Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:22:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Hàng Bột nhớ về phố xưa  (Đọc 13881 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2011, 10:27:56 am »

                     
                     CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA ( 5 )   


Hai đầu của  Hàng bột gắn với địa danh nổi tiếng xưa . Còn ở  giữa phố,   bên phía Đông (số lẻ)  có  Chùa Huy Văn và  phía Tây là nhà thờ Hàng Bột.                                     
Chùa Huy Văn còn gọi là chùa Dục Khánh được xây dựng trên đất thôn Huy Văn, tổng Hữu Nghiêm huyện Thọ Xương, Thăng Long – giờ ở  số 13 ngõ Huy Văn, Hà nội ( ngõ  được đặt tên đặt sau 1954)
Chùa  được lập từ thời Lê Thái Tông (1434-1442), nơi bà phi tần Ngô Thị Ngọc Giao lánh nạn và sinh ra hoàng tử Tư Thành sau là vua Lê Thánh Tông  .
Sau khi lên ngôi (1460) vua Lê Thánh Tông tôn mẹ làm Quang Thục hoàng thái hậu. Nhà vua cho tu sửa chùa và đổi tên là chùa Dục Khánh  để mẹ là Hoàng Thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao ở và cũng để kỉ niệm nơi nhà vua đã được sinh ra. Sau khi bà mất (1469), cho xây thêm điện Huy Văn làm nơi thờ bà.
CHÙA _ ĐIỆN  ( Dục Khánh -Huy Văn ) nằm trên một đường thần đạo, được bố trí kiểu tiền Thần hậu Phật  (Điện Huy Văn trước chùa Dục Khánh sau).
Điện gồm 5 gian tiền tế và 3 gian hậu cung.  chính giữa khám lớn thờ  vua Lê Thánh Tông ngồi trên ngai rồng, bên phải có  tượng thờ bà Quang Thục Hoàng thái hậu ( mẹ vua), bên trái là  tượng thờ Hoàng hậu, vợ vua Lê Thánh Tông .         
Phía sau điện  là chùa Dục Khánh, có  Văn bia "Huy Văn Điện, Dục Khánh tự bi ký" cho chùa Dục Khánh  là một ngôi chùa lớn  từ thế kỷ thứ XV. Việc bố trí sắp xếp trên điện của chùa có  sự khác biệt với ngôi Chùa thông thường ( chùa thờ Phật) -  chùa  lưu cả dấu ấn cung đình của nhà Lê như sau :
Phật điện gồm nhiều lớp, lớp trên cùng là 3 pho tam thế, lớp thứ hai ngồi chính giữa là tượng vua Lê Thái Tông và xung quanh là tượng bốn vị tứ trụ triều đình, Lớp 3 là tượng quan Âm nghìn mắt nghìn tay, lớp thứ tư : Toàn Cửu Long đặt ở giữa, bên trái là tượng quan âm Thị Kính, bên phải là tượng bà nội của vua Lê Thánh Tông, lớp thứ 5 là tượng Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Sự xuất hiện 2 pho tượng Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ ở phật điện chùa Huy Văn 
nhằm sửa  lại  sai  lầm của triều đình nhà Lê.  Vua Lê Thánh Tông đã đánh giá Nguyễn Trãi - Nguyễn Thị Lộ là bậc trung thần của nhà Lê,  lấy cửa Phật để nói lên lòng trong sáng, đức nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. ( còn tiếp )
 
          Cảnh Điện HUY VĂN

     
            Điện_Huy_Văn



       Dự án Quy hoạch trùng tu Chùa Dục Khánh và  Điện Huy Văn  đang thực hiện

     
               Quy hoạch trùng tu Chùa Dục khánh

* ( Dân lấn chiếm đất Chùa nhiều quá - Xưa là khuôn viên rộng, nay mới đang thực hiện dự án trùng tu chùa còn đường vào vẫn là ngõ Huy văn chỉ dắt được xe máy !! Huh      )
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2011, 12:06:38 pm »

 
CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA ( 6 )
[/b]   


 Một địa danh nữa gắn với phố Hàng Bột xưa là nhà thờ Hàng Bột.  Đôi điều về lịch sử nhà thờ Hàng Bột     và  câu chuyện gắn với nhà thờ này.
Theo nhiều người kể lại, có thể hình dung những năm đầu 1900 -  Hàng Bột là một con đường  không rộng trải đá lổn nhổn, có đường xe điện chạy sát mép đường bên phía Tây.
Hai bên đường rất ít nhà cửa, chính phủ  nhường  khu di chỉ cũ huyện Thọ Xương  cho Bà sơ Antoine (Asile de la Soeur Antoine) làm trại thu nhận và nuôi người tàn tật.
Bà sơ Antoine lập nên khu làm phúc với bệnh xá đầu tiên và  cái nhà thờ  trên khu vực này vào năm 1907 -  Nhà thờ có tên chính thức là nhà thờ Soeur Antoine, dân còn gọi là nhà thờ Hàng Bột .  Khu  làm phúc  ở cả hai bên đường: bên phía Tây đoạn từ gần phố  Phan Văn Trị đến sát ngõ Thịnh Hào 1 (cạnh nhà 162 có thời gian là cửa hàng lương thực). Ở hai đầu có hai ngôi nhà rộng xây lấn ra đến gần mặt đường (hiện vẫn  còn)  - trước kia  là nhà nuôi những người tàn tật nghèo khổ -.đoạn giữa có dãy nhà một tầng nhiều gian ở cạnh nhà thờ là chỗ để nhận người vào đây làm các nghề lao động chân tay, tạo việc làm và có thêm  tiền cho nhà thờ.
Bên phía Đông là nhà nhận trẻ mồ côi hoặc trẻ khó nuôi, gia đình đem cho các bà xơ -  sau này có thời gian là nhà hộ sinh nay là Trung tâm y tế quận Đống đa.( đoạn nhà số 107 ).
Sau hòa bình, trước 1960 các lớp vỡ lòng (nay là lớp 1) –  lớp đầu tiên học chữ do khu phố đảm nhận ( trường cấp 1 chỉ nhận học sinh đã học xong vỡ lòng). Năm 1958, phố Hàng Bột  của tôi đoạn từ đầu phố  đến hết khu vực nhà thờ Hàng Bột  chưa mở được lớp  cho học sinh đến tuổi. Đến lúc khai giảng năm học mới, mẹ tôi đành gửi chị tôi theo học lớp vỡ lòng của nhà thờ Hàng Bột.
Lớp mở cho con em các giáo dân sống ngay trong khu này, có rất nhiều trẻ học muộn nên học sinh của lớp phần nhiều là trẻ đã quá  độ tuổi  vỡ lòng. Lớp dạy từ thiện, cô giáo là con chiên của nhà thờ, nhà ở trên phố Hai bà Trưng hay Trần Hưng đạo, sáng sáng đi chiếc xe “ Xô lếch”  đen ( Bọn trẻ cứ gọi là Xô lếch mù) xuống lớp.
Mắc bận con nhỏ ( mẹ mới sinh em) nên dù tôi chưa đến tuổi đi học mẹ  vẫn cho tôi cùng với chị  đi học ở khu nhà thờ.  Tôi là học sinh nhỏ tuổi nhất và cũng bé nhất lớp,  lớp có nhiều đứa cao lộc ngộc cả con trai lẫn con gái. Lúc ấy, tôi cũng chưa có ý niệm gì về học hành cả, đến lớp vui chơi là thích rồi. Vì là loại học sinh “ dự thính” nên  tôi đi học muộn suốt thời gian học.
Đến  thì lớp đã học từ lâu rồi, tôi cũng ngồi ngay ngắn ở bàn đầu, nghe cô giảng nhưng không nhớ là đã  được bao chữ cái trong đầu. Chỉ nhớ nhất sáng nào cũng vậy, khi tôi vừa đến lớp thì cô giáo liền sai một bạn chạy ra ngay phía sau nhà thờ mua cho tôi bữa sáng, mỗi sáng một loại ; bánh bao, bánh mỳ ba tê, bánh giò, xôi xéo, bánh rán …v.v. chả nhớ hết. Tôi nói với cô là ăn sáng rồi, cô vẫn cứ  sai học trò mua – không ăn thì nhét vào cặp mang về. Chả biết cô thích  nên “ cưng chiều” tôi hết mức : có hôm trời mưa ngập đường, cô thuê Xích lô chở tôi, còn tôi nhất định không chịu  chỉ vì  như thế không được lội nước ( ý thích của trẻ con mà !). Cuối  cùng phải cho tôi được lội nước từ trong sân ra đầu cổng,  nơi Bác xích lô chờ  để đưa tôi về nhà.
Còn học thì nhớ nhất hôm cha cố đến thăm, ông không thuyết giảng gì hết chỉ vẽ 4 hình lên bảng :  hình một cậu bé chơi bi suốt ngày,  tối đến lúc học bài thì ngủ gật rồi đến sáng đi học bài làm bị điểm kém, ảnh cuối là bị ông Bố giơ roi “đét” vào  đít . Ông hỏi đám trẻ con có hiểu không ? Cả lũ cười ồ lên vui vẻ… Những  bài học đầu tiên ở lớp vỡ lòng của tôi như vậy đấy.
Rồi đám trẻ lớn lên,  học phổ thông, đi sơ tán,  đứa thì đi làm, đứa đi lính – có người trở về nhưng cũng có người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu .
Câu chuyện về nhà thờ Hàng bột còn gắn với một nghề của Hà thành - Tầm quất.
Vốn dĩ thế này:   khu từ thiện của nhà thương Hàng Bột (khu nhà thờ Hàng Bột) nuôi  những  người khiếm thị, những đứa trẻ bị dị tật. Rồi nuôi thêm một số vợ Tây già và những người mù lòa không nơi nương tựa.  vào năm 1918.  Số người được nuôi  ngày nhiều lên,  tiền hỗ trợ của thành phố cộng với trợ giúp đỡ của  người hảo tâm không đủ nuôi ăn  người ở khu làm phúc này. Để thêm kinh phí, họ  được làm tùy theo sức khỏe. Đàn bà tàn tật được dạy đan áo, móc, khâu vá, giặt giũ quần áo cho học sinh. Con trai lớn  được học nghề làm mộc, nghề da hay trồng trọt ở vườn phía sau.
Duy có  người bị mù lòa không phải làm thêm, họ chỉ giúp việc vặt cho các xơ, thời gian rỗi thì quẩn quanh không làm gì. Một người đàn ông Hoa kiều mù  quê Quảng Đông, biết chút ít về bấm huyệt và xoa bóp thấy. khi có ai kêu đau người, anh này liền xoa bóp và bấm huyệt  những lúc trái nắng, trở trời. Thấy hiệu quả nên “ chú " dạy cách đấm bóp cho mọi người. Thế là,  trước khi đi ngủ, nhóm người này đấm bóp cho nhau . Từ những bài đơn giản ban đầu đã học, dần dần "sáng tạo" thêm và rồi thành "bài". Đầu tiên là đấm lưng, tiếp  là đùi, hai bắp chân rồi bóp hai tay. Cách làm kêu các đốt sống và các khớp tay, khớp chân cũng do những người khiếm thị ở nhà thờ Hàng Bột "chế" ra.
Một số người khiếm thị áy náy khi biết miếng ăn hằng ngày cho họ có cả công sức đóng góp của trẻ co  đang làm việc trong nhà thờ. Họ nghĩ cách để kiếm tiền. theo kể lại : Người đầu đi kiếm tiền là Quang, ông đấm bóp cho đám cờ bạc. Mỗi lần đấm lưng,  Quang được trả vài xu. Thấy vậy, vài người theo ông và thế là tối tối mọi người chia nhau ra các khu vực quanh đấy: người xuống  ấp Thái Hà đấm cho khách hát cô đầu, người xuống Cống Trắng (Khâm Thiên) đấm cho khách làng chơi.
Năm 1932, nhà hát cô đầu ở ấp Thái Hà  phải chuyển về Khâm Thiên đã quảng cáo tẩm quất như liều thuốc chữa đau nhức. Thế là những người đấm bóp khiếm thị có đất để sống. Thấy tự kiếm sống được nên nhiều người xin các xơ ra khỏi nhà thờ.  Vài người chung nhau thuê một phòng trọ,  ngày ở trong xóm, tối  ra phố Khâm Thiên, ra ga Hàng Cỏ đấm bóp cho khách. Nghề tầm quất ra đời từ đó với “ dân tầm” là những người khiếm thị của nhà thờ Hàng Bột.
"dân tẩm " Hà thành được đánh giá cao về nghề tẩm quất và  trở thành "đặc sản" đường phố của Hà Nội từ những năm đó.
“ Mát sa “ bây giờ  phải gọi những “ngón nghề “ của tầm quất  là “ Thầy “. Sờ vào đâu cũng phát ra tiếng “ tách” chỉ nghe thôi cũng đã “ sướng”, còn đấm bóp xong là hết mệt mỏi, thấy khoan khoái… Chả biết các Bác thế nào chứ đến bài mà “Dẫm chân trên lưng “ của  “ Mát sa”  thì tôi xin ngừng vì nó nặng về  tạo “ lực cơ học “, chẳng còn là xoa bóp chữa bệnh nữa. 

   Những bức ảnh kỷ niệm về con phố Hàng Bột với thời gian
       
      Phố Hàng Bột đoạn gần nhà thờ :

      [/url]
            Phố Hàng Bột


           Nhà thờ Hàng Bột nay :

     

   
     Cái nhà thờ đi cùng với lịch sử phố  Hàng BỘT xưa, nó còn đang  chứng kiến  sự đổi thay của  phố Hàng Bột – Tôn Đức Thắng hôm nay.
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 04:23:24 pm »

   
  CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA ( 7 )  


Một kỷ niệm đi liền theo năm tháng của Hàng bột và Hà nội là  con đường  xe điện xưa. Tàu điện chạy qua Hàng Bột là tuyến Bờ Hồ - Hà đông,  nó bắt đầu có vào năm 1901 chạy đến ấp Thái Hà,  rồi tới 1903 tuyến đường đi Hà đông chuyển chạy qua đường Cửa Nam-  Sinh từ ( Nguyễn Khuyến nay) sang  Nguyễn thái Học -Hàng Bột.
Bắt đầu từ ngã tư Hàng Bột với  Nguyễn thái Học thành nút giao của đường xe điện chạy xuống Cầu giấy và đi Hà đông –Từ nút giao này  đường tàu mới rẽ thành hai nhánh , mà nó  đã  đi chung suốt từ Bờ hồ qua hàng Bông rồi dọc theo Nguyễn thái Học xuống tới ngã tư này.
Tàu điện gắn bó với người Hà nội xưa, với cả người lớn và con trẻ. Những người già, người đi chợ phiên Hà đông thì nó là phương tiện hữu ích ( chở cả  quang gánh, hành hóa ) mà rẻ tiền. Những con trẻ, được người lớn  cho đi chơi ra ngoại ô bằng tàu điện thì vô cùng thích thú. Ngồi trên tàu có thể ngắm những ngôi nhà , ruộng rau ven đường: đi chợ Bưởi, Chợ Mơ hay xa nữa là chợ Hà đông  đã để lại những kỷ niệm không quên thủa ấy.
Và cũng chỉ  có tàu điện mới có tiếng chuông riêng  “ leng keng…leng keng” . Tiếng “ leng keng “  reo suốt một thế kỷ đã ăn sâu vào ký ức người Hà nội xưa với bài hát “ Nhớ về Hà nội “ của nhạc sỹ Hoàng Hiệp đã tả : “… Và nhớ tiếng leng keng tàu sớm khuya hướng ra Đống Đa, Cầu Giấy...".
  Hình ảnh  về tàu điện Hà nội xưa
 
       
              Tau dien HN

Ở cái góc rẽ đường tàu ấy có ngôi nhà  gạch nho nhỏ cho bác công nhân bẻ ghi trực, bên cạnh còn có cái miếu thờ, cả hai được che bóng bởi một cây gạo lớn sát với tường Quốc tử Giám. Ngôi miếu và cây gạo rất thiêng – ( Có người nói là miếu 2 cô, thờ 2 chị em đi tầu điện bị ngã –chết ở đấy nên  dân lập  đền để cúng –  nghe là rất thiêng đối dân đánh bạc,  đánh đề cầu may)  Tối nào cũng vậy,  tối tối  là có người đến thắp hương – cầu khấn xì xụp. Sau khi  bỏ đường tàu điện năm 91 và phá nhà trực bẻ ghi. Một thời gian, thấy  cúng bái nhiều người ta phá bỏ miếu – mọi ngừời vẫn đến thắp hương và khấn quanh cái cây gạo; chân hương cắm đầy thân cây – để lại dấu tích. Thế rồi chả biết sao, cây gạo cũng bị chặt mất .Cho đến giờ thì người ta lại đặt một bàn thờ gỗ trên vỉa hè với mấy lư hương gần chỗ đấy sát vào tường rào Văn miếu –  cúng và khấn hàng đêm. ( Bác nào có nhã ý  buổi tối ghé thăm sẽ thấy)- Dấu tích  này cho đến giờ dù đã mai một đi nhưng vẫn còn vang bóng lịch sử từ xưa.-  Một thời  đã qua - và  Nhớ về phố xưa

   

        DI CHỈ MIẾU 2 CÔ
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2011, 04:46:08 pm »

            CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA ( 8 ) 

  BÍCH CÂU ĐẠO QUÁN   

Theo con phố Hàng Bột xưa,  bạn đến ngã tư Hàng Bột - Quốc tử Giám,  một bên là khu Quốc tử Giám. Rẽ bên kia một đoạn ngắn sẽ gặp Bích Câu đạo quán. Bích Câu Đạo Quán hay đền Tú Uyên được xây dựng vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, đời Vua Lê Thánh Tôn. Đền được xây dựng trên khu dạy học của Tiên ông Tú Uyên –  được kể lại trong truyện Bích Câu kỳ ngộ ( Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích câu ),  chuyện thơ Nôm  về mối tình của chàng thư sinh Tú Uyên với nàng Giáng Kiều ( Tiên trong tranh) . Vào một ngày trời đẹp, hai vợ chồng từ bỏ cõi trần, cùng nhau cưỡi hạc bay về tiên giới.
Để tưởng nhớ mối duyên tiên và công lao của Tú Uyên, làng An Trạch, huyện Vĩnh Thuận, tây nam ngoại thành cổ Hà Nội (nay thuộc phường Quốc Tử Giám) đã xây dựng  Bích Câu đạo quán để thờ. Nay là  số 14 phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Hàng năm, nhân dân ở đây mở hội tế vào ngày 4/2, ngày thành đạo của Tiên Ông, ngày 12/8 ( Âm lịch) ngày sinh của Tiên Ông  là ngày  lễ hội chính của đền.

        Toàn cảnh Bích Câu Đạo quán xưa
[/url]
     Bích câu Đạo Quán xưa

      Mặt chính của Bích Câu Đạo Quán nay

        Bích Câu Đạo Quán ]

    Bích Câu Đạo Quán nay chỉ còn lại chùa An Quốc và đình Tú Uyên . Hình ảnh Chùa An quốc  hiện còn  trong  Bích Câu Đạo Quán

[/url]
     Chùa An quốc –Bích câu đạo quán ]

    Và hiện Bích Câu Đạo Quán là  nơi sinh hoạt và biểu diễn ca trù của Câu lạc bộ Ca trù Bích Câu Đạo Quán.
Logged
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #14 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2013, 03:31:09 pm »

Đối diện nhà bác NguyenhuuluanC17 ngày xưa là mấy cửa hiệu vẽ truyền thần. Còn bên phía nhà bác là 1 cửa hiệu may. Hồi bé em ở Ngõ Văn Hương, số nhà 12 đi quá cổng Đỗ Lợi (tên ông Đỗ Lợi cũng nổi tiếng lắm). Nhưng bác nói Đình Hàng Bột thì em lại chưa biết ở chỗ nào. Trong các ngõ (cả ngõ Văn Hương nhà em) thì đều có đình, hồi bé hay chơi nghịch trong ấy, nhất là nhưng hôm có hội họp đi theo ông ngoại.
Em có ông cậu, trước là công nhân nhà máy Pin Văn Điển đi bộ đội từ năm 1966, hy sinh ở mặt trận Quảng Trị nhưng bây giờ không tìm thấy mộ (cậu em cũng đi từ phố Hàng Bột)!
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #15 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2013, 11:09:22 pm »

 
CỰU BINH HÀNG BỘT NHỚ VỀ PHỐ XƯA ( 6 )
[/b]  


 Một địa danh nữa gắn với phố Hàng Bột xưa là nhà thờ Hàng Bột.  Đôi điều về lịch sử nhà thờ Hàng Bột     và  câu chuyện gắn với nhà thờ này.
...
           Nhà thờ Hàng Bột nay :

     [/url]
    
     Cái nhà thờ đi cùng với lịch sử phố  Hàng BỘT xưa, nó còn đang  chứng kiến  sự đổi thay của  phố Hàng Bột – Tôn Đức Thắng hôm nay.


Chào bác nguyenhuuluanc17!

Nhìn lối vào nhà thờ, thoạt đầu tưởng như bên trong toàn bộ là đất nhà thờ. Ai dè trong đó có rất nhiều hộ dân sống đông đúc, chật chội. Tình trạng đó có từ xưa hay sau ngày tiếp quản Thủ đô mới sảy ra hả bác Luân?

Năm 1945, sau CM Tháng 8, khu vực nhà thờ Hàng Bột chắc vắng vẻ lắm. Cho nên ông cựu Thượng thư Ngô Đình Diệm đã tá túc ở trong nhà thờ này 1 thời gian, trước khi đi tìm 1 lối khác.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
phaphai
Thành viên
*
Bài viết: 330


« Trả lời #16 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 08:19:38 am »

Khuôn viên Nhà thờ Hàng Bột ngày xưa rất rộng, nhất là cái sân phía trước. Hồi bé tụi em hay vào chơi, chỉ nghịch ở sân hay trước thềm, còn thỉnh thoảng mới dám vào trong. Bên trái ảnh là dãy nhà chung. Các dịp lễ Nô En đám rước đi từ sau Nhà thờ vòng qua trước khu nhà Chung rồi mới về sân chính ở trước cửa. Bệnh viện Hàng Bột bây giờ trước đây là của Nhà thờ (em sinh ra ở đấy)!
Mà hình như mấy cái nhà phía trước hồi xưa không có, chỉ là dẫy tường. Ngay tháp chuông và mặt tiền đã thay đổi nhiều, ngày xưa là các khung cửa kính mầu đúng kiểu kiến trúch gô tích.
Từ rất lâu rồi em không vào đấy nữa nên không biết!
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #17 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 12:57:14 pm »


 Bên trái ảnh là dãy nhà chung. Các dịp lễ Nô En đám rước đi từ sau Nhà thờ vòng qua trước khu nhà Chung rồi mới về sân chính ở trước cửa.


Đúng rồi đó bác. Hang đá với Chúa Hài Đồng nằm ở bên trái bức ảnh.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM