đồng đội mà tán tỉnh ra sao không biết cuỗm luôn vợ thằng Đào cụt , thằng bị mất giò phải thằng mất giò trái cùng anh em trong đơn vị cùng cảnh TB , sau này mình về Đức Linh năm bảy lượt mà gặp được nó có một lần là do mình băng ruông đột kích bất ngờ vô mái lều của nó , của đáng tội ngày ấy thằng Đào cụt suốt ngày bỏ bê vợ thui thủi một mình , nó mà ngồi vô sòng thì năm bảy ngày mới bò về nhà với vợ .. nên mới xảy ra chuyện , thằng Bình cũng mắc cở không dám chạm mặt anh em .
Chiến dịch C81 đơn vị mình không hoàn thành nhiệm vụ , ông trung đoàn trưởng cũ về VN thay ông mới về , cả đơn vị đi chiến dịch ổng tửng từng tưng ở nhà cho chính ủy đi thay , D1 lọt vô vị trí tọa độ cối canh sẵn của chúng , quan quân rút chạy bỏ tử sĩ lại trận địa mấy hôm sau mới mò vô lấy xác , mất tích mấy em .. trên mới điều ổng ra ban thu dung sư gấp , nghe đâu khi được điều từ ban tác chiến sư ổng cũng nhùng nhằng tỏ ý không bằng lòng .. hì hì làm E trưởng chưa được 6 tháng phải về vườn .
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 06:58:01 pm »

3. Ém quân

Sau khi toàn bộ tiểu đoàn vượt hết qua bên kia suối chúng tôi được lệnh triển khai cho bộ đội ăn cơm. Tôi trải tấm ny lông ra trảng bày toàn bộ quần áo ướt của mình trong ba lô ra để phơi phóng. Tờ quyết định phong quân hàm thượng sĩ hồi sáng tôi nhét cẩn thận trong túi áo cũng nhòe nhoẹt cả ra.

Chiều hôm đó chúng tôi vào vị trí ém quân. Chúng tôi không vào Takong Krao mà triển khai đội hình tiểu đoàn phòng ngự tại một cánh rừng thưa ven Takong Krao. Tôi không biết đội hình tiểu đoàn đóng chốt như thế nào vì được lệnh án binh bất động, cơm nước có người mang lên tận chốt. Trung đội tôi triển khai thành 2 tổ chốt trên 2 ụ mối to thật là to, trên đó mọc nhiều thân cây cỡ bắp vế trở lên. Tôi là xếp nên giăng võng nằm thấp phía dưới, bên cạnh 1 anh nào đó lâu ngày tôi quên tên, còn 1 anh khác thì giăng võng nằm nơi cao hơn phía lưng chừng ụ mối.

Chúng tôi ở đó hơn 1 tuần. Cơm ngày 3 bữa, hoàn toàn không được tiếp tế trà thuốc chi cả. May mà chúng tôi có mang theo 1 bọc thuốc rê nho nhỏ nhưng không có giấy vấn thuốc. Mỗi lần hút tự anh nào anh đó xé giấy tờ tư trang của mình ra làm giấy quấn. Tờ quyết định thượng sĩ của tôi do ướt nhòe nhoẹt mất cả màu con dấu đỏ và nhăn nheo như bà già tám mươi chẳng còn nên hình hài gì nên tôi lấy nó làm giấy vấn thuốc luôn. Tôi vấn rất tiết kiệm, mỗi lần chỉ dám xé ra 1 phần 8 tờ quyết định bằng nửa khổ giấy A4 ngày nay. Nhớ chuyện xưa nên khi vào mạng quân sử tôi lấy nickname của mình là thượng sĩ Hùng. Đó là cấp bực cao nhất của tôi trong quân đội và tôi luôn tự hào về điều đó, vì đó là mồ hôi xương máu của tôi cống hiến cho quân đội và được trên công nhận.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 10:03:36 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 07:08:15 pm »

Bác H3 Hùng quyết định phong quân hàm thượng sĩ phải do sư đoàn ký không bác , em nhớ từ cấp H2 trở xuống thì do thủ trưởng E phong còn cấp H3 phải do F phong .
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 07:15:27 pm »

Bác H3 Hùng quyết định phong quân hàm thượng sĩ phải do sư đoàn ký không bác , em nhớ từ cấp H2 trở xuống thì do thủ trưởng E phong còn cấp H3 phải do F phong .

Đúng vậy. Cấp binh nhất do tiểu đoàn phong. Cấp hạ sĩ và trung sĩ do trung đoàn phong. Cấp thượng sĩ do sư đoàn phong. Còn cấp chuẩn úy, thiếu úy (thời năm 80 còn có cấp chuẩn úy) thì do Bộ Quốc Phong phong vì nó liên quan với số hiệu sĩ quan.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 07:32:17 pm »

4. Trở về Don Thomo

Sau hơn 1 tuần ém quân chúng tôi được lệnh rút trở về cứ của tiểu đoàn ở Don Thomo. Về đến nhà thì mùa mưa đã qua, giao thông hào của chúng tôi hoàn toàn khô cạn. Nửa bầy vịt xiêm còn lại ốm thấy rõ vì không còn kiếm được thức ăn trong các nhánh giao thông hào. Chú Hóa anh nuôi trung đội mừng chúng tôi trở về lại đem hóa kiếp nửa bầy vịt xiêm còn lại. Bữa cơm hôm nay lại không ngon bằng bữa cơm hôm xuất quân mới lạ chứ, không hiểu tại sao? Có lẽ do hôm xuất quân trời đang mưa lâm thâm nên chúng tôi đói bụng và mấy con vịt hôm đó béo hơn hôm nay. Cũng phải thôi lính đi tác chiến cả còn cơm thừa canh cặn đâu mà nuôi vịt.

Lính tráng đồn với nhau: tại cái suối gần Takong Krao còn đầy nước trên triển khai tăng pháo vào trận không được nên chiến dịch tạm thời ngưng lại chờ suối cạn hãy đi.

Đó là chuyện của trên. Tạm thời chúng tôi lại chấp hành 11 chế độ trong ngày trong thời gian ở cứ này. Tức sáng vẫn có báo thức, rồi triển khai củng cố giao thông hào hoặc đi truy quét bậy bạ, rồi sinh hoạt trung đội mỗi buổi chiều, rồi sinh hoạt chi đoàn mỗi tháng .v.v. Những ngày tết quân đội 1981, Noel, tết dương lịch 1982 năm đó đối với chúng tôi vô vị, chẳng ấn tượng gì.

Và tết âm lịch lại sắp đến trên cái đất Don Thomo yên tỉnh này.
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 07:40:50 pm »

Đúng vậy. Cấp binh nhất do tiểu đoàn phong. Cấp hạ sĩ và trung sĩ do trung đoàn phong. Cấp thượng sĩ do sư đoàn phong. Còn cấp chuẩn úy, thiếu úy (thời năm 80 còn có cấp chuẩn úy) thì do Bộ Quốc Phong phong vì nó liên quan với số hiệu sĩ quan.
Hi hi từ cấp H2 trở xuống em toàn nghe ông Minh CTV đọc quyết định phong tập thể , như gộp vài anh em đọc luôn chỉ có QĐ phong hàm H3 mới có tờ giấy , tiếc rằng thời ấy không biết giữ làm kỷ niệm đem vấn thuốc rê tất , thấy anh em hy sinh nhiều quá cứ sống đại ngày hôm nay biết đâu mai mình được anh em bỏ lên cáng không chừng Grin
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 08:05:22 pm »

Đúng vậy. Cấp binh nhất do tiểu đoàn phong. Cấp hạ sĩ và trung sĩ do trung đoàn phong. Cấp thượng sĩ do sư đoàn phong. Còn cấp chuẩn úy, thiếu úy (thời năm 80 còn có cấp chuẩn úy) thì do Bộ Quốc Phong phong vì nó liên quan với số hiệu sĩ quan.
Hi hi từ cấp H2 trở xuống em toàn nghe ông Minh CTV đọc quyết định phong tập thể , như gộp vài anh em đọc luôn chỉ có QĐ phong hàm H3 mới có tờ giấy , tiếc rằng thời ấy không biết giữ làm kỷ niệm đem vấn thuốc rê tất , thấy anh em hy sinh nhiều quá cứ sống đại ngày hôm nay biết đâu mai mình được anh em bỏ lên cáng không chừng Grin
[/quote]
Tháng 1/80 tôi được phong hạ sĩ hình như cũng đọc chung ba thằng ,không có QĐ riêng cho từng em.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 08:20:32 pm »

Hi hi từ cấp H2 trở xuống em toàn nghe ông Minh CTV đọc quyết định phong tập thể , như gộp vài anh em đọc luôn chỉ có QĐ phong hàm H3 mới có tờ giấy , tiếc rằng thời ấy không biết giữ làm kỷ niệm đem vấn thuốc rê tất ,

Tôi cũng vậy. Tôi cũng chưa bao giờ được trao tận tay quyết định phong quân hàm binh nhất, hạ sĩ, trung sĩ cả. Còn quyết định phong quân hàm thượng sĩ thì tôi có được trao tận tay nhưng lại đem hút thuốc rê và thấm vào phổi mất rồi. Riêng quyết định bổ nhiệm chức vụ b phó thì tôi nhận được 1 tấm vào giữa mùa mưa 1981 tại Don Thomo. Mỗi khi hành quân xa thì tôi lại mang cái bóp giấy tờ cùng với bộ quần áo kẻng nhất của mình nhờ chú Hóa anh nuôi chuyên nghiệp ở nhà giữ cứ cất dùm nhờ vậy mà nó còn đến nay.

Nhiều anh em nói chức vụ b trưởng, phó là do phong đại theo kiểu trên cần thì cứ phong. Điều này vô căn cứ vì nó có quyết định bổ nhiệm có ký tên đóng dấu đỏ cấp trung đoàn đàng hoàng. Tất nhiên là nó đến sau khi mình đã chính thức giữ chức đó nhưng nó hợp thức hóa tư cách chỉ huy của mình. Tôi xin post lên đây tờ quyết định bổ nhiệm chức vụ b phó của tôi cho các bác xem. Còn chức b trưởng tôi chưa từng được phong chính thức, chỉ làm nhiệm vụ quyền b trưởng khi b trưởng vắng mặt dài ngày mà thôi.

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 08:29:00 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
TevanTua
Thành viên
*
Bài viết: 34



« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 08:24:34 pm »

Em bó tay, bó chân với bác luôn  Grin
30 năm rồi mà vẫn còn giữ được Quyết định bổ nhiệm chức vụ Trung đội phó  Roll Eyes
Theo em được biết vào những năm 80, chất lượng giấy văn phòng phẩm của mình tệ hết chổ nói luôn.Có thể kẹp vào đánh máy một lúc 20 tờ, thì các bác tưởng tượng xem giấy ngày ấy mỏng cở nào..?

Em có một tờ giấy chứng thương, do chủ nhiệm quân y Trung đoàn viết trên chất liệu giấy y như của bác H3Hùng, nhưng khi về VN một thời gian sau khoảng 10 năm lấy ra xem chữ thì đã phai mờ lại bị mối ăn te tua  Grin nên không làm được sổ thương binh
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Hai, 2011, 05:15:54 am gửi bởi TevanTua » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM