Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:06:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam  (Đọc 91322 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:10:08 am »

Nếu sự kiện thử quả bom Joe One và cuộc tháo chạy của Tưởng ra khỏi đại lục chưa đủ tệ, thì vào cuối tháng Giêng năm 1950 Acheson tự làm khó mình thêm một cách đáng kể  bằng việc nhấn mạnh tới tình bạn và lòng trung thành của Alger Hiss, một cựu nhân viên bộ Ngoại giao người vừa bị xét xử lần hai vì tội khai man – dựa trên căn cứ còn nghiêm trọng hơn đó là nghi vấn làm gián điệp Liên Xô trong thế chiến II. Tại thời điểm ấy, điều này bộc lộ phần ngạo mạn trong con người Acheson, một phát biểu hoàn toàn vô cớ nhân danh một người đang bị kết tội là tội phạm nghiêm trọng, và đó là một sự phá hoại về mặt chính trị, không chỉ với cá nhân ông mà cũng tác hại tương tự cho chính phủ ông đang tòng sự. Vụ án Hiss là tâm điểm của cả quốc gia trong vòng gần hai năm khi đó. Sau này vụ án được cho là phản ánh tất cả những bất đồng của một thế hệ, khi một số thuộc cánh tả tự do đã mất niềm tin vào hệ thống tư bản bởi cuộc Đại khủng hoảng và sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít, họ trở thành đảng viên Cộng sản hoặc ít nhất cũng là ủng hộ viên. Đó rõ ràng là một sự cường điệu to lớn: bất kể nền dân chủ có những sai lầm trong thời kỳ này, thì đa số những người thuộc cánh tả tự do vẫn là những công dân trung thành và đã không gia nhập đảng Cộng sản hoặc làm điệp viên cho Cộng sản. Lúc ban đầu đa số quần chúng dường như ủng hộ Alger Hiss hơn là Whittaker Chambers – công tố viên buộc tội của Hiss, một cựu đảng viên Cộng sản và là một tay viết cao cấp của tạp chí Time – trong trận-chiến-hai-người đó, thứ nhất là vì dường như Hiss là một nhân vật hấp dẫn hơn nhiều trong hai người, và cũng bởi do có sự không thích chớm nở với việc truy nã những người cộng sản bắt đầu tăng nhanh ở nhiều nơi trong nước. Hiss, như Alistart Cooke viết – đây là một nhà báo Anh hiểu rất sâu sắc Mỹ – “là một chủ đề cho Henry James; một sản phẩm của cung cách lịch sự Tân Thế giới, với một niềm tin lịch lãm về cách cư xử, một con người nhiệt tình, sáng sủa, chất phác thanh nhã hơn kiểu sắc sảo, mệt mỏi, tin cậy và trần tục của người Anh”.

Lúc đầu, trên mặt báo, Alger Hiss được đặt cửa tốt hơn, một khuôn mẫu rất điển hình của dân Eastern Establishment (*) với tác phong và tư thế hoàn hảo, chỉ một chút khắc khổ. Dường như ông đi theo một sự nghiệp tốt với dân Eastern Establishment ngay từ đầu: trường luật Harvard, thư ký của Oliver Wendell Holmes do Felix Frankfurter sắp xếp, giữ vị trí thích hợp nếu không nói là một công việc quan trọng trong chính phủ ở thời Kinh tế mới; gần như chắc chắn, như chứng cứ dần hàm ý ra, ông là gián điệp Cộng sản bắt đầu từ những năm 1930 và kéo dài đến Thế chiến II. Vẻ ngoài của Hiss dường như tất cả đều thanh nhã, trong khi Chambers thì ngược lại – ủ ê, tối tăm, rối nùi và hoang tưởng. Ông đã sống sót sau một thời niên thiếu và thời trưởng thành kinh khủng – người cha nát rượu đã bỏ nhà đi theo người tình đồng giới ngay từ khi ông còn bé. Ông là một con người độc đoán, một tín đồ thực thụ khi ở trong đảng (Cộng sản) và có lẽ còn tin hơn khi ông rời đảng với sự vỡ mộng cay đắng. Khi còn thanh niên, ông tin rằng tất cả sự thật lớn lao trên thế giới này đã được Đảng giải đáp; lúc ông trưởng thành hơn và vỡ mộng, thì ông trở nên tin rằng tất cả những sự dối trá vĩ đại nhất trên thế giới này cũng do chính đảng đó thuyết pháp.

Là một phóng viên cao cấp của tờ Time, ông được nhìn nhận là vừa thông minh và vừa là một đồng nghiệp khó gần nhất. Vì có đảng tịch nên ông thăng bằng trong thời chiến, rồi khi ông bỏ đảng, ông vẫn cảm thấy mọi người khác nên ở cùng sự thăng bằng đó và rằng tất cả các thông tín viên của Time trên chiến trường đã không chia sẽ được cảm giác linh tính về điểm gở rất rõ ràng ở ông – hay nói cách khác sự phán quyết cuối cùng – về cuộc chiến toàn cầu sẽ diễn ra, bạn đồng hành của những người Cộng sản. Ông là một cây bút hoàn hảo cho một tạp chí có phần u ám vốn thích đưa ra những cảnh báo mang tính định kỳ về sự suy tàn của phương Tây. Nhà văn tiểu luận Murray Kempton, người theo dõi thời kỳ đó và vụ án Hiss với góc nhìn độc đáo đã có lần ghi nhận: “Không có ai có thể khua vang chuông cảnh báo về nền văn minh phương Tây đang bên bờ vực như Chambers”.

(*) Eastern Establishment: là cụm từ chỉ các trường/viện đại học tài chính nổi danh hàng đầu nước Mỹ ở miền Đông, có nghĩa gần tương tự với cụm từ Ivy League 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:12:33 am »

Chambers tuyên bố rằng ông biết Hiss rõ khi cả hai còn trong đảng. Hiss phủ nhận. Nhưng nhanh chóng những tuyên bố trái ngược và những phần sự thật trong câu chuyện của Hiss dần sáng tỏ, và được đưa ra bởi một hạ nghị sỹ trẻ đến từ California tên là Richard Nixon, anh này được giúp một phần bởi giám đốc FBI, J. Edgar Hoover. Homer Bigart của tờ New York Herald Tribune ghi nhận là có quá nhiều uẩn khúc trong câu chuyện của Hiss, có quá nhiều điều chưa được đưa vào. Hội thẩm đoàn cố xác quyết xem Hiss có khai man không và chia thành 8 – 4 chống lại ông ta. Lúc đó, Acheson là ngoại trưởng được một năm rồi. Trong quá khứ, có mối liên hệ giữa Hiss và Acheson, chủ yếu là qua người anh của Hiss, Donald, và cũng đã có những cảnh báo về anh em nhà Hiss từ hơn một thập niên trước do Adolf Berle – trưởng ban An ninh Bộ ngoại giao – đưa ra. Năm 1939 Chambers nói cho Berle biết là cả Alger Hiss và anh trai ông, Donald, đều là Cộng sản. Alger làm việc trong bộ Ngoại giao trong suốt thế chiến II với tư cách là giám đốc  Văn phòng Các vấn đề chính trị đặc biệt, chủ yếu là giải quyết các vấn đề với Liên hiệp quốc ; còn Donald Hiss là trợ lý của Acheson trong cả cuộc chiến và sau đó là một đối tác luật. Khi quan ngại về anh em nhà Hiss được đặt ra, như sau này Berle ghi nhận, Acheson đã trả lời rằng: “ông đã quen nhà đó từ khi hai cậu ấy còn nhỏ và có thể xác nhận hoàn toàn về họ”. Sau này, sau chiến tranh, khi Hiss và Chambers tiến hành cuộc tranh cãi đầu tiên, Acheson ngầm giúp Hiss chuẩn bị một bảng tuyên bố công khai  để dùng trước Ủy ban các hoạt động chống Mỹ của Hạ viện. Nhưng điều này không được biết vào lúc đó. Khi Acheson được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng, rồi trước khi trở nên hữu hảo với Ủy Ban quan hệ ngoại giao Thượng viện, đã có chút phiền muộn vì chính mối quan hệ với nhà Hiss. Một số thành viên của ủy ban thậm chí đề nghị và giúp đỡ soạn ra một thông cáo để Acheson có thể đọc và phản ánh quan điểm chống Cộng của ông. Một số đảng viên Cộng hòa trong hội đồng có lẽ không quá thân thiện bởi họ biết ông đã tư vấn cho Hiss trước đó.

Thứ ba, ngày 25 tháng Giêng, ba ngày sau phiên toà thứ hai luận tội Hiss, Acheson lên lịch tổ chức một buổi họp báo. Rốt cuộc thứ sẽ diễn ra không cách nào khác là một cuộc phục kích của báo giới. Acheson biết chính xác điều gì sẽ đến. Sáng đó, ông nói với vợ, Alice, rằng ông chắc chắn sẽ bị hỏi về Hiss, và rằng ông dự kiến sẽ nói rằng ông sẽ không bỏ rơi anh ta. “Anh còn định nói gì khác không?” bà hỏi. “Đừng nghĩ đó là một vấn đề nhẹ nhàng” ông trả lời “Điều này có thể là một cơn bão và đưa anh vào vòng rắc rối”. Sau đó Alice Acheson hỏi rằng ông có chắc đó là điều đúng phải làm. Ông trả lời: “Đó đúng là thứ anh phải làm”. Nhân viên của ông cũng đã sẵn sàng. Trợ lý riêng của ông, Louis Battle, và Paul Nitze, lúc đó là đồng minh thân cận nhất trong bộ Ngoại giao, cả hai cùng biện hộ với ông đỡ gạt các câu hỏi về Hiss. Battle rất lo tính bướng bỉnh của Acheson – nổi cơn giận mà bất chấp những tổn thất chính trị – kết hợp với tính công minh vô nghĩa của ông, có thể đưa ông vào một hành động sai lầm khinh suất. Acheson bảo Battle và Nitze rằng ông có thể học được từ Bài giảng trên núi (*). Rằng không cần phải tiên đoán trước. Vài năm sau Battle nói, cảm giác như thể Acheson đang chực hăm hở đánh nhau. Trong buổi họp nội bộ sáng đó, James Webb, thứ trưởng bộ ngoại giao, đề nghị Acheson để ông nói và khuyên Acheson thận trọng. Acheson lặp lại chương 25 trong Phúc âm thánh Matthew, đoạn thơ 36. Carlise Hummelsince, một cán bộ Ngoại giao cao cấp khác, đã khuyên ông rằng những câu chữ đó có nghĩa khác nhau với những con người khác nhau.

(*) Sermon on the Mount: bài giảng trên núi, chương 5 Phúc âm Matthew
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:18:17 am »

Câu hỏi của Homer Bigart báo Herald Tribune là: “Thưa ngài Ngoại trưởng, ngài có nhận xét gì về Alger Hiss?”. Acheson lúc đầu trả lời rằng trường hợp này vẫn còn ở trước tòa, và như vậy không thích hợp để nhận xét. Khi đó, đồng nghiệp của ông có chút khuây khỏa, ông đã làm được. Nhưng rồi Acheson đi xa hơn. “Tôi hiểu mục đích câu hỏi của anh là muốn có vài thứ khác hơn từ tôi” ông nói “tôi muốn nó rõ ràng với anh, cho dù điều gì sẽ sảy ra với anh Hiss và các luật sư của anh ấy trong phiên tòa, thì tôi cũng sẽ không quay lưng lại với Hiss”. Vậy đó, ông sẽ không quay lưng lại với Hiss, lúc này Hiss được đa số trong nước nhìn nhận không phải ở góc độ khai man mà là điệp viên. Với một chính trị gia khi dưới sự công kích hỏi về những ai mà ông ấy không chắc chắn nhiều, những ai bị kết tội là khai man để hoạt động gián điệp, thì câu trả lời này là ngạo mạn tột bực. Thế rồi ông nói các phóng viên đọc kinh thánh đi, Matthew 25:36, đoạn Đức Christ kêu gọi những người theo Ngài hiểu rằng bất cứ người nào quay lưng lại với bất kỳ ai trong cơn hoạn nạn thì cũng sẽ quay lưng lại với Ngài:

“…Trần truồng và ngươi mặc áo cho ta;

Ta bệnh và ngươi thăm ta;

Ta trong tù và ngươi đến với ta…”

Ngay cả khi Acheson làm thông cáo, thì Thượng viện cũng trong phiên họp, và Karl Mundt, một đảng viên Cộng hòa bảo thủ đến từ bang Nam Dakota, đang nói về việc Hiss và đám người Harvard của ông ta đã đưa đến sự sụp đổ của Trung Hoa (một chính sách mà thực ra Hiss chẳng có chút quan hệ gì). Và rồi Joe McCarthy vọt lên ngắt lời Mundt. Ông hỏi: “Tôi không rõ là thượng nghị sỹ có biết đến một bảng thông cáo dị thường nhất của Ngoại trưởng vưà đưa ra chỉ vài phút trước không”. Bạn thân của Acheson, James (Scotty) Reston, chuyên trách Washington của tờ New York Times, bị choáng váng bởi sự ngớ ngẩn của nó  – tất cả những gì ông phải nói, Reston tin, là ông không thể đá một người đã gục xuống. Những người Mỹ trung bình đều có thể hiểu điều này. Nhà sử học Eric Goldman đã viết: “một món quà khủng khiếp và hoàn toàn không cần thiết cho những ai đòi hỏi rằng chính sách đối ngoại của chính phủ Truman phải được định hướng bởi những ai dễ dàng với Chủ nghĩa Cộng sản

Câu trả lời của Acheson có lẽ là dũng cảm, nhưng đó cũng là sự ngạo mạng đáng kinh ngạc, một thảm họa chính trị với chính quyền Truman. Bản thân Truman nghĩ Hiss có tội. Khi phiên tòa thứ hai mở ra, Truman đã nói với viên mật vụ thân cận nhất, Harry Nicholson: “Acheson thân mến nói với tôi rằng Alger Hiss vô tội. Nhưng sau khi đọc các hồ sơ bằng chứng tôi nghĩ tên chó chết ấy có tội và tôi mong họ sẽ treo hắn”. Các vấn đề an ninh khi đó trở nên chính trị hóa hơn, và tăng số người ủng hộ tranh luận, điều được cánh hữu Cộng hòa công kích ồn ào hơn rằng Dân chủ là đảng phản quốc. Và giờ Acheson lại đưa ra một trường hợp gián điệp rất công khai trong nước có quan hệ với bản thân ông cũng như trung tâm chính quyền Mỹ. Thật không biết có món quà chính trị nào lớn hơn cho những người Cộng hòa. Rất điển hình, Richard Nixon ngay sau đó đã có một bài phát biểu rằng: “Những kẻ phản bội trong các hội đồng cao cấp của chính phủ chúng ta đã khẳng định rằng ván bài là gian lận ở phía Sô viết trên bài cờ ngoại giao”. Trong cuộc tranh luận chính trị trước đó, một phóng viên đã hỏi Truman rằng ông có nghĩ vụ án Hiss là một dạng red herring (*) không? Ông đã trả lời khẳng định. Nhưng giờ, Robert Donovan viết: “dù bản thân ông không nói từ nào rằng ông có liên đới tới họ” nhưng bởi câu trả lời thiếu cẩn trọng của Acheson nên “ông vẫn có một con mèo chết đeo bên hông

Với như thế, thứ mà sẽ được biết đến dưới cái tên chủ nghĩa McCarthy, một thứ virus chính trị mới mạnh mẽ, bắt đầu được sản sinh ra. Ngày 9 tháng Hai, năm 1950, mười lăm ngày sau khi Acheson họp báo, và chừng năm tháng trước cuộc xâm lăng của Bắc Triều Tiên, Joseph McCarthy, một thượng nghị sỹ cấp thấp từ bang Wisconsin, người đang tìm kiếm một vấn đề và được khuyên rằng cộng sản trong chính phủ có thể là một điểm nóng, ông nổi lên từ buổi nói chuyện ở Wheeling, Tây Virginia. Ở đó ông tuyên bố rằng có trong tay danh sách 205 cái tên là đảng viên Cộng sản đang làm việc trong bộ Ngoại giao. Dù bộ đã được cảnh báo, McCarthy nói, nhưng không chịu làm gì cả. Ông còn chi tiết thêm rằng đã có bao nhiêu người dân phải sống dưới ách cộng sản trong 6 năm qua, phần lớn là bởi sự sụp đổ của Trung Hoa. Và rồi ông liên kết đến vấn đề Hiss và Acheson: “Như các bạn biết, rất gần đây thôi, Ngoại trưởng xác quyết lòng trung thành của ông với một người mang thứ tội mà luôn được cho là kinh tởm nhất trong các loại tội phạm – một kẻ phản bội nhân dân đã tin cậy giao cho hắn với niềm tin lớn lao – sự phản quốc”. NHững lời buộc tội, thứ sau này thành chủ nghĩa McCarthy cùng với những thứ tạm nham khác được sử dụng trong vài năm: rằng Trung Hoa thất bại không phải bởi những lực lượng lịch sử mạnh mẽ mà chúng ta đã không đủ sức lật lại, mà bởi sự phá hoại đến từ tầng cao cấp nhất ở Washington, điều này có thể lần theo vết được qua sự bất trung (hoặc khờ dại vô vọng) trong Bộ Ngoại giao, thường được kết nối với Alger Hiss

(*) red herring nghĩa đen là cá mòi muối khô, nhưng cũng là một thành ngữ mang hàm ý kết luận sai, hoặc không rõ ràng   

 (hết chương 12)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:19:55 am »

Sự mâu thuẫn nội bộ của Hoa Kỳ trong việc nước này miễn cưỡng chuyển mình từ một cường quốc biệt lập thành một siêu cường quốc tế thể hiệu nhiều nhất qua cuộc chiến gần như liều lĩnh của Dean Acheson với vấn đề tăng ngân sách quốc phòng trong khung cảnh đầy kịch tính khi ông trở thành bia ngắm chính cho sự giận dữ đang tăng cao của cánh hữu. Đầu năm 1950 Acheson đã chỉ định Paul Nitze xây dựng những tài liệu khung chính, những tài liệu sau này được biết dưới cái tên NSC 68, và đưa nó thông qua các cơ cấu hành chính. Lựa chọn này thì không có gì ngạc nhiên. Ngôi sao Nitze vẫn đi lên và anh rất giống một phiên bản mở rộng của chính Acheson – suy nghĩ của anh song hành với vị ngoại trưởng.

Nguyên ủy Nitze là người của Forrestal. Một trong những người bảo trợ quan trọng nhất ban đầu là George Kennan, trí tuệ của Nitze hấp dẫn ông, và Kennan muốn đưa anh vào làm cấp phó cho mình ở Cục Kế hoạch Chính sách, cơ quan think-tank đặc biệt của Bộ Ngoại Giao, nơi ông làm lãnh đạo. Cục Kế hoạch chính sách rất có ảnh hưởng thời ấy.  Đó là nơi những bộ óc hạng nhất cân nhắc về hệ quả các sự kiện, lúc đó hệ quả các sự kiện vẫn được cho là quan trọng, và suy nghĩ trong tầm nhìn dài hạn về các vấn đề có áp lực trực tiếp đủ nhanh. Nhưng Acheson phủ quyết đề xuất này, vì nghĩ rằng Nitze quá gần gũi với các nhà điều hành phố Wall bởi anh (như Forrestal) nguyên làm cho Dillion Read, một trong những nhà đầu tư hàng đầu ở phố Wall. Rồi rốt cuộc Acheson cũng thay đổi quan điểm của mình, và mùa hè năm 1949, khi Kennan lần nữa đề xuất Nitze, Acheson đã đồng ý. Acheson và Nitze trở nên gần gũi nhau hơn trong cả công việc và quan hệ cá nhân, dù Kennan đã rơi vào tình trạng bị ghét.

Chỉ bốn năm trước, Kennan là một siêu sao trong bộ Ngoại giao với những phân tích sớm sủa và cực kỳ thông minh của ông về ý định của Liên Xô, nhưng giờ khi Chiến tranh lạnh sâu rộng thêm, và ranh giới giữa chính trị nội địa và quốc tế phân biệt hơn, ông trở nên bị trật nhịp với bộ, ảnh hưởng của ông gần như không còn. Ông không còn là một tay chơi chính trong những cuộc tranh luận, mà những tranh luận đó cũng đã thay đổi, Acheson cũng không còn hứng thú nghe những phản biện rắc rối của ông, hay những suy nghĩ chín chắn và xứng đáng của ông dù chúng có thể như vậy, và rằng chính phủ, dù muốn dù không cũng bị cuốn theo dòng các sự kiện, phải vượt qua những điểm thành – bại mà còn không kịp hiểu rõ về nó. Khi quyền lực chính trị cánh hữu tăng lên, còn chính phủ thì bị những bao vây bởi những chỉ trích, thì giá trị của Kennan nhanh chóng bị đánh giá thấp đi. Mùa thu năm 1949, ông được yêu cầu báo cáo cho một trong những trợ lý bộ trưởng thay vì trực tiếp với Acheson. Điều này có nghĩa là sự gần gũi của ông với Ngoại trưởng đã bị cắt đứt, và mọi người trong Cục đều hiểu về điều đó; một khi mối quan hệ bị cắt thì quyền lực và ảnh hưởng cũng bị mất theo. Một vài tuần sau ông đề nghị Acheson cho ông thôi chức vụ ở Cục kế hoạch chính sách  nhanh nhất có thể và cũng yêu cầu được ra đi không ràng buộc.

Kennan chính thức được Nitze thay vào tháng Giêng năm 1950, dù trên thực tế Nitze đã làm công việc này từ tháng Mười một năm trước.  Nitze còn kiên quyết trong hầu hết những vấn đề hơn Kennan, ảnh hưởng của Kennan ngày càng ít đi, trừ biệt lệ đặc thù trong trường hợp Triều tiên, cả hai đều phản đối quyết định của MacArthur tiến lên miền bắc, vượt vĩ tuyến 38 hồi tháng Mười năm 1950, bởi hai ông tin rằng có quá nhiều rủi ro trong khi lợi ích thì không đáng kể. Mặc khác Nitze luôn được lòng Acheson, và trong những thập niên sau đó, anh dường như là môn đồ trung kiên nhất của những gì Acheson tin vào. Với vấn đề cơ bản của NSC 68 – nỗ lực tăng gấp ba ngân sách quốc phòng, điều Acheson muốn – Nitze đã hỗ trợ vị Ngoại trưởng, trong khi Kennan chua chát chống lại nó, ông cho rằng việc này phản ánh sự diễn dịch hoàn toàn sai lầm ý định của Liên Xô và làm quân sự hóa chính sách ngoại giao Hoa Kỳ đồng thời mang lại một cuộc chạy đua vũ trang leo thang không ngưng nghỉ giữa hai cường quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:21:19 am »

Tất cả những điều này đã làm Kennan thêm u sầu, vốn là một con người không mấy khi bi quan nên ông càng nóng lòng rời Washington để về trường Princeton, nơi thành tựu trí tuệ được đối đãi đúng đắn và cũng là nơi ông có thể làm công tác viết lách. Và như vậy ông cũng hết sức chống lại  sự sụp đổ những giá trị theo quan điểm của mình, và thứ mà ông cho là quyết định của cấp trên đã chọn sai tiến trình chính trị – đã chọn theo hướng mà ông cho là quá đơn giản trong góc nhìn kẻ địch, một góc nhìn đã đặt cả thế giới Cộng sản hiện hữu vào trong vòng điều khiển của riêng mình Moscow, hơn là nhìn nhận nó như một vũ trụ phức tạp có đầy những thành tố kinh khủng, mà những điểm tách biệt đó, ông tin chắc, rốt cuộc cũng sẽ tự phát lộ, và tất cả đều dựa trên cơ sở chủ nghĩa quốc gia. Lý luận này của ông là ý kiến tranh luận chính chống lại quan điểm chủ nghĩa Cộng sản đơn cực trong thời gì đó, và trong góc nhìn tối tăm của mình, không ai chịu lắng nghe. Hồi mùa hè năm 1949, ông đã tự nhận xét một cách châm biếm về mình là : « Một gã hề trong cung đình, mong có cuộc thảo luận sôi nổi, vinh dự để nói những điều kích động, có giá trị như một chú mòng biển thông minh tìm chỗ trú trong những đồng bạn thấp kém hơn, nhưng không được nghiêm túc nhìn nhận khi cần phải ra quyết định sau cùng về chính sách ».

Không ai trong chính phủ có thể làm việc với George Frost Kennan dù ông là một người rất dễ cộng tác. Ông rắc rối và khó khăn, vài người nóng lòng có được ảnh hưởng, nhưng khi có rồi thì lại không thoải mái với gánh nặng đồng hành. Ông nhút nhát và kín đáo, có tính cách của một sử gia hơn một nhà ngoại giao, và gần như là một người quá cá tính để làm việc trong một cơ quan như Bộ ngoại giao, nơi mà các quyết định thường dựa trên sự phản ứng tức thì. Ông cố tìm kiếm một dạng chính trị hoàn hảo trong một thế giới mà các quyết định thường được đưa ra dưới tình trạng bị căng thẳng kinh khủng, và như vậy là thường không hoàn hảo. Ở một cương vị công việc đặc thù, với tư cách của một trong những bộ óc hàng đầu của Mỹ, ông dường như luôn mang theo hàng loạt những tranh cãi phức tạp không chỉ với những đồng nghiệp và thượng cấp trong cái phức hợp an ninh quốc gia, với những nhân vật diều hâu hơn ông hoặc những ai xem ông là đối thủ, mà còn với chính bản thân ông. Như thể sắc thái và sự nhập nhằng trong chính sách là quá tinh vi ngay cả với ông, và mỗi điểm bất đồng ý kiến do ông đưa ra phải được bù bởi một đối âm. Nếu có dịp được lắng nghe ông cảm thấy một chút không thoải mái, thì lúc không được lắng nghe ông hoàn toàn không vui. Hơn bất kỳ nhân vật chính nào trong thời của ông, hơn cả Acheson, ông dường như bị nản lòng bởi sự thô bạo trong tranh luận chính sách của nền dân chủ Mỹ, ông lo rằng việc xây dựng được một chính sách ngoại giao khôn ngoan, thận trọng cho một nền dân chủ quá rộng lớn và phóng túng là một nhiệm vụ vô vọng, rằng văn hóa đơn giản tới mức quá thô, và nền chính trị quá nguyên thủy.

Bởi vậy nên sau này ông trở thành một trong những người chủ chốt chống chiến tranh Việt Nam, cũng như mười lăm năm trước đó ông đã lo ngại về việc vượt vĩ tuyến 38 ở Triều Tiên và bắc tiến, ngay cả trong bộ phận những người hâm mộ ông, cũng có cảm giác rằng ông không chỉ theo cánh bồ câu mà còn mềm mỏng một cách thái quá trong các chính sách ngoại giao. Nhưng như vậy là quá dễ dãi trong việc đánh giá một tình huống hấp dẫn hơn nhiều, ở chính tình huống này cho thấy ông là một nhân vật thực dụng siêu hạng : ông không muốn dùng thực binh Mỹ ở Việt Nam không phải vì ông cảm thấy có bất cứ sự cảm thông nào với các lực lượng bản địa đang thách thức chính sách Hoa Kỳ trên chiến trường trong thời đại chống thực dân, mà thay vì đó là bởi ông không nghĩ họ (hoặc đất nước của họ) đủ quan trọng trong kế hoạch tổng thể để nước Mỹ phải tiêu tốn tài chính và sinh mạng, đặc biệt trong những cuộc chiến gần như chắc chắn sẽ thất bại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:24:42 am »

Ông tin rằng những điều tệ hại sẽ diễn ra nếu chúng ta cố áp đặt quyền lực lên những nơi dường như không thích hợp. Những nơi như Việt Nam và Trung Hoa là quá tầm với (và cả sự quan tâm) của chúng ta, trong khi những đất nước khác, gần hơn, thân thiện hơn với chúng ta, đồng thời cũng quá tầm tay của Liên Xô. Thực tế là ông tin rằng đã có sự cân bằng quyền lực thiết lập một cách không chủ tâm trên thế giới bất chấp lối nói tu từ hoa mỹ của hai siêu cường – và về lâu dài điều này có lợi cho Hoa Kỳ. Khái niệm quyền lực với ông (trớ trêu là Joseph Stalin cũng thế) là khả năng của ngành công nghiệp trong yêu cầu nhanh chóng chuyển sang phục vụ quân sự. Thế giới duy nhất chúng ta cần quan tâm nhiều đó chính là sức mạnh kỹ nghệ – và dĩ nhiên, thứ này chủ yếu nằm ở phương bắc, của người da trắng, và Nhật Bản gần như là quốc gia quan trọng duy nhất ở châu Á. Kennan đã hứng thú phản ứng tới cuộc xâm lăng của Bắc Triều Tiên chỉ bởi tầm quan trọng mà ông gán cho Nhật Bản trong khung cảnh tổng thể lớn hơn, và niềm tin của ông rằng một nước Triều Tiên Cộng sản thống nhất, nếu nước Mỹ không thèm bảo vệ, có thể làm suy yếu người Nhật. Hai ngày sau khi quân Bắc Triều Tiên vượt biên giới, ông nói với đại sứ Anh ở Washington  rằng, trong khi Triều Tiên không có ý nghĩa mang tính chiến lược thì « mục tiêu quan trọng cần phải bảo vệ tốt, đặc biệt là ở Nhật Bản ». Trên thực tế, George Kennan là một người cực kỳ không ủy mị, ông xem xét thế giới cũng trong những cung cách không ủy mị nhất.

Ông là một người trầm ngâm, nhiều khi bi quan về những sự kiện chính trị, và thường, với một số người là rất thông minh và khôn ngoan, nhưng vô ý một cách đáng ngạc nhiên với tâm trạng và cảm giác của những người khác quanh ông. Khi quyết cưới một phụ nữ Na Uy trẻ, ông đã viết thư cho cha, một trong những nốt lặng nhất của mọi thời khi miêu tả về cơn bốc đồng lãng mạng tuổi trẻ : « Nàng là một người Scandinavy đơn giản thực sự và không lãng phí nhiều lời. Nàng có khả năng hiếm có trong việc giữ im lặng một cách yêu kiều.Con chưa bao giờ thấy tâm trạng nàng xao động dù có bất kỳ điều gì, và ngay cả con cũng không làm nàng lo lắng ». Không như những nhà hoạch định chính sách cao cấp khác cùng thời, hầu hết họ xuất thân từ một gia đình quý tộc nổi danh Mỹ, ông là sản phẩm của một gia đình trung lưu điển hình nhất ở Trung Mỹ, con của một luật sư thuế ở Milwaukee. Nhưng theo cách của riêng mình, ông là một tay hợm mình đáng kể, kiên quyết bất tiện với những gì mà ông cho là người Mỹ cùng khổ, những người theo góc nhìn của ông có lẽ gây trở ngại cho khả năng của những người quý tộc khi đưa ra các quyết định trong một nền dân chủ.

Ngay cả những bạn bè lâu năm như nhà Sô viết học tiêu biểu Chip Bohlen, một con người cực kỳ nhạy cảm với tâm trạng của Kennan, cũng không thấy mình dễ dàng ăn ý. Cuối cùng, khi Kennan rời bộ Ngoại Giao sau 27 năm làm việc, ông ngạc nhiên khi nhận ra không có ai để nói lời tạm biệt. Ông gần như không có bạn, để chia sẽ những suy nghĩ cá nhân, không bao giờ cho những người cùng công tác biết sở thích của mình. Nhưng, sự độc đáo của ông với tư cách của một nhà phân tích chính sách ngoại giao là không thể bàn cãi. Bởi lịch sử đã xác thực giác quan của ông, ông phục vụ để thấy một thế giới theo chiều sâu của lịch sử, trong suy nghĩ của ông, tạo lập một quốc gia mang đặc tính gần như vượt quá ý thức của những người hiện đang điều hành đất nước, như thể những lực đẩy mang tính lịch sử này còn hơn là một bộ phận của họ mà họ biết, một sự phản xạ DNA thực sự của đất nước. Với ông Liên Xô thực ra là nước Nga, và những người cai trị mới của họ chỉ là hiện thân thời hiện đại của Sa hoàng che phủ dưới những từ hoa mỹ bình dân hơn, nhưng về bản chất là phản ánh lại những nỗi sợ hãi, hoang tưởng, và sự cô lập từ những láng giềng vốn là một phần lớn trong quá khứ của đất nước đó. Ông tin rằng điều quan trọng khi xem xét những gì sảy ra sau Thế Chiến II là truyền thống xung lực người Nga, nó đáng sợ hơn tham vọng quốc tế của một quốc gia Mác-xít hung hăng quá mức.

Ngay khi còn thanh niên trong cuối thập niên 1930, ông đã mô tả tính cách người Nga là như được tạo thành bởi « nỗi sợ hãi thường xuyên bị nước ngoài xâm lăng, [và] cuồng loạn nghi ngờ các nước khác ». Ảnh hưởng của nhà thờ Thiên chúa giáo phương Đông cũng không bị đánh giá thấp « với tính không khoan dung, hấp dẫn, và hệ thống chính trị chuyên chế của nó ». Năm 1943, khi hầu hết giới viên chức Washington vẫn nuôi dưỡng trong đầu một ý tưởng tốt đẹp theo chủ nghĩa lạc quan về khả năng Hoa Kỳ đồng hành với Liên Xô sau chiến tranh, Kennan đã cãi ngược lại với quan điểm hiện hữu của đa số các thượng cấp, rằng thời gian khó khăn ở phía trước và rằng Liên Xô, vì các lý do lịch sử, sẽ rất khó khăn để cộng tác khi chiến tranh kết thúc.  Nhưng trong giữa cuộc Thế chiến II, gần như không ai, có lẽ trừ Averell Harriman, muốn nghe ông. Harriman, thiếu gia của một gia đình kinh doanh xe lửa vĩ đại, một nhà phê bình chính trị quốc tế trong thập niên 1940, phái viên đặc biệt của Roosevelt với cả Churchill và Stalin. Bản thân ông thì không quá thông thái, nhưng ông là một người biết lắng nghe vĩ đại đồng thời là một người có thể lặp lại ý tưởng của người khác một cách siêu hạng, và một người đáng tranh cãi trong số hai hoặc ba nhân vật công chúng tài năng nhất trong một giai đoạn kéo dài, như trong trường hợp của ông, dài đến bốn thập niên. Harryman rất ấn tượng với Kennan dù lúc đó ông là một nhân vật bé nhỏ trong tòa đại sứ Moscow. Năm 1946, Kennan gửi về Washington bức điện tín dài nổi tiếng của ông, một bức điện phân tích tuyệt vời dài 8000 chữ, một phân tích hấp dẫn về sự khó khăn khi làm việc với Liên Xô, trích dẫn các tiền lệ người Nga của họ, và lịch sử hung bạo của đất nước họ. Ông đã điện về những thông tin hợp lý vào đúng thời điểm, dường như đã giải thích được cho Washington rất nhiều về việc tại sao hợp tác với Moscow gia tăng khó khăn, và trùng khớp với bài phát biểu của Winston Churchill ở Fulton, Missouri, trong đó ông tuyên bố rằng Bức Màn Sắt đã buông xuống phân nửa châu Âu. Kennan đã chỉ ra điều mà nhanh chóng được biết dưới cái tên Chính sách Ngăn chặn trong việc hợp tác với Liên Xô.  Phần này được đăng trên tờ báo uy tín Foreign Affairs, tác giả được ghi chỉ là «Ngài X. » – và nó gây xúc động mạnh đầu tiên với Washington, sau đó là cả nước. Ông đột nhiên thành một ngôi sao. Sau này ông viết : « Danh tiếng của tôi được tạo ra. Lời nói của tôi giờ đây có trọng lượng ». Lý thuyết Chính sách Ngăn chặn của ông trở thành cơ sở cho chính sách của Washington với Moscow thời đó, và bức điện của ông đã ghi dấu cho việc chấm dứt thời gian tồn tại của chủ nghĩa lý tưởng về tương lai của hai nước đồng minh thời chiến tranh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:41:26 am »

Thời ông là ngôi sao không kéo dài ; vì ông suy nghĩ quá độc lập và quá tách biệt với sự thay đổi ngọn triều chính trị. Năm 1948, vì ông thấy chính sách ngoại giao căng thẳng với Nga và ông đã truy nguyên theo nguồn gốc lịch sử của họ, Kennan nghĩ rằng phản ứng của Washington với Liên Xô đã đi quá xa, bởi Hồng Quân, dù hùng mạnh, sẽ không xâm lược một ai. Stalin đã làm điều đó một lần rồi, với Phần Lan vào năm 1939, và đó là hành động đốt tay mình. Kennan cũng đã viễn kiến được sự căng thẳng không thể tránh được giữa người Nga và người Trung Hoa, nguyên gốc là từ những khác biệt to lớn trong lịch sử của họ. Ông chắc chắn rằng một Trung Hoa mới kiêu hãnh, dù theo chính quyền Cộng sản hay không, một Trung Hoa chiến thắng trong cuộc cách mạng của chính họ, sẽ không muốn làm đàn em cho Liên Xô lâu. Trong vấn đề này ông được các chuyên gia thuộc Bộ Ngoại giao ủng hộ, như John Davies, người quan sát Trung Hoa nhiều như Kennan quan sát Nga.  Nếu Stalin, trên thực tế là một Sa hoàng, có những cảm giác lo sợ và tham vọng của một Sa hoàng, thì Mao Trạch Đông cũng vậy;  là người sau rốt trong chuỗi các hoàng đế Trung Hoa, cũng có những nỗi sợ và tham vọng của một hoàng đế. Sa hoàng Nga và hoàng đế Trung Hoa, Kennan chắc chắn rằng, sẽ không thể hợp ý với nhau. Năm 1947, Kennan viết : « Người của điện Kremlin đột nhiên nhận ra sự hay thay đổi này và sự vận động tinh tế của người phương Đông; thứ mà họ nghĩ họ giữ trong lòng bàn tay mình sẽ nhanh chóng rỉ qua kẽ tay và không gì còn sót lại trừ cái chào nghi lễ của người Trung Hoa và nụ cười lịch sự ».

Chính phủ không nghe theo cái đúng quá nhanh, đặc biệt nếu bạn bị cho là ở cánh quá bồ câu. Kennan đã tiên tri, và ông đã đúng, sau một thời gian ngắn đáng ngạc nhiên, tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia leo thang vào đầu thập niên 1960 và có những cuộc giao tranh nhỏ thường xuyên giữa hai thế lực Cộng sản to lớn dọc theo biên giới Nga – Trung. Nhưng trong năm 1949 – 1950, trong một chính phủ đang dưới sự công kích gia tăng, cùng với những tin tức kinh hoàng về Joe One (bomb hạt nhân Nga), sự tháo chạy của Tưởng Giới Thạch khỏi đại lục, thì suy nghĩ của ông  về tình hình căng thẳng sẽ đến giữa Nga và Trung Hoa không chính xác là thứ Acheson muốn nghe. Năm 1949, David Bruce, một nhân vật đang lên khác ở Bộ Ngoại giao, ghi nhận rằng bạn ông, Acheson, không còn muốn đọc điện thư của Kennan nữa, bởi cho rằng chúng quá dài và ba hoa, cuối cùng là quá văn chương. Thời điểm này không còn tốt như hồi ông gửi bức điện thư dài nổi tiếng. Nhưng không điều gì nói lên việc Cuộc chiến tranh lạnh leo thang nhanh ra sao, và việc trong nước chống lại các chính sách của chính phủ gia tăng như thế nào hơn cái sự thật là Kennan đã rơi từ vị trí siêu sao tới mức ra rìa chỉ trong vòng ba năm. Vấn đề ông làm Acheson bối rối không chỉ đơn thuần do ông dài dòng và hay tranh luận ; gần như mọi điều ông nói là đúng, các chính sách các điều kiện chính trị khác nhau đã định sẵn để Acheson vui vẻ làm theo; nhưng điều này không kéo dài có lẽ bởi sự thay đổi chính trị của thời đại. Acheson quá kiêu ngạo để thừa nhận dù là vào ngay lúc đó hay sau này trong hồi ký, rằng Kennan có ý kiến bất đồng, rằng ông miễn cưỡng thích nghi với việc thay đổi các lực lượng chính trị, rằng có vài điểm trách cứ lẽ ra không nên được nói ra với vị ngoại trưởng – một người không thích bị khiển trách, hoặc thừa nhận là ông đã bị ép bẻ cong bất kỳ chính sách nào của mình.

Ông bất đồng quan điểm không chỉ trong vấn đề Liên Xô và Trung Hoa. Trong số những vấn đề khác mà Acheson và Kennan chia rẽ quan điểm là câu hỏi liệu có nên tiếp tục triển khai bom khinh khí – hoặc được biết dưới cái tên the Super -  thứ vũ khí đang được Edward Teller đẩy mạnh, ông này  là một cựu khoa học gia dự án Manhattan và ghét Robert Oppenheimer. Lúc Truman muốn có một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu vấn đề dự án the Super, Acheson đã chọn Nitze, một người ủng hộ Teller làm lãnh đạo ủy ban, điều này đồng nghĩa với việc ủy ban đặc biệt gần như sẽ rất ủng hộ dự án tiếp tục. Với Nitze, quan điểm về dự án the Super là rất thực dụng  – liệu quả bom có hoạt động (tốt) không? Teller đã thuyết phục được anh ta rằng nó sẽ ổn. Với Kennan, giờ đây gần gũi Oppenheimer – ông này đau khổ với những gì thứ vũ khí của mình đã gây ra ở Hiroshima và Nagasaki, đây không đơn giản là một câu hỏi khoa học hay thực nghiệm mà còn là một vấn đề về mặt đạo đức.  Ông cho rằng dự án the Super không gì khác hơn là một tai họa đạo đức tiềm tàng. Những gì mà cả Oppenheimer và Kennan tin là, với quyết định phát triển bom H, một cuộc đua vũ khí siêu năng lực không có giới hạn và không thể chiến thắng sẽ được triển khai, và nó sẽ, rốt cuộc, làm gia tăng hiểm họa toàn cầu trong khi không thêm được chút gì cho an ninh quốc gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:45:15 am »

Khi ủy ban của Nitze báo cáo, như đã dự báo được, rằng Hoa Kỳ phải tiếp tục dự án the Super, ủy ban cũng gợi ý rằng chính yếu là cần xem xét lại dưới góc độ bức tranh an ninh quốc gia tổng thể. Bàn tay của Acheson rất thành công trong trường hợp này – đây là một vấn đề ông muốn có nhằm khởi động cho kế hoạch đại tu dài hơi các chính sách an ninh quốc gia. Nitze có thể dẫn dắt điều này. Ngày 31 tháng Giêng năm 1950, sáu ngày sau khi Acheson có lời bình về Hiss, Truman đã cho lệnh tiếp tục việc xem xét toàn diện này.

Với việc Kennan cho rằng nước Nga của Stalin tập trung chủ yếu vào việc phòng thủ trong chính sách của họ dù quốc gia đó mang đầy tính hoang tưởng thâm căn cố đế, thì Nitze lại đưa ra một góc nhìn rất khác. Lúc đó anh viết «Tựu trung lại, những hành động gần đây của Liên Xô đã cho thấy không chỉ là sự tăng cường sức chiến đấu mà còn gợi ý cho thấy một sự liều lĩnh về cơ bản là mới – và gần như khinh suất ». Thực ra mà nói, anh bảo rằng Hoa Kỳ với tư cách là một siêu cường không thể xây dựng các chính sách dựa trên cơ sở giải quyết của Kennan về một nước Nga Sa hoàng, bất kể là tác giả thông minh tới mức nào. Ngộ nhỡ Kennan sai thì sao? Tóm lại Kennan là một nhà ngoại giao và là một sử gia, ông không là một cán bộ tình báo, và nếu quan điểm của ông về nước Nga là sai lầm, còn Hoa Kỳ chọn tiền đề cho tư thế an ninh dựa trên cơ sở giả định sự thật lịch sử đó, thì có thể kết thúc với việc dễ bị tấn công một cách không tả xiết.

Với Acheson và các đồng minh, tài liệu NSC của Nitze rốt cuộc có thể khởi động cho tiến trình làm sức mạnh quân sự Mỹ tương xứng với lời nói và viễn cảnh của họ về vai trò của Mỹ thời hậu chiến: Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nói to, nhưng sẽ đi kèm đó còn là hơn một cây gậy lớn – một vũ khí nguyên tử không thích hợp; giờ đây nước Mỹ có nhiều cách phản ứng quân sự linh động khác. Với Kennan, về mặt khác, điều mà Nitze (và Acheson) đang đề xuất chính là việc quân sự hóa chính sách Mỹ – thực ra mà nói, việc xây dựng hệ thống an ninh quốc gia sẽ tiêu tốn rất nhiều tài chính của đất nước và chắc chắn sẽ làm cho phía đối phương – Liên Xô – cũng sẽ xây dựng hệ thống quốc phòng tương ứng. Vũ khí hạt nhân của Liên Xô, ông viết, không làm thay đổi cân bằng sức mạnh : «trong chừng mực nào đó, chúng ta tự thấy mình trong tình huống rắc rối cao ở thời điểm hiện tại, cảm giác này chủ yếu là do chúng ta tự tạo ra. »

Điều chủ yếu trong các cơ quan hành chính là tranh luận về bản chất nghiêm trọng nhất, khó với tới nhất của vấn đề. Acheson và Nitze tiến hành bí mật nhất có thể. Nhân vật chính cần phải cách ly khỏi những nổ lực của họ chính là Louis Johnson, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Hội đồng tham mưu liên quân cũng lặng lẽ cung cấp cho Nitze những tham số họ cần. Nhiều năm sau, Omar Bradley ghi nhận rằng xung đột giữa Acheson và Johnson đã tạo nên « một tình trạng hiếm có, bất tiện và mỉa mai mà ở đó ba vị tham mưu trưởng của ba quân chủng và chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân lại gần gũi với quan điểm của Ngoại trưởng hơn là Bộ trưởng bộ Quốc phòng ». Acheson – và Nitze – rất đồng cảm với các vấn đề của họ hơn Johnson, vị chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân tin vậy. Nitze nghĩ, mức giá tối thiểu để nâng hệ thống quốc phòng Hoa Kỳ lên tới mức cần thiết phải đâu đó quanh con số 40 đến 50 tỷ $ hằng năm. Nói cách khác, anh và những người ủng hộ tin rằng hiện Hoa Kỳ không thể thực thi nổi các chính sách quân sự và quốc phòng của mình, và Liên Xô có thể xâm chiếm thế giới.

Khi Acheson nghe được con số ước lượng, chừng 50 tỷ, ông đã bảo Nitze « Paul, đừng có đưa thứ đó vào báo cáo. Cậu đúng khi báo cho tôi, và tôi sẽ nói với Tổng thống, nhưng đừng có đưa vào báo cáo nhé ». Cuối cùng, ngày 22 tháng Ba năm 1950, họ gặp Johnson và Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân tại văn phòng của Nitze để duyệt qua tài liệu phác thảo. Buổi họp bắt đầu với vẻ yên ả. Johnson đề nghị Acheson cho đọc phác thảo. Acheson có. Còn Johnson dĩ nhiên là không có. Thực tế là ông chỉ mới nghe về nó hồi sáng nay. Đột nhiên, ông hiểu rõ là mình hoàn toàn bị đứng ngoài cuộc chơi và bị phục kích toàn phần. Hiển nhiên là Acheson và lính của ông ta, Nitze, chịu trách nhiệm, và rõ ràng là đã có liên lạc chặt chẽ với Hội đồng tham mưu liên quân, và nhận rõ ý định cung cấp cho quân đội thường trực không chỉ những thứ mà ông đã cắt khỏi ngân sách mà còn những thứ mà ông chưa từng tưởng tượng ra. Ông tin rằng mình hoàn toàn bị cô lập. Như sau này Acheson viết lại, bất thình lình : « ông ta nhào tới, đá ngã ghế ra sàn, đấm lên bàn, làm tôi sợ sút quần ».

Ông gào lên rằng Acheson và Nitze đã cố bịt mắt ông và ông sẽ không dung thứ cho điều này – ông sẽ không bị khuất phục trước sự làm nhục như thế này. «Đây là một âm mưu chơi sau lưng tôi nhằm phá vỡ những chính sách của tôi. Tôi và chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân sẽ rời khỏi đây ngay bây giờ », ông nói. Rất nhanh sau đó, Johnson đến văn phòng của Acheson cãi nhau lần nữa và bắt đầu hét lên rằng ông bị xúc phạm. Acheson vẫy ông ra, rồi có những ai đó gọi Truman để kể ông ta nghe về những gì sảy ra. Một giờ sau, Truman gọi lại và bảo Acheson cứ tiến hành tài liệu. Tổng thống vẫn chưa chấp thuật NSC 68 – những sự kiện ở Triều Tiên sẽ làm việc này – nhưng Acheson và Nitze vẫn chịu trách nhiệm cho vụ này. Sáu tháng sau Truman sa thải Johnson và thay ông ta bằng George Marshall. Acheson được thuyết phục rằng Johnson đã không tự chủ được lúc ấy.

NSC 68 là một tài liệu hạn chế. Nó xác nhận phản ứng của người Mỹ với sự khắc nghiệt của Chiến tranh lạnh, sự mất niềm tin của Mỹ với Liên Xô song hành với sự mất niềm tin của Liên Xô vào Mỹ, tạo nên một vòng lẩn quẩn mất niềm tin càng lúc càng mở rộng và làm cả hai phía tiêu tốn cho quốc phòng nhiều hơn. Nó vạch rõ xung đột toàn cầu trong giới hạn gần như hoàn toàn là ý thức hệ, đặc biệt ấn tượng trong một tài liệu cực kỳ bí mật mà chỉ có nhưng quan chức cao cấp nhất được xem. “Liên Xô – không như những trường hợp muốn làm bá chủ trước đó- được cổ vũ bởi niềm tin cuồng tín, đối lập với chúng ta, tìm đường áp đặt quyền thế độc đoán lên phần còn lại của thế giới”. Lúc đầu, Truman vẫn còn chưa dứt khoát với NSC68 và rất băn khoăn với mức chi phí. Nhưng rồi khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra và Chiến tranh lạnh leo thang thành một cuộc chiến nóng, sức ép của các sự kiện và nhu cầu tài chính trở nên cấp bách. Tranh luận về NSC68 trở nên không thực tế, các sự kiện đã lấn át vấn đề. Ngân sách, vốn được NSC68 đề nghị tăng gấp ba, giờ thực tế đã tăng gấp ba bởi chiến tranh. Bản thân Truman không cần phải ra quyết định cho NSC68. Thực tế là vào cuối mùa thu 1951, khi ngân sách tài chính cho Lầu Năm Góc được chuẩn bị, nó gấp bốn từ con số 13 tỷ đô trước chiến tranh Triều Tiên lên thành 55 tỷ. Nhiều năm sau Acheson lưu ý trong một buổi seminar ở trường Princeton: “Triều Tiên đã cứu chúng ta

(hết chương 13)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:47:21 am »

Chương 14

Harry Truman, dù gì đi nữa, vẫn là một con người kiên quyết. Ngay cả với phần lớn người của Roosevelt – những người vẫn kẻ cả nhìn những ngày đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông, dường như đây là một người không mấy đặc sắc đã thế chỗ lãnh tụ kính yêu của họ – giờ đã hiểu được. Vài tay chân của Roosevelt đã rời vị trí ngay tức khắc, bởi tin rằng họ không thể mang lòng trung thành của mình đến với Truman; những người khác thì  tôn trọng ông và hiểu rằng sự tận tâm của họ là với văn phòng chứ không phải với một con người, và rằng Truman theo cách của riêng ông là một người khác thường. Dù Truman là vị tổng thống Mỹ sau chót không kinh qua trường đại học, nhưng ông là một người rất ham đọc sách từ khi còn nhỏ, đọc rất tốt, và là một sử gia tự học nghiêm túc. Có lẽ quan trọng hơn hết thảy là ông không bao giờ hồ nghi về mình một khi ông làm việc. Có lẽ ông không cố kiếm một nhiệm kỳ tổng thống và nó lại đến với ông theo cách không mong đợi nhất, nhưng ông sẽ phục vụ và ra các quyết định tốt nhất có thể. Ngay cả trước khi ông được bầu lại trong nhiệm kỳ II vào năm 1948, ông cũng không khúm núm trước quyền quản trị, như thể ông chưa xứng đáng với vị trí và có lẽ hợp với làm việc bí mật trong một văn phòng nhỏ nơi họ vẫn để cho vị trí phó tổng thống. Đất nước xứng đáng hơn thế. Bên cạnh đó, hiểu rằng nếu ông cai trị như vậy, một kiểu đóng vai phụ cho một người vĩ đại, thì ông sẽ bị kẻ thù nhai xương, vài người trong số họ là kẻ thù về mặt tổ chức của tổng thống, một số là kẻ thù về mặt ý thức hệ, và một số là cả hai thứ đó. Ông không định để bị nuốt chửng; lịch sử phán xét kẻ bị thua rất nghiêm khắc. Quá trình làm việc với dân thường, cả lúc tốt lẫn lúc xấu – và chắc chắn là rất phong phú – đã làm ông tin vào kỹ năng đọc và đánh giá người khác, cảm nhận được ai có thể tin và ai thì không. Nó cũng dạy cho ông cách chọn ra những người tốt nhất, tập hợp những thông tin tốt nhất có thể và hỏi những câu được suy nghĩ tốt nhất, ước lượng được những hậu quả và rồi ra quyết định, thi hành. Ông cũng biết, như lúc ông bay về Washington trong buổi sáng sau khi Bắc Triều Tiên tấn công, rằng quyết định của ông trong những ngày đó sẽ là vấn đề chiến tranh hay hòa bình. Triều Tiên rõ ràng, theo nhận xét của ông, là chuyện khó khăn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống.

Tháng Sáu năm 1950, ông đã ở cương vị tổng thống được năm năm, và đã ghi được hai chiến thắng cá nhân, những thứ làm tăng mạnh niềm tin của ông. Dù có cảm giác hai thứ đó bện vào nhau làm một, cái thứ nhất – chiến thắng tuyệt vời của ông trước Tom Dewey trong cuộc bầu cử 1948 – thì dễ nhận thấy hơn. Và việc thắng cử đã giúp dọn quang con đường đến thành tựu to lớn khác của ông – chiến thắng hình tượng vẫn đầy quyền lực của Franklin Roosevelt, thứ rốt cuộc cũng mang cho ông một nhiệm kỳ tổng thống của riêng mình (và làm tăng sự tôn kính từ những chính trị gia khác, giới báo chí, sử gia và những ai hay đánh giá nhiệm kỳ tổng thống). Thoát ra khỏi gánh nặng người kế nhiệm Roosevelt, người có được vị trí gần như nhờ vào một việc bất đắc dĩ, là một thành công quá dễ để đánh giá thấp. Thực tế là ông không bao giờ để gánh nặng của người tiền nhiệm vĩ đại đè quá mức lên mình, dù là một người có ít quan hệ trong Thượng viện và gần như là một phó tổng thống vô hình. Ngược lại, Lyndon Johnson, vị phó tổng thống kế tiếp được kế vị do tổng thống hiện tại bị chết, đã là một nhân vật có tiếng ở Thượng viện trước khi thay cho John F. Kennedy (ông này chỉ công tác được ba năm, ngược lại Roosevelt là 12 năm); nhưng cũng ngược lại ông không bao giờ thoát nổi gánh nặng tâm lý và cảm xúc khi so sánh với người tiền nhiệm, và với cái cách ông làm ở nhiệm kỳ tổng thống đầu.

Truman là một người dễ bị đánh giá thấp. Ông thiếu một trong những sức mạnh vĩ đại trong cá tính Roosevelt; với một quốc gia quen với giọng của tổng thống phải trầm ấm, đáng tin, quý phái và quyết rũ, thì giọng của Truman thiệt tình đáng thất vọng, nhạt nhẽo và rin rít với rất ít cảm xúc thân thiết.  Những bài phát biểu của ông không gây xúc động – lỗ mãng, kỳ cục không sắc thái. Vài cố vấn đã đề nghị Truman nên cố nói giống như Roosevelt, và bài phát biểu nên theo cách thường đàm hơn, nhưng ông đủ thông minh để hiểu đó là một con đường sai lầm, rằng ông không thể cạnh tranh với một siêu sư phụ. Tất cả những gì ông có thể làm là chính mình và hi vọng rằng người dân Mỹ sẽ không phán xét ông vì những gì ông không thể. Ông hiểu rằng so sánh với Roosevelt là không có triển vọng, và đúng như vậy. Ngay từ đầu, ông là một cái bia dễ dàng cho các trò đùa chính trị, và thường có những miệng lưỡi độc ác. “Để sai lầm là Truman” Martha Taft lưỡi-a-xít nói, bà là vợ của Robert Taft, một thượng nghị sỹ Cộng hòa quan trọng. ”Tôi chỉ nhẹ nhàng về Harry” một người khác nói. Một câu được ưa thích thời đó, do cây bút Doris Fleeson viết là “Tôi thắc mắc Truman có thể làm gì nếu ông ấy còn sống” “Harry Truman tội nghiệp. Và nhân dân tội nghiệp của Hoa kỳ” Richard Strout viết trên tờ The New Republic.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2013, 09:50:01 am »

Truman làm tổng thống khi ông đã sáu mươi tuổi. Ông thành đạt chậm nhưng không có tham vọng quá cao. Dân của ông là nông dân và ông cũng đã làm nông khi nhỏ, và năm 1948 ông làm quần chúng vùng trung tây thích mê – sự ủng hộ này là một trong những  chìa khóa cho chiến thắng của ông – bởi đã nói với họ rằng ông có thể gieo được 160 mẫu Anh lúa mỳ “mà không bỏ sót tý gì”.  Ông cày theo cách cũ, ông thêm – bốn con la Missouri, không dùng máy cày. Lúc ông học những năm cuối cấp ba, dù không phải do lỗi của họ, trang trại của gia đình Truman thất bại và cơ hội học đại học của ông tan biến. Ông cố xin vào West Point, đây là ý định đầu tiên của ông để được học tập miễn phí, nhưng thất bại vì ông nhìn kém (ông bị quáng gà, như sau này ông ghi lại). Ông lại nỗ lực làm chủ, dựng một cửa hàng bán đồ lót đàn ông, nhưng chỉ được ba năm và kết thúc trong thất bại. Ông cũng mất nhiều thời gian để chứng tỏ với mẹ vợ ông, một người thuộc những gia tộc đầu tiên ở Independence, rằng ông xứng đáng với con gái bà, rằng Bess Wallace không cưới phải “Chử Đồng Tử” (nguyên văn là married down: chỉ việc cưới một người ít tiền hơn). Ở đây thành công lãng tránh ông; trong tình huống này cho thấy  ông chứng tỏ giá trị bản thân mình trước hàng triệu người Mỹ tốt hơn với bà Madge Gates Wallace (* mẹ vợ ông). Ông vào Thượng viện năm 1934 ở tuổi 50, tương đối muộn, với tư cách là đại diện thành thật, sắc sảo của cỗ máy chính trị tham nhũng cực kỳ của “Ông chủ” Tom Pendergast. Như thể vị trí đặc biệt của ông trong bộ máy Tom Pendergast luôn để mang đến cho nó một vài điểm danh dự và hợp pháp. Ông là dân thị tứ nhỏ với đức hạnh của thị tứ nhỏ. Phần lớn trong quảng đời của mình, ông đeo một cái nhẫn vàng ba sọc của Mason và một nút nhỏ trên ve áo để cho biết ông đã phục vụ trong Thế Chiến I. Ông thấy dễ chịu trong thế giới dân thị tứ, và là thành viên của Lê Dương Mỹ, cựu binh của các cuộc chiến ngoài nước, hội Nai sừng tấm (Huh)

Nhưng một cuộc đời trộn lẫn giữa những thất vọng và vài thành công tương đối (ít nhất với góc nhìn của đa số những ai từng giành được vị trí tổng thống) đã tạo nên sức mạnh của cuộc đời đó. ”Tôi thích những thì tôi thấy. Ông ấy thẳng thắn, khiêm tốn, suy nghĩ rõ ràng và mạnh mẽ” tướng Omar Braddley viết sau lần gặp đầu tiên. Ông không quá tự dối mình và ít dùng thủ đoạn. Ông làm việc cật lực, và luôn chuẩn bị kỹ. Ông không làm mất thì giờ của người khác, và ông cũng không muốn họ làm mất thì giờ của ông. Trái ngược với Roosevelt (ông này thích mánh khóe với mọi người ngay cả khi không cần thiết phải thế), Truman tỏ ra khá đơn giản và thiếu hấp dẫn. Những gì bạn thấy, là những gì bạn có. George Marshall luôn không thoải mái với Roosevelt và những mánh lới mà ông chơi với các cố vấn hàng đầu của ông. Đã có một khoảng thời gian bất hạnh khi tổng thống cố nói chuyện thân mật với Marshall, ông này thì nghĩ rất nguyên tắc về quan hệ với một chính trị gia, một người thích thẳng thắn. Ngay lập tức ông hiểu ra ông đã sai lầm với vẻ mặt lạnh lùng phát ra. Roosevelt gọi ông bằng tên riêng, bước đầu tiên trong việc rõ ràng là một tiến trình cám dỗ. Trước đó là Tướng quân, hoặc Tướng quân Marshall, chứ không là George. Vì lý do đó mà rõ ràng là Marshall thích Truman hơn. Không có nhiều bãi mìn chính trị giăng quanh.

Lúc ở Thượng viện, Truman quá hiểu những hạn chế của chính mình. Đại đa số đồng nghiệp ở đó được đào tạo bài bản hơn, giàu có hơn và thành công hơn; họ biết cái thế giới đặc quyền và sự tinh vi, những thứ ông chỉ có thể đoán chừng thôi. Một trong những bạn học cấp ba của ông, Charlie Ross, sau này là một bình luận viên ngôi sao của tờ St. Louis Post Dispatch và rồi thành trợ lý báo chí của ông đã nói: “Ông vào Thượng viện với mặc cảm tự ti rõ ràng, tôi tin là vậy. Ông là một người giỏi hơn ông tự nghĩ”. Nước Mỹ, tại thời điểm ông được thừa nhận là tổng thống, đang thay đổi rất nhanh, trở nên trọng dụng nhân tài hơn, được lèo lái bởi những lực lượng theo chủ nghĩa bình dân mạnh mẽ, đã nới lỏng trong thế chiến II và những quyền lợi chính trị mới đi cùng với họ, như dự luật GI (lính Mỹ) cho phép bất kỳ ai đã ở trong quân đội được vào đại học. Truman, ngược lại, là một sản phẩm của một nước Mỹ còn kém quân bình vốn vẫn tồn tại lúc chuyển giao thế kỷ, lúc đó những nam nữ công dân tài năng không phải luôn luôn giành được những công việc phản ánh đúng năng lực và tham vọng của họ.

Ông là một người cực kỳ trong thời đại của mình. ”Ông chỉ cần mở miệng là biết ngay lai lịch của ông” người viết tiểu sử của ông, David McCullough viết. “Đó không phải vì ông xuất thân từ một khu vực đặc thù của đất nước, mà là từ một thời kỳ đặc biệt của nước Mỹ trải qua, một người đi tiên phong đích thực và một vị trí đặc biệt trong trí tưởng tượng của người Mỹ. Missouri của ông, nhưng ông thích nhấn mạnh, là Missouri của thời Mark Twain và Jesse James”. Nếu Franklin Roosevelt dường như bước ra từ trang sách của một tiểu thuyết Editt Wharton thì Herry Truman cũng đến từ những trang của Sinclair Lewies.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM