Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:00:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Thăm dò
Câu hỏi: Khi topic có bài mới, bạn bấm vào và:
Đọc kĩ từ đầu tới cuối - 22 (62.9%)
Đọc sơ sơ - 9 (25.7%)
Chỉ coi hình - 2 (5.7%)
Chỉ coi tên, sau này khi cần có thể quay lại - 2 (5.7%)
Tổng số phiếu: 35

Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vài nét về Quân đội Cộng hòa Singapore  (Đọc 45628 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:34:49 pm »

BẢO VỆ

Thân xe được hàn toàn bộ của M113 là hợp kim(loại 5083) của nhôm, mangan và magie được sản xuất bằng phương pháp cán lạnh cho khả năng chống đạn súng cá nhân nhỏ và mảnh pháo.


Đời xe M113A3 được thêm vào lớp lót chống miểng ở bên trong xe. Ngoài ra, M113A3 còn có thể mang thêm giáp gia cố chống đạn 14,5mm ở 60 độ trước xe.

Tất cả các dòng xe M113 đều có thể trang bị giáp gia cố chống mìn ở dưới gầm xe. Từ đời M113A2 trở đi đầu có thể mang giáp phản ứng nổ(ERA). Đời M113A2 có hệ thống lọc khí hạt M8A3, M13 hoặc M14. Đời xe M113A3 mang hệ thống lọc khí hạt M8A3 cùng thiết bị sưởi.


Các bộ phóng lựư đạn khói 66mm được trang bị từ đời M113A2.

Ngoài ra còn có các gói nâng cấp giáp(Add on Armor/AOA) các tấm thép có độ cứng cao bao quanh xe 360 độ, giáp thanh cản đạn RPG, giáp chắn đạn cho nắp vòm của xa trưởng và hách khoang chở hàng và giáp chống mìn dưới gầm xe. Giá một bộ AOA khoảng 109.000$(2007).


HOẢ LỰC


Vũ khí tiêu chuẩn của M113 là một khẩu súng máy hạng nặng .50cal M2HB gắn ở nắp vòm của xa trưởng. Khẩu M2HB nạp đạn từ hộp đạn 100 viên và có độ nâng hạ từ +53 độ đến -21 độ và có thể xoay 360 độ. Cơ số đạn trung bình là 2000 viên. Do được thiết kế “mở”, khẩu M2HB này có thể bị thay bởi súng phóng lựu tự động 40mm Mk19 hay các loại vũ khí tương tự khác như DShK, NSV,vv.


Hai bên sườn xe cũng có thể được lắp 2 súng máy 7,62mm.

Binh sĩ trên xe M113 cũng có thể dùng các loại tên lửa chống tăng có điều kiển như M47 Dragon hay Javelin.
Các hiên bản của M113 còn có thể trang bị pháo tự động 25mm, súng gatling 6 nòng 20mm, súng không giật, cối các loại, tên lửa chống tăng TOW, tên lửa phòng không…

SỬ DỤNG

Nhiệm vụ chính của APC là hoạt động như một chiếc taxi trên chiến trường. Nghĩa là APC sẽ chỡ lính đến một khoảng cách vừa đủ so với vị trí kẻ thù rồi đổ quân ra. Bộ binh sẽ di chuyển tiếp cận mục tiêu trong khi APC dùng vũ khí chi viện áp đảo kẻ thù từ một khoảng cách an toàn. Khoảng cách này thường vào khoảng vài trăm mét để làm giảm hiệu quả hoả lực chống tăng vác vai hoặc súng máy của địch. APC còn có thể được dùng để tuần tra, bảo vệ các đoàn vận tải hậu phương,vv.


PHIÊN BẢN

Ban đầu, có khoảng 28.000 xe M113 đã được sản xuất với khoảng 12 phiên bản. Từ những phiên bản này, M113 được phát triển lên khoảng 40 phiên bản khác nhau với vài thay đổi nhỏ hoặc do các nước khác cải tạo để phù hợp với yêu cầu. Ngày nay, khoảng 80.000 chiếc M113 được hơn 50 quốc gia sử dụng. Ở phần này chỉ xin giới thiệu ba phiên bản chính của dòng M113.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 07:46:02 pm gửi bởi BOM BI » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2011, 08:19:17 pm »

M113 TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM


M113 được thấy tham chiến lần đầu vào năm 1962 cùng với Quân đội VNCH(ARVN).

Các cách sử dụng M113:

- Chỉ đổ quân khi từ APC khi các vị trí của quân giải phóng bị hoàn toàn bỏ trống.

- Khi đổ quân vào các ruộng lúa ngập nước, phần lớn ưu thế về tính di động bị mất. M113 chỉ có thể di chuyển với tốc độ 20 km/h ở địa hình này.

- Dùng súng máy .50cal để giao chiến với VC ở tầm xa nhằm ngăn cản hoả lực RPG. Khi bắn súng máy .50, xa trưởng thường để phần đuôi của dây đạn xuống bên dưới nắp vòm. Ở trong khoang xe, đồng đội sẽ nối dây đạn này với dây đạn khác để đảm bảo hoả lực liên tục. Cùng lúc, các thành viên khác sẽ hổ trợ hoả lực từ trên hách của khoang chứa hàng, đồng thời đề phòng quân giải phóng lặn dưới nước thở bằng các ống cây sậy rỗng. Khi bị phát hiện thì đối tượng sẽ bị tiêu diệt bằng lựu đạn hoặc bị xe nghiền nát.

- Mặc dù việc chiến đấu từ trên xe là khái niệm hoàn toàn khác xa so với học thuyết “xe taxi chiến trường” ban đầu và bị nhiều người phản đối, chiến đấu từ trên xe nhanh chóng lan rộng và được cả lực lượng Mĩ sử dụng.

- Các địa hình M113 không đi được: các khu trồng mía, dừa, các khu vực gần sông, kênh rạch.

- Các cánh đồng ngập lúa không ngập nước trong mùa mưa nên được tránh.

- Vào mùa khô, mặc dù có thể di chuyển trên ruông lúa tốt hơn, nhưng những con đê vẫn tiêu tốn rất nhiều thời gian của M113 để vượt qua. Các chướng ngại này chỉ có thể được xử lí bằng bộc phá hoặc xây dốc lên xuống. Trong mùa mưa, các con đê này có thể bị nghiền nát dễ dàng nhưng trong mùa khô thì chúng được mặt trời làm cứng lại.

- Các đơn vị thiết giáp Pháp nhiều năm trước đã biết cách quan sát trâu nước để biết khả năng chịu đựng của địa hình. Thường thì ở những nơi trâu nước ăn thì M113 có thể di chuyển an toàn, còn những nơi trâu bị ngập tới bụng thì M113 không thể.


Bởi vì khả năng di chuyển địa hình tốt và sự thiếu thốn vũ khí chống tăng của VC, M113 được sử dụng như một xe chiến đấu. Điều này có nghĩa là thay vì thực hiện bài bản của APC là chở lính, đổ quân và đứng im chi viện hoả lực thì M113 bây giờ được lái thẳng đến vị trí kẻ thù, bộ binh vẫn ở trên xe để giao chiến và khi đã đánh bật kẻ thù khỏi vị trí thì bộ binh mới bắt đầu xuống xe để chiếm giữ, lục soát. Ở các chiến trường khác, điều này có thể là tự sát vì một chiếc M113 chứa 13 người trên xe có thể là một miếng mồi ngon cho các loại súng máy hạng nặng hay súng chống tăng vác vai ở tầm độ vài trăm mét tở lại. Tuy nhiên, như đã nói, lúc này quân ta vẫn còn thiếu thốn các loại vũ khí chống thiết giáp như vậy. Các đơn vị Mĩ nhanh chóng phát triển khái niệm này và tăng cường cho M113 nhiều loại khí tài bao gồm tấm chắn đạn cho khẩu .50, súng máy M60 gắn ở hai bên sườn, bao cát và nhiều loại giáp tự chế khác được bố trí quanh xe như công sự để binh lính có thể chiến đấu mọi hướng từ trên xe. Điều này một phần là phản ứng sau trận Ấp Bắc tháng 1 năm 1963 khi mà có tối thiểu 14 xa trưởng/xạ thủ khẩu .50cal bị giết.


Các thay đổi như vậy thường khá tuỳ tiện và tuỳ thuộc vào các đơn vị riêng lẽ. nhưng đến khi Trung đoàn kị binh bọc thép số 11 có mặt vào năm 1966, đơn vị thiết giáp lớn nhất của Mĩ ở VN, các xe M113 của trung đoàn đã được trang bị gói nâng cấp “A” bao gồm giáp chắn đạn cho khẩu .50, giáp che 360 độ cho vị trí của xa trưởng và 2 súng máy M60 bên sườn cùng với tấm chắn đạn. Với cấu hình này, M113 trở thành Xe bọc thép tấn công kị binh(Armored Cavalry Assault Vehicle/ ACAV), một khái niệm được thiếu tá Martin D. Howell, chỉ huy của liên đội 1, Trung đoàn số 11 nêu trên. Ngoài ra còn có gói nâng cấp “B” chỉ bao gồm giáp cho súng máy và bao quanh 360 độ vị trí của xa trưởng, thường được dùng trên các xe chở cối.

So với khái niệm IFV, ACAV có phần khác biệt, tuy nhiên đây lại là sự khác biệt để phù hợp với cách đánh ở Viêt Nam. So với các loại IFV như BMP-1, ACAV không có một loại hoả lực mạnh như khẩu pháo 73mm của BMP-1. Tuy nhiên, ở Việt Nam vào thời điểm đó, VC không có nhiều giáp nào nên hoả lực như khẩu 73mm có thể không cần thiết, vả lại công việc đấu tăng có thể được giao cho các xe tăng Patton và một số phiên bản M113 có thể được trang bị súng không giật, tên lửa chống tăng. Bù lại cho hoả lực mạnh, ACAV lại có hoả lực tổ hợp bao gồm 1 súng máy .50(đôi khi là cả súng phóng lựu 40mm) và 2 súng máy 7,62mm chưa kể đến các súng cá nhân của binh sĩ. Với các tấm giáp bảo vệ trên nóc, binh sĩ trên xe M113 có thể chiến đấu với kẻ thù ở 360 độ quanh xe một cách dễ dàng, không bị hạn chế mà vẫn có một phần giá bảo vệ. BMP-1 củng có các lổ châu mai trên thân xe và 4 hách lớn ở trên nóc để bộ binh chiến đấu từ trong xe, tuy nhiên điều này khá hạn chế so với ACAV vì các lổ châu mai này hướng xéo về phía trước nên việc giao chiến với kẻ thù ở bên hông hay xéo phía sau bên hông khá khó khăn. Các hách lớn trên nóc BMP-1 lại không có giáp bảo vệ cho bộ binh khi họ lộ diện ra chiến đấu như ACAV. Có thể nói đơn giản là: BMP nói riêng vả IFV nói chung thích hợp cho những cuộc chiến quy mô lớn tăng-TG đấu với tăng-TG. Còn ACAV thích hợp với kiểu đánh mà kẻ thù chỉ bao gồm bộ binh phân án ẩn nấp ở nhiều nơi. Điều này cũng được chứng minh là đúng trong chiến dịch Just Cause ở Panama, nơi mà M113 là loại vũ khí tấn công thành phố hiệu quả do binh sĩ trong xe có thể dễ dàng giao chiến với kẻ thù từ nhiều hướng, ở các tầng khác nhau của các công trình đô thị.

Các chiếc ACAV không hề có tiêu chuẩn riêng. Có chiếc gói “A”, chiếc khác gói “B” nhưng vẫn được dùng như nhau. Khái niệm ACAV chỉ đúng với các xe được các đơn vị kị binh sử dụng. ACAV cũng trải qua nhiều thay đổi như tháo bỏ ghế ngồi trừ ghế của lái xe để lấy chổ chứa các thùng đạn ở giữa khoang xe. Cùng với đó là các balô, can đựng nước, thùng các-tông đựng khẩu phần ăn, đồ làm lạnh bia, nòng súng dự trữ, súng phóng lựu M79, vũ khí của tổ lái, bộc phá, lựu đạn, võng, thùng đựng đồ nghề và dây kéo. Điều này khiến cho không gian trong xe rất quan trọng. Các tấm chắn bùn cũng được tháo ra để tránh cho bùn đất đóng cứng vào. Ở hầu hết các đơn vị, sàn xe được lót bao cát để giảm hiệu quả của mìn. Để chống mìn tốt hơn nữa, ACAV còn được gắn giáp dưới bụng là các tấm titan.

Trong các giai đoạn của cuộc chiến, M113 tỏ ra không thể bảo vệ hoàn toàn cho binh sĩ trước các loại đạn B-40, B-41, súng không giật 57mm, 75mm. Tuy nhiên, vào thời điểm chiến tranh Việt Nam, ngay cả xe tăng chủ lực như T-54/55, M41... củng không thể bảo vệ hoàn toàn trước các loại súng chống tăng vác vai như B-40, B-41 hay M72. Các loại APC tương tự của LX như BTR-50, BTR-60, MT-LB củng không tốt hơn M113 về giáp trong khi chúng lại to xác hơn M113.

Trang bị cơ bản của một chiếc ACAV: 1 súng máy .50cal(12,7x99mm) M2HB, 2 súng máy 7,62mm M60. Tổ lái thông thường: lái xe, xa trưởng/ xạ thủ M2HB, 2 xạ thủ M60, 2 gười nạp đạn. Mọi thành viên đều có một súng M16 và dùng chung một súng phóng lựu M79 40mm. Cơ số đạn: 3500 viên .50, 8500 viên 7,62mm, 5000 viên 5,56mm, 150 viên đạn súng phóng lựu 40mm. Do đa phần các xe M113 đều bị quá tải, khả năng lội nước của xe bị giảm đi và ít khi được sử dụng.
Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #22 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 01:53:01 am »

AMX 13

(Tham khảo Topic Xe tăng của thế giới của bác daibangden và một số trang web khác)

Xe tăng AMX 13 SM1 của Quân đội Singapore

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

- Tên gọi: AMX-13
- Phân loại : Xe tăng hạng nhẹ
- Kíp xe: 3 người
- Khối lượng : 15 tấn
- Chiều dài : 6,36m
- Chiều rộng : 2,5m
- Chiều cao : 2,3m  
- Khối lượng vũ khí:
         Pháo chính : thay đổi tuỳ theo phiên bản
         1 súng máy 7,5mm
- Độ dày giáp đầu: 40
- Độ dày giáp bên: 20
- Động cơ: SOFAM 8Gxb, bộ chế hòa khí, 250 sức ngựa
- Tốc độ tối đa: 60km/h
- Tầm hoạt động: 400km.

LỊCH SỬ

Năm 1946, Chính phủ Pháp ra quyết định thiết kế loại xe tăng hạng nhẹ có cấu trúc đặc biệt. Yêu cầu kỹ thuật phải đảm bảo loại xe tăng này khoảng 13 tấn để có thể vận chuyển bằng đường không. Tập đoàn Giat (nay là Tập đoàn Nexter) được giao thực hiện dự án này, Năm 1948, mãu thử nghiệm đầu tiên được lắp ráp hòan chỉnh và sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm. Sau 2 năm chạy thử, năm 1952, Pháp đã đưa vào sản xuất hàng loạt hơn 3.000 các xe tăng chiến đấu hạng nhẹ AMX 13 với nhiều thay đổi. Những chiếc AMX 13 đầu tiên chính thức được chuyển giao cho Quân đội Pháp vào năm 1953. Khung gầm của AMX 13 được sử dụng đế lắp đặt pháo 105mm, pháo 155mm và pháo tự động 30mm. Bằng cách trang bị thêm hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển SS-11 và hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển “HOT”, AMX 13 có thể được sử dụng để diệt tăng. Do trọng lượng nhẹ, AMX 13 còn đóng vai trò làm xe trinh sát.

CẤU TRÚC

Cấu trúc của AMX-13 khác hoàn toàn với các dòng xe tăng hạng nhẹ thông thường. Động cơ được bố trí phía trước xe, nằm tiếp sau là khoang điều khiển, cuối cùng là khoang chiến đấu. AMX-13 là xe tăng đầu tiên được trang bị hệ thống nạp đạn tự động cho pháo chính

Vấn đề cân bằng cho xe tăng khi tác xạ được giải quyết bằng việc tiếp nhận tháp pháo kiểu đung đưa (oscillating) hay còn gọi là trục quay (trunnion). Nó gồm hai phần: trên và dưới. Phần dưới được lắp như tháp pháo trên các xe tăng thông thường. Phần trên với pháo chính được gắn vào hai trục nâng, có thể di chuyển theo phương thẳng cho pháo thủ khi ngắm mục tiêu. Điều đó cho phép ngoài việc bố trí 2 người thuộc kíp xe trong tháp pháo, có thể lắp thêm hai hộp tiếp đạn dạng xoay với 6 viên đạn trong mỗi hộp. Với sự trợ giúp này, cho phép pháo chính có khả năng nạp đạn tự động. Do sự giật về phía sau của nòng pháo, trong hộp tiếp đạn xảy ra sự xoay và đẩy (giải phóng) viên đạn tiếp theo – sẽ trượt và được đưa lên tang quay, có trục khớp với trục nòng pháo. Sau đó viên đạn được đẩy tự động vào nòng và thực hiện sự tác xạ. Sự tiếp nhận thiết bị này không chỉ cho phép tốc độ bắn của pháo đạt 10 đến 12 viên/phút mà còn rút gọn kíp xe xuống còn 3 người. Vị trí của lái xe được bố trí ba kính tiềm vọng để quan sát, xa trưởng ngồi ở bên trái của tháp pháo, được trang bị tám kính viễn vọng và ở vị trí của thủ có có hai kính viễn vọng.

Phiên bản thử nghiệm Char AMX-13 (2A)

VŨ KHÍ TRANG BỊ

Sự khác nhau giữa các xe tăng AMX-13 chủ yếu nằm ở kiểu tháp pháo và hệ thống vũ khí trang bị trên xe. Trên các phiên bản đầu tiên, AMX-13 lắp pháo FL-10 nòng rãnh xoắn 75mm, đến năm 1966 được thay thế bằng pháo 90mm với bộ hãm đầu nòng và thiết bị hút khói. Dành cho các quân đoàn thuộc địa, có AMX-13 với tháo pháo FL-11 trang bị pháo nòng ngắn 75mm. Dành cho xuất khẩu là AMX-13 với tháp pháo FL-12 với pháo 105mm, bắn được đạn pháo cùng loại với đạn pháo trên AMX-30, nhưng ít thuốc nổ hơn. Phiên bản cuối cùng trang bị tháp pháo FL-15, được thiết kế năm 1983 trên cơ sở FL-12 và được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới nhất, gồm có tổ hợp kính ngắm quan sát ngày và đêm của pháo thủ, máy đo xa laze và máy tính đường đạn. Trang bị hỗ trợ trên AMX-13 có súng máy 7,5mm, còn từ những năm 60, trên một số xe tăng được trang bị 4 hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển SS-11 (trên bộ phận đầu tháp pháo) hoặc 6 hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển “HOT”.

TÍNH CƠ ĐỘNG

AMX 13 được trang bị động cơ bộ chế hòa khí 8 xilanh 8Gxb do hãng SOFAM sản xuất với hệ thống làm mát bằng chất lỏng (nước) và hộp truyền động 5 tầng với các bộ đồng bộ. Cơ chế quay được thực hiện bởi bộ vi sai kép (đôi).

Trong bộ phận truyền động mỗi bên thành xe có 6 trục nâng với hệ thống giảm sóc bên trong. Bánh dẫn động bố trí phía trước, bánh dẫn hướng, phía sau. Băng xích bằng thép với bản lề mở có những mắt xích có thể tháo rời.

TÍNH AN TOÀN

Vỏ thép của AMX-13 có thể chống được mảnh đạn, và với việc lắp thêm các diềm chắn hai bên thân xe có thể chịu được đạn xuyên giáp 20mm. Do AMX 13 không được trang bị hệ thống NBC nên xe không thể tham gia tác chiến trong điều kiện chiến tranh hóa học.

SỬ DỤNG

AMX 13 được các chuyên gia đánh giá là thiết kế thành công nhất của nước Pháp. AMX-13 được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, đã có 7700 chiếc AMX 13 được sản xuất, 3400 trong số đó được bán ra nước ngoài. Tập đoàn Nexter đóng cửa dây chuyền sản xuất AMX 13 năm 1987. Hiện nay, AMX-13 có mặt trong thành phần lực lượng thiết giáp của 25 quốc gia, riêng Quân đội Pháp đã loại bỏ AMX 13 ra khỏi biên chế các đơn vị chiến đấu vào thập niên 1980.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 01:29:27 am gửi bởi BOM BI » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #23 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2011, 03:14:27 am »

CÁC BIẾN THỂ


Pháp

- AMX-13 kiểu 51 : Đây là phiên bản đầu tiên của AMX-13 được trang bị một pháo nòng xoắn FL-10 75mm, cơ số đạn là 37 viên, sử dụng đạn AP và HE. Ngoài ra, xe còn được trang bị một súng máy cỡ nòng 7,5mm hoặc 7,62mm (3600 viên đạn). Xe còn trang bị 4 hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển SS-11 trên bộ phận đầu tháp pháo hoặc 6 hệ thống phóng tên lửa chống tăng điều khiển HOT nằm trong ba hộp phóng ở hai bên tháp pháo.


- AMX-13/90 kiểu 52 : Xe được trang bị pháo 90mm với bộ hãm đầu nòng và thiết bị hút khói.

- AMX-13/105 : Xe được trang bị một pháo 105G1 105mm.

- AMX 13 Bridgelayer : Xe dựng cầu bọc giáp là một thân xe AMX 13 nhưng không có tháp pháo. Thay vào đó là một chiếc cầu gấp có thể mở ra dài đến 14,01 mét.

- AMX-VCI : Phiên bản xe thiết giáp chở quân.

AMX VCI của Quân đội Cộng hòa Síp

- AMX-13 CD kiểu 55 : Nhiệm vụ của AMX 13 ARV là lật lại hoặc tời kéo những xe thiết giáp, xe tăng bị lật, mất khả năng di chuyển. Tổ lái của xe gồm 3 người: xa trưởng, lái xe và 1 lính kỹ thuật. Xe được trang bị 1 bộ cung cấp năng lượng riêng, 1 cần cần cẩu , 1 tời kéo sau lưng xe và một khoang chứa vật tư phụ tùng phục vụ cho công tác sửa chữa, thay thế. Vũ khí của xe là 1 khẩu 7,62mm không điều khiển.

- AMX-13 DCA : Phiên bản phòng không với pháo tự động 30mm. AMX-13 DCA được Pháp nghiên cứu, sản xuất vào năm 1966. Đây là hệ thống được thiết kế trên gầm xe tăng chủ lực AMX-13, được trang bị tháp pháo đúc và pháo tự động 30mm loại “Ispano” hoặc “Erlicon”. Thiết bị này bắt đầu gia nhập lực lượng vũ trang năm 1969. Cho đến khi chấm dứt việc sản xuất vào những năm 1980, đã có tổng cộng 60 thiết bị AMX-13 DCA được xuất xưởng, và là thiết bị phòng không tự hành duy nhất trong Quân đội Pháp. Trong hệ thống điều khiển hỏa lực gồm có ra đa DR-VC-1A “Orl-Noir”, được lắp phía sau tháp pháo. AMX 13 DCA được trang bị một động cơ bộ chế hòa khí làm mát bằng nước SOFAM 8Gxb 250 sức ngựa. AMX-13 DCA là hệ thống phòng không không tồi, mặc dù vào thời điểm này, chúng cũng phần nào trở nên lỗi thời.



- AMX 105mm Mk 61 : Phiên bản pháo tự hành.

- AMX Mk F3 : Vào thập niên 1960, Quân đội Pháp bắt đầu thực hiện việc thay thế các lựu pháo M41 của Mỹ đang có trong biên chế bằng các thiết bị pháo tự hành nội địa. Loại pháo tự hành này được thiết kế trên gầm xe tăng AMX-13 và được biết tới nhiều với tên gọi AMX Mk F3. Thiết bị này được trang bị hai trụ chống phía sau, được thả xuống đất khi bắn nhằm tăng độ vững chắc cho pháo. AMX Mk F3 bắn đạn nổ 155mm tiêu chuẩn, ngoài ra còn có thể bắn được các loại đạn có động cơ tên lửa, đạn khói hoặc pháo sáng. Hệ thống bảo vệ khỏi vũ khí hủy diệt hàng loạt, đáng tiếc là không có. Xe được lắp đặt động cơ xăng 8 xilanh SOFAM 8Gxb 250 sức ngựa. Dây chuyền sản xuất AMX Mk F3 được ngừng hoạt động vào cuối thấp niên 1980. AMX Mk F3 đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia khác ở Nam Mỹ và Cận Động. Điểm yếu cơ bản của thiết bị này là giáp bảo vệ yếu, kíp xe chỉ có hai người. Các nhược điểm khác trong đó có việc khi nó muốn chuyển động lùi, cần có sự hỗ trợ của xe kéo chuyên dụng.

Pháo tự hành 155mm AMX Mk F3 của Quân đội Cộng hòa Síp

Singapore

Năm 1969, Israel đã chuyển giao 72 xe tăng AMX 13 đầu tiên cho Quân đội Singapore. Sau một thời gian sử dụng, Quân đội Singapore nhận thấy cần nâng cấp những chiếc AMX 13 đã có phần lỗi thời để phù hợp với chiến tranh hiện đại. Công ty trách nhiệm hữu hạn chế tạo xe Singapore Automotive Engineering Ltd thuộc CIS đã được giao thực hiện việc nâng cấp. Tháng 6 năm 1988, chiếc AMX 13 đầu tiên được nâng cấp lên tiêu chuẩn SM1 đã được hoàn thành.

Chương trình nâng cấp AMX 13 SM1 bao gồm :

- Động cơ xăng ban đầu được thay thế bằng động cơ diesel Detroit 6V-53T 290 mã lực. Việc thay động cơ mất khoảng 50 phút. Việc trang bị động cơ mới giúp tăng phạm vi hoạt động cũng như khả năng cơ động của xe.
- Hệ thống làm mát động cơ mới do hãng Gallay của Anh sản xuất.
- Hộp số tự động 5WG-180 ZF mới với 5 số tiến và 2 số lùi. Hệ thống nạp đạn tự động mới.
- Một máy phát điện phụ trợ. Máy phát điện này sẽ phục vụ hệ thống lái trợ lực, quay tháp pháo hay các khí tài điện tử khác trên xe. Việc trang bị máy phát điện riêng biệt với động cơ chính giúp AMX 13 SM1 có khả năng sống sót tốt hơn trên chiến trường ngay cả khi động cơ chính bị hỏng.
- Hệ thống treo thanh xoắn được thay bằng hệ thống treo thủy lực kết hợp khí nén. Hệ thống treo mới giúp xe di chuyển tốt hơn trên địa hình gồ ghề.
- Hệ thống vũ khí của AMX 13 bao gồm một pháo chính 75mm và một súng máy đồng trục 7,62mm được giữ nguyên sau khi nâng cấp lên chuẩn SM1. Ở một chiếc còn được trang bị thêm một súng máy 7,62 ở phía trước tháp pháo, khẩu súng này có thể được sử dụng bởi xa trưởng hoặc xạ thủ. Ngoài ra, xe còn được lắp đặt hai ống phóng lựu đạn khói hoạt động bằng điện ở hai bên tháp pháo.

Hiện nay, 350 chiếc AMX 13 trong biên chế Quân đội Singapore đều đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn SM1.

AMX 13 SM1
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 10:56:21 pm gửi bởi daibangden » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 02:06:57 am »

Argentina


Xe tăng AMX 13S của Argentina trang bị động cơ diesel KHD V8 260 mã lực sản xuất trong nước thay cho động cơ xăng SOFAM của Pháp. Xe được lắp đặt tháp pháo FL-12 với pháo 105mm.

Ecuador


Năm 1988, Ecuador đã tiến hành nâng cấp toàn bộ 108 chiếc tăng AMX 13 đang có trong biên chế. Dự án nâng cấp được hoàn thành vào năm 1990.

Gói nâng cấp bao gồm:

- Trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực SOPTAC 18, hệ thống này bao gồm một máy đo xa laser và một máy tính đường đạn kỹ thuật số.
- Thay thế động cơ xăng hiện tại bằng động cơ diesel 6 xi-lanh Magirus Deutz 350 mã lực.
- Trang bị pháo CN105-57 (L44) 105mm mới, cơ số đạn là 34 viên (APFSDS-T, HEAT-T, HE).

Venezuela

AMX 13V : Venezuela đặt mua 36 xe tăng AMX-13 từ Pháp vào giữa những năm 1950. Cuối năm 1988, hãng Mecanique Creusot-Loire của Pháp đã tiến hành đại tu và hiện đại hóa xe tăng AMX-13 theo yêu cầu của Quân đội Venezuela. Việc nâng cấp AMX 13V cho Venezuela kết thúc vào cuối năm 1990. Gói nâng cấp AMX 13V của Venezuela khá giống gói nâng cấp AMX 13 SM1 của Singapore.


Gói nâng cấp AMX 13V bao gồm :

- Trang bị động cơ diesel 6V-53T 280 mã lực.
- Hộp số tự động.
- Một máy phát điện phụ trợ.
- Hệ thống treo thủy lực kết hợp khí nén.
- Hệ thống điều khiển hỏa lực SOPELEM 18-02 SOPTAC và máy đo xa laser TCV-107.
- Trang bị vũ khí gồm một pháo chính 90 mm và một súng máy đồng trục NF1 7,62 mm.
- Hệ thống thông tin liên lạc Tadiran do Israel sản xuất.

AMX 13 MLRS 160 : Phiên bản tên lửa bắn loạt. Ở phiên bản này tháp pháo của của AMX 13 được thay thế bằng hệ thống tên lửa bắn loạt MLRS do Israel sản xuất. 2 container chứa đạn 160mm LAR có tầm bắn 45 km được lắp đặt trên thân của AMX 13. Quân đội Venezuela có trong biên chế 25 xe loại này.


AMX 13M51 Ráfaga : Phiên bản phòng không. Tháp pháo của hệ thống phòng không M42 Daster được lắp đặt trên khung gầm của AMX 13. Tháp pháo được lắp pháo phòng không nòng kép 40mm và một súng máy 7,62mm. Nhược điểm chính của phiên bản này là không có hệ thống ra đa điều khiển hỏa lực – xạ thủ phải quan sát mục tiêu bằng mắt thường. Ngoài ra, tháp pháo mở cũng làm giảm khả năng bảo vệ cho kíp xe.

   

Thụy Sĩ  
 

Leichter Panzer 51 : Phiên bản AMX 13 do Thụy Sĩ sản xuất theo giấy phép chuyển giao công nghệ của Pháp. 200 chiếc loại này đã được xuất xưởng. Những xe này mang số serial từ M-78200 đến M-78399. Leichter Panzer 51 phục vụ trong biên chế Quân đội Thụy Sĩ từ năm 1954 đến năm 1980.


Hà Lan


Việc nâng cấp AMX 13 của Quân đội Hà Lan do hãng RDM Technolog đảm nhiệm.

Gói nâng cấp bao gồm :

- Trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới, gồm có tổ hợp kính ngắm quan sát ngày và đêm của pháo thủ, máy đo xa laser và máy tính đường đạn.
- Lắp đặt pháo 105mm mới.

Peru


AMX-13PA5 Escorpion :
 
- Trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại.
- Bốn tên lửa 9M14-2T Malyutka-2T do công ty Yugoimport SDPR của Serbia chế tạo,

AMX-13PA8 Escorpion-2 :

- Lắp đặt súng máy 7,62 mm và 12,7 mm mới.
- Lắp đặt bốn tên lửa chống tăng Barrier R-2 của Ukraine ở hai bên tháp pháo.
- Hệ thống ngắm - bắt bám mục tiêu tự động - dẫn bắn laser cho tên lửa Barrier R-2.
- Hệ thống kiểm soát hỏa lực "Dante" (gồm tổ hợp kính ngắm quan sát ngày và đêm, máy đo xa laser và máy tính đường đạn) cho pháo CN 57 105mm.
- Sử dụng đạn APFSDS-T.

Israel

AMX 13 Nimda : Công ty quốc phòng Nimda của Israel đã giới thiệu ra thị trường một gói nâng cấp toàn diện xe tăng AMX 13. Gói nâng cấp AMX 13 Nimda bao gồm :

- Động cơ diesel Detroit 6V-53T 275 mã lực.
- Hộp số tự động Nimda N303.
- Trang bị hệ thống vũ khí mới.
- Hệ thống điều khiển hỏa lực mới.
- Hệ thống chữa cháy tự động.
- Bổ sung giáp bảo vệ.


« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 06:25:57 pm gửi bởi BOM BI » Logged

vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 08:54:26 am »

Có thể nói Singapore là một quốc gia có tiềm lực quốc phòng hùng mạnh hàng đầu trong tất cả các nước Asean,cho dù diện tích đất nước và quân số nhỏ hơn rất nhiều trong các quốc gia khác { Asean } nhưng bù lại thì trang thiết bị quân sự hiện đại và có tính chuyên nghiệp rất cao, vì vậy Tất cả cơ sở huấn luyện của họ điều nằm tại Ấn độ và Úc.
_ Tại Ấn độ.









Nhuồn Mp.net
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 09:00:17 am gửi bởi vespa » Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
vespa
Thành viên
*
Bài viết: 265



« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2011, 09:03:11 am »

giúp sức với bạn tiếp tục.










Nguồn Mp.net
Logged

'' Cẩm Đào cùng với Cận Bình ...
Sắm tàu mẫu hạm rập rình Biển Đông !
Mấy cu đừng có chơi ngông ...
Coi chừng máu Hán nhuộm hồng Hoàng Sa !
Sông Hồng thuở ấy chưa xa ...
Quân Thanh chết đuối , Đống Đa xác vùi ...
Bay ngon thì cứ t
BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #27 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2011, 07:07:51 pm »

Warthog

(Bee.net.vn)

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

- Hãng sản xuất: Singapore Technologies Kinetics
- Chiều dài: 8,6 mét
- Chiều cao: 2,2 mét
- Chiều ngang: 2,3 mét
- Tải trọng tối đa: 5,3 tấn
- Động cơ: Caterpillar 3126B, 350 mã lực tại 2.400 vòng/phút
- Hộp số tự động: Allison MD 3500
- Kíp lái, binh sỹ đi kèm: 12 (4 trước + 8 sau)
- Tốc độ tối đa trên cạn: 65 km/giờ
- Tốc độ chạy dưới nước 5 km/giờ

Phiên bản xe chiến đấu bánh xích cao su Warthog (Lợn lòi) là sản phẩm mang đầy đủ tính năng của loại xe thiết giáp lội nước và là phiên bản mới nhất của xe trợ chiến đấu đa năng Bronco - sản phẩm liên kết giữa hai tập đoàn hàng đầu của Singapore là Singapore Technologies Kinetics và Defence Science & Technology Agency.

Warthog được quân đội Anh đặt hàng Singapore sản xuất nhằm sử dụng trên chiến trường Trung Đông trong đội hình tác chiến của liên quân NATO.

Phiên bản Bronco phục vụ Lục quân Singapore.

Về tính năng kỹ chiến thuật của, phiên bản Warthog không khác nhiều so với sản phầm trước đó là xe trợ chiến đa năng Bronco đã được trang bị và biên chế trong quân đội nước này.

Warthog và sản phẩm Bronco trước đó đều hội tụ những tính năng của một xe thiết giáp có khả năng bảo vệ binh lính bên trong với độ an toàn cao, khả năng cơ động nhanh trên mọi địa hình. Mỗi xe chiến đấu Warthog có thể chở được tối đa 12 binh sỹ với đầy đủ trang thiết bị vũ khí và quân tư trang.

Bronco có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như vận chuyển bộ binh chiến đấu trong các chiến dịch tác chiến trên bộ, gìn giữ hoà bình, viện trợ nhân đạo, quân y, hậu cần và hỗ trợ chiến đấu trực tiếp trên chiến trường.

Hiện nay, các đơn vị lục quân Singapore đã được trang bị khoảng 600 xe chiến đấu Bronco. Lần đầu tiên loại xe chiến đấu được đưa vào biên chế trong quân đội Singapore là tháng 5/2001.

Về phiên bản xe chiến đấu Warthog mới nhất hiện nay, tháng 11/2008, Bộ Quốc Phòng Anh đã lựa chọn tập đoàn Singapore Technologies Kinetics của Singapore để thực hiện hợp đồng chế tạo 100 xe chiến đấu Bronco với tên gọi mới là Warthog theo yêu cầu của London.

Bản hợp đồng chế tạo 100 chiếc xe chiến đấu “Lợn lòi” này có tổng giá trị 150 triệu Bảng Anh. Số xe chiến đấu này sau khi được Singapore Technologies Kinetics chế tạo đã được bàn giao cho quân đội Anh vào cuối tháng 9 năm 2009.

Toàn bộ số phương tiện dã chiến hiện đại này đã được lục quân Anh dùng để thay thế các chiến xa “đến tuổi nghỉ hưu”Vikings đã từng được quân đội nước này sử dụng trên chiến trường Afghanistan.

Nhờ được trang bị hệ thống bánh xích chế tạo từ cao su tổng hợp, xe chiến đấu Warthog có thể chạy nhanh hơn các phiên bản xe chiến đấu cùng loại sử dụng bánh xích sắt của một số nước khác.

Bánh xích cao su trên xe chiến đấu Warthog có tác dụng giảm trọng lượng, giảm áp lực tác động lên mặt đất giúp nó di chuyển nhanh hơn, đặc biệt là khả năng chạy trên các địa hình từ lầy lội bùn đất, tuyết, cát đến chạy trong môi trường ngập nước.

Xe chiến đấu Warthog có hai thân nối với nhau bằng một hệ thống móc gắn khá đơn giản, phần không gian bên trong hai thân khá rộng, khả năng cơ động cao, chuyên chở được nhiều, đồng thời nó có khả năng chống tại sự công phá của một số loại mìn bộ binh thông thường.

Warthog sử dụng hệ thống lái cơ khớp thuỷ lực, đặc điểm này giúp nó chạy ổn định hơn khi leo dốc hay đổ đèo trên các địa hình mấp mô. Warthog có thể chạy với tốc độ tối đa 65 km/giờ trên địa hình bằng phẳng.

Phiên bản xe chiến đấu Warthog chế tạo theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc Phòng Anh.

Warthog có thể chở được khối lượng hàng hoá, thiết bị quân sự nặng 5 tấn. Nó có thể chạy dưới nước với tốc độ 5 km/giờ.Trong môi trường nước ngập, tài xế điều khiển Warthog không bị che khuất tầm nhìn do 4 cần gạt trên 2 ô cửa kính chắn gió hoạt động liên tục.

So với phiên bản Bronco, Warthog có thêm một số chi tiết phụ khác như hệ thống khung lưới bảo vệ Platt MR50 bao phía trước, hai sườn; bình nhiên liệu phụ gắn bên ngoài có thể tháo lắp khi cần.

Warthog có thể được gắn các trang thiết bị cũng như vũ khí tuỳ theo yêu cầu khách hàng đặt mua. Khi được bàn giao cho quân đội Anh, tập đoàn Thales của nước này cũng đã tiến hành lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc và vũ khí chiến đấu riêng để phù hợp cho nhu cầu tác chiến của quân đội Anh trên chiến trường Afghanistan.


Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 03:28:44 pm »

2. Pháo binh - Tên lửa

M142 HIMARS

(Tham khảo từ Army-Tachnology.com)

M142 của Quân đội Singapore

M142 HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System - Hệ thống pháo rocket cơ động cao) là biến thể hạng nhẹ của loại MLRS M270 nổi tiếng. M142 được bắt đầu nghiên cứu vào năm 1996 và đưa vào sản xuất với qui mô nhỏ năm 2003. M142 được đưa vào biên chế quân đội Mĩ năm 2005 trong các đơn vị lính dù và thủy quân lục chiến. Hiện tại có tổng cộng 900 đơn chiếc đã và đang được sản xuất để cung cấp cho quân đội Mĩ, ngoài ra còn sản xuất theo các đơn đặt hàng của nước ngoài.

Theo tạp chí quân sự Jane's military and rockets, các tổ hợp HIMARS đã được Mĩ chuyển giao cho Quân đội Singapore từ tháng 8-2010. Tiếp đó, từ ngày 10 tới 21-11-2010, Tiểu đoàn pháo binh số 23 thuộc Quân đội Singapore đã tiếp nhận tổ hợp vũ khí nói trên và tiến hành bắn thử trong khuôn khổ cuộc tập trận Daring Warrior tại căn cứ quân sự Fort Sill, bang Oklahoma (Mỹ).

Tháng 9-2007, Cơ quan phụ trách hợp tác quốc phòng và an ninh (DSCA) thuộc Lầu Năm góc đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ hợp đồng bán cho quân đội Singapore tổ hợp pháo phản lực bắn loạt M-142 HIMARS trị giá 330 triệu USD. Theo điều kiện của hợp đồng, ngoài việc chuyển giao các tổ hợp HIMARS, phía Mỹ cung cung cấp cho quân đội Singapore đạn rocket, dịch vụ hậu cần cho các tổ hợp vũ khí nói trên.

Tổng cộng phía Singapore sẽ được chuyển giao 18 tổ hợp HIMARS. Trong biên chế quân đội quốc gia Đông Nam Á này, các tổ hợp HIMARS sẽ được biên chế thành 3 đại đội thuộc lực lượng lục quân.

THÔNG SỐ

- Nhà sản xuất: Lockheed Martin
- Năm đưa vào trang bị : 2005
- Tổ lái: 3 người(chỉ huy, xạ thủ, lái xe)
- Chiều dài: 7m
- Chiều rộng: 3,2m
- Chiều cao: 2,4m
- Trọng lượng đầy: 10.880kg
- Động cơ: 290 mã lực
- Tốc độ di đường: 85km/h
- Tầm hoạt động: 480km

CẤU TRÚC

M142 được đặt trên khung xe MTV (Medium Tactical Vehicle/Xe tải hạng trung tầm gần) 6x6 nặng 5 tấn với động cơ 290 mã lực. Trước xe là cabin khoang lái kèm chỉ huy có chổ cho 3 người. Một module cơ cấu phóng-nạp(LLM) đặt trên thân sau xe. Cabin của xe được chế tạo từ các tấm giáp nhôm cung cấp khả năng chống đạn cho tổ lái. Nó cũng được trang bị thiết bị lọc khí M13A1 chống NBC.

M142 có hai cấu hình chính. Mĩ có một hệ thống phóng cho phép phóng cả rocket lẫn tên lửa, trong khi hệ thống của các quốc gia khác chỉ có thể phóng rocket. Sự khác biệt giữa hai hệ thống là PIM (Payload Interface Module - Module giao diện cho đạn (đạn ở đây được hiểu là rocket hoặc tên lửa) và SRP/PDS (Stabilization Reference Package/Position Determining System - Gói ổn định/Hệ thống xác định vị trí) mới và SPAPS (Software Special Application Packages - Gói ứng dụng phần mềm đặc biệt).

Phía sau xe là module cơ cấu phóng/nạp (Launcher/Loader Module - LLM) bao gồm hai phần: phần cơ khí và phần điện tử. Các phần này hoạt động cùng với nhau để thực hiện các chức năng bắn hoặc không bắn.

Phần cơ khí của LLM

Phần này bao gồm gầm, tháp pháo và các thành phần của hộp chứa. Phần gầm là nơi đặt LLM lên trên. Cả phần tháp pháo và gầm là nơi chứa các bộ phận điện tử và thuỷ lực của hệ thống lái cơ cấu phóng (Launcher Drive System - LDS) điều khiển việc xoay và nâng LLM. Các thành phần của hộp chứa thực hiện hai công việc quan trọng. Thứ nhất, cấu trúc hộp chứa sắp hàng, giữ và bảo vệ cho các pod phóng. Thứ hai, các thành phần cần trục và tời của hộp chứa cung cấp khả năng tự nạp vào hoặc lấy ra các pod phóng.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 12:49:14 am gửi bởi BOM BI » Logged

BOM BI
Thành viên
*
Bài viết: 134


Aya Kito (1962 - 1988)


« Trả lời #29 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 07:12:47 pm »

Phần điện tử của LLM

Phần này bao gồm ba hệ thống con : nguồn điện chính, hệ thống thông tin liên lạc, và hệ thống điều khiển hoả lực(Fire Control System - FCS).

- Nguồn điện chính : Là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi trang bị của dàn phóng (dàn phóng ở đây nghĩa là toàn bộ xe M142). Phần này dùng các ắc qui chì axit tiêu chuẩn quân đội để cung cấp nguồn điện 24 V. Nó cũng đảm nhận việc phân phối điện qua các công tắc.

- Hệ thống thông tin liên lạc : bao gồm 12 radio FM bảo mật và một thiết bị kiểm soát lựa chọn điều khiển kiểu liên lạc(Communication Mode Selector Control - CMSC) của hệ thống radio liên lạc địa/không một kênh (SINCGARS) AN/VRC-92A có khả năng liên lạc bảo mật (COMSEC - Communication Security) ngầm. CMSC sẽ phát hiện một tín hiệu đi tới, phân tích xem nó là tín hiệu điện tử hay lời nói và tự động đưa vào radio FM bảo mật ở đúng kiểu rồi giải mã. CMSC có thể không cần thiết nếu sử dụng SINCGARS có COMSEC ngầm. Mỗi thành viên tổ lái đều có một mũ dành cho tổ lái xe chiến đấu (Combat vehicle Crewman - CVC) nối với hệ thống liên lạc nội bộ AN/VIC-1.

- FCS : Có chức giám sát, phối hợp và kiểm soát tất cả các thiết bị điện sử dụng trong quá trình phóng. FCS bao gồm bảng điều khiển hoả lực (Fire Control Panel - FCP), bộ linh kiện điện tử (Electronics Unit - EU), bộ điều khiển hoả lực (Fire Control Unit - FCU), thiết bị điều khiển cần trục (Boom Controller - BC), các thiết bị kiểm tra ngắn/không điện áp (Short/No-Voltage Testers - SNVT), SRP/PDS, PIM, bộ nạp chương trình chương trình (Program Load Unit - PLU) và thiết bị xử lí thông tin liên lạc (Communication Processor - CMP).

  + Bảng điều khiển hoả lực (FCP) : Được đặt chính giữa cabin, ngay trước ghế ngồi của xạ thủ, có một bàn phím để nhập các thông tin về chiến dịch và menu lựa chọn các thông điệp. Bảng điều khiển còn có các màn hình hiển thị kí tự và số bằng ngôn ngữ đơn giản. Bên cạnh các phím là các đèn báo của hệ thống tự kiểm tra cho các LRU (Line Replaceable Unit). Điều này cho phép nhanh chóng phát hiện và cách li các sai sót của FCS.

  + Bộ linh kiện điện tử (EU) : Bộ linh kiện điện tử chứa các chương trình máy tính và các linh kiện điện tử xử lí thông tin có chức năng nhận, tính toán và đưa ra các thông số của nhiệm vụ. EU cũng chứa tất cả các file về vũ khí và dữ liệu chiến dịch cho các chương trình phóng và tính toán đạn đạo trong bộ nhớ “bong bóng” (vĩnh viễn, không bị mất). Tuy nhiên, chỉ có các chương trình về đạn (đạn ở đây là rocket hoặc tên lửa) được đưa vào RAM của EU mới có thể được FCS dùng để tính toán dữ liệu phóng và các nhiệm vụ khác. EU tự động nhận diện loại đạn và copy các file vũ khí cần thiết từ “bong bóng” vào RAM. Nếu chương trình phù hợp không được đưa vào, tổ lái có thể dùng PLU để đưa các dữ liệu về đạn vào EU.

  + Bộ điều khiển hoả lực (FCU) : FCU chứa các mạch điện tử chuyển các tín hiệu đầu ra của EU thành các tín hiệu điều khiển cho các thành phần khác của dàn phóng. Nó cũng có thể chuyển các thông tin đầu vào của các thành phần khác thành tín hiệu mà EU có thể dùng.

  + Thiết bị điều khiển cần trục (BC) : BC cho phép điều khiển từ xa việc nạp đạn vào, ra và giữ yên vị trí LLM để bảo trì.

  + Các thiết bị kiểm tra ngắn/không điện áp (SNVT) : SNVT là một thiết bị kiểm tra built-in được dùng trong quá trình nạp đạn. Nó được dùng để kiểm tra những sợi cáp trung tâm FCS W19 nếu bị mất sức điện động hay có tình điện. SNVT đảm bảo các dây cáp an toàn để nối vào các pod chứa đạn.

  + Gói ổn định/Hệ thống xác định vị trí (SRP/PDS) : SRP/PDS bao gồm hai hệ thống con tích hợp với nhau nhưng được để ở hai khoang riêng biệt. SRP dùng la bàn hồi chuyển chạy điện, cung cấp hướng, độ nâng và độ nghiêng của dàn phóng. PDS dùng hai máy ghi và dữ liệu về phương hướng của SRP để xác định vị trí.

  + Module giao diện cho đạn (PIM) : PIM cung cấp năng lượng và giao diện cho việc liên lạc giữa pod phóng và EU. Các thông tin đầu vào ban đầu của chương trình đạn của EU đòi hỏi phải dùng đến PLU và PIM.

  + Bộ nạp chương trình chương trình (PLU): PLU là một thiết bị điện tử dùng để lập chương trình bộ nhớ của EU. PLU mang một băng cassette chứa các dữ liệu về chương trình hoạt động. PLU nối với EU thông qua cáp kết nối W31P2 của PIM. Khi FCS được bật lên, PLU sẽ download các dữ liệu từ cassette vào bộ nhớ của EU. Mỗi băng cassette có 4 MB bộ nhớ. PLU được dùng để dăng nhập các chương trình về đạn cần thiết trong băng cassette. PLU cầm tay được trang bị cho các trung đội khai hoả để lập chương trình hoặc thay đổi các chương trình của EU. PLU cần ít nhất từ 22-25 phút để chuyển toàn bộ dữ liệu của băng cassette.

  + Thiết bị xử lí thông tin liên lạc (CMP) : CMP kiểm soát các dòng thông tin âm thanh mã hoá chứa thông điệp được gửi và nhận bởi giao diện liên lạc của FCS. Nó được thiết kế để đảm bảo FCS không tiếp nhận hay bị quấy nhiễu bởi các thông điệp điện tử không có ý gửi đến dàn phóng. Nó cũng từ chối các tín hiệu yếu hay không rõ nguồn gốc.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Hai, 2011, 09:16:17 pm gửi bởi BOM BI » Logged

Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM