Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:01:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch c81 dưới mắt người lính bộ binh  (Đọc 230987 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 11:22:01 pm »

25. Khắc phục hậu quả vụ nổ

Gần như ngay lúc đó đồng chí Nông Tiến Dũng đại phó quân sự tiến lên phía tôi lúc đó đang đứng đầu đội hình. Anh nói ngắn gọn: đi với tôi. Ra đến nơi thì Lê Văn Rô đã chết tốt rồi. Ruột hắn đổ ra khỏi khoang bụng và xổ ra trên nền đất lạnh. Trong khi anh Dũng quay lại lấy dao chặt cây rừng làm cáng thì tôi lấy võng của hắn trải ra đất, rồi đặt hắn nằm vào đấy. Ruột hắn xổ ra tôi lấy hai tay bụm lại nhồi vào khoang cho hắn. Ruột ra gió thì phình lên tôi nhét vào bụng hắn không hết, phải dùng nón cối của hắn úp lên giữ lại trong đó.

Cây chặt làm cáng vừa tới, tôi cột dây võng thật chắc vào cáng rồi chúng tôi khiêng ra để ngay chỗ tôi đứng hồi nãy. Hai tôi bấy nhầy máu và chất nhờn nội tạng của Lê Văn Rô tôi cứ chùi đại vào đất chứ chẳng dám bứt lá cây chùi, vì bứt đây động rừng kéo theo mìn nổ thì chết!

Giờ tôi kiếm chỗ nghỉ lưng cho mình. Tôi xắn tay áo lên tận nách, đưa cả cánh tay trần rà một khoảng về phía gốc cây to mà mình đã chọn. Rồi hai tay tôi làm động tác mò và búng lá cây để phát hiện ngòi đạp nổ. Búng tới đâu tôi nhích chân lên tới đó, tôi cứ tiếp tục những thao tác đó cho đến gốc cây của mình. Xong tôi đặt quả mìn DH xuống, đặt ba lô, bao xe súng đạn của mình xong rồi tôi mới ngồi nghỉ trong khuôn viên mà tôi đã dọn. Anh em nhìn tôi khá ngạc nhiên, nhưng tôi mặc kệ. Tôi lúc đó là người đứng cao nhất trong đội hình và trước mặt tôi là Bãi Mìn. Với ý thức và kinh nghiệm của người lính trận thấy nguy hiểm đến tính mạng thì tự dưng ý chí sinh tồn nổi lên mạnh mẽ và tôi vận dụng tất cả những kiến thức của mình về rà soát mìn để bảo vệ chính mạng sống của mình.  
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #101 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 11:23:30 pm »

   Đợt thứ hai chúng tôi xuất phát vào khoảng tầm hơn 20 tháng chạp, không nhớ chính xác lắm. Lần nầy lực lượng chúng tôi có đông quân hơn vì được tăng cường khoảng 10 trinh sát trung đoàn cộng với lực lượng của tiểu đoàn vẩn khoảng 60 tay súng nửa, như vậy quân số lên tầm 70 tay súng.

   Như đả viết ở phần trên, đ/v chúng tôi xuất phát lần đi nầy với nhiều cái khá ấn tượng. Thứ nhất là cái không khí tết đang đến gần, khiến mỗi người đi trong đội hình gần như ai cũng có tâm trạng. Và vì chính cái không khí như vậy, nên thay vì cơm vắt như mọi khi, lần nầy ngoài quân tư trang, vũ khí và nước uống, đ/c nào cũng mổi người thấp nhất có 4 đòn bánh tét mang theo lủng lẳng bên người. Khẩu đội cối còn mang được thêm 2 ống ĐKZ chà bông làm thực phẩm công tác. Vậy là cũng tươm tất về phần hậu cần, nhưng đối với những người lính trẻ chúng tôi lúc đó, khối lượng mang trên người trong cuộc hành quân nầy là khá vất vả, vì chúng tôi phải tự mang theo hết, do không có bộ phận nào làm công tác đảm bảo phía sau lên. Trời mùa khô, rừng Cao mê lai sợ nhất là thiếu nước, đ/v chúng tôi ai cũng hiểu điều đó, nên có thể bỏ lại các thứ cần thiết khác về trang bị như võng, tăng, tấm đắp...nhưng nước uống thì ai cũng cố mang theo trong khả năng mình có thể mang được, trung bình là mỗi người là một can vàng loại 4 lít và từ một đến 2 bình tông bên hông. Vất vả nhất trong hành quân có lẻ là khẩu đội cối 82 của chúng tôi (lúc nầy tôi đả là khẩu đội phó), vì rừng Cao mê lai thời điểm đó rất rậm với thực vật 3 tầng, bình thường mang AK đả đi lại vô cùng vướng víu rồi, có nhiều đoạn ae phải người trước chui qua, rồi nắm kéo từng bộ phận của khẩu pháo qua sau. Có đoạn dây leo vướng vào bộ phận pháo, giật ae mang pháo té bật ngửa.

   Do hướng phát triển không còn mang yếu tố bí mật nửa, mà mục tiêu lại nằm ở phía trên, nên đợt công tác nầy đ/v không cắt theo hướng củ nửa, mà theo nam đường để phát triển lên. Tốc độ khá chậm, lần nầy vừa từng bước cảnh giới , dò mìn, vừa bị địa hình gây khó, nên cả ngày chúng tôi phát triển chừng vài km. Lúc cắt xuyên qua rừng tre, chúng tôi còn nhìn thấy dọc theo hướng hành quân còn rải rác một số quân tư trang và vô số đạn các loại mà trước đây khi rút từ trong Cao mê lai ra, ae D3 E2  chúng tôi đả phải vất bỏ lại dọc đường do đuối sức vì thiếu nước, đợt đó 2 đ/c trong tiểu đoàn nầy đả chết khát dọc đường khi ra gần tới chổ chúng tôi. Sự kiện nầy khiến ae trong khẩu đội cứ nhìn nhau, như thầm nhắc phải cố gắng hết mức mới mong vượt qua đợt chiến dịch đang còn nằm phía trước.

   Bên hướng nam, phía trái đội hình hành quân của đ/v kể từ lúc xuất quân thỉnh thoảng có nhiều tiểng hỏa lực vang lên, rền rỉ và trầm buồn. Khá xa, nhưng cả đ/v biết rằng ở một mủi nào đó của chiến dịch, ta đả bắt đầu nổ súng. Và những âm thanh nầy khiến đ/v chúng tôi càng thêm khẩn trương để vượt lên. Đến một ngả tư đường xe be khá lớn, dấu vết của thời kỳ khai thác gổ xa xưa nào đó, vì giửa mặt đường các loại cây cũng đả chen nhau mọc lên nhiều, nhưng do thân không lớn nên còn dể phân biệt. Không biết đả đi được bao nhiêu cây số, cả đ/v được lệnh dừng lại tổ chức cảnh giới. Tiểu đoàn được lệnh tổ chức một bộ phận để bắt liên lạc với một đ/v ở hướng nam, khu vực Nam sấp. Các bộ phận còn lại nghỉ ngơi tại chổ chờ lệnh tiếp theo. Chừng khoảng 2 tiếng sau bộ phận đi bắt liên lạc quay trở lại và cho biết không bắt được liên lạc vì địa hình quá rậm, không thể phát triển nhanh. Giờ qua bài của anh H3 Hùng, tôi nghỉ thì ra là ngày đó chúng tôi tổ chức bắt tay với lực lượng E4 ở hướng đó. Hết một ngày, đ/v vẩn nằm lại chờ lệnh tiếp, vì ở Mê lai trời tối rất nhanh.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2011, 11:37:04 pm »

Giờ qua bài của anh H3 Hùng, tôi nghỉ thì ra là ngày đó chúng tôi tổ chức bắt tay với lực lượng E4 ở hướng đó. Hết một ngày, đ/v vẩn nằm lại chờ lệnh tiếp, vì ở Mê lai trời tối rất nhanh.

Chiều 27 tết năm đó tiểu đoàn 3 chúng tôi và các đại đội hỏa lực của e4 (có cả cối 120 ly của trung đoàn tham gia) đã áp sát căn cứ Nam Sấp của địch.

Sáng 28 tết tầm 8 giờ trung đoàn mới phát pháo lệnh bằng 2 quả trọng cối 120 ly cho bộ đội biết hướng càn vào. Trận này do bên sư 309 đã nổ súng đánh thắng trận đầu có lẽ vì vậy khiến thằng Pốt mất đi ý chí kháng cự nên nó bỏ cứ Nam Sấp mà chạy. Nhờ thế trung đội tôi thoát khỏi quả DH10 nó đã bố trí sẵn!
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 12:34:21 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 12:25:04 am »

26. Rút quân về lại Núi Đá

Trong thời gian tôi ngồi nghỉ trong khuôn viên đất mà mình đã rà soát mìn thì Hướng lãi và Quang ken quay trở lại đội hình. Sau vụ nổ họ thấy mình đổ máu hoảng vía ngỡ là bị thương chạy về phía sau. Y tá tiểu đoàn lâu năm chinh chiến nhìn vết thương ngoài da họ đâu có cho đi viện, họ xức thuốc chút đỉnh rồi bắt quay trở lên phía trên chiến đấu tiếp. Nhờ đó mà trung đội tôi còn đủ 4 người.

Tiểu đoàn lên máy báo cáo về trên tình hình trinh sát thương vong sạch sẽ vì bãi mìn bố phòng của Pốt và xin ý kiến. Thật lâu sau đó trên cho lệnh rút quân.

Do trung đội trinh sát hết quân nên cái xác của Lê Văn Rô được giao cho trung đội tôi vận chuyển. Lê Văn Rô vốn nhỏ con nên 4 thằng tôi thay nhau khiêng xác hắn cũng không nặng nề chi lắm.

Khoảng trưa thì chúng tôi quay về đến cứ bàn đạp của tiểu đoàn ở Núi Đá. Trời thương nên giữa mùa khô mà nổi lên cơn mưa cứu hạn. Chúng tôi căng tăng ra hứng nước, đong đầy được các bình tong, còn dư chúng tôi để dành nấu cơm. Nhờ cơn mưa này mà hai bàn tay lấm le máu me của tôi được rửa sạch. Tối đó chúng tôi chặt cây có cháng ba để treo cái cáng đặt xác Lê Văn Rô trên cao chống kiến và mối, chúng tôi ngủ chung với xác Lê Văn Rô trọn đêm.

Hôm sau trung đội tôi cáng xác Lê Văn Rô đi đúng 1 ngày đường đến chiều tối mới ra đến đường đất đỏ Nam Sấp để bàn giao cho đơn vị bạn cáng tiếp về tuyến sau làm hậu sự.

Ngày nay Lê Văn Rô đã yên nghỉ trong nghĩa trang liệt sĩ TPHCM. Ngày hy sinh ghi trên mộ là sai, Lê Văn Rô hy sinh sau ngày rằm tháng giêng năm Nhâm Tuất (có lẽ là ngày 11/02/1982 thì đúng hơn)
http://www.xemngay.com/Default.aspx?blog=xngay&d=11021982&key=lich+van+nien

« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 07:26:04 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
linh1989
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #104 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 05:54:24 am »

Đọc chuyện của bác em phục mấy anh trinh sát của ta quá ,đúng là ( tuyệt đối phục tùng mẹnh lệnh cấp trên ,khi ....) .

Bác ơi lúc đó công binh của ta không có gở mìn trước sao bác ...
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 07:06:23 am »

Bác ơi lúc đó công binh của ta không có gở mìn trước sao bác ...

Trận này chúng tôi đi đánh cứ lẻ của Pốt không có công binh gở mìn nên cuối cùng phải rút ra vì thương vong quá lớn. Nếu dí quân vào Bãi Mìn này nữa thì chết nữa! Có thể nói trận này "dục tốc bất đạt" do khâu chuẩn bị chiến trường không tốt.

Cấp trên nhìn thấy vấn đề ngay. Có lẽ vì thế mà sau này sư 5 áp dụng cách đánh bài bản hơn cho những trận đánh qui mô lớn của mình. Họ cho công binh rà gở mìn rồi mới tung bộ binh vào trận. Điển hình là trận Phnom Chat đánh cứ Para ngày 1/4/1983. Công binh f5 được giao rà gở mìn rồi dùng bộc phá sào đánh tung hàng rào dây thép gai, dùng DH20 thổi bay chướng ngại vật mở toang "cửa mở" cho bộ binh xung phong diệt địch. Trận này Dũng tây công binh f5 làm nhiệm vụ đánh cửa mở, hắn kể cho tôi nghe nhiều kỷ niệm sâu sắc về trận này mà tôi vẫn thường nhắc lại tùy theo hoàn cảnh của câu chuyện.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 11:23:24 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #106 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2011, 01:22:38 pm »

. Với ý thức và kinh nghiệm của người lính trận thấy nguy hiểm đến tính mạng thì tự dưng ý chí sinh tồn nổi lên mạnh mẽ và tôi vận dụng tất cả những kiến thức của mình về rà soát mìn để bảo vệ chính mạng sống của mình.  
   Em kết nhất câu nói này của  bác H3 , luôn luôn đúng trong những hoàn cảnh hiểm nguy.Và sẽ hoàn hảo hơn nữa khi (...để bảo vệ chính mạng sống của mình và mạng sống cho các đồng đội của mình) Grin Grin
   Có lẽ vì vậy nên đôi lúc em cũng còn tự vấn bản thân:sao lúc đó mình hành động như vầy như vậy mà  bình thường chắc chắn khả năng bản thân mình không thể làm được.!
Logged
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #107 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2011, 01:43:41 pm »

Đọc chuyện của bác em phục mấy anh trinh sát của ta quá ,đúng là ( tuyệt đối phục tùng mẹnh lệnh cấp trên ,khi ....) .

Bác ơi lúc đó công binh của ta không có gở mìn trước sao bác ...
hic..hic..
do cánh bộ binh không kêu...không yêu cầu..nên..biết ngứa đâu mà gải...chứ mà...khi các bác kêu..thì cánh công binh phục vụ chiến đấu sẽ phải có mặt liền . đầu tiên là công binh E...nếu không xong thì đến công binh F...nếu không được nữa thì đến công binh MT .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #108 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2011, 03:13:42 pm »

Mìn KP2 là nỗi ám ảnh của lính ta thời năm 80 trở đi , không hiểu bọn quan thầy Pốt vận chuyển ra sao để chúng gài dày đặc cả rừng , nói về phương tiện của anh em CB ngày ấy rất còn hạn chế , không biết đơn vị các bác ra sao còn Trung Đoàn em chỉ có hai cái máy dò của Mỹ , chúng kồng kềnh rất nặng mà có dò cũng làm sao cho hết được , có những bãi mìn chu vi trên dưới hơn chục m2 mà dò được trên chục quả , chúng gài dưới cái cây khô bắc qua khe lạch , anh nào sợ ướt giày đạp vào cây thì y rằng sẽ thành LS , mìn tăng thì chúng đào sâu hơn 1m bọc ny lon cẩn thận tránh máy dò , trên kíp nổ chúng chống cây lăm le mặt đất , anh em CB lắm khi không đủ quân số một phần mệt một phần chủ quan nên có những lúc tổn thất gây ra từ đó .
Trong chiến trường phải nói cái số con người dựa vào may mắn rất nhiều , em nhớ một lần vào tầm tháng gần cuối năm 80 , lúc ấy quân số trung đoàn chỉ còn hơn 700 người , lính các bộ phận hậu cần không thay đổi nhưng các đơn vị trực tiếp thì dưới B chỉ còn đếm chưa hết các ngón một bàn tay , kỹ năng dò mìn cộng quan sát địch hai bên đường chỉ phán đoán bằng cảm tính thì nhiều , vào tầm thời gian ấy một tối em thấy hướng chốt C2 D1 sát biên Thái gần mỏ hồng ngọc , lửa chớp sáng loà cộng tiếng ầm ì vang rền gần như suốt đêm , sáng hôm sau nghe tin C2 bị tập kích hiện giờ trên ấy có 2 tử và 3 thương .
Chốt biên giới nằm xa nên mỗi lần phải đi vào đó trung đoàn kết hợp cho chuyến đi gồm lương thực phẩm và súng đạn , chuyến khứ hồi là 5 cáng thương tử và không biết trên đường đi có chuyện gì sẽ xảy ra nữa , lần đi ấy đơn vị 12,7 em phải kết hợp với C trinh sát dò cắt đường vào chốt C2 , đơn vị TS 3 nhơn và 12,7 của em 3 nhơn do một B trưởng TS chỉ huy , khi đến vị trí đóng quân của C1 D1 phía trước cánh rừng khộp là con đường mòn xe bò cũ chạy gần đến chốt C2 ( nơi ngày xưa các bác quân báo của QD4 và TS F341 bắt 9 người Thái ) .
Dừng chân tại C1 ngỉ chân củng cố đội hình B trưởng TS phân công 6 người trong tổ của hai đơn vị có nhiệm vụ dẫn đường , thằng Mạnh con TS đi đầu kế thứ 2 là em , không phải mang vác gạo như các đơn vị khác nhưng nhìn quãng đường xa thăm thẳm mà rùng hết cả người , chuyện gì phía trước đang chờ đón không sao đoán được , thằng Mạnh con quê Hàm Tân Thuận Hải đồng hương cấp tỉnh nhưng rất thân , hai thằng khi được phân công đi trước xin đi đi trước hết đoạn đường vô C2 còn khi về xin miễn dành cho anh em còn lại , qua đoạn chốt C1 chừng 2km thằng Mạnh người bắt đầu sâm sấp nóng , cơn sốt cách nhật vô tình phát ra lúc này .. hi vì tình đồng hương em kêu nó lui ra vị trí 2 để em đi đầu .
Một quãng đường dài mắt cùng chân làm nhiều nhiệm vụ , em cứ sải bước đi tới thật nhanh ( chính cái tính đi nhanh này giúp em một lần đi vượt qua trận địa phục kích của địch mấy tháng sau đó ) nhờ những năm tháng khi mới giải phóng về quê Đức Linh em hiểu rõ hơn về cuộc sống trong rừng , nơi nào xôn xao tiếng chim hót nhất là đám Chèo Bẻo thì không có bóng dáng con người , em bước thật nhanh nên lúc tới chốt C2 chỉ tầm hơn 2g chiều , mãi gần 5 giờ anh em cuối cùng mới tới nơi .. he he B trưởng TS cùng anh em chửi toáng bọn em .. đi gì như ma đuổi , nhưng 2 thằng thở phào vì nhiệm vụ đã xong còn đường về thì chỉ đi sau .
Con đường về phải gọi là trần của ngày hôm sau , lần đi ấy đơn vị em còn có thằng Chương và lão Năm Phương ( cũng hy sinh sau đó ) đội hình chỉ xuống chân chốt C2 không bao xa thì đã gặp địch và mìn đành phải cắt rừng mà đi , cung đường về phải trải qua 2 ngày cùng với anh em thương tử , xác phải tưới dầu cho bớt hôi thúi , bao đoạn đường vượt qua nhưng khi bắn súng bắt liên lạc với C1 thì thiệt hại mới đến , thằng Nghĩa TS ( Nghĩa Bình ) cắt ra đường mòn để đi vì gần về tới nơi , con lạch nhỏ cắt ngang đường bắc hai cái cây để bước qua khỏi ướt , thằng Nghĩa bước vừa qua con lạch B trưởng TS đạp lên cái cây kia thì một tiếng chát chúa cùng cụm khói , thằng Nghĩa đi trước bị phạt ngang lưng còn B trưởng một chân nát cộng đôi mông bay mất , máu chảy tràn không cách ga rô bao nhiêu cuộn băng sơ măng nhét đấy phần thịt mông bị mất , cáng chưa kịp buộc võng thì cả 2 đã hy sinh , cái số của người lính trong chiến trường chắc dựa nhiều vào may mắn cộng cái tính cẩn thận chiếm cũng khá nhiều .
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #109 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2011, 04:25:49 pm »

Mìn KP2 là nỗi ám ảnh của lính ta thời năm 80 trở đi , không hiểu bọn quan thầy Pốt vận chuyển ra sao để chúng gài dày đặc cả rừng , nói về phương tiện của anh em CB ngày ấy rất còn hạn chế , không biết đơn vị các bác ra sao còn Trung Đoàn em chỉ có hai cái máy dò của Mỹ , chúng kồng kềnh rất nặng mà có dò cũng làm sao cho hết được , có những bãi mìn chu vi trên dưới hơn chục m2 mà dò được trên chục quả , chúng gài dưới cái cây khô bắc qua khe lạch , anh nào sợ ướt giày đạp vào cây thì y rằng sẽ thành LS , mìn tăng thì chúng đào sâu hơn 1m bọc ny lon cẩn thận tránh máy dò , trên kíp nổ chúng chống cây lăm le mặt đất , anh em CB lắm khi không đủ quân số một phần mệt một phần chủ quan nên có những lúc tổn thất gây ra từ đó . . .
Gài mìn cũng là một "môn nghệ thuật quân sự", nhưng tháo gỡ và "né" mìn đòi hỏi nghệ thuật cao hơn! Lúc tăng cường E250 hướng nam Cao mê lai khi vào chỗ đóng quân bô đội nhà mình hướng ấy thì dù không là Công binh, nhưng Bộ binh tháo gỡ khá nhiều mìn KP2 của địch, vào nhà các bác ấy nhìn xuống gầm giường nào cũng thấy một đống mươi quả vừa KP2 vừa 652A tháo được của Pốt! Chờ mang đi gài lại để cho lính Pốt "tận hưởng" vũ khí của chúng! Khi Tổ đài tui chiếm lĩnh cao điểm để đặt đài, tui dẫn anh em chọn con đường khó mà đi: Khi tới chân cao điểm hình "con cóc ngồi" tui xung phong trèo lên phía vách đứng chứ không đi theo dốc thoải mìn dày đặc. Khi trèo lên tui chỉ mang duy nhất khẩu AK và cuộn dây võng và 1 quả lựu đạn (bao se cũng bỏ lại cho nhẹ). Khi chiếm lĩnh tạo "đầu cầu" rồi tui cột dây võng vào một thân cây, ném dây xuống để các chú bên dưới lần lượt đu lên rồi kéo khí tài theo . . . Đúng là mìn hướng Cao mê lai là một nỗi ám ảnh khó phai bất cứ người lính nào đã từng tới đó! Nhiều lúc "trà dư tửu hậu" anh em còn tếu táo với nhau: "Tao đi trước có thấy dây mìn KP2 tao bước qua luôn cho mày đi sau đá chơi!!!" chú kia "đốp" lại: "Tao mà đá mìn "đứt bóng" thì mày còn sống chắc chắn cũng khó nuôi!!!" . . .
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM