Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:56:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Việt Nam 1945-2000  (Đọc 39771 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #40 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:31:43 am »

Công  tác  y  tế  được  Nhà  nước  hết  sức  coi  trọng.  Từ  năm
1948, mạng lưới y tế được củng cố, có hệ thống từ xã đến tỉnh, gồm các trạm cứu thương, trạm xá, phòng phát thuốc, bệnh xá, bệnh viện. Cuộc vận động thực hiện nếp sống vệ sinh được đẩy mạnh. Phong trào "ba sạch" (ăn sạch, uống sạch, ở sạch), "bốn diệt" (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt chấy rận) ngày càng ăn sâu, lan rộng trong quần chúng. Ngoài những hình thức tuyên truyền vệ sinh, như biểu ngữ, nói chuyện, mít tinh, triển lãm..., sở y tế các liên khu còn mở nhiều lớp truyền bá vệ sinh thường thức  để  huấn  luyện  số  học  viên  do  các  xã  cử  lên.  Ở  các  địa phương, phong trào đào giếng, làm hố xí, tổ chức "Ngày sạch sẽ", tuần "Tổng tẩy uế” được đông đảo nhân dân hưởng ứng góp
phần cải thiện một phần bộ mặt nông thôn.

Công  tác  y  tế  nông thôn được  đẩy  mạnh.  Ngoài  việc thành lập  phòng  phát  thuốc,  nhà  hộ  sinh  ở  các  huyện  và  ban  (hoặc trạm) cứu thương, tải thương ở các xã, từ năm 1949, Viện Bào

124
 
chế Trung ương còn có sáng kiến sản xuất những tủ thuốc thôn quê để bán cho các xã với giá rẻ. Năm 1950, Bộ Y tế lại cho thành  lập  Nha  y  tế  thôn  quê  với  nhiệm  vụ  phổ  biến  tài  liệu truyền bá vệ sinh và y tế hương thôn, đào tạo cán bộ y tế xã và nữ hộ sinh nông thôn, lập tủ thuốc, xây dựng và theo dõi thực hiện phong trào vệ sinh ở nông thôn.

Nhờ có sự quan tâm của các cấp chính quyền, công tác y tế đã thu được nhiều kết quả. Tính đến năm 1950, ở các vùng tự do đã có 6.443 cơ sở y tế nông thôn, 1.670 cơ sở hộ sinh xã với
4.092 cán bộ làm công tác y tế xã, cứu thương, hộ sinh xã. Tại
Nam Bộ, mỗi huyện có ban quân - dân y, quân - dân y xá, tổ nha
y,  tổ  hộ  sinh,  tổ  bào  chế.  Các  xã  đều  có  ban  y  tế,  trạm  cứu thương, nhà bảo sinh...
d) về ngoại giao .

Cùng với việc xây dựng thực lực trong nước, Đảng và Chính phủ  nước Việt  Nam Dân  chủ  Cộng  hoà  chủ  trương  đẩy  mạnh hoạt động ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Chính sách ngoại giao của nước Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ là "làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” 1.

Theo phương hướng đó, ngoại giao Việt Nam thời kì này bắt đầu  thiết  lập  được  các  mối  liên  hệ  trực  tiếp  với  một  số  nước Đông Nam Á, trước hết là Thái Lan và từ đó mở rộng địa bàn tiếp xúc, tuyên truyền quốc tế phát triển ngoại giao nhân dân để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Đối  với  nước  Pháp  và  nhân  dân  Pháp,  Chính  phủ  và  nhân dân Việt Nam vẫn thân thiện và "muốn cộng tác với nhân dân


1.2.3.  Hồ  Chí  Minh:  Toàn  tập.  Tập  V.  NXB  Chính  trị  Quốc  gia.  Hà  Nội
1995, tr. 220, 11 ,27 .
125
 
Pháp như anh em trên một căn bản tín nghĩa và bình đẳng" 1.
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #41 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:32:05 am »

Từ  tháng  12-1946  đến  tháng  3-1947,  thay  mặt  Chính  phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 8 lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội Pháp và cả Tổng thống Pháp Vanhxăng  Ôriôn  (Vincent  Auriol),  đề  nghị  "lập  lại  ngay  nền hoà bình đê tránh cho hai nước chúng ta khỏi bị hao người thiệt của, và để gây lại sự cộng tác và tình thân thiện giữa hai dân tộc" 2. Những đề nghị của Chính phủ ta không được Chính phủ Pháp đáp ứng. Ngược lại, thực dân Pháp đã cử Pôn Muýt (Phút Mus)  đến  gặp  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh  (tháng  5-1947),  ngang ngược đòi ta phải nộp vũ khí cho họ, đòi để cho quân đội thực dân Pháp được đi lại tự do trên khắp đất nước ta.

Đối với các nước châu Á, cùng với việc tăng cường khối liên minh chiến đấu Việt - Miên - Lào, Chính phủ ta tích cực xây dựng quan hệ thân thiện với các nước dựa trên lập trường chống đế quốc thực dân, bảo vệ độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.  Chính  phủ  ta  đã  tỏ  tình  đoàn  kết  ủng  hộ  cuộc  đấu  tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Inđônêxia, Ấn Độ; duy trì tình hữu nghị với Thái Lan, Mianma... và cử đoàn đại biểu đi dự Hội nghị Liên Á họp ở Niu Đêli (3-1947). Tháng 4-1947, Chính phủ ta đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc (Thái Lan) và được hưởng đặc quyền như một cơ quan ngoại giao. Tranh thủ chính sách của Chính phủ Thái Lan là chống thực dân và ủng hộ cuộc kháng  chiến  của  ta,  từ  tháng  2-1948  Trung  ương  Đảng  cử  10 cán bộ sang Băng Cốc để tăng cường cho cơ quan đại diện và đặt quan hệ với các đoàn thể quốc tế tại Thái Lan, Trung Quốc và Miến Điện.

Đầu năm 1948, Chính phủ ta lại cử một đoàn cán bộ ngoại giao sang Thái Lan, Mianma, Trung Quốc, Tiệp Khắc để tuyên truyền về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược.




126
 
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng cử nhiều đoàn đại biểu tham dự các cuộc hội nghị quốc tế như Hội nghị Công đoàn ngành Giầy da ở Tiệp Khắc (6-1949), Hội nghị thuỷ thủ và công nhân  bến  tàu  ở  Mácxây  (7-1949),  Hội  nghị  thanh  niên  công nhân thế giới ở Praha, v.v...

Từ  cuối  năm  1949,  cùng  với  sự  lớn  mạnh  của  lực  lượng kháng chiến, uy tín của Nhà nước ta được nâng lên. Tình hình quốc tế cũng có những chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi cho ta. Trong bối cảnh ấy, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao để tranh thủ rộng rãi sự đồng tình, ủng  hộ  của  các  lực  lượng  hoà  bình,  dân  chủ  thế  giới  đối  với cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

Đầu năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung quốc hội đàm với Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tiếp đó, Người sang Liên Xô hội đàm với Xtalin  cùng  các  nhà  lãnh  đạo  Đảng  và  Nhà  nước  Liên  Xô  về những vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến ở Việt Nam.

Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #42 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:32:31 am »

Chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tranh thủ thêm sự đoàn kết và viện trợ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc kháng chiến phát triển đi lên.

Ngày 14-1-1950, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí  Minh  tuyên  bố  sẵn  sàng  đặt  quan  hệ  ngoại  giao  với  các nước trên thế giới: "Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn  cứ  trên  quyền  lợi  chung,  Chính  phủ  Việt  Nam  Dân  chủ Cộng hoà sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ nước nào  trọng  quyền  bình  đẳng,  chủ  quyền  lãnh  thổ  và  chủ  quyền quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và
xây đắp dân chủ thế giới" 1.



1. Hồ Chí Minh: Toàn tập. Tập VI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, tr.
7-8.
127
 
Ngày  15-1-1950,  Chính  phủ  Việt  Nam  Dân  chủ  Cộng  hoà tuyên bố công nhận nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.

Ngày 18-1-1950, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa  và  ngày  30-1-1950,  Chính  phủ  Liên  Xô  đã  công  nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong vòng một tháng sau đó nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức, Cộng hoà Nhân dân Hunggari, Rumani, Ba Lan, Bungari, Anbani) cũng lần lượt công nhận Chính phủ ta.

Việc các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao. Thắng lợi đó góp phần nâng cao uy tín và địa vị của Nhà nước ta trên chính trường quốc tế, có ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
CÂU HỎI - BÀI TẬP

1 - Tại sao Đảng, Chính phủ ta phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong toàn quốc ngày 19-12-1946 ?

2- Cuộc chiến đấu của quân dân ta ở thủ đô Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (từ ngày 19-12-1946) đã diễn ra như thế nào ? Kết quả và
ý nghĩa.

3- Phân tích nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân
Pháp của Đảng ta.

4-  Cuộc  kháng  chiến  toàn  quốc  chống  thực  dân  Pháp  của nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào trong những ngày đầu bùng nổ ?

5- Quân và dân ta đã chiến đấu như thế nào để đập tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên căn cứ địa Việt Bắc thu - đông 1947?





128
 
6- Cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện được đẩy mạnh như
thế nào sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947?
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:33:08 am »

Chương III



BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950 - 1953)

Chương  III  nhằm  cung  cấp  những  kiến  thức  cơ  bản  về  sự phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp khi bước vào thu đông 1950:

- Mở đầu là Chiến dịch tiến công Biên giới thu - đông 1950 giành thắng lợi. Sau thắng lợi Biên giới, quân ta mở liên tiếp nhiều chiến dịch tiến công và phản công trên cả ba chiến trường (đồng bằng, trung du, miền núi), giành thắng lợi trong các chiến dịch mở ra ở rừng núi (Hoà Bình đông -  xuân 1951 - 1952, Tây Bắc thu - đông 1952, Thượng Lào xuân - hè 1953).

Đế  quốc  Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Thực dân Pháp thực hiện Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre dễ Tassigny) với âm mưu giành lại quyền  chủ  động  chiến  lược  đã  mất  sau  thất  bái  ở  chiến  dịch Biên giới.

- Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2-1951). Đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động  công  khai,  lấy  tên  là  Đảng  Lao  động  Việt  Nam,  chủ trương củng cố hậu phương kháng chiến về mọi mặt, đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

I- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950


1- Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng

129
 
Từ  cuối  năm  1949  -  đầu  năm  1950,  tình  hình  quốc  tế  có nhiều  thay  đổi  ảnh  hưởng  thuận  lợi  đối  với  cách  mạng  Việt Nam. Ở châu Âu, các nước dân chủ nhân dân Đông Âu đã hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ 4 với những thành tựu to lớn về kinh tế và quân sự, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào cách mạng thế giới. Ở châu  Á,  cách  mạng  Trung  Quốc  thành  công,  nước  Cộng  hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949) làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng, đồng thời tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho nước ta tiếp xúc trực tiếp với phe xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng và nối liền từ Âu sang Á, tạo chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thuộc châu Á và châu Phi tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

Ở  trong  nước,  từ  năm  1948  đến  mùa  thu  năm  1950,  cuộc kháng chiến của nhân dân ta liên tiếp giành được thắng lợi lớn về mọi mặt. Phong trào chiến tranh du kích ngày càng lan rộng. Các đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập tiến sâu vào vùng Pháp  chiếm  đóng,  cùng  cán  bộ  và  nhân  dân  địa  phương  xây dựng  cơ  sở  kháng  chiến.  Lực  lượng  vũ  trang  ba  thứ  quân  đã được  xây  dựng  hoàn  chỉnh,  gồm  bộ  đội  chủ  lực,  bộ  đội  địa phương và dân quân du kích. Trong các vùng tạm bị địch chiếm, phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố, thị xã.

Việc các nước xã hội chủ nghĩa công nhận Chính phủ Việt Nam  Dân  chủ  Cộng  hoà  đầu  năm  1950  cùng  với  những  bước phát triển mới của tình hình trong nước và quốc tế đã làm cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành vấn đề quốc tế Thực dân Pháp và phe đế quốc lo sợ ảnh hưởng của cách mạng Việt Nam lan tràn xuống khu vực phía nam châu Á.
130
 
Trong khi đó, thực dân Pháp ngày càng hao hụt về quân số do phải phân tán lực lượng để đối phó với cuộc chiến tranh du kích của ta đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Trong tình thế khó khăn và bị động, Pháp đã cử Đại tướng Rơve (Revers), Tổng Tham mưu trưởng quân đội Pháp cùng 6 nghị  sĩ  Quốc  hội  Pháp  sang  Đông  Dương  để  nghiên  cứu  tình hình. Sau một tháng (16-5 - 17-6-1949) nghiên cứu thực địa và trao đổi với các tướng tá ở Đông Dương, trở về nước, Rơve đã vạch  ra  một  kế  hoạch,  gọi  là  Kế  hoạch  Rơve.  Với  chiến  thuật "khoá  then  cửa",  Rơve  chủ  trương  khoá  chặt  biên  giới  Việt  - Trung bằng một tuyến phòng thủ vững chắc trên Đường số 4 để cô lập cách mạng Việt Nam. Đồng thời, chúng tung quân đánh rộng ra vùng trung du, thiết lập hành lang Đông - Tây hòng ngăn chặn con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Tại Khu III, Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh phía nam sông Hồng, kéo dài phòng tuyến đến tận Hoà Bình. Ở Khu IV, Pháp mở rộng phạm vi hành lang Bình
- Trị - Thiên để cắt đứt liên lạc giữa Khu IV và Khu V.
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:33:32 am »

Bên  cạnh  những  thuận  lợi  mới,  cuộc  kháng  chiến  của  nhân dân  ta  cũng  gặp  không  ít  khó  khăn.  Trên  chiến  trường  chính, quân đội ta vẫn chưa nắm được quyền chủ động về chiến lược, chưa giành được ưu thế về quân sự. Căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc vẫn còn nằm trong tình trạng bị địch bao vây, phong toả và có nguy cơ bị chúng tấn công lần thứ hai; vùng trung du và đồng bằng, nơi đông dân nhiều của, vẫn còn bị địch chiếm đóng.

Chính trong tình hình đó, để tạo những chuyển biến mạnh mẽ cho  kháng  chiến,  Hội  nghị  toàn  quốc  lần  thứ  3  của  Đảng  (từ ngày 21-1 đến 3-2-1950) ra nghị quyết nêu rõ: Cần phải nhân đà tiến bộ của bản thân ta, dựa vào sự giúp đỡ của các lực lượng bạn,  lợi  dụng  sự  lúng  túng  của  thực  dân  Pháp,  gấp  rút  hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị, giành thắng lợi lớn, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho ta. Cùng thời gian này, Trung ương Đảng chỉ thị cho Liên khu uỷ Việt Bắc: "Chuẩn bị chiến trường

131
 
Đông Bắc cho thật đầy đủ để khi có điều kiện sẽ mở một chiến dịch  lớn,  quét  địch  ra  khỏi  Đường  số  4,  đánh  bại  trong  vùng Đông  Bắc"  1.  Đến  tháng  5-1950,  Trung  ương  chỉ  thị  cho  Liên khu  uỷ  Việt  Bắc  "Về  việc  vận  tải".  Chỉ  thị  nhấn  mạnh:  "Hiện nay  việc  giao  thông  liên  lạc  giữa  nước  ta  với  nước  ngoài, đặc biệt với Trung Quốc là rất cần thiết. Trung ương quyết định sửa gấp những con đường lớn trong Liên khu Việt Bắc từ biên giới vào" 2  .

Thực hiện chủ trương của Trung ương, chỉ trong hơn 3 tháng, bằng  những  nỗ  lực  to  lớn  của  các  đội  thanh  niên  xung  phong công tác chiến sĩ công binh và nhân dân địa phương, hàng trăm km đường đã được mở từ biên giới vào nội địa ốc chuẩn bị cho trận đánh lớn của quân đội ta.

Tháng 6-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới ở hướng Cao Bằng - Lạng Sơn, nhằm thực hiện ba mục đích:

- Tiêu diệt một bộ phận quan trọng lực lượng địch.

- Giải phóng một phần biên giới, mở đường liên lạc với quốc
 
tế.


- Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #45 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:34:00 am »

2- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950

Chiến trường Biên giới có tầm quan trọng về chiến lược. Do vậy  thực  dân  Pháp  bố  trí  ở  đây  một  lực  lượng  quân  sự  khá mạnh.  Tổng  số  binh  lực  của  địch  ở  Liên  khu  Biên  giới  Đông Bắc có 11 tiểu đoàn, 9 đại đội lẻ, phần lớn là lính Âu - Phi tinh nhuệ (gồm 10 tiểu đoàn). Ngoài ra, địch còn có lực lượng binh chủng gồm 27 khẩu pháo, 4 đại đội cơ giới, 4 đại đội công binh và 8 máy bay. Với binh lực lớn và tinh nhuệ, hể thống phong


1. Dẫn theo: Lịch sử Việt Nam (9-1945 - 1950)... Sđd, tr. 405.

2. Dẫn theo. Lịch sử Việt Nam (9-1945 – 1950)... Sđd, tr. 405.
132
 
thủ vững chắc, Bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều hi vọng vào khả năng phòng thủ của Liên khu Biên giới. Tuy nhiên, Liên khu này có nhiều điểm bất lợi: Thế bố trí thành tuyến kéo dài trên một con đường độc đạo với những vị trí cô lập cách xa nhau hàng chục km; địa hình rừng núi hiểm trở, phức tạp làm cho quân cơ động ứng chiến bằng cơ giới khó phát huy được tác dụng...
Bộ  chỉ  huy  chiến  dịch  do  Đại  tướng  Võ  Nguyên  Giáp  làm Chỉ  huy  trưởng  kiêm  Chính  uỷ  và  Bí  thư  Đảng  uỷ  mặt  trận, quyết định tập trung một lực lượng mạnh tham gia chiến dịch. Lực  lượng  này  gồm có  Đại  đoàn  308,  Trung đoàn  209,  Trung đoàn 174, bốn đại đội sơn pháo cùng với lực lượng vũ trang của Liên khu Việt Bắc và hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Phương án dự kiến ban đầu là đánh địch ở Cao Bằng để thu hút lực lượng địch,  nhưng  sau  khi  cân  nhắc  kĩ,  Bộ  chỉ  huy  quyết  định  đánh xuống Đông Khê - nơi địch tương đối mỏng để đảm bảo chắc thắng. Phương châm chiến dịch là đánh điểm diệt viện.

Phương án trên đã được Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn y. Các mặt chuẩn bị cho chiến dịch cũng được tiến hành khẩn trương. Chúng ta đã huy động hàng chục vạn dân công tập trung để sửa đường vận tải, vận chuyển một khối lượng lớn vật chất ra mặt trận. Với khẩu hiệu Tất cả cho chiến dịch toàn thắng, cán bộ và nhân dân các dân tộc Việt Bắc đem hết sức mình phục vụ tiền tuyến. Khoảng 121.700 dân công thuộc các dân tộc Việt Bắc tham gia phục vụ tiền tuyến, tổng cộng 1.716.000 ngày công. Khoảng 2/3 cán bộ các cấp của các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kim, Lạng Sơn được huy động phục vụ chiến dịch. Đồng bào các dân tộc còn đóng góp cho chiến dịch hơn  100  tấn  lương  thực.  Viện  trợ  của  Chính  phủ  và  nhân  dân Trung Quốc cũng là nguồn rất quan trọng góp phần đảm bảo cho chiến dịch toàn thắng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã "chống gậy lên non xem trận địa", trực tiếp kiểm tra kế hoạch tác chiến, công tác chuẩn bị và động viên cán bộ, chiến sĩ, dân công tham gia chiến dịch.

133
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #46 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:34:22 am »

Sáng 16-9-1950, quân ta nổ súng đánh Đông Khê, mở  màn chiến dịch. Trong trận này đã xuất hiện nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm tuyệt vời, đó là Đại đội trưởng Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai mở đường cho đơn vị xông lên diệt đồn địch; Lý Văn Mưu bị thương đã dùng bộc phá lao vào phá  huỷ  lô  cốt  giặc;  La  Văn  Cầu  bị  thương  vào  cánh  tay  đã không chút do dự nhờ đồng đội chặt đứt khỏi vướng để tiếp tục lao  lên  đánh  bộc  phá,  hoàn  thành  nhiệm vụ.  Các  nữ  dân  công Đinh Thị Dậu, Triệu Thị Soi nhiều lần băng mình qua lửa đạn cứu thương binh, tiếp đạn cho bộ đội... Sau hai ngày chiến đấu quyết liệt bộ đội ta tiêu diệt được vị trí Đông Khê. Thất Khê bị uy hiếp trực tiếp. Cao Bằng hoàn toàn bị cô lập. Thế trận phòng thủ của địch trên Đường số 4 bị rung chuyển.

Đúng như ta phán đoán, Đông Khê thất thủ đã gây nên phản ứng dây chuyền trong giới cầm quyền quân sự và chính trị Pháp. Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương phải ra lệnh rứt quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4.

Kế  hoạch  trên  được  thực  hiện  bằng  cuộc  hành  quân  "kép". Một  mặt,  địch  cho  binh  đoàn  từ  Thất  Khê,  do  Lơ  Pagiơ  (Le Page) chỉ huy, tiến lên chiếm lại Đông Khê để đón binh đoàn từ Cao  Bằng,  do  Sáctông  (Charton)  chỉ  huy,  kéo  về.  Mặt  khác, chúng vét hầu hết lực lượng dự bị chiến lược ở Bắc Bộ (gồm 6 tiểu đoàn) mở chiến dịch mang tên Phôcơ (Pho que: Chó biển) đánh chiếm thị xã Thái Nguyên, hi vọng thu hút chủ lực của ta ở mặt trận Biên giới để đỡ đòn cho đồng bọn và trấn an dư luận trước việc thất thủ Đông Khê.

Nắm  được  ý  đồ  của  địch,  quán  triệt  phương  châm  "đánh điểm diệt viện", trên mặt trận Biên giới, bộ đội ta kiên nhẫn mai phục chờ đánh quân tiếp viện.

Sau một thời gian chuẩn bị, vừa thăm dò ý định của ta, ngày
30-9,  địch  cho  binh  đoàn  Lơ  Pagiơ  tiến  lên  Đông  Khê.  Binh đoàn của Sáctông ở Cao Bằng cũng bắt đầu rút về. Bộ chỉ huy mặt  trận  chủ  trương  tập  trung  lực  lượng,  tiêu  diệt  từng  cánh
134
 
quân địch. Trải qua 8 ngày chiến đấu ác liệt tại khu vực núi Cốc Xá và khu Đồi 477 ở phía tây Đông Khê, bằng chiến thuật vận động chiến, quân ta tiêu diệt và bắt gọn' hai binh đoàn địch gồm
7 tiểu đoàn. Ngày 8-10, địch cho một tiểu đoàn, do Đờ la Bôm (De la Beaume) chỉ huy, từ Thất Khê kéo lên định ứng cứu cho Lơ Pagiơ và Sáctông cũng bị đánh tan. Kế hoạch rút quân của địch hoàn toàn sụp đổ.
Liên tiếp từ ngày 10 đến ngày 23-10, địch lần lượt rút chạy khỏi các vị trí: Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, An Châu. Trong quá trình rút chạy, địch lại bị quân ta truy kích tiêu diệt thêm một phần lực lượng.

Phối hợp với mặt trận Biên giới, trên các chiến trường khác, quân ta tích cực đẩy mạnh các hoạt động tiến công địch.

Tại mặt trận Tây Bắc, quân và dân ta vừa hoàn thành nhiệm vụ nghi binh, vừa tiêu diệt và buộc địch phải rút bỏ hàng loạt vị trí, trong đó có thị xã Lào Cai và thị trấn Sa Pa.

Tại Việt Bắc, cuộc tấn công lên Thái Nguyên của 6 tiểu đoàn địch đã bị quân và dân ta đập tan. Không thực hiện được ý đồ áeo chủ lực của ta ở mặt trận Biên giới về, lại bị thiệt hại gần
1.000 tên. Ngày 11-10 quân Pháp buộc phải rút khỏi thị xã Thái
Nguyên.

Ở chiến trường Bắc Bộ, quân và dân ta đánh mạnh, tiêu diệt
700 địch, buộc chúng phải rút 44 vị trí, trong đó có thị xã Hoà Bình. Ở Bình - Trị - Thiên, quân ta mở chiến dịch Phan Đình Phùng,  đột  nhập  thị  xã  Quảng  Trị,  đánh  mìn  trên  đoạn  dường Huế - Đà Nẵng, thực hiện được nhiệm vụ tiêu hao và kiềm chế địch tại chỗ, không cho chúng điều quân ra Bắc Bộ.

Sau  khoảng  một  tháng  chiến  đấu  dũng  cảm  và  mưu  trí  của quân và dân ta, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Quân ta đã tiêu diệt và bắt khoảng 8.300 địch, gồm 8 tiểu đoàn Âu - Phi và 2 tiểu đoàn ngụy, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh; giải phóng một dải biên giới với chiều dài 750 km,

135
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #47 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:34:56 am »

gồm  350.000  dân.  Nếu  tính  cả  các  chiến  trường  phối  hợp  với mặt trận Biên giới, tổng số địch bị tiêu diệt và bị bắt là 11.500 tên; một vùng rất rộng lớn khoảng 4.000 km2  cùng với 400.000 dân được hoàn toàn giải phóng; địch buộc phải rút khỏi 217 vị trí, trong đó có 5 thị xã quan trọng: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên và Hoà Bình; hành lang Đông - Tây của địch
bị phá vỡ. Con đường liên lạc giữa căn cứ địa Việt Bắc với đồng bằng Bắc Bộ và Liên khu IV được thông suốt. Sự thông thương giữa nước ta với quốc tế cũng được mở ra trên nhiều hướng. Từ đây, hậu phương của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã nối liền với  nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, với Liên Xô và với các lực lượng yêu chuộng hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thoát khỏi thế bao vây phong toả của các thế lực đế quốc, có điều kiện tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế.

Đối  với  địch,  đây  là  một  thất  bại  nặng  nề  chưa  từng  có  từ trước đến bấy giờ. Cả một loạt kế hoạch chính trị, quân sự mà Pháp ra sức thực hiện từ sau thu - đông 1947 đã bị phá sản. Kế hoạch Rơve cơ bản bị thất bại. Tất cả những tổn thất ấy đã khoét sâu thêm khó khăn về quân sự và giáng một đòn mạnh vào tinh thần tướng sĩ địch. Thất bại ở biên giới đã gây nên sự đảo lộn lớn về chiến lược, chiến thuật của thực dân Pháp. Chúng phải bố
trí lại quân lực, thay đổi chỉ huy, thay đổi chiến thuật và ngày càng lún sâu vào thế phòng ngự về chiến lược.

Đối với nhân dân ta; sau bốn năm kháng chiến toàn quốc, đây
là  lần  đầu  tiên  quân  đội  ta  chủ  động  mở  một  chiến  dịch  tiến công quy mô lớn và chiến thắng giòn giã. Chiến thắng này đánh dấu  bước  trưởng  thành  vượt  bậc  về  nghệ  thuật  quân  sự,  nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch và trình độ tác chiến tập trung của quân đội ta.

Với chiến thắng Biên giới, quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) đã thuộc về quân đội ta. Cục diện chiến tranh đã thay đổi có lợi cho ta. Từ đó về sau, quân đội ta

136
 
liên tục chủ động tiến công và phản công địch. Chiến thắng Biên giới mở ra bước ngoặt cơ bản, đưa cuộc kháng chiến của ta từ hình thái chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy.

Chiến  thắng  Biên  giới  còn  phản  ánh  kết  quả  của  Đảng  và Chính phủ về xây dựng hậu phương kháng chiến. Chính kẻ địch cũng phải thừa nhận: "Đây thực sự là một cuộc chiến tranh của một dân tộc có tinh thần đấu tranh cương quyết bảo vệ độc lập của nước mình" 1.
Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #48 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:35:27 am »

II- Đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược
Đông Dương – Kế hoạch Đờ Lát đờ Tătxinhi

1.  Mĩ  can  thiệp  sâu  vào  cuộc  chiến  tranh  xâm  lược  Đông
Dương

Từ  năm  1950,  cuộc  kháng  chiến  của  nhân  dân  ta  đã  giành được nhiều thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao và quân sự. Uy  tín  và  địa  vị  của  Nhà  nước  ta  được  nâng  cao  trên  trường chính quốc tế. Sau khi thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của bạn bè không chỉ về tinh thần mà cả vật chất. Năm 1950, hàng viện trợ của Trung Quốc bắt đầu được chuyển đến Việt Nam.

Cùng với sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển; phong trào đấu tranh
vì hoà bình và dân chủ cũng ngày càng lan rộng. Tại nước Pháp, phong  trào  phản  đối  cuộc  chiến  tranh  bẩn  thỉu  của  thực  dân Pháp ở Đông Dương ngày càng dâng lên mạnh mẽ. Nhiều nghị
sĩ trong Quốc hội lên tiếng chất vấn, công kích Chính phủ theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Đông Dương. Nhân dân các nước Angiêri, Marốc, Tuynidi... lên tiếng đòi rút quân đội viễn chinh Pháp ra khỏi Việt Nam.




 
1. Cuộc kháng chiến th.ần thánh của nhân dân Việt Nam. T. 2, tr. 527

137
 
Trước tình thế đó, thực dân Pháp nhận thấy khó có thể tiếp tục cuộc chiến tranh nếu không có sự giúp sức của đế quốc Mĩ . Vì vậy, dù mâu thuẫn với Mĩ, thực dân Pháp vẫn buộc phải dựa vào Mĩ, cầu xin viện trợ Mĩ để theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Về phía đế quốc Mĩ, nhân lực Pháp thất bại
ở mặt trận Biên giới, chúng tăng thêm viện trợ cho Pháp và can thiệp  sâu  hơn  vào  cuộc  chiến  tranh  Đông  Dương,  nhằm  ngăn chặn phong trào cách mạng lan xuống Đông Nam Á, từng bước thay chân Pháp, độc chiếm Đông Dương.

Tháng  12-1950,  Mĩ,  Pháp  cùng  với  các  Chính  phủ  bù  nhìn Việt,  Miên,  Lào  kí  Hiệp  định  phòng  thủ  chung  Đông  Dương. Với Hiệp định này, Mĩ cam kết sẽ viện trợ quân sự cho chính quyền bù nhìn ba nước để phòng thủ Đông Dương. Cuối tháng
1-1951,  Thủ  tướng  Pháp  Plêven  và  Tổng  Tham  mưu  trưởng quân  đội  viễn  chinh  Pháp  Ala  hội  đàm  với  Tổng  thống  Mĩ Truman  về  viện  trợ  cho  Đông  Dương.  Pháp  yêu  cầu  Mĩ  cung cấp tối đa vũ khí và các trang bị cần thiết cho quân đội bù nhìn.

Tháng 9-1951, Mĩ và Chính phủ bù nhìn Bảo Đại kí hiệp ước tay đôi dưới tên gọi Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ, nhằm chuyển thẳng một phần viện trợ của Mĩ cho Chính phủ Bảo Đại. Thông  qua  đó,  Mĩ  từng  bước  nắm  chặt  ngụy  quyền  Bảo  Đại. Tháng 12-1951, Mĩ cùng Bảo Đại kí tiếp bản Hiệp nghị an ninh chung.

Dựa vào các bản hiệp định trên, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ
ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh Đông Dương: Năm
1950: 52 tỉ phrăng (19% ngân sách)
Năm 1951: 62 tỉ phrăng (16% - ) Năm 1952: 200 tỉ phrăng (35% - ) Năm 1953: 285 tỉ phrăng (43% - )





138
 
Năm 1954: 555 tỉ phrăng (73% - ) 1.

Từ  năm  1950  đến  năm  1953,  đế  quốc  Mĩ  đưa  vào  Đông Dương khoảng 400.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. Riêng trong hai năm (1952 - 1953), số tiền Mĩ cho Pháp vay là
314 triệu đôla.

Logged
HUY_AK_47
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #49 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2011, 11:35:49 am »

Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ cũng lần lượt sang Việt Nam.Tháng 5-1950, phái đoàn viện trợ Mĩ đến Sài Gòn. Tháng 9-1950, phái đoàn cố vấn quân sự Mĩ (MAAG) được thành lập ở Việt Nam. Năm 1952, các Phòng Thông tin Mĩ được  đặt  ở  nhiều  nơi  trong  vùng  thực  dân  Pháp  chiếm  đóng. Các tướng, tá, chính khách Mĩ ở Đông Dương ngày càng tăng. Các trung tâm và trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyển chọn và đưa người Việt Nam sang học tại Mĩ .2 - Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi

Được Mĩ viện trợ, thực dân Pháp tập trung lực lượng phòng ngự và bình định vùng tạm chiếm, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời chuẩn bị mở các cuộc phản công với hi vọng giành lại quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Ngày 6-12-1950, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Đờ Lát đờ  Tátxinhi  (De  Lattre  de  Tassigny)  -  Tư  lệnh  lục  quân  Khối Tây Âu - sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm Cao uỷ Đông Dương. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm chiến tranh xâm lược  Đông  Dương,  Chính  phủ  Pháp  tập  trung  quyền  hành  cả quân sự và chính trị vào tay một viên tướng để thống nhất chỉ đạo chiến tranh. Đờ Lát vạch ra một kế hoạch quân sự gồm 4 điểm  chủ  yếu:  Gấp  rút  tập  trung  quân  Âu  -  Phi  để  xây  dựng thành một lực lượng cơ động chiến lược mạnh; đồng thời phát triển ngụy quân với quy mô lớn.



1. Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội
1974, tr.427.


139
 
- Xây dựng quân đội quốc gia của chính quyền bù nhìn Bảo
Đại.

- Xây dựng tuyến công sự phòng thủ bao quanh trung du và đồng  bằng  Bắc  Bộ  nhằm  đối  phó  với  chủ  lực  của  ta  và  ngăn chặn ta đưa nhân lực, vật lực ra vùng tự do.

-  Tiến  hành  chiến  tranh  tổng  lực,  bình  định  vùng  tạm  bị chiếm và vùng du kích; đồng thời phá hoại hậu phương kháng chiến và chuẩn bị tấn công ra vùng tự do.

Tư tưởng chủ đạo của kế hoạch Đờ Lát là tập trung nỗ lực của đội quân viễn chinh Pháp vào chiến trường Bắc Bộ, làm cho Bắc Bộ trở thành "cái then cửa" của vùng Đông Nam Á chống lại phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ ở khư vực này. Tiếp theo kế hoạch Rơ ve, Kế hoạch Đờ Lát càng thể hiện
rõ  sự  can  thiệp  của  Mĩ  vào  cuộc  chiến  tranh  xâm  lược  Đông Dương và viện trợ Mĩ từ lúc này đã trở thành một điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện Kế hoạch Đờ Lát. vừa phải lo đối phó với các chiến dịch tiến công của quân đội ta và ra sức càn quét để ổn định vùng tạm chiếm, thực dân Pháp vừa đẩy mạnh tốc độ thực hiện kế hoạch Đờ Lát.

Về  chính  trị,  với  việc  Bảo  Đại  lên  ngôi  "Quốc  trưởng"  và chính  phủ  Trần  Văn  Hữu  làm  lễ  tuyên  thệ  (3-1951),  thực  dân Pháp coi như đã hoàn thành việc lập chính quyền tay sai. Chúng
ra sức tuyên truyền cho nền độc lập giả hiệu và tô son trát phấn cho  chính  quyền  bù  nhìn.  Để  tập  trung  quyền  hành  trong  tay, Trần  Văn  Hữu  lần  lượt  thanh  trừng  lực  lượng  Đại  Việt  của Nguyễn Hữu Trí ở Bắc Bộ, cách chức Phan Văn Giáo, thủ hiến Trung phần, bao vây phong toả vùng kiểm soát của lực lượng Cao Đài, thay thế khu tự trị công giáo" ở Bùi Chu, Phát Diễm bằng  tổ  chức  hành  chính  quân  sự  của  ngụy  quyền.  Chính  phủ Trần Văn Hữu tiếp tục công nhận các công sở do Pháp bàn giao,
tổ  chức  bộ  máy  hành  chính  từ  tỉnh,  huyện  xuống  tới  xã,  thôn trong vùng tạm chiếm.


140
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM