Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:04:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Việt Nam 1945-2000  (Đọc 39770 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #60 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:51:44 am »

Về chính trị:

Để có hậu phương vững mạnh về mọi mặt, phải lấy xây dựng chính trị làm nhiệm vụ hàng đầu. Sự vững chắc của hậu phương phụ thuộc trước hết vào sự giác ngộ cách mạng, sự nhất trí về chính  trị,  tinh  thần  của  nhân  dân;  ở  chế  độ  ưu  việt,  uy  tín  và năng lực hoạt động của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng. Sự vững mạnh về chính trị vừa là nền tảng, vừa là đòn bẩy để nay dựng hậu phương vững mạnh.

Với quan điểm đó, trong kháng chiến, Đảng và Chính phủ rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng, làm cho quần chúng giác ngộ về mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng, nâng cao lòng yêu nước, yêu chế độ và quyết tâm kháng chiến.

Chính  phủ  có  nhiều  biện  pháp  để  kiện  toàn  bộ  máy  chính quyền  dân  chủ  nhân  dân  các  cấp  theo  nguyên  tắc  thực  sự dân


161
 
chủ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiện toàn các cơ quan Nhà nước, trước hết là Hội đồng nhân dân, Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp các cơ quan kinh tế, công an. Các cơ quan chính  quyền  được  tổ  chức,  sắp  xếp  lại  biên  chế  cho  phù  hợp theo  phương  hướng  tinh  giản,  gọn  và  có  hiệu  quả.  Hội  đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã được bầu lại. Trong năm 1952, một
số nơi đã tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và xã khoá III,  đồng  thời  kiện  toàn  Uỷ  ban  kháng  chiến  hành  chính  theo tinh thần các thông tư, sắc lệnh của Chính phủ.

Trên cơ sở kiện toàn Hội đồng nhân dân, Uỷ ban kháng chiến hành  chính  các  cấp  được  củng  cố,  đặc  biệt  là  cấp  Liên  khu. Chính  quyền  cấp  cơ  sở  cũng  được  xây  dựng  gọn  nhẹ,  thu  hút thêm những  thành  phần cơ  bản trong nhân dân lao động tham gia.

Củng cố và tăng cường chính quyền cấp xã là công việc được Chính  phủ  quan  tâm  đặc  biệt,  coi  đó  là  một  nhiệm  vụ  quan trọng, cấp bách trong quá trình xây dựng bộ máy chính quyền nhà nước nói chung. Chính phủ đã có nhiều sắc lệnh, nghị định, thông tư về kiện toàn, củng cố chính quyền cấp xã.

Ngày 23-3-1951, Bộ Nội vụ ra Thông tư số 62 về "Kế hoạch củng cố chính quyền cấp xã", làm cho chính quyền cấp xã thực sự  trong  sạch  và  vững  mạnh.  Thông  tư  chỉ  rõ:  Mọi  công  dân Việt Nam đều có quyền tham dự chính quyền, tham gia ý kiến vào  công  việc  chính  quyền,  song  về  thực  tế,  không  thể  cùng tham  gia  trong  các  cơ  quan  chính  quyền,  do  đó  công  dân  có quyền bầu một số người thay mặt mình ở những cơ quan ấy. Hội đồng nhân dân xã là cơ quan chính quyền tối cao quyết định mọi công  việc  của  xã.  Hội  đồng  nhân  dân  tự  chọn  một  số  uỷ  viên vào  Uỷ  ban  kháng  chiến  hành  chính  để  thi  hành  những  nghị quyết của mình. Do vậy, Uỷ ban kháng chiến hành chính là ban chấp  hành  của  Hội  đồng  nhân  dân,  quyền  chấp  hành  đều  tập trung vào Uỷ ban kháng chiến hành chính xã và theo nguyên tắc tập  trung  dân  chủ.  Giúp  việc  cho  Uỷ  ban  kháng  chiến  hành

162
 
chính xã có văn phòng và các bộ phận chuyên môn.

Đầu  tháng  11-1951,  Bộ  Nội  vụ  tổ  chức  Hội  nghị  tổng  kết củng cố xã xây dựng Đề án củng cố xã và trình Hội đồng Chính phủ  thông  qua  tháng  12-1951.  Từ  sau  đó,  công  tác  củng  cố chính quyền cấp xã tiếp tục được đẩy mạnh. Ngày 14-6-1952, Chính phủ ra Sắc lệnh số 95/SL quy định số lượng, thể lệ bầu cử và chỉ định Uỷ ban kháng chiến hành chính xã.

Nhờ tập trung củng cố cấp xã, nhiều nơi đã có thể bỏ được cấp  thôn,  tạo  điều  kiện  củng  cố  các  đoàn  thể  quần  chúng,  cải tiến lề lối làm việc, nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo điều hành mọi mặt công tác kháng chiến, kiến quốc ở cơ sở.

Việc  chấn  chỉnh  tổ  chức  chính  quyền  các  cấp  đã  tạo  nên những chuyển biến mới cả về tổ chức và lề lối làm việc, phát huy được tinh thần làm chủ và khí thế hăng hái tham gia kháng chiến của mọi tầng lớp nhân dân.
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #61 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:52:07 am »

Các cơ quan chuyên môn cũng được củng cố. Ngày 10-10-
1950,  Bộ  Nội  vụ  ra  Nghị  định  số  438  về  việc  tổ  chức  trong phạm vi cả nước Ban công an xã. Ban công an xã trực thuộc hệ thống Việt Nam công an vụ dưới quyền điều khiển của Uỷ ban kháng chiến hành chính xã và chấp hành mệnh lệnh của cấp trên theo ngành dọc, có nhiệm vụ bảo vệ tài sản của nhân dân, giữ gìn an ninh và vệ sinh công cộng trong xã, ngăn ngừa và bài trừ các tệ nạn xã hội.

Ngày 3-1-1952, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 9 về việc thành lập  Công  an  huyện  trên  phạm  vi  cả  nước.  Công  an  huyện  có nhiệm vụ bảo vệ trị an, đề phòng phản gián, bảo vệ các cơ quan
ở huyện, điều tra tội phạm theo yêu cầu của Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh,  huyện và toà án nhân dân; tổ chức  và  hướng dẫn công an xã phát triển công an nhân dân.
Ngày  15-10-1952,  Hội đồng  Chính  phủ  đã  họp bàn về  việc thành lập Bộ Công an. Ngày 16-2-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kí Sắc lệnh số 141/SL về việc đổi Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ

163
 
thành Thứ Bộ Công an, đặt dưới quyền lãnh đạo của một Thứ trưởng.  Thứ  Bộ  Công  an  có  nhiệm  vụ  chống  gián  điệp,  phản động ở trong nước để bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ quân đội nhân dân và các đoàn thể nhân dân, bảo vệ nền kinh tế, biên giới, chống đặc vụ và gián điệp... Đến tháng 8-1953, Hội đồng Chính phủ quyết định đổi Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Từ đây, Bộ Công an tách khỏi Bộ Nội vụ, trở thành một Bộ của Chính phủ.

Trên  lĩnh  vực  tư  pháp,  chúng  ta  đấu  tranh  chống  những khuynh hướng sai lầm; sửa đổi lại thành phần các cấp toà án. Do vậy, ngành Tư pháp được chấn chỉnh và củng cố, trở thành một công  cụ  chuyên  chính  sắc  bén  của  chính  quyền  dân  chủ  nhân dân.

Khối đoàn kết toàn dân được củng cố và mở rộng. Từ ngày 3 đến ngày 7-3-1951, Đại hội thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên Việt được triệu tập.

Thành công của Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt là một sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của khối đoàn kết toàn dân: "... rừng cây đại đoàn kết ấy đã nở hoa kết quả và gốc rễ của nó đang ăn sâu lan rộng khắp toàn
dân và nó có một cái tương lai "Trường xuân bất lão " 1  .

Tiếp theo Đại hội Đảng và Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt theo sáng kiến của Đảng ta, Hội nghị đoàn kết nhân dân  ba  nước  Việt  Nam,  Lào  và  Campuchia  được  tổ  chức  vào ngày  11-3-1951,  gồm  đại  biểu  Mặt  trận  Liên  -  Việt,  Mặt  trận Khơ  me  Itxarắc,  Mặt  trận  Lào  Itxala.  Hội  nghị  nhất  trí  khẳng định: Ba dân tộc có chung một kẻ thù là thực dân Pháp và can thiệp  Mĩ.  Trên  cơ  sở  đó,  Hội  nghị  quyết  định  thành  lập  khối Liên  minh  Việt  -  Miền  -  Lào  dựa  trên  nguyên  tắc  tự  nguyện,



1. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Tập VI. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội
1995. tr.181.
164
 
bình đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau. Sự ra đời Liên  minh  Việt  -  Miền  -  Lào  là  một  thắng  lợi  mới  của  chiến lược đại đoàn kết ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương, đoàn kết các lực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ thế giới của Đảng và Chính phủ ta, tạo nên sức mạnh của khối đoàn kết quốc tế nhằm đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi.
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #62 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:52:32 am »

Về văn hoá - giáo dục - y tế.

Đảng  và  Chính  phủ  rất  chú  trọng  xây  dựng  phong  trào  văn nghệ quần chúng, khai thác vốn văn hoá, văn nghệ dân tộc; tổ chức và hướng dẫn văn nghệ sĩ đi vào thực tế sản xuất và chiến đấu, phục vụ kháng chiến. Ngày 6-6-1951, Hội đồng Chính phủ quyết định thành lập Nha Thông tin trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Cuối năm này, Hội đồng Chính phủ chủ trương kiện toàn Ban Văn hoá xã hội, thành lập Nha Văn nghệ, đặt Quốc gia ấn Cục vào Ban Văn xã.

Ngày 24-2-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 83/SL hợp nhất Nha Thông tin và Vụ Văn học nghệ thuật thành Nha Tuyên  truyền  và  Văn  nghệ  trực  thuộc  Thủ  tướng  Chính  phủ. Ngày  15-3-1953,  Chính  phủ  ra  Sắc  lệnh  số  14/SL  thành  lập Quốc doanh Điện ảnh và Chiếu bóng Việt Nam. Cùng với sự ra đời của ngành Điện ảnh, các đội chiếu bóng được thành lập. Các bộ phim Việt Nam kháng chiến,  Việt Nam trên đường thắng lợi .
. . được xây dựng.

Phong  trào  bình  dân  học  vụ  tiếp  tục  được  Chính  phủ  quan tâm  chỉ  đạo.  Ngày  24-2-1951,  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  gửi  thư nhắc  nhở  Nha  Bình  dân  học  vụ  phải  làm  cho  tất  cả  đồng  bào Việt Nam từ 8 tuổi trở lên đều biết đọc, biết viết và lúc đó mới
là  thắng  lợi  hoàn  toàn  trên  mặt  trận  diệt  dốt.  Đến  năm  1952, khoảng 14 triệu người đã thoát nạn mù chữ.
Phong  trào  bổ  túc  văn  hoá  được  đẩy  mạnh.  Khắp  các  cơ quan, các khu vực dân cư, các đơn vị bộ đội và dân công đều tổ chức các lớp học bổ túc văn hoá. Đến tháng 9-1953, trong các
165
 
vùng  tự  do  đã  có  10450  lớp  bổ  túc  văn  hoá,  với  335.946  học viên.  Một số  trường  phổ  thông lao  động  ở  Trung ương  và  địa phương được thành lập.

Giáo dục phổ thông phát triển mạnh theo hướng cải cách giáo dục năm 1950. Tháng 7-1951, Đại hội Giáo dục toàn quốc được
tổ  chức.  Đại  hội  xác  định  phương  châm  giáo  dục  là  phục  vụ
kháng chiến, chủ yếu là tiền tuyến; phục vụ nhân dân, chủ yếu
là công - nông - binh.

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngày 30-10-1951, Bộ Quốc gia Giáo dục ra Thông tư số 49/TT-TKV quy định tổ chức trường  phổ  thông  9  năm.  Các  cấp  quản  lí  giáo  dục  phổ  thông trung học được quy định rõ: ở Trung ương có Nha Giáo dục phổ thông (được thành lập trên cơ sở hợp nhất Nha Tiểu học và Nha Trung học); ở Liên khu là Khu Giáo dục phổ thông; ở tỉnh là Ty Giáo dục phổ thông.

Ngày 3-11-1951, Bộ Quốc gia Giáo dục ra nghị định bãi bỏ các Hội giúp việc giáo dục tỉnh và xã; tổ chức tại mỗi tỉnh một Tiểu  ban  giáo  dục  có  nhiệm  vụ  nghiên  cứu  chủ  trương,  chính sách giáo dục của Chính phủ và tình hình giáo dục địa phương để  định  ra  chương  trình,  kế  hoạch  giáo  dục  cho  phù  hợp  với hoàn  cảnh thực  tế  của  địa  phương.  Thành  phần  Tiểu  ban  giáo dục gồm đại biểu Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh, Trưởng
ty giáo dục phổ thông, Trưởng ty bổ túc văn hoá.

Để  nâng  cao  chất  lượng  đội  ngũ  giáo  viên  và  đáp  ứng  yêu cầu cải cách giáo dục, Nhà nước coi trọng việc chấn chỉnh hệ thống các trường sư phạm. Theo hướng ấy, Bộ Quốc gia Giáo dục ra một loạt nghị định về củng cố, sắp xếp lại hệ thống các trường chuyên nghiệp nói chung và trường sư phạm nói riêng. Nghị định số 233/NĐ (1-10-1951) sáp nhập Trường Sư phạm sơ cấp Việt Bắc vào Trường Sư phạm trung cấp Trung ương; Nghị định số 234/NĐ (1- 10-1951) thành lập Khu học xá trung ương gồm 3 trường: Trường Khoa học cơ bản, Trường Sư phạm cao cấp,  Trường  Sư  phạm  trung  cấp  Trung  ương;  Nghị  định  số
166
 
276/NĐ (11-10-1951) bãi bỏ Ban Sư phạm Đại học Khoa học và thành lập Trường Sư phạm cao cấp để đào tạo giáo viên cấp III Cho Các trường phổ thông; Nghị định số 277/NĐ (11-10-1951) mở lớp Dự bị đại học một năm vào đầu năm học 1952 tại Liên khu IV, gồm hai ban: Ban Khoa học xã hội (các môn học: Triết học và chính trị, Văn chương Việt Nam, Sinh ngữ, Lịch sử văn học thế giới, Sử, Địa, Kinh tế) và Ban Khoa học tự nhiên (các môn học: Toán, Lí, Hoá, Vạn vật).

Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:53:09 am »

Tính  đến  năm  1953,  trong  các  vùng  tự  do  có  769.640  học sinh phổ thông từ cấp I đến cấp III. Năm 1954, số học sinh tăng lên 1132.196 người. Trong khoảng ba năm (1951 - 1953), Nhà nước  đã  đào  tạo  được  7.000  cán  bộ  kĩ  thuật.  Đó  là  không  kể hàng ngàn cán bộ, sinh viên tốt   nghiệp đại học và học sinh tốt nghiệp  phổ  thông  được  đưa  đi  đào  tạo  dài  hạn  ở  nước  ngoài, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. Trong cả nước đã hình thành 3 trung tâm đại học và cao  đẳng:  Việt  Bắc,  Khu  IV  và  Khu  học  xá  Trung  ương  (l)  . Công tác chăm lo, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân được chú ý. Hệ thống bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng rộng khắp. Phong trào vệ sinh phòng bệnh được phát động rộng rãi trong toàn dân. Nạn đói và bệnh dịch được đẩy lùi về cơ bản. Nếp sống mới nảy nở, ngày càng lan rộng khắp các vùng tự do.

Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục đã làm tăng thêm sức mạnh của hậu phương kháng chiến. Đây chính là một nhân tố rất căn bản, có tính quyết định hắng lợi của quân đội ta trên mặt trận quân sự.

Lịch sử Chính phủ Việt Nam... Sđd, tr. 223.

V- Những Chiến dịch giữ vững và phát triển quyền chủ động
đánh địch trên chiến trường

Sau chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, quân ta tiếp tục giữ

167
 
vững  quyền  chủ  động  về  chiến  lược  trên  chiến  trường  chính, liên tục mở các chiến dịch tiến công và phản công lớn. Phưng hướng của ta mở chiến dịch là nhằm vào trung du và đồng bằng, trước mắt là đánh trung du.

Trung du và đồng bằng lúc này bao gồm 15 tỉnh, thành, rộng khoảng 21.000 km2 và 8.000.000 dân (không kể Hoà Bình, Phú Thọ),  hình  thành  một  khu  tam  giác  với  nhiều  điểm  tập  trung đông dân cư.

Trung du là tuyến chính diện của địch đối mặt với căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc; là dải đất tiếp giáp giữa vùng tạm bị địch chiếm với vùng tự do Việt Bắc. Miền này bao gồm phần đất của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Nam Thái Nguyên, Bắc Ninh,  Bắc  Giang,  Quảng  Yên,  Hòn  Gai,  kéo  dài  từ  tây  sang đông khoảng gần 300 km.

Sau khi ta giải phóng biên giới, mở rộng vùng tự do ở phía bắc Bắc Bộ, vùng trung du trở thành tuyến phòng thủ chủ yếu của địch, cùng với tuyến sông Đáy ở phía tây - nam tạo thành một vành đai bao quanh đồng bằng, ngăn chặn mọi sự xâm nhập của ta vào đồng bằng Bắc Bộ.

Đối  với  địch,  trung  du  là  bàn  đạp  thuận  tiện  để  chúng  tập trung lực lượng, tổ chức tiến công, uy hiếp Việt Bắc. Sau đồng bằng,  trung  du  cũng  là  nơi  đông  dân  nhiều  của,  có  khả  năng cung cấp cho nhu cầu chiến tranh. Mặt khác, trung du là nơi có phong  trào  kháng  chiến  mạnh,  lực  lượng  vũ  trang  địa  phương phát triển và đã từng lập nhiều thành tích trong chiến đấu. Nếu đánh vào trung du, ta sẽ thu hẹp được phạm vi chiếm đóng của địch, phá kế hoạch củng cố và bình định đồng bằng của chúng, làm  thất  bại  âm  mưu  "lấy  chiến  tranh  nuôi  chiến  tranh,  dùng người Việt đánh người Việt".

Xuất phát từ tầm quan trọng có ý nghĩa chiến lược về nhiều mặt trên đây, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Trung du (mang mật danh là chiến dịch Trần Hưng

168
 
Đạo),  nhằm  mục  đích:  Tiêu  diệt  sinh  lực  địch,  mở  rộng  khu lương  thực,  phát  triển chiến  tranh  du  kích,  tranh  thủ  thời  gian phá kế hoạch củng cố của địch, tạo điều kiện mới để tiêu diệt địch nhiều hơn nữa. Hướng chính của chiến dịch là vùng trung du,  từ  Việt  Trì  đến  Bắc  Giang,  trong  đó  hướng  tiến  công  chủ yếu nhằm vào khu vực Vĩnh Yên, Phúc Yên. Vùng duyên hải Đông Bắc và Liên khu III là những hướng phụ có nhiệm vụ phối hợp trực tiếp trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 2 đại đoàn (Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312), 5 trung đoàn bộ đội chủ lực, 4 đại đội pháo binh, 2 đại đội công binh, 4 tiểu đoàn bộ đội địa phương. Cùng với đồng bào một số tỉnh Việt Bắc, hàng vạn dân công chuyên chở hàng trăm tấn gạo ở vùng địch hậu trung du vượt qua mạng lưới đồn bốt địch đày đặc ra phục vụ tiền tuyến. Tổng cộng toàn chiến  dịch,  ta  đã  huy  động  27.658  dân  công  thường  trực,
272.259  dân  công  từng  đợt  và  chuẩn  bị  được  4.960  tấn  lương thực, 416 tấn đạn dược, vũ khí. Trải qua 23 ngày đêm chiến đấu (từ 25-12-1950 đến 17-1-1951), quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.000 địch, diệt 30 vị trí và 40 tháp canh, thu nhiều vũ khí các loại.
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #64 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:53:35 am »

Qua  chiến  đấu  ở  trung  du,  bộ  đội  ta  có  bước  trưởng  thành mới.

Lần đầu tiên tác chiến ở một vùng đồi núi thấp nơi địch có điều kiện phát huy thế mạnh, chiến dịch Trung du là một mốc quan trọng, đánh dấu một bước tiến vững chắc của bộ đội ta về
kĩ thuật. Bên cạnh những thắng lợi và ưu điểm, ta cũng có một
số khuyết điểm và hạn chế. Nhiệm vụ mở rộng khu lương thực mới đạt được ở mức thấp. Việc phát động chiến tranh du kích làm chậm, chưa tận dụng được tất cả khả năng mới do thắng lợi của chủ lực tạo nên. Địch bị tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng,  nhưng  ta  cũng  có  nhiều  thương  vong  sau  chiến  dịch Trung  du,  thực  hiện  nghị  quyết  của  Trung  ương  Đảng  (26-2-
1951), Bộ Tổng Tư lệnh ra mệnh lệnh mở chiến dịch Đường 18

169
 
(mang  mật  danh  là  chiến  dịch  Hoàng  Hoa  Thám),  nhằm  mục đích:  Tiêu  diệt  sinh  lực  địch,  phát  triển  chiến  tranh  du  kích. Hướng  chính  của  chiến  dịch  là  Đường  18,  hai  hướng  phụ  là Vĩnh Yên và Liên khu III.

Trên  hướng  Đường  18,  chúng  ta  sử  dụng  2  đại  đoàn  (Đại đoàn 308 và Đại đoàn 312), 2 trung đoàn bộ đội chủ lực, 4 đại đội pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh phối hợp với lực lượng vũ trang  địa  phương  tiến  công  địch.  Phục  vụ  chiến  dịch  có  hơn
57.000 dân công, 2.280 tấn lương thực, thực phẩm; 226 tấn đạn dược. Phương châm lác chiến là đánh điểm diệt viện.

Trải  qua  14  ngày  đêm  chiến  đấu  (từ  ngày  23-3  đến  7-4-
1951), tính chung cả mặt trận chính và mặt trận phối hợp, quân và dân ta đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt trên 3.900 địch; diệt và bức địch rút 133 vị trí, tháp canh; bắn rơi 1 máy bay; phá huỷ
1 xe tăng, 45 xe cơ giới 1. Bộ đội ta hi sinh 600 người, bị thương trên 1700 người .

Đánh giá kết quả chiến dịch, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận  định:  Trong  chiến  dịch  này,  ta  đã  tiêu  diệt  một  bộ  phận sinh  lực  địch,  đẩy  mạnh  chiến  tranh  du  kích,  gây  được  ảnh hưởng chính trị và học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu về tác chiến với binh lực lớn ở một chiến trường xa và đánh vào một  trung  tâm  của  địch.  Tuy  nhiên,  ta  đã  không  hoàn  thành nhiệm vụ thật đầy đủ, địch thiệt hại nhưng ta cũng bị tiêu hao.

Sau chiến dịch Đường 18, tiếp tục kế hoạch tiến công địch ở Trung  du  và  đồng  bằng,  ngày  20-4-1951,  Bộ  Chính  trị  Trung ương Đảng quyết định mở cuộc tiến công ở khu vực Hà - Nam - Ninh, lấy tên là chiến dịch Quang Trung, nhằm tiêu diệt thêm một  bộ  phận  sinh  lực  địch,  phá  tan  khối  ngụy  quân,  thúc  đẩy chiến tranh du kích phát triển, giành lại kho người, kho của ở



1. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954. Tập 2.
Sách đã dẫn, tr. 62.
170
 
đồng  bằng.  Trung  ương  Đảng  nhấn  mạnh:  Chiến  dịch  Quang Trung là một chiến dịch đầu tiên được mở ở đồng bằng, cách xa căn cứ địa chính; địa thế có nhiều khó khăn cho ta, thuận lợi cho địch. Trong chiến dịch này, ta không những phải thắng về quân sự, mà còn phải thắng cả về chính trị; cần phải hết sức tranh thủ dân;  chú  trọng  việc  vận  động  ngụy  binh,  vận  động  đồng  bào công giáo, thi hành chính sách của Đảng trong các vùng có thể giải phóng.

Lực lượng sử dụng trong chiến dịch gồm 3 đại đoàn bộ binh (Đại đoàn 308, Đại đoàn 304 và Đại đoàn 320), 5 đại đội pháo binh, một số đơn vị công binh, trinh sát và lực lượng vũ trang địa phương. Nếu so với địch, về lực lượng bộ binh, ta nhiều hơn hai lần, nhưng địch có ưu thế tuyệt đối về cơ giới, máy bay, tàu chiến  và  do  điều  kiện  cơ  động  thuận  lợi,  chỉ  trong  thời  gian ngắn,  chúng  có  thể  điều  thêm một  số  binh  đoàn  cơ  động  đến, nhanh chóng làm thay đổi lực lượng.

Với  tinh  thần  Tất  cả  cho  tiền  tuyến,  tất  cả  để  chiến  thắng, nhân  dân  các  địa  phương,  từ  Việt  Bắc  đến  Liên  khu  III,  Liên khu  IV,  đều  hăng  hái  đóng  góp  sức  người,  sức  của  cho  chiến dịch. Chỉ trong thời gian ngắn, riêng tỉnh Hà Nam đã huy động được 160 tấn gạo và 130 con trâu, bò, lợn. Nhân dân ba tỉnh huy động trên 100.000 dân công làm nhiệm vụ vận tải, dẫn đường, chuyển thương, phục vụ thương binh, bắc cầu, đào đắp công sự; huy  động  4.400  thuyền,  mảng  chở  bộ  đội qua sông trong suốt chiến dịch 1.

Sau 24 ngày đêm chiến đấu (từ ngày 28-5 đến 20-6-1951), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 4.000 địch, diệt và bức địch rút hơn 30 vị trí, phá huỷ hơn 30 xe lội nước, thu hơn 1.000 vũ khí  và  phương  tiện  chiến  tranh.  Tuy  nhiên,  lực  lượng  của  ta cũng bị tổn thất nặng.


1. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954. Tập 2.
Sđd, tr. 71.
171
 
Tính  chung  trên  các  chiến  trường  toàn  quốc  trong  6  tháng
đầu năm 1951, quân và dân ta đã tiêu diệt và làm bị thương gần
40.000  địch.  Riêng  ở  Bắc  Bộ,  ta  đã  loại  khỏi  vòng  chiến  đấu
32.000 tên địch (trong ba Chiến dịch Trung du, Đường 18 và Hà
- Nam - Ninh, số địch bị diệt là 17.000 tên). Ta thu gần 10.000
súng các loại.

Tuy nhiên, vì địa bàn ba chiến dịch trên không lợi cho ta, mà có lợi cho địch trong việc phát huy ưu thế về binh khí kĩ thuật và cơ động, nên kết quả chiến đấu bị hạn chế. Địch bị thiệt hại nặng,  nhưng  ta  cũng  bị  tiêu  hao  lớn;  có  chiến  dịch  không  đạt được mục tiêu đề ra. Cả ba chiến dịch đã gây trở ngại cho địch trong việc thực hiện kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi, nhưng sức chiến  đấu  của  bộ  đội  ta  cũng  bị  giảm  sút.  Ta  không  phát  huy được  thế  chủ  động  chiến  lược  giành  được  từ  chiến  dịch  Biên giới; chưa phá được phòng tuyến của địch, chưa làm thay đổi được cục diện chiến trường đồng bằng Bắc Bộ.

Về  phía  thực  dân  Pháp,  sau  một  thời  gian  đối  phó  với  các cuộc tiến công của ta ở Trung du, Đường số 18 và Hà - Nam - Ninh, chúng tăng cường chiến tranh tổng lực, đánh phá dữ dội cơ  sở  kháng  chiến  trong  vùng  tạm  chiếm,  cướp  đoạt  tài  sản, giành giật nhân lực, vật lực, chống lại chiến tranh du kích, gây cho ta nhiều khó khăn mới. Các căn cứ du kích và khu du kích của ta ở đồng bằng bị đánh phá nặng nề; nhiều vùng bị chúng chiếm đóng trở lại. Hàng ngàn vị trí, tháp canh của địch được dựng khắp nơi. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta trong vùng tạm
bị địch chiếm gặp rất nhiều khó khăn.

Trước  tình  hình  trên,  nhằm  phá  tan  âm  mưu  thâm  độc  của địch, đưa những hoạt động kháng chiến ở vùng sau lưng địch, nhất là chiến tranh du kích vượt qua khó khăn để phát triển đi lên, Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (từ  ngày  27-9  đến  5-10-1951)  tập  trung  bàn  về  "nhiệm  vụ  và phương  châm  công  tác  trong  vùng  tạm  bị  chiếm  và  vùng  du kích". Hội nghị nêu rõ: Công tác vùng tạm bị chiếm và vùng du

172
 
kích  là  một  công  tác  rất  quan  trọng;  đề  ra  mục  đích,  phương châm và nhiệm vụ của toàn bộ công tác ở vùng sau lưng địch là nhằm vào vận động quần chúng đấu tranh, vận động binh lính địch, thực hành chiến tranh du kích, phá chính sách bình định của Pháp và chính quyền tay sai.

Hội nghị chia vùng sau lưng địch thành vùng tạm chiếm và vùng  du  kích,  hoạt  động  theo  hai  phương  châm  khác  nhau: Vùng tạm bị địch chiếm lấy xây dựng cơ sở, đấu tranh chính trị và kinh tế làm chính; vùng du kích lấy đấu tranh vũ trang làm chính, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị và kinh tế.

Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #65 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2011, 09:54:10 am »

Vùng sau lưng địch lúc này có ba công tác chính: Dân vận, vận động ngụy binh và đẩy mạnh chiến tranh du kích, trong đó dân vận là gốc của mọi công tác.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ hai đánh dấu bước phát triển của Đảng về công tác chỉ đạo mặt trận vùng sau lưng địch. Nghị quyết Hội nghị có tác dụng hướng dẫn kịp thời cuộc đấu tranh gay go, ác liệt của nhân dân vùng sau lưng địch chống lại  chính  sách  "dùng  người  Việt  đánh  người  Việt,  lấy  chiến tranh nuôi chiến tranh" của kẻ thù.

Dưới  ánh  sáng  Nghị  quyết  Trung  ương  Đảng  lần  thứ  hai, quân và dân trong cả nước đẩy mạnh mọi mặt hoạt động, chuyển hướng  mạnh  mẽ  công  tác  trong  vùng  sau  lưng  địch,  phối  hợp chặt  chẽ  chiến  tranh  du  kích  và  chiến  tranh  chính  quy,  giành thắng lợi mới.

Trong khi đó, từ cuối năm 1951, sức ép từ nhau phía một lần nữa lại đè nặng lên Chính phủ Pháp. Cùng với gánh nặng chiến tranh ở thuộc địa, Chính phủ Pháp phải góp 10 sư đoàn cho khối Bắc Đại Tây Dương (NATO). Điều này càng làm cho tình hình kinh tế - xã hội của nước Pháp trở nên căng thẳng. Sức ép về chính  trị  của  nhân  dân  Pháp  cũng  như  của  các  phe  phái  trong Quốc hội đã lên đến tột đỉnh.

173
 
Trong hoàn cảnh ấy, những người cầm đầu Chính phủ Pháp muốn có một thắng lợi quân sự vang dội để vừa xoa dịu dư luận, trấn an tinh thần binh sĩ, vừa để tranh thủ viện trợ của Mĩ. Việc vạch ra kế hoạch đánh chiếm Hoà Bình của Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương chính là nhằm mục đích ấy.

Tỉnh Hoà Bình có 15 vạn dân, nằm ở phía tây nam đồng bằng Bắc Bộ. Thị xã Hoà Bình là trung tâm chính trị của đồng bào dân tộc Mường, cách Hà Nội 75 km. Sau thất bại trên mặt trận Biên  giới  thu  -  đông  1950,  quân  Pháp  đã  phải  rút  khỏi  Hoà Bình. Một vùng tự do rộng lớn ở phía tây, cửa ngõ nối liền vùng
tự  do  với  đồng  bằng  Bắc  Bộ  qua  Chợ  Bến,  qua  sông  Đà,  đã
được giải phóng. Trong gần một năm sau đó, nhân lực, vật lực
từ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ  An, Hà Tĩnh  vượt  qua Đường  6
được chuyển ra phía bắc chi viện cho các chiến dịch lớn.

Đánh chiếm Hoà Bình, Đờ Lát hi vọng lập lại hành lang đông
- tây ngăn chặn con đường giao thông của kháng chiến từ Bắc vào Nam, buộc chủ lực của đối phương phải tham chiến; qua đó giành thắng lợi quân sự để ổn định quân ngụy và dựng lại Xứ Mường tự trị.

Sau khi củng cố thế phòng ngự, tăng cường lực lượng và đẩy mạnh bình định, ngày 9-11-1951, Đờ Lát sử dụng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh (gồm 20 tiểu đoàn bộ binh, 7 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn thiết giáp, 2 đại đội xe tăng và nhiều tàu thuyền) mở cuộc hành quân Tuylíp (Tulipe), tiến công Chợ Bến, cắt đường di chuyển của bộ đội ta từ Việt Bắc xuống đồng bằng. Ngày  14-11,  chúng  mở  cuộc  hành  quân  Lôtuýt  (Lotus)  đánh chiếm Hoà Bình. Trong ngày 15-11, chúng đã hoàn thành việc chiếm  đóng  các  vị  trí  then  chốt  trong  khu  vực  Hoà  Bình  - Đường  6  -  Sông  Đà  -  Ba  Vì.  Ngay  sau  khi  đặt  chân  lên  Hoà Bình, địch đã xây dựng hệ thống phòng ngự dã chiến với 28 cứ điểm lớn nhỏ bằng đất, gỗ, có hàng rào dây thép gai bao bọc. Mỗi cứ điểm có từ 1 - 2 đại đội bộ binh chốt giữ. Lần đầu tiên trên  chiến  trường  Đông  Dương,  một  hình  thức  tổ  chức  chiếm

174
 
đóng  quy  mô  tương  đối  lớn  xuất  hiện  ở  khu  vực  Hoà  Bình  - Sông Đà - Đường 6.
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #66 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2011, 11:01:04 pm »

Ngày 24-11-1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 22 về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hoà Bình của địch". Sau khi vạch rõ âm mưu của địch, Chỉ thị khẳng định: Địch đánh ra Hoà Bình là một cơ hội tốt để ta diệt địch, bởi vì lực lượng chúng bị phân tán trên một tuyến dài đi sâu vào vùng tự do của ta, vốn không lợi cho chúng về địa hình. Hơn nữa, đây cũng là một dịp rất thuận lợi cho ta đẩy mạnh chiến tranh nhân dân ở vùng sau lưng địch, khoét sâu mâu thuẫn cơ bản giữa tập trung và phân tán lực lượng của địch.

Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch đánh địch trên cả hai mặt trận: chính diện (Hoà Bình) và sau lưng địch (trung du và đồng bằng Bắc Bộ).

Lực lượng tham gia đánh địch ở mặt trận Hoà Bình có 3 đại đoàn (308, 312 và 304); ở mặt trận sau lưng địch có 2 đại đoàn (316 và 320). Ngoài ra, lực lượng bộ đội địa phương và dân quân, du kích cũng được điều động phối hợp.

Chỉ sau mấy ngày địch chiếm đóng, thị xã Hoà Bình bị vây chặt trong một vòng đai lửa của quân ta, khiến địch phải núp kín dưới hầm. Trên phòng tuyến sông Đà, nhiều đoàn tàu chiến của địch bị đánh đắm. Các vị trí kiên cố nhất, như Ba Vì, Đá Chông, Tu Vũ lần lượt bị quân ta tiêu diệt.

Trải qua hơn hai tháng chiến đấu (từ ngày 10-12-1951 đến 25-2-1952), trên cả hai mặt trận, quân và dân ta đã tiêu diệt và bắt khoảng 22.000 địch. Riêng mặt trận vùng sau lưng địch, tá đã tiêu diệt 15.000 tên; san phẳng, bức hàng và bức rút hơn 1.000 đồn bốt, tháp canh của địch (chiếm 2/3 tổng số đồn bốt, tháp canh). Ta đã giải phóng hoàn toàn khu vực Hoà Bình - Sông Đà rộng 2.000 km2, với 15 vạn dân; làm chủ hoàn toàn phía tây đồng bằng Bắc Bộ; bảo vệ toàn vẹn con đường giao thông chiến lược của kháng chiến từ Việt Bắc đến Nam Bộ; phá tan âm mưu thâm độc chia rẽ đồng bào các dân tộc và chính sách dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của địch ở Hoà Bình. Các căn cứ du kích được mở rộng và nối liền thành một thế liên hoàn từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hàm Đông. Phần lớn kết quả bình định đồng bằng Bắc Bộ trong cả năm 1951 của địch bị phá vỡ. Âm mưu phản công tiêu diệt bộ đội chủ lực ta, giành lại quyền chủ động chiến lược của địch bị đập tan.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2011, 07:01:31 am gửi bởi macbupda » Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #67 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2011, 11:04:34 pm »

Chiến  thắng  Hoà  Bình  đã  tạo  điều  kiện  thuận  lợi  cho  các chiến trường Bình - Trị - Thiên, Nam Trung Bộ và Nam Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, liên tục tiến công, phát triển  lực lượng kháng chiến, mở rộng thêm nhiều vùng căn cứ, làm thay đổ cục diện chiến trường theo chiều hướng ngày càng có lợi cho ta.

Sau  khi  thất  bại  trong chiến  dịch  Hoà  Bình, thực  dân Pháp huy động lực lượng chủ lực mở các cuộc càn quét ở vùng chúng tạm chiếm trong suốt 5 tháng liền, với hi vọng cứu vãn nguy cơ ở đồng bằng.Quy mô các cuộc càn quét lần này rất lớn. Riêng trong chiến dịch Mécquya (Mercure - Thuỷ ngân) (từ 25-3 đến 26-4-1952) đánh vào vùng tây nam Thái Bình, thực dân Pháp sử dụng tới 5 binh đoàn (tương đương 20 tiểu đoàn bộ binh), 2 tiểu đoàn cơ giới, 40 khẩu pháo, 6 tàu chiến, 40 ca nô và một số quân dù bao vây càn quét khu vực bốn huyện: Thái Ninh, Kiến Xương, Tiền Hải và một phần huyện Vũ Tiên, rộng khoảng 700 km2, nơi đặt cơ quan của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320 và Tỉnh uỷ Thái Bình.

Trước âm mưu và hành động của địch, chúng ta tổ chức lực lượng chiến đấu, đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống bắt thanh niên  vào  lính,  mở  rộng  cơ  sở  kháng  chiến.  Tính  chung,  trên chiến trường cả nước, từ sau chiến dịch Hoà Bình đến hết mùa hè năm 1952, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 20.000 tên địch; san bằng, bức rút, bức hàng trên 900 vị trí; thu nhiều vũ khí, quân trang (1).

Cùng với việc tổ chức chống địch càn quét, bảo vệ vùng tự do, chúng ta tiến hành chỉnh Đảng, chỉnh quân, tăng cường lực lượng kháng chiến về mọi mặt.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 3, ngày 11-5-1952, Trung ương mở lớp chỉnh Đảng đầu tiên. Khai mạc lớp học, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Trung ương rất mong rằng, trong cuộc chỉnh huấn này, các đồng chí cố gắng thi đua học tập rèn, luyện để trở thành những cán bộ gương mẫu, xứng đáng với lòng trông mong tin cậy của Đảng, của Chính phủ, của quân đội và của nhân dân, trở nên những chiến sĩ đắc lực nhất trong sự nghiệp xây dựng Đảng và giúp Đảng đưa kháng chiến đến thắng lợi, kiến quốc đến thành công" (2).

(1)  Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954. Tập 2...Sđd, tr. 197.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập. Tập 5. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 480. sau chỉnh huấn chính trị mùa hè năm 1952, quân đội ta tiến hành chấn chỉnh tổ chức, biên chế và trang bị. Đến đây, đội quân chủ lực trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh đã có 6 đại đoàn bộ binh (308, 304, 312, 316, 320 và 325),  2 trung  đoàn  bộ  binh  (148 và 246), 1 đại  đoàn công binh, pháo binh (351). Liên khu III có Trung đoàn 46. Việt Bắc có Trung đoàn 238. Liên khu V có trung đoàn 803. Nam Bộ có Tiểu đoàn 302, Tiểu đoàn 307.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2011, 07:03:09 am gửi bởi macbupda » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM