Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:47:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam  (Đọc 91122 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #200 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:35:41 pm »

Cũng có những lí do khác để tiến lên. Việc tham chiến là một bằng chứng rằng Trung Hoa mới không còn bị khai thác, bị lợi dụng bởi các thế lực nước ngoài. Tung quan điểm này cho phần lớn người dân Trung Hoa là không mấy khó khăn, Mao khẳng định; ông rất hiểu cảm giác về sự căm ghét cực kỳ của họ với việc người nước ngoài đã bóc lột đất nước họ trong quá khứ. Trên thực tế, công tác tuyên truyền cho cuộc chiến của ông đã bắt đầu. Bộ Ngoại Giao Mỹ xuất bản quyển sách trắng về Trung Hoa vào tháng Tám năm 1949. Quyển sách trắng này được thiết kế với mục tiêu làm giảm áp lực trong nước, và thể hiện ra rằng chính phủ đã làm mọi điều có thể để giúp cho chính quyền Dân quốc không bị tự hủy diệt, và rằng sự sụp đổ của Tưởng giới Thạch là do chính những sai lầm của ông ta. Nhưng tài liệu này quá dài và quá phức tạp cho thường dân đọc, và nó chỉ được cái là làm các nhà chỉ trích nổi giận, họ xem như đây là việc đá người (Tưởng giới Thạch) đã thất thế. Gần như ngay sau khi tài liệu được ban hành, Styles Bridges, Bill Knowland, Pat McCarran và Kenneth Wherry  đưa ra một tuyên bố gọi đó là “một tài liệu dài 1504 trang nhằm thanh minh cho một chính sách không-làm-gì-cả”. Còn ở Trung Quốc, Mao cũng hiểu ngay giá trị tuyên truyền của tài liệu này. Với ông việc Acheson và các tác giả tài liệu đã viết ra – rằng Hoa Kỳ đã làm rất nhiều điều cho Tưởng giới Thạch – chính là thứ ông cũng muốn. Đó là một món quà của thượng đế , một chứng cứ bằng văn bản hoàn hảo chứng minh cho việc người Mỹ đã âm thầm thao túng và khai thác chính quyền Tưởng phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Người Mỹ, trong tuyến của ông, không bao giờ là bạn hữu – và ông triển khai một chiến dịch truyền thông mạnh mẽ trong khắp cả nước, chiến dịch này làm Washington sững sờ, một báo hiệu cho sự thật rằng nước Trung Hoa mới không có nóng lòng làm bạn bè với người khổng lồ phương Tây. Mao Trạch Đông chính thân viết năm bài báo công kích sách trắng và tự bố trí chiến dịch khắp nước chống lại tài liệu đó, và thời đó trở thành một dạng Madison Avenue của nước Trung Hoa.

Mao khẳng định – còn hơn cả khẳng định, mà cho thấy – rằng lính của ông có thể đánh bại ưu thế kỹ thuật của Mỹ. Không có gì là giả bộ và không có hoài nghi điều này. Đây không chỉ là những gì ông nói mà là những gì ông thực sự tin, và ông không bao giờ thay đổi quan điểm này trong việc đối đầu sắp đến với người Mỹ, dù vào giữa tháng Mười có một cuộc tranh luận dữ dội với sự lo ngại cao trong chính quyền về câu hỏi này. Việc đó xảy ra khi thấy rõ là Stalin sẽ bội ước lời hứa sẽ cung cấp hỗ trợ không quân cho lính Trung Hoa. Hồi tháng Chín, người Trung Hoa đã chơi một ván bài dài đầy kỹ thuật với người Nga để biết được người Nga sẽ giúp được bao nhiêu. Stalin cho thấy ông lo ngại về việc sẽ rơi vào một cuộc đối đầu lớn hơn với người Mỹ. Ông ta đã bị bất ngờ trước phản ứng nhanh chóng của Mỹ trước cuộc xâm lăng của Kim Nhật Thành, và điều này làm ông cảnh giác hơn bình thường. Cũng như Trung Hoa, người Nga đã cảnh báo Kim Nhật Thành về khả năng của một cuộc đổ bộ lên Inchon. Ý tưởng về một quân đội được Mỹ tài trợ đóng ngay trên biên giới Mãn Châu còn hơn là một cơn ác mộng với Stalin, dù việc này giống rõ là cách mà cuộc chiến có thể chấm dứt.

Giờ đây, khi bộ đội Bắc Triều sụp đổ, Kim Nhật Thành bắt đầu tăng áp lực lên Stalin để cứu quân đội và cứu đất nước ông ta, dù rằng người Nga, ngay từ đầu đã bảo Triều Tiên, họ sẽ không gửi quân chiến đấu đến. Nhưng có lẽ, Stalin bảo họ, Trung Quốc có thể. Ngày 21 tháng Chín, một tuần sau trận Inchon, đại diện cá nhân của Stalin tại Bình Nhưỡng, tướng Matvei Zakharov, thúc dục Kim Nhật Thành xin Trung Hoa giúp. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên vì để phía Trung Hoa đứng ngoài cuộc khi làm vụ này, giờ lúc tình hình chiến trường xấu đi, rõ là lo (họ) không chấp nhận làm kẻ thế vai. Một tuần sau, chính quyền Bắc Triều Tiên rốt cuộc cũng phải tổ chức bàn thảo khẩn, họ nhất trí rằng nếu Seoul thất thủ thì không cách nào chặn được quân LHQ tràn qua vĩ tuyến, và rằng Bắc Triều Tiên cần có sự giúp đỡ. Sau đó, Kim Nhật Thành đến gặp Terenti Shtylov, đại sứ Liên Xô, và đề nghị ông đạo đạt vấn đề gửi quân Nga đến với Stalin. Shtylov từ chối câu hỏi này, và trong theo cách dùng từ của ông là một Kim Nhật Thành cùng bộ trưởng Bộ ngoại giao của ông ta, Pak Hon Yong trông “lúng túng, thê thảm, tuyệt vọng và liều mạng”, thế rồi họ tự gửi thư đến cho Stalin. Ngày 1 tháng Mười, Stalin trả lời rằng hi vọng lớn nhất của họ là thuyết phục người Trung Hoa can thiệp. Đêm ấy, Kim Nhật Thành nói chuyện với đại sứ Trung Hoa và hỏi xin quân Trung Hoa. Đồng thời ông cũng muốn biết, nhỡ khi trường hợp xấu nhất xảy ra, thì liệu Trung Hoa có cho phép Triều Tiên thiết lập một chính phủ tị nạn trên vùng đất đông bắc của họ không.

Đó là một ván bài rất tinh tế giữa ba chính phủ cộng sản. Bắc Triều Tiên, vốn đã từng làm mất mặt Trung Hoa, giờ phải cầu xin sự giúp đỡ. Còn Trung Hoa, nhờ vào niềm tin chính trị của Mao Trạch Đông, đã quyết định tham chiến, nhưng không muốn chìa tay ra, bởi họ muốn bẩy mạnh hết cỡ người Nga, đặc biệt trong vấn đề yểm trợ không lực. Đến cuối tháng Chín, Liên Xô, theo vẻ ngoài đã đồng ý yểm trợ không quân cho Trung Hoa. Thế là các sức mạnh để dẫn đến cuộc đụng độ tệ hại giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa giờ đã tích đủ động năng. Ngày 30 tháng Chín, hai tuần sau trận Inchon, sư đoàn Hai Nam Hàn vượt vĩ tuyến 38, và một tuần sau, ngày 7 tháng Mười, quân của sư đoàn kỵ binh số Một Mỹ cũng vượt vĩ tuyến,  trên đường đánh chiếm Bình Nhưỡng, và ngay sau đó, một cách không tình nguyện, là cuộc gặp không vui đầu tiên của họ, vào đầu tháng Mười Một, với quân Trung Hoa ở Unsan.

(hết chương 23)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #201 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:04:59 am »

Chương 24

Trong những sự kiện diễn ra tiếp theo có một việc đặc biệt trớ trêu. Đó chính là sự giống nhau vô cùng trong mối quan ngại của tổ Trung Hoa thuộc bộ Ngoại giao Mỹ  và Joseph Stalin. Quan ngại đó được phản ánh trong báo cáo của tổ Trung Hoa (tài liệu này làm Hội vận động Trung Hoa nổi giận) – họ không chỉ khẳng định Tưởng giới Thạch đang thất bại, mà họ còn e ngại về sự trung thành trong tầm dài hạn của Mao với người Nga – điều này được Joseph Stalin chia sẽ hơn bất kỳ điều gì khác. Stalin, nhân vật quan trọng nhất bên phía Cộng sản, ngay từ hồi Tưởng thất bại cho đến khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên, một con người thao túng hết sức khéo léo những yêu cầu và những nỗi sợ của hai nước đồng minh cộng sản kia, trên thực tế không tin tưởng Mao Trạch Đông. Ông thích một nước Triều Tiên thống nhất theo cộng sản, một đất nước mang ơn ông, và cực kỳ lệ thuộc vào ông, hơn là một đất nước bị chia đôi. Ông cũng muốn một nước Triều Tiên đủ mạnh để đối trọng với người Nhật – một đất nước mà người Nga có nỗi sợ mang tính lịch sử và ông chắc chắn rằng người Mỹ giờ đây đang tìm kiếm cách tái vũ trang cho Nhật. Bởi ông không tin Mao Trạch Đông, ông cũng muốn tối đa hết mức sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, cùng một cuộc chiến mà ở đó họ đối địch nhau, điều mang lại lợi ích cho ông.

Ở năm 1949, Joseph Stalin là nhân vật chi phối trong thế giới cộng sản. Ông đã điều hành nước Nga hơn một phần tư thế kỷ. Trong số những kiến trúc sư trưởng của cuộc cách mạng Nga, ông là người duy nhất tồn tại. Những người khác có thể thông minh hơn, có sức lôi cuốn hơn, có tài hùng biện hơn, có tài chiến lược hơn, nhưng ông là nhân vật lãnh đạo vĩ đại nhất trong số họ, một người dường như hiểu nhất về một sự thật đơn giản nhưng vĩnh viễn của cuộc cách mạng đó: khi đến lúc củng cố quyền lực – duy trì quyền lực, thì phải chắc chắn rằng không ai làm gì được với bạn như cái cách bạn vừa làm với kẻ thù của mình – ý kiến ý cò chẳng tác dụng mấy, nhưng sức mạnh cảnh sát thì có. Trong thế giới Stalin hiểu, bạn là người đi săn hoặc bị săn.

Ông tồn tại và thành công bởi ông là một người ít ảo tưởng nhất (và có lẽ cũng là người hoang tưởng nhất), một người hiểu rõ nhất khi nào giai đoạn một của cuộc cách mạng kết thúc và giai đoạn hai – giai đoạn củng cố quyền lực – bắt đầu.  Ông là người đã phá vỡ hệ thống với một chân lý cơ bản nhất: kẻ thù ở mọi nơi, và bạn phải xóa sạch chúng không chỉ trước khi chúng công kích bạn, mà còn trước cả khi chúng có thể nhận ra chúng là kẻ thù của bạn. Đó là sức mạnh lớn nhất của ông, là phần đen tối nhất trong tâm hồn ông, ông hiểu điều này nhanh hơn những người khác, và làm theo với máu lạnh, với rất ít sự câu thúc.

Rõ ràng có sự ảm đạm tồn tại giữa hai siêu cường trong những năm ngay sau thế chiến II – hai quốc gia về bản chất là biệt lập nhảy lên vị trí siêu cường một cách không sẵn sàng, cùng với hai hệ thống kinh tế – chính trị khác biệt nhau, một nước trong tình trạng căng thẳng hoang tưởng mang tính lịch sử và một nước khác sống trong thế giới hạt nhân. Nhưng có một phần không nhỏ thêm vào tình trạng căng thẳng đó là việc Liên Xô được lãnh đạo bởi Stalin, và chính ông đã làm mọi thứ trong Chiến Tranh lạnh dường như nguy hiểm hơn và đe dọa hơn, ông là người có ít nhân tính, và là người cực kỳ hung bạo. Những gì ông điều hành là một cỗ máy khủng bố. Bất kể bạn có phạm tội không, thì cũng có một tội phù hợp nào đó luôn tìm thấy cho bạn. Bất kể bạn có là một người cộng sản hoàn toàn trung kiên và là người cực kỳ tin vào Stalin, tôn sùng cá nhân ông ta. Thì cũng có ai đó luôn nghe ngóng và sẵn sàng phản bội, nếu để cứu mạng anh ta. Đó là một chính quyền điều hành bằng sự sợ hãi, và điên rồ. Hồi cuối thập niên 1930, khi chủ nghĩa bài Xla-vơ của Hitler dâng lên, Stalin lại thanh trừng và gần như đã hủy diệt giới sỹ quan cùng hệ thống lãnh đạo của Hồng quân, tống khứ 3 trong số 5 nguyên soái, 15 trong số 16 tư lệnh tập đoàn quân, 60 trong số 67 tư lệnh quân đoàn, 136 trong 199 tư lệnh sư đoàn. Về cơ bản là ông đã lột trần hệ thống phòng vệ của đất nước và dọn đường cho cuộc xâm lược của quân Đức vào năm 1941.Tội ác của ông chống lại nhân dân ông quá lớn và cơ bản là không đo đếm nổi. Thực sự có bao nhiêu người bị giết? Đó chỉ là một triệu, hay 10 triệu, hay có lẽ là 40 triệu? “Ông ta là một trong những người giáo điều kinh khủng hiếm có, có khả năng hủy diệt chín phần mười nhân loại để ‘làm vui’ cho một phần mười còn lại” Milovan Djilas viết, ông làm cựu đảng viên Cộng sản, phó tổng thống Nam Tư, là người kế nhiệm Tito, đã bỏ cộng sản, bị nhốt tù, và rốt cuộc viết ra một trong những chân dung sắc sảo sớm nhất của Stalin. Djilas xem ông ta như là một tội phạm vĩ đại nhất mọi thời: “ Với Stalin mọi tội ác đều có thể,  không có gì mà ông ta không phạm. Bất kể tiêu chuẩn nào chúng ta dùng để đo lường ông … thì ông ta cũng sẽ vinh danh như là tên tội phạm vĩ đại nhất trong lịch sử.  Ông ta là sự kết hợp của một Caliluga lạnh lùng với tội ác, cùng với sự tinh tế của một Borgia, và sự tàn bạo của Sa hoàng Ivan Hung đế”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #202 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:06:42 am »

Mối quan hệ giữa Stalin và Mao Trạch Đông, trở lại những ngày đầu của nội chiến Trung Hoa, cũng đã hầu như hoàn toàn không tin tưởng và vĩnh viễn nghi ngờ nhau. Cả hai con người này được nhìn nhận nằm trong số những tay giết người hàng loạt hàng đầu gây ra bởi một hệ thống tàn bạo trong một thời kỳ bạo lực bất thường. Bởi vậy nên việc họ không ưa nhau, không tin tưởng nhau thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Với Stalin, có thể nói rằng ông là một ví dụ tối thượng cho sự đen tối trong tâm hồn của một con người có thể có được. Còn Mao, có thể nói rằng việc ông lãnh đạo một phe phái yếu ớt trong thập niên 1920, và dường như bị kẻ thù mạnh hơn nhiều hủy diệt, nhưng rồi ông lại đưa nó đến với quyền lực, đó là một trong những thành tựu chính trị đáng nể nhất trong thế kỷ 20. Nhưng kỹ năng lãnh đạo của ông trong con đường đi lên đó luôn có quá nhiều sự khắc nghiệt, tàn nhẫn, và cuối cùng, càng tăng thêm sự điên rồ mà ông đã thể hiện trong những năm nắm quyền. “Cách mạng không là một bữa tiệc tối” ông có lần nói. Ông luôn thể hiện ra bằng chứng phong phú cho việc đó và của sự đồi trụy cá nhân, cũng như sự lộn xộn đi cùng với sự toàn trị.

Mỗi nhà lãnh đạo đều nghĩ chính họ là một người Cộng sản, nhưng mỗi người lại là một người dân tộc chủ nghĩa rất nặng. Khi có dịp gặp nhau, họ lại nói về tình anh em đồng chí Cộng sản và tình đoàn kết keo sơn giữa hai quốc gia to lớn cùng thế giới đại đồng, nhưng sự thật là mỗi bên nhìn về nhau và thấy đó là một kẻ thù tiềm tàng. Trong góc nhìn của Mao, Liên Xô luôn gần như là lực lượng thủ cựu, hẹp hòi, chỉ thích giúp Nga mà không mấy quan tâm đến việc hỗ trợ cho các đồng minh anh em, những người chưa chiếm được chính quyền. Hồi trước, hồi thập niên 1920, khi ông tiến hành chiến đấu không thành công với quân Tưởng, ông tin rằng phía Liên Xô thích Tưởng giới Thạch, và rồi khi ông chiếm được quyền lực, ông ghét sự bảo trợ đặc biệt của họ dành cho Gao Gang, một thành viên của chính phủ và là lãnh đạo vùng Mãn Châu. Ông thích nhắc lại rằng những người Cộng sản Trung Hoa thời nội chiến, đã yêu cầu đi yêu cầu lại người Nga vũ trang cho, và họ nhận được, như theo từ của Mao là “không có cả một cái rắm”. Với Mao, Liên Xô có lẽ là Cộng sản, nhưng họ trước hết và trên hết, họ là người Nga. Stalin khoái Tưởng giới Thạch, Mao tin vậy, bởi Tưởng yếu kém, và như vậy chắc chắn sẽ điều hành một Trung Hoa yếu ớt. Với Stalin, Mao Trạch Đông có lẽ là một người cộng sản, nhưng là một người không chắc chắn nhất, bởi thiếu liên kết với giai cấp công nhân – vốn rất nhỏ bé ở Trung Hoa; bản thân ông ta thì quá giống nông dân. Cuối cùng là Stalin không tin tưởng những người cộng sản Trung Hoa, như ông đã nói hồi thế chiến II, họ trông giống như củ cải: đỏ vỏ trắng lòng.

Mỗi bên đều mang theo một dọc dài những bất bình với nhau. Đó chính là biểu tượng cho mối quan hệ của họ; bất kể mong muốn của phía bên nào cũng luôn bất tiện cho phía bên kia, dù rằng trong những năm đó, phía bên cần thiết hơn là bên Mao. Thực tế lúc đó nước Mỹ biết Liên Xô không có hỗ trợ cho người Trung Hoa nhiều trong thế chiến II, những quan chức cộng sản ở Diên An phàn nàn khá công khai việc thiếu trợ giúp đó với những khách, nhà ngoại giao, nhà báo phương Tây và với thành viên của Dixie Mission, đơn vị tình báo quân sự Mỹ thuộc OSS gửi đến làm việc với cộng sản Trung Hoa, và thúc họ triển khai thêm hành động chống Nhật.  (Những thành viên của phái bộ này nhìn chung là khen ngợi khả năng quân sự của họ và kín đáo khinh bỉ các lực lượng của Tưởng giới Thạch). Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, rất nhiều tài liệu mật – nghiên cứu theo lệnh của Leonid Brezhnev, bí thư thứ nhất của Liên Xô trong những năm Liên Xô – Trung quốc chia rẽ tồi tệ nhất – được công khai, và chúng cho thấy sự căng thẳng khá sớm trong mối quan hệ Mao – Stalin hơn so với dự đoán, và ít nhất trên bề mặt, dường như là những cơ hội lớn cho chính sách ngoại giao Mỹ, nếu Hoa Kỳ không quá khóa chặt vào Tưởng.

Phải chăng trong giai đoạn này của lịch sử hai nước, Hoa Kỳ và Trung Hoa, đã có những cơ hội hòa bình đã bị bỏ lỡ? Có lẽ Truman ở Washington và Mao ở Bắc Kinh, với sự khôn ngoan lớn hơn và chỉ chút ít may mắn địa chính trị, nên tham gia vào trong một hiệp ước dù không thoải mái lắm trong giai đoạn đó, để có thêm thời gian cho đến khi sự e dè không còn, và ít bị tổn thương. Có lẽ sự trớ trêu cay đắng nhất hơn cả, chính là sự đồng tâm nhất trí của chính sách ngoại giao Mỹ trong kết luận lúc đó rằng thế giới cộng sản là rắn chắc như đá tảng. Nếu có, thì chính sự tính toán sai lầm của cả hai phía trong thời đó đã giúp cho thế giới cộng sản dường như đoàn kết hơn thực tế. Nếu có một văn bia buồn cho thời kỳ này đó là dành cho những cung bậc quan hệ Mỹ và Trung Hoa trong ván bài của Stalin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #203 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:09:56 am »

Sự căng thẳng giữa Stalin và Mao cùng với hai quốc gia của họ, luôn to tát, và còn phát triển lớn hơn khi Mao đến gần hơn, gần hơn nữa tới quyền lực. Stalin không bao giờ tốn phí tài nguyên, lợi tức của Liên Xô  hoặc máu của người Nga cho một thế giới cộng sản to lớn hơn. Ông ta chỉ tin vào những gì ông chinh phục được với quân đội của ông và điều khiển được một khi ông đưa cảnh sát mật của mình vào. Ý tưởng về một nhà nước cộng sản rộng lớn nằm dọc biên giới của ông, khai hoa trong một quốc gia xa lạ về lịch sử, dưới một chế độ chiếm được chính quyền mà không có sự giúp đỡ cũng chẳng mang ơn của ông, đã không làm ông xúc động. Như vậy Mao là một địch thủ tiềm tàng ngay cả trước khi có một sự ganh đua thực thụ. Stalin tránh không làm thân với Mao; lần đầu ông mời Mao đến Moscow là tháng Bảy năm 1947, không phải ngẫu nhiên tại thời điểm này các tập đoàn quân của Tưởng vẫn công kích và Mao dường như, ít nhất là theo các nhà quan sát bên ngoài, đang ở vị trí thấp trong cơ đồ. Mao nhanh chóng từ chối đi, bởi ông tin rằng nếu ông đến, Stalin có thể sẽ cố moi từ ông những nhượng bộ không mong muốn.

Rồi đến cuối năm 1947, khi chiến cuộc bắt đầu nghiên mạnh về phía Cộng sản, Stalin bắt đầu chống lưng cho Mao công khai hơn, nhưng thực tế là không có cho ông ta chút viện trợ gì. Tháng Một 1948, Stalin nói riêng cho Milovan Djilas rằng trước đây ông đã sai khi ép Mao triển khai một hiệp ước với Tưởng. Stalin nói, người Mỹ bị bận rộn với châu Âu, và trong khi họ không bao giờ để người Hy Lạp cộng sản thắng trong cuộc nội chiến đang diễn ra, thì châu Á chỉ ở vị trí hạng hai với họ. Người Mỹ không chắc sẽ đưa quân vào lục địa châu Á, ông nói. Tháng Năm 1948, Mao, chắc chắn thắng lợi trong tầm tay, gửi tin rằng ông muốn đến Moscow và gặp gỡ Stalin. Điều ông mong có là sự thừa nhận của khối Sô viết khi Tưởng sụp đổ hoàn toàn. Thay vì vậy Stalin trả lời rằng “cuộc đấu tranh cách mạng Trung Hoa đang ở thời điểm quyết định, và rằng Mao Chủ tịch, ở cương vị lãnh đạo quân sự, tốt hơn là không nên rời vị trí của mình”. Ông phấn khởi thêm vào “Mao chủ tịch sẽ xem xét lại quyết tâm của người”. Như Goncharov, Lewis và Xue viết “Với Mao, lá thư quá lịch thiệp của Stalin là một lời khiển trách. Với tư cách tư lệnh quân sự phía cộng sản, ông có thể xem như biết rõ hơn Stalin đó có phải là thời điểm tốt cho một chuyến đi tới Moscow hay không, và ông không cần chỉ dẫn nào cho vấn đề này”.

Đến cuối năm 1948, Mao cố thúc giục cho cuộc gặp ở Moscow thêm vài lần, nhưng mỗi lần như vậy Stalin đều kìm lại. Thay vào đó, tháng Giêng 1949, Stalin gửi Anastas Mikoyan, một trong những trợ tá tin cậy nhất, đến Trung Hoa, nhưng dưới vỏ bọc bí mật hoàn toàn. Stalin vẫn còn sợ sảy ra trường hợp Mỹ bất ngờ tung cước vào những ngày chót. Với lời cảnh báo cuối rằng ông nên chậm rãi đưa quân qua sông Dương Tử, Mao nghĩ về Stalin là còn hơn cả sự nhút nhát.

Mao hiểu rất rõ rằng trong những năm đó Stalin nghi ngờ ông. Lúc riêng tư ông đùa – nếu có thể nói vậy – rằng ông không thích cái sự tin tưởng của Stalin và rằng ông được Moscow xem là người cánh hữu và là một tay cơ hội chủ nghĩa. Nhưng dù sao thì ông vẫn cần sự chuẩn thuận của Stalin và muốn được nhận vài kiểu vinh dự nào đó từ thủ đô Sô viết. Tháng Tư 1949, Mao một lần nữa gửi tin cho thiếu tướng Ivan Kovalev, đại diện cá nhân của Stalin ở Trung Hoa, rằng ông muốn sang thăm. Lúc này, dù Stalin bác bỏ lần nữa, nhưng lời hồi đáp từ Moscow nồng nhiệt hơn nhiều cùng với lời tán dương ông như là một nhà lãnh đạo của một cuộc cách mạng cộng sản vĩ đại. Sau này Kovalev ghi nhận rằng Mao dường như  khá là an ủi trước giọng điệu nồng ấm hơn trong câu trả lời. Theo Kovalev, Mao giơ cao tay và hét vang :”Đồng chí Stalin muôn năm! Đồng chí Stalin muôn năm ! Đồng chí Stalin muôn năm”. Cuối cùng, tháng Mười Hai 1949, ông cũng có được lời mời từ Moscow, nhưng chỉ với tư cách là một trong nhiều lãnh tụ của thế giới cộng sản và không vì để chúc mừng chiến thắng của ông ở Trung Hoa dù đó là chiến thắng rất vĩ đại, mà là để kỷ niệm việc cai trị dài hạn của Stalin nhân dịp sinh nhật lần thứ 70 của ông.

Một phần của vấn đề là việc Mao không phải là thứ mà lãnh đạo Liên Xô muốn có. Ông quá tự hào với những thành công của ông, là người Trung Hoa ông cũng suy nghĩ quá độc lập và dường như tin rằng – bởi đã lãnh đạo cuộc cách mạng vĩ đại – nên ông đã là một nhân vật chính, chứ không phải là một người đi xin xỏ. Để có chiến thắng vang dội của ông cần có sự độc lập, nhưng cũng chính sự độc lập đó làm Moscow lo ngại. Nếu đến Moscow liệu ông có tỏ lòng biết ơn thích đáng? Người Nga còn không khẳng định chắc theo ước đoán của họ là liệu ông có phải là một người cộng sản thực thụ hay không. Như theo bộ trưởng Bộ ngoại giao V.M.Molotov đã báo cáo về cho Stalin sau một cuộc họp, rằng Mao thông minh, nhưng là một người nông dân: “Dĩ nhiên ông ta còn lâu mới là người Mác xít – ông ta thú nhận với tôi rằng chưa từng đọc Das Kapital (Tư bản luận)”. Đọc bản dịch quan điểm lý thuyết của Mao, Stalin đã thất kinh rằng: “Đây là kiểu chủ nghĩa Mác gì vậy! Đây là chủ nghĩa phong kiến”. Về mặt riêng tư, Stalin tin rằng Mao có lẽ nuôi dưỡng quan điểm mà ông gọi tên là “xu hướng hữu khuynh” mà quan điểm này có ngày sẽ dẫn ông ta đến việc mềm mỏng với người Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #204 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:12:31 am »

Khi Mao Trạch Đông gần lấy được quyền lực, lãnh đạo của hai nước vẫn tiếp tục chơi mánh với nhau. Liên xô thì cố tìm hiểu xem Mao Trạch Đông nghĩ gì về Tito, nhà lãnh đạo Nam Tư gần như bị đuổi khỏi gia đình cộng sản bởi sự bất đồng quan điểm và sự độc lập của ông. Liên Xô sợ rằng có sự tương đương giữa Tito, người vừa li khai Moscow, và Mao. Trên thực tế là Moscow luôn nghi ngờ Mao Trạch Đông là một người bí mật theo chủ nghĩa Tito, và như thế ông sẽ thành một Titoist lớn nhất trong số đó. Nhưng bất kể Mao có dè dặt như thế nào về Stalin, thì người Trung Hoa cũng rất cần vài hình thức công nhận quốc tế, những điều sẽ làm hợp pháp hóa vai trò của họ trên vũ đài thế giới. Dù Stalin vẫn bí mật kìm lại những dạng thức hữu nghị khác, thì vào ngày 2 tháng Mười năm 1949, một ngày sau ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên Xô là nước đầu tiên công nhận chế độ Cộng sản mới.

Nếu có những sức mạnh mang tính lịch sử nào chống lại một mối quan hệ đồng minh thực thụ, thì đó chính là chứng hoang tưởng tự đại của Stalin, và bởi sự thật rằng cả hai nhân vật trên đều cai trị hai quốc gia không có đảng đối lập và nơi đó sự nịnh hót là một hình thái nghệ thuật. Đến năm 1949, Stalin đã là một Stalin vĩ đại, sự sùng bái cá nhân nghiêm khắc, phủ rộng khắp, trong khi đó Mao Trạch Đông vẫn còn khá ngây thơ trong việc tạo dựng sự sùng bái: sự sùng bái cá nhân ở Liên Xô đã có ảnh hưởng ít nhất là 20 năm rồi. Theo sử gia Walter Laquer, sự sùng bái này bắt đầu từ tháng Mười Hai năm 1929, lúc Stalin tròn 55 tuổi. Leonid Leonov, một nhà văn có tiếng của Nga cùng thời, viết một cách đặc thù về con người vĩ đạo đó là: “ngày mà toàn thể nhân loại sùng kính người, và lịch sử thừa nhận người chính là điểm khởi đầu của lịch, chứ không phải Jesus Christ”

Nhưng Mao Trạch Đông nhanh chóng kình địch với ông ta trong lĩnh vực nghệ thuật tự ca tụng của chế độ toàn trị. Có lẽ lúc ban đầu ông hơi có lúng túng trong sự sùng bái cá nhân, nhưng rồi ông nhanh chóng hiểu được sự thật to lớn nhất của việc tự ca tụng: như rất nhiều nhà độc tài khác, ông nhận ra rằng những gì tốt cho lãnh đạo thì cũng sẽ tốt cho cuộc cách mạng. Bên cạnh đó, rõ ràng ông nổi lên là một nhà lãnh đạo duy nhất của Trung Hoa, đưa đến việc ông tự thấy mình không khác mấy với một hoàng đế Trung Hoa thời hiện đại.  Trong các hoàng đế tiền nhiệm, theo bác sỹ riêng của ông, Li Zhisui, ông thích nhất là hoàng đế Chu Nguyên Chương, một bạo chúa huyền thoại được xem là bị đa số người Trung Hoa khinh miệt bởi sự tàn bạo kinh hoàng, một người thích tùng xẻo và rồi đem bêu thây các địch thủ tiềm tàng để cảnh cáo những kẻ thù khác. Vai trò đặc biệt của riêng ông trong lịch sử và về sự vĩ đại của cá nhân ông là hoàn toàn rõ ràng. Đó là điều ông thường xuyên nói. “Ông là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất, một hoàng đế vĩ đại nhất – người đã thống nhất đất nước và làm thay đổi nó, một người đã khôi phục lại sự vĩ đại xưa kia của Trung  Hoa” bác sỹ Li viết.

Trong nhiều điểm ông rất giống như Stalin. Ông càng mưu đồ chống lại những người quanh ông, thì ông càng thêm tin rằng họ đã và đang âm mưu chống lại ông. Dần dần ông tống khứ được toàn bộ những kình địch tiềm tàng, bất kể họ có trung thành thế nào đi nữa với ông, với đảng và với cuộc cách mạng. Khi sự sùng bái cá nhân tăng lên, lúc những người nông dân bình thường của Trung Hoa càng thêm sùng kính ông, thì ông càng xa cách hơn với đời sống thường nhật của họ. Không một nhà lãnh đạo của xã hội tư bản nào có lối sống xa hoa hoặc dùng nhiều tài nguyên quốc gia để tiêu khiển như ông. Mỗi tỉnh thành đều xây một biệt thự cho ông – ông luôn di chuyển, vì sợ rằng sẽ là một mục tiêu dễ dàng cho kẻ thù nếu ông ở một nơi nào quá lâu. Không một nguyên thủ quốc gia ở xã hội tự do nào có đời sống tình dục phong phú, luôn thèm khát những phụ nữ nông dân trẻ, những người sẵn sàng phục vụ lãnh đạo của họ và như vậy là phục vụ quốc gia theo bất cứ cách nào mà các lãnh đạo yêu cầu. ”Phụ nữ phục vụ theo đặt lệnh, như thức ăn” Andrew Nathan, một học giả đại học Columbia, viết trong phần giới thiệu quyển sách của bác sỹ Li Zhisui. Lúc này sự sùng bái cá nhân của ông đã lên tới mức ngang bằng với Stalin. Sự kiện ông bơi qua sông Dương Tử, như Laquer viết, được dùng như là một bước ngoặc trong lịch sử. Laquer viết “Ông không chỉ là nhà Mác xít vĩ đại nhất mọi thời, ông là thiên tài vĩ đại nhất còn sống. Ông không bao giờ có sai sót, mọi điều ông nói đều đúng, mọi câu ông phát biểu có giá trị bằng một vạn câu [của mọi người khác]”. Một nhà thơ Trung Hoa đã tổng kết:

“Kính cha, mến mẹ ân cần

Kính Mao chủ tịch mười phần kính hơn” (*)

(* Dịch thoáng: nguyên văn Father is close/Mother is close/ But neither is as close as Chairman Mao)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #205 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:17:22 am »

Thời gian mà ông phải van xin là rất khổ sở với Mao Trạch Đông, nên ông trở nên căm ghét cái cách nhà lãnh đạo Liên Xô, Stalin, đã cư xử với ông. Mao không phải là kiểu người chấp nhận đối đãi theo hạng hai, hoặc khoan thứ bỏ qua, dù tới khi ông hồi lễ thì lúc đó là với người kế vị của Stalin, Nikita Khrushchev. Có một lần ông tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh với Khrushchev ngay trong hồ bơi của ông, buộc nhà lãnh đạo Liên Xô, vốn không biết bơi, phải mặc áo phao suốt. Đó là cách như ông nói với viên bác sỹ của ông “cắm một cái kim vào mông tay ý

Tháng Mười Hai năm 1949, cuối cùng Mao Trạch Đông cũng đi Moscow. Harrison Salisburry, từ tờ NewYork Times, người đã thắng giải Pulitzer bởi bài báo từ Moscow trong những ngày đó, nhớ lại sự im lặng bao trùm của Stalin lên chiến thắng đang đến của Mao trong những tháng trước đó. Việc này hầu như là không được nhắc đến trong một hệ thống báo chí bị kiểm soát “một mẩu nhỏ trên trang sau của tờ Pravda, hay một vài đoạn trong tờ Izvestia. Từ ‘Trung Hoa’ biến mất hoàn toàn”. Giờ đây, với việc Mao đang trên đường đến Moscow, thì có bằng chứng rõ ràng hơn về bờ vai lạnh giá của Liên xô. Sinh nhật lần thứ 70 của Stalin hiển nhiên là một thời điểm quan trọng để ăn mừng trong thế giới cộng sản và cơ hội đó không thể bị chia sẽ cho bất kỳ sự kiện nào khác hoặc cá nhân nào khác. Ngày 6 tháng Mười Hai, Mao Trạch Đông trên chuyến tàu phô trương đến thủ đô Liên Xô. Chiến tranh đã gần như kết thúc và ông rất sợ bị những kẻ thù Dân quốc tấn công. Ông đi trên một toa bọc thép được canh gác cẩn mật trên mỗi thước đường di chuyển. Tại Thẩm Dương, thành phố lớn nhất vùng đông bắc, Mao xuống tàu, kiểm tra thư từ gửi đến cho ông. Và ở đây cho thấy vai trò của Gao Gang – rất lớn với Stalin và rất nhỏ với Mao – Gao được Mao nhìn nhận là một người bất đồng theo-Liên-xô. Mao giận dữ lịnh tháo toa xe mang quà của Gao gửi đến Stalin và trả quà về cho Gao.

Mao đến Moscow vào ngày 16 tháng Mười Hai và là một chuyến đi rất bực bội. Ông được đối đãi không như lãnh đạo của một cuộc cách mạng vĩ đại đã đưa một trong những quốc gia vĩ đại nhất trên thế giới vào quỹ đạo cộng sản mà là, như sử gia Adam Ulam viết “như thể ông là kiểu như lãnh đạo đảng Bulgaria”. V.M. Molotov và Nikolai Bulganin, hai quan chức cao cấp của chính quyền, đến nhà ga để đón Mao. Ông được đưa đến một buổi tiệc buffet trưa. Ông mời hai nhà lãnh đạo Liên Xô uống rượu với ông. Họ từ chối – vì  theo nghi thức, như Molotov nói. Họ cũng chối từ ngồi và cùng ăn. Thế rồi Mao đề nghị họ đi cùng ông đến nơi ông sẽ trú chân theo dự định. Một lần nữa, họ từ chối. Không có chào mừng lớn và cũng không có lễ lạc riêng cho ông. Như thể để cho Mao học và biết vị trí của mình trong chòm sao Stalin, một vũ trụ cộng sản thực thụ; nếu ông là một người anh em, ông phải hiểu luôn có một người anh em cộng sản lớn hơn  nhiều so với những người anh em còn lại. Một trợ lý của Khrushchev nói với ông ta rằng có ai đó tên là “Matsadoon” đến thành phố. Khrushchev bối rối hỏi ai: “Ai cơ?” “Sếp biết tay Tàu đó mà” viên trợ lý trả lời. Đó là cái cách họ nhìn ông: một tay Tàu. Và đó cũng là cách họ đối đãi với ông. Lễ đón chính của phái đoàn Trung Hoa không được tổ chức ở đại sảnh điện Cẩm Linh mà lại tổ chức ở khách sạn Metropole cũ “một địa điểm thông thường dành cho việc đón các chức sắc tư bản không quan trọng” theo như Ulam viết.

Mọi điều cũng không tốt hơn sau lần đón tiếp đầu tiên. Từ đầu đến cuối Mao Trạch Đông bị cách ly, đợi Stalin sắp xếp các buổi họp. Không ai khác có thể gặp ông cho đến khi Stalin gặp, và Stalin đang nắm giữ thời gian biểu của ông. Lúc đầu khi Mao đến Moscow, ông công bố rằng Trung Hoa tìm kiếm một mối quan hệ cộng tác với Nga, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng ông muốn được đối xử công bằng. Và thay vì vậy ông bị dạy cho một bài học mỗi ngày. Như cách dùng từ của Ulam “một người khách bị giam cầm”. Ông hét lên với các bức tường, nhận thức được Stalin nghe lén ngôi nhà: “Tôi đến đây không chỉ để ăn và ị” . Ông ghét đồ ăn Nga. Có một lần Kovalev, người liên lạc của ông, bất ngờ đến thăm ông. Mao chỉ về phía Moscow và nói: “Tệ, tệ”. Ông định ám chỉ gì vậy? Kovalev hỏi. Mao nói rằng ông tức giận với Kremlin. Kovalev nhấn mạnh rằng ông không có quyền chỉ trích “ông Chủ”, và rằng ông, Kovalev, giờ phải làm báo cáo.

Rồi rốt cuộc khi Stalin gặp Mao, họ  cho thấy có sự hiểu lầm lẫn nhau theo bản năng một cách đáng kể. “Tại sao các đồng chí không chiếm Thượng Hải nhỉ?” Stalin hỏi, với việc người Trung Hoa trì hoãn tiến vào thành phố này. “Tại sao chúng tôi phải làm việc này” Mao trả lời “Nếu chúng tôi chiếm thành phố, chúng tôi phải có trách nhiệm lo nuôi ăn tới 6 triệu cư dân”. Stalin vốn sợ rằng Mao ưu tiên cho nông dân hơn là công nhân, đã thất kinh. Nguồn cơn ở đây, là công nhân trong một thành phố bị để cho chịu khổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #206 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:21:44 am »

Trên mọi phương diện chuyến đi đến Moscow là một thảm họa, và Mao nhớ rất dai về cách đối xử với ông. Về viện trợ quân sự và kinh tế, ông cũng nhận được rất ít từ những cuộc thương thuyết trong chuyến đi đầu tiên này – một gói viện trợ không đáng kể của Liên Xô trong năm năm trị giá 300 triệu $, hoặc 60 triệu mỗi năm. Và tệ nhất là Trung Hoa phải nhượng bộ với vài yêu cầu lãnh thổ. Việc người Nga thiếu rộng lòng làm phía Trung Hoa bối rối. “Y như việc lấy thịt từ miệng hổ” nhiều năm sau Mao nói. Với Mao, ông biết rất rõ quy mô chiến thắng vĩ đại của mình và điều này có ý nghĩa thế nào trong lịch sử, sự đối đãi của Liên Xô về cơ bản là làm bẽ mặt, nhưng đó là một điều mà ông buộc phải chấp nhận mà không được phàn nàn. “Chẳng có gì ngạc nhiên khi điều mà Mao nhận ra, nếu ông chưa từng ấp ủ trước đây, là sự căm ghét vĩnh cửu với Liên Xô” Adam Ulam ghi.

Ngày 30 tháng Chín, năm 1950, Kim Nhật Thành, phần nào đã phải hạ mình trước những sự kiện sảy ra ở miền Nam, và cảnh báo của người Nga khi ông xin quân, đã cẩn trọng trong tiệc chiêu đãi ở tòa đại sứ Trung Hoa tại Bình Nhưỡng nhằm chào mừng kỷ niệm lần thứ nhất ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa. Ở đó ông đã đề đạt với đại diện của Bắc Kinh gửi quân đoàn Trung Hoa số 13 sang chiến đấu ở Triều Tiên. Ngày hôm sau, cùng với Pak Hon Yong, bề ngoài là lãnh đạo cộng sản Nam Triều Tiên, ông gửi thư cho Mao để hỏi xin quân. Để xúc tiến việc này, Pak bay đến Bắc Kinh cùng bức thư, điều này nhằm thể hiện rằng miền Bắc có thể thắng trong cuộc chiến nếu không có hành động của Hoa Kỳ. Giờ đây tình hình của họ, ông nói, là “rất nguy kịch” . “Thật khó cho chúng tôi để đương đầu với cơn khủng hoảng nếu chỉ bằng sức mạnh của riêng chúng tôi”, bức thư nói và kết thúc với yêu cầu khẩn thiết về quân Trung Hoa.

Ngày 2 tháng Mười, Mao Trạch Đông bắt đầu gặp gỡ với Bộ Chính trị, nhưng chỉ bộ phận cao cấp nhất. Ông cảnh báo: dù chỉ chậm một ngày, cũng có thể (ảnh hưởng) cốt tử đến tương lai. Ông nói vấn đề cần bàn không phải việc họ có gửi quân đi hay không, mà lúc này, là việc chọn ai làm tư lệnh. Lâm Bưu, vị tư lệnh được tán dương của tập đoàn quân dã chiến số bốn, người được biết là một tư lệnh bộ binh khá tốt, là một lựa chọn hợp lô-gic. Nhưng họ Lâm đã sang Liên Xô để chữa bệnh, một việc nhằm cả hai mục đích: hết bệnh và để không phải cầm quân. Thế là Mao quyết định chọn Bành Đức Hoài. Cũng như Lâm, ông là một người đồng chí cũ và đáng tin. Ông cùng phục vụ với Mao từ hồi năm 1928. Mao Trạch Đông cảm nhận rằng Bành Đức Hoài chính xác là người tốt bởi ông chia sẽ quan điểm chính trị của Mao, và dù rằng ông có những ý nghĩ lo ngại riêng, nhưng ông vẫn chấp nhận vị trí khi được yêu cầu, bất kể những mối nguy trập trùng cho quân của ông.

Vài người ở quanh Mao nghĩ, ông là kiểu người miễn nhiễm trước những cảm xúc về việc mất mát sinh mạng trong một cuộc chiến như thế này. Đó đơn giản chỉ là cái giá phải trả. Trung Hoa có hàng triệu dân, và trên con đường trở lại vị trí cường quốc; cần phải hi sinh nhiều người hơn những nước khác. Ngay cả việc Mỹ có thể sử dụng bom nguyên tử, ông cũng chấp nhận. Có lần ông đã làm Nehru sốc khi nói rằng bom nguyên tử là một “con hổ giấy”. “Bom nguyên tử không là gì phải sợ” ông nói nhà lãnh đạo Ấn độ “Trung Hoa có hàng triệu dân. Chúng không thể bỏ bom hết chừng đó. Nếu một ai đó có thể thả một quả bom nguyên tử thì tôi cũng có thể. Mười hay hai mươi triệu người chết thì cũng chẳng có gì phải sợ”. Nếu quan điểm chính trị của ông đòi hỏi phải có chiến tranh, thì câu hỏi lớn kế tiếp là: Khi nào Trung Hoa tham chiến? Khi nào các đơn vị vẫn đang tập hợp bên biên giới Mãn Châu sẵn sàng? Những người trong cuộc họp ngày hai tháng Mười, do Mao chủ trì, đã chọn ngày 15 tháng Mười, hai tuần sau. Trùng hợp là đó cũng là ngày được Truman và MacArthur chọn cho cuộc họp đầu tiên của họ, tổ chức trên đảo Wake.

Sau cuộc họp ngày 2 tháng Mười, Mao gửi một điện văn dài đến cho Stalin để báo cho lãnh đạo Liên Xô biết về quyết định của Trung Hoa. Quân Trung Hoa được gọi dưới tên Chí nguyện quân. Đó là một lựa chọn của phía bên ông nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh tổng lực với người Mỹ. Ông nói với Stalin rằng đầu tiên Trung Hoa sẽ gửi đến 12 sư đoàn. Ông hi vọng sẽ có ưu thế quân số ở mức 4:1 trên chiến trường, vừa đủ để trung hòa với ưu thế  hỏa lực của người Mỹ. Thêm vào đó, ông mong sẽ có ưu thế ở mức 1,5 hay 2:1 về cối; bởi họ không có pháo binh hạng nặng. Ngay từ đầu, quân Trung Hoa sẽ chủ yếu dùng chiến thuật phòng ngự để học cách đánh nhau với kẻ thù mới này. Ông nói với Stalin rằng ông không hình dung ra một cuộc chiến tranh kéo dài; và ông cũng không nghĩ người Mỹ có thể ráng chinh phạt đại lục Trung hoa. Mao cũng chính thức đề nghị Liên Xô hỗ trợ không lực cho quân của ông như đã hứa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #207 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:24:42 am »

Cùng lúc đó, Mao tiếp tục giải thích kế hoạch của ông cho các thành viên Bộ Chính trị, lắng nghe những phản biện của họ và dần khiến những đồng nghiệp của ông xuôi theo. Ngày 4 tháng Mười, cuộc họp đầy đủ của Bộ Chính trị được tổ chức. Ở đó, ông đã yêu cầu những người có mặt phát biểu về những bất lợi khi tiến hành can thiệp quân sự. Một số thành viên có sự dè dặt rất lớn. Họ tin rằng nền kinh tế đất nước vốn kiệt quệ sẽ có thể suy sụp nếu có một cuộc chiến nữa. Họ cũng phát biểu về những nguy cơ của quân ta trước vũ khí vượt trội của quân Mỹ. Mao lắng nghe và không ngăn họ. “Tất cả những gì các đồng chí nói không phải là không có cơ sở”   cuối cùng ông kết luận “Nhưng khi một dân tộc khác đang trong cơn khủng hoảng, làm thế nào chúng ta có thể khoang tay đứng nhìn? Điều này làm tôi rất buồn”. Rồi họ quyết định ngày mai họp tiếp. Trong phần hai của cuộc họp bộ Chính trị, Mao đã gọi Bành Đức Hoài từ biên giới Mãn Châu về. Sáng ngày 5 tháng Mười, Mao gặp Bành Đức Hoài và Đặng Tiểu Bình, cũng là một đồng chí cũ đáng tin cậy, một cựu binh của cuộc Vạn lý trường chinh, một Trung ương Ủy viên, và là tư lệnh của quân Cộng sản của một trong những trận đánh sau cùng cuộc nội chiến, trận chiếm Chonging vào ngày 1 tháng Mười hai năm 1949. Trong cuộc họp mật này Mao nói rất sâu về cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Mao nói, giờ đây thời gian là nhân tố chính. Quân Mỹ tiến rất nhanh và hầu như không gặp kháng cự. Cực kỳ quan trọng phải có hành động trước khi chúng đến sông Áp Lục. Ông nói ông hiểu có những nguy hiểm và rủi ro trong đó. Ông thực ra là chỉ nói với Bành Đức Hoài, một cựu binh chiến đấu gian khổ, một nhân vật được mọi người ca tụng là một người lính đúng nghĩa, một con người của quân đội hơn là của chính trị. Điển hình là khi Mao Trạch Đông triệu ông về từ biên giới Mãn Châu, đưa ông vào ở một trong những khách sạn tốt nhất Bắc Kinh, Bành Đức Hoài đã không thấy thoải mái vì giường quá êm ái. Thế là ông ngủ ngay trên sàn. Những gì ông quen thuộc – là chiến tranh gian khổ.  Có lời đùa trong những người đồng tuế của ông rằng cuộc hôn nhân duy nhất của ông chính là cuộc cách mạng.

Bành Đức Hoài là người của Mao, một nông dân làm tướng. Với những vấn đề chính trị, ông theo Mao, “đầu tiên là một anh em cũ, rồi là một người thầy, và sau cùng, là một lãnh tụ”. “Lão Bành”, Mao trạch Đông gọi ông. “Lão Mao”, cách thể hiện lòng quý mến của họ Bành, hầu như là người duy nhất trong ban lãnh đạo, có thể dùng với vị chủ tịch. Đôi khi trong các vấn đề quân sự, Mao dường như có ít kinh nghiệm và khá lý thuyết, nhưng riêng Bành vẫn xem ông là “sư phụ”. Nhưng không có nghĩa ông là kẻ tôi tớ của Mao, và sau này ông đã phải trả một cái giá chí tử cho sự độc lập đó: chỉ vài năm sau khi cuộc chiến Triều Tiên kết thúc, Bành Đức Hoài dũng cảm đương đầu với Mao và thách thức ông trong vài vấn đề chính trị, rồi ông kết thúc cuộc đời với tư cách là kẻ thù của Mao, và như thế là kẻ thù của nhân dân, bị tống tù, bị rẻ khinh và bị đánh đập một cách có hệ thống đến chết. Ngay cả hồi giữa thập niên 1950, ông đủ tự tin vai trò của mình, và là một con người độc lập, để nói với bác sỹ riêng của Mao về những gì ông nghĩ là vấn đề với răng miệng của chủ tịch. Vị chủ tịch, cho thấy, không bao giờ gặp nha sỹ, không bao giờ đánh răng và uống trà liên miên, và như thế làm cho răng của ông có màu xanh nhợt nhạt. “Răng của chủ tịch trông như được bọc một lớp sơn màu xanh”, Bành Đức Hoài nói, nhưng việc cải thiện công tác răng miệng của Mao khi đó xem ra là một thất bại.

Bản thân Bành Đức Hoài là một nông dân, trải qua một thời thơ ấu khó khăn nhiều hơn Mao. Ông là một con người có cảm quan chiến thuật thực dụng với một quân đội mới thành lập và luôn gần như bị vượt trội về vũ khí cũng như quân số khi phải chiến đấu với tư cách một lực lượng truyền thống. Trở lại chuyện của ông hồi năm 1934, ông đã chống lại một chiến lược tiêu cực trong lãnh đạo quân sự của Đảng, một người Phổ cứng nhắc tên là Otto Braun đưa ra, ông này được Moscow gửi đến Trung Hoa. Theo quan điểm của Bành, chiến thuật của Braun là tầm thường một cách vô vọng và không phù hợp với tình trạng quân sự mỏng manh của phía cộng sản. Thắng lợi của ông trước Braun trong cuộc chiến xác định chiến thuật có lẽ là chiến thắng lớn đầu tiên của cuộc Vạn lý trường chinh. Và cũng chính cuộc Vạn lý trường chinh đã gắn kết Mao với Bành: đó là một bài thử tối cao, hơn một vạn kilo-mét đường tháo lui và chiến đấu chống lại không chỉ quân Tưởng giới Thạch, các lãnh chúa địa phương, với địa hình hiểm trở, điều kiện thời tiết khắc nghiệt kinh khủng và cả cái đói lan tràn thường trực. Trong số tám vạn người lúc bắt đầu cuộc trường chinh từ phía đông nam Trung hoa, có lẽ chỉ có tám ngàn người hoàn thành được chuyến đi dài một năm và ba ngày, đến miền bắc xa xôi, cằn cỗi và nghèo khổ. Một trong những cuộc chiến cuối cùng của cuộc Vạn lý trường chinh là ở một địa phương tên gọi là Wuqi, sau hơn hai mươi ngày chiến đấu ác liệt, năm trung đoàn kỵ binh Quốc dân đảng, khoản từ bốn đến năm ngàn quân, tấn công. Mao Trạch Đông lịnh cho Bành Đức Hoài phải đánh bại kẻ địch truy kích và không cho chúng xâm nhập vào căn cứ. Khi ông làm xong, trở về, Mao đã viết một bài thơ tặng ông:

Núi cao, đường hiểm, hẻm sâu

Kị binh địch định quét ngang

Ai tay súng lưng ngựa, can đảm chặn địch

Chỉ có tướng quân của chúng ta, Bành Đức Hoài

(*đang tìm bản dịch chính thức bài thơ này, sẽ bổ sung lại sau)


(Bành Đức Hoài nói rằng sau này ông đổi câu cuối thành “chỉ có Hồng quân anh hùng của chúng ta” và chuyển lại cho Mao Trạch Đông)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #208 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:28:13 am »

Hiểu Bành Đức Hoài, vì sao ông chiến đấu giỏi, đó cũng là hiểu được những người lính bình thường của Trung Hoa với những mối bất bình đã dẫn lối họ, và như vậy hiểu được sự thành công của quân đội cộng sản. Niềm tin của ông rất đơn giản và hình thành từ một cuộc đời khắc nghiệt nhất: ông tin rằng người giàu tàn ác, rằng người nghèo không chỉ nghèo mà còn tuyệt đối chống lại họ; rằng có sự tàn bạo cơ bản trong mỗi giây phút hằng ngày trong đời người Trung Hoa; rằng cuộc chiến đấu để thay đổi điều đó xứng đáng cho dù phải trả giá bằng cái chết. Ông sinh năm 1898 trong một gia đình nông dân bần hàn cùng cực. Mẹ ông chết khi ông còn nhỏ. Cha ông không có khả năng làm việc vì bệnh tật. Một gia đình tám miệng ăn dựa vào một mẫu Anh đất đồi núi bỏ hoang. Bản thân Bành Đức Hoài phải bỏ học rất sớm bởi cần phải giúp gia đình kiếm tiền. Ông luôn hiểu rõ sự bất công, và sự tàn ác tuyệt đối của cuộc đời – người em út trong bốn anh em trai của ông bị chết đói lúc mới sáu tháng tuổi.  Lúc còn là một cậu bé, Đặng Tiểu Bình được bà dẫn đi cùng để xin ăn, một vai trò ông ghét và không muốn làm lần thứ hai. Thay vào đó ông vào rừng, đốn củi và bán kiếm chút đỉnh tiền. Nhiều năm sau ông kể với sự cay đắng to lớn rằng khi người bà bảy mươi tuổi chuẩn bị đi ăn xin lần nữa, trong lúc tuyết rơi và gió quất rát da, bà cần phải chống gậy và có hai người em ông đi cùng, một trong hai người đó chưa tới bốn tuổi. Khi người bà trở về với ít gạo, như sau này Bành Đức Hoài thuật kỹ lại, ông đã không ăn thứ thức ăn do người bà có được từ việc ăn xin.

Lúc còn nhỏ ông làm đủ thứ việc dành cho người ở để kiếm chút xíu tiền – đốn củi, bắt cá, xúc than. Lúc 10 hay 12 tuổi – ông không nhớ chắc – ông chăn bò cho một phú nông. Lúc 13 tuổi, theo cách nói của ông, là một lao động trẻ em trong một mỏ than, kéo một bánh xe lớn để làm khô nước trong hầm mỏ. Ông cũng đẩy xe chở than để có được vài xu mỗi ngày, một loại công việc quá sức đối với một cậu bé, và một kinh nghiệm để đời là sự kiện mỏ than bị phá sản khiến ông mất cả năm tiền công. Sau này ông nói, lưng của ông vẫn còn cong một chút trong cả phần còn lại của cuộc đời vì công việc này. Trở về nhà chỉ với một nửa số tiền như đã hứa trong túi, với đôi chân trần bởi ông không mua nổi dép rơm, da chân nứt nẻ, ông gặp lại cha. “Con rất bẩn và xanh” cha ông nói “Con còn trông không giống người nữa. Con làm mất hai năm ròng cho thằng chó đẻ đó mà không được gì”. Thế rồi cha ông nhỏ nước mắt.

Những năm tuổi thiếu niên của ông còn khó khăn hơn. Có một trận hạn hán lớn ở địa phương, như ông nhớ lại, bọn địa chủ và lái buôn đã tích trữ gạo và ngũ cốc để bắt giá lên. Bành Đức Hoài tham gia vào những cuộc phản đối của nông dân chống việc tăng giá, và ông buộc phải trốn khỏi làng để tránh bị bắt. Rốt cuộc, chỉ ngay trước sinh nhật lần thứ 18 của mình, tháng Ba 1916, ông thành lính trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Là lính trơn ông kiếm được sáu đồng tiền Trung Hoa mỗi tháng và có thể gửi về nhà ba đồng, chỉ đủ cho nhà ông sống lây lất, tạm bợ. Đó cũng là bước đầu cho binh nghiệp – một nghề nghiệp ông phục vụ xuốt phần đời còn lại, đầu tiên là trong một quân đội chính quy, sống sót qua hàng loạt những trận đánh với các lãnh chúa, lúc này do Tưởng giới Thạch làm tư lệnh. Trong quá trình này ông dần chín chắn về mặt chính trị hơn – đặc biệt khi lính, điều này thường xảy ra trong quân đội của Tưởng giới Thạch, không được trả lương. Lúc đầu ông tin rằng Tưởng giới Thạch là một nhà cách mạng thực thụ và có ý định tạo lập một Trung Hoa mới, mạnh hơn; nhưng khi niềm tin phai nhạt, ông dần chuyển hướng sang những người Cộng sản. Ông cùng những người khác như ông, như sau này ông viết lại về thời kỳ này, đã “đăng lính để làm cách mạng; đánh đổ bọn lãnh chúa, bọn quan chức tham nhũng, những kẻ bạo chúa địa phương, và bọn yêu quỉ lớp giữa và để mang đến việc cắt giảm tô thuế. Nhưng giờ đây không có cách mạng cũng chẳng có lương trong khi việc giảm tô thuế cũng chẳng nghe thấy nữa. Thế rồi chúng tôi được lịnh đi ‘tiểu trừ cộng sản’ và đàn áp các hội nông dân. Ai ra những lịnh kiểu đó cho chúng tôi? Chính Tưởng giới Thạch! Một người lính kiếm được 6,5 đồng một tháng. Trả mất 3,3 đồng cho tiền cơm lính, anh ta chỉ còn có 3,2 đồng – đó là thứ chúng tôi kiếm được. Chúng tôi mới cùng khổ làm sao! Chúng tôi không thể sắm nổi ngay cả giày cỏ hay thuốc lá thô, chỉ để chu cấp cho cha mẹ, vợ con chúng tôi”. Khi ông được thăng cấp, ông tự hào quay lại giúp lính của ông chống lại một tay chủ đất đặc biệt bóc lột. Và ông bị bắt vì việc đó, nhưng ông xoay sở với sự giúp đỡ của vài người lính để đào thoát.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #209 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 01:29:35 am »

Cuộc đời của ông không có gì khác hơn là một kinh nghiệm cấp tiến. Vào giữa tháng Hai năm 1928, rốt cuộc ông cũng được kết nạp vào đảng. Dù ông thất học, nhưng ông nhanh chóng hiểu được kiểu chiến tranh  mà các lực lượng Cộng sản phải đi theo cho đến khi sức mạnh của họ lớn lên. Đến năm 1934, suy nghĩ của ông rất song hành với Mao, và như thế, cùng Mao, ông trở thành một trong những kiến trúc sư đầu tiên của một chiến thuật quân sự được những người cộng sản dùng để đánh một cuộc chiến du kích linh hoạt: không bao giờ thách thức trực diện với quân Dân quốc, nhưng có khả năng di chuyển nhanh và tấn công chí tử khi quân địch cho thấy có điểm yếu.

Khi Mao Trạch Đông hỏi Bành Đức Hoài liệu ông có sẵn lòng chỉ huy các lực lượng Trung Hoa ở Triều Tiên, đó chắc chắn chỉ là một nghi thức. Rồi Mao đề nghị Bành phát biểu ủng hộ việc can thiệp trong buổi họp bộ Chính trị chiều đó, và ông ta đã làm. Bành Đức Hoài cũng đã dùng nhiều thời gian để suy ngẫm về chiến trường Triều Tiên nơi quân Trung Hoa phải đối đầu với quân Mỹ cùng những vũ khí  đáng sợ. Có một sự nguy hiểm đáng kể với toàn thể Trung Hoa, ông nói với thành viên bộ Chính trị; nếu quân Mỹ đến được sông Áp Lục, họ có thể tấn công vượt qua sông và xâm chiếm Trung Hoa. Cần dùng các lực lượng Trung Hoa để ngăn chúng. Đó là bổn phận của Trung Hoa. Và với cách đặt vấn đề này, tâm trạng của cuộc họp chuyển sang ủng hộ cuộc can thiệp. Bành Đức Hoài đã cho Mao Trạch Đông yếu tố quan trọng ông cần, sự đồng thuận của người sẽ lãnh đạo quân đội vào trận chiến. Những gì Mao tin, và giờ đây dường như những người khác đều tin – rằng Triều Tiên không còn là một vấn đề biệt lập, mà là một điểm trọng tâm trong sự căng thẳng lớn giữa thế giới cộng sản và thế giới tư bản; rằng quân đội không chỉ được gửi đến để cứu Triều Tiên, mà còn để giúp thúc đẩy một cuộc cách mạng thế giới, đặc biệt ở châu Á; và rằng Trung Hoa không muốn người Mỹ có một vùng đất  rộng lớn thoải mái ngay trên biên giới của mình. Cuối cùng, bất kể việc Mỹ có ưu thế kỹ thuật vượt trội, thì Trung Hoa với ưu thế về nhân lực và sức mạnh tinh thần, cũng sẽ chiến thắng. Điều luôn tồn tại trong không khí cuộc họp – dù luôn không được nhắc đến, nhưng rất quan trọng – là vấn đề Đài Loan. Trong suy nghĩ của người Trung Hoa, quốc gia của họ đã ở trong một cuộc chiến với người Mỹ, do Hoa Kỳ đã can thiệp vào Đài Loan; nếu Trung Hoa quá yếu để có thể tấn công Đài Loan, thì một khi quân Mỹ rơi vào tầm hoạt động của các lực lượng trên bộ của Trung Hoa ở Triều Tiên thì chuyện hiển nhiên là khác hẳn.

Ngày 8 tháng Mười, Mao Trạch Đông thông báo cho Kim Nhật Thành rằng Trung Hoa sẽ phát quân sang cứu ông ta. Cùng này, một nhật lệnh được gửi đến cho quân Trung Hoa (sẽ) sang Triều Tiên : “Nhằm hỗ trợ cho nhân dân Triều Tiên trong cuộc chiến tranh giải phóng, nhằm đẩy lùi cuộc xâm lược do đế quốc Mỹ và bè lũ chó săn theo đuôi triển khai,  đồng thời bảo vệ những lợi ích của nhân dân Triều Tiên, nhân dân Trung Hoa cùng tất cả những quốc gia Đông phương khác, lệnh cho Tập đoàn quân phòng thủ biên giới Đông Bắc chuyển thành Chí nguyện quân Trung Hoa. Chí nguyện quân ngay lập tức tiến vào lãnh thổ Triều Tiên để giúp đỡ cho các đồng chí Triều Tiên trong công cuộc đấu tranh  chống quân xâm lược và phấn đấu dành lấy chiến thắng vinh quang”. Ngày ấn định cho cuộc xâm lấn vẫn là ngày 15 tháng Mười.

Ngay lập tức Bành Đức Hoài quay về sở chỉ huy ở biên giới của ông, bắt đầu xác định những nhu cầu cần thiết. Ông nghe theo những thông tin của bộ phận tình báo rằng có 400,000 quân LHQ đang ở Triều Tiên, trong đó gồm 10 sư đoàn chiến đấu, hoặc khoản 130,000 quân. Bành Đức Hoài quyết định rằng ông cần có nhiều lính chiến đấu hơn bởi ông sẽ dùng số lượng vượt trội làm chìa khóa của chiến thắng. Thay vì vượt qua biên giới với hai tập đoàn quân và hai sư đoàn pháo binh, giờ đây ông lập kế hoạch bắt đầu với bốn tập đoàn quân và ba sư đoàn pháo binh, điều ngày đồng nghĩa với việc ông cũng cần ít nhất hơn 700 xe tải và hơn 600 tài xế nữa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM