Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:16:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời- Phần 2  (Đọc 241994 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #120 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 09:20:55 pm »

Chào bác Bob ,Trọng Luân ,Quangcan và bác Trongc6 !hôm nay ôn lại kí ức như mới ngày nào !nhưng được thấy toàn cảnh hơn ,càng thấy chiến thắng TN thật vĩ đại ! tôi thật may mắn có mặt trong thị xã BMT trưa ngày 11/3 ,tôi nhớ lúc đó đứng ở trên một cái cống nghe thấy cụ Hàm trao đổi với cụ Đằng : "tình hình ở sân bay Hòa Bình căng lắm ,đơn vị đặc công  phải đánh ban ngày ,bọn lính cố thủ trong căn cứ 53 có hai khảu cối 60 rót trên đường băng rất lợi hại ,có một đồng chí tiểu đoàn trưởng đang xây dựng anh hùng thì hy sinh mất !".
 Rất cảm ơn Quangcan đúng là cố vấn quân sự của trang này !   
Bác tomqb3 và các bác: chắc cụ Hàm và cụ Đằng nói đến liệt sỹ Nguyễn Đình Tiết tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công 27 của Bộ tăng cường cho 198 rồi.
Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #121 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 10:17:32 pm »

@qtdc : tôi thì cho rằng Phó chính uỷ Hàm và CNCT Đằng nói đến anh Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 E 24 .
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #122 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 10:31:56 pm »

hầy à! có mặt,  Grin

     Lịch sử có ghi lại đoạn này không anh Luân?. Tướng Vũ Lăng ông đúng là chiến tướng, trước mặt đại tướng mới ở hậu phương vào nên ông hiểu vị đại tướng này chưa hiểu sâu về chiến trường B3 và các sư đoàn. Nếu không cục diện chiến trường có lẽ máu xương còn nhiều lắm.

hì, bác xuan xoan chú ý,  Grin

- một là, giai thoại này chỉ được nhắc trong hồi ký của cụ Lăng mà thôi,  Grin

- hai là, không phải ngẫu nhiên mà Bộ lại tăng cường cho Tây Nguyên cụ Thảo đâu ạ. Cụ kinh nghiệm đầy mình ở chiến trường này từ những năm 196x. Ngay kể cả đến cụ Thảo vào nắm quyền chỉ huy, duyệt lại một lần nữa bản kế hoạch tác chiến tổng thể của mùa khô 1975 thì đến lượt cụ Dũng vào duyệt tiếp.  Grin

Bác tomqb3 và các bác: chắc cụ Hàm và cụ Đằng nói đến liệt sỹ Nguyễn Đình Tiết tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn đặc công 27 của Bộ tăng cường cho 198 rồi.

Không phải đâu chú Luân, bác qdtc nói chuẩn đấy ạ. Trận này D5 và D27 đặc công đánh mật tập ban đêm ngày 9/3 - Tiểu đoàn 27 đánh chiếm hậu cứ trung đoàn 44 và khu chỉ huy sân bay.; đến sáng ngày 10/3 thì quyết giữ bằng được cửa mở để đợi bộ binh vào. Lúc này tiểu đoàn 3 ngụy thuộc trung đoàn 45 đưa quân ra bịt cửa mở nên đánh dữ dội. Đặc công đánh ban ngày tác chiến theo kiểu bộ binh thì các bác biết rồi đấy. Không chỉ bác Tiết đâu mà ta còn tổn thất nhiều cán bộ chiến sỹ đặc công ưu tú trong trận này nữa đấy,  Undecided.

Còn về D27 thì đơn vị này đã từng đánh ở Cánh đồng Chum Lào, vào tây nguyên tháng 1/1975 và được B3 tăng cường cho E198 đặc công Tây Nguyên khi B3 điều D2 E198 đặc công phối hợp với E66 đánh Đức Lập.
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #123 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 10:33:00 pm »

@qtdc : tôi thì cho rằng Phó chính uỷ Hàm và CNCT Đằng nói đến anh Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 E 24 .
Vâng, bác nguyentrongluan: chắc như vậy chính xác hơn. Vì câu nói thuật lại lời cụ Hàm và cụ Đằng của bác Tomqb3 đang nói đến B50 nên em mới nghĩ vậy, còn xây dựng điển hình thì phải có quá trình và phải là quân của mình thì mới nắm được. Nhân nói về mũi tấn công của d4, mũi này được phân bố lực lượng xe tăng nhiều hơn mũi của 316 - vì nó là mũi thọc sâu chủ yếu.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #124 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 10:45:35 pm »

@qtdc : tôi thì cho rằng Phó chính uỷ Hàm và CNCT Đằng nói đến anh Trương quang Oánh - Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 E 24 .
Vâng, bác nguyentrongluan: chắc như vậy chính xác hơn. Vì câu nói thuật lại lời cụ Hàm và cụ Đằng của bác Tomqb3 đang nói đến B50 nên em mới nghĩ vậy, còn xây dựng điển hình thì phải có quá trình và phải là quân của mình thì mới nắm được. Nhân nói về mũi tấn công của d4, mũi này được phân bố lực lượng xe tăng nhiều hơn mũi của 316 - vì nó là mũi thọc sâu chủ yếu.

Cũng hơi khó nhỉ vì em thấy cả hai bác tiểu đoàn trưởng đều hy sinh trong sáng 10/3. Em thấy hình như bác Oánh lên D trưởng trước khi đánh thị xã thì phải vì đợt ở Ngô Trang, Đồi Vuông mới là D phó? Còn bác Tiết cũng khá nổi tiếng và oanh liệt, không phải ngẫu nhiên là được D trưởng D đặc công độc lập đâu ạ! Khó nhể,  Grin
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #125 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 11:06:24 pm »

Ôi, các bác bàn đến đây em lại thấy đó là một nút thắt rất hay và rất tế nhị: cơ bản suy nghĩ của các cấp lãnh đạo quân sự hồi đó về Tây Nguyên đều gặp nhau ở một điểm, kể từ Quân ủy TU và Bộ TTM trong Hoàng thành Thăng Long cho đến bộ tham mưu mặt trận nằm tại chiến trường. Việc khác nhau suy cho cùng chỉ là ở tiểu tiết - nếu không thì việc xoay chuyển tình hình từ phương án nọ sang phương án kia sẽ rất chậm.

Bản thân thượng tướng Hoàng Minh Thảo (lúc đó còn là trung tướng) cũng nhận xét trong hồi ký rằng: khi cụ Thảo vào lại đến Tây Nguyên (tối 29 tháng Giêng năm 1975), công tác chuẩn bị mọi mặt của Bộ tư lệnh B3 dưới sự chỉ huy của thiếu tướng Vũ Lăng (nay BTL B3 chuyển thành BTL chiến dịch) đã hoàn thành rất nhiều việc, có thể gọi theo cách gọi của lính là đã "hòm hòm" kể cả kế hoạch chi tiết nghi binh lừa địch cho đến kho tàng đường sá, thông tin liên lạc, đảm bảo hậu cần cho các hướng.

Nhất trí với ý kiến của bác qtdc như trên và bổ sung theo dữ liệu thời gian để làm rõ hơn vấn đề này:

- 24/1 B3 giao nhiệm vụ cho E95A đơn vị cắt đèo Mang Yang
- 25/1 giao nhiệm vụ cho F316 và F320A
- 26/1 nghiên cứu lần cuối phương án 1 đánh thị xã
- 27/1 nghiên cứu phương án F10 đánh Đức Lập; nghiên cứu lần cuối phương án hai đánh thị xã
- 28/1 nghiên cứu lần cuối phương án đánh quân giải tỏa khi địch có phòng ngự dự phòng
- 30/1 giao nhiệm vụ cho các đơn vị hỏa lực, binh chủng khác: tăng, phòng không, đặc công, pháo binh
- 31/1 cụ Lăng chỉ đạo cụ Thước viết lại kế hoạch chiến dịch và quy định sau 5 ngày trình BTL B3
- 1/2, giao nhiệm vụ cho E271 của Miền tăng cường lên cùng đánh Đức Lập
- 7/2 báo cáo riêng với cụ Thảo, TL B3 mới vào; cùng rà soát tất cả các phương án, giai đoạn cũng như kế hoạch dự phòng
- 14/2 B3 báo cáo cụ Dũng, đại diện của Bộ.

Theo em, cụ Dũng duyệt nhưng vẫn còn băn khoăn một chút về F10 đấy?
Logged

nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #126 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2012, 11:53:45 pm »

Đúng như Quangcan nói . Cụ Dũng sau khi nghe Cụ Vũ Lăng trình bầy xuy nghĩ cân nhắc rồi cuối cùng đồng ý và phê chuẩn kế hoạch . Nhưng cụ nhắc nhở BTL chiến dịch : thời gian gấp , nhiệm vụ nặng cần tổ chức chu đáo để đưa sư đoàn 10 thật nhanh về hướng BMT , sau khi giải phóng Đức Lập .
Cụ vẫn xuy nghĩ là phải gấp rút đưa F 10 quay về ngay BMT đó thôi .
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #127 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 01:45:09 am »

Quangcan nhận xét rất tinh, đây là cách dùng người của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai người bổ sung cho nhau. Một người điềm đạm và mưu lược, có tầm nhìn chiến lược, một người là tướng đánh trận giỏi, nhiều kinh nghiệm, tính nóng như lửa, táo bạo nhưng chắc chắn, có trình độ chỉ huy-tham mưu tốt. Thường cụ Vũ Lăng bao giờ cũng có ý kiến riêng và biết cách trình bày với cấp trên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét tướng Vũ Lăng là người mà giao việc thì đại tướng tin nhiệm vụ sẽ được hoàn thành. Nếu không phải cụ Vũ Lăng, chưa chắc Tổng tham mưu trưởng đã chịu. Theo thiếu tướng Hồ Đệ, khi chuẩn bị đánh Đức Lập, cụ Vũ Lăng còn đến tận thực địa cùng đoàn cán bộ trinh sát chiến trường của sư đoàn 10 từ cấp đại đội trưởng trở lên cơ mà. Vậy thì cụ Dũng phải tin chứ.   

Còn cụ Thảo ấp ủ đòn đánh Ban Mê Thuột và cách đánh đã từ lâu, rất hợp với suy nghĩ của Đại tướng Tổng tư lệnh và đại tướng TTMT. Hai người (cụ Thảo và cụ Vũ Lăng) làm việc với nhau trong một trận mở đầu then chốt như vậy thì quá tốt và chắc thắng.
 
hầy à! có mặt,  Grin

hì, bác xuan xoan chú ý,  Grin

- một là, giai thoại này chỉ được nhắc trong hồi ký của cụ Lăng mà thôi,  Grin

- hai là, không phải ngẫu nhiên mà Bộ lại tăng cường cho Tây Nguyên cụ Thảo đâu ạ. Cụ kinh nghiệm đầy mình ở chiến trường này từ những năm 196x. Ngay kể cả đến cụ Thảo vào nắm quyền chỉ huy, duyệt lại một lần nữa bản kế hoạch tác chiến tổng thể của mùa khô 1975 thì đến lượt cụ Dũng vào duyệt tiếp.  Grin


Việc cụ Dũng băn khoăn cũng nhiều lý do. Trận Phước Long giải phóng một thị xã vừa xong trước đó thành công nhưng cũng kéo dài, đối phương phản kích rất quyết liệt, trong khi BMT quy mô lớn hơn và lại là trận mở đầu chiến dịch quan trọng tiêu diệt cả một quân đoàn địch, đòn điểm huyệt này phải đánh gọn gàng để tạo ra sức thối động thật lớn, vậy thì đương nhiên lực lượng phải bố trí sao cho thật tập trung.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #128 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 01:06:44 pm »

thưa các bác, theo những dòng hồi ký của bác bob, ban đầu em chỉ dám mở màn bởi trận đánh xuất sắc của D4 E24B/ tiểu đoàn 4 trung đoàn 24 khi thọc sâu vào thị xã Buôn Ma Thuột trong mùa xuân 1975; sau đó so sánh và đánh giá việc tại sao F10 không đánh thị xã mà lại là F316/ sư đoàn 316 với E95B/ trung đoàn 95B. Đến giờ này, câu chuyện của chúng ta đã lan man sang vấn đề rộng hơn nhiều rồi,  Grin. Chả trách được vì chúng ta đề cập đến một giai đoạn lịch sử hay, nhiều góc cạnh mở,  Grin. Mong các bác quản trị box thông cảm,  Grin

...Việc cụ Dũng băn khoăn cũng nhiều lý do. Trận Phước Long giải phóng một thị xã vừa xong trước đó thành công nhưng cũng kéo dài, đối phương phản kích rất quyết liệt, trong khi BMT quy mô lớn hơn và lại là trận mở đầu chiến dịch quan trọng tiêu diệt cả một quân đoàn địch, đòn điểm huyệt này phải đánh gọn gàng để tạo ra sức thối động thật lớn, vậy thì đương nhiên lực lượng phải bố trí sao cho thật tập trung....

Em xin nêu một vài chủ quan về băn khoăn của cụ Dũng trong chiến dịch này ở tầm cao cao một chút, mong bác tiếp tục "bàn phím chiến:,  Grin:

1. Cần phải xác định rõ ấp ủ đòn đánh Buôn Ma Thuột của cụ Thảo có ý nghĩa đến nhường nào?
Năm 1972, khi ta thấy tạm đủ đánh lớn, B3 tổ chức thế trận mà mấu chốt là giải phóng thị xã Kon Tum. Thế trận của B3 nằm chung trong chiến lược của Bộ:
- B2 với chiến dịch Nguyễn Huệ tập trung giải phóng thị xã An Lộc;
- B1 nối liền vùng giải phóng xuống đồng bằng Trung Trung Bộ, tạo lập một vùng giải phóng rộng lớn liên tỉnh từ Ba Tơ + Đức Phổ thuộc Quảng Ngãi sang Hoài Ân + Hoài Nhơn + Phú Mỹ thuộc Bình Định;
- B5 là Quảng Trị 1972
- Mặt trận Y Hạ Lào là F968 lao xuống đánh Pak Sòng Pak Sế, giải phóng Muong Khong Se Don; chiếm lĩnh đường/ lộ 13 và 23.

Nếu nhìn nhận cụ thể về mặt chiến lược thì có thể thấy rõ 5 mũi tiến công chiến lược cùng trong một thời điểm; kiểu đánh truyền thống của Cụ Giáp khi đập Điện Biên Phủ đấy thôi.

Nhưng vấn đề em muốn nói là mục đích trong năm 1972 của ta là giành dân, giành đất, đánh chiếm từng phần đô thị của VNCH. Nó khác hẳn hoàn toàn với năm 1975 khi ta cũng bày thế cục.

Các bác nhớ lại mà xem: giả sử năm 1972, ta có thể giải phóng được thị xã Kom Tum thì sao??? VNCH sẽ lui về Plei cu theo đường 14 và tổ chức tái chiếm thôi. Đánh Kon Tum ta hoàn thành mục tiêu chiếm được một đô thị lớn nhưng chưa thể có được thế trận tiếp theo, em xin nhắc lại là thế trận tiếp theo, rất quan trọng với tầm nhìn xa về chiến lược. Tại sao như vậy? Chúng ta đều biết con đường 14 ngoằn nghèo chạy dọc 3 tỉnh Tây Nguyên xuống tận Đông Nam Bộ, là trục dọc, là xương sống của toàn bộ Quân khu 2 VNCH; đấy là chưa kể các nhánh chạy dọc theo biên giới hình thành  nên một phân tuyến, giới hạn phân cách mềm giữa đôi bên. Nếu ta làm chủ Kon Tum 1972 thì chỉ có thể phát triển một chiều theo hướng bắc nam, theo đường 14 tiến xuống; kể có khi có đủ lực lượng dự bị, hỏa lực và tăng thì cũng sẽ như Quảng Trị 1972 đuổi địch đến bờ sông Mỹ Chánh rồi kiệt lực.

Nếu ta đánh Plei cu, ta vừa có hoàn toàn có thể phát triển theo hướng bắc nam theo đường 14, vừa có thể phát triển theo hướng tây xuống đông theo đường 19. Hơn thế nữa, đánh Plei cu là cắt đôi Tây Nguyên, chia VNCH sư đoàn 23 ngụy làm 2 nửa riêng biệt và Kon Tum hoàn toàn bị cô lập.

Nếu ta đánh thị xã Buôn Ma Thuột  + Đức Lập + làm chủ đường 19 + áp sát đường 21 (từ đồng bằng Khánh Hòa đi lên) thì tức là ép sát B2; toàn bộ Gia Nghĩa, Lâm Đồng sẽ bị kẹp giữa Đức Lập và Phước Long mới giải phóng; nối liền một dải thông suốt đến Lộc Ninh - thủ đô QGP MNVN. Mời các bác xem bản đồ trên toàn tuyến  Grin:



Sau đòn trinh sát chiến lược Phước Long, Thiệu và các tướng lĩnh VNCH càng hiểu quyết tâm của ta trong năm 1975 là áp sát từ B2; riêng tướng Phú thì càng sợ hơn nếu ta đánh Pleicu thật. Việc ta giải quyết Đức Lập rốt ráo + chuyển từ chặn đường 19 lên thành làm chủ và tạo bàn đạp tiến công thọc xuống đồng bằng Nam Trung Bộ cực kỳ quan trọng khi tạo thế cục mở rộng sau khi đánh thị xã Buôn Mê Thuột. Nếu như có thể gọi cuộc nghi binh của F968 là chiến thuật bước 1 và quyết định đánh thị xã là chiến thuật bước 2; nếu như gọi việc thọc sâu đánh chiếm thị xã là đòn điểm huyệt và việc đánh quân giải tỏa phản kích tại thị xã là đánh bồi, đánh quỵ thì tất cả chỉ gói gọn trong một tổng thể chung nhất. Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975. Em diễn tả chưa được thanh thoát lắm nhưng ý tứ là vậy,  Grin. Em cho rằng đấy là bước khác biệt cơ bản lớn nhất so với 1972, ta không chăm chăm giành dân, giành đất, giành từng đô thịmở một bàn cờ lớn trong thế trận nhiều tầng, nhiều lớp giương sẵn với các phương án khác nhau. B3 có rất nhiều kế hoạch dự phòng của B3 nhưng quyết định là ở Bộ, ở Quân ủy Trung Ương khi nhìn thấy ở việc đánh thị xã Buôn Ma Thuật có nhiều hướng mở tầm chiến lược, sáng suốt là ở chỗ đó.

Tầm nhìn, thế cục và thông tin tình báo không đủ, khiến tướng Phú và BTL Quân đoàn 2 của VNCH chỉ "nhìn" thấy được ta có thể giải quyết dứt điểm Pleicu để phát triển theo hướng em nêu trên. Tại sao? VÌ tướng Phú cho rằng ta chỉ đủ lực đánh đến thế là hiểm lắm rồi, cái chết đã đến từ từ, từ  đánh giá chủ quan trong cuộc họp Bộ Tổng Tham mưu ngụy. Biết đâu ta đã sáng tạo ở tầm cao hơn nhiều,  Grin

Cụ Dũng phân vân? Phân vân chứ vì nếu ta xét giữ nguyên E66 là lực lượng dự bị chiến lược, sẵn sàng thay nguyên F316 trong việc đánh tái chiếm và phản kích thị xã. Cần gì phải để lính phải khổ, leo xe ô tô vòng đường Tây Trường Sơn đánh Đức Lập; giả sử không giải quyết được Đức Lập thì sao vì VNCH đâu cũng dễ để mất khi phản kích; giả sử tin tình báo bị lộ và VNCH phát hiện hướng chuyển quân, hướng quay về => ta bị ăn bom tọa độ dọc đường hành quân. Bảo toàn lực lượng tốt hơn cho trận quyết định chứ, đánh xong được Buôn Ma Thuột và giữ được là hơn 1972 nhiều lắm rồi đấy các bác ạ. Mong gì hơn nữa, khi ngay cả bước vào chiến dịch, ta đầy đủ quyết tâm và QUTW cũng chỉ nhận định giải phóng được 1-2 tỉnh lớn, đập tan được QK 2 ngụy là thắng lớn rồi; đâu đã biết tình hình khẩn trương và xoay chuyển nhanh đến thế trong 1975.

Thêm thắt chút chỗ này, em nói về kinh nghiệm của chiến trường B1 trong 1972:
- Mặt trận Bình Định Quảng Ngãi có quyết tâm nối liền 2 vùng giải phóng nhập làm một, tạo bàn đạp rộng lỡn cắt ngang đường 1; xóa sổ một số căn cứ lớn của VNCH là Đệ Đức, Sa Huỳnh. Ý đồ tốt, sáng tạo nhưng bị VNCH dùng kế "vây ngụy cứu triệu". Thắng lợi giải phóng Hoài Ân, rồi Hoài Nhơn, ép địch co về Phù Mỹ là rất to lớn nên để phát huy QK V đã chỉ đạo:

"Trung đoàn 12 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương, đánh đích phản kích bảo vệ bắc Bình Định. Sư đoàn (thiếu trung đoàn 12) hành quân ra nam Quảng Ngãi (hướng trọng điểm của quân khu), phối hợp với sư đoàn 2, tạo nên một vùng giải phóng hoàn chỉnh từ nam sông Vệ tới bắc Phù Mỹ nối đến với bắc Công  Tum.."
 
F3 đang trên đường ra Quảng Ngãi thì VNCH đã tổ chức phản kích vào ngay chỗ F3 vừa giải phóng để cứu Quảng Ngãi rồi; kết quả thực tế là F3 phải cấp tốc quay về vì mình E12 + LLVT Bình Định không đủ sức phòng thủ, ta gần mất hết những địa bàn vừa chiếm được. F3 về. quay trở lại phòng thủ thay E12, cố gắng vá víu mãi mới được thế trận.

Kinh nghiệm này đã được BTL QK V tổng kết, báo cáo và đánh giá rất nghiêm túc sau 1972; Bộ và bản thân cụ Dũng cũng đánh giá xác đáng hoàn cảnh và thời điểm lúc đó. Vậy đấy, năm 1972 tại các mặt trận, khu vực chiến trường đã xẩy ra nhiều sự kiện và vô số kinh nghiệm từ cấp chiến lược, chiến thuật đến hoạt động điều quân, thực hành chiến đấu đã được tổng kết, rút kinh nghiệm sâu sắc.

Qua ví dụ trên, em thấy càng nêu bật góc sâu hơn nữa của Cụ Dũng khi ưu tư trăn trở; không chỉ bởi F10, đặc biệt là E66 đứng trước hai nhiệm vụ khó khăn như các bác nêu mà vấn đề ở đây là tạo thế thế nào cho hiệu quả nhất, tối ưu nhất. Thực tế rõ ràng đã chứng minh tầm nhìn xa của các cụ đúng. VNCH sai lầm về chiến lược khi bỏ Tây Nguyên thì thế trận truy kích hình thành rõ rệt trên đường 14, dồn địch về đường 7; F968 xuôi hướng đông hướng đồng bằng đánh sân bay Gò Quánh BÌnh Định thay cho F3; còn bản thân F3 thiếu lướt ngay theo đường 19, quẹo phải vỗ mặt Quy Nhơn => chia cắt hay nói chính xác hơn là từ đây băm nát toàn tuyến đồng bằng trên đường/ lộ 1A.

Và ngược lại, nếu ta không đánh Đức Lập sớm, chỉ chăm chăm bảo toàn E66 cho sự chắc chắn, chỉ phát triển dập khuôn theo hướng 1972 làm chủ thị xã là xong thì VNCH vừa có hướng từ Đức Lập thọc lên, tái chiếm đường 21, tạo lập được vành đai an toàn trên con lộ này. Lúc đấy có chăng, VNCH dồn sức tái chiếm thị xã Buôn Mê Thuột, kể cả chấp nhận bỏ Kon Tum, bỏ Pleicu và khúc giữa Bình Định + một phần Quảng Ngãi cũng tạm được và vãn hồi được thế trận đấy chứ.

Đấy, em xin nhắc lại đoạn trên : Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2012, 01:16:00 pm gửi bởi quangcan » Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #129 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2012, 06:20:02 pm »

Sau đòn trinh sát chiến lược Phước Long, Thiệu và các tướng lĩnh VNCH càng hiểu quyết tâm của ta trong năm 1975 là áp sát từ B2; riêng tướng Phú thì càng sợ hơn nếu ta đánh Pleicu thật. Việc ta giải quyết Đức Lập rốt ráo + chuyển từ chặn đường 19 lên thành làm chủ và tạo bàn đạp tiến công thọc xuống đồng bằng Nam Trung Bộ cực kỳ quan trọng khi tạo thế cục mở rộng sau khi đánh thị xã Buôn Mê Thuột. Nếu như có thể gọi cuộc nghi binh của F968 là chiến thuật bước 1 và quyết định đánh thị xã là chiến thuật bước 2; nếu như gọi việc thọc sâu đánh chiếm thị xã là đòn điểm huyệt và việc đánh quân giải tỏa phản kích tại thị xã là đánh bồi, đánh quỵ thì tất cả chỉ gói gọn trong một tổng thể chung nhất. Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975. Em diễn tả chưa được thanh thoát lắm nhưng ý tứ là vậy,  Grin. Em cho rằng đấy là bước khác biệt cơ bản lớn nhất so với 1972, ta không chăm chăm giành dân, giành đất, giành từng đô thịmở một bàn cờ lớn trong thế trận nhiều tầng, nhiều lớp giương sẵn với các phương án khác nhau. B3 có rất nhiều kế hoạch dự phòng của B3 nhưng quyết định là ở Bộ, ở Quân ủy Trung Ương khi nhìn thấy ở việc đánh thị xã Buôn Ma Thuật có nhiều hướng mở tầm chiến lược, sáng suốt là ở chỗ đó.

...
Đấy, em xin nhắc lại đoạn trên : Đó là thế cục giương sẵn ở Đức Lập và đường 19, mở đường cho bước 2 của chiến lược mùa xuân 1975.
- Phải thừa nhận bạn quangcan@ có đầu óc (phân tích, tổng hợp, nhận định , đánh giá trong lĩnh vực quân sự...) "ác chiến" đấy! Bob trực tiếp tham gia chiến dịch, nhưng chỉ thấy sao nói vậy ở một phạm vi rất hẹp. Qua đọc các bài của Quang mới thấy được nhiều vấn đề ở tầm cao hơn. ở phạm vi rộng hơn. Hay lắm! Mong bạn tiếp tục.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM