Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:12:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhân vật lịch sử 64 tình thành trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 87194 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 01:50:27 pm »

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2008, 06:45:35 pm gửi bởi ptlinh » Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 01:51:13 pm »

Dương Văn Dương: vị thiếu tướng quân đội đầu tiên ở Nam bộ (tiếp theo)
Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp. Tại Nhà Bè, được sự hướng dẫn của các đảng viên cộng sản, Ba Dương vận động, tập hợp và thống nhất nhiều băng nhóm giang hồ như Mười Lực, Chín Hiệp, Sáu Thơ, bắt đầu hoạt động bằng cách lập tiệm cơm, quán nhậu thu hút lính Pháp, lính Nhật để gạ mua hoặc dùng mưu và sức mạnh tước vũ khí trang bị cho mình, đột nhập vào nhà tay sai, ác bá trừng trị và tước súng.

Từ tháng 5-1945 đến tháng 8-1945, được sự chỉ dẫn của đảng viên, Ba Dương đã phối hợp với lực lượng “Thanh niên tiền phong” và các nhóm giang hồ khống chế, thủ tiêu hàng trăm mật thám, chỉ điểm, cảnh sát của địch ở địa phương. Đầu tháng 8-1945, nhóm vũ trang Ba Dương đã quy tụ được 70 anh em, trang bị 50 súng, có cả trọng liên 13,2 ly và đại bác nòng đôi 20 ly, trở thành nhóm vũ trang mạnh nhất ở vùng Sài Gòn lúc bấy giờ.

Nhận được chủ trương của Xứ Ủy về Tổng khởi nghĩa qua Chi bộ Đảng ở Nhà Bè, Ba Dương bí mật tập họp toàn bộ thủ lĩnh các băng nhóm giang hồ ở Nhà Bè, phổ biến kế hoạch và phân công phối hợp hoạt động. Các nhóm trên đã hoàn thành việc chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công như Tòa án, Khám lớn Sài Gòn, Bót số 6, …giải thoát được các tù nhân bị Pháp, Nhật giam giữ.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Ba Dương lập “Thanh niên cảm tử đoàn” toàn dân “anh chị" tại Tân Quy (Nhà Bè). Nhóm Ba Dương bỏ hãng đóng tàu Ni-chi-năn để về Tân Quy tiếp tục chiêu mộ binh mã. Với tư cách là đàn anh trong vùng, Ba Dương tiếp xúc với các nhóm vũ trang lân cận và nhanh chóng thống nhất lực lượng lại thành một khối. Anh em “giang hồ tứ chiếng” liên kết lại lập bộ đội Xóm Cỏ, thống nhất tôn Ba Dương làm thủ lĩnh. Ba Dương thấy tên Xóm Cỏ, Hố Bần nghe không được “oai” cho lắm, nên mới chọn tên ấp Bình Xuyên thuộc làng Chánh Hưng để đặt. Tên này nghe “oai” hơn, vì “Bình là dẹp bằng, Xuyên là ngang dọc”, phù hợp với tôn chỉ của hảo hán. Danh xưng “bộ đội Bình Xuyên” có từ ngày ấy. Xóm cầu Rạch Đỉa trở thành Tổng hành dinh bộ đội Bình Xuyên của Ba Dương. Bộ đội Ba Dương chủ động liên kết với bộ đội Thủ Thiêm của Mười Lực, liên quân với bộ đội Hai Vĩnh đánh nhiều trận gây thanh thế.

Qua một thời xưng hùng, xưng bá, gặp dòng xoáy cách mạng cuốn hút, lực lượng Bình Xuyên đã chuyển hóa, phát triển thành những đơn vị Vệ quốc đoàn. Nhiều thủ lĩnh Bình Xuyên như Dương Văn Dương (Ba Dương), Huỳnh Văn Trí (Mười Trí), Mai Văn Vĩnh (Hai Vĩnh), Dương Văn Hà (Năm Hà, em ruột của Ba Dương)…là những người có uy tín, chân thành học hỏi các chiến sĩ cách mạng và quyết tâm phục vụ đất nước.

Dương Văn Dương kêu gọi binh sĩ Bình Xuyên “hãy tỏ rõ mình là chiến sĩ cách mạng”, tước khí giới những nhóm giang hồ nào chưa chịu từ bỏ giang hồ, đặt hình phạt đối với những người rượu chè, bê tha, ức hiếp quần chúng…

Ngày 23-9-1945, Pháp gây hấn, nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Toàn Nam bộ vùng lên kháng chiến. Phối hợp với hoạt động của các lực lượng vũ trang trong nội thành, xung quanh Sài Gòn hình thành 4 mặt trận bao vây quân địch. Cuối tháng 9-1945, mặt trận phía nam Sài Gòn-Chợ Lớn còn được gọi là mặt trận số 4 được thành lập do đảng viên kỳ cựu Nguyễn Văn Trân được cử làm Ủy trưởng quân sự. Ba Dương trực tiếp chỉ huy bộ đội Nhà Bè, Tân Thuận, Bình Đông kiêm trưởng ban do thám của mặt trận. Đến tháng 11-1945, Ba Dương được cử làm chỉ huy trưởng mặt trận số 4. Pháp tung hết lực lượng quyết chiếm Sài Gòn và vùng phụ cận. Sau khi mặt trận số 4 bị vỡ, lực lượng Bình Xuyên không chạy dài như Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ sư đoàn. Ba Dương lệnh các đơn vị rút về Phước An, Long Thành để chấn chỉnh lực lượng. Tại Ba Doi, Ba Dương thống nhất và củng cố các đơn vị bộ đội Thủ Thiêm, Tân Thuận, Nhà Bè, Phú Nhuận… và chọn Rừng Sác làm căn cứ kháng chiến.

Tình hình chiến sự ngày càng gay go, Pháp quyết tâm chiếm lại Nam bộ. Sài Gòn như chảo dầu sôi, quyết bảo vệ nền độc lập mới giành được. Từ chiến khu Đông Triều – Hải Phòng, Tư lệnh Nguyễn Bình vâng lệnh Bác Hồ vào Nam thống nhất các lực lượng vũ trang. Nguyễn Bình hối hả vượt đường thiên lý vào chiến trường Nam bộ. Trên đường đi, ông cố thu thập tin tức và rất mừng khi biết Bình Xuyên là một lực lượng đáng kể trong số các lực lượng ở miền Đông. Ông nghe tiếng Ba Dương từ trước và tính ngay tới việc liên kết với Ba Dương để có thế lực ngay từ đầu.

Trong khi đó, quân đội Anh-Ấn của tướng Gracey không thực hiện đúng chỉ thị của đồng minh giải giới quân Nhật, mà sử dụng quân Nhật kiềm hãm các hoạt động của dân quân, giúp bọn Pháp ngóc đầu dậy. Quân Nhật chiếm giữ các vị trí quan trọng ở ngoại thành như cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, cầu Rạch Ong. Bộ đội của Ba Dương đóng ở hãng Ni-chi-năn phải cấp tốc dời về cầu Rạch Đỉa. Tại đây, Ba Dương vạch kế hoạch đánh chớp nhoáng vào nhiều vị trí quan trọng trong nội thành. Những trận đánh này cùng các trận quấy rối của các cánh quân khác đã làm cho các tướng lĩnh tự cao tự đại của Pháp thấy rõ dân Sài Gòn không bó tay để chúng ngang nhiên cướp nước lần thứ hai.

( còn tiếp)
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 01:52:19 pm »

Dương Văn Dương: vị thiếu tướng quân đội đầu tiên ở Nam bộ (tt và hết)
Tháng 10-1945, thực hiện chủ trương của đảng bộ, Ba Dương thuyết phục các băng nhóm thống nhất lại thành lực lượng vũ trang Nhà Bè do đích thân ông làm chỉ huy trưởng, Đinh Văn Nhị làm ủy viên chính trị, Từ Văn Ri tham mưu trưởng, quân số lên đến 2.000 người, trang bị 1.300 súng, có 2 đại bác, 7 trọng liên 13,2 ly, 15 trung liên. Khác với quân của Bảy Viễn (Lê Văn Viễn) chỉ lo bảo toàn lực lượng, chạy dài khi đối phương tấn công, bộ đội Nhà Bè chủ động đánh nhiều trận, trong đó có trận Cây Khô do Ba Dương trực tiếp chỉ huy, có sự phối hợp của bộ đội Tám Mạnh, phục kích tiêu diệt gọn đoàn tàu, diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, thu một tàu kéo, một xà lan và 4 ghe đầy lương thực, thực phẩm. Sau trận đánh, Khu bộ trưởng Nguyễn Bình gởi thư khen: “…Toàn quốc nghe tin bộ đội Bình Xuyên đánh giặc dũng cảm. Các anh em xứng đáng với tên Giải phóng quân Nam bộ. Nhân danh Khu bộ trưởng, tôi gởi lời khen và số tiền 3.000 đồng để ủy lạo anh em.” Đồng thời Nguyễn Bình cử Nguyễn Văn Hội, Lương Văn Trọng làm phái viên của Khu 7 tại Ban chỉ huy bộ đội Dương Văn Dương. Bộ đội Ba Dương hoạt động đúng hướng, tích cực, hiệu quả nhất và nổi danh nhờ những trận đánh táo bạo vào nội thành và trên kinh Cây Khô.

Giữa tháng 12-1945, Khu bộ trưởng Khu 7 Nguyễn Bình thăm sở chỉ huy Bình Xuyên tại Phước An, quyết định bổ nhiệm Dương Văn Dương làm Khu bộ phó Khu 7 và giao nhiệm vụ Ba Dương chỉ huy một bộ phận quan trọng lực lượng Bình Xuyên xuống chi viện cho chiến trường Khu 8 ở đồng bằng sông Cửu Long, đánh giặc trên đường đi và thống nhất lực lượng vũ trang nơi đơn vị đến.

Theo yêu cầu chi viện của Khu bộ phó Khu 8 Trương Văn Giàu, đầu năm 1946, Ba Dương triệu tập hội nghị tại Rạch Su trình bày việc đưa quân xuống tăng cường chiến khu Bến Tre, tiếp cứu mặt trận An Hóa – Giao Hòa bị Tây uy hiếp nặng. Thực hiện mệnh lệnh của Khu bộ trưởng Nguyễn Bình, Ba Dương chỉ thị chọn các đơn vị có thành tích lập liên quân gồm 5 đại đội đi Bến Tre, đích thân Ba Dương chỉ huy. Đơn vị liên quân tổ chức ăn tết trước đồng bào 3 ngày. Đêm 30 tết liên quân vượt sông Soài Rạp, xuyên qua Bình Phục Nhất, Chợ Gạo, vượt Cửa Tiểu qua An Hóa. Vừa đi vừa đánh tạo khí thế. Cánh Nhà Bè đánh Cần Giuộc, cánh Tân Thuận đánh Cần Đước, cánh Tân Quy đánh Chợ Trạm. Sau đó hợp quân tại Chợ Gạo trước khi hành quân vào Bến Tre. Nhưng khi đến bờ nam Cửa Tiểu thì được tin mặt trận An Hóa – Giao Hòa đã mất. Bộ chỉ huy quyết định tổ chức đánh đoàn tàu thực phẩm của địch, sau đó kéo quân về xã Châu Bình (Giồng Trôm) cùng hội quân với lực lượng Cộng hòa Vệ binh, Quốc gia Tự vệ cuộc của Trương Văn Giàu và Nguyễn Văn Quạn, bàn kế hoạch mở mặt trận đánh Tây và phối hợp giải tán Đệ Tam Sư đoàn đã có hành động quân phiệt làm nhân dân ta thán.

Đang hội nghị thì được tin Tây sắp tấn công. Đơn vị của Ba Dương ở ấp Bình Khương (Châu Bình) chưa kịp triển khai phòng tuyến thì bị bao vây tứ phía. Nhận thấy tình hình nguy ngập, một cán bộ tham mưu đưa ra một xấp giấy thuế thân để Ba Dương và một số anh em giả dạng thường dân “chém vè” bảo toàn lực lượng. Nhưng tính cách “anh hai” ở con người Nam bộ này vẫn như ngày nào, ông xé giấy thuế thân và trả lời người cận vệ: “Cảm ơn anh đã lo cho tôi, nhưng kẻ làm tướng mà bỏ quân chạy trước là tướng hèn. Tôi quyết không nghe theo lời anh”. Hai chiếc Spitfire bắn phá dọn đường cho bộ binh Pháp. Ba Dương xoay quanh cây rơm sau nhà trú quân, vừa tránh đạn vừa ra lệnh cho đơn vị triển khai chiến đấu. Không may, Ba Dương trúng đạn tử thương lúc 8 giờ 30 phút ngày 16 tháng Giêng năm Bính Tuất (1946), an táng tại Châu Bình và hài cốt được cải táng về nghĩa trang thành phố Hồ Chí Minh sau ngày miền Nam giải phóng.

Khi Ba Dương trở thành người chỉ huy quân đội, ông là vị chỉ huy gương mẫu, dũng cảm, được anh em tin yêu. Nhưng cuộc đời binh nghiệp của ông lại ngắn ngủi, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ chiến sĩ Bình Xuyên cách mạng và nhiều người ngưỡng mộ ông.

Trong giới “hảo hán” theo cách mạng, có lẽ Ba Dương là người tiêu biểu cho sự tự rèn luyện, phấn đấu vươn lên và cũng là người đại diện tiêu biểu có đóng góp cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng, mà mọi người vẫn gọi là sự nghiệp của quần chúng. Đánh giá chung về con người của Ba Dương, có sách viết “Tuy là dân giang hồ, nhưng Ba Dương có học đến tiểu học, lại có tư cách đạo đức của một thủ lĩnh, có uy tín với đàn em. Chọn Ba Dương làm người phất cao lá cờ giang hồ theo cách mạng là thủ thuật hay nhất để nắm lấy giới giang hồ mã thượng. Ba Dương tử trận, tướng Nguyễn Bình mất một cánh tay đắc lực. Lập tức Nguyễn Bình đánh điện chia buồn cho Dương Văn Hà (em cùng mẹ khác cha với Ba Dương) cùng các Chi đội trong Liên khu Bình Xuyên. Đồng thời Nguyễn Bình cùng Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ đề nghị Trung ương và Bác Hồ truy phong Thiếu tướng cho Khu bộ phó Khu 7 Dương Văn Dương đã anh dũng hy sinh trên chiến trường Bến Tre…”. Ngày 05-8-1948, Dương Văn Dương được truy phong hàm thiếu tướng.

Trong mật điện số 946/TRT năm 1946 gởi Khu 7, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời chia buồn với gia quyến Dương Văn Dương. Năm 1947, Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ quyết định lấy tên Dương Văn Dương đặt cho một con kênh đào dài nhất ở Đồng Tháp Mười (45 km) nối từ huyện Tân Thạnh (Long An) sang tỉnh Đồng Tháp. Kinh Dương Văn Dương thay cho tên Lagrange, nguyên là chủ tỉnh Long An thời Pháp thuộc. Ngoài ra, Trung đoàn 300 – Trung đoàn nam tiến đánh giặc giỏi còn được vinh dự mang tên Dương Văn Dương.

( Báo Bến Tre)
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 02:15:25 pm »

TỈNH CÀ MAU
Đồng chí Trần Văn Thời
Trần Văn Thời, sinh năm 1902 ở xã Phong Lạc nay là xã Lý Văn Lâm - Cà Mau, trong một gia đình nông dân yêu nước. Năm 1936 đồng chí cùng các em của mình được đồng chí Phạm Hồng Thám tuyên truyền giác ngộ cách mạng đã tích cực tham gia hoạt động. Năm 1937 đồng chí được kết nạp vào Đảng, sau đó đồng chí hoạt động rất mạnh ở vùng Cà Mau, Cái Nước. Năm 1940  đồng chí được cử làm bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, được xứ ủy chỉ định vào Liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Bọn mật thám Pháp biết đồng chí là một cán bộ lãnh đạo của Đảng nên chúng ráo riết truy lùng nhưng với tinh thần cảnh giác, mưu trí, đồng chí nhiều lần thoát khỏi tay giặc.

 Năm 1940 đồng chí cùng Tỉnh ủy chỉ đạo khởi nghĩa Hòn Khoai tiến lên giải phóng toàn tỉnh. Để thi hành nghị quyết này, Tỉnh ủy thành lập Ban chỉ huy quân sự tỉnh do đồng chí phụ trách. Sau khởi nghĩa Hòn Khoai địch khủng bố và truy lùng những chiến sĩ cách mạng, đồng chí tập hợp lực lượng vào rừng U Minh xây dựng căn cứ lập xưởng sản xuất vũ khí tiếp tục chiến đấu. Năm 1941 đồng chí được cấp trên điều về xây dựng lực lượng ở Châu Đốc (lấy tên là Nguyễn Văn Chất), tháng 05/1941 đồng chí bị địch bắt tra tấn dã man nhưng đồng chí quyết bảo vệ tổ chức Đảng kể cả tên thật của mình. Đế quốc Pháp đã kết án đồng chí 20 năm tù, đày ra Côn Đảo.
 Vì bị tra tấn dã man cộng với nhà tù khắc nghiệt, năm 1942 đồng chí đã hy sinh tại nhà tù Côn Đảo.

 Để ghi nhớ công lao to lớn của đồng chí với cách mạng, Tỉnh ủy đã lấy tên đồng chí đặt tên huyện Trần Văn Thời. Ngày 03/02/1997 tượng Trần Văn Thời đã được long trọng khánh thành đặt tại công viên Hùng Vương thành phố Cà Mau. (A.U).


( Báo Cà Mau)
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 09:53:05 pm »

TỈNH NGHỆ AN
ANH HÙNG LIỆT SĨ TRẦN CAN
Anh hùng Trần Can sinh năm 1931, quê xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; nhập ngũ tháng 5/1951, biên chế vào Trung đoàn 209, Sư đoàn 312. Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can đã tham gia Chiến dịch Tây Bắc và lập chiến công xuất sắc. Trong trận đánh địch ở Bản Hoa, Trần Can làm nhiệm vụ xung kích, dùng thủ pháo diệt một ụ súng địch để đơn vị tiến công và cùng với tiểu đội khác diệt thêm 3 ụ súng của địch rồi sông thẳng vào sở chỉ huy địch, bắt sống 22 tên địch, thu 17 khẩu súng các loại.

Trong trận mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, với chức vụ đại đội phó bộ binh, Trần Can đã chỉ huy đại đội diệt sở chỉ huy cứ điểm, điệt địch trong hầm ngầm, bắt 22 têb địch, thu nhiều vũ khí. Trần Can cũng là người cắm lá cờ "Quyết chiến, quyết thắng" lên trung tâm cứ điểm Him Lam.

Trong đợt tấn công vào cứ điểm 507 (gần trung tâm Mường Thanh), Trần Can cùng đồng đội đã đánh bật 4 đợt phản kích của địch. Tình thế mỗi lúc một gay go, ta và địch phải giành nhau từng tấc đất, có lúc nhảy lên khỏi chiến hào đánh giáp lá cà. Đến đợt phản kích thứ 5, Trần Can bị thương vẫn quyết tâm chiến đấu suốt hơn một ngày, đêm; đồng thời cùng đồng đội củng cố trận địa, chỉnh lại tổ chức đánh bật đợt phản kích của địch, làm chủ điểm cao 507. Trần Can đã anh dũng hy sinh khi cùng đồng đội tiến đánh vào Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của tướng Đờ-cát vào ngày 6/5/1954.

Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 09:55:02 pm »

TỈNH HÀ TĨNH
Anh hùng liệt sỹ PHAN ĐÌNH GIÓT
Liệt sỹ Phan Đình Giót sinh năm 1920 tại Tam Quan, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh; nhập ngũ năm 1950. Trước Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phan Đình Giót đã lập chiến công xuất sắc ở Tràng Bạch, Chùa Tiếng, Ba Vì... trong các chiến dịch: đường 18, Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc. Tham gia đánh cứ điểm Him Lam mở màn cho Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phan Đình Giót là tiểu đội phó tiểu đội bộc phá thuộc Đại đội 58, Đại đoàn 312. Đại đội 58 được lệnh dùng bộc phá mở rào dây thép gai cho quân ta tiến vào tiêu diệt cứ điểm. Nhận lệnh, Phan Đình Giót cùng đồng đội đi mở đường; bản thân Phan Đình Giót đánh đến quả bộc phá thứ 9 thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh quả thứ 10. Địch tại cứ điểm Him Lam tập trung hoả lực bắn vào cửa ta vừa mở làm nhiều chiến sỹ ta bị thương vong. Phan Đình Giót lao lên đánh tiếp 2 quả bộc phá, phá tan đoạn rào cuối cùng, thông cửa mở để đồng đội đánh sập lô cốt đầu tiên. Lợi dụng lúc địch hoang mang, anh vượt lên áp sát lô cốt số 2, ném thủ pháo bắn kiềm chế địch. Từ lô cốt số 2, súng địch tiếp tục nhả đạn, Phan Đình Giót dùng súng tiểu liên bắn yểm trợ cho đồng đội đồng thời lao cả thân mình vào bịt lỗ châu mai, dập tắt hỏa lực lợi hại của địch, tạo điều kiện cho đơn vị diệt gọn cứ điểm Him Lam.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 09:57:22 pm »

TỈNH THANH HOÁ
Anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924 ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa), nhập ngũ tháng 7/1949. Năm 1953, Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng pháo cao xạ thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367. Trong quá trình đơn vị hành quân cơ động trên chặng đường hơn 1.000km tới vị trí tập kết, chuẩn bị đánh mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đường kéo pháo hẹp, nhiều đèo dốc, trên cương vị là tiểu đội trưởng, Tô Vĩnh Diện thường xuyên gánh vác những việc nặng nhọc, động viên, giúp đỡ đồng đội đưa pháo tới đích an toàn.

Ngày 26/1/1954, Bộ chỉ huy mặt trận chuyển từ phương án "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc" và lệnh kéo pháo ra để chuẩn bị đầy đủ, đảm bảo chắc thắng. Kéo pháo ra gian nan gấp bội phần so với kéo pháo vào bởi một phần đường kéo pháo đã bị lộ, máy bay trinh sát của địch thường xuyên do thám cho pháo binh bắn vào những vị trí chúng nghi ngờ. Thêm vào đó, sau hơn 10 ngày kéo pháo vào trụ tời đã lung lay, dây thừng đã bị sờn, ải... Qua 5 đêm kéo pháo ra, đến nửa chừng dốc "Chuối", dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc hất 4 chiến sỹ chèn pháo văng xuống suối. Trước tình thế đó, tiểu đội trưởng Tô Vĩnh Diện buông bánh lái, lao mình vào chèn bánh pháo. Khẩu pháo 37mm bị vướng đổ nghiêng vào sườn núi. Tấm gương hy sinh anh dũng của anh hùng liệt sỹ Tô Vĩnh Diện vào ngày 1/2/1954 đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành nhiệm vụ.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Bảy, 2008, 10:20:10 pm »

TỈNH HẢI DƯƠNG
Anh hùng liệt sỹ MẠC THỊ BƯỞI
Mạc Thị Bưởi là một chiến sỹ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc bọn đế quốc, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, đồng chí khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương. Năm 1949, địch về đóng bốt Trung Hà, tại quê hương, chúng làm hàng rào, tháp canh, càn quét, vây bắt cán bộ. Vì vậy cán bộ ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Trong điều kiện khó khăn ấy, một mình đồng chí vẫn bám dân, bám đất, kiên trì hoạt động, giác ngộ nhân dân, xây dựng cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến. Kết quả, đồng chí đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc
   Năm 1950, bộ đội ta đánh bật bốt Thanh Dung(?), Mạc Thị Bưởi làm liên lạc, lúc nổ súng đồng chí đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai và ra vào vị trí địch ba bốn lần để truyền lệnh và báo tình hình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nhiều lần đồng chí cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã để diệt tề, trừ gian, bảo vệ cơ sở.
   Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiến chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Đồng chí đã tổ chức vận chuyển ra vùng tự do chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, đồng chí không may bị địch phục kích bắt được. Từ lâu đồng chí đã bị địch theo dõi và chúng treo giải thưởng lớn, nếu ai bắt Mạc Thị Bưởi, nhưng không tìm ra tung tích đồng chí . Khi sa vào tay giặc, chúng đã tra tấn cực kỳ tàn bạo, đồng chí cắn răng chịu đựng không khai một lời, trung thành tuyệt đối với tổ chức. Biết không thể khuất phục được người con gái kiên cường này, giặc đã treo đồng chí lên bụi tre và dùng dao chọc tiết lợn giết đồng chí. Mạc Thị Bưởi hy sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục các tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù để trả thù cho đồng chí và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.
Ngày 31-8-1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng Hoà tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang(LLVT) nhân dân và Huân chương quân công hạng II.
Ngày nay Đảng bộ và nhân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài Mạc Thị Bưởi, cạnh quốc lộ 5 và xây nhà tưởng niệm tại khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương.
Anh hùng liệt sỹ NGUYỄN ĐỨC TỤNG
Đồng chí Nguyễn đức Tụng, sinh năm 1918. Sinh trú quán tại xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà. Dân tộc Kinh. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hy sinh ngày 15 tháng 2 năm 1951, tại quê hương. Khi hy sinh, đồng chí là xã đội phó xã Liên Mạc.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, là con trai duy nhất trong gia đình có 6 chị em. Từ nhỏ, vốn là người thông minh, ham học, tiếp thu nhanh kiến thức xã hội, sớm có tầm nhìn rộng lớn hơn nhưng thanh niên cùng trang lứa. Năm 1946, đồng chí vào Hội nông dân cứu quốc, tháng 12 năm 1946, vào đội du kích thoát ly của xã. Đồng chí là người hăng say, gương mẫu trong công tác, dũng cảm trong chiến đấu.
Từ năm 1947 đến năm 1950, đồng chí cùng đồng đội đã đánh trả 35 trận càn của địch, tiêu hao nhiều sinh lực địch, làm cho chúng khiếp sợ, không giám thương xuyên càn quét, bảo vệ được tài sản và tính mạng của nhân dân, trấn áp bọn phản động lợi dụng tôn giáo, chống xây bốt, lập tề.
Với thành tích chiến đấu và công tác xuất sắc, năm 1948, đồng chí được kết nạp đảng. Cuối năm 1950, đồng chí được cử làm xã đội phó.
Với cương vị là xã đội phó, đồng chí đã gương mẫu, sáng tạo trong chiến đấu, làm cho phong trào du kích chiến vững mạnh.
Cuối năm 1950, tình hình địch vây ráp, càn quét vô cùng ác liệt, đội du kích xã phải chia làm nhiều nhóm nhỏ, bám dân, bám làng để hoạt động. Là một trong những người lãnh đạo đội du kịch, đồng chí vừa tham gia sản xuất để tự túc cuộc sống, vừa liên hệ với các nhóm, nắm chắc tình hình địch, báo động kịp thời cho cán bộ nằm vùng và du kích chủ động đối phó khi địch càn quét.
Cuối năm 1950, các vùng xung quanh xã địch lần lượt chiếm đóng, vùng địch hậu thu hẹp dần. Các bốt Hương Đại và Cổ Chẩm như hai gọng kìm ép chặt hai bên, nhiều làng xã kế cận bị lập tề, nhiều người dao động, một số phần tử muốn ra hàng giặc, lập tề. Trong điều kiện vô cùng khó khăn đó, đồng chí đã cùng ban chỉ huy bám sát cơ sở, lãnh đạo nhân dân đấu tranh hợp pháp, chống bắt phu, chống lập tề, xây bốt. Từ đầu năm 1951, địch thường xuyên vây ráp, tập kích bất ngờ vào địa bàn xã, lực lượng du kích phải thường xuyên thay đổi vị trí hoạt động. Khoảng 11 giờ đêm 14 tháng 2 năm 1951, Nguyễn Đức Tụng và 2 đồng chí Tiêu Công Năng (tiểu đội trưởng), Phạm Văn Lạc (tiểu đội phó) nhận nhiệm vụ đón bộ đội huyện về hoạt động tại nhà đồng chí Tụng. Do bị lộ, tên Phạm Văn Cù, nguyên là du kích, phản bội, dẫn đường cho bọn địch ở bốt Cổ Chẩm gồm trên 20 tên, do tên sĩ quan Pháp chỉ huy, bất ngờ ập vào nhà đồng chí Tụng, bắt 3 người về nhà bà Nguyễn Thị Lắm, xóm Quang Trung, trói vào gốc mít. Khoảng quá nửa đêm, lợi dụng địch sơ hở, đồng chí Tụng dùng bàn tay bị trói quặt ra phía sau cởi trói cho đồng chí Năng và đồng chí Lạc, rồi ra hiệu cho hai đồng chí trốn thoát.
Sáng 15 tháng 2, chúng cới trói, rồi cởi quần áo đồng chí Tụng, chuẩn bị tra điện vào chỗ hiểm. Trong lúc cởi quần áo, đồng chí Tụng đã quan sát thấy con dao găm đeo bên hông của tên sĩ quan Pháp đứng gần, nhanh như cắt, đồng chí với tay cướp con dao, đâm thẳng vào sường tên sĩ quan Pháp. Tên Cù đứng gần lao tới, bị đồng chí đâm thẳng vào ngực, chết ngay tại chỗ. Sau đó đồng chí chạy được một đoàn thì bị địch xả súng bắn theo. Đồng chí đã anh dũng hy sinh, để lại lòng kính trọng của đồng đội và nhân dân và lỗi kinh hoàng của quân thù. Tên sĩ quan Pháp, trên đường khiêng về bốt cùng đã chết.
Chiến công anh dũng và xuất sắc của đồng chí Tụng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng III.
Ngày 10 tháng 4 năm 2001, Chủ tịch nước đã truy tặng đồng chí danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 04:26:59 pm »

HẢI PHÒNG
Phạm Ngọc Đa quê ở xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Nhà nghèo, Đa phải đi ở cho một nhà giàu. Chính những năm đi ở đấy, cậu bé  Đa 12 tuổi đã vào Đội Thiếu niên để hoạt động du kích.

    Đa bắt cóc buộc vào ống bơ thả vào đồn làm cho giặc ăn không ngon ngủ không yên. Anh đánh trâu lồng húc thẳng vào bọn giặc, cứu anh phụ trách. Đa làm liên lạc theo dõi địch, đặt mìn, vót chông, giấu cán bộ xuống hầm bí mật. Một hôm giặc đi càn. Chúng bắt được anh, hỏi anh có phải là “Thép một” không. Anh trừng mắt trả lời vào mặt chúng: “Tao là người đang muốn giết hết bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Tao không biết thép… nào cả. Tất cả chúng tao đều là thép hết!”.

    Chúng bắt anh chỉ hầm bí mật. Chúng chặt một tay rồi hai tay… anh vẫn không khai nửa lời. Biết chẳng khai thác được gì ở con người gan dạ ấy nên chúng đã chặt người anh nát ra từng khúc. Anh đã hi sinh vì quê hương đất nước.

    Anh đã được Đảng và Nhà nước ta phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Logged
satthat
Thành viên
*
Bài viết: 160


« Trả lời #9 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2008, 04:27:56 pm »

NAM HÀ
Dương Văn Nội
Dương Văn Nội quê ở Nam Hà, gia đình chuyển ra Hà Nội để kiếm sống; bố mẹ đều làm nghề bốc vác ở ga Hà Nội. Chứng kiến cảnh đánh đập, khủng bố đã man của phát xít Nhật đối với đồng bào ở nhà dầu Shell Khâm Thiên, Nội quyết tâm đi theo cách mạng để tham gia diệt phát xít Nhật, đánh đuổi thực dân Pháp.Dương Văn Nội tham gia Đội Thiếu niên cứu quốc Thủ đô làm liên lạc cho một đại đội tự vệ chiến đấu ở khu Thăng Long.

    Đầu tháng 4 năm 1947, giặc Pháp mở cuộc hành quân lớn gồm nhiều mũi tấn công vào nơi đóng quân của Đội du kích Thủ đô. Nội đã cùng các anh tham gia chiến đấu chống giặc. Với khẩu súng trường trong tay, Nội bình tĩnh ngắm địch nhả đạn. Dương Văn Nội đã giết ba tên Pháp và hi sinh oanh liệt. Hôm ấy là ngày 12-4-1947 Nội vừa bước sang tuổi 15.

    Dương Văn Nội đã được Đảng và Nhà nước ta truy tặng Huân chương chiến công hạng Nhì và anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM