Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:06:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch c81 dưới mắt người lính bộ binh  (Đọc 231244 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
E1BINHGIA
Thành viên
*
Bài viết: 136


« Trả lời #260 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 09:13:21 pm »

Tôi nghỉ CBB hay pháo binh trên chiến trường k đều hoàn toàn thiếu không đủ như biên chế ,vì thời điểm đó thiếu quân trầm trọng ,có lúc cả B tôi chỉ còn có 7 người .,
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #261 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2012, 09:33:49 pm »

chiến dịch C81 của các bác Duc Thảo và bác Hùng mấy ngày nay cháu chờ xem bài viết của các bác nhưng lâu quá ,bác Duc thảo ơi ,ngày xưa bác là sỉ quan cấp C hay D vậy bác ,em nghe kể thời chiến trường k khi đánh vận động sỉ quan luôn xung phong đi trước phải không bác ,một C BB ,được biên chế bao nhiêu quân số trên trong chiến đấu , .và C pháo binh có nhiều hay ít hơn C BB vậy các bác ////

Chào bạn pháo 75 !
 
Các câu hỏi của bạn duc thao đã có viết lên trong các phần to pic "Ngã ba con voi" trước đây, chắc có lẻ bạn chưa vào đọc. Riêng trong thời kỳ chiến dịch c81(đơn vị duc thao gọi là c82), thì duc thao đang ở cương vị là khẩu đội phó cối 82 thuộc b cối, c8 hỏa lực của đơn vị. Đây cũng là đơn vị duc thao được biên chế khi mới vào.

Thời kỳ trước 1982, thông thường 1 D bộ binh thì có 3 c bộ binh và 1c hỏa lực trực thuộc. C hỏa lực thì thông thường có 3 b gọi là pháo đi cùng (bộ binh) gồm 1 b cối 82 (2 khẩu), 1b DKZ 82 (2 khẩu), 1 b 12 ly7( 2 đến 3 khẩu),bch c và khoảng 1 a phục vụ (liên lạc, văn thư, quân khí, quản lý, y tá, anh nuôi). Đối với các đơn vị làm nhiệm vụ thường xuyên cơ động, c hỏa lực quân số phải đảm bảo về mặt biên chế mới đủ người để mang vác, vận động. Còn lúc nầy do nhiệm vụ chủ yếu là chốt phòng ngự, và do tình hình thực tế đơn vị thương vong quá cao, nên thường xuyên như b cối của duc thao chỉ từ 5 đến 6 đ/c cho cả 2 khẩu đội. Cụ thể khẩu đi phối thuộc (bố trí theo yêu cầu của tiểu đoàn trong đội hình BCH D hoặc các c bộ binh) thì có 2 pháo thủ. Khẩu đội còn lại bố trí nằm gần bch c trong đội hình thì có từ 3 đến 4 đ/c. Các b hỏa lực khác cũng quân số cũng gần như vậy, hoặc nhỉnh hơn một chút vì nằm ngoài chiến hào. Như vậy quân số một c hỏa lực của duc thao chỉ tầm hơn 30 đ/c tất cả, còn các c bộ binh thì chỉ khoảng tầm 40 là cao. Ngán nhất là khi quân số phải đi viện, đi công tác xa đội hình nhiều, trong biên chế thì hơn trăm, nhưng cả tiểu đoàn quân số có khi thực tế chỉ còn hơn 8 chục, chốt giữ trong một phạm vi 800m chiều dài, 400m chiều ngang, nên thường xuyên có nhiều đoạn tiếp giáp giữa các c trong đội hình bị bỏ ngõ đến hàng 2, 300 m. Cũng trong thời điểm tham gia thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong chiến dịch c82 nầy, bọn địch ở cứ mỏ vẹt đông bắc Mo hơn tổ chức phục kích trục lộ về phía sau để căn kéo lực lượng ta, khiến c8 chúng tôi trong một ngày hy sinh hết 9 đ/c, gần bằng một nửa quân số lúc đó. Sau chiến dịch, mùa mưa năm đó do chưa có quân bổ xung, cứ một người trong đội hình phải phụ trách 2, 3 nhà ở trong một chiều dài từ 80 đến 100m.B cối 82 cũng phải đưa người ra chiến hào đảm nhiệm cả một hướng. Khi địch tập kích vào, khẩu đội cối trong đội hình cả bch c cũng phải qua bắn phụ. Nói chung là quân số ở những đơn vị chiến đấu thì không bao giờ đủ như biên chế, nhất là khi hao hụt nhiều mà không kịp bổ sung. Và có một thực tế nữa, là ngoài hoạt động tác chiến chuyên ngành, c hỏa lực còn phải tham gia các hoạt động tác chiến như bộ binh. Như duc thao nếu tham gia tác chiến tăng cường trong đội hình các c bộ binh như phục kích, tập kích vào cứ địch thì thông thường phải đảm nhiệm mang theo khẩu cối 60 bắn ứng dụng, có khi là AK, RPĐ hoặc B40 là chuyện thường...
  
Đến năm 1983 thì duc thao được điều về b ĐKZ phụ trách b trưởng (lúc nầy đã giải tán c hỏa lực, các b hỏa lực trực thuộc tiểu đoàn) đến cuối 1984.

Sau đó đơn vị bàn giao chốt Mo hơn lại cho đơn vị lính K chốt giữ, về chốt giữ địa bàn Poi pet theo lệnh trên. Lúc nầy duc thao mới trở thành cán bộ đại đội.

Còn trong tác chiến thì thật nhiều điều khó nói lắm, nhưng một cán bộ c mà nổ súng cứ chạy lên đầu thì nghe có vẻ không ổn. Người lính thì chỉ cần biết phía trước mặt mình là địch, hai bên sườn, phía sau là đồng đội của mình. Vậy chỉ cần quan sát phía trước, kịp thời nổ súng tiêu diệt khi phát hiện ra địch thì được. Còn trên cương vị chỉ huy cấp b,c, D thì không thể cứ nổ súng là phải chạy lên đầu. Tình hình tác chiến diễn biến có lúc vô cùng phức tạp, người chỉ huy phải làm sao quan sát được hết cục diện, kịp thời phán đoán tình hình, ra những mệnh lệnh đối phó kịp lúc, để dành chiến thắng. Nói như vậy chắc ai cũng hiểu là trên cương vị thì vị trí người chỉ huy như thế nào rồi. Không thể cứ ôm súng bắn như một chiến sĩ bộ binh, nhưng làm thế nào để anh em thuộc quyền nể phục là điều quan trọng nhất đối với một chỉ huy trong tác chiến. Thật sự có lúc do hứng khởi, người chỉ huy cũng có những hành động hơi bốc đồng, nhưng không thực sự thường xuyên. Chỉ khi nào trong một trận đánh căng, quân ta thất thế, đơn vị có biểu hiện dao động, thì người chỉ huy cần có một hành động để trấn an, tạo ra yếu tố tinh thần để đơn vị tiến lên, thì lúc đó mới cần những hành động kiên quyết như thế mà thôi.
Logged
E1BINHGIA
Thành viên
*
Bài viết: 136


« Trả lời #262 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 07:29:17 pm »

Em thấy sỉ quan từ cấp D trở lên ít có dịp đi tác chiến chung và gần gủi với cấp C và B ,thường là các cấp cán bộ C và B là luôn kề vai sát cánh cùng anh em trong các đợt hành quân truy quét và đi chốt phục địch ,vì vậy số sỉ quan này tỷ lệ thương vong rất cao ,không biết suy nghỉ của em có chính xác không , bác Duc Thao từng là sỉ quan cấp C có cái nhìn chính xác hơn em ....
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #263 vào lúc: 24 Tháng Năm, 2012, 07:47:45 pm »

Em thấy sỉ quan từ cấp D trở lên ít có dịp đi tác chiến chung và gần gủi với cấp C và B ,thường là các cấp cán bộ C và B là luôn kề vai sát cánh cùng anh em trong các đợt hành quân truy quét và đi chốt phục địch ,vì vậy số sỉ quan này tỷ lệ thương vong rất cao ,không biết suy nghỉ của em có chính xác không , bác Duc Thao từng là sỉ quan cấp C có cái nhìn chính xác hơn em ....

Thời tôi (79-82), tháng 3/79 trong chiến dịch Amleang sĩ quan cấp cBB còn bị thương vì phải dàn hàng ngang xung trận cũng như lính. Từ tháng 4/79 tiểu đoàn chúng tôi về ngã ba Con Voi đóng chốt thì sĩ quan cấp c và dBB hầu như không ai bị thương tử ngoài trận mạc nữa.

Thời đó Pốt còn yếu không dám đánh nhau trực diện với chúng tôi (trừ trận Tà-cuông Krao 23/4/1980 tiểu đoàn chúng tôi bị Pốt vây đánh hội đồng nên sớm vỡ trận), còn Para hễ chúng tôi đem quân tới đánh thì nó bỏ cứ mà chạy nên ít ai thương vong. Chúng tôi chỉ bị thương vong khi hành quân vào hướng nam ngã ba Con Voi như Tà-cuông Krao hoặc Cao Mê-lai thôi, chủ yếu vì mìn trái. Sự thương vong này thường rơi vào lớp cán bộ chiến sĩ cấp trung đội trở xuống. Sĩ quan chỉ huy cấp c hoặc dBB hiếm khi phải đá trái vì họ phía trước họ tối thiểu luôn có 1 tổ trinh sát đi đầu và 1 trung đội bộ binh đi kế tiếp Grin
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2012, 09:20:19 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
hyvong
Thành viên
*
Bài viết: 265


« Trả lời #264 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 10:48:47 am »

Lính pháo C14 tụi em tuy là đại đội chỉ huy của trung đoàn pháo 42 ,nhưng mổi khi truy quét cũng giống như lính BB ,C trưởng lúc nào cũng rất hăng hái ,thường đi trước đội hình mổi khi vào suối pon rô ,khu vực này an toàn về mìn trái ,chỉ sợ là bị bắn tỉa mà thôi ,

Bác H3,trận 23.4.1980 D bác bị pôt vây và vở trận ,chắc cũng hy sinh nhiều lắm ,cấp tiểu đoàn mà bị vây chắc là địch đông lắm phải không bác ......
Logged
luongalon
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #265 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 11:22:25 am »

tuỳ theo từng trận hay tác chiến,tới sắp rút quân trung đoàn trưởng q16 cũng hy sinh tai trận ,nhưng sau này đa số là bị thương do mìn,nhat là do 625a,kp2 va k58 thường k58 thì đi luôn cả 2 chân vì giập nát rất khủng khiếp,co ca tước lên tới gối,phaỉ cắt cụt cà 2 chân,kp2 thì thường nhiều anh em bị vì nó nhảy phóng lên mới nổ
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #266 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 07:21:54 pm »

Bác H3,trận 23.4.1980 D bác bị pôt vây và vở trận ,chắc cũng hy sinh nhiều lắm ,cấp tiểu đoàn mà bị vây chắc là địch đông lắm phải không bác ......

Có nhiều nguồn tin khác nhau về trận chiến ở Tà-cuông Krao ngày 23/4/1980: một thì cho rằng trận hành quân này ta bị lộ nên địch điều thêm quân từ Biển Hồ vào vây đánh. Nguồn tin khác cho rằng do xui xẻo nên tiểu đoàn chúng tôi vô tình đụng trận với khoảng 600 quân Pốt vừa từ Biển Hồ kéo về dừng chân nghỉ qua đêm tại Tà-cuông Krao.

Một tiểu đoàn bộ binh của ta thời đó có chừng trăm tay súng thôi, đánh nhau với số quân đông như vậy thì sớm vỡ trận thôi!
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #267 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 08:18:34 pm »

Dưới tầm bắn của các loại đạn, thật khó mà nói vị trí nào là an toàn và không an toàn trong đội hình tiến công của cấp đại đội. Thử một lần so sánh vị trí chỉ huy  chỉ cách phía trước đội hình chừng vài chục mét xem sao.

Thường thì tư thế người lính bộ binh khi tiến công là nằm trong đội hình chung của cấp mình đang tác chiến. Chỉ những vị trí rìa cùng là không có người giữ sườn, còn các vị trí khác nằm trong đội hình triển khai thì hai bên lúc nào cũng có đồng đội hổ trợ. Như vậy người lính lúc nầy chỉ cần tập trung quan sát phía trước và giữ vững vị trí của mình tiến điều với đội hình hai bên là tạo thành sức tiến công. Đặc điểm đó giúp người lính đang hành tiến trong đội hình sẻ nổ súng đối phó về phía trước mặt mình khá hiệu quả, khống chế bọn địch đối diện phía mình nếu có.

Vị trí chỉ huy nếu có hơi lùi về phía sau một chút, là để người chỉ huy có thể quan sát được tương đối đội hình của mình qua các loạt súng nổ. Nhận định tình hình và kịp thời đưa ra những mệnh lệnh cần thiết để đối phó với địch. Và do vậy vị trí chỉ huy thường nằm chính giữa đội hình, cách đội hình phía trước không xa lắm. Trong tác chiến kẻ địch của chúng ta không phải là bọn nghiệp dư, chúng cũng biết tập trung hỏa lực bắn phá, gây thương vong cho ta ở những đoạn nào trong đội hình có hiệu quả nhất. Vì thế cũng không chắc là ở vị trí nào đó người chỉ huy trong tác chiến không gặp hiểm nguy. Có chăng là với những kinh nghiệm từng trãi, biết phân biệt đường đạn...người chỉ huy dựa vào các động tác cá nhân khi cần để có thể tránh những nguy cơ bị sát thương thôi.

Có lẻ quan niệm trước, sau trong đội hình tác chiến so sánh thích hợp nhất là trong đội hình phòng ngự. Khi mà thường vị trí chỉ huy cấp c đặt lùi về phía trong khá sâu, có khi vài trăm mét so với tiền duyên. Tiểu đoàn duc thao khi còn phòng ngự ở Mo hơn đã bố trí như vậy. Nhưng thực tế thì gần như toàn bộ cán bộ sĩ quan c5, c chủ yếu đảm nhiệm hướng tây tây bắc của tiểu đoàn đều lận lượt hy sinh tất cả. Đ/c Đẹp c trưởng, do lo ngại anh em ngoài chiến hào trong trận 11 ngày bị vây không giữ được chạy xuống trực tiếp chỉ huy bị B la phan chúng phản hy sinh ngay tại trận địa. Đ/c Cẩn c phó lên thay, đang nhận nhiệm vụ tại BCH D thì địch tập kích vào, vận động về vị trí chỉ huy c nửa đường thì bị ĐKZ 75 bắn trúng. Đ/c Dong c phó ít lâu cũng hy sinh...Để rồi cuối cùng đ/c Toàn, đang mang quân hàm thượng sĩ được cất nhắc lên thay thế. Còn BCH D, hầm hào được xây dựng rất kiên cố, lại nằm trong giữa đội hình, cách chiến hào tiền duyên c chủ yếu đến 600m, vậy mà trong một lần địch tập kích bằng hỏa lực cối các cở như mưa bấc, D trưởng Trần văn Năm (biệt danh Năm Gấu) của chúng tôi do lo sợ địch đánh lớn chỉ hơi nhú lên quan sát đã trúng mảnh bị thương, phải rời khỏi tiểu đoàn không quay lại.

Không biết vài câu chuyện tham gia cùng anh em như vậy đủ nói lên chuyện trước, sau trong tác chiến giữa chỉ huy và người lính chưa ? Nhưng có một điều duc thao cũng thừa nhận với anh em rằng : thời đó vị chỉ huy cấp phân đội nào hay xông xáo đi đầu cũng thường được anh em cảm phục và chấp hành mệnh lệnh một cách tốt hơn.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #268 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2012, 09:30:52 pm »

...
Không biết vài câu chuyện tham gia cùng anh em như vậy đủ nói lên chuyện trước, sau trong tác chiến giữa chỉ huy và người lính chưa ? Nhưng có một điều duc thao cũng thừa nhận với anh em rằng : thời đó vị chỉ huy cấp phân đội nào hay xông xáo đi đầu cũng thường được anh em cảm phục và chấp hành mệnh lệnh một cách tốt hơn.

Cám ơn những thông tin của ducthao đã làm anh em hiểu rõ hơn về vai trò, vị trí, chức năng của người chỉ huy cấp c, dBB trong chiến đấu. Thời đó bọn này nằm ở dưới bBB hiếm khi có dịp quan sát được tường tận diễn tiến và cách xử lý tình huống của chỉ huy cấp c, d trong từng trận đánh một cách toàn diện được.
Logged
troidanh84
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #269 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2012, 10:46:38 am »

Bác H3 HUng và bác Ducthao cho em hỏi ,ngày xưa ở chiến trường tụi em chỉ biết có 2 LL khu vực F5 và F9 sau này là lính pa ra và pôt ,bây giờ lại thấy các bác nhắc tới linh se re ka và mô li na ka ,là lính nào ,vậy các bác ,

Vụ này ngày xưa bác yta262 có truy cập tài liệu nước ngoài đã giải thích cặn kẻ thỏa đáng, nay không biết topic đó nằm ở đâu Grin

Xin giải thích ngắn gọn cho Bình Giã như sau: lính Para thuộc tổ chức Sê-ray-ka, nó mặc đồ rằn ri như lính VNCH trước đây. Lính Mô-li-ni-ka theo phe cựu hoàng Xihanuc cũng mặc đồ rằn ri. Ngày xưa quân mình thấy quân địch mặc đồ rằn ri thì gọi chung là lính Para tuốt...

Xin các bác giải thích thêm.
Bác E1BINHGIA, bác Hung H3 và bác phas nói đúng rồi, bộ đội mình phân loại địch ra 2 dạng: Para (hay Pha Ra) và Pốt. Para mặc đồ rằn ri như lính nhảy dù, lính dù tiếng Ăng Lê và tiếng Tây đều gọi là Parachute, dân K. gọi lính dù là Para (chữ tắt của Parachute), bộ đội mình cũng gọi theo dân K. là Para. Còn Pốt thì rõ rồi, mặc đồ đen hay màu xanh Tô Châu. Bác còn nghe đối tượng chiến đấu của bộ đội ta là tổ chức 3 phái nữa phải không? Từ năm 1982, ông hoàng Sihanouk lãnh đạo 3 phái kháng chiến: PỐT, MOULINAKA (sau này Moulinaka nhập chung với các nhóm bảo hoàng khác như Klaing Muong và bảo hoàng phân khu Bắc gọi chung là ANS, ANS là tiền thân của đảng bảo hoàng FUNCINPEC hiện nay) và SEREYKA (Serey là tự do, Ka là chữ tắt của Kampuchia, Sereyka do tay cựu thủ tướng thời Sihanouk là Son Sann lãnh đạo). Ngoài ra còn có vài tiểu đoàn lính dù VNCH đóng ở Cô Công (địa bàn của QK9) nữa, cũng mặc áo rằn ri nên bộ đội ta gọi là Para luôn cho tiện. Moulinaka, ANS, Funcinpec, Sereyka hay VNCH mặc đồ rần ri đều gọi là Para. Para đánh đấm theo kiểu cách con nhà giàu vì các tay chỉ huy thường tốt nghiệp từ các học viện quân sự tư bản, Para có nhiều đồ cổ. Pốt đánh du kích học được từ các đàn anh XHCN như TQ & VN, rách và lì không thua gì bộ đội ta  Grin !

"Một vài tiểu đoàn lính dù VNCH" mà bác nói thật ra chỉ có khoảng gần 400 quân, hầu hết là lính Liên đoàn 81 Biệt cách dù (BCD). Một số ít là lính Tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9, Sư đoàn Dù.

Trưa 30-4-1975, Đại tá Phạm Văn Huấn, chỉ huy trưởng Liên đoàn 81 BCD dẫn toàn bộ Liên đoàn đi bộ từ Châu Thới, Đồng Nai, theo xa lộ Đại Hàn vòng ra xa lộ Biên Hòa, đầu hàng Quân Giải phóng. Lúc này Liên đoàn 81 BCD còn khoảng 2000 quân, chia thành 3 Bộ chỉ huy chiến thuật

Bộ chỉ huy chiến thuật 1 dưới quyền trung tá  Vũ Xuân Thông, Bộ chỉ huy 2 chiến thuật dưới quyền thiếu tá  Nguyễn Sơn và Bộ chỉ huy 3 chiến thuật dưới quyền thiếu tá Phạm Châu Tài.

Sau khi đầu hàng Quân giải phóng, những năm từ 1976 đến 1978, một số lính Liên đoàn 81 BCD lần lượt vượt biên - chủ yếu là lính thuộc Bộ chỉ huy 2 chiến thuật. Hầu hết chọn cách đi đường bộ vì họ đã có kinh nghiệm qua thời gian tác chiến ở vùng biên giới Việt Nam Campuchia (lúc ấy nhiều nhóm BCD còn nhảy sâu vào đất Campuchia vài chục km để trinh sát vị trí đóng quân, kho hàng tiếp liệu của Quân giải phóng).

Trên đường vượt biên qua đất Campuchia, một số BCD bị Pốt bắt. Khi biết họ là quân VNCH, Pốt không giết nhưng cũng không cho họ sang Thái, mà buộc họ phải cầm súng chống lại cong top VN. Được Khựa trang bị quần áo, vũ khí, họ thành lập một đơn vị của riêng họ, chịu sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Khựa - và cả của "Cờ Hoa" thông qua một số tổ chức phản động người Việt ở Mỹ, Pháp.

Số thoát được sang Thái, vào các trại tỵ nạn thì được các tổ chức phản động người Việt do Nguyễn Hữu Chánh, Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Túy cầm đầu, tuyển mộ với lời hứa hẹn sau khi "hoàn thành nhiệm vụ", sẽ được cho đi Mỹ định cư. Bị đẩy trở lại Campuchia, nhóm này nhập với nhóm bị Pốt bắt như tôi vừa nói (một số khác theo Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh xâm nhập VN bằng đường biển - Hòn Đá bạc - Cà Mau - và bị bắt)

Trong suốt những năm từ 1980 đến 1985, lực lượng này hầu như không làm nên trò trống gì ngoại trừ vài vụ phục kích lẻ tẻ  bởi lẽ ý đồ của các "quan thầy" là dùng họ để tiếp nhận thêm người vượt biên, hoặc bộ đội đào ngũ, hình thành nên một đội quân. Mục tiêu chiến lược của các "quan thầy" là Việt Nam, chứ không phải Campuchia.

Sau năm 1986, nhiều người trong nhóm đào ngũ, trốn sang Thái Lan rồi sống như dân, một số ở lại Campuchia, lấy vợ Campuchia. Số sang được Mỹ, Pháp, Australia rất ít - chủ yếu là do thân nhân bảo lãnh.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM