Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:30:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam  (Đọc 91119 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 04:43:42 pm »

COLDEST WINTER – MÙA ĐÔNG LẠNH NHẤT
Cuộc chiến Mỹ - Triều
David Halberstam
[/b]

Vài dòng về tác giả, tác phẩm
David Halberstam sinh ngày 10 tháng 4 năm 1934, mất ngày 23 tháng 4 năm 2007. Ông là một nhà báo từng đoạt giải Pulitzer và là một tác giả nổi danh với các tác phẩm lịch sử, nhất là chiến tranh Việt Nam. Ông chết trong một tai nạn giao thông ở tuổi 73. Tác phẩm sau cùng của ông chính là Coldest Winter, tập sách này chỉ được phát hành sau khi ông chết vào tháng 9 năm 2007.

Lời phi lộ
Ngày 25 tháng 6 năm 1950, gần bảy sư đoàn các lực lượng tinh nhuệ của Bắc Triều Tiên, mà nhiều trong số họ đã từng chiến đấu trong hàng ngũ +S của cuộc nội chiến Trung Hoa, vượt qua biên giới tiến vào Nam Hàn, với ý định sẽ chiếm được phần phía Nam đó trong vòng ba tuần. Chừng sáu tháng trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Dean Acheson, trong một sai lầm nghiêm trọng, đã không chú ý đến việc ghép Nam Hàn vào vành đai phòng thủ Châu Á của Hoa Kỳ, và chỉ để một lực lượng Mỹ ở nước này trong một nhiệm vụ cố vấn nhỏ nhoi, hoàn toàn không sẵn sàng để đối đầu với một cuộc tấn công. Trong những tuần xâm lăng đầu tiên, phía +S tấn công đã có được những thành quả tuyệt vời. Mọi mẩu tin tức từ chiến trường đều bị cấm đoán. Tổng thống Harry Truman và các cố vấn cao cấp của ông tranh luận về ý định của quân thù. Điều họ lo sợ nhất, có phải đây là một trận tấn công được người Nga sắp đặt? Phải chăng Bắc Triều tiên không là gì cả mà chỉ là một con tốt của Moscow? Hay đây chỉ là một đòn nhử, một cú đầu tiên trong một xê-ri những đòn khiêu khích của cánh +S trên toàn thế giới? Rồi họ nhanh chóng quyết định Hoa Kỳ, trong danh nghĩa Liên Hợp Quốc, dùng sức để định ra một tuyến chống lại cuộc xâm lăng của phía +S ở Korea.
Cuộc chiến Triều Tiên kéo dài ba năm chứ không phải ba tuần, và là một cuộc chiến đau đớn nhất, ở đó các lực lượng Mỹ và  LHQ với quân số ít hơn đã cầm hòa được đối phương có quân số áp đảo bằng cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật quân sự tối tân. Đó là một cuộc chiến diễn ra trên địa hình rất đa dạng và thường trong thời tiết tồi tệ, nhất là trong mùa đông rét buốt vốn được quân Mỹ xem còn đáng sợ hơn cả quân Bắc Triều lẫn quân Trung Quốc. Nhà sử học quân sự S.L.A. Marshall đã gọi đó là “Cuộc chiến khu vực kinh tởm nhất thế kỷ”. Quân Mỹ và đồng minh LHQ đối mặt với những địa hình núi non hiểm trở, chúng làm giảm ưu thế của thiết bị kỹ thuật, đặc biệt với thiết giáp, và còn cung cấp hang hốc và những dạng trú ẩn khác cho quân thù. “Những đầu óc sắc sảo nhất trên thế giới nếu muốn tìm cho chúng tôi một địa điểm tệ hại nhất có thể để dùng cho cuộc chiến quân sự - chính trị đáng nguyền rủa này, thì tất cả đều đồng ý với sự chọn lựa là Triều Tiên” Ngoại trưởng Mỹ Acheson đã phát biểu vài năm sau khi cuộc chiến kết thúc. Ngài Averell Harriman, bạn của Acheson cũng nói “Một cuộc chiến tồi tệ”.
Một bộ phận của nước Mỹ gọi nó là một cuộc chiến tranh không mong muốn chỉ để nói nhẹ bớt đi nhiều. Ngay cả tổng thống, người hạ lệnh của quân đội Mỹ bước vào trận chiến cũng không hạ cố gọi đó là chiến tranh. Ngay từ đầu, Harry Truman đã cẩn trọng gián cấp tính chất của cuộc xung đột bởi ông có ý định hạn chế gia tăng căng thẳng với Liên Xô. Một trong những cách ông cố làm là sử dụng các thuật ngữ. Cuối buổi chiều ngày 29 tháng 6, bốn ngày sau khi Bắc Triều Tiên vượt biên giới, và khi ông đã đưa các lực lượng Hoa Kỳ vào cuộc chiến, Truman gặp phóng viên báo chí ở Nhà Trắng. Một trong những nhà báo hỏi ông rằng phải chăng nước Mỹ đã thật sự trong tình trạng chiến tranh. Truman đã trả lời phủ định, dù sự thật là đúng thế. Rồi một phóng viên khác hỏi: “Vậy liệu có thể gọi đó là một hành động cảnh sát dưới lá cờ LHQ không?” Truman trả lời “Đúng. Đó là điều chính xác xảy ra”. Việc hàm ý rằng quân Mỹ ở Triều Tiên đóng vai trò một lực lượng cảnh sát hơn là quân sự, là nguồn gốc của sự cay đắng lớn lao với nhiều binh sỹ đã đến đó. (Một thể thức tương tự nhưng tao nhã cũng được đưa ra lúc bốn tháng sau bởi nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông, khi ông lịnh cho hàng trăm nghìn lính Trung Quốc tham chiến, và quyết định, với lí do có phần nào là để tương đương với Truman, đã gọi họ là Chí nguyện quân)
Nên, sau câu hỏi bất thường và câu trả lời còn bất thường hơn, thì đó là những chính sách và cuộc chiến đã được xác lập. Nhà tu từ học Truman đã làm cho cái ngày ấy trở nên cam chịu. Phía Triều Tiên không thể đưa nó thành một cuộc chiến toàn quốc với mục đích duy nhất là thống nhất như trong Thế Chiến II, hoặc cũng không như ở Việt Nam sau này, quốc gia bị chia cắt, ám ảnh. Nó chỉ là một cuộc xung đột đầy bối rối, xám xịt và rất xa xăm, một cuộc chiến cứ tiếp diễn mãi mãi, dường như không có hi vọng hay giải pháp, với phần lớn người Mỹ, việc cứu những binh sỹ đang ở đó và gia đình họ, biết càng ít càng tốt. Gần ba mươi năm sau ngày chiến cục kết thúc, John Prine đã thể hiện chính xác cái tâm lý đó trong bài hát “Chào nơi ấy”, một bài hát hùng hồn về cái chết bi kịch của một thanh niên tên Davy, anh đã hi sinh mà không vì một mục đích tốt đẹp. Hơn một nửa thế kỷ sau, cuộc chiến vẫn để lại những hậu quả to lớn về chính trị và văn hóa của Mỹ. Cuộc chiến lãng quên là cái tên thích hợp cho một trong những cuốn sách hay nhất về nó. Triều Tiên là cuộc chiến mà đôi khi có cảm tưởng như là một đứa con rơi của lịch sử.
Nhiều binh sỹ ở Triều Tiên che giấu sự oán hận của cá nhân họ khi bị đưa đến đó; nhiều người đã từng phục vụ trong quân ngũ, trong thế chiến II, giờ trong ngạch dự bị, đã bị gọi lại từ những công việc dân sự một cách bất đắc dĩ và phải tham gia một cuộc chiến bên ngoài nước lần thứ hai trong vòng mười năm. Những người khác cũng từng phục vụ trong Thế Chiến II và quyết định ở lại trong quân ngũ bực tức vì tình cảnh thảm hại của các lực lượng Mỹ khi quân Bắc tấn công. Các đơn vị Mỹ huấn luyện kém, thiếu quân số, với trang bị lạc hậu, hư hỏng cùng sự lãnh đạo thiếu chiều sâu một cách đáng ngạc nhiên, là cả một sự xấu hổ. Sự sa sút sức mạnh của cái quân đội mà họ biết ở đỉnh cao trong thế chiến II, chuyên nghiệp tuyệt đối cùng sức vóc kinh người, với sự bạc nhược của các lực lượng Mỹ vào đầu cuộc chiến Triều Tiên đã không gì hơn là làm họ sốc. Kinh nghiệm nhiều bao nhiêu, thì chán nản bấy nhiêu và họ cũng hoảng sợ trước những điều kiện họ phải chiến đấu.
Mặt tệ hại nhất của cuộc chiến Triều Tiên, như trung tá George Russell một tiểu đoàn trưởng thuộc trung đoàn 23 của sư đoàn bộ binh số 2 viết “chính là Triều Tiên”. Với một quân đội rất phụ thuộc vào sản phẩm kỹ nghệ và thiết bị quân sự, đặc biệt là xe tăng, thì đây là một địa hình tệ hại nhất. Các quốc gia như Tây Ban Nha, Thụy Điển cũng có những chặng núi, nhưng qua khỏi đó là vùng đồng bằng bằng phẳng mà những cường quốc công nghệ có thể đưa xe tăng vào. Còn trong con mắt người Mỹ, như Russell mô tả, ở Triều Tiên “ở bên kia mỗi ngọn đồi, là một ngọn đồi khác”. Nếu có một màu sắc để mô tả cho Triều Tiên, thì theo Russell, “tất cả trong bóng nâu” – và nếu có dải băng công trạng cho những ai phục vụ ở đó, ông thêm vào, thì tất cả lính viễn chinh sẽ cược vào màu nâu.
Không như Việt Nam, chiến cuộc Triều Tiên diễn ra trước thời đại truyền hình và Hoa Kỳ trở thành một xã hội thông tin. Lúc ấy, tin tức trên truyền hình chỉ là những đoạn ngắn, nhợt nhạt và thường chẳng mấy tác dụng – mười lăm phút mỗi đêm. Vì điều kiện kỹ thuật, những cảnh tượng ở Triều Tiên, thường theo mạng lưới tin tức đến Nữu Ước sau vài ngày, và hiếm khi đến được với công chúng. Đó vẫn là một cuộc chiến trên báo in, các bài tường thuật trên báo trắng đen, và nó cũng để lại những hệ quả trắng đen trong lòng đất nước. Năm 2004, khi thực hiện quyển sách này, tôi có cơ hội đến thư viện Key West, Florida: trên các kệ sách có chừng 88 quyển nói về Chiến tranh Việt Nam nhưng chỉ có 4 cuốn về Triều Tiên, điều này ít nhiều cho thấy số phận của cuộc chiến này trong ký ức người Mỹ. Arden Rowley, một kỹ sư trẻ thuộc sư đoàn bộ binh số 2, người làm tù binh chiến tranh gần hai năm rưỡi trong trại tù của Trung Quốc, ghi nhận với ít nhiều chua xót rằng, từ năm 2001 đến 2002, những năm kỷ niệm lần thứ 50 các trận đánh chính yếu ở Triều Tiên, có ba cuốn phim chiến tranh lớn được làm ở Mỹ - đó là Trân Châu Cảng (Pearl Harbor), Người đọc mã (Windtalker) và Chúng tôi là lính (We were Soldiers) – hai cuốn đầu là về Thế Chiến II, còn cuốn thứ ba là về Việt Nam; và nếu tính thêm cả Giải cứu binh nhì Ryan (Saving Private Ryan) sản xuất vào năm 1998 là bốn. Không phim nào nói về Triều Tiên. Cuốn phim nổi tiếng nhất có liên quan đến Korea là làm vào năm 1962 Ứng cử viên Mãn Châu (The Manchurian Candidate), kể về chuyện một tù binh Mỹ được cải tạo trong trại tù Trung Quốc và trở thành một tay thích khách của +S nhằm vào ứng cử viên tổng thống Mỹ.
Đến mức Cuộc chiến Triều Tiên có được một góc nhỏ trong văn hóa cộng đồng là nhờ vào phim phản chiến của Robert Altman M*A*S*H, phim về hoạt động trong chiến tranh của một trạm phẫu di động. Bề ngoài là về Triều Tiên, nhưng thực chất đây là một phim về Việt Nam, ra đời năm 1970, lúc việc phản đối cuộc chiến ở đó lên mức cao. Lúc ấy, các nhà điều hành Hollywood vẫn còn e ngại về việc làm phim phản chiến Việt Nam. Vì vậy nên bối cảnh Triều Tiên được thay trên phim về Việt Nam; đạo diễn Altman và biên kịch Ring Lardner, Jr. tập trung vào Việt Nam nhưng cho rằng đề tài quá nhạy cảm và sẽ bị đối đãi không phù hợp. Đáng lưu ý là trong phim, binh lính, sỹ quan để đầu tóc bù xù kiểu ở Việt Nam trong những năm đó chứ không phải là kiểu trong thời chiến tranh Triều Tiên.
Và vì thế nên sự thật tàn nhẫn của cuộc chiến không bao giờ thâm nhập được vào ý thức người Mỹ. Ước lượng có chừng 33,000 người Mỹ chết ở đó cùng 105,000 thương binh. Phía Nam Hàn có 415,000 lính chết cùng 429,000 thương binh. Cả Bắc Triều Tiên lẫn Trung quốc đều dấu kín mức thương vong của họ, nhưng phía Mỹ đưa ra số thiệt hại của họ là vào khoản 1,5 triệu lính chết. Cuộc chiến Triều Tiên, ngay tức khắc làm tăng nhiệt Chiến tranh Lạnh, tôn thêm tình trạng căng thẳng to lớn giữa Hoa Kỳ và thế giới +S, và đào sâu hơn hố ngăn giữa Hoa Kỳ và các lực lượng +S xác lập ở Châu Á. Sự căng thẳng và ngăn cách giữa hai bên cực đấu tranh còn gia tăng nghiêm trọng hơn sau khi những tính toán sai của người Mỹ đã mang Trung Quốc vào cuộc chiến. Khi cuộc chiến kết thúc và một thỏa ước ngừng bắn được đưa ra, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng, dù rằng đường giới tuyến phân chia quốc gia chẳng có chút khác biệt nào so với lúc cuộc chiến bắt đầu. Nhưng với Hoa Kỳ thì không như vậy: tầm nhìn chiến lược ở Châu Á thay đổi, và phương trình chính sách nội địa cũng biến đổi lớn.
Những người Mỹ tham chiến tại Triều Tiên thường cảm thấy bị chia cắt khỏi nhân dân mình, sự hi sinh của họ không được đánh giá đúng, cuộc chiến xa nhà của họ không được coi trọng mấy trong mắt người đương thời. Không có sự vinh quang cũng như tính chính danh như trong Thế Chiến II, nên một kết luận mới đây rằng, cả quốc gia cùng chia sẽ một mục tiêu lớn lao chung, mỗi người lính được nhìn nhận như một người truyền bá tinh thần dân chủ cùng những giá trị tốt nhất của nó, như vậy là quá vinh dự rồi. Cuộc chiến Triều Tiên là một cuộc chiến giới hạn, thê thảm. Không điều gì là quá tốt, đất nước nhanh chóng quyết định, sẽ thoát khỏi nó. Khi một người lính trở về nhà, họ nhận thấy đa số hàng xóm chẳng thích thú với những gì họ đã thấy, đã làm. Chủ đề chiến tranh nhanh chóng bị bỏ qua trong các cuộc nói chuyện. Những vấn đề trước mặt như quan chức thăng cấp, mua xe, mua nhà còn hấp dẫn hơn. Một phần là bởi tin tức từ Triều Tiên hầu như luôn quá ác liệt. Ngay cả khi cuộc chiến tốt hơn, nhưng rõ ràng là không quá tốt; thì khả năng của một cuộc tấn công lớn hơn hiếm hoi dường như đến gần, ít nhiều điều gì đó đến gần thắng lợi; đặc biệt một khi người Trung Quốc tham chiến vào cuối tháng 11 năm 1950. Nhanh sau đó, thành ngữ nhạo bám cho thế bế tắt là “die for a tie” ở nên yêu thích trong quân đội.
Có sự mất liên kết lớn lao giữa những ai chiến đấu và những người ở quê nhà, nên cảm giác rằng bất kể họ đã dũng cảm thế nào, hoặc có lý do vững chắc, thì những người lính ở Triều Tiên vẫn bị xếp vào hạng hai khi so với những ai tham gia trong các cuộc chiến trước đó, điều này dẫn đến việc im lặng – và nhẫn nại – chua cay.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 04:44:46 pm »

PHẦN I
LỜI CẢNH BÁO Ở USAN
Chương 1

Đó là một phát súng cảnh báo mà tư lệnh Mỹ vùng Viễn Đông, Douglas MacArthur, không thèm để ý, phát súng đã làm một cuộc chiến tranh nhỏ trở thành cuộc chiến lớn.
Ngày 20 tháng 10 năm 1950, quân của sư đoàn Kỵ binh số 1 Hoa Kỳ tiến vào Bình Nhưỡng, thủ đô Bắc Triều Tiên. Sau này, có vài cuộc tranh cãi về việc ai là người đầu tiên tiến vào, các đơn vị thuộc Trung đoàn 5 lính kỵ binh hay quân của Sư đoàn Nam Triều Tiên số 1. Sự thật là lính kỵ binh đã bị chậm bởi tất cả cầu bắc qua sông Taedong trong vùng của họ đã bị nổ mìn, vậy nên các đơn vị Nam Hàn, hay còn gọi là ROK (Cộng hòa Hàn Quốc - Republic of Korea) đã tiến vào thành phổ đổ nát. Điều này không làm giảm bớt sự vui mừng của họ. Bởi với họ, chiếm được thành phố nghĩa là chiến tranh kết thúc. Nhằm để chắc ăn với những ai biết về các đơn vị Mỹ ở nước này, rằng lính Kỵ binh đến đầu tiên, vài người lính có sơn và cọ, đã vẽ logo của quân kỵ binh khắp thành phố.
Nhiều cuộc ăn mừng nhỏ riêng lẻ đã được tổ chức khắp Bình Nhưỡng. Trung úy Phil Peterson, điểm chỉ viên pháo binh thuộc tiểu đoàn dã pháo số 99, cùng người bạn thân nhất, trung úy Walt Mayo tòng sự trong tiểu đoàn 3, trung đoàn 8 kỵ binh, cũng có một buổi ăn mừng riêng giữa hai người. Họ không gần gũi kiểu bạn bè cũ, mà là cùng trải qua quá nhiều thứ. Peterson nghĩ đó là một dạng tình bạn bất thường, chỉ có thể có được trong lò rèn quân đội. Walt Mayo là một người thông minh, sành điệu đến từ trường Boston College, ở đó cha anh dạy nhạc, trong khi Peterson là sản phẩm của trường Học sinh sỹ quan, tốt nghiệp ở Morris, Minessota, khóa 9 chỉ bởi họ trả lương 5 $ một ngày cho ai phục vụ ở chiến trường. Tại Bình Nhưỡng, trung úy Mayo xoay sở kiếm được một chai sâm banh Nga từ một quầy hàng rượu lớn được giải phóng từ Sứ quán Nga, họ chia cho nhau, uống cái loại sâm banh giả cầy đó bằng cốc thiếc trong bộ gà mên của họ, vị thô của nó làm bạn phát ọe. Tởm, nhưng tốt, họ cho là vậy.
Trung sỹ Nhất Bill Richardson trong đại đội L, tiểu đoàn 3 cảm thấy một làn sóng khuây khỏa tràn lên người anh tại Bình Nhưỡng. Cuộc chiến hầu như kết thúc, và lính kỵ có thể sẽ được đưa ra khỏi Triều Tiên. Anh biết điều này, không chỉ bởi vì những tin đồn, mà còn vì chỉ huy đại đội đã gọi tất cả những ai có kinh nghiệm đi tàu (thủy) để xác định người giỏi hơn. Đó là chỉ dấu chắc chắn cho thấy rằng họ sẽ được tàu thủy chuyển ra. Một dấu hiệu khác cho thấy những ngày chiến đấu ác liệt đã kết thúc khi họ được yêu cầu nộp lại phần lớn đạn dược. Những tin đồn khác rò rỉ từ các sở chỉ huy khác cũng cho thấy sự thật.
Trong tâm trí, Richardson cho mình là một tay lính già của đơn vị: hầu hết những người khác trong trung đội anh giờ dường như là lính mới. Anh luôn nghĩ về những người mà anh đã bắt đầu đi cùng ở ba tháng trước đó, một giai đoạn mà dường như còn dài hơn cả 21 năm vừa qua của cuộc đời anh. Nhiều người tử trận, nhiều người bị thương, và nhiều người mất tích. Chỉ còn một người khác cùng trung đội của Richardson ngay từ đầu là anh bạn thượng sỹ Jim Walsh, anh tìm thấy anh ta. “Chúa ơi, chúng ta đã làm được rồi, anh bạn, chúng ta đã làm điều này cả chặng” anh nói, họ chúc mừng nhau, và không tin nổi vào vận may của mình. Những cuộc ăn mừng kiểu đó diễn vào một trong những ngày sau chót của tháng Mười. Những ngày ngay sau, họ được phát lại đạn dược và tiến lên phía bắc để cứu viện những đơn vị Nam Hàn bị vây đánh.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 04:45:42 pm »

Nhưng, vẫn có tin rằng: sẽ có diễu binh mừng chiến thắng ở Tokyo, và lính kỵ binh, bởi đã chiến đấu rất dũng cảm trong một thời gian dài trên chiến trường Triều Tiên, và cũng vì là đơn vị con cưng của Douglas MacArthur, tướng tổng tư lệnh, nên sẽ được đi đầu. Họ còn được cho là sẽ được quàng khăn kỵ binh màu vàng của mình trong đợt diễu binh, và có tin xuống là phải chuẩn bị cho chỉn chu, không thể dùng đồ trận loang lổ: sau tất cả mọi thứ, bạn không thể diễu qua khu Ginza trong quân phục và nón trận bẩn thỉu. Quân kỵ binh còn định sẽ khệnh khạng một chút khi đi ngang sở chỉ huy của MacArthur tại tòa nhà Dai Ichi. Họ xứng đáng được khệnh khạng một chút.
Tinh thần của quân Mỹ ở Bình Nhưỡng nhìn chung là pha trộn giữa lạc quan và kiệt sức, cả về thể chất lẫn cảm xúc. Họ đậu tiền lại để mở sòng một khi được tàu chở ra. Với vài người mới nhất, những người đến thay thế, vốn chỉ nghe chuyện về cuộc chiến đấu gian khổ từ vòng cung Pusan đến Bình Nhưỡng, thì tin rằng những điều tồi tệ nhất đã là quá khứ. Một trung úy trẻ tên Ben Boyd quê ở Claremore, Oklahoma, vừa gia nhập sư Kỵ binh ở ngay Bình Nhưỡng, và được giao cho một trung đội thuộc Đại đội Baker, tiểu đoàn 1. Boyd, tốt nghiệp ở trường West Point chỉ bốn năm trước đó, rất muốn vị trí chỉ huy này, nhưng anh bị lo lắng về lịch sử mới đây của trung đội. “Này trung úy, cậu biết phải thế nào với trung đội này không?” một sỹ quan cao cấp hỏi. Thưa không, Boyd trả lời. “Được, trung úy, cậu đừng quá vênh váo nhé, bởi cậu là trung đội trưởng thứ mười ba của đơn vị này kể từ khi nó ở Triều Tiên”. Boyd đột nhiên biết rằng anh sẽ không cảm thấy vênh váo nữa.
Một trong những ngày chót ở Bình Nhưỡng cho thấy một dấu hiệu chắc chắn khác. Bob Hope tổ chức một sô diễn cho binh sỹ ở đó. Đó thật sự là một chuyện quan trọng: diễn viên hài nổi tiếng, từng diễn hàng loạt sô cho quân đội trong Thế Chiến II, diễu hề tại thủ đô Bắc Triều Tiên. Đêm ấy, phần lớn lính kỵ binh đến xem Hope, và rồi, sáng hôm sau, với các cơ số đạn được giao lại, họ lên đường đến một vùng phía bắc gọi là Unsan, nhằm bảo vệ cho một đơn vị ROK đang bị đánh. Rõ ràng, tất cả những gì phải làm có lẽ là dọn dẹp một đống lộn xộn nhỏ, mà họ tin là lính Nam Hàn luôn đâm đầu vào.
Khi họ tiến lên, họ không được chuẩn bị chu đáo. Vâng, họ đã được nhận lại đạn dược, nhưng còn đó câu hỏi về quân phục. Họ nên chọn quân phục dự định sẽ mặc đi diễu binh ở Tokyo hay đồ mùa đông? Không hiểu sao, bộ diêm dúa được chọn, ngay cả khi mùa đông Triều Tiên – đó là mùa đông lạnh nhất trong vòng 100 năm – đến rất nhanh. Tâm trạng ở cả một bộ phận sỹ quan lẫn binh lính, ngay cả khi họ tiến thẳng đến những khu vực hiểm nghèo cạnh sông Áp Lục, biên giới Triều Tiên và Mãn Châu Lý Trung Hoa, rằng họ không còn gặp nguy hiểm nữa. Đa số họ biết chút ít về một cuộc họp lớn vừa tổ chức hai tuần trước ở hồ Wake giữa Harry Truman và Douglas MacArthur, tin lọt ra rằng MacArthur hứa sẽ trả lại Washington một sư đoàn quân Mỹ đã dùng ở Triều Tiên nhằm gửi sang châu Âu.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2011, 04:46:28 pm »

Bản thân MacArthur cũng hiện diện ở Bình Nhưỡng ngay sau khi quân kỵ binh đến đó. “Không có tổ chức chào mừng tôi gì à?” ông hỏi khi bước ra khỏi phi cơ. “Cái tay chơi Kim Răng Thỏ đâu nhỉ?” ông đùa, nhạo tên Kim Il Sung, lãnh đạo của nước +S Bắc Triều Tiên dường như đã bị đánh bại này. Rồi ông hỏi xem những ai là lính kỵ binh tham gia ngay từ đầu đến giờ. Có chừng 200 người tập hợp lại, bốn người đi khập khiễng; họ bị thương ở đâu đó. Rồi MacArthur lên phi cơ bay về Tokyo. Ông không ở đêm nào ở Triều Tiên; sự thật là ông không hề ngủ đêm nào ở đó trong suốt thời gian ông nắm quyền chỉ huy.
Khi MacArthur trở về Tokyo, nhiều chính khách ở Washington hiểu rõ hơn rằng ông ta có kế hoạch đưa quân lính tiến xa hơn lên phía bắc. Ông xác quyết rằng phía Trung Hoa sẽ không tham chiến. Quân của ông gặp ít kháng cự vào lúc ấy, quân Bắc Triều đang bỏ trốn, nên ông mở rộng mệnh lệnh mà trong trường hợp này những mệnh lệnh ấy thiếu rõ ràng hơn vốn có. Hiển nhiên là ông có ý định tiến đến sông Áp Lục, đến biên giới Trung Hoa, chạm vào giới hạn từng bước một mà Washington nghĩ phải áp đặt nhưng rõ ràng sợ bị áp đặt. Chính lệnh cấm của Hội đồng liên quân không cho quân Mỹ tiến vào bất kỳ tỉnh biên giới nào của Trung Quốc dường như cũng không làm MacArthur chùn tay. Điều này không có chút ngạc nhiên nào cả: những mệnh lệnh mà Douglas MacArthur tuân theo, được tin là, của chính ông ta. Sự đoan chắc của ông ta về cái quân đội Trung Hoa khổng lồ mà mọi người đều biết là đang đợi ngay bên kia sông Áp Lúc có hoặc không đi xa hơn nhóm chính khách hàng đầu trong chính quyền Truman. Lúc ở hồ Wake, ông đã nói với tổng thống rằng người Trung Hoa sẽ không tham chiến. Bên cạnh đó, nếu họ làm vậy, thì ông ta khoát lác rằng sẽ làm cho sự hiện diện của họ trở thành một thảm họa quân sự lớn nhất trong lịch sử. Với MacArthur và các sỹ quan tham mưu của mình, hoàn toàn xa rời  cái vùng đất hoang tàn này của thế giới - nơi có nhiệt độ và địa hình như Alaska, thì có lẽ thời khắc sau cùng của cuộc hành binh thắng lợi rực rỡ lên phía bắc vốn bắt đầu từ trận đổ bộ đường thủy lên Inchon sau tuyến quân Bắc Triều Tiên đã điểm. Đó là một thành công vượt bậc, có lẽ là chiến thắng vĩ đại nhất trong binh nghiệp, hơn tất cả bởi vị tướng đã vượt qua mọi sự chống đối của đa số ở Washington. Trở lại Washington, hầu hết những quan chức cao cấp, cả dân sự lẫn quân sự, trở nên lo lắng hơn khi MacArthur tiến lên phía bắc. Họ gần như không chắc chắn như vị tướng ấy về ý định của người Trung Hoa (hay cả người Nga), và họ cũng lo lắng về những điểm yếu to lớn của các lực lượng Liên Hiệp Quốc. Nhưng họ cũng biết rằng họ chẳng điều khiển được tướng MacArthur mấy – họ dường như sợ ông ta, nhiều bằng những gì họ hi vọng ở ông.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #4 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 11:07:00 am »

Lúc này thì sự cân bằng làm hài lòng LHQ, trong khi giai đoạn đầu của cuộc chiến, lúc quân Bắc Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38 vào cuối tháng 6, thì rõ ràng làm hài lòng phía +S. Họ có được hết chiến thắng này đến chiến thắng khác trước các lực lượng yếu kém, thiếu chuẩn bị của Mỹ và Nam Hàn. Nhưng rồi khi những đơn vị tốt hơn, nhiều hơn của Mỹ đến, cùng với cuộc đột kích thông minh của MacArthur lên Inchon, đổ bộ vào hậu phương quân Bắc. Các đơn vị Bắc Triều Tiên bị cắt rời, đến khi Seoul được tái chiếm sau vài trận đánh đẫm máu, thì kháng cự của quân Bắc hoàn toàn tan vỡ. Nhưng ở Washington, đa số các nhân vật hạng nhất, dù hài lòng với trận Inchon, vẫn khá lo lắng trước tác dụng đòn bẩy với MacArthur. Người Trung Hoa cảnh cáo rằng họ sẽ tham chiến, nhưng MacArthur, trong tình huống tột đỉnh đó, chẳng chịu nghe lời, bởi trở thành một dạng á-thánh sau trận Inchon.  Ông ta bảo rằng người Trung Quốc sẽ không phản ứng, và có lẽ ông tưởng mình là chuyên gia trong lĩnh vực mà ông gọi là đầu óc Phương đông. Nhưng trước đó ông đã sai, hoàn toàn sai, với ý định và khả năng của người Nhật trước thế chiến II. Sau này, nhiều nhân vật cao cấp ở Washington đã xem thời điểm và quân LHQ tiến vào Bình Nhưỡng nhưng trước khi đến Unsan là cơ hội sau chót để giữ cho cuộc chiến không leo thang lên một nấc lớn hơn nhiều, cuộc chiến với Trung Quốc.

Không ít lo lắng với nhiều sỹ quan và binh lính tiến lên phía bắc. Chuyến hành quân khó nhọc, nhiệt độ hạ thấp đáng báo động, địa hình ngày càng nhiều núi non chập chùng, với các sỹ quan có kinh nghiệm thì đây là một cuộc tiến công với điều kiện kỳ lạ. Nhiều năm sau, tướng Paik Sun Yup, tư lệnh sư đoàn Nam Hàn số 1 (và theo người Mỹ ông là viên tư lệnh giỏi nhất Hàn Quốc), nhớ lại cảm giác lo lắng của mình khi họ tiến lên mà không gặp chút kháng cự nào. Đó là một cảm giác hầu như bị cách ly, như thể họ chỉ có một mình. Tướng Paik, vị sỹ quan cựu binh đã từng chiến đấu với quân Nhật, đầu tiên không thể định vị được điều gì làm ông lo ngại. Rồi ông chợt nhận ra: hoàn toàn vắng bóng con người, sự yên lặng tuyệt đối bao trùm lên toàn đơn vị. Trong khi lúc trước, luôn có hàng đoàn người tỵ nạn lũ lượt kéo về phía nam. Giờ đây con đường vắng ngắt, như thể có điều gì đó quan trọng đang đến, nhưng ngoài tầm nhìn, tầm hiểu biết của ông. Ngoài ra, trời bắt đầu lạnh hơn. Mỗi ngày nhiệt độ giảm xuống vài độ.

Những sỹ quan tình báo chủ chốt cũng lo lắng. Họ thu thập được chút ít thông tin, từ các nguồn khác nhau, họ tin rằng quân Trung Quốc sẽ tiến vào địa phận Bắc Triều Tiên trong cuối tháng Mười với sức mạnh đầy đủ. Đại tá Percy Thompson, sỹ quan G-2 (tình báo) của quân đoàn 1, sư kỵ binh thuộc đơn vị này, được xem là một trong những sỹ quan tình báo có khả năng nhất ở Triều Tiên, rất bi quan. Ông khá chắc chắn về sự có mặt của người Trung Quốc và cố cảnh báo lên thượng cấp. Nhưng ông nhận ra mình phải chiến đấu với cảm giác phởn phơ đang tràn lan trong các sỹ quan kỵ binh cao cấp và bắt nguồn từ Tokyo. Thompson cảnh báo trực tiếp với đại tá Hal Edson, trung đoàn trưởng trung đoàn 8, sư kỵ binh số 1, rằng ông tin chắc là có một lực lượng đáng gờm quân Trung Quốc trong vùng, nhưng Edson và những sỹ quan khác đã xem cảnh báo của ông, như được ông ghi nhận lại là “không tin tưởng và thờ ơ”. Trong những ngày sau, con gái ông Barbara Thompson Eishenhower (cưới John con trai của Dwight Eishenhower) nhớ lại sự thay đổi giọng điệu đầy kịch tính của ông trong  các lá thư gửi về từ Triều Tiên. Trông như ông viết lời vĩnh biệt. “Ông hoàn toàn chắc chắn rằng họ sẽ bị tràn ngập và ông sẽ bị giết” cô nhớ lại.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 11:10:33 am »

Thompson có lý do đúng để lo lắng. Những nguồn tin tình báo trước đó của ông khá chính xác: Người Trung Quốc đã sẵn sàng trong nước họ, kiên nhẫn chờ đợi quân Nam Hàn (ROK) và có lẽ những đơn vị LHQ khác vượt qua đường giới tuyến ngoằn nghèo lên phía bắc, trên những ngọn núi Bắc Triều Tiên. Họ không có ý định tấn công một đơn vị Mỹ nào sớm trong chiến dịch này. Họ muốn người Mỹ duỗi xa hơn lên phía bắc rồi họ mới đánh; họ biết sự khó khăn của cuộc hành quân lên phía bắc sẽ làm công việc của họ dễ dàng hơn. “Đến sông Áp Lục” quân sỹ của tướng Paik hô vang lúc cuối tháng Mười, “đến sông Áp Lục”. Nhưng đến ngày 25 tháng Mười, quân Trung Quốc tổng tấn công. Như việc đột nhiên húc vào một bức tường gạch, Paik sau này viết lại. Đầu tiên, các chỉ huy quân Nam Hàn không biết việc gì xảy ra. Trung đoàn 15 dưới quyền của Paik bị chặn đứng hoàn toàn bởi một trận cối dữ dội, sau đó cánh trái của trung đoàn 12 bị đánh bại, còn trung đoàn 11, lực lượng dự bị của sư đoàn bị đánh ở cả hai cánh và từ phía sau. Quân địch chiến đấu rõ ràng là có trình độ cao. Paik nghĩ đó phải là quân Trung Quốc. Ông phản ứng theo phản xạ và nhờ vậy gần như cứu được hầu hết quân của mình. Ngay lập tức ông đưa sư đoàn lui về làng Unsan. Sau này ông kể lại, lúc đó trông giống như một cảnh ở miền Viễn tây Mỹ, khi người da trắng bị người da đỏ với số lượng vượt trội tấn công, đã phòng thủ vòng tròn sau những thùng xe. Sư đoàn của ông đã lọt vào một trận phục kích khổng lồ của quân Trung Quốc. Nhiều đơn vị Nam Hàn khác không được may mắn hoặc không được lãnh đạo tốt như thế.

Tướng Paik nhanh chóng xác định đó là quân Trung Quốc. Ngay ngày đầu của trận đánh, vài binh sỹ thuộc trung đoàn 15 mang đến một tù binh. Đích thân Paik thẩm vấn. Người tù tầm 35 tuổi và mặc quân phục mùa đông dày, may chần, hai mặt, một mặt màu khaki, mặt kia màu trắng. Paik viết, nó “thật đơn giản nhưng hữu hiệu cho việc ngụy trang trên tuyết”. Người tù đội một chiếc mũ dày và nặng, với dải che tai mà rồi họ sẽ rất quen thuộc, cùng với giày cao su đế mềm. Anh ta không quá sôi nổi nhưng đáng ngạc nhiên là rất hợp tác khi thẩm vấn: anh là một lính thường trong quân đội +S Trung Quốc, người Quảng Đông. Anh ta ngẫu nhiên bảo Paik rằng có hàng vạn lính Trung Quốc trên các ngọn núi bên cạnh. Sư đoàn 1 Nam Hàn có thể đã rơi vào bẫy.

Ngay lập tức Paik gọi cho tư lệnh quân đoàn, thiếu tướng Frank (Shrimp) Milburn, và giải người tù lên sở chỉ huy của Milburn. Lúc này thì Milburn thẩm vấn còn Paik làm phiên dịch. Sau này, ông ghi nhận lại, cuộc thẩm vấn như sau:
-   “Anh đến từ đâu?”
-   “Tôi từ Nam Trung Hoa”
-   “Đơn vị anh là gì?”
-   “Tập đoàn quân số 39”
-   “Anh từng chiến đấu ở đâu?”
-   “Tôi từng chiến đấu trong trận chiến đảo Hải Nam [trong nội chiến Trung Quốc]”
-   “Anh là người Triều Tiên sống ở Trung Quốc à?”
-   “Không, tôi là người Trung Quốc”

Paik tin chắc là người tù nói thật. Anh ta không khoe khoan cũng không lảng tránh. Tính chất nghiêm trọng của đơn vị ông cũng có thể nhận thấy rõ. Từ lâu đã biết được rằng phía Trung Quốc có ít nhất ba trăm nghìn quân túc trực ở sông Áp Lục, sẵn sàng tiến lên khi họ muốn. Câu hỏi duy nhất là Bắc Kinh có chơi thấu cáy không khi cảnh báo cả thế giới về ý định đưa quân Trung Quốc tham chiến. Ngay lập tức Milburn báo tin này cho sở chỉ huy tập đoàn quân 8. Từ đó, nó được chuyển tiếp tới thiếu tướng Charles Willoughby, trưởng ban tình báo của Douglas MacArthur, ông này là người khai mào cho tuyên bố rằng không có quân Trung Quốc ở Triều Tiên, và họ sẽ không đến, hay ít nhất cũng không đủ số lượng để làm nên chuyện. Và đó cũng là điều mà chỉ huy của ông, MacArthur tin, ở sở chỉ huy của MacArthur thì vấn đề đầu tiên, tiên khởi của đội G-2 (tình báo) là phải tin rằng chỉ huy mình luôn luôn đúng. Tiến lên phía bắc đến sông Áp Lục, số lượng hữu hạn các đơn vị Mỹ, Hàn và LHQ vươn ra quá xa và dàn mỏng trên một địa hình đồi núi to lớn, đây là tiền đề cho ý tưởng về sự nhẫn nhịn của người Trung Hoa. Nếu giờ sở chỉ huy của MacArthur đột nhiên báo cáo rằng có dấu hiệu của lực lượng quân sự Trung Quốc, thì Washington, vốn vẫn đang quan sát có phần thụ động từ bên ngoài, sẽ chớp thời cơ để vùng lên và yêu cầu có một vai trò chủ đạo trong cuộc chiến, lúc ấy sở chỉ huy Tokyo sẽ mất quyền điều khiển kế hoạch của mình và không thể đi đến được sông Áp Lục. Đó rõ ràng là điều MacArthur không muốn xảy ra, cái mà ông muốn là thứ Willoughby luôn làm đúng trong các báo cáo ước lượng tình báo. Khi những tin tức đầu tiên về quân lực Trung Quốc tập trung ở phía bắc sông Áp Lục, Willoughby tùy tiện nhận định. “Có khả năng đây là một dạng tống tiền ngoại giao”. Còn giờ, khi người tù binh Trung Quốc đầu tiên bị bắt, một người nói nhiều bất thường, thì tuyên bố từ chỗ Willoughby nhanh chóng đưa ra: tù binh là người Triều Tiên cư trú ở Trung Quốc, tình nguyện chiến đấu. Kết luận thật kỳ quái, và có tính toán nhắm vào việc giảm thiểu tầm quan trọng của người tù binh; nó có nghĩa là người tù không biết mình là ai; quốc tịch gì; thuộc đơn vị nào và có bao nhiêu binh sỹ đồng đội đến cùng anh ta. Đó là một phán quyết làm hài lòng các chỉ huy cao cấp phía Trung Quốc – bởi đó chính xác là điều họ muốn người Mỹ nghĩ. Càng có nhiều kẻ phù phiếm như vậy trong quân Mỹ thì thắng lợi của người Trung Quốc thu được sẽ càng lớn một khi họ khép được cái bẫy.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 02:35:21 pm »

Trong những tuần tiếp, quân Mỹ và Hàn liên tục đưa về tù binh Trung Quốc, những người này xác nhận đơn vị, xác nhận họ đã vượt sông Áp Lục cùng với số lượng đồng bào khổng lồ. Nhưng lần này sang lần khác, Willoughby coi nhẹ những tin tình báo chiến trường. Mà dẫu ở cấp sư đoàn, quân đoàn, tập đoàn quân hay bộ chỉ huy Viễn Đông có tranh biện với nhau về việc những tù binh Trung Quốc có là người Trung Quốc thật không, rằng họ thuộc một sư, một tập đoàn quân hay cụm tập đoàn quân nào và rằng những điều đó có ý nghĩa lớn với các đơn vị cực kỳ dễ tổn thương của lực lượng LHQ, thì cũng chẳng có mấy chút tin tức xuống được đến chính các đơn vị đó. Điển hình như quân của trung đoàn kỵ binh số 8, khi hành quân từ Bình Nhưỡng lên Unsan, họ tin rằng họ đang truy kích tàn quân Bắc Triều Tiên rồi sẽ nhanh chóng đến được sông Áp Lục, và nếu có thể, đái một bãi ở đó để ghi lại một dấu ấn chiến thắng cá nhân.
Cái trạng thái phởn phơ rất nguy hiểm đó lan khắp các cấp cao nhất của tập đoàn quân 8, và không ai phản chiếu điều này nhiều hơn MacArthur. Ông, viên sỹ quan giàu kinh nghiệm nhất trong quân đội Hoa Kỳ, tràn đầy niềm tin vào chặng đường phía trước, cũng như những ai dưới quyền, kể cả đa số các quân nhân cao cấp trong các quân đoàn, sư đoàn. Giữ vị trí càng cao trong các sở chỉ huy, đặc biệt là ở Tokyo thì càng có cảm giác mạnh mẽ hơn về việc chiến tranh đang sắp kết thúc, công việc duy nhất còn lại đơn thuần chỉ là vài cuộc càn quét tảo thanh. Có nhiều dấu hiệu cho thấy điều cả tin ấy. Ngày 22 tháng Mười, ba hôm trước ngày bắt được người tù binh Trung Quốc đầu tiên, trung tướng Walton Walker, tư lệnh tập đoàn quân 8, xin lệnh của MacArthur để chuyển hướng tất cả những chuyến tầu chở đạn dược từ Triều Tiên sang Nhật Bản. MacArthur đồng ý và còn ra lệnh cho 6 chiếc tàu chở đạn đại bác 105 ly, 155 ly chuyển hướng đến Hawaii. Một tập đoàn quân dùng rất nhiều đạn và luôn bị thiếu trong bốn tháng trước giờ cảm thấy quá dư.

Cũng trong tập đoàn quân 8, thiếu tướng Laurence (Dutch) Keiser, sư đoàn trưởng sư đoàn bộ binh số 2 danh tiếng, cho triệu tập tất cả các sỹ quan tham dự một buổi họp đặc biệt trong ngày 25 tháng Mười. Trung úy Ralph Hockley, một sỹ quan quan trắc trẻ thuộc tiểu đoàn dã pháo 37, nhớ rất rõ những lời nói trong ngày ấy. Sư đoàn 2, vì đã trải qua hầu hết những trận đánh dữ dội nhất, nên sẽ được rời khỏi Triều Tiên, Keiser nói. Ông đang trong một tâm trạng tuyệt vời “Chúng ta sẽ về nhà, và chúng ta sẽ sớm về nhà – trước Giáng sinh”, ông nói với các sỹ quan của mình. “Chúng ta đã có lệnh”. Một trong số các sỹ quan hỏi họ sẽ chuyển đi đâu. Keiser trả lời rằng ông chưa thể nói cho họ biết, nhưng đó sẽ là một nơi họ sẽ thích. Thế là sự đoán mò bắt đầu: Tokyo, Hawaii, cũng có thể là Hoa Kỳ và cả vài điểm ở Châu Âu.

Quân trung đoàn 8 thuộc sư 1 kỵ binh đến được Unsan chẳng mấy khó khăn. Trung sỹ Herbert (Pappy) Miller nhận được tin rằng họ phải rời Bình Nhưỡng đến Unsan là để làm vững tinh thần quân Nam Hàn. Miller là trung sỹ trợ tá trung đội thuộc Đại đội Love, tiểu đoàn 3, trung đoàn 8 kỵ binh. Anh thích thêm vài ngày ở Bình Nhưỡng, nhưng có lệnh và đó là công việc họ phải làm, bịt lỗ. Anh không bao giờ hiểu nổi tại sao có những kẻ ngốc nghĩ được rằng quân Nam Hàn có thể đi tiên phong tiến lên phía bắc.  Miller không hề lo sợ về việc quân Trung Quốc sẽ đến. Cái làm anh lo là cái lạnh, bởi họ vẫn còn đang mặc quân phục mùa hè. Trở lại lúc ở Bình Nhưỡng, họ được bảo rằng quân phục mùa đông đang đến, đã chất lên xe và sẽ đến trong nay mai. Họ nghe câu đó trong vài ngày, nhưng rồi chẳng có quân phục mùa đông nào đến cả. Trung đoàn của Miller đã tham chiến khá lâu, nên quân phục xanh của tháng Bảy, tháng Tám đã mòn vẹt cả và được thay bằng đồ của xanh của tháng Mười. Anh và người bạn thân Richard Hettinger, đến từ Joplin, Missouri, một cựu binh Thế chiến II khác, cùng hứa sẽ để mắt đến nhau. Lúc bấy giờ có rất nhiều cuộc nói chuyện về việc trở về nhà lúc Giáng sinh, nhưng Miller có góc nhìn có phần thành kiến hơn, anh ta bảo khi nào đến được tới nhà thì hẵng nói là về nhà.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 02:36:48 pm »

Pappy Miller là dân một thị trấn nhỏ Pulaski, New York. Anh tòng sự ở sư đoàn 42 trong thế chiến II, rồi trở về Pulaski tìm sống bằng một công việc kha khá, nhưng rồi lại quay lại quân ngũ vào năm 1947. Anh thuộc trung đoàn 7, sư đoàn bộ binh số 3, rồi đơn vị này được ghép vào thành sư đoàn kị binh số 1, lúc điều đến Triều Tiên vào tháng 7 năm 1950 anh chỉ còn 6 tháng trong số ba năm tòng quân.  Trong Thế Chiến II, anh nghĩ mọi điều luôn luôn đúng, còn ở Triều Tiên, thì mẹ kiếp gần như mọi thứ đều sai lầm. Anh cùng đại đội của mình đến quốc gia này trong một buổi sáng giữa tháng 7, và vội vã đến chiến tuyến gần khu làng chiến lược Taejon, rồi được ném vào tiền tuyến ngay trong ngày đầu. Kể từ đó, anh trải qua mọi điều, bởi vậy nên lính của anh gọi anh là Pappy dù anh mới chỉ 24 tuổi.

Có rất nhiều người làm ra vẻ hiên ngang trên đường đến tuyến Taejon ở ngày đầu tiên, các tay lính trẻ chỉ biết chiến tranh qua những bộ phim chiến tranh khoát lác rằng họ sẽ đá vào mông bọn Triều Tiên. Miller chỉ im lặng khi họ khoe khoang: cảm nhận sẽ tốt hơn sau trận đánh hơn là biết trước khi nó bắt đầu. Nhưng không có lúc nào để bảo họ rằng – có nhiều thứ phải tự học. Và trận đầu thật tệ hại; họ chuẩn bị không tốt còn quân Bắc Triều Tiên thì rất kinh nghiệm, hiệu quả. Ngày hôm sau, trung đội chỉ còn 39 người từ con số 160 “Chúng tôi gần như bị hủy diệt ngay trong đêm đầu tiên đó” Miller nói. Sau lần ấy chẳng còn mấy câu chuyện nói về việc đá đít bọn Triều Tiên.

Không phải những cậu trai ấy chiến đấu tệ. Chẳng qua là họ chưa sẵn sàng, chưa đúng lúc và quân Bắc Triều Tiên quá đông. Bất kể bạn chiến đấu tốt thế nào, thì luôn luôn có người tốt hơn. Luôn luôn. Họ có thể lẩn ra phía sau bạn, cắt tuyến rút và rồi tấn công vào sườn. Họ rất xuất sắc như thế, Miller nghĩ. Đợt thứ nhất và thứ hai tiến lên với súng trường, rồi ngay phía sau là những người lính khác, tay không, sẵn sàng nhặt vũ khí của những ai ngã xuống và tiếp tục xông lên. Chống lại một quân đội đông đảo như thế, ai, anh nghĩ, cũng cần vũ khí tự động. Nhưng trang bị quân Mỹ thì quá tệ. Với bộ binh cơ bản là đồ cũ. Ở trại huấn luyện  Fort Devens, họ được dạy bằng súng trường cũ tệ, bảo quản kém, chẳng có giá trị, điều này dường như bộc lộ cho thấy cái cách quốc gia nghĩ về quân đội thời bình của nó.
Khi họ đến Triều Tiên, không bao giờ đạn được cung cấp đủ. Miller nhớ lại một trận chiến cay đắng lúc đầu cuộc chiến, khi ấy mọi người phải tự mang theo một hộp đạn rời. Họ phải tự lắp vào băng. Anh tự hỏi không biết cái kiểu quân đội gì mà lại đưa đạn rời cho một khối lượng lớn bộ binh, sẽ đi đến kết cục thế nào. Đó là giai đoạn hết sức nghiệp dư, anh nghĩ. Quân Bắc Triều có những chiếc xe tăng tốt, loại T-34 của Nga, mà những khẩu bazooka khá cũ kiểu thế chiến II của quân Mỹ không thể xuyên thủng được. Trong Thế chiến, bạn luôn biết được mục tiêu của bạn ở đâu và ai đang chiến đấu bên phải bên trái mình. Còn ở Triều Tiên, thì luôn phải chiến đầu trong trạng thái mờ và không bao giờ chắc được bên sườn mình có ổn không, bởi quân Nam Hàn ở đó có như không.

Ngày họ đến Unsan, Miller làm một chuyến tuần tra chừng năm dặm lên phía bắc so với căn cứ, họ bắt gặp một nông dân già, ông báo cho biết rằng có hàng nghìn lính Trung Quốc trong khu vực, đa số đến bằng ngựa. Sự mộc mạc và chắc chắn của ông lão làm Miller gần như tin rằng ông đã nói thật. Nên anh đưa ông lão cùng về sở chỉ huy. Nhưng không ai trong sở chỉ huy tiểu đoàn quan tâm. Quân Trung Quốc hả? Hàng ngàn, hàng ngàn quân Trung Quốc hả? Chẳng ai thấy một người Trung Quốc nào cả? Cưỡi ngựa hả? Thật ngớ ngẩn. Nên chẳng có gì cả. Miller nghĩ, ổn thôi, họ là những chuyên gia tình báo. Họ phải biết.
Logged
tieungoclang
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2012, 04:40:52 pm »

Mình lười post ở hai ba chỗ quá, do vậy, các bác, các anh chị nào thích theo dõi tiếp truyện này, mời sang blog của mình: http://tieungoclang.wordpress.com để theo dõi tiếp. Cũng xin nhờ bạn nào rảnh rỗi giúp tớ mang bản dịch từ blog sang đây nhé, để phục vụ cho những ai không thích vào blog của mình.
Xin lỗi các bác, các anh chị, các bạn vì sự bất tiện này.
TNL
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2013, 09:48:26 am »

Mình lười post ở hai ba chỗ quá, do vậy, các bác, các anh chị nào thích theo dõi tiếp truyện này, mời sang blog của mình: http://tieungoclang.wordpress.com để theo dõi tiếp. Cũng xin nhờ bạn nào rảnh rỗi giúp tớ mang bản dịch từ blog sang đây nhé, để phục vụ cho những ai không thích vào blog của mình.
TNL

Thôi để tôi vậy!

Tài liệu về Triều Tiên hình như trên VMH rất ít. Ngoài 1 số bài về phi công Triều Tiên trong chiên tranh Việt Nam ra hinh như chưa có tài liệu về Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 cả. Thực ra tài liệu về Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 trong thực tế cũng khá hiếm. Cách đây vài chục năm mới có 1 cuốn bằng tiễng Việt viết về diễn biến của cuộc chiến đó theo góc nhìn của người bắc Triều Tiên, sau đó thì tôi không gặp một tài liệu nào nữa.

Nhân dịp có bác tieungoclang dịch, tôi xin thay bác đưa nó về trang nhà. Mặc dù chỉ là tiểu thuyết nhưng tôi nghĩ nó cũng có thể cung cấp nhiều thông tin về cuộc chiến này. Nội dung sẽ được chuyển về nguyên dạng (kể cả các lỗi - nếu có).    
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2013, 04:55:30 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM