Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:36:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 242009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #180 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 04:52:41 pm »

D24 làm mũi thọc sâu của QD3 từ Củ Chi đánh vào nội đô để chiếm TSN ngày 29.4.75 ác liệt quá chứ . Từ sáng d24 phải đánh qua Cầu Bông, cầu Sáng, thành Quan Năm rồi chạm địch ở bệnh viện Vì Dân. Xuyên suốt cả quãng đường mấy chục cây số đó cũng đã ác liệt rồi , rồi lại ngã tư Bảy Hiền, Cổng số 5 Tân Sơn Nhất. Ghê quá chứ. Tại Tân Sơn nhất lính dù VNCH còn chống cự đến tận 14.00 h chiều mới đầu hàng hoàn toàn kia mà. F10  là sư trẻ nhất của võ lâm nhà ta  hồi đó mà nội công và võ công đã thâm hậu vậy phải nói là quá giỏi !  Em cho là ngày 29.4 là một ngày oanh liệt của d24 f10.

Oanh thì có, liệt thì chưa đủ so với trận trên đâu đại ca HaHoi.
Đánh sân bay thì nó giãy giụa quả cuối thôi chứ nó chạy gần hết rồi, sức mấy,  Grin. Giỏi lắm thì kéo "sự sống" thêm vài giờ nữa chứ mấy.  Grin
Trận cao điểm 581 - Nông Trại - Phước An mà không nhanh, không mạnh, không hoành tráng,  không sét đánh giữa trời thì có mà vĩ tuyến 17 đã lui về đến dãy phòng thủ trên đường/ lộ 21.  Grin
Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #181 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 06:15:05 pm »


Oanh thì có, liệt thì chưa đủ so với trận trên đâu đại ca HaHoi.
Đánh sân bay thì nó giãy giụa quả cuối thôi chứ nó chạy gần hết rồi, sức mấy,  Grin. Giỏi lắm thì kéo "sự sống" thêm vài giờ nữa chứ mấy.  Grin
Trận cao điểm 581 - Nông Trại - Phước An mà không nhanh, không mạnh, không hoành tráng,  không sét đánh giữa trời thì có mà vĩ tuyến 17 đã lui về đến dãy phòng thủ trên đường/ lộ 21.  Grin[/color]

Làm gì đến mức vậy hả bác quangcan ơi. Grin

Nhưng hoành tráng thì quả là hoành tráng thật!

Tướng Phú có trong tay 2 trung đoàn, 1 liên đoàn biệt động. Được trợ chiến bằng không quân, đang hừng hực khí thế đi tái chiếm BMT. Ở Sài gòn, tổng thống Thiệu cùng bộ sậu chăm chú theo sát diễn tiến.
Phía ta có 2 trung đoàn (24, 28) kèm theo tăng, pháo chủ động đánh địch phản kích.(Có bác nào biết ai trực tiếp chỉ huy F10 đánh trận này không ạ)

Với tương quan lực lượng cùng ý nghĩa lớn lao của trận đánh. Chắc chắn trận thư hùng này sẽ hoành tráng lắm. Bác bob@ ơi cố lên nhé. Grin

qtdc@: Theo tôi được biết, tướng Lê trung Tường rời BMT đi Playcu ngay trước hôm ta mở chiến dịch. Khi VNCH tiến hành phản kích hòng tái chiếm BMT, ông ta cũng không trực tiếp chỉ huy tại khu chiến. Chiếc trực thăng đó dùng để chở trung tá Quang cùng chỉ huy trung đoàn 45 sư 23 (Tuy nhiên chạy không kịp, đã bị bắt sống toàn bộ)
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #182 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 06:30:28 pm »



        Tuanb5 ơi!

        Mình lại thống nhất với Quang can đấy...Không phải mình nói để cho vui, hay là người ngoài cuộc chiến; mình với Tuanb5, anh bob và các đồng đội đã tham gia chiến dịch Tây Nguyên khi đánh đều nghĩ trận đánh đó các liệt, quyết định...; khi đó và giờ nhìn lại toàn bộ cuộc chiến ta, từng người đều có thể ngẫm nghĩ và phân tích cục diện chiến trường một cách toàn diện hơn không theo một phía nào cả và không theo hướng tuyên truyền của cấp trên như thời xuanxoan là lính binh nhất.

        Giờ ta cứ ngửa thực lực quân ta, quân địch và thế trận để phân tích đi, được không?.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #183 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 06:43:55 pm »

@Quangcan và các bác : theo thiển ý của em thì đương nhiên trận phản tái chiếm ở nông trại và Phước An phải là trận then chốt tiêu diệt lực lượng trung đoàn 45 và sở chỉ huy nhẹ sư 23 VNCH co cụm định lấy nơi này làm bàn đạp tái chiếm BMT. Theo cụ Hoàng Minh Thảo thì đến lúc này toàn bộ lực lượng tập trung ở khu vực này đều không có pháo và xe tăng yểm hộ bởi đường 19 đã bị cắt, chỉ có thể tiếp tế bằng trực thăng. d24 có thiết giáp  và pháo hợp đồng tác chiến, cao xạ tập trung chế áp máy bay và hạ nòng diệt hỏa điểm và đánh bộ binh. Chư Cúc, Chư Cnga bị 316 diệt thế nên d24 đã làm chủ nông trại diệt hoàn toàn lực lượng còn lại của 45 kết thúc luôn ý đồ tái chiếm BMT.
Em cho rằng trận đánh lữ dù ( quên mất phiên hiệu rồi, dạo này ngu ngơ lắm ạ ) trên đèo Phượng Hoàng mới gọi là ác liệt . Riêng việc f10 triệt được hai chục khẩu pháo giấu trong eo núi của lữ này là một kỳ tích, chưa kể đường 21 qua Phượng Hoàng một bên là núi, một bên là vực địa hình cho tấn công chỉ ở trục đường, phía sau là quân trường Dục Mỹ có thể tiếp vận kịp thời. Em nhớ là d24 cho một tiểu đoàn ( lại không nhớ phiên hiệu ) luồn rừng đánh vu hồi nên  lữ dù này tan rã nhanh chóng.
Trận đèo Phượng Hoàng của d24 f10 ác và liệt quá đi chứ  !  
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #184 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 09:29:48 pm »


Ây da! Chưa đầy 2 tháng mà đoàn Đắc tô (F10) tham chiến nhiều trận hoành quá, các bác nhỉ?
Nhưng có lẽ nên bắt đầu từ trận cao điểm 581-Nông Trại-Phước An theo gợi ý của bác quangcan@ (Chưa ăn, còn gạo) các bác ạ!

Trong trận này, K5 của bác bob@ đảm đương nhiệm vụ gì vậy, C hỏa lực của bác có vất vả với bọn giặc trời không ạ?
Trận này phía bên kia không có TTG, cây DK nhà bác có "Làm ăn" được gì không ạ?
Rất mong bác kể lại hồi ức bằng trải nghiệm của người trong cuộc.

xuanxoan@: Bác cứ yên tâm đi, trên VHM này nếu chỉ  "Theo hướng tuyên truyền của cấp trên" như thời xưa, thì còn đâu sức thu hút đa số thành viên chẳng còn non trẻ nữa. Bởi làm việc đó đã có sách báo, loa đài rồi. Họ làm tốt hơn nhiều Grin.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #185 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 10:10:00 pm »



qtdc@: Theo tôi được biết, tướng Lê trung Tường rời BMT đi Playcu ngay trước hôm ta mở chiến dịch. Khi VNCH tiến hành phản kích hòng tái chiếm BMT, ông ta cũng không trực tiếp chỉ huy tại khu chiến. Chiếc trực thăng đó dùng để chở trung tá Quang cùng chỉ huy trung đoàn 45 sư 23 (Tuy nhiên chạy không kịp, đã bị bắt sống toàn bộ)
Bác xem trong mục "Tài liệu hồi ký Việt Nam" có chi tiết đấy ("Tiếng sấm Tây Nguyên" chẳng hạn).

Tài liệu dưới đây với nhiều người không có gì mới, là hồi ký của sỹ quan chế độ VNCH kể về BMT và tướng tư lệnh sư 23 Lê Trung Tường:

"...  Trận đánh Ban Mê Thuột mở màn vào khoảng 2 giờ sáng ngày 10.3 và đến
17 giờ 30 chiều cùng ngày, Văn tiến Dũng có thể đánh điện về Hà Nội báo tin chiến
thắng. Với 3 sư đoàn, Dũng dự kiến cần phải ít nhất một tuần lễ mới dứt điểm nổi
Ban Mê Thuột. Các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục ở những khu ngoại ô sang đến hai
ngày sau, đặc biệt ở Phi Trường phía Tây Thành Phố, nơi Trung Ðoàn 53 Bộ Binh
chống trả ác liệt. Một vài Ðơn Vị Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lẻ loi còn chống cự
đến ngày 18.Ngày 12 Tướng Phú báo tin về Sài Gòn là Ban Mê Thuột đã thất thủ.
Trong một khoảng thời gian giữa ngày 11 hoặc 12 đã xảy ra một vụ ‘’Ô nhục’’
cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trước khi cuộc tấn công của quân cộng sản,
Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân  đóng  ở Buôn Hồ, khoảng 30 cây số  Bắc Ban Mê
Thuột. Khi quân cộng sản bắt đầu tràn  được vào Trung Tâm Ban Mê Thuột, Liên
Ðoàn 21  được lệnh tiến về Thành Phố. Sau khi  đánh tan các nút chận của quân
cộng sản, Liên Ðoàn 21 tiến vào được các khu vực ngoại ô của Ban Mê Thuột và
đang dồn các lực lượng địch quân trước mặt trở vào Trung Tâm Thành Phố, nơi sư
đoàn 320 cộng sản Bắc Việt chiếm giữ  một cách lỏng lẻo. Ngay giữa thời cơ ấy,
Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tư Lệnh Sư Ðoàn 23 Bộ Binh, Chỉ Huy cuộc phản
công từ một trực thăng bay trên cao, ra lệnh cho Liên Ðoàn ngưng tấn công và rút
trở ra để lập một khu an toàn cho trực thăng đáp xuống di tản vợ con ông đang ẩn
trú trong một Căn Cứ Huấn Luyện ở phía Ðông Nam ngoài Thành Phố. Khi cuộc di
tản gia đình ông Tướng xong xuôi, Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân quay trở lại tiếp tục
cuộc tấn công, để chỉ gặp các ngõ vào đã bị những lực lượng địch quân to lớn khóa
chặt. Cơ hội duy nhất để chiếm lại Trung Tâm Thành Phố trước khi quân cộng sản
củng cố được các vị trí đã bị Tướng Tường hy sinh.

Ngày 12, Tổng Thống Thiệu ra lịnh cho Tướng Phú tái chiếm Ban Mê Thuột.
Ông Thiệu còn yêu cầu Ðại Tá Lê Vĩnh Hòa, Giám Ðốc Ðài Truyền Hình Sài Gòn,
gởi một toán chuyên viên quay phim để thâu hình tại chỗ cuộc phản công tái chiếm
Ban Mê Thuột. (xem Olivier Todd: Cruel Avril, Éditions Robert Laffont, Paris 1987.
Trang 148). Nhưng cả ông Thiệu và Tướng Phú đều có kế hoạch riêng.
Ðể lấy lại Ban Mê Thuột, Bộ Tổng Tham Mưu cho ‘’bốc’’ Ðơn Vị trừ bị cuối
cùng, Liên Ðoàn 7 Biệt Ðộng Quân,  đến Kontum  để thay thế Trung Ðoàn 44 và
Trung Ðoàn 45 thuộc Sư Ðoàn 23 Bộ Binh. Hai Ðơn Vị sau cùng này được không
vận đến Phước An, từ đó sẽ tấn công theo hướng Tây để chiếm lại Ban Mê Thuột và
Phi Trường (vẫn còn trong tay Trung Ðoàn 53 cố thủ). Chuẩn Tướng Tường, Tư
2 Lực lượng phản công của Tướng Tường  được trực thăng vận xuống Phước
An ngày 15 và lập tức rơi vào hỗn loạn. Ban Mê Thuột là Hậu Cứ của hai Trung
Ðoàn 44 và 45, tất cả gia đình Binh Sĩ đều tập trung ở đó. Khi vừa đặt chân xuống
Phước An, thay vì lập đội hình để chiến đấu, phần lớn các Binh Sĩ tự động phá hàng
ngũ và chạy đi tìm vợ con, theo gương ông Tướng của họ. Khi gặp được vợ con các
Binh Sĩ lột bỏ quân phục và vất hết vũ khí và lên đường với gia đình của họ tìm về
Nha Trang. Và như thế cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột sụp đổ một cách
thảm hại ngay cả trước khi bắt đầu. Tướng Tường, ông Tướng đã làm ung thốt cuộc
phản công của Liên Ðoàn 21 Biệt Ðộng Quân, lại một lần nữa ghi thêm thành tích
làm ô nhục Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của ông ta. Một tràng đạn của cộng quân
quét trúng trực thăng của Tướng Tường. Một mảnh kim khí làm ông Tướng bị trầy
nhẹ nơi mặt. Thay vì chỉ cần dán lên đó một miếng băng cấp cứu và tiếp tục nhiệm
vụ Chỉ Huy, Tướng Tường tự mình báo cáo bị thương về Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn II
ở Pleiku và ra lịnh cho trực thăng bay thẳng về một Bịnh Viện an toàn ở Nha Trang. ...."

 
hoặc đoạn dưới đây của trung tá Ngô Văn Xuân, trung đoàn trưởng trung đoàn 44 sư 23 VNCH:

"...Bốn giờ sáng ngày 10/3/75 trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Thiếu tá Cẩm điện thoại cho tôi biết ngay sau đó. Không bao lâu, mọi đường dây liên lạc với Ban Mê Thuột không còn. Nửa đêm về sáng, trên Cao nguyên thời tiết thường se lạnh, sương trắng bao phủ đầy trờị Tôi ngồi trong hầm chỉ huy, chăm chú nhìn các chi tiết địch tình ghi trên bản đồ. Chú em cận vệ bưng ra 1 ly cà phệ Ban Mê Thuột sẽ mất, tôi tự nghĩ như thế. Điều suy nghĩ này bắt nguồn từ những dữ kiện tôi có được sau hơn 1 năm làm Trưởng Phòng 3 Sư đoàn 23, mà tỉnh Đắc Lắc nằm trong lãnh thổ kiểm soát và hành quân của Sư đoàn. Những đơn vị Địa phương quân hầu như đa phần là ngươi Thượng, khả năng tác chiến rất kém vì thiếu huấn luyện. Họ được trang bị thô sơ và có ý thức kỷ luật quân đội rất kém. Về địa thế, Ban Mê Thuột khác hẳn Kontum. Ban Mê Thuột không có những chướng ngại thiên nhiên để dựa vào, hạn chế bớt khả năng xâm nhập của chiến xa hoặc bộ binh địch. Ngoài ra, với hàng trăm đồn điền cà phê tươi tốt, địch có che dấu, ngụy trang cho cả quân đoàn của họ một cách an toàn. Rõ ràng nơi đây là nơi lý tưởng cho các cuộc tiến quân áp sát của địch. Với 1 lãnh thổ rộng hơn tỉnh Kontum rất nhiều, lại do các đồn bót của Địa phương quân nằm rải rác trấn giữ, quân số thực tế của các đơn vị này luôn thấp hơn nhiều so với tên trên số lương. Ban Mê Thuột trở thành một căn cứ không còn vòng đai phòng thủ theo đúng nghĩa quân sự. ...

Sự chờ đợi bao giờ cũng làm thời gian trôi chậm lại. Mãi gần 7 giờ sáng mặt trời mới thật sự xua tan được mây mù. Tôi gọi điện thoại cho Thiếu tá Cẩm để tìm hiểu thêm tình hình. Chẳng có gì khả quan hơn. Cẩm nói với tôi phải chờ thời tiết khá hơn rồi sẽ cùng Tướng Tường bay lên quan sát tình hình. Gần 9 giờ sáng, chiếc trực thăng chỉ huy của Tướng Tường mới cất cánh được. Hình như tôi đã uống tới ly cà phê thứ 3 hay thứ 4 gì đó.

Suốt ngày hôm đó, trực thăng chỉ huy của Tướng Tường bay trên vùng trời Ban Mê Thuột. Mãi tới 7 giờ tối tôi mới nói chuyện được với Thiếu tá Cẩm qua điện thoạị Tiếng Cẩm xúc động :”Ban Mê Thuột bị tràn ngập rồi, không còn liên lạc được gì với Đại tá Quang, Tư lịnh phó nữa. Tướng Tường đang ở BTL Quân đoàn 2, họp bàn về lệnh lập kế hoạch giải tỏa”.

Ngay trong thời điểm ấy, tôi không tin là có thể làm gì hơn cho kế hoạch nàỵ Nguyên tắc quân sự cơ bản :”Phòng thủ 1 chống 3, tấn công 3 chọi 1”. Vậy cứ cho là đang có 2 sư đoàn địch chiếm cứ trận địa, làm sao kiếm ra tối thiểu 5 sư đoàn để tái chiếm? Ưu thế hỏa lực không còn, các đơn vị tổng trừ bị hầu như bị cầm chân gần hết tại chiến trường hỏa tuyến, lực lượng nào để tiếp cứu đây?

Sáng ngay 11, tôi được trực thăng đón ra BTL Sư đoàn họp hành quân. Kế hoạch hành quân do Thiếu tá Cẩm, Trưởng Phòng 3 Sư đoàn trình bày gồm 2 giai đoạn :

- Giai đoạn 1: Ngày 12, Trung đoàn 45 được trực thăng bốc đi từ đèo Tử Sĩ, đổ xuống Quận Phước An, di chuyển về thị xã từ hướng đông, đến chạm tuyến chờ lệnh.

- Giai đoạn 2 : Buổi sáng cùng ngày, Liên đoàn 7 Biệt động quân được không vận từ Saigon sẽ đến thay thế Trung đoàn 44 ra tập trung tại căn cứ Hàm Rồng và sẵn sàng di chuyển về Ban Mê Thuột bằng trực thăng.

Sáng ngày 13, Trung đoàn 44 sẽ được không vận xuống Phước An, lần theo quốc lộ 21, song song với Trung đoàn 45, tiến vào thị xã.

Họp hành xong, tôi trở về ngay căn cứ 801 để chờ đơn vị bạn. Mãi tới gần 3 giờ chiều, đoàn xe chở Liên đoàn 7 Biệt động quân mới tới nơị Người bước vào căn cứ đầu tiên là Đại tá Nguyễn Kim Tây. Cuộc bàn giao vị trí cũng kéo dài tới gần 5 giờ chiều mới hoàn tất. Trung đoàn 44 lên xe trực chỉ hướng Hàm Rồng.

Trung đoàn 44 sẵn sàng tại bãi đáp lúc 7 giờ sáng ngày 13/3/75. Số lượng trực thăng dự trù để di chuyển toàn bộ Trung đoàn gồm khoảng 50 chiếc đủ loại, trong đó có 8 chiếc Chinook, 30 chiếc HUID và phần còn lại là trực thăng vũ trang. Kế hoạch dự trù di chuyển làm 2 đợt. Đợt đầu gồm Tiểu đoàn 3/44 do Đại úy Trần Hữu Lưu làm Tiểu đoàn trưởng, Đại đội 44 trinh sát của Đại úy Mạnh, BCH (Bộ chỉ huy) Trung đoàn 44. Quân số tổng cộng khoảng gần 600 ngườị Đợt thứ 2 gồm 2 Tiểu đoàn 1/44 của Thiếu tá Nguyễn Xuân Hoè, và Tiểu đoàn 2/44 của Đại úy Nguyễn Văn Pho, BCH nhẹ do Trung tá Vũ Mạnh Cường, Trung đoàn phó chỉ huy.

Chuyến không vận đầu tiên cất cánh lúc 9 giờ, đáp xuống khu vực rừng trống trước cửa Chi khu Phước An lúc 10 giờ 15. Tôi vào găp Tướng Tường tại BCH Khu nhận lệnh. Tôi ra lệnh cho Đại úy Lưu đưa tiểu đoàn đi theo hướng bắc quốc lộ 21 tiến lên ngang tuyến của Trung đoàn 45 thì dừng lại chờ đợị Đại đội 44 Trinh sát được giữ lại để bảo vệ BTL Sư đoàn. Đoàn trực thăng cất cánh trở lại Hàm Rồng để chở tiếp đợt còn lại.

Đến 2 giờ chiều, vẫn không có tin tức gì của đợt không vận thứ 2. Tôi trở vào Chi khu, nơi BTL Sư đoàn đang tạm đặt tại đây, để hỏi tin tức. Trung Tâm Hành Quân của Sư đoàn cũng chẳng biết gì hơn! 4 giờ chiều, Trung Tâm hành Quân của Sư đoàn cho biết cuộc không vận bị hủy bỏ, số trực thăng ấy đã được sử dụng để chuyên chở các nhân viên BTL Quân đoàn trở về Nha Trang! 2 tiểu đoàn của tôi sẽ nhận lệnh trực tiếp của Quân đoàn. Sau này tôi mới được biết 2 tiểu đoàn còn lại của tôi đã đi theo đoàn quân triệt thoái theo liên tỉnh lộ 7 và bị tan rã hoàn toàn. Trung tá Trung đoàn phó Vũ Mạnh Cường bị bắt làm tù binh, ..., Đại úy Pho, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/44, tự sát trước khi bị bắt.

Ngày 14/3/75, chúng tôi kiểm điểm lại và thấy như sau :

Liên đoàn 21 Biệt động quân, sau khi vào được thị xã Ban Mê Thuột, tiến đến khu vực phi trường L.19 trong thị xã, đã bị đánh bật ra ngoài vòng đai, hiện đang bị vây hãm tại Đạt Lý.

Bô Chỉ huy Trung đoàn 45 và Tiểu đoàn 3/44 đang bị cầm chân ngoài vòng đai thị xã.

Lực lượng pháo binh yểm trợ trực tiếp (và duy nhất) là trung đội pháo binh diện địa đang đặt tại Chi khu Phước An chỉ có 2 khẩu dại bác 105 ly.

Lực lượng không quân yểm trợ, đánh phá các căn cứ tập trung của địch, trong và ngoài vòng đai thị xã đang bị khốn đốn vì hỏa tiễn tầm nhiệt cầm tay SA7 của CS do Nga chế tạo, lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Tây Nguyên.

Buổi sáng ngày 14/3/75, trong chuyến bay từ Khánh Dương lên Phước An, máy bay trực thăng của Tướng Tường bị trúng đạn phòng không 12.8 ly của CS. Tướng Tường và viên co-pilot bị thương nhẹ, phải vào bịnh viện Nha Trang điều trị.

Sáng ngày 15/3/75, Đại tá Phùng Văn Quang, Trung đoàn trưởng Trung doàn 45 và tôi, được tin Sư đoàn có vị Tư lịnh mới, đó là Đại tá Lê Hữu Đức. Cùng ngày, Đại tá Đức ra lịnh 2 chúng tôi cho đơn vị di chuyển lui về hướng đồi Chư Cúc lập tuyến phòng thủ tại đâỵ 5 giờ chiều cùng ngày, trong khi chờ đợi trực thăng của vị tâ Tư lịnh đáp xuống đỉnh Chư Cúc để họp thì đoàn chiến xa CS tràn tới dưới chân đòi. Tiếng Đại úy Mạnh, Đại đội trưởng Đại đội 44 Trinh sát, reo lên trong máy:”Báo cáo Bá Hòa, chúng tôi đã thiêu sống 1 con cua”. Những tiếng súng nỗ ròn rã cách xa hướng chân đồi non cây số, quện trong khói đen và trắng của chiếc xe thiết giáp địch bốc cháy thực sự không còn gây cho tôi một ấn tượng hứng khởi nào nữa. Tiếng Đại tá tân Tư lịnh nói trong máy cho biết không thể đáp xuống được và yêu cầu Đại tá Quang cùng tôi phối hợp phòng thủ chờ lịnh! Tôi còn nhớ hình như Đại tá Quang có buông một tiếng chữi thề và leo lên xe Jeep chạy nhanh xuống chân đồi trở về đơn vị.

Tôi và Đại úy Phan Công Minh, sĩ quan hành quân của Trung doàn, lặng lẽ đi bộ theo saụ Vừa ra khỏi khúc quanh trên đỉnh đồi, chúng tôi nghe tiếng xích sắt của xe thiết giáp địch xình xịt bên taị cả 2 anh em không có chọn lựa nào khác là chui qua vòng rào kẽm gai giăng quanh căn cứ, trượt theo sườn giốc xuống chân đồi, nơi có cắm đầy những tấm bảng gỗ ngổn ngang, trên có hàng chữ :”Khu tử địa cấm vào!!!”.

Dưới chân đồi là môt lạch nước nhỏ, hai bên có trồng chuối. Tôi và Minh ngồi im lặng dưới tầu lá chuối, ngâm chân vào giòng nước lạnh. Trong suốt 15 năm quân ngũ, chưa bao giờ tôi thấy tuyệt vọng như thế, kể cả khi còn là môt Đại úy Tiểu đoàn phó Tiểu doàn 2/11 Sư đoàn 7, khi bị vây hãm 3 ngày 2 đêm ở khu vực bến xe Mỹ Tho, đơn vị chỉ gồm hơn 50 người, trong đó có tới hơn phân nửa là chết và bị thương, đạn dược cạn kiệt và đói khát. Lúc đó, tôi vẫn thấy địch sẽ thất bại và chúng tôi sẽ được giải cứu. Bây giờ đây thì không. Tôi không nhìn thấy một cơ may nào để có thể giải cứu Ban Mê Thuột. Ngày 16/3/75 tôi và Minh tìm lại được đơn vị, được trực thăng bốc về Khánh Dương...."


Như vậy trực thăng bị bỏ lại có thể của Phùng Văn Quang, trung đoàn trưởng trung đoàn 45 sư 23.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2012, 11:04:48 pm gửi bởi qtdc » Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #186 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 10:35:43 pm »

@ Tuanb5 :
Vũ thế Quang bị bắt ngay từ 11/3
còn Lê Trung tường cho đến tận 17/3 khi quân ta đánh Phước an ( trung đoàn 24 và 28) Tại đay gồm tàn quân E44, E 45 , liên đoàn biệt động quân 21 và sư bộ 23 thì Tường mới bị thương nhẹ từ máy bay UH1 và chạy thoát
@ Hahoi : Về F10 đánh cầu bông và cầu Sáng thì không phải . Mà là E 64 F320 đánh . KHi 320 đánh Đồng Dù và Ấp Tân Phú trung , cầu bông thì đội hình F10 dàn quân trên đường từ Trảng Bàng Tây ninh suỗt hàng chục cây số đợi F320 đánh thông Củ Chi và 198 giữ Cầu Bông là hành quân thọc sâu . Mình sẽ kể tiếp chuyện bọn mình đánh Cầu Bông và xe tăng trên đồng Củ chi trong lúc F10 hành quân trên đường 1 sau . Mình không bao giờ quên cái cảm giác vừa đánh nhau vừa ngó đại quân mình xếp hàng nghìn nghịt trên đường vào buổi trưa 29/4/75 trên khúc Cầu Bông ( bây giờ là An Hạ )
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #187 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2012, 11:18:48 pm »

À quangcan nói đúng rồi: Trực thăng bác Bob thấy địch vứt lại ở Nông Trại là của Lê Trung Tường tư lệnh sư đoàn 23. Chạy khỏi BMT nhưng những ngày cuối cùng của VNCH thì Lê Trung Tường lại giữ cương vị TMT quân đoàn 3 cho Nguyễn Văn Toàn.

Trước hêt, xin cám ơn bác nguyen trong luan@, bác qtdc@ đã quan tâm và góp ý  cho tôi.
Cách đây đã khá lâu, tôi có đọc trên báo QDND (Bản điện tử) về trận đánh mà chúng ta đang bàn.Chiều nay đọc bài của bác qtdc@ tôi...nhanh nhảu phản hồi theo trí nhớ Grin

Được các bác góp ý, tôi vội vàng tìm lại bài báo cũ nhưng vì dốt IT lên loay hoay mãi mới tìm được bài này. Do không biết cách tạo link nên tôi đành cop sang, các bác thông cảm nhé

Trích dẫn
35 năm Giải phóng miền Nam
Cận cảnh trận phản kích Phước An-Nông Trại-Chư Cúc
QĐND - Thứ Sáu, 12/03/2010, 17:44 (GMT+7)
...
Ngày 15 tháng 3, cánh quân còn lại của sư đoàn 23, trong đó có Sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn đổ quân xuống Phước An. Ngày 16 tháng 3, cả hai cụm quân của sư đoàn 23 tại Phước An và Nông Trại cùng lúc bị tấn công. Đến 8 giờ 15 phút, tiểu đoàn 3, đơn vị cuối cùng của trung đoàn 45 (sư đoàn 23 QLVNCH) bị áp lực, tan rã, trung tá Phùng Văn Quang và toàn bộ ban chỉ huy trung đoàn bị bắt làm tù binh cùng với chiếc trực thăng đã nổ máy định bốc họ lên không.
...
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #188 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 12:01:52 am »


@ Hahoi : Về F10 đánh cầu bông và cầu Sáng thì không phải . Mà là E 64 F320 đánh . KHi 320 đánh Đồng Dù và Ấp Tân Phú trung , cầu bông thì đội hình F10 dàn quân trên đường từ Trảng Bàng Tây ninh suỗt hàng chục cây số đợi F320 đánh thông Củ Chi và 198 giữ Cầu Bông là hành quân thọc sâu . Mình sẽ kể tiếp chuyện bọn mình đánh Cầu Bông và xe tăng trên đồng Củ chi trong lúc F10 hành quân trên đường 1 sau . Mình không bao giờ quên cái cảm giác vừa đánh nhau vừa ngó đại quân mình xếp hàng nghìn nghịt trên đường vào buổi trưa 29/4/75 trên khúc Cầu Bông ( bây giờ là An Hạ )
À đúng rồi anh Luân, chắc chắn em nhầm đoạn cầu Bông và cầu Sáng này rồi. Phải nói cho đúng là  đội hình  của QĐ 3 lúc đánh ở Củ Chi và căn cứ Đồng Dù là D48 và 9 của 320. D64 phải chiếm và giữ bằng được hai cầu trên và chiếm Hóc Môn làm bàn đạp. Thọc sâu là D24 f10 cùng với E64 F320 là thê đội hai. E 64 đã có trận hủy diệt xe tăng tại cánh đồng Tân Phú Trung đầu cầu Bông . Anh Luân đã kể qua về trận này và em cũng nhớ là đã đọc hồi ký của cụ nào đó nói rằng quân ta đứng trên đường quốc lộ nhằm từng cái xe tăng của định đang sa lầy trên cánh đồng mà bắn từng cái một .
 
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #189 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2012, 06:34:27 am »

Mấy hôm nay bận quá chỉ loáng thoáng ngó vào diễn đàn, nên đành để vài hôm sẽ kể mũi đánh Tân sơn nhất vào chiều 29/4 và sáng 30/4/75 của F10 . chúng tôi E 64 cũng là đơn vị dự bị cho Sư 10 để thọc sâu nội đô hôm ấy . Trận cuối của E 24 , 28 cũng ác liệt đấy các bác ạ . Xe tăng của ta bị thiệt hai trên đường phố tương đối nhiều . Nhưng các bác có biết là : như tôi đã hỏi một lầnvề hạ nòng 37 li diệt mục tiêu trên bộ đó không ?Tại đây , tại Tân sơn nhất này có trận như thế đấy
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM