Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:28:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những Người Cộng Sản  (Đọc 28509 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 09:55:11 am »

Giữa năm 1927, sau khi sang Trung Quốc dự lớp huấn luyện trở về, đồng chí được Kỳ bộ Bắc Kỳ chỉ định vào tỉnh bộ Bắc Ninh. Chỉ sau một thời gian ngắn, đồng chí Ngô Gia Tự đã cùng các đồng chí khác trong tỉnh bộ gây được cơ sở ở nhiều huyện trong tỉnh Bắc Ninh, nhất là ở vùng Từ Sơn và Thuận Thành. Đặc biệt là các đồng chí đã xây dựng được chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội trong trại lính Bắc Ninh. Chi bộ này có bảy hội viên, về sau đều là đảng viên cộng sản. Khám phá ra vụ này, tên chánh án Bắc Ninh rất hoảng sợ. Nó buộc tội vắng mặt đồng chí Ngô Gia Tự.

Ngoài việc tích cực hoạt động hoạt động trong nông dân và binh lính. Đồng chí làm bản thống kê các vụ bãi công ở các nhà máy, ghi chép số lượng công nhân tham gia, tổng kết những thành công hay thất bại để rút kinh nghiệm, lãnh đạo phong trào.

Đầu năm 1928, đồng chí Tự lên kỳ bộ Bắc Kỳ hoạt động cùng với các đồng chí Trịnh Đình Cửu,v.v… Lúc đó, ở ngoài địa phương có một số đồng chí đi « vô sản hóa », nên đầy được phong trào quần chúng lên cao.

Rút kinh nghiệm ấy, từ ngày 28 đến ngày 29 tháng 9 năm 1928, kỳ bộ Bắc Kỳ họp hội nghị ở một địa điếm gần chợ Hôm – Hà Nội. Hội nghị làm việc được một ngày thì bị lộ nên phải chuyển về họp ở nhà đồng chí Ngô Gia Tự tại làng Tam Sơn ( nay là xã Liên Sơn ). Hội nghị đã kiểm điểm công tác của kỳ bộ và đề ra chủ trương « vô sản hóa ».

Các đồng chí Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh cho rằng, việc xây dựng cơ sở thanh niên khá mạnh mẽ trong các tỉnh thành ở miền Bắc. Tuy vậy các xí nghiệp hầm mỏ, số công nhân tham gia còn ít. Các đồng chí đề nghị đẩy mạnh công tác thâm nhập trong quần chúng công nhân nhiều hơn nữa và nên xem đó là chủ trương của kỳ bộ. Do đó, hội nghị quyết định : «  Trong công tác phát triển cơ sở cách mạng phải lấy công nông làm gốc, phải tăng cường công tác vận động quần chúng công nông, phải đưa cán bộ đi « vô sản hóa », vào làm công nhân tại các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền là những nơi yết hầu kinh tế của thực dân Pháp, phải có biện pháp thích hợp để tuyên truyền giáo dục quần chúng, xây dựng tổ chức cách mạng trong công nhân".

Thực hiện chủ trương đi « vô sản hóa », đồng chí Ngô Gia Tự làm công nhân khuân vác ở bến cảng Sài Gòn. Đồng chí đã đầm mưa giãi nắng đẩy xe than, xi măng, bốc vác hang hóa vất vả ở các bến tàu. Thái độ vui vẻ và tác phong gần gũi cùa đồng chí đã được anh chị em vô cùng quý mến. Qua dó đồng chí đã tuyên truyền giáo dục cách mạng, tổ chức lãnh đạo công nhân đấu tranh.

Nhận thấy phong trào quần chúng công nông ở nước đang cần một đảng cộng sản, đội tiên phong của giai cấp công nhân, thì phong trào mới phát triển vững chắc được, đồng chí Ngô Gia Tự cúng các đồng chí khác đứng ra triệu tập hội nghị chuẩn bị thành lập Đảng cộng sản. Do đó chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập vào tháng 3-1929 ở số nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ).

Chỉ trong một tháng sau, một số đồng chí  cộng sản đã phát triển đông hơn và phong trào đấu tranh ngày càng lên mạnh. Ngày 28-9-1929, cuộc bãi công của hơn hai trăm công nhân hãng A-vi-a ở Hà Nội nổ ra. Bọn chủ yết thị dọa công nhân nếu không đi làm thì bị đuổi. Chúng vận động riêng anh em công nhân Hoa kiều và cho xe ô-tô đến từng nhà bắt ép công nhân Việt Nam đi làm. Có người đã dao động. Đồng chí Ngô Gia Tự đến nói chuyện với an hem, nêu vấn đề đấu tranh giai cấp, giải thích rõ công nhân bị bóc lột cụ thể như thế nào và kêu gọi an hem đoàn kết lại để đấu tranh. Lúc tinh thần đấu tranh lên cao, anh em định ám sát một tên ký làm tay sai cho chủ; hắn len lỏi vào công nhân định hăm dọa và dụ dỗ anh em. Đồng chí Ngô Gia Tự uốn nắn kịp thời ý định lệch lạc ấy. Cuộc bãi công của công nhân A-vi-a kéo dài từ ngày 28-5-1929 đến 10-6-1929. Bọn chủ phải nhượng bộ, tăng lương cho anh em và buộc phải giải quyết một số những yêu cầu khác.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 10:00:19 am »

Trong buổi họp kết thúc cuộc bãi công ở phố hàng Bột, đồng chí Ngô Gia Tự đánh giá cao nguyên nhân thắng lợi cuộc đấu tranh này. Đồng chí nói: « Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức chặt chẽ do chị bộ cộng sản và tổ chức lãnh đạo, là kết quả của phong trào « vô sản hóa » đưa cán bộ thâm nhập vào công nhân, giáo dục và vận động quần chúng đấu tranh. Cuộc đấu tranh này là mở màn cho phong trào đấu tranh giai cấp công nhân ». 

Đầu tháng 5 năm 1929, Đại hội Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội họp ở Hương Cảng.  Đồng chí Ngô Gia Tự là một thanh niên trong đoàn đại biểu Bắc Kỳ đi dự đại hội. Trước khi vào đại hội, đoàn đại biểu Bắc kỳ đã họp trù với đồng chí Lê Hồng Sơn để bàn việc thành lập Đảng cộng sản. Vào Đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kỳ đưa ý kiến thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam, nhưng không được Đại hội tán thành. Đồng chí Ngô Gia Tự cùng với hai đại biểu khác bỏ Đại hội trở về nước tham gia việc xúc tiến thành lập Đảng, và vào ngày 17 tháng 6 năm 1930, Đông Dương cộng sản đã ra đời.

 Ban chấp hành trung ương lâm thời cử đồng chí Ngô Gia Tự vào Nam Kỳ hoạt động. Với tác phong cần cù, giản dị, đồng chí đã gây được nhiều cơ sở đảng trong các xí nghiệp, đồn điền.

Sau hội nghị hợp nhất thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ( sau đổi thành Đảng cộng sản Đông Dương ), đồng chí Ngô Gia Tự được bầu làm Bí thư chấp ủy lâm thời của đảng bộ cộng sản Việt Nam ở Nam Kỳ. Xứ ủy đã chọn nhà máy Ba Son, đồn điền Phú Riềng, xã Vĩnh Kim ( Mỹ Tho) làm cơ sở phát triển cách mạng. Đồng chí Ngô Gia Tự đã thay mặt xứ ủy đến công nhận chi bộ đầu tiên được thành lập ở xã Vĩnh Kim. Tại buổi lễ thành lập, đồng chí Tự nhắc nhở mọi người bằng bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ Đảng. Đồng chí nói : « Người đảng viên phải bảo vệ Đảng. Ta vì Đảng, vì cách mạng mà hy sinh, đừng vì ta mà cách mạng hy sinh ».

Đồng chí thường đi xuống các cơ sở mở những lớp huấn luyện ngắn ngày, để hướng dẩn cho đảng viên nắm được nguyên tắc xây dựng Đảng, xây dựng cơ sở cách mạng.

Công việc đang tiến hành thì năm 1930, đồng chí Ngô Gia Tự bị bắt. Tên chánh mật thám Đông Dương ở Hà Nội hí hửng vào ngay Sài Gòn. Hết tra tấn tàn nhẫn lại dụ dỗ ngọt ngào. Đồng chí bị đánh chết đi sống lại nhiều lần. Tên chánh mật thám hỏi đồng chí Ngô Gia Tự:

-Ông là người trí thức, tại sao ông lại theo cộng sản?

Đồng chí Tự nhìn thẳng vào mặt nó, sẵng giọng trả lời:

-Ai cấm trí thức không nhận rõ được chủ nghia cộng sản là tốt?

-Thế thì ông đã nhận ông là cộng sản phải không?
Tên chánh mật thám mừng rở tưởng đồng chí Tự đã mắc mưu.

Nhanh trí đồng chí Tự quật lại ngay:

-Tôi đã nói rõ với ông là tôi yêu chủ nghĩa cộng sản cũng như những người trí thức bên nước ông đã yêu chủ nghĩa cộng sản.

Tên mật thám cứng họng, quát bọn lính lôi đồng chí ra tra tấn. Sau mỗi lần bị tra tấn, hễ tỉnh lại đồng chí lại nhắn nhủ anh em : « Chúng mình phải chịu đựng, phải hy sinh tất cả cho Đảng, sinh mệnh của Đảng hơn sinh mệnh của mình ».
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 10:02:46 am »

Trước thái độ bất khuất của đồng chí Tự, chúng đành chịu không khai thác được gì và đưa đồng chí vào giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Chúng nhốt đồng chí lẫn với đám từ thường « anh chị », hung hãn nhất, mưu mượn tay số này hãm hại đồng chí. Trong hoàn cảnh đó, đồng chí Ngô Gia Tự cố gắng gần gũi thuyết phục họ, nhen nhóm lên cho họ ngọn lữa căm thù đế quốc. Chỉ ít lâu sau, số đông người trong đám tù « anh chị » ấy đều kính phục đồng chí. Những cảnh tranh giành nhau hơn thua, đánh đập nhau bớt dần, nhường chỗ cho những cuộc bàn bạc, đồng tâm chống lại chế độ hà khắc của nhà tù. Bị giam ở khám nào, đồng chí Tự cũng đem hết nhiệt tình giác ngộ quần chúng ở khám đó. Bọn mật thám sợ, không dám để đồng chí ở đâu lâu cả.

Ngày 2 tháng 5 năm 1933, sau hơn hai năm bị giam cầm ở nhiều nơi, thực dân Pháp đưa đồng chí Ngô Gia Tự ra phiên tòa « đại hình đặc biệt » xử cùng với 120 chiến sĩ cộng sản. Trước khi ra tòa, các đổng chí phân công nhau chuẩn bị trả lời chống lại luận điệu vu khống của chúng. Bọn quan tòa buột tội các chiến sĩ cộng sản là làm loạn. Đồng chí Ngô Gia Tự đứng phắt lên, và cải lại :

-Không đúng, đế quốc Pháp cưỡng bức nước Việt Nam chúng tôi, áp bức bóc lột nhân dân chúng tôi hết sức tàn bạo. Chính cái đó đã thúc đẩy chúng tôi đứng lên làm cộng sản, đánh đuổi đế quốc, đem lại tự do, độc lập cho Tổ quốc chúng tôi.

Bọn quan tòa cuống quýt rung chuông cắt đứt không cho đồng chí Tự nói. Đồng chí lại thét lên : « Các ông vu khống cho Đảng chúng tôi. Phải để chúng tôi bào chữa cho Đảng chúng tôi đã. Riêng phần tôi, tôi sẽ trả lời sau ».

Hôm ấy, đồng chí Ngô Gia Tự cùng các đồng chí Phạm Hùng, Lê Văn Lương và nhiều đồng chí khác đã lần lượt thay nhau, mỗi người nói một vài câu đanh thép, sắc gọn vạch trần tội ác áp bức, bốc lột dã man của đế quốc Pháp. Tên quan tòa tuyên án xong, tiếng đồng chí Ngô Gia Tự hòa cùng tiếng cá đồng chí khác, nhiều lần thét lên vang dội : « Đả đảo đế quốc Pháp ! Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm ! ».

Bị đầy ra Côn Đảo, đồng chí Ngô Gia Tự thường khuyên anh em : « Phải biến nhà tù thành trường học, không được bỏ phí thời giờ. Bất kỳ đâu chúng ta cũng có thể hoạt động cho chủ nghĩa cộng sản được ».
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 10:05:15 am »

Nhà tù Côn Đảo thật là một địa ngục trần gian khủng khiếp. Người tù bị đưa ra đó hàng ngàn nhưng sống sót mà về được ít lắm. Đồng chí Ngô Gia Tự được cử vào Ban chi ủy của chi bộ Đảng cộng sản trong nhà tù Côn Đảo. Đồng chí thường nói « Không thể ngồi khoanh tay đợi chết được, không thể để cho quân thù muốn làm gì thì làm, muốn giết ai thì giết. Phải đấu tranh mà giành lấy quyền sống còn ». Đồng chí cùng anh em đấu tranh đòi mở cửa ngoài để thêm chút không khí và ánh sáng cho dễ thở, đấu tranh đòi ngọn đèn lù mù vào ban đêm để có thể học tập được. Làm khổ sai vất vả lắm, nhưng anh em cũng bảo nhau phải tuyệt thực nhiều ngày mới được cùng nhau đi làm cho cứng tay cứng chân, vất vả ở ngoài trời còn hơn nằm không mà mòn mỏi trong hầm cấm cố ẩm ướt, tức thở … Đồng chí nói : « Chúng nó đẩy mình ra đây là để cho mình chết. Mình sống được là đã thắng địch. Đấu tranh chẳng phải dễ dàng gì đâu ! Mỗi lần đấu tranh là một lần đổ máu. Nhưng mặc ! Không chịu bó gối đầu hàng ». Thật vậy, trong các cuộc đấu tranh, đồng chí Ngô Gia Tự đã nói là làm, đi đầu, đứng trước anh em.

Địch sợ tù chính trị nhất ở chổ đồng tâm ăn cùng ăn, nhịn cùng nhịn ; đã không chịu làm là không chịu làm dù bị đánh đập đến đâu. Anh em bảo nhau lãn công chỉ gánh nữa sọt thôi, thì tất cả chỉ gánh nữa sọt. Ngoài việc cùng các đồng chí khác lãnh đạo anh em đấu tranh chống chế độ tàn nhẫn của nhà tù, đồng chí Ngô Gia Tự còn tổ chức cho anh em học tập chính trị và văn hóa không biết mỏi mệt.

Lúc làm công việc khổ sai, đồng chí Ngô Gia Tự bao giờ cũng giành lấy những việc nặng nhọc và nguy hiểm nhất. Chở củi từ trên núi cao xuống, xe nặng, đường dốc, chỉ sơ ý một chút thì nguy hiểm chết người, đồng chí Ngô Gia Tự lấy cầm càng xe, nói với anh em : « Mình bị hai cái án chung thân, nhỡ có chết ở đây cũng đành. Các cậu còn hy vọng có ngày trở về, các cậu cần sống để làm việc cho Đảng ».

Vào một đêm cuối tháng giêng năm 1935, chi bộ nhà tù tổ chức cho đồng chí Ngô Gia Tự cùng một số đồng chí nữa vượt Côn Đảo, về làm việc cho cách mạng, cho Đảng, khôi phục lại phong trào. Nhưng, các đồng chí của chúng ta đã mất tích giữa biển cả !

Hai mươi lăm tuổi đời, tuổi thanh xuân rực rỡ nhất, Ngô Gia Tự là một trong những đồng chí đầu tiên gia nhập Đảng cộng sản, đã góp phần viết nên những tranh sử chói ngời muôn đời không tắt.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2012, 09:14:04 pm »

ĐỒNG CHÍ LÊ HỒNG PHONG


Đồng chí Lê Hồng Phong tên thật là Lê Duy Doãn, sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân tại thôn Đông Thông, làng Thông Lạng (nay là hợp tác xã Hồng Phong, xã Hưng Thông , huyện Hưng Nguyên, Nghệ An. Ông cụ thân sinh ra đồng chí là một nhà nho nghèo, thi không đỗ, về nhà lao động sinh sống. Bà cụ làm ruộng, quanh năm tần tảo mới đủ nuôi năm người con. Từ thuở nhỏ, Lê Hồng Phong đã nghe mẹ ru những lời đau xót :

« Cây đa ba nhánh chín cồi
Ai về Thông Lạng cây còi lúa ngô ».


Cảnh nhà tuy nghèo túng nhưng gia đình vẫn cho Lê Hồng Phong đi học. Vốn có tư chất thông minh, đồng chí học giỏi, sách vở của đồng chí bao giờ cũng sạch sẽ, chữ viết rất chân phương.

Trong lớp học, đồng chí luôn là một người tốt, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ bạn. Đồng chí thẳng thắn chỉ ra những cái sai về tính nết và trong bài vở của bạn, chẳng bao giờ sợ bạn phật lòng.

Thi đỗ bằng sơ học, vì nhà nghèo, đồng chí Lê Hồng Phong phải tìm việc để sinh sống. Đầu tiên, đồng chí ra Vinh làm thư ký cho một hiệu buôn của người Hoa kiều. Sau đó ít lâu, đồng chí được Phạm Hồng Thái lúc bấy giờ làm công nhân ở nhà máy Diêm giới thiệu vào học nghề thợ máy. Từ đó, đồng chí trở thành một công nhân.

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) kết thúc, nước Pháp là một nước thằng trận nhưng vì sự tàn phá của chiến tranh nên nền kinh tế Pháp bị kiệt quệ. Để bù vào sự suy sụp của nền kinh tế ấy, một mặt thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân chính quốc, mặt khác ra sức bóc lột nhân dân thuộc địa. Giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam vốn khổ cực nay lại càng khổ cực thêm. Thời đó ở Vinh đã có một số nhà máy như nhà máy Diêm, nhà máy Tràng Thi. Anh chị em công nhân làm việc rất vất vả mà tiên lương lại rất ít, không đủ sống. Lương thợ giỏi, mỗi tháng có chín đồng. Trong khí đó, bon cai ký lại ra sức bóp nặn. Có tên cai ở nhà máy Tràng Thi chỉ trong hai năm (1924-1925 ) đã ăn bớt của thợ tới 2.000 đồng. Tình cảnh ấy làm cho Lê Hồng Phong sớm giác ngộ cách mạng. Đồng chí cùng với Phạm Hồng Thái và anh em khác ra sức tuyên truyền, giác ngộ công nhân trong các nhà máy, tổ chức đấu tranh dưới hình thức yêu sách để bảo đảm quyền lợi tối thiểu.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #15 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2012, 09:18:50 pm »

Tháng 1-1924, Lê Hồng Phong cùng Phạm Hồng Thái rời nhà máy, rời quê hương để tìm con đường cứu nước. Lúc đầu hai người sang Thái Lan. Sau một thời gian ngắn, hai người được tổ chức cách mạng đưa sang Quảng Châu ( Trung Quốc ) công tác.

Quảng Châu là một thành phố ở miền Nam Trung Quốc. Nơi đây, phong trào cách mạng của công nhân phát triển mạnh. Năm 1927, ở Quảng Châu nổ ra nhiều cuộc đấu tranh lớn của công nhân và đã thành lập được công xã cách mạng. Nhiều nhà cách mạng Việt Nam đã từng đến đây hoạt động xây dựng cơ sở và bắt liên lạc với cơ sở cách mạng trong nước.

Đến Quảng Châu vượt qua những mạng lưới dày đặc của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp, hai người lặn lội tìm mối liên lạc với các đồng chí Việt Nam.

Tháng 4-1924, Lê Hồng Phong và Phạm Hồng Thái kết nạp vào tổ chức Tâm Tâm xã. Tổ chức này do Hồ Hùng Mậu, Lê Hồng Sơn và một số đồng chí khác lập ra từ năm 1923, nhằm tập hợp những người Việt Nam yêu nước, mưu đánh Pháp, giành độc lập dân tộc.

Ngày 19-6-1924, Phạm Hồng Thái được Tâm Tâm xã cử đi giết tên toàn quyền Méc-lanh. Tuy không làm tan xác được tên thực dân cáo già ấy, nhưng tiếng bom Phạm Hồng Thái vang dội về trong nước, báo hiệu một thời kỳ mới mở ra, Phạm Hồng Thái hy sinh nhưng tinh thần nhà liệt sĩ cách mạng vẫn sống mãi với nhân dân Việt Nam. Tinh thần ấy đã khích lệ Lê Hồng Phong rất nhiều trên con đường chiến đấu đầy chông gai này.

Cuối năm 1924, Bác Hồ từ Liên Xô về tới Quảng Châu ( Trung Quốc ). Năm 1925, Bác Hồ lập ra Cộng sản Đoàn làm nòng cốt cho Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, thông qua đó mà lãnh đạo giáo dục bồi dưỡng lớp thanh niên yêu nước, chuẩn bị cho cơ sở thành lập một Đảng kiểu mới sau này, Đảng cộng sản Việt Nam. Lê Hồng Phong được Bác Hồ huấn luyện về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, truyền thụ kinh nghiệm hoạt động cách mạng, và trở thành một người học trò trung thành và xuất sắc của Bác Hồ.

Để đào tạo cán bộ quân sự cho cách mạng, Bác Hồ đã gửi đồng chí Lê Hồng Phong vào học tại trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc). Sau khi tốt nghiệp trường ấy, đồng chí lại được Bác Hồ giới thiệu sang học tại trường dạy lái máy bay Bô-ri-xô-lép-xơ của binh chủng không quân Liên Xô. Tại trường này, qua học tập, đồng chí tỏ ra là một người thông minh và có năng khiếu về quân sự. Đồng chí đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng về lý thuyết và đã hoàn thành mỹ mãn nhiều chuyến bay thực tế. Với tinh thần học để bảo vệ sự nghiệp sau này của nước mình, đồng chí Lê Hồng Phong đã hoàn thành khóa học của mình một cách xuất sắc và được các đồng chí lãnh đạo của trường hết sức khen ngợi. Đồng chí Lê Hồng Phong là một chiến sĩ không quân đầu tiên của Việt Nam và là người Việt Nam đầu tiên tham gia quân đội của Liên bang Xô viết.

Sau đó ít lâu, theo đề nghị của Bác Hồ, đồng chí được giới thiệu sang học tại trường đại học dành cho người cộng sản phương Đông, mang tên Sta-lin. Tại trưởng này, cùng với các đồng chí được Bác Hồ gửi sang học, đồng chí đã nghiên cứu các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tỏ ra là người có khả năng về lý luận cách mạng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #16 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:29:51 pm »

Những năm sau cao trào cách mạng 1930 – 1931 và Xô-viết Nghệ-Tĩnh, giặc Pháp định dìm cách mạng Việt Nam trong bể máu. Nhiều cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng bị bắt bớ, tù đày, chém giết. Nhiều cơ sở Đảng bị vỡ. Ban chấp hành Trung ương Đảng lần lượt bị sa vào lưới giặc. Nhận chỉ định của Quốc tế cộng sản, giữa năm 1932, đồng chí Lê Hồng Phong đã chấp nối liên lạc với trong nước, củng cố những cơ sở Đảng còn lại và tìm cách đẩy mạnh phong trào tiến lên.

Sau khi bắt được liên lạc với các đồng chí cộng sản Việt Nam hoạt động ở phía Nam Trung Quốc, đồng chí Lê Hồng Phong đã cùng với một số đồng chí khác tổ chức những cuộc kiểm tra tình hình một số đảng bộ trong nước và mở nhiều lớp huấn luyện để đào tạo cán bộ trong việc cùng cố và đẩy mạnh phong trao. Với sự tham tích cực của đồng chí, nhiều văn kiện quan trong của Đảng như : « Chương trình hành dộng của Đảng cộng sản Đông Dương », « Chương trình hành động của Đoàn thành niên cộng sản Đông Dương » và chương trình hành động của tồ chức quần chúng của Đảng ra đời đã phân tích cụ thể và sâu sắc tình hình thế giới, trong nước lúc bấy giờ, chỉ rõ con đường tất thắng của cách mạng Đông Dương và kêu gọi toàn Đảng, toàn dân đoàn kết chặt chẽ đấu tranh chống thực dân Pháp và bè lũ tay sai,

Đầu năm 1934, nhờ sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, ban lãnh đạo Đảng ở ngoài nước do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu đã chính thức thành lập. Thánh 6 năm 1934, ban ấy đã tổ chức một cuộc hội nghị với các cán bộ và đảng bộ ở trong nước để thảo luận tình hình và đề ra phương hướng khội phục và thống nhất các cơ sở Đảng, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Cũng trong thời gian này, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Hồng Phong, tờ báo Bôn-sê-vích được xuất bản, đã uốn nắn những khuynh hướng sai lầm trong Đảng, hướng dẫn phong trào đi lên theo đúng đường nối của Đảng ta và Quốc tế cộng sản. Nhờ sự hoạt động tích cực của đồng chí Lê Hồng Phong và các đồng chí khác, từ cuối năm 1932 trở đi, phong trào dần dần khôi phục. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra, trước hết là Nam Bộ. Công nhân nhà máy Téc-sta-lanh, đồn điền Dầu Tiếng… bãi công. Phong trào nông dân cũng bắt đầu lên. Năm 1932, nông dân Hà Tiên kéo về Sài Gòn dòi chính quyền cứu đói v.v…
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #17 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:32:38 pm »

Trong nhà tù, các đồng chí ta biến nhà tù thành trường học cách mạng, đấu tranh với đế quốc để đòi cải thiện đời sống; đồng thời kiên quyết đấu tranh về chính trị, tư tưởng với những tên cầm đầu của Việt Nam quốc dân đảng nhằm bảo vệ đường lối đúng đắn và uy tín của Đảng. Các đồng chí còn tổ chức ra chi bộ, liên hệ với các cơ sở Đảng ở bên ngoài, học tập lý luận, văn hóa, đào tạo cán bộ đề có dịp trở về hoạt động. Các cơ sở Cao Bằng, Lạng Sơn và ở nhiều nơi khác được củng cố và phát triển. Dần dần, như vết dầu loang, các cơ sở Đảng được chắp mối, hồi phục, mạng lưới của Đảng lại hoạt động đều khắp…

Phong trào dần dần mở rộng trong phạm vi cả nước, từ Nam đến Bắc bao gồm các tầng lớp nhân dân.

Giai đoạn đen tối của cách mạng đã qua, cách mạng Việt Nam đang biến chuyển sang giai đoạn mới. Cuối năm 1934, nhận được giấy triệu tập của Quốc tế cộng sản, ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài họp ở Thượng Hải (thuộc tô giới Anh) đã cử một đoàn đại biểu của Đảng, do đồng chí Lê Hồng Phong làm trưởng đoàn sang dự Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản. Đoàn gồm có ba đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai và Hoàng Văn Nọn.

Trong những ngày còn ở lại Thượng Hải, hai đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai yêu nhau, được Ban lãnh đạo của Đảng tổ chức lễ cưới. Trong buổi lễ, sau khi đồng chí thay mặt Đảng tuyên bố công nhận, hai đồng chí đã hứa sẽ yêu nhau suốt đời, và nếu cần hy sinh cả hạnh phúc của mình cho sự nghiệp của Đảng.

Sau một thời gian ở Thượng Hải, đoàn được tàu Liên Xô do Quốc tế cộng sản cử đến đưa về bến Hải Sâm Uy. Sau đó, đoàn được đưa về Mạc-tư-khoa và nghỉ lại ở trường đại học phương Đông. Ở đây, các đồng chí được gặp Bác Hồ, được Bác hỏi về tình hình và giúp đở học tập về lý luận và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng. Lúc này, đồng chí Lê Hồng Phong lấy tên là Hải An.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #18 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:38:52 pm »

Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế cộng sản khai mạc ở Mạc-tư-khoa. Trong Đại hội, đồng chí đại diện cho Đảng ta đọc bản tham luận : «Báo cáo chung về cách mạng Đông Dương ». Trong bản báo cáo đó, đồng chí đã nêu rõ : sự bóc lột thậm tệ của đế quốc Pháp và nhân dân Đông Dương đã đứng lên chống lại chúng. Nhưng lúc đầu, các cuộc đấu tranh đều bị thất bại. Chí đến lúc Đảng ra đời, phong trào mới có hướng đi đúng và phát triển mạnh. Bản tham luận nhấn mạnh : Đảng cộng sản Đông Dương là một đảng bất chấp mọi sự khủng bố tàn bạo của đế quốc Pháp, kiên quyết thực hiện cương lĩnh của Quốc tế cộng sản, thực hiện đường lối cách mạng tư sản dân quyền, đánh đổ đế quốc và phong kiến để giải phong dân tộc, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đã nhất trí công nhận Đảng ta là chi bộ chính thức của Quốc tế cộng sản và bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm ủy viên dự khuyết của Quốc tế cộng sản. Đây là một sự kiện lớn chứng tỏ Quốc tế cộng sản đã đánh giá cao phong trào cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo. Đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân ta trong cuộc đấu tránh giải phóng dân tộc.

Tháng 1-1936, đồng chí Lê Hồng Phong về Trung Quốc. Với danh nghĩa là Quốc tế cộng sản bên cạnh Đảng ta, đồng chí đã triệu tập hội nghị Trung ương ở Thượng Hải vào tháng 7-1936.

Lúc này, trên thế giới cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản càng thêm sâu sắc. Chủ nghĩa Phát-xít ra đời, một thảm họa tàn khốc trùm lên đầu nhân loại. Chủ nghĩa cộng sản nhận định rằng : kẻ thù nguy hiểm của nhân dân thế giới không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là bọn Phát-xít. Nhiệm vụ của giai cấp công nhân quốc tế là thống nhất hàng ngũ giai cấp minh và lập mặt trận rộng rãi với các giai cấp, các tầng lớp khác trong nhân dân để chống chủ nghĩa phát-xít và chiến tranh.

Đông Dương là thuộc địa của Pháp. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và các chính sách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp, các tầng lớp nhân dân đều cảm thấy ngột ngạt, mong muốn có một sự thay đổi nào đó để cuộc sống dễ chịu hơn. Căn cứ vào Nghị quyết của Đại hội lần thứ bảy của Quốc tế cộng sản, xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc đó, hội nghị Trung ương tháng 7-1936 quyết định không nên khẩu hiệu « đánh đổ đế quốc Pháp nói chung » mà là « đánh đổ bọn phản động thuộc địa », tạm gác khẩu hiệu « tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày », mà chủ trương « chia lại công điền », « chống phụ thu lạm bổ », và nêu khẩu hiệu « tự do, cơm áo, hòa bình ». Đồng thời, Đảng chủ trương lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi, sau đổi là Mặt trận dân chủ Đông Dương, bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị, các tôn giáo và các dân tộc ở Đông Dương, để cùng nhau đấu tranh đòi những quyền tự do, dân chủ và cải thiện dân sinh.

Hội nghị Trung ương tháng 7-1936 có ý nghĩa rất quan trọng, nó mở đầu cho một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ Mặt trận dân chủ. Từ đó, những chủ trương của hội nghị đã biến thành hành động cụ thể của phong trào quần chúng.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2012, 10:41:51 pm »

Cuối năm 1937, đồng chí Lê Hồng Phong về nước hoạt động ở Sài Gòn-Chợ Lớn, cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo phong trào trong cả nước. Lúc này, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cũng về nước, tham gia vào thành ủy Sài Gòn, tuy cùng ở Sài Gòn, nhưng vì tình hình rất khẩn trương, hai đồng chí đều lao vào công tác và rất ít gặp nhau. Ở Sài Gòn, đồng chí Lê Hồng Phong đóng giả một người Hoa Kiều. Có lúc, đồng chí làm giáo sư dạy học tại một trường trung học ở Chợ Lớn ; có lúc, đồng chí làm công cho một hiệu buôn với thẻ căn cước giả lấy tên là La Anh, quê ở Hồ Nam (Trung Quốc). Đồng chí sống rất giản dị, làm việc suốt ngày đêm, không bao giờ tỏ ra mệt mỏi.

Nhờ có chủ trương đúng đắn của Đảng, phong trào quần chúng lên mạnh. Mở đầu là phong trào dân chủ là cuộc vận động Đông Dương đại hội vào mùa thu năm 1936.

Lúc này, Đảng đã biết kết hợp hình thức đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp với đấu tranh không hợp pháp, đồng thời kết hợp đấu tranh của quần chúng với đấu tranh trên báo chí và nghị trường ; đấu tranh chống bọn tờ-rốt-kít khiêu khích và phá hoại.

Vào giữa năm 1938, trong lúc phong trào đang lên thì đồng chí Lê Hồng Phong bị bắt ở Chợ Lớn. Bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí vẫn kiên quyết nêu cao khí tiết của người cộng sản, tuyệt đối trung thành với Đảng. Vì không có chứng cớ gì để buộc tội, tòa án đế quốc kết án đồng chí 10 tháng tù về tội mang thẻ căn cước giả. Mùa thu năm 1939, hết hạn tù, bọn đế quốc chủ trương đưa đồng chí về quản thúc ở Thông Lạng, quê hương đồng chí. Ở đây, đồng chí vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng.

Ngày 29-9-1939, đồng chí lại bị địch bắt lần thứ hai. Lần này chúng giam đồng chí ở Khám Lớn Sài Gòn. Khám Lớn là một nhà lao của bọn đế quốc Pháp được xây dựng ở đường La Gờ-răng-đi-e-rơ (La Grandière) Sài Gòn. Khám này lớn hơn nhà tù Hỏa Lò Hà Nội. Những tên gian ác nhất ở Nam Kỳ đều có mặt tại đây. Người tù vừa được đưa đến đây đã bị đánh phủ đầu. Có người bị đánh chết ngay.

Sau cuộc nghĩa Nam Kỳ, bọn thực dân Pháp muốn nhân cơ hội này để giết đồng chí Lê Hồng Phong và một số đồng chí lãnh đạo khác. Bọn chúng biết đồng chí Lê Hồng Phong và đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là vợ chồng, nên chúng đưa đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai (lúc này cũng bị bắt) đến để hai người nhận nhau, qua đó có cớ để kết án tử hình đồng chí Lê Hồng Phong. Biết rõ âm mưu nham hiểm của kẻ thù, hai đồng chí đã kịp thời đối phó. Hai vợ chồng lâu ngày không được gặp nhau nên rất nhớ nhau. Lê Hồng Phong thấy thương yêu vợ vô bờ. Đồng chí biết vợ đã phải chịu bao nhiêu khổ cực để vừa giữ gìn hòn máu của mình vừa lúc mang thai, vừa tích cực hoạt động cách mạng. Nhưng không thể sa vào bẫy quân thù. Để bảo vệ cách mạng, hai đồng chí đã nén tình cảm sâu nặng, không nhân nhau. Không có chứng cớ gì để buộc Lê Hồng Phong dính vào cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, chúng đành phải kết án đồng chí năm năm tù và đày ra Côn Đảo. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai cùng một số đồng chí khác sau một thời gian ở tù bị chúng xử bắn ở Bà Điểm, Gò Vấp (Gia Định). Đồng chí Lê Hồng Phong nghe tin vợ chết, vô cùng đau xót, vì đã mất một người vợ chung thủy, một người bạn chiến đấu kiên cường, nhưng không hề để tinh thần của người cộng sản bị lay chuyển.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM