Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:47:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch c81 dưới mắt người lính bộ binh  (Đọc 231236 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 11:46:15 pm »

16. Vài sự kiện trong 3 ngày tết nguyên đán năm Nhâm Tuất 1982 (tiếp theo)

3. Nhớ có lần tôi dắt lính của mình ra bảo vệ sân đáp máy bay dã chiến. Tôi được phân công phụ trách cả đám lính c13 lập hàng rào người bảo vệ từ xa cho máy bay trực thăng đáp xuống giao hàng và bốc thương binh tử sĩ. Chúng tôi ra đến nơi thì thấy bãi đáp trực thăng là khoảng đất trống rộng mỗi chiều cả trăm mét nham nhở tro than. Thì ra lính công binh (không biết công binh f5 có phần trong này không?) đã phát hoang dọn bãi đáp sẵn sàng cả rồi. Những người làm nhiệm vụ đón máy bay đốt 3 đống lửa ở 3 góc bãi đáp rồi phủ cành lá cây tươi thêm lên cho tỏa khói mù mịt để phi công lái trực thăng dễ dàng phát hiện từ xa. Đám lính bộ binh c13 tôi cho ém vào bìa rừng, còn tôi đứng đó chống nạnh nhìn xem mọi việc.

Từ xa tôi thấy 1 chiếc trực thăng đầu đen thui bay đến với vận tốc không nhanh lắm, rồi họ đáp xuống bãi đổ, cánh quạt vẫn quay và trực thăng cứ bồng bềnh. Lính tráng lom khom chạy ra chạy vào bốc dỡ hàng hóa rồi chuyển thương binh tử sĩ lên máy bay. Có những cáng băng ca được khiêng lên máy bay tôi thấy bọc vải trắng toát, chắc là tử sĩ. Một tay phóng viên chiến trường nào đó lom khom chụp cảnh tượng này. Tấm ảnh đó tôi đã thấy trên mạng. Tôi đang cần 1 tấm ảnh có mặt tôi, không biết hôm đó tay phóng viên này có thèm chụp tôi không đây Grin

4. Xế chiều ngày mùng 3 tết tôi được mời lên đại đội hội ý. Ngày mai chúng tôi sẽ đi tác chiến, về triển khai cho anh em rang sẵn gạo để ăn dài ngày...
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 09:58:37 pm »

Đọc qua một loạt bài viết của H3Hung,cãm giác đầu tiên thấy được là rất thực,rất sát với người lính ở cấp B.Thấy được rỏ ràng góc nhìn của một người lính trong một chiến dịch lớn của đv.Những chi tiết rất hay,mặc dù không thấy được hoạt động bao quát cả đv nhưng cũng thấy được một mảng hoạt động của anh lính trong trung đội.
Đợt chiến dịch C81,đv tôi :E 25 cũng có tham gia chiến dịch nầy.Nhưng lúc đó đợt lính 76 chúng tôi hầu hết đã xuất ngủ vào tháng 9/81,nên không có ai tham gia.Chỉ còn lại đợt lính 78(đa số ở th/ph HCM)và đợt lính 80(ở Quảng Nam -Đà Nẳng) có tham gia chiến dịch nầy.Cb479 là lính nhập ngủ 77 do được xuất ngủ trể nên có tham gia làm cầu phao cho tăng đi ở hướng Cop Tui vào Nam Sấp.
Có lần ngồi lai rai với mấy ae lính 78 ở C10 thì được biết đợt đó C 10 của chúng tôi vào Nam Sấp từ hướng Baval.C tôi có nhiệm vụ đánh bộc phá đá ở một cái núi mà ae gọi tên là "phnum tút" và có nhắc đến một cái tên nửa là "phnum thum".Một bộ phận làm đá để làm đường,một bộ phận đi vào Nam Sấp trinh sát con đường.
Nghe ae kể lại là đường vào Nam Sấp bị Pot phục kích liên tục,nhưng các đv của ta lúc đó vẫn cứ phải ra vào liên tục để làm nhiệm vụ.Rừng bao vây dầy đặc nên là lợi thế cho Pot phục kích ta,mà hình như phía ta không có đủ quân để bảo vệ con đường.
D 739 chúng tôi có C13 làm một cái cầu ở hướng Cọp Tui đi vào (theo như Cb 479 biết được).Còn ở hướng Baval thì có C 10 và C 12 nhưng tôi chưa được biết C 12 ở hướng đó làm nhiệm vụ gì?Vì ae C12 bây giờ như là hàng hiếm của đv tôi,nhiều lần họp mặt trung đoàn hàng năm đều không thấy ae C 12 nào cả!
Đọc bài viết của H3Hung,thấy hấp dẩn!nhưng lại không có tham gia chiến dịch nên không biết gì để góp bài thảo luận cũng thật đáng tiếc!
Đợt chiến dịch nầy hầu như cả Trung đoàn tôi tham gia và cứ E 25 tiền phương đóng tại Ba val cho đến khi xong chiến dịch mới rút về phum Rùm Đua.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 11:01:58 pm »

17. Thủ đoạn đê hèn

Hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều là mình có cần viết lên sự thật không? Vì điều này ảnh hưởng đến danh dự người khác. Còn nhớ có lần tôi từng viết: lính cũng có năm bảy đường lính.

Vâng trong khi tôi sốt rét mãn tính không được cho đi viện phải điều trị tại chỗ vì chiến dịch đang cần người thì có anh đang mạnh khỏe lại giở chiêu ra để được đi viện. Nhớ hôm xuất quân vào trận Nam Sấp trung đội tôi có 7 người, nay chiều mùng 3 tết điểm lại chỉ còn lại 5 nhân là tôi, Long a trưởng, Cao a trưởng, Quang ken và Hướng lãi. Vắng mặt 2 người tự khi nào mà tôi không biết! Có lẽ họ đã được cho đi viện khi tôi đang chìm trong cơn sốt.

Thằng Lợi trố được dân Sozia (tôi nghi chắc là bà me nuôi hoặc cô vợ hờ mê-mai của nó) chỉ cho cái chiêu lấy mủ của loại cây nào đó luôn có sẵn trong rừng già Cao Mê-lai trét vào mắt thì mắt sẽ đỏ và sưng bụp lên. Nó và các chiến hữu "đường buôn" của nó đã giở chiêu này ra và được cho đi viện.

Ban đầu tôi không biết tại sao nó được đi viện? Vì sốt rét thường nhật như tôi còn cầm súng được mà, nó bệnh hoạn chi mô? Sau này nghe anh em kể cho tôi nghe về cái chiêu mủ cây này tôi mới nghiệm ra rằng đối với thằng lính tụt tạt thì thủ đoạn đê hèn nào nó cũng dám áp dụng để được no thân ấm cật. Quả thật bó tay chấm com với dạng người này luôn Lips sealed
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 02:38:30 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 11:27:54 pm »

18. Truy quét hướng núi và biên giới

Tôi xin giới thiệu đoạn truyện mà tôi đã viết trong topic Ngã ba Con Voi để các bác xem được liên tục (bài viết số 269 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,8218.260.html)  

Chiều mồng 3 tết, chúng tôi được lệnh rang gạo để ăn đường, rồi hành quân truy quét suốt một loạt cao điểm phía Nam Cao Mê-lai.

Những ngọn núi trong dãy Nam Mê-lai không cao, thường chỉ khoảng một hai trăm mét. Chúng tôi đi hàng dọc lên những cao điểm có rừng cây thưa làm vật che khuất, lên đến đỉnh nhìn sang đất Thái thấy phía dưới nhà ngói đỏ lô nhô, xe cộ di chuyển trên đường thảnh thơi, bình an vô sự.


Nay nghiên cứu bản đồ cẩn thận tôi nghĩ chắc tiểu đoàn 3 chúng tôi trong những ngày sau tết âm lịch 1982 đã truy quét về hướng phnom Melai và vùng phụ cận phía Nam của nó. Có lẽ tôi đã đứng trên đỉnh ngọn núi phía Đông của cụm Phnom Melai mà nhìn về đất Thái. Vào thời điểm đó nếu chúng tôi phát triển sâu về phía Nam có ngọn Phnom Tha Sda thì nó thuộc về địa bàn tác chiến của sư 309 rồi, làm sao chúng tôi vào được?

Rừng nào cọp đó, 2 con cọp cùng đánh chung 1 địa bàn có khi lại bắn nhầm vào nhau. Sỹ quan tham mưu nào lại bắt lính dẫm chân lên nhau thế. Trường hợp chúng tôi có tác chiến cùng địa bàn thì trên phải báo để 2 cánh quân của 2 sư đoàn biết cách bắt liên lạc hoặc phát tín hiệu để nhận ra nhau chứ. Tỉ như thời đi phối thuộc quân đoàn 4 đánh cứ Amleang, chúng tôi luôn được triển khai mật khẩu để nhận ra nhau vào ban đêm: tỉ như hỏi Sông Đà đáp Vàm Cỏ. Hoặc bắn liên lạc 3 phát thì trả lời 2, miễn sao cộng tròn 5 là được.


« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 10:29:39 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 02:08:31 am »

19. Chốt tại núi đá

Trích đoạn từ Ngã ba Con Voi để khỏi mất công viết lại:

Rồi chúng tôi không đi lang thang vô định theo cái đài vô tuyến  nữa mà được cắm chốt trên một quả núi lớn đủ sức chứa bảy, tám chục tay súng của tiểu đoàn... Vâng, cả tiểu đoàn giờ chỉ còn bấy nhiêu quân.

Các đại đội bộ binh đóng ở lưng chừng núi, đại đội 13 đóng kế bên trung đội ĐKZ của đại đội 14, phía dưới là tiểu đoàn bộ... Đây là một ngọn núi đất đá xen kẻ, có nhiều tán cây lớn, lá rụng đầy. Có đêm tối trời, nghe tiếng khua loảng xoảng, loạt xoạt, anh em bảo đó là tiếng lông nhím va chạm nhau lúc chạy trên lá vàng khô.  

Ở đây được một vài ngày thì thằng Pốt biết, nó bắn pháo vào đội hình chúng tôi nhưng không trúng, rơi ra phía sau lưng chúng tôi xa lắm. Tiểu đoàn hạ lệnh phản pháo, đứng gần đó tôi thấy rõ khẩu ĐKZ 82 đặt trên vai chiến sĩ hỏa lực gầm lên, bay ra phía trước hồi lâu mới nổ.


Trước đây nghiên cứu bản đồ mãi mà tôi không xác định được Núi Đá nằm ở đâu trên hướng Nam Cao Mê-lai. Nay "sáng" hơn đôi chút tôi phỏng đoán có thể quả núi đá có con nhím chạy loảng xoảng đó là Phnom Veng, nó cách đường đất đỏ vào Nam Sấp gần 20 cây số. Vì chúng tôi từng cáng xác Lê Văn Rô (người trinh sát cuối cùng của tiểu đoàn 3) cắt rừng đi từ Núi Đá ra đến đường đất đỏ Nam Sấp mất đúng 1 ngày đường. Trong rừng già Cao Mê-lai 1 ngày đường đi được non 20km là phải cố gắng lắm mới vượt qua khoảng cách đó nỗi.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 10:09:25 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
quannhu172
Thành viên
*
Bài viết: 188

Chết vì cuồng vọng một cách lố bịch!


« Trả lời #45 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 04:50:37 am »

17. Thủ đoạn đê hèn

Hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều là mình có cần viết lên sự thật không? Vì điều này ảnh hưởng đến danh dự người khác. Còn nhớ có lần tôi từng viết: lính cũng có năm bảy đường lính.

Vâng trong khi tôi sốt rét mãn tính không được cho đi viện phải điều trị tại chỗ vì chiến dịch đang cần người thì có anh đang mạnh khỏe lại giở chiêu ra để được đi viện. Nhớ hôm xuất quân vào trận Nam Sấp trung đội tôi có 7 người, nay chiều mùng 3 tết điểm lại chỉ còn lại 5 nhân là tôi, Long a trưởng, Cao a trưởng, Quang ken và Hướng lãi. Vắng mặt 2 người tự khi nào mà tôi không biết! Có lẽ họ đã được cho đi viện khi tôi đang chìm trong cơn sốt.

Thằng Lợi trố được dân Sozia (tôi nghi chắc là bà me nuôi hoặc cô vợ hờ mê-mai của nó) chỉ cho cái chiêu lấy mủ của loại cây nào đó luôn có sẵn trong rừng già Cao Mê-lai trét vào mắt thì mắt sẽ đỏ và sưng bụp lên. Nó và các chiến hữu "đường buôn" của nó đã giở chiêu này ra và được cho đi viện.

Ban đầu tôi không biết tại sao nó được đi viện? Vì sốt rét thường nhật như tôi còn cầm súng được mà, nó bệnh hoạn chi mô? Sau này nghe anh em kể cho tôi nghe về cái chiêu mủ cây này tôi mới nghiệm ra rằng đối với thằng lính tụt tạt thì thủ đoạn đê hèn nào nó cũng dám áp dụng để được no thân ấm cật. Quả thật bó tay chấm com với dạng người này luôn Lips sealed
  Em đi lính cao 169 cm , Nặng có 47,5 kg . Bạn bè lính nói em như vầy : Nhìn mày như cái mắc áo ấy . Thế là em nghĩ ra rằng : Mình sẽ là con bệnh để ra quân sớm hơn các bạn . Vì em có phom người của thằng chết đói , em chỉ đợi qua 2 năm lính là em sẽ bài vở ngay . Sao lại không lợi dụng cái trời đã ban cho  ? các bác nhỉ ?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #46 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 05:33:48 am »

17. Thủ đoạn đê hèn

Hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều là mình có cần viết lên sự thật không? Vì điều này ảnh hưởng đến danh dự người khác. Còn nhớ có lần tôi từng viết: lính cũng có năm bảy đường lính.

Vâng trong khi tôi sốt rét mãn tính không được cho đi viện phải điều trị tại chỗ vì chiến dịch đang cần người thì có anh đang mạnh khỏe lại giở chiêu ra để được đi viện. Nhớ hôm xuất quân vào trận Nam Sấp trung đội tôi có 7 người, nay chiều mùng 3 tết điểm lại chỉ còn lại 5 nhân là tôi, Long a trưởng, Cao a trưởng, Quang ken và Hướng lãi. Vắng mặt 2 người tự khi nào mà tôi không biết! Có lẽ họ đã được cho đi viện khi tôi đang chìm trong cơn sốt.

Thằng Lợi trố được dân Sozia (tôi nghi chắc là bà me nuôi hoặc cô vợ hờ mê-mai của nó) chỉ cho cái chiêu lấy mủ của loại cây nào đó luôn có sẵn trong rừng già Cao Mê-lai trét vào mắt thì mắt sẽ đỏ và sưng bụp lên. Nó và các chiến hữu "đường buôn" của nó đã giở chiêu này ra và được cho đi viện.

Ban đầu tôi không biết tại sao nó được đi viện? Vì sốt rét thường nhật như tôi còn cầm súng được mà, nó bệnh hoạn chi mô? Sau này nghe anh em kể cho tôi nghe về cái chiêu mủ cây này tôi mới nghiệm ra rằng đối với thằng lính tụt tạt thì thủ đoạn đê hèn nào nó cũng dám áp dụng để được no thân ấm cật. Quả thật bó tay chấm com với dạng người này luôn Lips sealed
  Mấy hôm nay mình theo dõi thấy H3 Hùng viết hay ghê , tiến bộ nhiều ! Nôi dung rất thực tế . Những tiêu cực như vậy chỉ là chuyện thường tình trong xã hội , thời nào cũng có , đơn vị nào cũng có . Lính thì đê hèn theo lính , còn quan thì đê hèn theo quan . Ở đơn vị mình cũng vậy , lúc còn ở 2 Bis huấn luyện thì bòn rút tiêu chuẩn gạo của tân binh , đến khi đơn vị đi chiến đấu thấy Pốt đông quá cã một sư đoàn Pốt vây đánh một D của mình  ,  thì hắn ta lại dùng chiêu nào đó để được điều từ D lên E , suốt mấy năm chiến đấu ở K lão ta chưa đánh trận nào , nhưng cấp thì lên ào ào . Có tay đệ tử ruột của lão chính ủy nầy ở ngay trong tiểu đội mình đào ngủ đơn vị thông báo trước D . Vậy mà khi về nước vô tình khi mình đi đón con gặp hắn mặt áo thung quần sọt trắng đi đánh tơ nít cùng mấy ông cán bộ Huyện nghe nói hắn làm đến phó chi cục thuế , Đảng Viên , gặp mình mặt hắn sượng sùng , chào hỏi qua loa rồi hắn chuồn mất , một số anh em còn cho biết có thằng thì đào ngủ nhưng khi anh em mình về nước thì gia đình hắn bảo là được xuất ngủ có giấy tờ hẳn hoi , còn được trưng dụng làm việc cho Nhà Nước . Những tay mà mua bằng mua chức cũng thuộc loại đó cã thôi ! Từ xưa đến nay đất nước ta có nhiều anh hùng , cũng có rất nhiều anh hùng hết sưc dân giã bình thường , hầu hết thanh niên ta thời nào cũng yêu nước , nhưng lúc nào cũng có bọn dối trá chỉ biết có mình , thậm chí bán cã nước để cầu vinh khi chúng làm được như Trần Ích Tắc , Lê Chiêu Thống , nhưng số đó là nhỏ so với bản chất anh hùng yêu nước của dân tộc ta . Bọn nầy trước sau gì cũng lòi mặt nạ ra thôi !
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 11:17:27 am »

Dầu sao thì cũng xin cảm ơn anh H3 Hùng đả mở thêm to pic nầy. Trong các phần của "Ngã ba con voi" trước đây, tôi cũng có viết sơ qua về đợt chiến dịch nầy. Nhưng do vì lúc đó hồi ức quay về cũng chưa thực sự đầy đủ, và khả năng viết bài lại chưa được thuần nên chỉ thể hiện một cách sơ qua. Sau nầy khi viết bài được khá nhiều, mới thấy có nhiều cái mình thực sự chưa thể hiện hết. Nhưng bài đã viết qua rồi nên cũng ngại viết lại. Nay thấy to pic nầy thể hiện độ gom nằm trong phần chiến dịch nầy, nên cũng tham gia cùng ae cặn kẻ thêm một chút cho vui.

Chiến dịch C81_82 có lẻ là chiến dịch quy mô lớn đầu tiên trên chiến trường K kể từ sau chiến dịch giải phóng Cam pu chia sau 1979. Ban đầu khi ta tiến hành giải phóng K với khí thế ào ạt, mặc dù cũng ra sức chống đở quyết liệt, nhưng bọn pon pot phản động không cách gì ngăn chặn nổi sức tấn công quá mạnh của quân ta, dẩn đến tháo chạy hàng loạt đến tận bên kia biên giới Thái. Với đà tiến công quá mạnh, một số mũi hướng ta truy kích địch tận qua bên kia đất Thái. Nhưng sau đó Thái bắt đầu có một số phản ứng ngăn chặn nhất định, điển hình là trận năm 1980 của 174 ở hướng Noong chăn, chúng đưa cả không quân và bộ binh lên tham gia đối phó. Buộc ta phải lui về bên nầy biên giới để tổ chức phòng ngự và truy quét ra xung quanh, không thể đột kích qua như lúc ban đầu được nửa.

Lợi dụng thời cơ nầy, các đ/v của pot bắt đầu gom quân lại, lập thành các căn cứ cận biên để củng cố lại lực lượng tiến hành phản kích, quấy rối tiêu hao các lực lượng ta. Được sự hổ trợ tối đa của các thế lực thù địch, bọn chúng bắt đầu tổ chức lại các đ/v, tiến hành huấn luyện cũng cố và sau đó từng bước thâm nhập vào để đánh phá, tiêu hao các đ/v phòng thủ và xây dựng chính quyền của ta, lôi kéo một bộ phận nhân dân và tạo thế cho bọn địch ngầm cài cắm lại từ trước ngoi lên phá hoại. Đã có những trận đánh mang quy mô khá lớn xảy ra dọc suốt biên giới Cam_Thái, với hàng trăm tên trang bị chính quy và đầy đủ, kết hợp xung lực và hỏa lực vượt trội. Quyết tâm của chúng là đánh chiếm cho được một số khu vực trọng yếu làm bàn đạp, tiến tới phát triển rộng ra xung quanh, đồng thời đánh vào các tuyến hậu cần, đường tiếp liệu của ta để chia cắt một số đ/v tuyến trước, tạo thanh thế để phục vụ âm mưu tái chiếm lảnh thổ khi có thời cơ. Có rất nhiều trận đánh nẩy lửa xảy ra trước khi ta mở chiến dịch nầy, khi trong một thời điểm nhất định, chúng tổ chức tấn công ta trên suốt toàn tuyến phòng ngự cấp trung đoàn, với nhiều mũi, hướng mang quy mô rất lớn. Và thực tế chúng cũng bắt đầu gây cho ta những thiệt hại khá nhiều.

Với mục đích đối phó ý đồ chiến lược nầy của địch, cộng với quyết tâm từng bước đưa bạn lên giử phía trước, ta lùi về phía sau để từng bước bàn giao cho bạn. Cấp trên đả dự kiến mở ra đợt chiến dịch nầy, nhằm đánh phá các căn cứ cận biên của pot, không cho chúng có điều kiện tiến lên quy mô lớn, bẻ gẩy ngay từ đầu các ý đồ chiến thuật của pot và quan thầy.

 Hướng F5 theo như duc thao biết công tác chuẩn bị ta tổ chức khá là khẩn trương, và gẩn như các đ/v trực thuộc sư đoàn đều tham gia vào chiến dịch, kéo dài trên toàn tuyến biên giới từ Cao mê lai đến Đăng cum. Trong đó 2 vị trí quan trọng được xác định là cụm Cao mê lai_Nam sấp và cụm Đăng cum_cao điểm 175.

Ngoài ra sau nầy như chúng ta đả biết, còn có các đ/v của MT tham gia vào, và đặc biệt hướng nầy còn có cả F309 cũng đánh từ Pai lin qua nửa. Như vậy chiến dịch nầy tư liệu các đ/v và mũi hướng rất nhiều. Mong ae vào viết tiếp bác H3 Hùng để có thể nêu lên hết tầm quy mô của chiến dịch ngày đó trong cặp mắt nhìn của những người lính.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 11:23:44 am gửi bởi ducthao » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 12:26:58 pm »

Ngoài ra sau nầy như chúng ta đả biết, còn có các đ/v của MT tham gia vào, và đặc biệt hướng nầy còn có cả F309 cũng đánh từ Pai lin qua nửa. Như vậy chiến dịch nầy tư liệu các đ/v và mũi hướng rất nhiều. Mong ae vào viết tiếp bác H3 Hùng để có thể nêu lên hết tầm quy mô của chiến dịch ngày đó trong cặp mắt nhìn của những người lính.

Tôi cũng đang mong như vậy Grin để các chuyến đi sắp tới của chúng tôi vào Takong Krao - Nam Sấp - Cao Mê-lai có ý nghĩa và thu thập được nhiều hình ảnh có giá trị về một thời để nhớ hơn. Vì đó mà chiến trường đẫm máu của sư 5 ta thời bấy giờ, bao gồm cả e2 BP, e4, 174, q16 cùng các đơn vị trực thuộc sư như thông tin, trinh sát, công binh, pháo binh, tăng thiết giáp. Kể cả công binh mặt trận của bác dathao cũng có phần xương máu trên chiến trường gian khổ này!

Chỉ cần một cán bộ tác chiến từng cầm bản đồ hành quân vào đây chỉ ra vị trí các địa danh quan trọng mà f5 chúng ta đã đánh chiếm thời chiến dịch c81 thì chúng tôi sẽ đở mất công tranh cãi nhau về thời gian và địa điểm các trận đánh đã xãy ra. Trong thời gian chiến dịch c81 đầu năm 82 diễn ra tầm lính 78, 79 chúng tôi vào thời điểm đó chỉ là cán bộ cấp a, b thuộc loại đầu đinh cuối cán, chỉ đâu đánh đó làm gì có trong tay tấm bản đồ nào. Cán bộ cấp c trưởng cũng chẳng được phát bản đồ. Đó là của quí hiếm chỉ cấp d trưởng mới có bản đồ hành quân trong tay và kế hoạch tác chiến trong đầu.
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #49 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 02:02:23 pm »

17. Thủ đoạn đê hèn

Hôm nay tôi suy nghĩ rất nhiều là mình có cần viết lên sự thật không? Vì điều này ảnh hưởng đến danh dự người khác. Còn nhớ có lần tôi từng viết: lính cũng có năm bảy đường lính.

Vâng trong khi tôi sốt rét mãn tính không được cho đi viện phải điều trị tại chỗ vì chiến dịch đang cần người thì có anh đang mạnh khỏe lại giở chiêu ra để được đi viện.

Ban đầu tôi không biết tại sao nó được đi viện? Vì sốt rét thường nhật như tôi còn cầm súng được mà, nó bệnh hoạn chi mô? Sau này nghe anh em kể cho tôi nghe về cái chiêu mủ cây này tôi mới nghiệm ra rằng đối với thằng lính tụt tạt thì thủ đoạn đê hèn nào nó cũng dám áp dụng để được no thân ấm cật. Quả thật bó tay chấm com với dạng người này luôn Lips sealed

  Grin Grin Grin Bác nói chí phải Grin Lính có 5 7 đường lính cùng nhiều thủ đoạn "đê hèn cùng âm mưu thâm độc". Grin

 Chúng ta nói nhiều về những gương chiến đấu hay những trận đánh của tinh thần đoàn kết cùng nhau chiến đấu đi qua công tác của đơn vị, nhưng trong tập thể ấy không hẳn là ai cũng như mình hay số đông anh em đều một lòng quyết tâm. Trốn nhiệm vụ, né chiến đấu hoặc chiến đấu kiểu "giữ gáo" nấp ụ mối trốn gốc cây và cả dẫn anh em "lạc đội hình" rất ngớ ngẩn nữa. Nhiều trò lắm.

 Lính trong các đơn vị BB ở K mà không sốt rét thì thật lạ, BY xin lỗi các bác chưa từng sốt rét ở K nếu có, bởi chẳng có thằng lính nào ăn dầm nằm dề trong rừng ở K mà không sốt rét cả, nếu có thì chắc thằng lính ấy suốt ngày ngồi trong màn trong mùng, chỉ có người bị sốt rét sớm hay bị sốt rét muộn thôi, sức đề kháng mỗi người mỗi khác, người sức khỏe tốt vài năm sau mới bị còn người yếu thì có khi 3 tháng sau đã trông như con ma rồi. Grin

 Nếu chỉ sốt cách nhật theo cơn bình thường thì xin mời ở lại đơn vị điều trị theo chế độ y tá cấp C, nếu chỉ sốt như vậy mà đi viện E F thì có mà "giải tán" hết đơn vị lên viện đóng quân luôn, hàng ngày cứ đến giờ lên cơn sốt thì ít nhất 1/3 quân số không cần "hạ" cũng nằm gục trên võng, nếu gom hết số lính này vào 1 chỗ thì chúng ta sẽ có 1 dàn đồng ca với những tiếng rên hừ hừ, kể cũng lạ mình chẳng rên mà tiếng rên ấy cứ hắt từ trong bụng ra đồn lên cổ và bắt buộc cổ họng và thanh quản phải phát ra cái âm thanh "nợ đời" ấy, đã bị sốt rét thì phải rên lên thành tiếng thì người bệnh mới thấy "nhẹ" bớt đi. Chỉ tiếc khi ấy không có người thân ruột thịt của mình ở bên mà "nàm lũng" Grin

 Một lần tôi sốt rét nằm rên hừ hừ trên võng thì tay CTV phó C bóng gió nói: Ốm vờ, ốm tư tưởng. Trong khi mình sốt cao gần 40 độ C mồ hôi tháo như tắm trước đó đắp vài tấm đắp lên mình vẫn còn run bần bật từng cơn, thấy nói bóng gió không xong lão đổi chiến thuật quát tôi rên gì mà rên khiếp thế? Mày làm như không rên lên thì không ai biết mày đang sốt rét. Chẳng nói chẳng rằng tôi cố gắng ngồi dậy lặng lẽ kéo cây AK của mình ôm vào người mở khóa an toàn súng nói: Đan Mạch nhà mày, mày vừa nói gì đấy, nói lại cho bố mày nghe thử. Hắn lặng lẽ lỉnh ra cửa ngách nhà C bộ biến lên hội trường và từ đó không dám "trêu" tôi nữa. Cùng lính chiến với nhau mà đối xử với nhau thật tệ khi bị ốm đau sốt rét, hắn còn chỉ đạo anh nuôi nấu cháo cho lính ốm đau bằng cơm đổ vào nấu cháo thêm vài hạt muối ngoài ra chẳng còn chế độ gì hơn, nếu tính dinh dưỡng từ suất ăn của thằng lính ốm đau tệ hơn cơm lính bình thường cả vài lần. Chẳng nhắc đến chuyện sốt rét ốm đau thì thôi chứ mỗi lần ai đó nhắc đến làm tôi càng thấy "căm" vì từng bị đối xử như vậy, cũng vì thế mỗi khi ai đó trong B ốm đau sốt rét tôi thường xách súng đi bắn chim về nấu cho anh em bát cháo cho tử tế, đã vậy tôi bắn chim rất dở, bắn toàn trượt nhiều hôm bắn cả vài chục viên mới được con chim cu gáy. Grin

 Thôi, thông cảm cho anh em với những "thủ đoạn đê hèn" đi bác H3 Hùng, họ đã quá mệt mỏi bởi chiến trận rồi, sức cũng đã cùng lực họ cũng kiệt nên buộc phải có những thủ đoạn để tồn tại và tìm cớ đi viện là "mánh" hợp pháp nhất. Grin Mỗi người mỗi cách, có cách "ngọt ngào" và cũng có cách "thô thiển" vô cùng. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM