Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:39:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 241677 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #320 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2014, 08:26:52 am »

                   KÝ ức: MỘT TRẬN CHỐNG LẤN CHIẾM (1973)
 Khoảng cuối năm 1972 D46/E40 giải thể lý do không phải d46 kém, mà do thiếu người mang vác súng 14,5ly (sau chiến dich xuân hè 1972) khi giải thể bob lúc đó là b trưởng. Cả tiều đoàn có 12 khẩu 14,5 ly đem bọc dầu mỡ cất vào kho...rồi đơn vị được sát nhập vào tiểu 30/E40 (tiểu đoàn 30 cũng là tiểu đoàn cao xạ 12,7) . Đầu năm 1973 (sau khi HĐ Pa ri) cuộc đấu tranh chống lấn chiếm diễn ra rất phứ tạp ... đại ĐỘI 12,7 của bob cũng triển khai bảo vệ vùng giải phóng ở khu vực Krông-Trung nghĩa (tây nam thị xã Kon tum). cuộc chiến diễn ra khá ác liệt. phía đối phương (QLVNCH) đã tràn ra chiếm khu vực Chư dệt (lấn chiếm cả vào hậu cứ của E95). Trước tình trên F10 điều E66 vào oánh chiếm lại. đại đội 12,7 của bob được đi phối thuộc cùng E66. Vào khu vực Chư dệt thấy tình hình rất căng thẳng, khó khăn có thể nói đi chỗ nào cũng có thể gặp địch (vì chúng đã đẩy E95 ra khỏi hậu cứ, chiếm được toàn bộ khu vực này). các con đượng mòn đã bị chúng phục kích, hoặc gài mìn.../ Ta (e66) thì vùa mới vào, trinh sát đang nắm địch. C 12,7 của bob đang tạm dừng chờ nhận nhiệm vụ, thì các Đc chỉ huy ông thì kêu "đau bụng", ông thì sốt rét "nhức đầu" . Khi d7/e66bb cho người đến báo chỉ huy cao xạ đi cùng để nắm vị trí... đêm tiền nhập...Hì!!! - ông nọ đùn ông kia... rồi chả ông nào dám đi (chưa đánh mà đã "tư tưởng" rồi)!  Bob tui được gọi lên giao nhiệm vụ. bob Nhận lệnh đi liền, và có chú liên lạc (của đại trửơng) đi cùng. " Tự nhiên bob trở thành đại trưởng (không phong) có lính phục vụ!!!"  hì,  hì...! Hôm ấy (đi thực địa ) bên BB có anh Long Hứa Ho làm trưởng đoàn (anh Ho hồi ấy là E phó 66 thì phải) các cán bộ 66 đi cùng toàn c trưởng đến d trưởng. (chỉ riêng c4, 12,7 của bob là b trưởng đi). đoàn chúng tôi bí mật theo trinh sát luồn rừng đến từng vị trí (áp sát địch), khi ở mũi chủ công (d7/e66), anh Ho thì thầm gì đó với d trưởng d7 rồi truyền xuống báo tôi (bob) lên nhận NV: rồi a chỉ vào tảng đá: - 12,7 đặt đây, rồi chỉ tay về hướng địch... rồi dặn khi có hiệu lệnh (mìn đinh hướng nổ) là 12,7 bắn quét về phía địch... khi bb xung thì ngóc cao lên ngọn cây bắn ... làm chúng không ngóc đầu lên được. Vâng! đúng vậy , sau này tôi cứ cảm phục tinh thần, gan dạ, sâu sát của người e phó e66bb và nghe láng máng: (anh Long Hứa Ho là người dân tộc tày trình độ học vấn còn thấp nên lúc ấy không biết dùng bản đồ , địa bàn...nên anh phải "cầm tay chỉ việc" trên thực tế chiến trường như vậy. Không biết có đúng không. (E66 hồi ấy tôi còn nhớ anh Võ Quang Tịnh e trưởng, anh Bùi Sĩ Dũng là chính ủy. Khi về hưu các anh ở Nha trang cùng BBLCCB F10). .
 -Vâng, trận Chư dệt ngày ấy thật ác liệt. Quân ta thắng và đẩy được bọn lấn chiếm khỏi Chư dệt. nhưng ta cũng thiệt hại lớn. Bên đơn vị bạn (e66) tôi không rõ lắm. Riêng đại đội 12,7ly của bob đi phối thuộc đã bị mât khoảng hai chục người (cả hy sinh và bị thương). Đặc biệt cả bch đại đội 4/d30/e40 "mất sức chiến đấu luôn" ngay từ khi mới đặt chân vào Chư dệt Và bob "bât ngờ" được lên nắm quyền chỉ huy cả đại đội. Nên nhớ mãi.
 - Rồi sau trận ấy, Trở về hậu cứ... C4,d30 lại giải thể... và bob cùng các anh em được chuyển về e24bb ...   " Còn các đ/c trong BCH đại đội ở lại D30 : Người đi nuôi lợn, trồng rau. người chuyển thành trợ lý này, khác... của D30". rồi từ đó đến nay bob không gặp được  ai nữa.
 - Khi bob về nhận nhiệm vụ ở E24,F10. Đơn vị đầu tiên tiếp nhận bob là C4,D4 (Lúc ấy anh Đóa là D viên, anh Oánh D trưởng) còn C4 lúc ấy anh Huy là c trưởng, anh Hồng C viên. Sau 1 tuần học chính trị, Được anh Hồng giới thiệu truyền thống đơn vị, rồi quán triệt nhiệm vụ... Bob vẫn giữ chức B trưởng của b 12,7 và đại liên , rồi nhận nhiệm vụ giữ chốt tại Ngô trang-đồi vuông (Kon tum). ở trên chốt được khoảng 1 tháng (cấp trên thấy được) cho người báo về tiểu đoàn nhận NV mới: Và bob được giao nhiệm vụ làm C viên phó! 
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Chín, 2014, 09:24:06 pm gửi bởi bob » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #321 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2014, 09:32:59 am »

Chào bob ! Mấy bữa nay có công việc không vào gặp bob được, nay lại gặp bob đây. Chúng mình ở với  nhau 5,6 p/k thấy với lính như thế là quá dài có phải không. Cần thế đã để 40 năm sau vẫn tìm đến nhau là vui lắm rồi. p/k rất cảm động khi đôi bạn bob và CB có lời động viên cho mấy câu dã quỳ. Dó cũng là cảm nhận sau 37 năm về TN thăm lại chiến trường xưa, chẳng thấy một vết tích nào còn lại ngoài  Đài tưởng niệm mới xây. May mà thấy dã quỳ  khi vào viếng mộ ông chú, làm cho p/k nhớ lại  bạt ngàn dã quỳ quanh buôn làng Tây Nguyên ngày xưa. Cảm ơn CB giử tấm hình dã quỳ đẹp rực rỡ cũng như cô gái nép vào hoa!  Chúc mừng CB mở trang mới, chúc mừng bob trở về hồi ức thời chiến trận ! p/k sẽ giử đầy đủ hơn cho bob vào một ngày không xa.  p/k rất thích hoa, nhắc đến dã quỳ lại nhớ hoa giấy, cái màu tím nhắc cho người ta nhớ đến hai tiếng “thủy chung”.  Nhớ ngày đi phép đầu tiên năm 1976, sau bob và khi vào bob đã đi học rồi. Trên đường xe nghỉ lại ở Huế ăn trưa. P/K ngồi bên bờ sông Hương nổi tiếng trong thơ ca, mình chưa thể cảm nhận hết cái đẹp, cái sâu lắng  của con sông đất cố đô mà chỉ thấy màu tím của hoa giấy rủ xuống sông Hương như nói lên điều gì đó. Lại nhớ khi ngồi trong xe, những chàng lính chiến bao năm xa quê hương, bạn bè và nhất là người yêu- nếu có- đều phân vân, nghi ngờ về sự chung thủy. Thế là p/k nghĩ ra mấy câu:
Qua Huế giờ trưa nghỉ bên đường
Giàn hoa tím nở bến sông Hương,
Ai biết tình ai còn chung thủy
Như mầu tim tím bến sông thương.
Bob kể do bệnh tật mà phải ra quân là điều không may nhưng với p/k ngày  ấy là cả một mơ ước. p/k “dẫy” từ sau khi bảo vệ Đa Nhim về và được nhận xét “ tư tưởng không yên tâm công tác”. Câu này khi cầm hồ sơ về Sư 31 p/k bóc trộm ra xem được. Mong ra kinh tế ở Lâm đồng lắm. Mấy tay cán bộ c10,  c12, không có quân các hắn đi vung “xích chó” thể là được chuyển kinh tế. Còn p/k …vẫn bí mật hồi sau  sẽ rõ. Trở lại 1973 quả là bob vững vàng và dũng cảm, dám ra đảm nhận việc hệ trọng trong thời chiến lại không phải của mình. Mong bob cứ dắt dẫn theo thời gian nhé.

Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #322 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2014, 10:20:33 am »

 CB chào hai anh lính Tây Nguyên . Chào các bác. Ngọn lửa trên cao nguyên trong ký ức lại bừng cháy trên trang viết của các anh. Thế là bác P/k sđã về viết bài. May mà em chưa kịp PM tin cho anh bob. Tự nhiên im bặt em cứ tưởng hay là bác K/K giận gì anh bob nên đã chạy về rừng mất rồi. Đang hăng hái thế mà bỗng trầm ngay, bác ấy chạy về rừng thì anh bob lại một phen đi tìm mệt nghỉ. Thế là may rồi!

       Anh bob ơi! lại xuất hiện thêm một nhà thơ Tây Nguyên nữa rồi. À mà em cứ quên không hỏi thăm đồng hương. Vậy ngày đó anh bị ốm sao mà phải nằm viện lâu thế? Nằm đến nỗi phải rời binh nghiệp. CB chúc các anh mạnh khỏe, viết tiếp hồi ức.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2014, 10:50:49 am gửi bởi xuanv338 » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #323 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2014, 12:54:03 pm »

*... Thế là p/k nghĩ ra mấy câu:
Qua Huế giờ trưa nghỉ bên đường
Giàn hoa tím nở bến sông Hương,
Ai biết tình ai còn chung thủy
Như mầu tim tím bến sông thương.
...
 **Câu này khi cầm hồ sơ về Sư 31 p/k bóc trộm ra xem được. 
...

* Đúng là thơ tức cảnh, Hay! -Hồi ấy còn rất trẻ mà bác PK@ đã có những cảm xúc rất "lãng mạn" rồi. Thấy hoa tím...nhớ người yêu...còn chung thủy không...! xuất hiện trong đầu...và có ngay bốn câu tứ tuyệt rồi. Hay nhât hai câu cuối:
" Ai biết tình ai còn chung thủy
Như mầu tim tím bến sông thương." - Tâm hồn anh "lính trẻ" đang nôn nóng hướng về quê... mong sao... bay ngay về để gặp!
** - Ồ! như vậy là sau này bác về F31 à.? - Lớp cùng học với bob cũng về 31 khá nhiều (trong danh sách đó có tên bob). Trong số ae về F31 rồi còn viết thư về trường cho bob biết: - Mong bob về nhận công tác sớm. BCB F31 đã dự kiến xếp cho bob: (D viên D cao xạ 12,7 của sư đoàn). Nhưng như bob đã kể trên. Bob không về được...và chuyển ngành ra Nha trang.
*** XV: Cái bệnh của bob hồi ấy: Trong bệnh án của bệnh viện ghi (bob xem trộm) là: "viêm cốt mạc xương hàm phải".  Thực tế thì bob thấy má bên phải xưng tấy (to như trái bưởi) đau nhức không nhai cơm được, toàn ăn cháo. Hồi ấy có người chẩn đoán là: quai bị. - Nhưng điều trị mãi không khỏi. chỗ viêm tấy rất nhiều mủ. phải mổ tháo mủ... Mỗi lần mổ có lẻ phải gần cả lít mủ đặc. Cứ mổ xong khâu lại...(dùng thuốc kháng sinh của Mỹ liều cao) nhưng vài ngày sau lại sưng lên, ở viện 211 mỏ tới 3-4 lần như vậy...Vẫn không khỏi. đội ngũ bs đã hội chẩn và có nhận xét "Có thể bị U xương hàm" thế mới kinh. - bob nghe nói U xương thì "toi" rồi...! Thế là bob viết giấy xin ra viện (có gì bob chịu)... Ra viện về trường, bob xin đi phép. -Về phép thăm quê, thăm vợ con "lần cuối"! -Hồi ấy (1978) vơ bob làm ở nhà máy cơ khí Thái bình còn đang sơ tán ở thôn Đoan túc. Bob về phép được vài ngày thì má bên phải lại xưng to "như quả bưởi"...bob phải lên bệnh xá tỉnh đội, các anh viết giấy chuyển lên QYV 7 bên Hải dương. Ở viện 7 ...cả tháng cũng không khỏi... "chán đời" bob xin ra viện, về ở với vợ con..."chờ chết"!!! - Ở với vợ con, được vài ngày bà chị gái ở dưới quê lên thăm và có mang theo cho một cái xương hàm con trâu nhặt được ở bờ bụi nào đó và bà chị nói: "các cụ nói đây là bệnh HÀM TRÂU chẳng có thuốc nào chữa khỏi chỉ mỗi xương hàm trâu chườm mới khỏi: "cậu chịu khó mỗi sáng ngủ dậy nấu cơm nước gì đó, đem hơ cái xương này khi nóng vừa thì chườm vào chỗ xưng". Vâng, và bob làm đúng như bà chị dặn. bob chườm liên tục cả tháng...thấy hàm không xưng nũa, rồi giãm sưng, giảm đau dần ...và khỏi hẳn, khỏi đến tận bay giờ luôn. Thật tuyệt vời cách chữa dân gian của bà chị. bệnh của bob như thế đó phải kể lại hơi dài, cảm ơn XV đã quan tâm.

 
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2014, 09:19:32 pm gửi bởi bob » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #324 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2014, 02:41:23 pm »

Chào tát cả mọi người! Hẳn là chu du 2/9 mới về mệt, nếu đúng vậy thì P/K mong mọi người chóng bình phục để lên “ chốt” chiến đấu cùng P/K. P/K khỏe lắm vừa ở Bắc mới Zô Nam mà.
(Kể tiếp)
P/K hồi còn bé nhút nhát lắm, người ta bảo hiền như con gái. Mà thật đấy, đi đến nhà ai cùng bẽn lẽn chui và chỗ khuất ngồi. Bà cô bảo làm trai thế thì kém lắm, không bằng những đứa con gái, nó trèo cả lên mái nhà bắt chim, leo cây cau hái cả buồng, ra ao tắm hụp lặn như con rái cá. Bà bảo đồ con trai như thế là vất đi rồi. Bà còn nói: Tao bẩu này ( quê mình vần ôi nói thành ui)  con trai mà đi đánh chắt, đánh chuyền, đánh lú, đánh tam cúc chỉ có mà ái nam ái nữ. Tôi chả biết ái nam ái nữ là gì. Tôi tồ lắm. Lớn rồi mà nhát như cáy, nhất là khi  lũ con gái…eo ôi cứ gọi là  giật mình thon thót, chẳng biết trả lời ra sao. ấy là với con gái khác làng thôi. Chứ cái lũ con gái trong làng, mà phần lớn trong họ thì chả sợ đứa nào. Còn làm cả đội trưởng thiếu nhi,  cứ đến rằm trung thu là xã họ tổ chức cắm trại và thi tập đội ngũ, thi thể dục, p/k ra điều hành ngon lành. Thế mà gặp bé nào khác xóm là lưỡi cứng đơ đơ, nhất là bé chào thì ôi thôi miệng P/k lúng búng như ngạm hột thị. Khốn nỗi bé nào trong xã cũng biết vì bảo bé mà học giỏi. Thực ra mình còi, chậm lớn. Ai đời 17 tuổi mà nặng có 30kg, cao 140 có chết tôi không. Thật 100% vì hết lớp 7 làm hồ sơ đi chuyên nghiệp kiểm tra sưc khỏe có thế thôi, thế mà đòi  đi hàng hải mới oai chứ.  Hôm trường Hàng hải thông báo về, vào buổi tập trung toàn trường, ông hiệu trưởng gọi đứng lên rồi phán câu xanh rờn: Bé thế này thì đi đâu! Học lên cho lớn đã. Vô tư học lên vì năm ấy ở huyện bắt đầu mở trưởng cấp 3. Trở lại cái chủ  đề nhút nhát, nhút quá dẫn đến bỏ lỡ mọi thời cơ trời mang đến. Sau này ngẫm lại  chẳng phải  chỉ có haị mà còn lợi nữa là khá, bàn sau. Bob  hoặc ai đọc nữa đừng ngủ gật nhé. Hôm nay cũng chỉ kể phần dầu thôi. Qua lớp tám chẳng biết  yêu, đến lớp 9 chẳng ai  yêu, sang lớp mười mới tập vụng thương, chộm nhớ mà chẳng dám nói. Hồi đang học lớp 10, có cô trò ở  cách nhà P/k 4km và P/k cách trường gần 5km. Như vậy cô bé cách trường gần chín cây số. Cô bé trọ học. Cũng kể thêm là trong cái xóm nhỏ có bốn thằng nam nhi hay chơi với nhau, nghịch tựa như quỷ sứ. Cả bốn thằng sàn sàn tuổi nhau, cùng đang đi học.P/k học hơn một lớp vì có đứa  bị lưu ban. Cứ vào dịp nghỉ hè là bốn quỷ sứ tụ tập bàn cách đi trinh sát, thu thập tin tức, nắm bắt ở đâu có ..”hoa dã quỳ’ mang về xếp hạng. Cuối cùng được bốn nàng. Một còn học và ba là thôn nữ. Bốn mục tiêu, tay nào tấn công ở đâu được thì cứ việc. Vây là P/k gặp dịp may trời cho: Thiên thời địa lời nhân hòa.  Có còn gì hơn thế nữa. Cứ là gắp thịt bỏ bát, gặp cá bở miệng. Chắc các vị bảo P/K chuyến này vớ bở, chuột sa chĩnh gạo, cứ gọi là ngồi mà nhai. Trở lại với câu nói của bà cô : Con trai thế thì kém lắm. Sau này mình nghĩ mình vừa kém vừa tồ. Chuyện thế này. Vì học xa nên phải đi học từ rất sớn. Mùa đông 7h, mùa he 6h rưỡi vào học. Mùa đông đi học khổ ơi là khổ, rét run cầm cập, lại phải đi sớm. Đồng hồ chả có chỉ nghe tiếng chuông nhà thời đánh, chuông nhất chưa đi, chuông nhì phải dậy. CB  là dân sứ đạo chắc sẽ biết chuông nhất là mấy giờ, chuông nhì là mấy giờ nhỉ? Trời đất ơi sao lại miên man cả sang sứ đạo của người ta  làm gì? Thôi thì cứ thông cảm mà nghe. Có hôm, bừng tỉnh dậy chẳng biết đã chuông hay chưa chuông, nhìn ra sân thấy trời sáng đùng đục.  Đên xuân lành lẽo tĩnh mịch, sương mù dày đặc, trăng bi mây mù che phủ, chỉ nhìn được trước mặt và chung quanh chỉ 10m. Ra khỏi làng hơn cây số là đến cây cầu có tên là Cầu Tây. P/K đi đến đầu bên này cầu thì thấy đầu cầu  bên kia, phía tay trái  một người đứng dậy đi.. Họ đi bên kia, P/K đi bên này. Chẳng ai cản ai,  hai bên mép cỏ, cách nhau cả một mặt đường. Chẳng biết mặt đường ngày ấy cách nhau bao nhiêu mét, chỉ biết rằng hai cái ô tô tránh nhau phải men ra vệ cỏ. Lúc đầu tưởng là người đi chợ, sau thấy là người cắp sách. Chính là bé.  Đoạn đường bốn cây số đi bộ phải mất cả tiếng đồng hồ thế mà “tôi  đi đường tôi, bé đi đường bé” . Bé chẳng chào mà tôi cũng chẳng hỏi. Hai cái bóng  cứ song song hai bên đường  cho đến cổng trường, tôi về lớp tôi, bé về lớp bé. Đấy, cái chàng trai tôi khốn khổ khón nạn, vụng thối vụng tha như thé, trước đối tượng đã được “chấm” mà còn bi khóa môi khâu mép,  bỏ lỡ cơ hội mười mươi dành phần chiến thắng. Nhưng không phải đã hết thời cơ đâu, còn hai lần nữa xin Bob và Cb theo dõi  nữa nhé. Xin chào và chúc sức khỏe!                                                 
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #325 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2014, 05:57:42 pm »

    Chích em xin chào hai bác Tây Nguyên. Chào các bác trên diễn đàn cùng người đọc. CB nghe anh bob đồng hương kể bệnh mà chương quá! Cái bệnh quái ác lại không khỏi vì thuốc và còn bao nhiêu công lao cô gái quân y vất sớm hôm chăm sóc. Cuối cùng THUỐC  và CÔNG  vẫn đổ xuống sông, xuống biển, bệnh vẫn hoàn bệnh. Cám ơn cái xương con Trâu. Con Trâu nó vừa vừa góp sức làm đầu cơ nghiệp của nhà nông, xương của nó lại vừa chữa khỏi được bệnh cho anh bob. Grin. Giờ nghĩ mà ân hận. Ngày xưa nhà có con trâu mà hai bàn chân CB đứng vào hai hõm hai bên làm nó đau, khó chịu khi đang no bụng cỏ, một tay kéo ghì rợ làm dây cương, vút roi cho Trâu lồng tếu, biến Trâu thành ngựa phi thi với bọn con trai vượt đê về làng. Ha..ha.. Thế mà nhiều hôm CB vẫn thắng. Tối về tắm rồi mà người vẫn hơi mùi Trâu."Có xà phòng đâu mà chả hơi cơ chứ" Nằm bên mẹ mùi Trâu bốc ra, mẹ mắng bắt dậy đi tắm lại lấy lá ổi sát vào người.

   Nhân bài viết của anh P/K . Em nghe cứ như cái bác này nói kháy gì Chích đây thì phải. Toàn là cái chuyện của cô gái ở đẩu ở đâu mà làm mình có tật nên giật mình. Chưa hết đâu. Hết câu truyện dài CB sẽ kể nhiều câu truyện nho nhỏ ngày xưa ở làng quê cho các bác nghe mà rùng mình. Lắm lúc bây giờ đe con, đe cháu mà lại nghĩ ngài ngại với chính mình ...hí....hí phải giữ bí mật thôi.

    Cách đây hai tối CB vào nhà anh chị. Nhân vật có trong chuyện kể". ăn cơm xong chẳng hiểu sao hai người lớn và cô em giờ đã lên bà mang truyện ngày xưa ra kể. Anh trai và chị dâu CB cũng thuộc diện nhớ dai. Những truyện nghịch ngơm của tuổi thơ của cô em gái được bà con bên xóm đạo mệnh danh là cô mục đồng, là "dái trong" được mang ra kể tội. Anh trại chích giờ đã ngoài 70 rồi, anh ngồi lắc đầu. Không hiểu sao ông Bụt lại nặn cô ra là con gái cơ chứ. Cả ba người cười trong nước mắt.

   Tuyện đánh đấm ở Tây Nguyên em không được tận mắt nên chịu, chỉ biết ngồi hóng truyện của các anh thôi. Thỉnh thoáng em lại rắc mấy câu cười cho dịu lửa cao Nguyên. Chúc các bác mạnh khỏe , tiếp tục kể truyện. Chích lại ngồi nghe.

    
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2014, 06:47:25 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #326 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2014, 09:24:53 pm »

" P/K hồi còn bé nhút nhát lắm, người ta bảo hiền như con gái....( quê mình vần ôi nói thành ui)  con trai mà đi đánh chắt, đánh chuyền, đánh lú, đánh tam cúc ... Bob  hoặc ai đọc nữa đừng ngủ gật nhé... Hôm nay cũng chỉ kể phần dầu thôi. Qua lớp tám chẳng biết  yêu, đến lớp 9 chẳng ai  yêu, sang lớp mười mới tập vụng thương, chộm nhớ mà chẳng dám nói.  "!                                             


 @ PK:-Úi giời ui! Cái lão P/K này mắc bệnh "truyền nhiễm" rùi. Đọc "có một cuộc đòi..." của người ta! tự nhiên lôi chuyện yêu lúc trẻ con của mình vào kể lể...
 Nhưng nghe cũng lâm ly, bi đát phết nhẩy! Bob vưỡn đọc đầy đủ chứ không ngủ gật đâu. Nhớ Trang này "Máu nhiều hơn hoa" đấy nhá. Nên phải kể về ký ức chiến tranh  (Máu) nhiều đã, thỉnh thoảng chấm phá (hoa) vào cho dịu dịu bớt... Hì hì...!
@ XV:
  " CB nghe anh bob đồng hương kể bệnh mà chương quá!" ... - "Xương quá", "Xướng quá"!!!
 _Úi giời ui! nghe câu lày , cảm động quá! xuýt rơi điếu thuốc đấy!!! (bob nghiện thuốc lá mà. đang hút). à mà trong cách chữa bệnh "hàm trâu" như bob đã kể: - Các cụ còn nói: xương hàm trâu càng lâu càng tốt (tức là cái xương đó càng cũ kỹ lâu đời) . và một lời dặn nữa: là đàn ông thì chườm 7 lần. đàn bà thì chườm 9 lần (có nghĩa là ngồi ôm bếp lửa hồng, hơ nóng xương áp vào chỗ xưng (để lâu lâu chút cho nguội) rồi hơ tiếp cho nóng lại áp tiếp lần 2... cứ thế... cho đúng 7 lần ( nữ 9 lần). ngày nào cũng làm như vậy đến khi khỏi hẳn mới thôi. ( Riêng bob chỉ hơn một tháng là khỏi). cảm ơn.
 
 
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2014, 10:47:37 am gửi bởi bob » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #327 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 11:00:46 am »

Chào bob! Chào các bạn trên trang mạng M &H!
P/K đọc phần Bob kể, lại tiếc không có ngày và tháng chuyển vị trí? Các anh Đóa và Oánh mình đều biết, anh Đóa đồng hương của Thái Lọ của Bob đấy, hình như về hưu là đại tá hay thượng tá gì ấy.  Còn ở cấp đại đội mình ít tiếp súc, nhất là chính trị càng biết ít hơn nhiều.
Bob ạ, P/K đang ở rừng núi về tới đồng bằng, sướng quá, lại gặp đồng cỏ  tươi tốt, xanh mơn mởn,  toàn cỏ mật, thơm ngon ngọt lịm, con TRÂU già khoái quá cứ thế cắm đầu gặm, cho thỏa nỗi khổ cực của những ngày sống trong rừng rú heo hút, đói khổ, bệnh tật triền miên tưởng như vô vọng. Hăm hở quá cũng may gặp “C viên”, dân cựu của mạng, thổi còi bảo về ngay rừng. Cánh đồng cỏ non xanh mơn mởn này là lãnh địa của nai rồi. Trâu đành lồng về nơi núi non hiểm trở, rừng xanh heo hút. Có ngờ trâu già gối mỏi, chân chồn, bước đi rệu rã cứ như trên lưng có con bé con nào đó cỡi  quất roi bắt lồng, kéo không quỵ mất!
Cũng bắt đầu với Bob ôn lại cái thời ở 24 nhé. Nói về chuyển đơn vị, P/K bốn lần thay đổi. Vào đến T1  đường dây CO2- trong chiến trường gọi là đường dây Giải Phóng- ngày 30-12-1971, đúng hai tháng hành quân vượt Trường Sơn. 10 ngày sau P/K có lệnh điều sang sang C công binh và một tuần sau trung đội của P/K đi phối thuộc ở Binh trạm 37 đường 559. Tiểu đội của P/k  làm nhiệm vụ riêng ở một trạm palye, mở cua hẹp, chặt gỗ lát ở ngầm qua suối, làm dàn mướp ngụy trang,tải thương cứu nạn. Bị hai lần nằm trong tọa độ B52, một lần bom phá, một lần bom bi. Phúc mười đời, tiểu đội không thằng nào việc gì. Quả gần nhất cách độ 10m. Cơm tự giác, đi bắn thú thoải mái nhưng là lính mới không giám cho đi vì  sợ đá phải bom bi, bom vướng nổ, bom quả dứa…rồi mìn díp, mìn lá…còn sót lại. Ba tháng thì về E. Đến t10/1972 về Đội công tác đân vận. Có Hiệp định một mình xuống Tân Cảnh làm công tác dân vận gần một tháng. Ra phía trước dong tù bình, ra gọi loa địch vận ở 674, Đắc Rơ cót. Tháng 7/1973 về lại công binh là B phó, quyền trưởng. Cũng nói thêm là t.7/1972, đang là B phó quyền B trưởng ở công binh. Tám, trợ lý quân lực điều sang dân vận và bảo B trưởng B phó làm quái gì, sang dận vận đỡ khổ. Thế là sang. ở công binh đến tháng 10/1974 di bồi dưỡng ở Sư đoàn và về E đang ở Phước An. Hôm mình và anh Luật đi đến ngã ba đường 21 dẽ vào Phước An còn thấy mấy xác lính ngụy nằm trên đường, ba người dân đang đào hố chôn. Bây giờ đọc thấy Bob kể C11 hai làn nổ sũng diệt địch nống ra, P/K đoán chắc mấy thằng lính chết do C11 diệt vì chỉ có C11 chiến đấu ở Phước An. Như vậy P/k trở lại D6 sau Bob mấy ngày. P/K là quân của C10, D6 từ ngoài Bắc. Khi về D6 thì buồn lắm, C10 chẳng còn lính cũ nào. Điểm mặt còn 7 người, phân tán trong Trung đoàn. Khi hàng quân vào biên chế 98, hai đảo ngũ ngay từ trạm đầu tiên, một chiêu hồ ở Ngọc Bay, 10 bị thương ra Bắc còn lại là hy sinh. Vì cả E từ cán bộ đến chiến sỹ biên chế hoàn chỉnh từ Bắc vào nên chẳng có kinh nghiệm chiến dấu, phần nữa năm 1972 quá ác liệt, nên nướng hơi ác, trận nào cũng “phơi áo”.
Ngày ở bắc Kon Tum không chốt nào P/k không đến, nơi thì trực tiếp gữi chốt, nơi thì làm nhiệm vụ kiểm tra. Từ Trung Nghĩa đên Bông Trang Klả, Ngọc Quăn… cả C11 đang chốt ở 601 cũng có lần đến nhưng bấy giờ chẳng biết Bob là….nào!
Tạm kể đến đây, ta lai dai ,cứ dài dài  kể tiếp sau nhé. Trưa rồi đi nấu cơm đây. Bà xã di tản lên chỗ con ở Hà Nội, con dâu đi làm, con trai đi công trình mãi Ninh Thuận, cháu đi học. Thành ra P/K ngự trị một vương quốc vào buổi trưa. Hỏi có sướng không? 
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #328 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 03:39:30 pm »

   CB chào anh chủ bob. Chào bác P/K. chào các bác. Tây Nguyên có thêm cựu lính bổ xung nên những câu truyện ngày xưa giờ tua lại mà đang như vừa mới qua thôi. Cảnh sống tự do của bác P/K buổi trưa thật thoải mái. Anh bob chiều nay không đi câu biển à? Bỏ thuốc lá thôi nha. Em nghe nói biển Nha Trang đẹp lắm. Bác P/K đã đọc hết phần I "Có một cuộc đời....." Chưa ạ? Cảm ơn bác nhiều. bác P/K kể chuyện đánh nhau còn nhớ tên nhiều loại mìn quá! Phải nói trí nhớ của các cựu lính Tây Nguyên còn dai dẳng lắm.
                         CB chúc mọi người mạnh khỏe, vui vẻ say với diễn đàn.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2014, 03:59:22 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
phuockhanh
Thành viên
*
Bài viết: 658


« Trả lời #329 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2014, 06:26:55 pm »

Chào CB! Đọc đến trang 20 PII, quay lại chỗ Bob lại gặp cô em hỏi anh đã xong PI chưa nên vào nhà thăm CB và trả lời ngay.
 Cảnh chùa Đọi CB tả mà P/K muốn về đó thăm thú mà thưởng thúc mùi hoa ngọc lam ở đấy như có gì quyến rũ hơn hoa ngọc lan ở nơi khác.Thơm dìu dịu, thoang thoảng trộn lãn nỗi buồn man mác và cái nhớ vời vợi của người viết nên hoa ngọc lan ở chùa có mùi đặc trưng chăng? Chịu CB “tìm chủ đề trong giấc mơ”.  Quả là thua rồi, mơ mà tỉnh đấy.  CB viết nghe tiếng gà trống gáy vào buổi sáng, đọc đến đây chỉ sợ CB lại bảo nó bị thịt như lần nào CB liên tưởng như thế!
CB viết ra từ trái tim nên có nhiều tình tiết gây súc động lắm, đọc rất cảm đông. Cũng là hình ảnh cái bánh xe đạp quay mà diễn tả được hai tâm trạng trái chiều, khi vui, khi buồn; lúc là hạnh phúc lúc là nỗi đau. Quả là cây bút này bộc lộ rõ năng khiếu bẩm sinh rồi. P/K rất thích đoạn này.
Nhà P/K ở sát làng đạo không thấy họ cúng rằm tháng 7, thậm chí nhà P/K có ông chú nuôi đi đạo, khi đến cúng giỗ còn không ăn đồ đã thắp hương. Thấy CB kể nhà sắp mâm cơm nặm, thắp hương khấn vài vào rằn tháng bẩy. Có phải  ở quê CB sứ đạo có khác bên sứ đạo quê P/K không. Cũng hỏi CB, bảo nhà cách Đòan an dưỡng 590 ở Vĩnh bảo 7km thì  ở Cầu Nghìn à?
Năm 1979 P/K nằm an dưỡng ở Hợp Lý một năm, nhưng chắc bấy giờ CB đã Chuyển ngành rồi.
Đang đọc chạy đua để kịp với bàn dân thiên hạ. Chúc CB luôn khẻo viết khẻo! Thân ái!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM