Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:24:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung Đoàn 88 Anh Hùng (phần 2)  (Đọc 317768 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #110 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2011, 07:15:16 pm »

 Chào các ccb.thời gian tháng 8.84 cho đến tháng 8,85 E 55 đứng chân từ pơraychirut tới puốt không có chuyện E271 đảm nhận nhiệm vụ ở Lộ 6 đâu các bác ơi.vì tôi nhớ rất rõ tháng nầy thằng bạn cùng phường với tôi hy sinh ở gần phum coccha.dứng chân ngay Lộ 6 có D54 và D56 của nhảy nhảy đi em mà thôi hi hi.đầu tháng 9 D1 Lùn sục hướng bắc tây bắc C3 d1 Lại tặng kg cho pốt,thằng bạn thân của tôi nữa tầm 6h30 đơn vị chuẩn bị rút quân đưa tử sỉ về bắc ngờ hướng tây bắc c3 tôi phát hiện(địch tràn vào phum đơn vị tôi Liền nổ súng và bám vào gốc cây thốt nốt đánh trã quyết Liệt trong thâm tâm chúng tôi ai nấy điều hưng phấn chuyến nầy quyết rữa hận)các bác biết kg trong đánh ra ngoài đánh vào ác Liệt lắm các bác ơi,sau khi nổ súng khoảng 30 phút mà chưa phân thắng bại cã d thấy Làm Lạ quái sau hôm nay pốt Lại mạnh thế,d trưởng Liền điện về E xin chi viện E điện về MT xin chi viện MT báo ngừng bắn và bên kia cũng ngừng bắn,E trưởng thông báo phe ta đánh quân mình rồi thế Là tôi.D trưởng bảo ts đi bắt liên lạc cộng tròn bằng 5,sau khi bắt Liên Lạc và bắt tay anh em mới biết đó Là D54 cắt Lạc đường vào hướng d1 e55 vì khi hành quân trên thông báo kg có đơn vị nào phối thuộc cã.trận đó ta đẩy d54
mấy em thật Là buồn phải kg các bác
                                         thân chào cọp xám
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2011, 08:12:06 pm gửi bởi concopxamcuamiendong » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #111 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2011, 08:34:42 pm »

... D54 cắt Lạc đường vào hướng d1 e55 vì khi hành quân trên thông báo kg có đơn vị nào phối thuộc cã.trận đó ta đẩy d54 mấy em thật Là buồn phải kg các bác

Vậy quân ta là d1 e55 đánh thắng quân mình d54 đoàn 7705 à ? Rồi có bị phía bên kia bắt đền không Huh
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #112 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2011, 11:15:35 pm »

  ***************88
  Từ đầu 1982 ,khi E88 tiến dần về phía đông án ngữ toàn bộ bắc núi Hồng ,thay cho D52 - 7705 thì E 271 luôn đứng chân ở huyện Varin ,đông Chongkal 30km , bắc lộ 6 chừng 60km cho tới khi rút quân.
 E271 giữ từ Tây Srenoi về qua Varin tới đông Chông kal .cùng 1 D địa bàn của 7705
 E88 giữ từ Srenoi -> Kantuot -> TaXiem .Hai E này cùng giăng ... lưới ngang ra từ Đông sang Tây tỉnh Seamreap để chắn cá ... Pốt từ Thailand xâm nhập về nội địa .( mà ... không kín nổi )
 Khi E88 vươn tới Svayleu - Boengmealea , thì D53 - 7705 đang trấn giữ huyện BanteySrey , phải nắm Srenoi -> KanTuot
 ( 1983 khi địch o ép âm mưu giải phóng Seamreap thì E271 có lùi ra Angko_Chum , như E 88 lùi ra hồ đá Sra_srang , gần thị xã hơn để SS cơ động về bảo vệ TX )
 Họ không đảm nhiệm  gì ở lộ 6 vùng Puok , Prey_Chiruk , tuy làm nhiệm vụ cơ động cho F302 và MT .

  Bac Quyenkh đang hỏi : E271 có tham gia đánh Caomelai không ? Tháng nào , năm nào ?
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Một, 2011, 11:26:56 pm gửi bởi svailo » Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #113 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 04:09:59 am »

Hi hi em đang hẹn với lão Sờ , hôm bữa vô vài chai tây tây rồi lão nói , anh em mình phải qua K một chuyến thôi không già đếch đi nổi nữa , ngày 18/12 em bận đám cưới đứa cháu ruột , tầm 20 trở lên chắc lên đường được .. hì hì nếu nhằm ngày 24/12 tức là đúng ngày Noel thì càng hay , đúng ngày ấy em vượt sông Sê qua bên đất K , thấm thoát mà đã 33 năm rồi .
Nếu có đi em với lão Sờ phải triệu lão Ăngko krao đi chung , hi hi hông gấu nhà em và gấu lão Sờ đăng tin tìm trẻ lạc liền , em đến Nông Pêng phải tìm đến sân vận động và cây cầu sập cũ , hi cầu chắc bây giờ đã xây rồi .. tìm ngôi biệt thự khẩu đội em ở một tuần , vòng ra theo con đường chỗ cầu sập  đến nhà máy rượu , nơi sau này Tâm Đoan đóng quân thì phải .. hì hì nhất là đến trường y khoa đứng thay chỗ bộ xương người mà tụi em bê ra ngay gần vòng xoay .. hì hì không biết có ai cho vô mấy bồn chứa Phọc Môn ngâm xác , he he mấy thằng em không ngày nào lúc ở Nông Pêng không vô trong ấy .. lấy cây sào nâng mấy cái xác nữ SEXY trong bồn ngắm chơi .. nhưng mùi PM xông nặc đến đỉnh đầu .
Em nhớ khu ấy lắm .. đó là bùng binh xoay giữa là cái đồi thoai thoải có một ngôi chùa nhỏ , con đường vòng nhiều xoài hai bên đường , nếu đi từ bùng binh xuống phía bên trái là những ngôi biệt thự trắng , sân cỏ rất đẹp bao quanh hàng rào cao , khu chuyên gia của TQ mà em hay tìm rượu Mao Đài , năm ấy sao lúc nào cũng thấy đói bụng , lục lọi mọi nơi không thấy gì cả hóa ra lão Bình Yên vô trước ăn sạch cả rồi
Ngôi chùa nhỏ  giữa cái đồi thoai thoải ở giữa bùng binh đó có phải là đài độc lập không lão quyenkh,mồng hai tết 1978_1979 .Từ Sài Gòn mình sang k bằng xe của sư 7 qua cửa khẩu Mộc Bài rồi tới sờ vay riêng ,chờ qua sông Mê Công bằng phà, qua cầu Sài Gòn thì tiến vào Nam Giang . Hai bên đường có hai hàng cột đèn tròn bằng sắt thẳng hàng và rất ấn tượng, mình nhớ nước mình ngày đó còn chưa có .Xe đến cái bùng binh có ngôi chùa của lão quyenkh tôi để ý thấy nó có ba tầng nóc thôi, lúc đó trời bắt đầu nhá nhem tối xe chạy khoảng mười năm phút thì tới cứ hậu phương của F7 gần sân bay Pu Chen Tông .Mình hỏi mấy lính đường họ chỉ và nói E 42 ngay kia kìa tôi khoác ba lô cảm ơn anh lái xe ,về cứ gặp ngay Tuấn( tréc)ở lại canh cứ .Tối đó hỏi thăm anh em và tình hình tình hình đơn vị ,Tuấn nói trước ở một nhà rất thoải mái sau tiền phương căng thẳng quá xe mình tiếp tế lên còn bị địch phục kích,anh em đi hết mỗi C chỉ một  người ở lại trông cứ buồn và lạnh gáo lên gom cả tiểu đoàn vào một nhà cho tiện canh gác.Sáng hôm sau anh chỉ huy bộ phận phía sau nói đường tới tiền phương chưa thông xe không đi được,trung đoàn giao nhiệm vụ mỗi tiểu đoàn chỉ để một đồng chí ở nhà trông cứ, kể cả anh em mới đi viện về tất cả tập trung ở trung đoàn, nhiệm vụ trung đoàn giao rất đơn giản ,gần chục anh em D7 đến các ngôi biệt thự xem xét lấy tất cả máy phát điện và các phuy xăng gom về trước cửa trung đoàn, biệt thự nào cũng có máy phát điện to nhỏ đủ cả, xăng thì có nhà nửa phuy có nhà đến ba bốn phuy đầy như cái nhà có cái cây khế ngọt leo lên lầu một của nó tường ngăn xếp bằng gạch kính rất sang trọng, công việc nhàn nhất là gom xe hon đa 67 loại 90 phân khối về xếp một chỗ đến bảy tám chục cái.Tôi làm nhiệm vụ ở đó được bốn ngày thì đường lên tiền phương mới thông ...

 Thời gian cứ C2 ở núi Rô Bia Công Pông Chư Pư năm 1980 có hai lần đơn vị báo động chiến đấu về đêm xe chạy thẳng vào Nam Giang nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Cung,đài Độc Lập,nhà máy điện,đài phát thanh ,mình nghĩ  vị trí quan trọng đài Độc Lập này chắc là về phong thủy...

 Năm 1983 Binh Đoàn Cửu Long rút về nước suốt dọc đường U Đông về Nam Giang dân hai bên đường ăn mặc đẹp đổ ra đón chào tiễn đưa rất đông,mang cả nước cho uống để lính đỡ khát,mía cây,bánh tét khiêng cả sọt ,chuối chín cả buồng,có ông hăng máu chắc trước là Pốt trèo lên cây dừa trước cửa nhà mình ,cầm dao quắm phang mấy buồng dừa liền ,quả rơi xuống rời ra lăn tung túe ,người già em nhỏ và các cô gái mặt rạng rỡ nhặt dừa cười tươi trao cho lính mình ở trên xe ,còn  nói, Việt Nam Căm Pu Chia sa ma ky tình quân dân chan hòa và đầm ấm.Thanh (ụ mối) o cun không kịp, nhất là dịp các mẹ và các cô gái trao quà, một bức tranh rất vui sướng cảm động lòng người. Ai cũng cay cay mắt nhưng vẫn cố nghĩ mông lung để kìm nén những giọt lệ sung sướng của mình ,tiệc lâu cũng tàn,rồi cũng phải chia tay ai cũng cố bắt tay cho được thật nhiều với lính mình .Khi đoàn xe tiến vào Nam Giang đi qua đài Độc Lập ra cầu Sài Gòn trở về đất nước lòng mình vẫn luôn nghĩ Căm Pu Chia với biểu tượng mới năm ngọn tháp dứt khoát sẽ hồi sinh...                                                                                      
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2011, 11:42:23 am gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #114 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 02:37:16 pm »

  Năm 1983 Binh Đoàn Cửu Long rút về nước suốt dọc đường U Đông về Nam Giang dân hai bên đường ăn mặc đẹp đổ ra đón chào tiễn đưa rất đông,mang cả nước cho uống để lính đỡ khát,mía cây,bánh tét khiêng cả sọt ,chuối chín cả buồng,có ông hăng máu chắc trước là Pốt trèo lên cây dừa trước cửa nhà mình ,cầm dao quắm phang mấy buồng dừa liền ,quả rơi xuống rời ra lăn tung túe ,người già em nhỏ và các cô gái mặt rạng rỡ nhặt dừa cười tươi trao cho lính mình ở trên xe ,còn  nói, Việt Nam Căm Pu Chia sa ma ky tình quân dân chan hòa và đầm ấm.Thanh (ụ mối) o cun không kịp, nhất là dịp các mẹ và các cô gái trao quà, một bức tranh rất vui sướng cảm động lòng người. Ai cũng cay cay mắt nhưng vẫn cố nghĩ mông lung để kìm nén những giọt lệ sung sướng của mình ,tiệc lâu cũng tàn,rồi cũng phải chia tay ai cũng cố bắt tay cho được thật nhiều với lính mình .Khi đoàn xe tiến vào Nam Giang đi qua đài Độc Lập ra cầu Sài Gòn trở về đất nước lòng mình vẫn luôn nghĩ Căm Pu Chia với biểu tượng mới năm ngọn tháp dứt khoát sẽ hồi sinh...                                                                                     

Bác Minhsinh1960 sang k khi trở về cờ dong trống mở,hoành tráng thế ! vậy thì can cớ gì khi anh em rủ bác về thăm chia chuôn đất chùa tháp bác lại cứ lắc đầu nguầy nguậy thế ! còn nói thác rằng vì bác sợ mấy thằng lính pot ở Nam chóp nó nhớ mặt trả thù ,vì hồi ấy bác với chúng vừa chửi nhau vừa đấu súng ,bác AK còn nó AT ! hôm nay em mới hiểu ! thì ra là không phải bác sợ mấy thằng pot ở nam chóp (thế mà có lúc em tin sái cổ ),mà là bác sợ chia chuôn ở Phnongpenh chỗ gần sân bay pochentong,hậu cứ của trung đoàn 209 nhớ mặt ra bắt đền,thì ra khi bác BY và c2 đang đánh nhau ác liệt ở khu ngã 4 đường tầu ,rồi sườn trái núi Novia thì bác ở đây gây "ân oán" với Dân ,nhất là các côn s rây,mế mai !
 Hiểu rồi ! cũng thông cảm cho bác vì cũng không phải chỉ có mỗi 1 mình bác vi phạm kỷ luật dân vận thế đâu ,nhưng chỉ có bác với lão "Thầy cãi" là nặng quá không dám quay lại thăm chốn xưa thôi  Grin
 À mà cũng 32 năm rồi còn gì nữa ,bác cứ mạnh dạn ,liều 1 chuyến đi ,rủ theo cả lão thầy cãi nữa, chặc !!! sai ở đâu ta sửa tới đó việc gì mà sợ ,chớ để mai này hai nước thông thương thuận tiện hơn nữa,người ta tìm về tận nơi bắt đền thì lúc đó xôi chè bánh kẹo có khi hỏng cả Grin
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2011, 02:57:11 pm gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #115 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 12:14:40 pm »

(Chuyện bắn bồi là bình thường, vì khi xung phong thì lính máu lắm. Kể cả việc nhét M79... bên tôi cũng có. Theo nhận xét chủ quan tôi có thể nói lính ở vùng miền nào phá phách nhất. Nhưng biết mà không nói hay hơn nói nhiều!

Cá nhân tôi chưa từng làm việc ác như thế nên về già mình được thong dong. Tôi ngoài 50 tuổi rồi, luật nhân quả hiện ra trước mắt tôi nhiều lắm: "Ngày xưa trả báo thì chầy, ngày nay trả báo một giây nhãn tiền". Ngồi bàn nhậu tôi vẫn bàn qua tán lại với anh em điều này. Nhưng trên giấy trắng mực đen thì chả ai dại gì viết dễ ăn đá )
***(*)88
    Nghe bác H3 Hùng nói tự nhiên em thấy giật mình,thật sự thì tới bây giờ em cũng vẫn còn phải “cày” chứ chưa được “thong dong”,công việc đã căng thẳng mà thỉnh thoảng lại còn phải “chiến đấu” (đúng nghĩa) nữa chứ,riết rồi đi làm phải đem theo một cái áo khác để hôm nào lỡ có đụng chuyện phải “bụp” mấy thằng “lóc chóc” thì tối về thay ra (nếu ra cửa mà mặc áo bảo vệ thì sẽ mệt mỏi với đám quân của tụi nó kéo tới)! Hồi xưa thì khác,tụi em cứ đinh ninh đi lính là phải có nhiệm vụ tiêu diệt địch,dĩ nhiên là phải tìm mọi cách để diệt nó nếu không muốn nó diệt mình.Tụi em phục mà quất được nó rồi thì cũng chẳng chôn cất gì ráo,cứ để nằm tênh hênh như vậy rồi tối ra phục tiếp,gặp trời nắng thì tới đêm thứ hai là đã “Đêm đêm ngửi mùi hương…”rồi mà mấy thằng vẫn phải nằm dưới gió chịu trận,nhưng sau này tụi nó cũng khôn lắm nên không thèm ghé lại “thăm” đồng đội mà toàn xúi dân ra xin phép chôn cất đàng hoàng,có lần tụi em quất được một thằng “lục thum” (tụi em đoán vậy vì quân tư trang nó xịn lắm,có cả cái võng mùng nữa) vậy mà rình suốt năm hôm không được sơ múi gì,giờ nghĩ lại mới thấy cách đối xử hồi đó của mình thật là thất đức! Hu hu!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #116 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 01:44:56 pm »

Vậy là Hùm Xám chẳng ác lắm đâu. Ác là phanh thây xác chết. Đốt phá nhà cửa. Tước đoạt của cải thường dân vô tôi .v.v... Còn việc bắn giết kẻ thù để nó phơi thây ngoài trận địa là chuyện bình thường. Đơn vị tác chiến nào mà chẳng vậy. Có khi đó cũng là một cách thị uy cho thằng Pốt biết mặt bọn "duôn" chúng tao chẳng vừa đâu. Vô độc bất trượng phu Undecided
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #117 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2011, 03:22:46 pm »

... vậy mà rình suốt năm hôm không được sơ múi gì,giờ nghĩ lại mới thấy cách đối xử hồi đó của mình thật là thất đức! Hu hu!


 Chú em 86humxamthaylong không cần phải tự trách mình "vật vã" quá như vậy. Grin

 Thủ đoạn chiến trường là lẽ đương nhiên, người lính phải tự giằng giật lấy cuộc sống và chiến thắng bằng mọi cách, "thủ đoạn" ấy thì lớp lính đàn anh của BY cũng đã xài từ đời tám hoánh rồi chúng ta chỉ là những người học mót và áp dụng thôi, không ai lên án "tiểu xảo" ấy cả. Việc làm chính nghĩa vì quyền lợi của nhiều người thì chúng ta cũng cứ gối cao đầu mà ngủ cho ngon giấc, ngay chuyện "bắn bồi" cho đối phương chết hẳn cũng là cách bảo vệ mình, tôi chưa tin đối phương đã thật sự là cái xác "vô hại" nên tôi bắn bồi, thế thôi, chẳng có lý do gì để ai đó lên án, lương tâm cũng chẳng có điều gì phải cắn dứt vì kẻ địch cũng sẵn sàng làm đối với chúng ta nhiều hơn thế nữa. Bản năng sinh tồn cả, nơi khắc nghiệt thì con người cũng cần hành sử khắc nghiệt để tự bảo vệ mình và đồng đội của mình.

... về cứ gặp ngay Tuấn( tréc)ở lại canh cứ .Tối đó hỏi thăm anh em và tình hình tình hình đơn vị ,Tuấn nói trước ở một nhà rất thoải mái sau tiền phương căng thẳng quá xe mình tiếp tế lên còn bị địch phục kích,anh em đi hết mỗi C chỉ một  người ở lại trông cứ buồn và lạnh gáo lên gom cả tiểu đoàn vào một nhà cho tiện canh gác.Sáng hôm sau anh chỉ huy bộ phận phía sau nói đường tới tiền phương chưa thông xe không đi được,trung đoàn giao nhiệm vụ mỗi tiểu đoàn chỉ để một đồng chí ở nhà trông cứ, kể cả anh em mới đi viện về tất cả tập trung ở trung đoàn, nhiệm vụ trung đoàn giao rất đơn giản ,gần chục anh em D7 đến các ngôi biệt thự xem xét lấy tất cả máy phát điện và các phuy xăng gom về trước cửa trung đoàn, biệt thự nào cũng có máy phát điện to nhỏ đủ cả, xăng thì có nhà nửa phuy có nhà đến ba bốn phuy đầy như cái nhà có cái cây khế ngọt leo lên lầu một của nó tường ngăn xếp bằng gạch kính rất sang trọng, công việc nhàn nhất là gom xe hon đa 67 loại 90 phân khối về xếp một chỗ đến bảy tám chục cái ...                                                                                   

 Không phải là thằng Tuấn Tréc mà là thằng Tuấn Hải Hưng lính 1977 mới là thằng ở lại trông nom cứ của C2 khi ở Puchentong, nó nguyên là thằng anh nuôi khi ở Nam Chóp, nó đồng hương với ông Tập CTV C2 nên ông Tập lặng lẽ điều nó ngược trở về trông cứ ba lô và điều tôi lên tuyến trên, ông Tập cũng làm 1 ba lô đầy, chẳng biết ông ấy nhét cái của nợ gì vào ba lô mà đầy thế. Vì không tin anh em khác ở lại trông nom bảo đảm cho số tài sản trong ba lô được nguyên vẹn nên thằng Tuấn được điều ngược từ tuyến trước về, ông Hồng C trưởng không biết việc này đến khi tôi lên tuyến trên mới ngã ngửa ra chuyện thay người trông cứ ba lô, ông nào cũng gọi riêng ra hỏi: Ba lô của tao thế nào? Sau này về cứ Novea ba lô tuyến sau lên thì chẳng ai còn gì nữa, thằng nào cũng kêu mất đồ hỏi thì thằng Tuấn bảo: Cấp trên kiểm tra cứ ba lô của lính khi vắng mặt thu hết lại rồi. Có người trông cứ ba lô cũng bằng thừa, kết thúc thì cũng ai còn gì đâu mà trông làm gì, chẳng qua là ông Tập CTV C2 muốn cho thằng Tuấn anh nuôi "né hạ" không phải tham gia chiến đấu ở thời điểm ngã tư đường tàu và trận cánh trái Novea thôi, ông này "cục bộ" lính Hải Hưng nhất, chiến đấu thì tìm cách né cho lính Hải Hưng có xuất đi học gì đó thì lính Hải Hưng ưu tiên số 1, thừa mứa ra mới đến lượt lính có quê ở tỉnh khác.

 Thằng Tuấn Hải Hưng lính 1977 sau đó đi học SQ còn thằng Tuấn Tréc là lính Nghệ Tĩnh cuối 1978 xạ thủ B41 của C2, đừng nhầm 2 thằng này vì thằng Tuấn Hải Hưng cũng lùn nhưng không đến mức Tréc như thằng Tuấn Nghệ Tĩnh. Trận đánh lấy tử sỹ C21 ở ngã tư đường tàu thằng Tuấn Tréc đánh hay và dũng cảm lắm, nó là người bắn cháy lũy tre gai trước mặt mở ra cách đánh để lấy được xác tử sỹ về đấy.

 À! Thì ra trong lúc chúng tôi đánh nhau 1 sống 2 chết với địch ở ngã tư đường tàu, núi Novea thì ông MS1960 lại đi vơ vét tiếp tay cho một số kẻ lợi dụng lúc lộn xộn trên chiến trường. Có phải khi đó mặt hàng xe Honda 90cc và máy phát điện ở SG đang được giá không? May là ông còn đi lấy xăng phục vụ vận chuyển quân và hàng hóa cho đơn vị chiến đấu, nếu không có vụ lấy xăng thì chắc dễ tù lắm. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #118 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 10:59:14 pm »

Vậy là Hùm Xám chẳng ác lắm đâu. Ác là phanh thây xác chết. Đốt phá nhà cửa. Tước đoạt của cải thường dân vô tôi .v.v... Còn việc bắn giết kẻ thù để nó phơi thây ngoài trận địa là chuyện bình thường. Đơn vị tác chiến nào mà chẳng vậy. Có khi đó cũng là một cách thị uy cho thằng Pốt biết mặt bọn "duôn" chúng tao chẳng vừa đâu. Vô độc bất trượng phu Undecided
   ***(*)88
     Hu hu,công nhận bác H3 Hùng đi guốc trong bụng mấy thằng đàn em,những điều ác mà bác liệt kê ra tụi em đều trải qua hết rồi,chính xác như ý bác còn lấp lửng chưa nói,dân Sài Gòn là quậy nhất (chưa kể là dân quận Tư quậy nhất Sài Gòn),nhưng cũng có phần an ủi là tụi em đã từng góp một phần nhỏ vào sự thành công trong công cuộc đập tan chế độ diệt chủng,giúp hồi sinh cả một dân tộc! Em nhớ nhất là có một đêm đi phục cái phum nằm trong sổ bìa đen,nằm tới gần sáng lạnh quá,ba đứa quyết định tìm cách bù lỗ,em bị bắt mò vô phum tìm chất tươi,quanh đi quẩn lại em gặp một con trâu,ác nổi là nó có đeo lục lạc,gặp người lạ nắm dây vàm là nó cứ lắc đầu liên tục làm cái lục lạc khua loạn xạ,bí thế em liền khum xuống bốc đại một nhúm đất nhằm triệt tiêu cái đài phát thanh của nó (phải kiên trì tháo dây vì dân nó rất tinh ý),em bốc nhầm ngay đống “ngưu trung hoàng” nhưng cũng hên là nhờ nó nhão nhẹt nên nhét vào cái lục lạc là không gian tự nhiên im ru,trả lại sự im lặng như ban đầu! Hì hì!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #119 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2011, 11:36:26 pm »

Vậy là Hùm Xám chẳng ác lắm đâu. Ác là phanh thây xác chết. Đốt phá nhà cửa. Tước đoạt của cải thường dân vô tôi .v.v... Còn việc bắn giết kẻ thù để nó phơi thây ngoài trận địa là chuyện bình thường. Đơn vị tác chiến nào mà chẳng vậy. Có khi đó cũng là một cách thị uy cho thằng Pốt biết mặt bọn "duôn" chúng tao chẳng vừa đâu. Vô độc bất trượng phu Undecided
   ***(*)88
     Hu hu,công nhận bác H3 Hùng đi guốc trong bụng mấy thằng đàn em,những điều ác mà bác liệt kê ra tụi em đều trải qua hết rồi,chính xác như ý bác còn lấp lửng chưa nói,dân Sài Gòn là quậy nhất (chưa kể là dân quận Tư quậy nhất Sài Gòn),nhưng cũng có phần an ủi là tụi em đã từng góp một phần nhỏ vào sự thành công trong công cuộc đập tan chế độ diệt chủng,giúp hồi sinh cả một dân tộc!

BH thì thấy lính mình ở K như vậy cũng là hiền với pốt rồi, như anh BY nói chiến tranh những chuyện như " bắn bồi " hay những tiểu xảo khác không thể gọi là ác được vì mày không chết thì tao chết, nếu nghĩ lại những tội ác nó gây ra với dân mình, lính mình thì chẳng thể so sánh được . Nên chuyện bức xúc xảy ra trong một bộ phận chiến sĩ là khó tránh khỏi .


Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM